PDA

View Full Version : HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG CỰU HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC CÁI SẮN 2010



nguyễn văn xuân
05-12-2010, 09:37 AM
HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG CỰU HỌC SINH
TRƯỜNG TRUNG HỌC CÁI SẮN (1958-1975)
TẠI TP HỒ CHÍ MINH NGÀY 03-12-2010
MỪNG QUAN THẦY CHA HIỆU TRƯỞNG
PHANXICO XAVIE NGUYỄN THƯỢNG UYỂN


http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8575-1.jpg


Mùng ba tháng mười hai chưa
Cùng nhau hò hẹn ta đưa nhau về


http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8581copy-1-1.jpg

Cha Hiệu trưởng


-)o@o(--

Chỉ có tình
YÊU THƯƠNG

BÁC ÁI
Là hành trang gieo rắc mãi muôn nơi
Là tin yêu bừng rực sáng cao vời
Là chân lý cho con người hạnh phúc




THẮP SÁNG TÌNH ĐỒNG MÔN


Hãy thắp lên
trong trái tim
tình đồng môn
yêu thương bác ái,
niềm tin yêu hy vọng.
Đem hạnh phúc đến cho
đời, cho người và cho nhau.

Nguyễn Văn Xuân


TÌNH YÊU THẮP SÁNG
Sáng tác: Nguyễn Văn Xuân
Ca sỹ: Thụy Nhiên


https://thanhcavietnam.info/nguyenvanxuan/NHU%20GIOT%20NANG%20HONG/9-TinhYeuThapSang_ThuyNhien.mp3



NHỮNG HÌNH ẢNH SINH HOẠT
NGÀY TRUYỀN THỐNG 03/12/2010

http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8560copy.jpg
Nhóm mon sinh các lớp của cha hiệu trưởng về dự ngày truyền thống.
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8561.jpg
Tiến về nhà nguyện hiêp dâng thánh lễ
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8562.jpg
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8563.jpg
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8566.jpg
Anh Giao (Kinh 3) đọc Bài đọc 1
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8568.jpg
Anh Châu (Kinh A) đọc Bài đọc 2
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8570.jpg
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8578.jpg
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8580.jpg
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8581.jpg
Các cha môn sinh dâng lễ đồng tế cùng cha cố (Tay trái màn hình là cha Tuấn (Ngọc Thạch-Kinh B)
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8582.jpg
Cha Đỗ Anh Tuấn (Gx Ngọc Thạch) cùng các đồng môn tiến về nhà hội
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8583.jpg
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8586.jpg
Chị Hiện ( Kinh 2) Tặng hoa cho Cha hiệu trưởng.
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8594copy.jpg
Từ trái qua phải: Cha Tuấn(Ngọc Thạch), Anh Phúng (Kinh 4), Anh Xuân (KinhB)và Cha Cố
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8595.jpg
Cha Tuấn đang phát biểu
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8596.jpg
Anh Hy (Kinh 3) đang dẫn chương trình
http://i569.photobucket.com/albums/ss139/ng_v_xuan/CIMG8597.jpg
Anh Đặng Phúc Minh (Kinh B) đang giúp vui cho ngày họp mặt

Mọi Thư từ bài vở cộng tác cho thư mục này:
Nếu không là thành viên xin gởi về địa chỉ Mail:
ng_v_xuan@yahoo.com để bổ xung

onggiachonggay_99
06-12-2010, 05:34 AM
cám ơn anh Xuân về tin tức anh em caí MÌ(sắn) thế nhưng em nhìn thì không nhận ra ai ngoaì cha Uyển xin anh post hình anh nên giơí thiệu từng ngươì một em chắc già rôì nên không nhận ra ai nưả luôn anh giơí thiệu laị nhé
cám ơn anh
già 99

nguyễn văn xuân
06-12-2010, 10:45 AM
Đã ghi chú một số hình ảnh theo yêu cầu của onggiachonggay_99.
Để coi ông có nhận ra thêm đồng môn nào không.
Muốn nhận ra hết anh em thì chỉ còn cách là qua năm (03/12/2011)
Ông chống gậy mà về nhà hưu Sài Gòn họp mặt cùng anh em nhe. Hii

Mời ông chống gậy mà về
Niềm vui họp mặt đề huề anh em

Chào thân - Anh Xuân

nguyễn văn xuân
06-12-2010, 03:08 PM
Bài này anh chị Tuyến -Thúy ( USA) gởi về qua thư điện tử.
Tác giả bài này là Nguyễn Văn Vĩnh (Gốc Kinh B, hiện đang
định cư tại Australia )

Mời qúi vị đọc:

CÁI SẮN QUÊ TÔI

Ai về Cái Sắn Kiên Giang
Cho tôi nhắn gởi đôi hàng thân thương
Kiên Giang nắng đổ ven đường
Nhớ ngày cắp sách đến trường thuở xưa
Những ngày dãi nắng dầm mưa
Kiên Giang thuở ấy vẫn chưa nhạt màu
Bây giờ mãi tận nơi đâu
Kiên Giang ta nhớ ta sầu miên man
Có ai cùng nhớ Kiên Giang
Nhớ sông Cái Sắn nhớ hàng dừa cao
Kiên Giang có những kinh đào
Mang tên Cái Sắn thuở nào còn vang
Mấy ai nghe chẳng ngỡ ngàng
Dọc sông Cái Sắn là hàng các kinh
Kinh nào cũng thật là xinh
Dẫn đầu Cái Sắn là ''kinh Ông Cò''
Kinh này khỉ gáy cò ho
Chẳng nghe ai nói thả bò thả dê
Kế là ''kinh H, kinh G''
Các nàng ca hát chẳng chê chỗ nào '
'Kinh E, kinh F'' ồn ào
Thích chơi pháo nổ mời vào đây mua
''Kinh D'' cũng chẳng chịu thua
Sao Mai (1) nổi tiếng chẳng thua Thái Hòa (2)
''Kinh C'' dẫu chỉ qua loa
Nhưng người vô đó xem ra khó về
Thuốc lào ngon nhất ''kinh B''
Anh mà hút được em mê đến già
Cũng cần kể tới ''kinh A
'' Thuốc lào bể phổi đậm đà như ai
Nhưng mà chỉ cấy lai rai
Thuốc ngon đâu phải ai ai cũng trồng
''Zê-rô'' kinh rộng mênh mông
Hẹn nhau phải gắng qua sông bằng phà
Muốn làm lính kiểng lính ma
Sẵn sàng ''kinh Một'' có cha đỡ đầu
Ai cần cưới rể cưới dâu
Giáo lý không thuộc nộp dầu sẽ qua
''Kinh Hai'' là xứ của cà
Mắm tôm cà ghém đậm đà tình quê
Thấy nàng bán mắm mà mê
Nhưng anh bịt mũi em chê cù lần
Hay là anh thích rau cần
Mời anh ghé đến một lần ''kinh Ba
'' Muốn cho hương vị mặn mà
Thịt trâu phải có mới là hợp gu
Bước dần sang xứ ''kinh Tư''
Cái nghề đan nón kể như đứng đầu
Đâu đâu cũng đến để thầu
Việc làm bất kể nàng dâu mẹ chồng
Muốn ăn gạo dẻo thần nông
Xin mời bước xuống cánh đồng ''kinh Năm''
Cấy cầy vất vả quanh năm
Nhưng tiền trong túi bạc trăm bạc ngàn
Chẳng bù ''kinh Sáu'' than van
Tuy nghèo nhưng cũng an nhàn thảnh thơi
Dừng chân lại chốn ăn chơi
Nơi đây ''kinh Bảy'' một thời rất vang
Lắm anh thích chí ngang tàng
Ăn chơi khét tiếng các nàng thất kinh
Bỏ sang ''kinh Tám'' hữu tình
Đầu kinh buôn bán linh đình thật vui
Bước sang ''kinh Chín'' thật xui
Hỏi thăm ai cũng bùi ngùi bỏ đi
Nghĩ sao cũng thật lạ kỳ
Tới đây chẳng lẽ không đi bỏ về
Nhớ rằng ''kinh Dọc Bờ Ke''
Có thằng bé bự thoảng nghe lạ lùng
Thế rồi đồn đãi lung tung
Ấy là điềm báo anh hùng giáng lâm
Bà con cô bác xa gần
Cố sao xem lấy một lần mới nghe
Bước thêm những bước rụt rè
Xa xa đã thấy thuyền ghe ''kinh Mười''
Nhớ xưa cũng có những người
Chửa trông đã thấy tiếng cười từ xa
Kinh kia tên gọi ''RIVERA''
Lắm người gọi diễu vừa ra lại vào
Xem còn thiếu sót kinh nào
Còn ''kinh Thầy Ký'' lẽ nào lại quên
Kinh này cũng thật là yên
Chỉ ba cây số chẳng nên nói nhiều
Tới đây bóng ngả về chiều
Mời anh nghỉ lại ''Phó Điều'' một đêm
Cần dùng mắm ruốc, mắm nêm
Ngày sau ra chợ mua thêm để dành
Nơi đây ''Rạch Giá'' thị thành
Đủ nông hải sản các ngành tập trung
Ở đây có tượng anh hùng
Nguyễn Trung Trực đứng ung dung thuở nào
Bến đò Rạch Giá xôn xao
Người lên kẻ xuống ồn ào liên miên
Xuống cầu ''Rạch Sỏi'', ''Tà Niên''
Nơi đây nổi tiếng vượt biên trại tù
''Tác Ráng'' có một trường tu
Làm cha giám đốc ở tù chục năm
''Hà Tiên'' nổi tiếng xi-măng
Có hang Thạch Động tiếng tăm khắp vùng
''Tô Châu'' có núi chập chùng
''Kiên Lương'' đứng giữa một vùng cỏ hoang
Xuống vùng ''Tắc Cậu'' mà ham
Khóm thơm nở rộ chín vàng cả kinh
Đi dần xuống nữa ''U Minh''
Qua sông Cái Lớn thấy mình mỏng manh
Ngoài kia ''Phú Quốc'' xanh xanh
Cần xơi nước mắm mời anh ra liền
Nước mắm Phú Quốc đáng tiền
Anh mà nếm thử sẽ ghiền chẳng chơi
Trước khi giã đất về trời
Rong chơi thỏa thích một đời phủ phê
Hòn Chông, Hòn Chuối, Hòn Tre
Hòn Rùa chẳng thích thì về Hòn Khoai
Tới khi anh đã mệt nhoài
Thì anh cứ việc nằm xoài ngả nghiêng
Xa rồi chốn cũ linh thiêng
Nơi đây chôn dấu niềm riêng nghẹn ngào
Ai về phố cũ hôm nao
Cho tôi nhắn gởi lời chào thân yêu
Kiên Giang tôi nhớ rất nhiều
Quê hương dù có tiêu điều tả tơi
Nơi này tôi vẫn không ngơi
Mong ngày hội ngộ đất trời Kiên Giang.

nguyễn văn xuân
07-12-2010, 07:49 AM
THOÁNG NHÌN VỀ MIỀN CÁI SẮN NỬA THẾ KỶ QUA

Bài viết của Đặng Phúc Minh
(Là thầy giáo và là cựu học sinh của trường Cái Sắn)


“ Ai về miền Cái Sắn xinh tươi, ai về đồng lúa mới, ai về nhà má tôi....”

Bài hát trữ tình, thân thương, ngọt ngào được hát vang đâu đó trong vùng Cái Sắn một thời gian dài ở thập niên 60 và 70 của thế kỷ XX. Hôm nay với những đổi thay, có lẽ bài hát đã bị lãng quên, ít người còn nhớ đến. Trong khi một bài hát về ngôi trường Cái Sắn “Đây trường Phanxicô xinh đẹp dựa bóng bên đường, như mẹ hiền yêu thương rộng tay đón đoàn niên thiếu...Lạy thánh Phanxicô cho đoàn con chăm học luôn để mai này tô thắm núi sông ...” lại luôn được các cựu học sinh trường trung học Cái Sắn hát vang hàng năm, trong ngày mừng lễ bổn mạng Thánh Phanxicô mùng 03 tháng 12 của trường, và cũng là bổn mạng của cha cố Nguyễn Thượng Uyển. Họ hát với cả tâm hồn, với tấm lòng yêu thương tha thiết bên cha cố thân yêu, người cha tinh thần đã khai phá cho bao thế hệ qua việc xây dựng ngôi trường trung học đầu tiên của vùng Cái Sắn 1958 và cũng là Hiệu trưởng của ngôi trường thân yêu này. Ngôi trường đã đào tạo được bao lớp người hữu ích cho Giáo hội và xã hội.

Nửa thế kỷ qua, vùng đất miền Cái Sắn được trải dài hai bên quốc lộ 80 và dòng sông Cái Sắn hơn 30 km, từ Giáo xứ Môi Khôi, Láng Sen, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ đến Giáo xứ Mông Thọ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang. Hai bên quốc lộ là những con kinh đào dài 12 km cách nhau khoảng từ 1,5 đến 2km, trông giống như những rẽ xương sườn nhận quốc lộ 80 là trục xương sống, và dòng sông Cái Sắn là tủy sống chuyên chở phù sa của dòng sông Cửu Long phủ lên những cánh đồng lúa mênh mông xanh mướt, đầy sức sống ở hai bờ những con kinh đào. Những con kinh đào phía hạt Vĩnh Thạnh, trước đây là hạt Thốt Nốt, TP Cần Thơ được đặt tên theo mẫu tự từ: kinh B,C, D,..., H và kinh Thầy Ký.Trong khi những con kinh đào phía hạt Tân Hiệp, Kiên Giang thì đươc đặt tên theo dãy số tự nhiên từ kinh zêrô, kinh 1, kinh 2, ..., kinh 10, kinh A và kinh Rivera thuộc hạt Tân Hiệp.

Hai bên bờ của những con kinh đào chính là nơi định cư sinh sống của hầu hết người Công giáo, mà trước đó họ đã tạm cư ở các nơi như: Biên Hòa, Đồng Nai, Lạc An, Trạch Đông, Lâm Đồng… Theo chương trình định cư của dinh điền Cái Sắn lúc đó, bà con về đây vào năm 1956. Mỗi gia đình được nhận 3ha ruộng, có 30m theo mặt kinh đào, ruộng ngay sau nhà, rất thuận tiện cho việc canh tác Một kế hoạch lập khu định cư cho cả mấy chục ngàn người, có tầm nhìn thế kỷ, đến nay vẫn không hề lạc hậu, mà ngày một phát triển.

Từ năm 1956 đến năm 1960, vùng đất này thuộc Giáo phận Cần Thơ, do đức cố Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cai quản, sau này ngài mới về Sài Gòn. Đức Cha và cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt đã mang nặng suy tư, và hoạt động tích cực trong việc hòa hợp và hòa giải dân tộc, giữa đạo và đời, đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Ngày 24/11/1960 giáo phận Long Xuyên được thiết lập, tách ra từ Giáo phận Cần Thơ. Cố Đức cha Micae Nguyễn Khắc Ngữ, vị Giám Mục tiên khởi của Giáo phận. Ngài hết lòng lo cho sự phát triển của Giáo phận trong buổi sơ khai còn nhiều thử thách, khó khăn. Một trong những mặt được ngài quan tâm nhất chính là giáo dục. Vì thế Ngài đã có chủ trương xây trường học trước khi xây nhà thờ. Đó là một chủ trương giúp bao thế hệ thoát mù chữ, được học hành đến nơi đến chốn, mang lại lợi ích nhiều cho Giáo phận, Giáo hội cũng như cho quê hương Việt Nam trong suốt nửa thế kỷ qua và mai này. Đức Cha Gioan Baotixita Bùi Tuần, vị Giám Mục kế vị thì luôn thao thức cho con người và quê hương, hôm nay và ngày mai, về các vấn đề của Giáo phận, Giáo hội,việc đạo, việc đời. Ngài đã để lại dấu ấn đậm nét trong việc góp phần cho thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 với nội dung tích cực: “ Sống phúc âm giữa lòng dân tộc”. Chính nội dung đó đã được Đức Thánh Cha Bênêdictô nhắc lại với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam khi các ngài về viếng mộ hai Thánh Phêrô và Phaolô ngày 27 – 06 –2009tại Vatican “ Giáo hội Chúa Kitô giữa lòng dân tộc”. Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, hiện là Giám Mục chính Giáo Phận Long Xuyên. Ngài chú tâm đến vấn đề truyền giáo, xây dựng các giới, các xứ đạo có chiều sâu trong việc sống đạo, bớt hình thức. Giáo phận Long Xuyên gồm năm hạt thì hai hạt nằm trọn trong miền Cái Sắn, Hạt Vĩnh Thạnh có 25 Giáo xứ 46 nhà thờ, trong đó có 36 nhà thờ có Linh Mục, bốn Giáo xứ nằm trên quốc lộ 80. Giáo hạt Tân Hiệp có 31 Giáo xứ với 56 nhà thờ, trong đó có 39 nhà thờ có Linh Mục, ba Giáo xứ nằm trên quốc lộ 80.

Hơn nửa thế kỷ qua, người dân miền Cái Sắn đã dồn tất cả tâm trí, sức lực, chẳng quản ngại một nắng hai sương, để biến vùng đất gần như hoang vu, cỏ mọc như rừng với muỗi mòng, rắn rết thành những thửa ruộng phì nhiêu, màu mỡ đem lại năng suất lúa cao cho miền. Và cũng đồng thời dồn sức cho ngày mai bằng con đường đầu tư cho con cái học hành đến nơi đến chốn. Có thể nói cả hai lĩnh vực đó người dân nơi đây đã có thành công nhất định, đáng khâm phục và trân trọng.

Khi những chiếc xe khách từ khắp nơi rẻ vào ngã ba lộ tẻ, xuôi về Rạch Giá, Hà Tiên. Họ đang đi vào cửa ngõ miền Cái Sắn... Người am tường vùng đất này đã nghĩ ngay đến thịt chó, cà ghém, mắm tôm, chả lụa, bánh đa, thuốc lào… Họ đang tiến vào bộ mặt của vùng Cái Sắn xuyên qua một dãy phố nối đuôi nhau dài khoảng 30km từ Láng Sen đến Mông Thọ. Quốc lộ 80 ở đoạn này chính là trung tâm thương mại, dịch vụ của cả vùng. Người dân trong vùng có thể nhận được mọi thứ cần thiết cho cuộc sống như: trang trí nội thất, kim khí điện máy, vật tư xây dựng, vật tư nông nghiệp, vàng bạc, tiền bạc, vải vóc, quần áo, lương thực, xăng dầu…từ các công ty, ngân hàng, doanh nghiệp, hoặc cửa hàng… Năm mươi năm trước, nơi đây là những túp lều thưa thớt hai bên quốc lộ 80 với ngọn đèn dầu le lói trong đêm, vắng người qua lại, thì nay là dãy phố được xây dựng nhà hai ba tầng lầu, có căn xây dựng tới bạc tỷ san sát bên nhau, điện sáng trưng suốt đêm, tấp nập người và xe cộ qua lại. Dọc theo hơn 30km trên quốc lộ 80 tính từ Long Xuyên về Rạch Giá các ngôi Thánh đường đều được xây dựng mới: Thánh đường giáo xứ Môi Khôi Láng Sen, Thánh đường giáo xứ Thạnh An, Thánh đường giáo xứ Ngọc Thạch, Thánh đường giáo xứ Tân Hiệp, Thánh đường giáo xứ Trung Thành , Thánh đường giáo xứ Mông Thọ. Riêng nhà thờ Giáo xứ An Bình, kinh F sẽ khởi công vào tháng 8/2010, LM Phan Chí Minh cho biết . Dọc quốc lộ 80 vùng Cái Sắn có hai ngôi trường trung học Công giáo được xây dựng thật sớm ở đây, đó là trường trung học Cái Sắn do cha cố Nguyễn Thượng Uyển xây dựng như phần trên đã đề cập tới. Ngôi trường trung học Sao Mai do cố LM Nguyễn Đức Do xây dựng 1960, theo thời gian đổi thành THPT Thạnh An, hiện nay là THCS Thạnh An, tác giả đã có dịp nói đến trên báo Công giáo và Dân tộc số 1927 từ mùng 04 đến mùng 09 tháng 9/2009. Sau này Giáo phận Long Xuyên mở thêm trường trung học Thái Hòa tai Tân Hiệp 1968. Hiện nay còn ngôi trường tiểu học dân lập Ân Bình được xây dựng năm 1989 do LM Phan Đình Sơn sáng lập là của người Công giáo. Hiện đã giao lại cho LM Phan Chí Minh điều khiển .

Đến với các xứ đạo trong các con kinh đào, chúng ta lại thấy một sự thay đổi đến không thể tin được. Trước đây hai bên bờ kinh là những căn nhà tre, tràm, lá, vách đất chỉ thắp sáng bằng ngọn đèn dầu. Hai bên kinh là những con đường đất chỉ đi lại vào mùa nắng, đến mùa mưa đất rất mến người, nên đi lại thật khó khăn. Nối hai bờ kinh là những chiếc cầu khỉ bằng tre, chênh vênh, cheo leo, đong đưa, thật trở ngại cho việc đi lại. Thửa ruộng sau nhà chỉ đạt năng suất 2 tấn/ha/năm. Ngày nay hai bờ kinh là những căn nhà xây nhiều kiểu dáng, rộng rãi, khang trang, đẹp đẽ và kiên cố. Trước nhà con đường bêtông rộng 3m. Nối liền hai bờ kinh là những cây cầu bêtông vững chắc, rất thuận lợi cho việc đi lại hai mùa mưa nắng. Cánh đồng lúa sau nhà đã đạt năng suất 10 tấn/ha/năm. Điện đường sáng trưng thâu đêm. Hầu hết những ngôi Thánh đường trong các Xứ đạo đều được xây dựng lại thay cho những ngôi nhà nguyện tre, gỗ tạm bợ trước đây.

Điểm nổi bật nhất đối với người dân Cái Sắn thuộc hai hạt Vĩnh Thạnh và Tân Hiệp là tinh thần hiếu học. Họ ý thức sâu sắc rằng: chỉ có con đường học sẽ giúp họ thoát nghèo nhanh nhất, vững vàng nhất và cũng danh dự nhất. Nhìn vào số sinh viên của các xứ đạo miền Cái Sắn trong những năm vừa qua chúng ta rất khâm phục. Cứ 10.000 dân thì có từ 300 đến 1.100 sinh viên. Vấn đề này tác giả đã đề cập trên báo Công giáo và dân tộc số 1917 từ mùng 07 đến 13/8/2009 và số 1724 từ 11 đến 17/9/2009. Kết quả là hiện có hàng ngàn người tốt nghiệp Đại học, Thạc Sĩ, Tiến sĩ, trong và ngoài nước đang làm việc khắp nơi kể cả ở hải ngoại, trong mọi ngành nghề của xã hội hôm nay. Dù làm việc ở đâu, nhiều người trong họ luôn hướng về miền Cái Sắn bằng sự giúp đỡ cho gia đình, cho các thế hệ sau bằng những suất học bổng, những phần thưởng. Cái Sắn là quê hương thứ hai của họ. Quê hương đã nuôi họ khôn lớn bằng dòng sữa Mẹ, mà máu thịt của Mẹ đã thắm đượm mồ hôi trên quê hương, bằng tình yêu thương và hy sinh cao vời vợi của bao người Cha khả kính, đã một nắng hai sương bên ruộng đồng ngày đêm vất vả. Nhờ đó họ nên người hữu ích cho Giáo hội, xã hội, hôm nay và ngày mai.

Nhìn về miền Cái Sắn hôm nay, ta còn thấy một điểm sáng ngời về công việc từ thiện của Linh mục Nguyễn Đức Thịnh, cũng là vị Lương y Giám đốc Bệnh viện Tình thương Giáo xứ Thánh Giuse kinh 7, Tân Hiệp, Kiên Giang. Chính Linh mục Giám đốc cũng không thể ngờ được, sau 20 năm hoạt động bệnh xá đã đạt được một kết quả mỹ mãn đến thế! Năm 1980 Linh mục Lương y Nguyễn Đức Thịnh chỉ châm cứu cho một vài giáo dân tại nhà của họ trong Xứ đạo, thế mà hôm nay một bệnh xá có một trăm giường bệnh, có máy siêu âm, máy điện tim, máy X-quang, hàng ngày đón khoảng 300 bệnh nhân, với 40 lương y trong đó có bác sỹ, y sỹ, dược sỹ trực tiếp chữa trị. Trong 20 năm qua đã có tới gần nửa triệu lượt người được điều trị, số khỏi bệnh lên tới 90%.

Điều đáng trân trọng là bệnh xá đã được 5 tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Hòa hảo, Cao đài cùng nhau chia sẻ để tổ chức cho 300 bệnh nhân và người nhà của họ các bữa ăn miễn phí sáng, trưa, chiều hàng ngày. Bệnh nhân đến điều trị trả một khoản tiền tượng trưng, nếu nghèo được miễn phí 100%. Ước tính số tiền giúp nửa triệu lượt bệnh nhân và người nhà lên tới 32 tỷ đồng trong thời gian qua. Có được như thế là nhờ lòng hảo tâm của các ân nhân xa gần trong và ngoài nước. Họ đã đặt niềm tin vào nơi đây.

Ngày 11/04/2010 Linh mục Nguyễn Đức Thịnh lại khánh thành nhà nuôi trẻ mồ côi cũng tại Giáo xứ Thánh Giuse kinh 7, Tân Hiệp, Kiên Giang. Nơi đây quả là điểm sáng ngời trong việc từ thiện, bác ái và hòa hợp Tôn giáo, mà Linh mục đang thực hiện cho con người. Thật hữu ích và đáng trân trọng biết bao!

Bên thành quả vượt bậc 50 năm qua, người dân miền Cái Sắn hôm nay lại đang phải đối mặt với những thách thức mới. Đầu tiên là về môi trường, hàng tấn thuốc trừ sâu trút xuống đồng ruộng để lại hậu quả khó lường với những căn bệnh nguy hiểm. Hơn 4000 căn nhà ở mé sông Cái Sắn Quốc lộ 80 đang bấp bênh, nửa đi, nửa ở không rõ ràng! Mà họ biết đi đâu cho bằng nơi ở hiện tại? Họ đã đề nghị mọi giải pháp như: bảo vệ môi trường , bảo vệ quốc lộ 80, gìn giữ nét văn hóa sông nước miền Nam , nhưng vẫn chưa được trả lời rõ ràng ! Dù họ đã định cư ở đây hơn nữa thế kỷ với bao thế hệ đã sống dưới một mái nhà ấm cúng

Hơn trăm ngàn người dân miền Cái Sắn hôm nay, hầu hết là đồng bào Công giáo đã gắn bó với mảnh đất này, quê hương thứ hai của họ. Họ đang cố gắng sống với tinh thần “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” như thư chung của Hội đồng Giám Mục Việt Nam năm 1980 đã dạy. Và họ đang học tập để sống đạo bằng niềm tin son sắt, bằng yêu thương chân thành, bằng bác ái không vụ lợi, thay cho cách giữ đạo hình thức, chức vụ, thường gặp đó đây.