PDA

View Full Version : Thời nào nhạc ấy - Bỏ thánh ca đi - Thay nhạc trẻ vào!!??



sangdanh
10-12-2010, 01:20 PM
Tôi xin có đôi điều trao đổi với những Quý vị phụ trách nhạc tại các buổi phụng vụ và các ca trưởng.

Như chúng ta đã biết, thánh nhạc là một trong những cách thức giúp chúng ta nâng hồn lên cùng Chúa, là một công cụ để giao tiếp với Thượng Đế. Do đó, thánh nhạc cũng có một vài ảnh hưởng nhất định đến ơn Cứu chuộc.

Tuy nhiên, hiện nay, có một tình trạng đáng buồn đó là rất nhiều người không hiểu thánh ca dùng để làm gì, điều đó thể hiện trong các nghi thức phụng vụ.

Lời lẽ sai lạc như những bài quỷ ca

Chúng ta xem xét các bài hát trong rất nhiều nhà thờ vào các ngày lễ Chúa Nhật ngày nay, chúng không còn là thánh ca nữa, mà thậm chí, một số, giống như một bài quỷ ca.

Ví dụ hãy xem qua một bài hát về các linh hồn, bài hát bắt đầu bằng câu "hỡi mẹ, mẹ có thấu tiếng khóc than của bao linh hồn...". Nếu ai đã đọc tác phẩm Luận về lòng thành thực sùng kính Mẹ Maria (http://www.thoidiemmaria.net/THANHMAU/Thanh%20Thuc%20Sung%20Kinh%20Me/Dannhap.htm), chúng ta biết, không ai có đủ tư cách để cầu nguyện như thế và cầu nguyện một cách phạm thượng như thế. Khi cất tiếng hát đó lên, tôi nghĩ những ai đã hát bài ca đó đều phạm sự thánh. Chúng ta biết, hòm bia Thiên Chúa xưa kia được Chúa bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt không vết nhơ, không ti ố và chỉ do bàn tay được của người thánh hiến mới được chạm vào theo nghi thức nghiêm ngặt. Nay cũng vậy, Mẹ Maria là hòm bia Thiên Chúa, Mẹ chứa đựng không phải bia đá, nhưng chứa đựng chính Người Đã Tạo ra bia đá ấy, chính là Lời Chúa. Vậy, chúng ta không đủ tư cách để chất vấn Đức Mẹ là "bà kia, bà có thấu biết bao nhiêu người đang khổ cực mà tôi đây hiểu trước bà không?" dưới hình thức một câu quỷ ca "hỡi mẹ, mẹ có thấu tiếng khóc than của bao linh hồn".

Điều đau lòng hơn, nhiều ông thầy, bà xơ, cũng cất tiếng hát như thế, khác nào làm gương mù, gương tối.

Nhập thể kiểu teen

Có người bảo rằng, thời nào phải hát nhạc đó, và mạnh mẽ đưa nhạc 'mới' vào nhà thờ hoặc vào các thánh lễ

Điều này có thể hiểu được với lý do rằng ca trưởng hoặc vị phụ trách ấy hoàn toàn mù tịt về tác dụng của thánh ca.

Chúng ta biết, nhạc giao hưởng nói chung là một thành tựu vượt bậc của văn minh nhân loại, người ta tự hỏi không hiểu tại sao người ta có thể sáng tác và tổ chức những bài hợp xướng cực kỳ hay từ thời xa xưa.

Nếu xem xét kỹ những trình thuật từ những cuộc mạc khải đối với các thánh nhân, ta thấy rất rõ ràng, nhạc giao hưởng là từ Thiên Đàng mà đến, và đây là sản phẩm từ Thiên Đàng. Nhạc này thường xuất hiện vào lúc Chúa hoặc Đức Mẹ hiện ra hoặc biến đi trong các cuộc thị kiến và đã được các Thánh mô tả lại.

Nhạc giao hưởng có tác dụng làm thúc đẩy sự thông minh não bộ của con người, thánh ca giao hưởng có tác dụng nâng hồn lên cũng Chúa mà không một loại nhạc nào có thể làm được.

Trong thực tế, có những nghiên cứu cho thấy, nhạc còn liên quan đến thịnh suy của quốc gia, của sự băng hoại xã hội hoặc dẫn đến sự sụp đổ của một xã hội. Khổng Tử và Socrate ngay từ xa xưa đã ý thức được tầm quan trọng của nhạc.

Giáo hội đã cân nhắc tất cả những trường hợp ấy, nên đã có những quy định cẩn thận. Nhưng người không được giáo dục, hoặc không có kiến thức, hoặc là tay chân của những hội nhóm bóng tối thì phao tin rằng như vậy là bảo thủ, khó khăn.

Mỗi một loại nhạc đều có tác dụng riêng, một số loại Rock Heavy là sản phẩm của quỷ, nên sẽ mang lại ảnh hưởng tâm thần tiêu cực cho người nghe nó.

Không thể bảo rằng, chúng ta đang sống ở thời hiện đại, nên nhạc cũng phải hiện đại.

Nếu thế thì chúng ta thử tượng tượng xem, trong buổi lễ trang trọng, ông giám mục già lắc lư theo nhịp nhạc trong khi tế lễ vật lên Chúa cho ra vẻ trẻ trung, hợp thời thì sẽ như thế nào.

Có lẽ, một số người do công việc của họ thường xuyên tiếp xúc với thánh ca, nên họ nhàm, đứng núi này, trông núi nọ, thấy nhạc khác hay hơn. Và những con người nghiêm túc thay vì nên tự hào vì sự thành kính của xã hội với họ, nhưng họ lại chán ngấy, họ muốn quậy, muốn xì tin, muốn trẻ trung, muốn hư cơ! Nên nhớ rằng, chỉ có họ là chán ngấy với chính họ, chứ xã hội thì không có cảm giác ấy.

Trong một bữa tiệc tại vùng xa xôi, ban đầu, chúng tôi là những người dân bình thường, cảm thấy bữa tiệc trang trọng vì khung cảnh và âm nhạc, rất chính thống và đáng được tôn trọng. Vui chưa được lâu, thì ban nhạc chuyển tông, những chị già U50, 60 tuổi, những anh khắc khổ hát bài nhạc teen, nhảy nhót cứng như que củi, cho quậy. Lúc đó, khung cảnh biến đổi hoàn toàn, những người dân ngồi dưới coi nhìn nhau ái ngại. Một khung cảnh không phù hợp với dân chúng.

Nhiều người cho rằng phải mang xã hội vào thánh ca thì mới 'nhập thế' được. Chúng ta hãy xem đến kinh nghiệm tai hại của 'nhà sáng tác' nhạc Phật nhiều được ghi kỷ lục Việt Nam khi sửa lời bài hát nổi tiếng "ai bảo chăn trâu là khổ" thành "ai bảo ăn chay là khổ, ăn chay sướng lắm chứ..." bị dư luận ói mửa lung lung.

Ngay xã hội đã không như vậy thì lẽ nào chúng ta lại như vậy. Ví dụ như bài quốc ca không thay đổi theo từng xu hướng nhạc trẻ.

Thánh ca, là phục vụ ơn cứu độ, nghĩa là ngợi ca, yêu mến, cám ơn và xin ơn Đấng Tối Cao và tưởng nhớ, tri ân và tâm tình đến Tổng thần, Thánh và các chứng nhân tình yêu của ngài. Như vậy, thánh ca không phải là phương tiện để mua vui và giải sầu của ông tám bà tám với nhau.

Mỹ thuật âm nhạc chất lượng không tốt

Trong những năm trước đây, hầu hết các nhà thờ đều hát những bài thánh ca rất hay.

Hay, như bao mọi người bình thường khác, hay có nghĩa là đạt tới trái tim của người nghe, giúp người nghe có cảm xúc thánh thiện. Hay phải được xét theo quan điểm của người có tâm lý bình thường và nhân cách không bị lệch lạc.

Hay có nghĩa là ý thơ, điệu nhạc, đượm tình phải đạt chuẩn. Thật khó xác định thế nào là đạt chuẩn.

Nhưng qua những gì thực tế, những bài hát còn lưu lại trong dân gian, được dân gian ưu ái thì đó là đã đạt chuẩn.

Ví dụ như các bài ca về các thánh từ đạo việt nam "Tiếng nhạc oai hùng" "Hồi chiêng dứt" "Bài ca ngàn trùng"... trước đây là những tuyệt tác có một không hai và đã trải qua hàng chục năm sàng lọc từ dân gian.

Nay một số người nhân danh cái 'hiện đại' chê bai các bài hát ấy rồi tự bịa ra những bài hát mới với lời lẽ thì thật ngây ngô, âm điệu thì thua phường bát âm kò kí ke, nhưng lại cứ thích ré lên từ năm này qua năm kia những cái gọi là 'nhạc mới'.

Rất hy vọng rằng, các nhà sáng tác thánh ca, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, với sự trợ giúp của Mẹ Maria, sẽ cống hiến cho danh Chúa những tác phẩm bất hủ, lời thơ nồng nàn, điệu nhạc đượm tình để ca ngợi, đền tạ và xin ơn Thiên Chúa; tâm tình, tri ân đến các Thánh của ngài

Nhân đây, xin gửi lời cám ơn đến ca đoàn Giáo xứ Khánh Hội. Tôi đã có đi lễ nhà thờ này nhiều lần trong những năm 2005 nhận thấy, nhạc đệm rất hay, những bài hát được chọn lọc rất kỹ, âm vang tốt, nhất là rất nhập hồn, có lẽ do ca đoàn đứng tại vị trí trên sàn gác phía sau nên không bị áp lực phải duyên dáng khi hát và tập trung tốt hơn những ca đoàn đứng trên gian cung thánh hoặc gần gian cung thánh.

Ở giáo xứ tôi trước kia, ca trưởng muốn ca đoàn hát bài gì trong Thánh lễ phải trình cho linh mục vào ngày hôm trước. Do đó, các thánh lễ rất sốt sắng. Từ khi linh mục (cha Diệm) ấy chết đi, công tác kiểm duyệt này bỏ dở, ca đoàn muốn hát gì thì hát. Hậu quả là rất dở, nhếch nhác và con số ca đoàn, ca viên tụt hẳn thảm hại.

hongbinh
10-12-2010, 03:01 PM
nguyên văn sangdanh"Như chúng ta đã biết, thánh nhạc là một trong những cách thức giúp chúng ta nâng hồn lên cùng Chúa, là một công cụ để giao tiếp với Thượng Đế. Do đó, thánh nhạc cũng có một vài ảnh hưởng nhất định đến ơn Cứu chuộc."

Bạn sangdanh, xin bạn hãy đọc kỹ lại các tài liệu định nghĩa về thánh nhạc, định nghĩa kiểu như bạn tôi thấy hơi bị lạ....
huấn thị" âm nhạc trong phụng vụ thánh" đã định nghĩa như sau:" thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác cho việc cử hành phụng vụ, gồm được tính thánh thiện(Santilas) và hình thức tốt đẹp(bonitas formae):(số 4 a); và mục đích của thánh nhạc là: "Mục đích của thánh nhạc là làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu" ( trích hiến chế về phụng vụ thánh, chương IV, số 112), trong khi đó bạn lại nói :" thánh nhạc là một công cụ.........và có một số ảnh hưởng nhất định tới ơn cứu chuộc..."ơn cứu chuộc chỉ duy nhất nơi Đức Ki tô mà thôi bạn ạ, bởi thế xin bạn nghiên cứu lại thật kỹ về thánh nhạc đi đã nhé...

danh từ quỷ ca lần đầu tiên tôi nghe, và đặc biệt về Maria học, gần 20 năm sinh hoạt với thánh nhạc, cũng được gần gũi học tập với các bậc thầy trong phụng vụ thánh nhạc có cả Giám mục và linh mục tôi chưa một lần nghe các vị phân tích về Maria như vậy cả,

ai nói nhạc Rock Heavy là sản phẩm của quỷ, nó chỉ không được dùng cho phụng vụ thôi...nói về thánh nhạc là một vấn đế không thể nói một vài giòng, một sớm hay một chiều nên tôi không thể trao đổi nhiều trong một comment ngắn ngủi nầy được, chỉ mong bạn nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi có những góp ý cho sự phát triển của thánh nhạc, chân thành cám ơn bạn.

augustino.nghia
10-12-2010, 03:27 PM
Ban sangdanh quý mến!
Tôi được một bạn nhỏ giới thiệu có bài viết mới này, tôi vào đọc ngay và không chỉ đọc một lần mà rất nhiều lần!
Sau khi đọc bài của bạn xong, tôi có một đôi điều chia sẻ...
Tôi chỉ là một ca viên bình thường đang sinh hoạt trong một Ca đoàn nhỏ ở một Giáo sở cũng nhỏ.
Bạn có nói về một bài Thánh ca... "Hỡi mẹ, mẹ có thấu tiếng khóc than của bao linh hồn...", bài Thánh ca đó tên là Xin Mẹ Thương và câu đầu tiên đầy đủ là "Mẹ ơi, Mẹ có thấu tiếng khóc than của bao linh hồn trong nơi luyện hình, từng ngày dài trông ngóng Mẹ hộ phù đỡ nâng đem rời xa khỏi chốn tối tăm..."
Riêng tôi, tôi biết bài Thánh ca này lâu lắm rồi, trong album Hương Lòng Dâng Mẹ, và tôi cảm bài Thánh ca này không phải là câu chất vấn Đức Mẹ mà chỉ là sự kêu nài, van xin của một đứa con đang chìm trong tội lỗi thế gian tưởng như mình đang ở nơi luyện ngục, kêu lên Mẹ, chỉ để Mẹ thương xót mà giúp cho thoát khỏi vòng lỗi tội thế gian tục lụy thôi!
Có đứa con nào đang sa vào lỗi lầm mà dám chất vấn Mẹ mình đâu! Chỉ mượn câu hỏi để xác định lại lòng yêu thương của Mẹ đối với mình, để mình có được một sức lực mạnh mẽ hơn, để dễ dàng thoát ra khỏi vũng tội mà thôi!
Cũng như trong bài hát Bông Hồng Cài Áo, có câu : "Mẹ ơi, Mẹ có biết không?..." thì cũng chỉ là câu nói của đứa con mượn ý hỏi để tâm tình với Mẹ về lòng yêu thương của mình với Mẹ mình thôi mà!
Vì vậy, tôi chỉ xin bạn hãy nghe lại hết bài Thánh ca này với tấm lòng của một đứa con, và đặt mình trong cảm xúc của người nhạc sĩ đã viết nên bài Thánh ca tuyệt vời này rồi ra bạn sẽ có được cảm nhận khoáng đạt hơn.

sangdanh
10-12-2010, 03:38 PM
Trân trọng cám ơn nhạc sỹ hongbinh đã cho nhận xét.

Về từ ngữ "công cụ" sử dụng trên là sai trái và gây hiểu lầm, xin rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, chỉ muốn dùng nó giống như là một thuật ngữ lóng để tiếp cận vấn đề nhanh hơn.

Hoàn toàn đồng ý với anh, ơn Cứu độ thì chỉ một mình từ Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, em cũng muốn chia sẻ kinh nghiệm từ bản thân. Năm 2001, trong một buổi họp mặt sinh viên tại một nhà dòng, không nhớ từ nhà dòng nào nữa, ở Thủ Đức, em đã 'chấn động' khi chứng kiến trong một giờ kinh nguyện buổi trưa, vào đúng lúc các thầy hát bài "Ôi tình Chúa, mãnh liệt dường bao, vươn lút khung trời cao, như suối tuôn dạt dào, diệu huyền hơn muôn ánh trăng sao", và cảm thấy các thầy thật vĩ đại khi quỳ hát như thế. Lúc đó cũng liên tưởng ngay đến hình ảnh của các Giáo phụ (hình như đó là dòng Xitô thì phải), từ đó, bên cạnh mớ lý luận vô thần buộc phải nhận khi ở trường, em tìm hiểu vào thể loại thánh ca, có một tác động nào đó, như vậy thánh ca tốt làm cho người ta quan tâm hơn về những vấn đề liên quan để được ơn cứu độ, dĩ nhiên, không phải cứ hát thánh ca là được cứu độ.

Về nhạc Rock Heavy, (trong bài viết ghi mà một số ) việc phát ngôn như vậy có thể sẽ gây phản ứng, nhất là đối với fan. Dĩ nhiên, một số bài hát thuộc loại Heavy không có tác dụng như bản chất nguyên thủy của nó, trong một số trường hợp, nó tạo cảm giác vui tươi. Tuy nhiên, vì tính chất kích động của nó mà không phải ai cũng giữ giới hạn được, không phải là không có lý do khi một số phái thờ Satan tây phương lại dính kết với nó.

Có nhiều vùng và tại một số thời điểm, tại sao không cho sử dụng 'thánh ca' mà các tác giả không phải là người có đạo hoặc không được biết rõ để dùng trong phụng tự. Vì nghĩ thâm sâu, nếu ai rành về tuyên truyền sẽ thấy rõ: những từ ngữ mà nhiều người không ngờ sẽ có tác dụng làm biến đổi tính chân lý của giáo lý, biến giáo lý tông truyền uốn theo đường hướng của Satan một cách vô thức. Lúc ấy, thánh ca cũng chỉ là một trong những công cụ của Satan. Do đó, không liên quan đến Đức Maria học, mà những bài hát phục tự cho Satan là những bài hát phá huỷ niềm tin của chúng ta, chúng có thể cố tình hoặc vô ý, không chỉ đụng chạm đến Đức Maria, mà còn đến cả Chúa Giêsu, Đức Thánh Cha và quyền giáo huấn của Hội Thánh.

Các thuật ngữ theo sau sử dụng chữ "là" đã được hiểu nhầm đó là định nghĩa. Ví dụ như "thánh ca, là phục vụ ơn cứu độ", hoặc những chữ tương tự khác, trong bài viết này xin không hiểu là định nghĩa, vì em không đủ tư cách để ra định nghĩa cho những trường hợp như vậy, và xin hiểu, đó là hệ quả, hoặc thuộc tính, suy luận từ.

Xin chân thành gửi đến các nhạc sỹ vài trao đổi trên, và bản thân không có sự suy nghĩ tiêu cực hoặc chỉ trích đến các nhạc sỹ hết mình vì danh Chúa. Có điều gì chưa đúng, xin chỉ bảo.

sangdanh
10-12-2010, 04:11 PM
Ban sangdanh quý mến!
Tôi được một bạn nhỏ giới thiệu có bài viết mới này, tôi vào đọc ngay và không chỉ đọc một lần mà rất nhiều lần!
Sau khi đọc bài của bạn xong, tôi có một đôi điều chia sẻ...
Tôi chỉ là một ca viên bình thường đang sinh hoạt trong một Ca đoàn nhỏ ở một Giáo sở cũng nhỏ.
Bạn có nói về một bài Thánh ca... "Hỡi mẹ, mẹ có thấu tiếng khóc than của bao linh hồn...", bài Thánh ca đó tên là Xin Mẹ Thương và câu đầu tiên đầy đủ là "Mẹ ơi, Mẹ có thấu tiếng khóc than của bao linh hồn trong nơi luyện hình, từng ngày dài trông ngóng Mẹ hộ phù đỡ nâng đem rời xa khỏi chốn tối tăm..."
Riêng tôi, tôi biết bài Thánh ca này lâu lắm rồi, trong album Hương Lòng Dâng Mẹ, và tôi cảm bài Thánh ca này không phải là câu chất vấn Đức Mẹ mà chỉ là sự kêu nài, van xin của một đứa con đang chìm trong tội lỗi thế gian tưởng như mình đang ở nơi luyện ngục, kêu lên Mẹ, chỉ để Mẹ thương xót mà giúp cho thoát khỏi vòng lỗi tội thế gian tục lụy thôi!
Có đứa con nào đang sa vào lỗi lầm mà dám chất vấn Mẹ mình đâu! Chỉ mượn câu hỏi để xác định lại lòng yêu thương của Mẹ đối với mình, để mình có được một sức lực mạnh mẽ hơn, để dễ dàng thoát ra khỏi vũng tội mà thôi!
Cũng như trong bài hát Bông Hồng Cài Áo, có câu : "Mẹ ơi, Mẹ có biết không?..." thì cũng chỉ là câu nói của đứa con mượn ý hỏi để tâm tình với Mẹ về lòng yêu thương của mình với Mẹ mình thôi mà!
Vì vậy, tôi chỉ xin bạn hãy nghe lại hết bài Thánh ca này với tấm lòng của một đứa con, và đặt mình trong cảm xúc của người nhạc sĩ đã viết nên bài Thánh ca tuyệt vời này rồi ra bạn sẽ có được cảm nhận khoáng đạt hơn.

Xin cám ơn anh augustino.nghia,

Những chỉ bảo của anh, thực sự đúng là như vậy, và không có gì phải bàn cãi.

Tuy nhiên thánh ca, ngoài tính chất phụng tự Đấng Tối Cao, cũng còn được hát trong khung cảnh thánh đường, tức là khung cảnh buộc phải nghe, buộc phải hiểu ngay, và hình thành tức khắc tâm tình theo bài hát bởi nhiều tầng lớp người, thậm chí có thể là cả người không có đạo nữa, nhằm đánh động lòng người tìm về nguồn ân sủng.

Do thánh ca được cất tiếng hát lên bởi hàng triệu người, trình độ khác hẳn nhau, nên ca từ vốn rất phải được cân nhắc rất cẩn thận.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện, bên cạnh bài hát, phải tặng thêm ông giáo sư tiến sỹ cắt nghĩa rằng không có sai lạc mà từ ngữ lại rõ ràng mang lại cảm giác ấy, chúng ta không đủ điều kiện, nhất là trong những bài hát sử dụng trong khung cảnh đại chúng, vì như thế chúng ta có thể hình thành nên quan niệm sai trái trong giáo dân khi mà không đủ điều kiện trình bày giáo lý vững chắc cho đại đa số giáo dân chỉ đến nhà thờ 1 giờ 1 tuần.

Bài hát "Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời, Lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng, cùng với lớp sóng người hành hương về nhà Chúa đi, về nhà Chúa đi..." một bài hát hết sức ấn tượng như thế, được giới trẻ đón chào hồ hởi nhưng đã bị cấm hát trong phụng tự một số nơi, kể cả việc thực hiện nhạc không lời. Chúng ta không cần biết tại sao, nhưng qua sự chỉ dẫn của Hội Thánh, nó có lý do của nó, và bài hát ấy đã được kiểm duyệt. Chúng ta tôn trọng quyền tài phán của Giáo quyền.

MAI BA LONG
10-12-2010, 05:05 PM
Xin cám ơn anh augustino.nghia,

Những chỉ bảo của anh, thực sự đúng là như vậy, và không có gì phải bàn cãi.

Tuy nhiên thánh ca, ngoài tính chất phụng tự Đấng Tối Cao, cũng còn được hát trong khung cảnh thánh đường, tức là khung cảnh buộc phải nghe, buộc phải hiểu ngay, và hình thành tức khắc tâm tình theo bài hát bởi nhiều tầng lớp người.

Do thánh ca được cất tiếng hát lên bởi hàng triệu người, trình độ khác hẳn nhau, nên ca từ vốn rất phải được cân nhắc rất cẩn thận.

Không phải lúc nào chúng ta cũng có điều kiện, bên cạnh bài hát, phải tặng thêm ông giáo sư tiến sỹ cắt nghĩa rằng không có sai lạc mà từ ngữ lại rõ ràng mang lại cảm giác ấy, chúng ta không đủ điều kiện, nhất là trong những bài hát sử dụng trong khung cảnh đại chúng, vì chúng ta có thể hình thành quan niệm sai trái trong khi chúng ta không đủ điều kiện trình bày giáo lý vững chắc cho đại đa số giáo dân chỉ đến nhà thời 1 giờ 1 tuần.
........



Mến chào bạn sangdanh
Các ý tưởng khác thì nhạc sỹ hongbinh và augustino.nghia đã nói rồi nên tôi không cần phải lập lại.

Chắc chắn nhạc sỹ Sr. Trầm Hương đã phải có được tấm lòng kính yêu Mẹ Maria và thương yêu các linh hồn một cách đặc biệt, và nhất là phải có một mối xúc cảm thật đặc biệt mới có thể viết lên được ca khúc Xin Mẹ Thương thật tuyệt vời và đi vào lòng người như vậy.

"Mẹ ơi! Mẹ có thấu..."

Chỉ riêng hai chữ "Mẹ ơi!" đã nói lên được mối thân tình, mối quan hệ thật sâu đậm giữa Mẹ-Con.
Hai tiếng "Mẹ ơi!" là tiếng của một người con gọi người mẹ yêu quý của mình với trọn lòng yêu thương...

Còn chữ nào ngọt ngào hơn hai chữ "Mẹ ơi!" ?

"Mẹ ơi! Mẹ có thấu?..., Mẹ ơi! Mẹ có biết không?...". Tiếng của người con van xin người mẹ yêu thương của mình với cả một tấm lòng tin tưởng...
Lý do gì lại không thể và không đúng khi người con nói với mẹ những lời lẽ thật yêu thương trìu mến như vậy?

Cũng vậy, người ta cũng không thể nào gọi 1 người xa lạ, hoặc 1 người không thân thiện bằng tiếng "Em ơi!" , "Anh ơi!"....

Bạn không thể dùng văn bằng tốt nghiệp để đo lường được Tình yêu, bạn cũng không thể dùng đầu óc để suy nghĩ. Ngoài cách dùng con tim để hiểu thấu được tình yêu thì bạn không thể còn cách nào khác.

Thiên Chúa cũng không luận xét theo hình thức bề ngoài. Ngài không đánh giá chúng ta có bao nhiêu bằng tốt nghiệp, hoặc dùng văn chương chải chuốt như thế nào; Nhưng Ngài chỉ xét xem con tim của chúng ta yêu nhiều hay yêu ít.

Vua thánh Đa-Vit ngày xưa vui mừng nhảy múa trước Hòm Bia Thiên Chúa đến.. rớt cả váy trước quần chúng. Vợ của vua thì khinh thường chê bai, nhưng Thiên Chúa lại rất hài lòng, bởi vì vua thánh Đa-Vít đã đơn sơ dâng trọn trái tim cho Chúa...

Ồ! Vậy thì tùy theo hoàn cảnh, chúng ta cũng vẫn có thể bắt chước vua thánh Đa-Vít, ca hát nhảy múa, vỗ tay chúc tụng Thiên Chúa...

Mong bạn hãy đến với Thiên Chúa với một tấm lòng thật giản dị đơn sơ giống như Mẹ Maria khi xưa vậy và đừng vội chỉ trích người khác.

Thân Mến trong Chúa Kitô

sangdanh
10-12-2010, 05:45 PM
Kính gửi anh Mai Ba Long,
Kính gửi Sr. Trầm Hương,

Xin cám ơn anh Mai Ba Long đã có những ý kiến như trên và xin chân thành tiếp thu.

Còn những ý kiến, dù gì đã liên quan đến nhạc sỹ Trầm Hương, nếu có điều gì được coi như là tấn công đến niềm tin, sự am hiểu, cá nhân và thành quả sáng tác thánh nhạc phụng tự Chúa, con xin xin lỗi và hoàn toàn không có ý tiêu cực nào. Xin Sr bỏ qua.

Con chỉ muốn đề cập đến khía cạnh, ca từ sẽ gây cho chúng ta cảm giác thế nào, nhất là khi nó ở những người giáo lý không vững, và đức mến còn ít ỏi, ví dụ như ở con.

augustino.nghia
10-12-2010, 06:38 PM
Vậy là chúng ta đã cùng nhau chia sẻ một cách thật thú vị quanh vấn đề bạn sangdanh đưa ra.
Tôi cũng thật vui khi chúng ta cuối cùng cũng tìm thấy một chân lý chung cho sự việc.
Dù vậy, cũng trong tấm lòng quý mến và trân trọng, với bạn sangdanh, nếu có dịp đi Đà Lạt, vào những dịp lễ trọng hay những dịp như Giáng Sinh, Phục Sinh, lễ Đức mẹ Phù Hộ các giáo hữu (24-05)... bạn hãy đến Giáo sở Don Bosco - 4G Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, ở đây bạn sẽ thấy diễn ra trong các thánh lễ là một không khí tràn đầy thiêng liêng, trang trọng cho dù Ca đoàn và cộng đoàn ở đây vẫn thường xuyên sử dụng những bài Thánh ca mới lẫn cũ, cùng với ban nhạc rất đông nhạc cụ (violin, guitar accord, guitar bass, organ, saxophone, dàn trống...) chưa nói đến dàn kèn của các thầy trong học viện...
Và giáo dân đến dự lễ trong những dịp này thường lên tới khoảng 2-3 ngàn người (chắc là cũng có những người ngoại thích nghe Thánh ca)...
Rồi qua sự chia sẻ của nhiều người trong số họ, chúng ta sẽ biết rằng, Thánh ca nói chung, thường chia sẻ và như nói giùm họ biết bao điều cần tâm tình với Thiên Chúa!
Chúc bạn, vui, khỏe và bình an.

DonRac
10-12-2010, 07:21 PM
Xin Mẹ Thương

Tác giả: Sr. Hương Đan, Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang (https://thanhcavietnam.us/FilesNhac/BaiHatMembers/MayChieu/NguyenDangLenChua_Anna.M.Nguyen.mp3)
Bài này chưa thấy Imprimatur

Mai Hậu thể hiện
https://thanhcavietnam.us/FilesNhac/Albums/HuongLongDangMe/09.XinMeThuong_hdan_MaiThienVan.mp3

Tuyết Mai Ly thể hiện
https://thanhcavietnam.us/FilesNhac/Albums/TuyetMaiLyVol.2-MeMariaVangTrangTo/08.MeCoThau_hdan_TuyetMaiLy.mp3

https://thanhcavietnam.org/FilesLoiNhac/TuaDe/VanX/XinMeThuong_hdan.jpg