PDA

View Full Version : DÒNG CON ĐỨC MẸ PHÙ HỘ VIỆT NAM



Hoan Chinh
04-06-2008, 09:21 AM
DÒNG CON ĐỨC MẸ PHÙ HỘ VIỆT NAM
-----------------------
Theo dòng lịch sử, Tu Hội Con ĐMPH đã có mặt tại Việt Nam năm 1961,theo lời đề nghị của Don Acquistapace, một Salesien truyền giáo tại Việt Nam. Mẹ Bề Trên Tổng Quyền Ersilia Canta đã uỷ thác công cuộc truyền giáo Salesien tại Việt Nam cho tỉnh dòng Hong Kong.
I/ THÀNH LẬP VÀ ĐẶT NỀN MÓNG: 1961- 1975
Giai đoạn khởi đầu: từ 28/ 5/ 1961 đến 13/ 05/ 1963
Với sự phê chuẩn của Đức Thánh Cha Gioan XXIII và sự chấp thuận của Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình, 4 chị em truyền giáo đầu tiên thuộc 4 quốc tịch khác nhau: Trung Quốc, Philippin, Đức, Italia- đã đến Bình Tây - Chợ Lớn, ngày 28 tháng 5 năm 1961
Ngay khi còn ở nhà thuê và chưa biết tiếng Việt, các vị truyền giáo đã lăn xả vào cánh đồng giáo dục, đặc biệt giáo dục đức tin và đào tạo ơn gọi. Khó khăn lớn nhất trong giai đoạn này chính là ngôn ngữ. Và như thế, cách thông truyền tinh thần của các vị chính là gương sáng, lòng đạo nhiệt thành và tình yêu thấy được dành cho những người nghèo. Còn những việc dạy dỗ hoặc huấn từ đều nhờ vào lòng quảng đại và sự tận tình của các anh em Salesien.
Công cuộc:
- Dạy mẫu giáo cho trẻ em người Hoa (các vị truyền giáo đảm nhận)
- Dạy tiểu học tại giáo xứ cho người Việt (do các đệ tử)
- Giáo lý Bí tích tại Giáo Xứ và Giáo xứ Phanxicô Xavie ở Chợ Lớn cho trẻ em người Hoa.
- Nguyện xá thuộc Giáo Xứ: Nguyện xá là một mô hình giáo dục đức tin và niềm vui sống tinh thần trẻ dành cho các thanh thiếu niên nam-nữ theo tinh thần Cha Thánh Gioan Bosco
- Nhận và đào luyện ơn gọi bản xứ
Từ 13/ 05/ 1963 đến 30/ 04/ 1975
Năm 1963, tỉnh dòng Hồng Kông mua lại chủng viện Vinh, tại Tam Hà- Thủ Đức, cách Sài gòn khoảng 15 km. Các chị chuyển đến cộng đầu tiên ngày 13.05.1963.
Dưới sự tài trợ của chính phủ Italia, các FMA tại Việt Nam đã đặt xây dựng “Vườn trẻ Lina”, công trình này dành cho vịêc giáo dục, đặc biệt cho trẻ nghèo.
Từ năm 1967, các FMA Việt Nam đầu tiên đã trở về sau thời gian đào luyện, từ đó, hằng năm có thêm nhân sự đã được đào luyện từ Italia trở về.các chị đã chung tay với các vị truyền giáo đặt nền móng cho Tu Hội tại Việt Nam.
Những công cuộc
- Đào luyện ơn gọi - Nội trú
- Nguyện xá: Cho trẻ nữ
- Giáo lý giáo xứ, chú trọng nhiều hơn đến giáo lý bí tích và giáo lý cho tuổi thanh thiếu niên
- Lớp dạy may cho những thiếu nữ nghèo trong giáo xứ và những vùng lân cận
- Trường Mẫu Giáo, trường Trung học
- Một điểm truyền giáo cho người nghèo và ngoại giáo trong địa phương.
Trong thực tế, ơn gọi càng đông, việc tông đồ càng nhiều, càng đòi hỏi các chị thiết lập một nền móng tinh thần vững chắc và một cơ cấu rõ ràng, đồng thời đề ra được những chiến lược phát triển có khả năng làm rõ và làm sống mạnh mẽ đoàn sủng trong lòng giáo hội, bằng việc dành ưu tiên nhiều hơn cho những người trẻ, cách riêng là trẻ nữ.
2/ GIAN NAN VÀ THỬ THÁCH: 1976- 1990
Ngày 30.04.1975, thống nhất đất nước, các vị truyền giáo được mời ra khỏi Việt Nam. Tu hội bấy giờ còn lại 16 sr. Việt Nam, gồm 5 khấn trọn và 11 khấn tạm với cộng đoàn Thánh Giuse - Tam Hà và cộng đoàn Trinh Nữ Vương - Thanh Đa (Sài Gòn). Năm 1976 có thêm cộng đoàn thứ 3 ở Đức Huy, Gia Tân - Đồng nai.
Năm 1987, cuộc viếng thăm của Mẹ Bề Trên Giám Tỉnh Hồng Kông, đánh dấu việc liên lạc trở lại với Trung Ương sau 12 năm gián đoạn.
Đây có thể gọi là giai đoạn của những gian nan, thử thách; một tình cảnh chung sau giải phóng, các trường sở đóng cửa - những phương tiện giúp thể hiện đoàn sủng giáo dục dường như bế tắc…thế nhưng tình thế ấy lại gia tăng gấp bội lòng tín thác, nhiệt thành rao giảng đức tin và hoà mình trong những ưu tư của giáo hội. Các chị em đã làm tất cả những gì có thể và chăm chút hơn trong việc giáo dục đức tin, ơn gọi và người nghèo.
Công cuộc
- Dạy giáo lý tại giáo xư - Huấn luyện Giáo lý viên giáo xứ. Giáo lý cho các nhóm trẻ
- Tham gia mục vụ giáo xứ trong việc giúp các hội đoàn sinh hoạt trong giáo xứ
- Nhóm trẻ gia đình và lớp Mẫu giáo,
- Thu tập các trẻ nghèo để dạy chữ, gọi là các lớp tình thương,
- Mục vụ ơn gọi
3/ KIỆN CƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN: 1990- 2007
Do sự phát triển về nhân sự, nhu cầu hiện diện cùng với những lời mời của giáo quyền địa phương, tu hội tại Việt Nam có thêm 5 cộng đoàn mới.
Trong thời gian này, Tu hội tập trung hơn việc kiện cường nơi các chị em về mọi mặt, nâng cao trình độ kiến thức tôn giáo, Tu hội, xã hội với các khóa học trong và ngoài nước. Đồng thời quan tâm nhiều hơn đến việc đào luyện theo những hướng dẫn của Tu Hội và Giáo Hội
Công cuộc
- Nguyện xá
- Huấn luyện Giáo Lý Viên. Giáo lý cho những đối tượng trẻ, tuổi từ 3 đến 25 trong giáo xứ.
- Hướng dẫn và đồng hành với công nhân di dân và cộng tác với mục vụ di dân của các Giáo xứ.
- Trường Mẫu giáo, Lớp tình thương, và 2 điểm trường phổ cập.
- Lưu xá cho Sinh Viên nữ (2 địa điểm)
- Tìm việc làm cho các thiếu nữ và các gia đình
- Điểm truyền giáo cho người dân tộc.
Theo quyết định của Trung Ương, Á Tỉnh Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Việt Nam (VTN) được chính thức thành lập ngày 16. 07. 2003. Hiện nay (năm 2008) Tu hội có 129 Srs gồm 70 khấn trọn, 59 khấn tạm và 22 tập sinh; với 10 cộng đoàn và 2 điểm hiện diện truyền giáo.
Á tỉnh tiếp tục những công cuộc hiện có và củng cố, phát huy cho ngày càng chất lượng hơn. Bên cạnh những tín hiệu tốt của những rộng mở, có những lo âu do sự thay đổi quá nhanh chóng của xã hội và khủng hoảng gia đình, đã tác động trực tiếp trên những người trẻ. Tình huống này đã trở thành bài tóan khó cho việc đồng hành với người trẻ.
Những định hướng cho giai đoạn mới trong ánh nhìn thành tín và hy vọng
Qua dòng lịch sử với những thăng trầm, Á Tỉnh nhận thức chính việc sống Lời Chúa với độ sâu, việc nắm bắt rõ ràng linh đạo hội dòng và nhiệt tình say mê các linh hồn đã là neo vững chắc cho lòng trung thành và sáng tạo với Tu Hội và Giáo hội. Á tỉnh hướng đến:
- Tiếp tục đào sâu kinh nghiệm thánh hiến ngang qua việc sống Lời Chúa
- Tiếp tục chú trọng đến đào tạo ơn gọi theo những hướng dẫn của Tu Hội - Giáo Hội, làm chứng tá mạnh mẽ giữa lòng Giáo Hội -Xã Hội
- Sống ơn đoàn sủng và hội nhập văn hóa ơn đoàn sủng cách trung thành và sáng tạo:
· * Nghiên cứu về tình trạng người trẻ, thiết lập mạng lưới giáo dục.
· * Xây dựng và phát triển mạng lưới kinh tế liên đới phục vụ cho lợi ích người nghèo.
http://www.dongten.net