PDA

View Full Version : Ngày 13-09 : Thánh Gioan Chrysostom



hoathuytinh
13-09-2007, 07:38 AM
Thánh Gioan Chrysostom


https://thanhcavietnam.info/HinhAnh-Logo/CacThanh/Th.JohnChrysostom.jpg
Sự mơ hồ và mưu đồ trong thời đại Thánh Gioan Kim Khẩu, vị thuyết giáo đại tài của Antioch, là đặc tính của bất cứ ai có địa vị sống ở thành phố lớn trong thời ấy. Ðược đưa đến Constantinople sau mười hai năm sống đời linh mục ở Syria, bỗng dưng Thánh Gioan thấy mình là nạn nhân bất đắc dĩ của vị hoàng đế mưu mô muốn đưa ngài làm giám mục của thành phố lớn nhất triều đình. Là một người khổ tu, không bệ vệ nhưng có phẩm cách, và bị đau bao tử vì những ngày sống trong hoang địa như một ẩn sĩ, Thánh Gioan bắt đầu chức giám mục dưới mây mù chính trị của triều đình.

Nếu thân xác ngài yếu đuối thì miệng lưỡi của ngài lại mạnh dạn. Nội dung các bài giảng của ngài, điều ngài dẫn giải về Kinh Thánh, không bao giờ sai vấn đề. Có khi những quan điểm ấy chọc giận giới quyền cao chức trọng. Có khi một số bài giảng kéo dài đến hai giờ đồng hồ.

Lối sống của ngài ở triều đình không được một số cận thần ưa thích. Ngài đề nghị một chỗ ngồi khiêm tốn cho các kẻ bợ đỡ hàng giáo phẩm đang chầu chực để được hưởng ơn mưa móc của triều đình và giáo hội. Thánh Gioan phàn nàn về nghi thức triều đình đã đưa ngài lên địa vị cao hơn các viên chức chính phủ. Ngài không phải là người muốn được ưu quyền.

Vì nhiệt huyết nên ngài hành động. Những giám mục hối lộ để được quyền cao chức trọng đều bị truất phế. Nhiều bài giảng của ngài kêu gọi những hành động thực tiễn để chia sẻ của cải cho người nghèo. Người giầu không thích thú gì khi nghe thánh nhân nói rằng, sở dĩ có của cải trần gian là vì Adong phạm tội, cũng như các ông không thích nghe ngài nói về sự trung tín trong hôn nhân của người chồng cũng giống như người vợ. Ðối với vấn đề công bình và bác ái, Thánh Gioan không bao giờ chấp nhận thái độ kỳ thị trong việc áp dụng.

Vì lối sống tách biệt, vì tính khí thẳng thắn, nhất là khi trên tòa giảng, Thánh Gioan chắc chắn là mục tiêu để nhiều người chỉ trích và hục hặc cá nhân. Ngài bị kết tội tham ăn uống một cách lén lút. Vì trung thành trong công việc linh hướng cho một quả phụ giầu có, là bà Olympia, ngài đã bị cho là giả hình trong vấn đề của cải và bác ái. Hành động của ngài chống với các giám mục bất xứng ở Tiểu Á bị các giáo sĩ khác coi là hám danh, lạm dụng quyền thế trái với quy tắc giáo luật.

Hai nhân vật nổi tiếng thời ấy đã đích thân làm mất uy tín Thánh Gioan là Theophilus, là Tổng Giám Mục Alexandria, và Hoàng Hậu Eudoxia. Theophilus sợ rằng địa vị của Ðức Giám Mục Constantinople ngày càng quan trọng nên đã nhân cơ hội kết án Thánh Gioan là dung dưỡng tà thuyết. Ðứng sau Theophilus và các giám mục không ưa gì Thánh Gioan là hoàng hậu Eudoxia. Bà bực tức với bài giảng của thánh nhân về sự tương phản giữa giá trị phúc âm và cuộc sống xa hoa của triều đình. Không biết vô tình hay cố ý, một số bài giảng của ngài đề cập đến Jezebel* đáng ghê tởm và Herodias** vô đạo như những đồng minh của bà hoàng hậu, là người sau cùng đã xoay xở để Thánh Gioan phải lưu đầy. Ngài chết trong cảnh đầy ải năm 407.

--------------------------------------------------------------------------------

* Jezebel là một cái tên đã trở thành biểu tượng, đồng nghĩa với xảo trá và tội lỗi và thường để gán cho những phụ nữ dối trá một cách trơ trẽn.
** Herodias là người đã dùng nhan sắc để lấy người em rể có quyền thế là vua Hêrôđê Antipas. Herodias là người đã mưu mô để giết Thánh Gioan Tẩy Giả.

Nguồn: www.NguoiTinHuu.com

dvtung
28-09-2007, 06:59 AM
Thánh Gioan Kim Khẩu một trong các người cha của học thuyết xã hội của Hội Thánh
[align=justify:bbeac3cc9e]Thánh Gioan Kim Khẩu một Phaolô thứ II, một trong các người cha của học thuyết xã hội của Hội Thánh và là một mục tử chăm lo thăng tiến nữ giới, hôn nhân và gia đình. Đức Thánh Cha Biển

Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến hơn 20.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu sáng thứ tư 26-9 tại quảng trường thánh Phêrô. Trong số các nhóm hiên diện tại quảng trường cũng có các linh mục sinh viên hai trường thánh Phêrô và Phaolô của Bộ Truyền Giáo, trong đó có một số linh mục Việt Nam. Từ Á châu có đoàn hành hương Thái Lan. Từ châu Mỹ Latinh có các nhóm hành hương Mehicô, Chile, Argentina và Brasil. Trong số các nước tây âu đông nhất là các đoàn hành hương Italia và Đức. Từ Đông âu có các nhóm Ba Lan, Slovac, Tchèques và Croat.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã tiếp tục trình bầy gương mặt của thánh Gioan Kim Khẩu. Sau thời gian sống tại Antiokia năm 397 thánh Gioan Kim Khẩu được chỉ định làm Giám Mục thành Constantinopoli là thủ đô phương đông của đế quốc Roma. Ngay từ đầu thánh nhân đã có chương trình cải tổ Giáo Hội tại đây. Sự khắc khổ của dinh Giám Mục phải là gương cho hàng giáo sĩ tu sĩ, các góa phụ, nhân viên trong triều đình và người giầu sang. Nhưng nhiều người bị thánh nhân phê bình đã xa lánh thánh nhân.

Đề cập đến lòng yêu thương dân nghèo của thánh Giám Mục Gioan Kim Khẩu Đức Thánh Cha nói: Vì lo lắng cho người nghèo nên Đức Cha Gioan cũng được gọi là ”người làm phúc”. Thật vậy, như là quản lý biết lưu tâm người đã thành công trong việc thành lập các cơ cấu bác ái được đành gía rất cao. Hoạt động của người trong nhiều lãnh vực khiến có kẻ coi người là địch thủ nguy hiểm. Nhưng như là mục tử đích thật thánh Gioan Kim Khẫu đối xử với tất cả mọi người một cách rất thân ái và đầy tình phụ tử. Người có các lời nói dịu hiền đối với phụ nữ, và đặc biệt săn sóc hôn nhân và gia đình. Người dùng tài sáng tạo của mình để khiến cho phụng vụ trở thành hấp dẫn và mời gọi tín hữu tham dự cuộc sống phụng tự.

Tuy có con tim tốt lành thánh nhân đã không có cuộc sống yên hàn. Là chủ chăn của thủ đô đế quốc, người luôn phải tiếp xúc với các giới chức chính quyền và cơ cấu dân sự, và va chạm với các vấn đề và các âm mưu chính trị. Trong cuộc sống Giáo Hội, năm 401 thánh Gioan Kim Khẩu đã phải cách chức 6 Giám Mục được lựa chọn một cách bất xứng, nên người bị tố táo là vượt quá quyền bình của mình và bị chỉ trích. Thêm vào đó là sự hiện diện của vài tu sĩ Ai Cập ẩn náu tại Constantinopoli sau khi bị Đức Thượng Phụ Teofilo thành Alessandria ra vạ tuyệt thông. Các lời thánh Gioan Kim KHẩu khiển trách hoàng hậu Eudossia và các phụ nữ mất nết, khiến cho họ bịa chuyện nói xấu và chửi bới thánh nhân. Năm 403 thánh Gioan Kim Khẩu đã bị chính Đức Thượng Phụ Teofilo cách chức trong công nghị, và bị đi đầy một thời gian ngắn. Sau khi đi đầy trở về, thánh nhân lại bị tố cáo vì đã cho rằng các lễ mừng hoàng hậu là các lễ sang trọng ngoại giáo, và vì vụ đuổi các linh mục có nhiệm vu ban bí tích Rửa tội trong đêm vọng Phụs sinh năm 404. Lần này thánh nhân và những người theo ngài bị bắt bớ thực sự. Khi đó thánh Gioan Kim Khẩu mới viết thư cho Giám Mục Roma là Đức Giáo Hoàng Inncocenzo I. Nhưng đã qúa trễ. Năm 406 thánh nhân bị đi đầy sang Cucusa bên Armeni. Đức Giáo Hoàng Innocenzo I xác tín thánh nhân vô tội, nhưng không có quyền giúp thánh nhân. Công Đồng nhằm hòa giải hai phe và hai Giáo Hội xung khắc với nhau đã không thể triệu tập. Từ Cucusa thánh nhân bị đầy sang Pytius xa xôi hẻo lánh, cốt để người không thể liên lạc với các tín hữu. Các bức thư viết từ nơi đầy ải cho thấy người chia sẻ các âu lo và các bắt bớ, mà tín hữu của người phải gánh chịu. Con đường đẫn đưa tới cái chết dừng lại ở Comana bên Pontio. Tại đây thánh Gioan Kim Khẩu hấp hồi và được đưa vào nhà nguyện kính thánh Basilisco, rồi trút hơi thở cuối cùng và được chôn bên cạnh thánh Basilisco tử đạo (Palladio, Vita 119). Đó là ngày 14 tháng 9 năm 407, lễ Suy tôn Thánh Giá.

Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC nói: Việc tái lập danh dự cho thánh Gioan Kim Khẩu xảy ra vào năm 438 với hoàng đế Teodosio II. Hài cốt của thánh Gioan Kim Khẩu được cất giữ trong nhà thờ các Thánh Tông Đồ tại Constaninopoli, và vào năm 1204 được đem về Roma và hiện được cất giữ trong nhà nguyện của các Kinh sĩ đền thờ thánh Phêrô. Ngày 24 tháng 8 năm 2004 Đức Gioan Phaolo II đã tặng một phần hài cốt của thánh nhân cho Đức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Giáo Hội chính thống Constantinopoli. Giáo Hội kính thánh nhân ngày 13 tháng 9 và Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên bố thánh Gioan Kim Khẩu là Bổn Mạng của Công Đồng Chung Vaticăng II.

Thánh Gioan Kim Khẩu được coi như Phaolô thứ II, tiến sĩ hoàn vũ. Trong các chú giải về biến cố tạo dựng của sách Sáng Thế thánh, nhân muốn cho tín hãu thấy ba bậc thang của việc tạo dựng. Thứ nhất là vẻ đẹp của thụ tạo và vẻ trong sáng của Thiên Chúa như là chiếc thang giúp chúng ta leo lên với Thiên Chúa. Nhưng vì chúng ta yếu đuối và mắt của chúng ta yếu kém nên Thiên Chúa chiều chuộng chúng ta, bằng cách gửi cho con người đã sa ngã một bức thư là Kinh Thánh. Qua đó, chúng ta khám phá rằng Thiên Chúa là ”cha dịu hiền” (philosorgios), bác sĩ của linh hồn (Omelia 40,3 sulla Genesi) là hiền mẫu và là người bạn dễ thương mến (Sulla providenza 8,11-12). Bước thứ ba là chính Thiên Chúa nhập thể làm người và trở thành ”Thiên Chúa ở cùng chúng tôi”, trở thành người anh em cho tới chết trên Thập Giá. Sau cùng còn bước thứ tư nữa: đó là Thiên Chúa bước vào chính cuộc sống của chúng ta qua Chúa Thánh Thần và biến đổi con tim chúng ta từ bên trong.

Dựa trên nền tảng thần học này, khi chú giải sách Công Vụ, thánh Gioan Kim Khẩu đề nghị lấy mẫu gương của Giáo Hội khai sinh (Cv 4,32-37) làm mẫu mực cho xã hội, bằng cách khai triển một kinh thành lý tưởng. Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau: Thật ra đây là việc trao ban cho kinh thành xã hội một linh hồn, một gương mặt kitô. Nói cách khác, thánh Gioan Kim Khẩu đã hiểu rằng làm phúc bố thí không thôi, thỉnh thoảng trợ giúp người nghèo không thôi, không đủ, cần phải tạo ra một cơ cấu mới, một kiểu mẫu xã hội mới; một kiểu mẫu dựa trên viễn tượng Tân Ước. Giáo Hội khai sinh vén mở cho thấy xã hội mới. Như thế thánh Gioan Kim Khẩu thực sự là một trong các người cha lớn của giáo thuyết xã hội của Hổi Thánh; ý niệm thành phố của quan niệm hy lạp được thay thế bằng tư tưởng kitô về thành phố lấy hứng từ lòng tin kitô. Cùng với thánh Phaolô (1 Cr 8,11) thánh Gioan Kim Khẩu ủng hộ quyền tối thượng của từng kitô hữu, của bản vị con người, kể cả khi đó là một nô lệ hay người nghèo. Chương trình của thánh nhân sửa sai quan niệm truyền thống hy lạp về thành phố, trong đó đa số các giai tầng xã hội bị tước đoạt quyền công dân; trong khi trong thành phố kitô tất cả đều là anh chi em với nhau và có các quyền bình đẳng như nhau.. Như thế thánh Gioan Kim Khẩu bắt đầu quan niệm về một xã hội được xây dựng bởi lương tâm kitô và người nói với chúng ta rằng kinh thành của chúng ta là một ”kinh thành khác” ”quê hương chúng ta là ở trên trời” (Pl 3,20), nhưng quê hương này kể cả dưới đất này nữa cũng khiến cho chúng ta bình đẳng với nhau, là anh chị em với nhau và bắt buộc chúng ta sống tình liên đới. Vào cuối đời mình thánh Gioan Kim Khẩu lập lại đề tài của bài giảng đầu tiên năm 386 nói về chương trình của Thiên Chúa đối với nhân loại: một chương trình ”không thể diễn tả nổi và không thể hiểu nổi”, nhưng được Thiên Chúa hướng dẫn với tất cả tình yêu thương (x. Sulla provvidenza 2,6). Đó cũng là xác tín của chúng ta. Cả khi chúng ta không thể đọc hiểu các chi tiết của lịch sử cá nhân và tập thể, chúng ta vẫn biết rằng chương trình của Thiên Chúa luôn được tình yêu thương linh ứng.

Buổi tiếp đã kết thúc với kinh Lậy Cha và phép lành Tòa Thánh ĐTC ban cho mọi người.[/align:bbeac3cc9e]
Linh Tiến Khải

Nguồn: http://vietvatican.net/