PDA

View Full Version : ĐÔI MẮT



hongbinh
26-12-2010, 07:21 AM
ĐÔI MẮT


http://truyenthongconggiao.org/DesktopModules/TTONews/LoadImage.aspx?NewsPK=2855


Một hình ảnh đẹp, một góc phố, một chiếc cầu thơ mộng… đã lưu lại trong tôi lúc nào không hay biết. Thoáng nghĩ suy, tôi chợt nhận ra đó là những kỷ niệm đã một lần trải nghiệm qua cuộc đời. Có lúc nó đã gõ cửa lòng tôi, thúc giục tôi mở to đôi mắt nhìn xem và thưởng thức. Chính những lúc ấy, đôi mắt như cửa ngõ mời đón những người bạn từ xa lạ trở nên thân quen theo tôi suốt hành trình làm người. Bởi vậy, người đời mới ví von “đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”.

“Đôi mắt” là một cơ phận của con người, là đề tài của bao nhạc sĩ, thi sĩ, nhà văn; là đối tượng để phái đẹp trang điểm thêm nếp son, màu phấn và được gọi với nhiều tên khác nhau: mắt nai, mắt bồ câu, mắt nhung, mắt ngọc… Trong bài “Tống biệt hành” của nhà thơ Thâm Tâm, tác giả cũng đã diễn tả tâm trạng của em nhỏ ngây thơ qua đôi mắt biếc xoe tròn:

Ta biết người buồn sáng hôm nay:
Trời chưa mùa thu, tươi lắm thay,
Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...

Hay như Đặng Xuân Khánh có lần cũng bộc bạch:

Em, người bạn tình xa
Anh chỉ muốn nói là
Ở trong đôi mắt anh
Em… em là tất cả!

Đôi mắt là thứ ngôn ngữ không lời có thể truyền tải được những thông tin diễn biến tâm hồn con người. Nó là nơi phát ra nhiều tín hiệu tới đối phương và cũng là điểm tiếp nhận nhiều thông tin hơn các cơ phận khác trong cơ thể chúng ta. Nếu ai bị hỏng mắt, ta không được nhìn những biểu hiện của tâm hồn qua mắt của họ. Nếu đôi mắt kém, ta sẽ nhìn thế giới ra mờ nhạt, không rõ nét. Nếu đôi mắt chỉ nhìn thấy toàn màu đen, ta cảm thấy cuộc đời không đáng yêu, đáng sống, cảnh vật trở nên vô tình, hững hờ như chưa một lần quen biết. Nếu đôi mắt bị mù, ta cảm thấy thật đáng thương cho thân phận và chỉ muốn kêu lên một tiếng như sự nuối tiếc: Ôi, đôi mắt!

Trong quan hệ giao tiếp, giới chuyên môn đánh giá rằng “đôi mắt biết nói”. Những trạng thái vui, buồn, tức giận, nghi ngờ, chán nản, yêu, ghét… đều được thể hiện qua từng ánh mắt. Đôi mắt để nhìn xem cảnh vật, để đọc sách, quan sát sự vật thay đổi từng ngày đang diễn ra xung quanh ta, đồng thời diễn tả cảm xúc của mình cùng mọi người… Chàng thanh niên Daniel nộp đơn xin việc, anh đáp ứng đủ các điều kiện tuyển dụng cho công việc mà anh nộp đơn (thậm chí còn vượt tiêu chuẩn đưa ra), thế nhưng anh lại bị loại. Điều đó khiến Daniel thực sự sốc. Khi gọi cho nhà tuyển dụng, anh nhận được câu trả lời rằng: “Về chuyên môn anh rất giỏi, nhưng anh thiếu một ánh mắt biết nói”. (x. Carol Kinsey Goman, Sức mạnh của ngôn ngữ không lời, NXB Tổng hợp TP.HCM, trang 52). Quả thực, ánh mắt là một loại ngôn ngữ giao tiếp không kém phần quan trọng trong cuộc sống thường ngày. Vì vậy ta hay nghe nói và chính mình đôi lúc cũng sử dụng những câu: “Đôi mắt của cậu ấy trông thật dễ thương”, “ánh mắt anh ấy loé lên một niềm vui, niềm hy vọng”…

Thật hạnh phúc cho những ai có đôi mắt sáng trong cuộc đời. Đôi mắt đã cho họ tận hưởng biết bao danh lam, thắng cảnh của thiên nhiên ban tặng. Đôi mắt đã gắn kết nghĩa tình trong gia đình, giúp mỗi người nhận ra nhau là máu mủ ruột rà, là anh em đồng loại.

Hạnh phúc cho những ai có đôi mắt sáng trong cuộc đời. Đôi mắt đã tạo nên những nhịp cầu đưa con người xích lại gần nhau hơn. Đôi mắt xoá bỏ sự xa cách khi con người biết nhìn nhau bằng ánh mắt thân thiện; đôi mắt tỏ ra sự cảm thông, tương trợ, sự đồng cảm chân tình với những cảnh đời thiếu may mắn.

Cũng thật bất hạnh cho những ai có đôi mắt mà không nhìn thấy gì hiện hữu, họ chỉ cảm nhận khi nghe người khác kể lại hoặc tưởng tượng trong tâm trí. Chính “cửa sổ tâm hồn” ấy đôi lúc cũng tạo nên những ánh nhìn thiếu thiện cảm, dựng nên những hàng rào cản ngăn tình người và khơi lên những hố sâu khó lấp đầy trong quan hệ giao tiếp thường ngày.

Có thể nói, đôi mắt là một kiệt tác của Tạo Hoá ưu đãi cho mỗi người chúng ta. Đôi mắt chứa đựng rất nhiều điều đôi khi ta không muốn nói ra thành lời. Hãy để cho đôi mắt diễn tả những điều ấy. Hãy bảo vệ đôi mắt mình thật trong sáng, lành mạnh và nhìn mọi người bằng một đôi mắt đong đầy yêu thương, đồng thời nhạy bén nhận ra ánh mắt của người khác khi họ thể hiện tâm trạng để sớt chia, san sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, và dùng nó như phương tiện giao tiếp, kết nối mọi người xung quanh ta.
truyenthongconggiao
Xuân Nguyên

Hiền Lâm
26-12-2010, 08:41 AM
ÁNH MẮT...


Hiền Lâm
… Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu thì tình yêu đã có từ đời đời, nghĩa là có trước cả vũ trụ. Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu thì tình yêu không lệ thuộc một không gian nào, nghĩa là tình yêu ở khắp mọi nơi. Thế mà nhiều người vẫn hát: tình yêu có từ nơi đâu, để rồi đi tìm tình yêu ở một khúc sông cầu nào đó. Tình yêu rất trừu tượng nhưng cũng rất thực tế, ngọt mà đắng, bùi mà cay, gần mà xa… Tình yêu được ví như căn bệnh ngặt nghèo của hai con tim lành mạnh. Tình yêu là sự bay bổng của hai con người không có cánh. Tình yêu là sự bùng nổ động cơ đốt trong của hai tâm hồn. Tình yêu là điều tốt đẹp lan tỏa khắp thế giới… Tình yêu nếu thêm một sẽ bằng tất cả nhưng trừ đi một sẽ chẳng còn gì hết. Tình yêu còn được thi vị hóa như làn gió thoảng, như ánh trăng chiếu qua cửa sổ…vv và vv…
Nếu định nghĩa về tình yêu sẽ không bao giờ hết, và như đã nói ở trên, tình yêu ở khắp mọi nơi nên đâu phải dày công đi tìm nó, nhưng tình yêu sẽ đến và ra đi tùy tâm hồn của mỗi người. Vì thế, không phải đi tìm nhưng là hãy phá bức rào chắn của tâm hồn để đón nhận tình yêu và trao ban nó cho đối tượng mình yêu.

1. NHÌN NHAU
Tình yêu có từ khởi thủy, phát xuất từ cái nhìn đầu tiên khi Chúa Cha - Chúa Con chiêm ngắm và yêu mến nhau vô cùng, đã phát xuất ra Thánh Thần Tình Yêu. Tuy trái tim là nơi phát xuất tình yêu, nhưng nó lại được biểu lộ đầu tiên qua ánh mắt, rồi mới đến các cơ quan khác của thân thể. Thế mới có câu hát: “Anh đã yêu em từ cái nhìn đầu tiên”. Cái nhìn đầu tiên đó, là tín hiệu mạnh nhất được phát đi, là thông điệp không lời của hai người yêu nhau, mà người đầu tiên nhận ra ánh mắt “đưa tình” đó lại chính là ông bà nguyên tổ của chúng ta. Chúng ta chẳng lạ gì khi cặp tình nhân cứ nhìn nhau say đắm, nhìn nhau không biết chán, nhìn nhau đến mức như chỉ còn hai người hiện hữu, nhìn nhau cho vạn vật biến tan, cho vũ trụ quay cuồng, cho thỏa lòng nhung nhớ... Một cái nhìn của cô gái có thể thiêu cháy trái tim bao chàng trai trẻ, đến nỗi:
Mắt em đốt cháy trái tim,
hồn anh gục ngã chết chìm biển mơ.
Vâng, có thể một đại tướng xưng hùng bách chiến bách thắng, nhưng lại ngã gục bởi một cái nhìn của cô thôn nữ xuân thì. Một trận cuồng phong có thể không lay động nổi con tim, nhưng chỉ một cơn gió thoảng nhẹ nhàng lại cuốn phăng cả ngục tù băng giá của tâm hồn.
Ánh mắt “đưa tình” tạo nên một sự mời gọi, một sự quyến rũ “mê hồn trận”, đến lúc đối tượng phải ra ngẩn vào ngơ, và nỗi nhớ còn vượt quá khả năng đề kháng của nghị lực con người, để rồi:
“Nhớ ai, ra ngẩn vào ngơ?
Nhớ ai, ai nhớ bây giờ nhớ ai?”
(Ca dao).
Như đã nói, thông điệp của ánh mắt là ngôn ngữ không lời, nó diễn tả ngôn ngữ của trái tim và từ trái tim này trả lời cho cả những mầu nhiệm mà lý trí không bao giờ với tới được. Ánh mắt còn hàm chứa và biểu lộ những vui buồn, yêu thích, hờn giận, thất vọng, chán chường…. Gặp một ánh mắt long lanh của thiếu nữ có thể chắc nàng đang yêu, gặp ánh mắt buồn biết rằng họ đang còn đau khổ, gặp ánh mắt sáng ngời chắc họ đang vô tư và hạnh phúc, và nếu gặp một ánh mắt trừng trừng thì chắc chắn họ đang hằn học giận dữ…
Ánh mắt tràn trề yêu thương thì luôn gởi đi những thông điệp yêu thương và biểu lộ một sự tràn ngập yêu thương từ đáy tâm hồn. Đức Giêsu đã nhìn Phêrô bằng cái nhìn yêu thương mà không nói một lời nào, ấy thế mà Phêrô đã nhận ra thông điệp của Ngài để hối cải ăn năn và tin tưởng vào lòng khoan dung tha thứ của Thiên Chúa.
… Ánh mắt yêu thương dành cho Phêrô ngày nào vẫn nhìn bạn nơi Bí Tích Thánh Thể, ánh mắt yêu thương ấy vẫn mòn mỏi trông bạn, như người cha cứ hướng mắt ra đường nhìn đăm đăm về phía đứa con hoang đàng ra đi và mong nó trở về.

2. CÙNG NHÌN VỀ MỘT HƯỚNG
Sau cái nhìn đưa tình đầu tiên ấy là một lời mời gọi bạn tình hướng đến một chân trời mới. Chính vì vậy mà Exupéry nói: “Yêu nhau là cùng nhìn về một hướng”. Vâng, cùng nhìn về một hướng để xây dựng tương lai. Sự thành công hay thất bại trong tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng lệ thuộc vào hướng đi của hai người. Nếu hai người cứ theo hướng riêng của mình, không thống nhất với nhau thì dễ tan vỡ hạnh phúc.
Chúa Giêsu luôn hướng về Chúa Cha, để nói tiếng “xin vâng”, sẵn sàng chọn thánh giá, chọn đường hy sinh cứu độ, hướng về Chúa Cha để cầu xin ơn lành cho nhân thế. Đức Kitô cũng cùng với Chúa Cha hướng về con người và cùng một hướng yêu thương và cứu độ con người. Chúng ta cũng được mời gọi đồng hướng với Chúa Giêsu, là luôn hướng về Chúa Cha để tìm Thiên Ý và cùng hướng về con người để hiệp thông cứu độ. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn không thiếu những lần chúng ta đi theo hướng ngược lại, để chạy theo thú vui như người con hoang đàng, không thiếu những lần theo hướng đi của sự toan tính lừa gạt như Giuđa để rồi không ngại bán đứng tha nhân, không thiếu những lần luồn cúi như Hêrôđê bù nhìn, hoặc Philatô chỉ vì cái ghế….

Tóm lại, Ánh mắt đầy yêu thương của Chúa Giêsu Thánh Thể đang mời gọi ta cùng đồng hành và đồng hướng với Ngài, hãy học với Ngài để trao cho nhau những cái nhìn thân thiện và hãy cùng nhau tiến bước trong một hướng duy nhất là làm vinh danh Chúa và phần rỗi các linh hồn.

hongbinh
26-12-2010, 02:57 PM
Đôi mắt

Gia đình họ đã sống rất hạnh phúc. Những ngày nghỉ, họ thường cho con đi chơi công viên, dạo phố. Chị dắt tay con trai đi trước, anh thong thả đi đằng sau.


http://www.thegioiphunu-pnvn.com.vn/admin/RTE/Images/1232010/doimat.jpg

Chị luôn nắm tay con thật chặt. Lúc nào chị cũng nghĩ đường phố lắm người nhiều xe, lại còn bọn trẻ mới lớn tự xưng “anh hùng xa lộ” lạng lách như điên. Cứ nhìn thấy chúng, chị vội bế con đứng nép vào bên lề đường, hoặc rẽ vào một cửa hàng nào đó chờ cho chúng đi qua.

Một lần, có chiếc ô tô suýt cán vào con chị, chị liền lăn vào che cho con. Con trai chị thoát nạn nhưng chị bị thương. Đứa con trai nhìn mẹ, khóc và hỏi: “Mẹ thương con lắm phải không?”. Chị chỉ nhìn con cười.

Sau đó, hàng xóm thấy họ ít dạo phố hơn trước. Chồng chị bị ốm nặng. Đêm khuya, không có người trông con, một mình chị lưng cõng chồng, tay dắt con vào bệnh viện. Những ngày anh điều trị, hôm nào chị cũng phải dắt con vào chăm sóc chồng.

Đến bữa, chị nấu cháo rồi đánh nhuyễn, lọc kỹ, bón cho anh từng thìa. Mỗi thìa cháo, trước khi bón cho anh, chị đều đưa lên miệng thử trước, tránh cho anh bị bỏng. Khi đỡ ốm, anh rơm rớm nước mắt, nắm tay chị thật chặt: “Em thật tốt! Anh biết ơn em!”. Đứa con trai cũng rưng rưng: “Mẹ ơi, con thương mẹ!”. Chị vẫn chỉ cười, ôm con trai vào lòng.

Anh được ra viện. Cuộc sống gia đình lại trở nên bình thường. Những ngày nghỉ, cả nhà lại cùng nhau đi dạo phố. Anh còn yếu, chị vừa đi vừa đỡ anh, luôn miệng nhắc anh phải cẩn thận. Khi có ô tô đến gần, chị thường đứng trước mặt anh che chắn, đề phòng bất trắc.

Nhưng một ngày kia, không ai có thể ngờ, gia đình họ tan vỡ. Anh chạy theo cô gái khác. Cô ta trẻ hơn, hấp dẫn và khêu gợi hơn chị. Hình ảnh chị mờ dần trong tim anh. Anh thấy chị không chiều anh được như cô ta. Trong mắt anh, chị ngày một xấu.

Khi anh dọn đi, đứa con trai giữ chặt tay bố: “Tại sao bố bỏ đi? Chẳng phải bố đã khen mẹ tốt là gì?”. Người bố không dám nhìn vào mặt con. Anh ta nhắm mắt lại như để chạy trốn. Hình ảnh ấy đã ăn sâu vào trong ký ức của đứa con...

Rồi con chị khôn lớn. Cậu vẽ rất đẹp. Nhưng có điều đặc biệt, những người đàn ông cậu vẽ đều không có mắt.

Có người xem những bức tranh cậu vẽ, lấy làm lạ, hỏi: “Người này là ai vậy?”.

“Cháu vẽ bố cháu đấy!”, cậu đáp.

Người kia hỏi tiếp: “Sao cháu vẽ bố mà lại không vẽ mắt?”.

Cậu bé trả lời ráo hoảnh: - Bố cháu không có mắt!

Truyện cực ngắn của Lưu Quốc Phương (Trung Quốc)[/