PDA

View Full Version : XIN DÂNG CHÚA TRĂM TRIỆU LỜI CA



hongbinh
29-12-2010, 12:53 PM
Xin được chia sẻ cùng các bạn chương trình hội thảo ca trưởng của Giáo phận Ban Mê Thuột, hy vọng có một chút gì đó giúp ích cho chúng ta trong vấn đề phụng vụ thánh nhạc...., đây là chương trình hội thảo mà ban thư ký của Ban Thánh Nhạc GP ghi lại, nếu có gì thiếu sót rất mong các bạn miễn thứ ....


Giáo Phận Banmêthuột
Liên Uỷ Ban Phụng Tự – Thánh Nhạc
------

Chủ đề: XIN DÂNG CHÚA TRĂM TRIỆU LỜI CA

http://ca2.upanh.com/18.651.23089965.C320/1032655.jpg (http://www.upanh.com/upanh_103_2655/v/6tu4czcr7sd.htm)



NỘI DUNG
PHẦN I: KHAI MẠC

Bài nói chuyện của ĐGM

1/ Tôi rất vui mừng được gặp gỡ các Ca trưởng, các thành viên Ban Phụng Tự thuộc các Giáo Xứ trong Giáo Phận lần đầu tiên họp mặt tại Giáo Xứ Nam Thiên đây, để lắng nghe đường hướng của Giáo Hội trong lãnh vực Phụng Vụ và Thánh Nhạc. Để trao đổi với nhau các kinh nghiệm đã trải qua trong thực tế tại các Giáo Xứ, và để góp ý cho Ban Thánh Nhạc Giáo Phận có thể đề ra một kế hoạch đào tạo và sinh hoạt cho tương lai.

Trong thế chiến thứ hai, tại một chiến tuyến giữa Đức và Pháp, cuộc chiến đang diễn ra quyết liệt. Nhưng tới lễ Giáng Sinh, có lệnh đình chiến, tiếng súng im và tiếng nhạc từ hai chiến hào nổi lên, vang vọng bài Đêm Thánh Vô Cùng. Hai bên chiến tuyến đều cùng vang lên một bài hát. Tại sao không hát chung với nhau ?

Thế là, không ai bảo ai, quân lính từ cả hai phía đều nhảy lên cầm tay nhau vừa nhảy vừa hát… Thế rồi, thời gian đình chiến qua đi, ai nấy về vị trí cũ, và lại thế rồi tiếng súng tiếp tục ran lên… Tiếc thật! Tại sao không tiếp tục hát nữa đi, nhất là những bài Thánh Ca ? … Tiếng hát quả đã hòa giải con người với nhau, và đưa con người về với Chúa.
Tiếng hát trong Phụng Vụ cũng thế và hơn thế, Thánh Ca hợp nhất cộng đoàn Phụng Vụ, và dẫn cộng đoàn tới Thiên Chúa.

2/ Nhưng tất cả mọi sinh hoạt liên quan tới tập thể cũng đều có quy luật của chúng.

Muốn giao thông được an toàn, trước tiên phải đi bên phải. Một cộng đoàn muốn hát hay trước hết phải hát cho đều, nghĩa là hát đúng nhịp.
Thánh Ca cũng có những quy luật riêng. Các bài thuyết trình trong ngày họp mặt này sẽ cho chúng ta thấy các hướng dẫn của Giáo Hội liên quan tới lãnh vực Thánh Nhạc, để giúp chúng ta hát đúng hơn, hay hơn, hợp nhất hơn. Nhờ đó cộng đoàn, Giáo xứ sẽ sống đạo đức hơn, tham gia Phụng vụ tích cực hơn.

Xin chúc các ca trưởng và các thành viên tham dự đạt được nhiều kết quả trong lần họp mặt đầu tiên này.
Giáo xứ. Nam Thiên, ngày 24/10/2007

Phaolô Nguyễn Văn Hòa

Giám Quản GP Banmêthuột






PHẦN II: BÀI THUYẾT TRÌNH I
Cha Gioan Bùi Quang Đạo




VAI TRÒ CỦA THÁNH NHẠC TRONG PHỤNG TỰ.




http://ca8.upanh.com/18.652.23090651.RtC0/1032672.jpg


Tính từ phải qua: cha Gio An Bùi Quang Đạo ( TB Phụng tự), cha Phê Rô Nguyễn Thành Thiện ( TB Thánh nhạc GP),Đức cha Phao Lô Nguyễn Văn Hòa( Giám quản,chủ tịch UBTN), NS NTH, NS Hồng Bính thư ký


DN – Lời đầu tiên, xin được Đại diện Ủy Ban Phụng Tự Giáo Phận để trân trọng kính chào với lòng quý mến Đức Giám Mục Giám Quản, Tân Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Tòan Quốc … Xin kính chào Cha Tổng Đại Diện, Qúy Cha Quản Hạt, Quý Cha, Qúy Thày, Quý Tu sĩ và tòan thể các ủy viên Phụng vụ, các ca trưởng , các người đệm đàn nhà thờ ….trong cả Giáo phận / nhân cuộc họp mặt-giao lưu lần đầu tiên do ỦY BAN THÁNH NHẠC GP tổ chức tại Gx NAM THIÊN hôm nay (24-10-2007).

Sau đây, xin được phép khởi đầu bài Thuyết trình này bằng hai cảm nhận :
Thứ nhất -Một cảm nhận ngọt ngào : về sự tham dự đông đảo, đầy khí thế, mang tầm cỡ Giáo phận của tòan thể anh chị em hiện diện, nói lên cách cụ thể sự quan tâm và lòng nhiệt tình đối với Phụng vụ- Thánh Nhạc; đồng thời cũng bày tỏ cách sống động thiện chí với bao nhiêu đóng góp âm thầm nhưng đầy gian lao kiên trì, không mỏi mệt của các ủy viên phụng vụ, các ca trưởng, các người đệm đàn nhà thờ … vì hết lòng phục vụ các cộng đòan giáo xứ, giáo họ trong tòan Giáo Phận. (xin vỗ tay tán thưởng)

Thứ hai -Một cảm nhận cay đắng :
do Nhạc sĩ TIẾN LINH ghi nhận (Tiến Linh một nhạc sĩ lão thành Công giáo mà tôi đã có dịp quen biết, nay Ông đã ngòai 70 tuổi, đã từng là thầy đại chủng sinh học tới ban Thần học tại Học viện Lê Bảo Tịnh ở Sàigòn thời thập niên 1960, rồi xuất tu, làm việc tại Bộ Giáo dục thời chế độ cũ, được cử đi du học về âm nhạc nhiều năm ở Hoa Kỳ).
Nhạc sĩ kể rằng : “Cách đây không lâu, một người Hòa lan vừa là nhạc trưởng vừa là ca trưởng sang Việt Nam cùng với vợ là Việt kiều. Sau khoảng một tuần lưu lại Sài-gòn tham dự thánh lễ ở một số nhà thờ, ông đã phải thốt lên : “Các ca đoàn Việt Nam làm tôi hoảng sợ; người đánh đàn đã tra tấn và hành hạ lỗ tai tôi”!
Rồi vị nhạc sĩ lão thành kia nhận định rằng :”Không cứ gì người nước ngoài này mà bất cứ ai được học hành và hiểu biết đôi chút về việc đàn hát trong nhà thờ cũng đều có cảm giác và phải kêu lên như thế. Nhưng con số những người này quả là còn ít ở Việt Nam. Chính vì vậy mà trong các nhà thờ, người ta đàn hát như thế và vẫn còn đàn hát như thế mãi, bao lâu chưa học và chưa hiểu”.

Từ hai cảm nhận trái chiều nhau – ngọt ngào và cay đắng ấy – tôi được gợi ý để tìm hiểu và trình bày về đề tài sau đây :
VAI TRÒ CỦA THÁNH NHẠC TRONG PHỤNG TỰ
dựa vào 3 tài liệu then chốt, chính yếu của Giáo Hội :
- Hiến chế về Phụng Vụ Thánh (HcPV) của Công đồng Vaticanô II (Chương VI, số 112-121).
- Qui chế Tổng quát (QCTQ) của Sách Lễ Rôma, 2000 ( số 39-41)(Ht AN-PV,1967)
- Huấn thị về Âm nhạc trong Phụng vụ

(còn tiếp)

hongbinh
29-12-2010, 01:11 PM
I-THÁNH NHẠC LIÊN KẾT CHẶT CHẼ VỚI PHỤNG VỤ


http://ca2.upanh.com/18.653.23091950.XDz0/1032657.jpg


Ca trưởng Hạt Dak Lak 1



1. Truyền thống âm nhạc của Giáo Hội :

Trong chiều hướng trở về nguồn và canh tân Giáo Hội, Công Đồng Vaticanô II đã xác quyết trong Hiến Chế Phụng vụ rằng : “Truyền thống âm nhạc của tòan thể Giáo Hội đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi diễn tả nghệ thuật khác, nhất là vì điệu nhạc thánh đi liền với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong Phụng vụ trọng thể” (HcPV, 112).

Do đó, “Thánh Nhạc càng liên kết chặt chẽ với họat động phụng vụ bao nhiêu thì càng thánh hơn bấy nhiêu. Thánh Nhạc vừa phát triển lời cầu nguyện một cách dịu dàng hơn, vừa cổ võ sự đồng thanh nhất trí, lại vừa làm cho các nghi lễ thêm phần long trọng…”.(112) - Và “ Hoạt động phụng vụ mang một hình thức cao quý hơn khi các việc phụng tự được cử hành một cách long trọng, với tiếng hát do các thừa tác viên có chức thánh chủ sự và giáo dân tích cực tham dự “.(113)

Chính vì thế, Qui Chế Tổng quát của Sách lễ Rôma đã xác nhận tầm quan trọng của các bài hát trong Phụng vụ, như sau: “Thánh Tông Đồ khuyên ki-tô hữu, lúc hội họp trông đợi Chúa đến, hãy cùng nhau hát những bài thánh vịnh, thánh thi và thánh ca do Thánh Thần linh hứng (x.Cl 3,16). Qủa vậy, hát là dấu chỉ niềm vui trong tâm hồn (x. Cv 2,46). Bởi đó, thánh Augustinô nói đúng:”Người nào yêu thì hát”. Và ngay từ ngàn xưa, câu: “Ai hát hay, là cầu nguyện gấp đôi” đã trở thành ngạn ngữ”. (QCTQ, 39)

2. Mục đích của Thánh nhạc :

- “Mục đích của Thánh Nhạc là làm vinh danh Chúa và thánh hóa các tín hữu”, . Khi nhiều người họp lại nhân danh Chúa Giê-su, cử hành các mầu nhiệm đức tin, thì hành động chung của họ gọi là phụng vụ, gồm một số các nghi lễ (nghi thức và bí tích) trong đó ca nhạc chiếm một vị trí ưu việt. Hoạt động phụng vụ là hoạt động của một cộng đoàn, của những người hội nhau trong một lúc và trong cùng một nơi. Tất cả mọi lời nói, mọi tiếng hát, mọi âm nhạc diễn ra trong buổi họp liên hệ đến mọi người và từng người. . Muốn đóng đầy đủ vai trò của mình, âm nhạc này phải dễ hiểu đối với mọi người tham dự, người đàn hát cũng như người nghe đàn hát. “Vậy việc sử dụng ca hát trong các cuộc cử hành phải là điều quan trọng, sau khi đã lưu ý đến cách cảm nghĩ của mỗi dân tộc và khả năng của mỗi cộng đòan. Dù không luôn luôn cần phải hát tất cả các bản văn - tự chúng đã được trù liệu để hát - , trong các thánh lễ ngày thường, nhưng trong các cử hành vào ngày Chúa Nhật và lễ trọng thì lo sao đừng thiếu tiếng hát của các thừa tác viên và dân chúng.

Nhưng khi chọn lựa những phần để hát thì hãy dành ưu tiên cho những phần quan trọng hơn, nhất là những phần do vị tư tế hay phó tế hay người giúp lễ hát, giáo dân thưa, hoặc những phần mà cả vị tư tế lẫn giáo dân cùng hát” (QCTQ, 40)
“Thật không có gì tưng bừng và vui vẻ hơn trong một buổi cử hành phụng vụ mà toàn thể cộng đoàn biểu lộ đức tin và lòng đạo đức của mình ra bằng lời ca tiếng hát. Bởi vậy sự tham gia linh động của toàn thể giáo dân bằng lời ca tiếng hát phải được triển khai kỹ lưỡng.” (Huấn thị về Âm nhạc trong Phụng vụ năm 1967 số 16).


3. Các thể lọai thánh nhạc :

Theo Linh mục Đỗ xuân Quế, Dòng Đa Minh, người đã từng đảm nhiệm trong nhiều năm chức vụ Trường Ban Thánh Nhạc tại Tổng Giáo phận Sàigòn , đã trình bày những nhận định rất đáng lưu ý sau đây : “… nên phân biệt thánh nhạc một cách đơn giản thành hai loại: loại nhạc phụng vụ và loại thánh ca bình dân tôn giáo.

1/ Nhạc phụng vụ là loại dùng trong thánh lễ, khi cử hành các bí tích và các giờ kinh phụng vụ. Loại nhạc này đòi phải theo sát các phần đoạn và phải dùng lời Kinh thánh, Phụng vụ ghi trong đó, nhất là thánh vịnh đáp ca và bộ lễ. Nhạc ở đây phải phục vụ lời. Lời là chính. Mà lời là lời Chúa chứ không phải lời người phàm. Có lẽ vì phải tuân hành luật lệ chặt chẽ này mà người làm nhạc cũng như người hát nhạc mới lấy làm chán, bởi nghĩ rằng khó làm và khó hát cho hay. Có thể trong giai đoạn đầu là như thế. Mà hiện nay, nhạc phụng vụ ở nước ta mới chỉ ở trong giai đoạn đầu, chưa được mấy ai biết đến, càng chưa có truyền thống, nên nghĩ như thế là phải. Chính vì vậy mà chúng ta, những người ở thế hệ này phải bắt đầu xây dựng cho các thế hệ tương lai tiếp nối, rồi sau mới thành truyền thống được. Vì mới ở giai đoạn đầu khai phá, lại chưa có đủ thành tích để chứng minh, nên ngộ nhận, thiên kiến vẫn là điều hiểu được và cần phải thông cảm. Nhưng thông cảm không có nghĩa là thỏa hiệp và buông xuôi mà phải cùng nhau phấn đấu để khai mở một hướng đi mới cho tiền đồ nền thánh nhạc chân chính ở Việt Nam.

2/ Nhạc bình dân tôn giáo thì đã thịnh hành từ lâu ở Việt Nam và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, hiện nay có một nguy cơ rất lớn là người ta lẫn lộn và đồng hóa nhạc này với loại gọi là nhạc trẻ hay thánh ca vào đời. Nhạc bình dân tôn giáo không phải như thế. Nhạc này vẫn là nhạc hát trong nhà thờ nên phải tuân theo qui luật của thánh nhạc, nghĩa là nhịp điệu không được như nhạc Jazz và giọng hát không uốn éo làm điệu như các ca sĩ ở phòng trà, trên đài phát thanh, truyền hình hay trên sân khấu, vì các ca sĩ này hát là để phô diễn tài nghệ cá nhân, còn người hát trong nhà thờ là để tôn vinh thờ phượng Chúa và giúp những người khác cũng làm như vậy. Tất nhiên, những người trẻ không thích vì cho là quá ư nghiêm túc. Nhiều cha sở cũng chiều theo ý thích vui nhộn và “ngọ nguậy” của giới trẻ trong nhà thờ mà để cho họ mang nhạc đời vào đó, trong khi đúng ra phải đưa nhạc đạo vào đời. Đã gọi là nhạc trẻ, nhạc vào đời thì sao không vào đời mà lại vào nhà thờ. Loại nhạc đó cứ vào đời và ở đời, nếu thêm được một chút đạo nữa lại càng hay. Hãy đặt đúng vị trí cho nhạc vào đời. Còn nếu muốn cho nhạc ở nhà thờ hay thì phải chịu khó mất công chuẩn bị, luyện tập đàn hát. Đàn phải tập và hát cũng phải luyện công phu mới hay được. Đừng nói là nhạc nhà thờ không hay. Không hay là tại lựa chưa đúng bài, hay chưa chịu khó tập dượt đó thôi.

(Tôi (Lm BQĐ) , Xin được mở ngoặc ở đây để nói thêm về các thể lọai thánh nhạc theo sự thẩm định rất đáng quan tâm của Qui Chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma , như sau : “ Chiếm vị trí hàng đầu là hát Grêgôriô ( ta quen gọi là bình ca), như là đặc điểm của phụng vụ Rôma. Mọi lọai thánh nhạc khác, nhất là đa giọng, cũng được phép sử dụng nếu chúng đáp ứng với tinh thần của hành vi phụng vụ và trợ giúp sự tham dự của mọi tín hữu. Vì giáo dân thuộc nhiều quốc tịch mỗi ngày một năng hội họp với nhau hơn, nên ước gì họ có thể cùng nhau hát bằng tiếng La-tinh, ít là một vài kinh trong phần thường lễ, nhất là kinh Tin Kính và kinh Lạy Cha, với những cung điệu dễ hát hơn” (QCTQ, 41; x. HcPV, 116)) (xin đóng ngoặc – để trình bày thêm một nhận định nữa của Cha Đỗ xuân Quế)

3/ Còn một ngộ nhận và thiên kiến nữa là nhạc nhà thờ không hợp với giới trẻ. Đã là trẻ thì phải vui nhộn, xập xình như ở ngoài đời hiện nay. Khi sinh hoạt, các bạn trẻ cứ việc múa nhảy vui nhộn. Khi vào nhà thờ thì khác. Đến nhà thờ là để tôn vinh ca tụng thờ phượng Chúa, hầu kín múc được sức sống thiêng liêng cho mình cũng như cho người khác. Những người trẻ đến Taizé (Pháp) ca hát trong nhà thờ Hòa giải có lối của họ, một lối vui tươi trẻ trung đầy sức sống, nhưng ai cũng phải công nhận đó là một lối hát cầu nguyện của những người trẻ. Lối này không có pha tạp cái gì của sân khấu và phòng trà, mà trái lại là một lối biểu lộ lòng tin của những người trẻ đầy nhiệt tình sôi nổi, có hiểu biết và xác tín mạnh mẽ.

Nhạc của Hội thánh là nhạc phổ quát, chung cho mọi người lớn bé già trẻ, chứ không dành riêng cho một giới nào, đành rằng đôi khi vì lợi ích mục vụ, Hội thánh cũng cho phép tổ chức lễ dành riêng cho từng giới với một số bài hát đặc biệt cho mỗi hoàn cảnh, hay soạn ra một số bài dành riêng cho một giới nào đó trong một số trường hợp.

Vậy, bao lâu chưa lột bỏ được thiên kiến và ngộ nhận thì bấy lâu người ta vẫn còn lánh xa thánh nhạc, không muốn nói đến và cũng chẳng muốn làm theo. Phải chăng đó là tình trạng chung từ Bắc chí Nam, ở trong nước cũng như ngoài nước. Chẳng lẽ đứng trước một tình trạng như vậy, không ai nói gì, mọi người cứ làm thinh, chẳng lưu tâm để ý gì sao? (LM An-rê Đỗ xuân Quế)
(còn tiếp)

hongbinh
29-12-2010, 02:48 PM
II.TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI THÁNH NHẠC


http://ca2.upanh.com/18.709.23149350.eW60/1032658.jpg

Ca trưởng ĐAK LAK 2


Trong Hiến Chế Phụng vụ ,Giáo Hội dạy ta rất rõ về Trách nhiệm của các thành phần Dân Chúa đối với Thánh Nhạc qua những điểm chính yếu sau đây :

1. -Phải hết sức lo lắng duy trì và cổ võ kho tàng Thánh Nhạc, phải nỗ lực đào tạo các ca đòan, nhất là ở các nhà thờ chính tòa.

2. - Về phần các Giám Mục và mục tử khác có nhiệm vụ coi sóc các linh hồn, hãy nhiệt tâm lo lắng để trong bất cứ nghi lễ nào có hát, tất cả cộng đòan tín hữu đều có thể tham dự một cách linh động vào những phần dành riêng cho họ (theo qui tắc khỏan 28 và 30) (114). (Thể hiện qua các ỦY BAN PHỤNG VỤ, ỦY BAN THÁNH NHẠC (cấp tòan quốc:trực thuộc HĐGM và cấp Giáo phận. Riêng tại Giáo phận nhà, hiện nay đang có một “chỗ dựa rất vững chắc” nơi Đức Cha Giám Quản, vừa mới được bầu lại vào chức vụ Chủ Tịch Ủy Ban Thánh Nhạc Tòan Quốc sau khi mãn nhiệm chức Chủ Tịch HĐGMVN).

3. -Phải chú trọng đến việc huấn luyện và thực tập âm nhạc trong các Chủng Viện, các Tập Viện cũng như các học viên của các Dòng Tu nam nữ, và cả trong những học viện và học đường công giáo khác. Vì thế, để đảm nhiệm công việc đào tạo ấy, cần phải quan tâm đến việc huấn luyện những giáo sư có nhiệm vụ dạy Thánh Nhạc.

4.-Nếu tiện, rất nên thành lập những Viện Cao Đẳng Thánh Nhạc. (Trước đây, tại Sàigòn đã có trường SUỐI NHẠC do Lm Nhạc sư TIẾN DŨNG khởi xướng cùng với sự cộng tác của nhiều nhạc sĩ Công giáo nổi tiếng…).

5. -Các nhạc sĩ, các ca viên, nhất là các thiếu nhi, cũng phải được huấn luyện cho có đủ căn bản phụng vụ (115). (Đây là nỗi trăn trở của Liên UB Phụng Vụ - Thánh Nhạc Giáo phận nhà khi tổ chức những cuộc giao lưu để họp mặt, trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức về Phụng vụ, về Thánh Nhạc…cấp Giáo phận, cấp Giáo Hạt (như hôm nay) hoặc tổ chức các lớp đào tạo căn bản về nhạc lý, nhạc cụ tại mỗi giáo xứ hay liên giáo xứ (như Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc Giáo phận với sự cộng tác của một số anh em nhạc sĩ đang thực hiện rất thành công và được hưởng ứng tích cực tại một số giáo xứ miền Hà Lan như Vinh Phước, Vinh Quang, Vinh Đức, Buôn Hồ) .

6. -Các nhạc sĩ thấm nhuần tinh thần Kitô giáo hãy ý thức rằng mình được kêu gọi phải trau dồi Thánh Nhạc và phát triển kho tàng Thánh Nhạc .
- Họ hãy sáng tác những bản có cung điệu thánh nhạc thực sự, để không những các ca đòan lớn có thể hát được mà còn hợp với cả ca đòan nhỏ, giúp cho tòan thể cộng đòan tínhữu cũng có thể tham dự một cách linh động.

- Còn lời thánh ca phải thích hợp với giáo thuyết công giáo và tốt hơn cả là rút ra từ Thánh Kinh và các nguồn mạch phụng vụ (121).

III. VẤN ĐỀ CA ĐÒAN

Trước sự hiện diện đông đảo các anh chị Ca Trưởng của các Ca Đòan Giáo xứ trong tòan Giáo Phận nhân ngày họp mặt hôm nay, tôi cảm thấy sẽ là rất thiếu sót và đáng tiếc nếu không gợi lên… “VẤN ĐỀ CA ĐÒAN” khi bàn về VAI TRÒ CỦA THÁNH NHẠC trong PHỤNG TỰ ! Mặc dù đây là … “vấn đề đau đầu” vừa khó nói, vừa ngại nói, vừa sợ đụng chạm, vừa lo lằng nhằng, lùng nhùng rồi cũng chẳng đi đến đâu chăng?! Nhất là đối với các Anh Chị Ca Trưởng là những “người trong cuộc” đã từng, và vẫn đang từng bao phen “chịu trận” bầm giập vì …”cái nghiệp ca trưởng” đã lỡ mang vào thân, chỉ vì trót yêu mê lời ca tiếng hát nơi Nhà Chúa và muốn nhiệt tình phục vụ giáo xứ. Người xưa khôn ngoan đã từng căn dặn con cháu rằng : “Đừng nói đến cái dây thừng trong nhà có người thắt cổ”, nghĩa là đừng chọc, đừng ngóay vào nỗi đau của người khác ! Tuy nhiên, “gợi lên vấn đề nhức nhối này” trong bầu khí thân tình cảm thông như trong ngày họp mặt hôm nay, cũng có thể là cách …”gãi đúng vào chỗ ngứa” để giải hoặc ít ra giảm ‘stress’ phần nào cho các Ca Trưởng! Đồng thời góp thêm vào một chút mắm muối, gia vị cho cuộc trao đổi kinh nghiệm chuyên môn giữa các ca trưởng và bàn bạc hướng đi cho Thánh Nhạc Giáo Phận nhà sẽ diễn ra vào chiều nay do Ủy Ban Thánh Nhạc Giáo phận chủ trì.

Tôi xin được gợi ý về “VẤN ĐỀ CA ĐÒAN” cách đơn sơ vắn tắt qua ba điểm sau đây:

1. Ca Đòan giữ một vị trí quan trọng và đặc biệt trong sinh họat phụng tự của cộng đoàn:

Như đã trình bày ở hai phần trên :Nếu việc sử dụng ca hát trong các cuộc cử hành phụng tự là điều khẩn thiết và quan trọng, nhất là trong các cử hành vào ngày Chúa Nhật và lễ trọng ( HcPV, 116) thì không những cần phải có Ca đoàn, mà mỗi giáo xứ còn cần phải có nhiều ca đòan mới có thể đáp ứng thỏa đáng được nhu cầu phục vụ nhiều thánh lễ diễn ra trong mỗi ngày Chúa Nhật và lễ trọng… Tuy Ca đòan không nên và không đuợc bao thầu hết phần ca hát dành cho cộng đòan, nhưng ca đoàn phải yểm trợ cộng đoàn trong những phần hát dành cho họ và có khi phải hát thế cho cộng đoàn những bài hát hay nhưng khó, cộng đoàn không hát được. Huấn thị Âm nhạc trong Phụng vụ số 21 đã dự liệu trước điều này và khuyên nên có một hai ca viên có khả năng tập và xướng các bài hát, để khi không có ca đoàn, cộng đoàn cũng có thể hát được : “Nơi nào thiếu phương tiện để thành lập một ca đoàn nhỏ bé, thì phải liệu cho có ít nhất một hoặc hai ca viên được huấn luyện vừa đủ. Ca viên đó phải có thể xướng lên một vài bài đơn giản cho các tín hữu tham gia, đồng thời cũng phải biết điều khiển và yểm trợ cho các tín hữu đó nữa” . Hơn nữa, với ý thức sâu xa về tầm quan trọng của Ca Đòan trong sinh họat Phụng tự, Thánh Công đồng Va-ti-ca-nô II trong Hiến chế Phụng vụ đã chỉ thị rõ ràng “Phải nỗ lực đào tạo các Ca Đòan, nhất là ở các nhà thờ chánh tòa.” (HCPV số 114).


Ngòai ra, Qui Chế Tổng Quát của Sách Lễ Rôma còn đề cao vị trí quan trọng của Ca Đòan khi nhắc nhở rằng : “Phải dựa vào cấu trúc của thánh đường mà xếp chỗ cho ca đòan, để cho thấy bản chất của Ca Đòan là thành phần của cộng đòan tụ họp và giữ một phận vụ riêng biệt, để ca đòan dễ dàng thực hiện phận vụ mình và mọi ca viên thuận lợi tham dự đầy đủ vào Thánh Lễ, nghĩa là tham dự bí tích Thánh Thể (QCTQ, 312),

Rất đáng ghi nhận và tán thưởng nhiều Ca Đòan đã không ngừng cố gắng ,nhiệt tình phục vụ tốt khi ý thức được vị trí quan trọng và đặc biệt của mình trong sinh họat phụng tự nơi cộng đòan giáo xứ.


2. Cần phải quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa cho Ca Đòan.

Nếu bảo rằng các Giáo xứ– cụ thể là Cha xứ và Hội Đồng Giáo xứ - không quan tâm và tạo điều kiện cho ca đòan trong xứ được thăng tiến… thì hẳn là không đúng và gây buồn lòng cho các Vị hữu trách. Nhưng nếu nhận định rằng; “Ca đòan trong các Giáo xứ chưa được đầu tư thích đáng về mọi mặt để có thể phát triển và chu tòan tốt đẹp nhiệm vụ của mình, cách riêng các ca trưởng chưa được cảm thông và nâng đỡ tích cực – thì qủa là không sai và …”hơi bị đúng” !!!...

Nhưng thế nào mới gọi là đầu tư thích đáng cho Ca đòan thì vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ và không ai có thể đưa ra một giải pháp trọn vẹn và khả thi ngay được! Cần phải kiên nhẫn và chấp nhận những giới hạn do những khó khăn cụ thể tại mỗi giáo xứ về nhân sự, thời giờ và tiền bạc v.v… dành cho các ca đòan, vì thường “lực bất tòng tâm” và không ai là “Đấng tòan năng” để có thể làm được và làm ngay mọi điều tốt đẹp mình mong muốn! Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là “đành bó tay chịu trận” và không thể đưa ra được một giải pháp nào – dù chỉ là tương đối – cho vấn đề nhiều “ấm ức, nhức nhối” kia! Ở đây tôi không dám lạm bàn vào phần chuyên môn của ỦY BAN THÁNH NHẠC GP, mà chỉ xin góp ý bằng cách gợi lại những đề nghị về việc ĐẦU TƯ CHO CA ĐÒAN của Lm. Đỗ Xuân Quế, một người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác điều hành Ủy Ban Thánh Nhạc ở Gp Sàigòn, như sau:

“Đầu tư ở đây có nghĩa là cắt cử người săn sóc, huấn luyện, chỉ bảo ca đoàn về kỹ thuật, trình độ hiểu biết phụng vụ, thánh nhạc. Các ca viên thường có thiện chí, nhưng thiếu hiểu biết về động cơ thúc đầy họ gia nhập ca đoàn, lại càng ít hiểu biết về thánh nhạc và phụng vụ. Họ đi tập hát để hát, nhưng xem ra phần đông hát bất cứ bài nào và bất kể hát ra sao. Các ca trưởng, nhiều người biết nhạc, nhưng là nhạc đời và cũng không chịu tìm hiểu về nhạc đạo và những kỷ luật liên hệ. Nhiều khi các ca trưởng này lại quá tự phụ, không chịu nghe ai cả. Có thể họ xuất thân từ các nhạc viện, nhưng đó mới chỉ là nhạc thôi, chứ chưa phải là nhạc dùng trong nhà thờ. Ca đoàn hát hay hay dở một phần là ở ca trưởng. Ca trưởng giỏi có thể tập hát hay. Nhưng nếu chỉ giỏi nhạc đời thôi mà không biết nhạc đạo thì cũng chưa đủ, và khó bảo đảm cho cái hay về âm nhạc trong phụng vụ được. Nhà thờ cần đầu tư là thế cho ca viên, ca trưởng về mức hiểu biết thánh nhạc, về những điều kiện vật chất tối thiểu để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.” (Lm. Anrê Đỗ xuân Quế,OP trong bài “NÓI VỀ CA ĐÒAN” (trên web. Vietcatholic).
(còn tiếp)

hongbinh
29-12-2010, 03:03 PM
Ca Đòan đừng tự gây khó cho mình vì sinh họat nội bộ bất ổn.


http://ca2.upanh.com/18.659.23098141.D6I0/1032658.jpg


Ca trưởng Hạt DakLak 2


3. Ca Đòan đừng tự gây khó cho mình vì sinh họat nội bộ bất ổn.

Các Ca Đòan thường xuyên phải chịu nhiều áp lực và rắc rối: không những từ ngọai cảnh, từ những người bên ngòai Ca đòan, mà còn là và chính là do sinh họat nội bộ bất ổn của Ca đòan gây nên!

Có nhiều lý do gây nên bất ổn trong sinh họat nội bộ của Ca Đòan. Sau đây là mấy lý do thông thường nhưng ‘nổi cộm” nhất mà Ca Đòan nào cũng cần phải cảnh giác và kiên trì khắc phục để bảo vệ nề nếp sinh họat ổn định cho Ca Đòan:

1/ Tương quan giữa Ca Trưởng với các ca viên hoặc giữa các ca viên với nhau hay có những xung khắc, bất hòa, căng thẳng do trình độ nhận thức ,do tính khí khác biệt …, mà không được giải gỡ kịp thời bằng sự trao đổi thẳng thắn trong tinh thần tôn trọng, khoan dung,thông cảm, tha thứ cho nhau.

2/ Không đi tập hát đều đặn,đúng giờ khiến cho Ca trưởng và các bạn ca viên phải sốt ruột chờ đợi, mất giờ và rồi sinh ra chán nản, không muốn đi tập hát nữa. Dĩ nhiên, chính Ca Trưởng phải là người làm gương và có lẽ cũng là người phải hứng chịu nhiều hậu qủa “thê thảm” nhất về chuyện “không đi tập hát đều đặn, đúng giờ” này.

3/ Khi tập hát, các ca viên thiếu tập trung,gây ồn ào mất trậttự , nói chuyện riêng với nhau… làm cho người tập thêm vất vả, cực nhọc, tốn nhiều công sức và thời gian mà không đạt hiệu qủa hát đúng, hát hay,hát xứng hợp để cầu nguyện và giúp cộng đòan cầu nguyện.

4/ Do người đệm đàn : Thông thường, người đệm đàn trong nhà thờ chính là trợ thủ đắc lực của Ca Đòan. Với ngón đàn điêu luyện, đúng phong cách thánh nhạc, họ có thể giúp Ca Đòan an tâm và hứng khởi, bay bổng theo lời ca, tiếng hát; nhưng nếu họ chểnh mảng trong tập luyện, không ăn ý với Ca Trưởng, hay đàn qúa lớn, át cả tiếng hát hoặc sai sót trật nhịp, lỡ cung, lạc điệu …thì hậu quả gây ra cho Ca Đòan thật tai hại, dẫn đến lúng túng, chao đảo và tệ hơn cả là ‘bể dĩa”, hát không nổi, khiến cho bao công lao tập luyện của Ca Đòan thành công cốc, “mất mặt” với bà con cộng đòan, với quan khách, nhất là trong những dịp lễ trọng đại của giáo xứ!

5/ Không tôn trọng mục đích của Thánh Nhạc : Mục đích thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu. Thế mà có không ít Ca Đòan đã để xảy ra tình trạng đáng trách sau đây, theo ghi nhận trên mạng Vietcatholic mấy năm trước , rằng : “ Nhiều người chúng ta đi nhà thờ, dự thánh lễ mà như đi dự nhạc hội. Lễ càng trọng thì ca đoàn càng lớn, hát càng to, càng nhiều kèn nhiều trống và càng nhiều bài mới lạ. Và chỉ có ca đoàn hát, còn cộng đoàn cả nhà thờ ngồi thụ động từ đầu lễ tới cuối lễ, nghe xong, nhiều khi cộng đoàn còn vỗ tay. Nhiều bài chả ăn nhập gì tới ý lễ, miễn là có chữ Chúa chữ Mẹ là được. Nhạc sĩ LM Thiện Cẩm rất có lý khi ngài nói : Thánh nhạc càng ngày càng bị tục hoá, càng chịu ảnh hưởng nhạc đời. Nghe một bài hát trong nhà thờ mà cứ tưởng như một bài trong phòng trà. Nói chung lời ca ít thấm nhuần Kinh Thánh, thiếu chất lượng Thần Học. Nhiều ca đoàn hầu như dành độc quyền hát trong nhà thờ, không cho cộng đoàn tham gia rộng rãi. Vì ca đoàn độc quyền hát nên mới bị cám dỗ ‘trình diễn’, nghĩa là hát để cho người ta nghe hơn là hát để cầu nguyện và hiệp thông với nhau trong việc thờ phượng. Đó cũng là lý do khiến các ca đoàn cứ thích sưu tập những bài mới, nghe chỗ nào hát bài lạ thì mình cũng phải hát, kẻo nếu không sẽ bị coi là ‘quá đát, outdated’.

Thực ra vai trò của ca đoàn không phải là biểu diễn âm nhạc cho thật hay, mà là để giúp cộng đoàn dân Chúa cầu nguyện cho thật sốt sắng, lãnh hội được thật nhiều Tin Mừng qua sứ điệp Phúc âm. Các ca đoàn nhất là các ca trưởng hiện nay cần phải được bồi dưỡng kiến thức không những về văn hóa, về thánh nhạc mà còn cả về Kinh Thánh và Thần học. Theo tôi thì có lẽ cả các nhạc sĩ sáng tác cũng cần như vậy và còn cần nhiều hơn vậy nữa. Và cha sở cũng nên quan tâm tới ca đoàn, tới việc chọn lựa các bài hát, và nhất là bài nào đã được chuẩn ấn”. (hết trích)

Từ những lý do nêu trên (và có thể còn nhiều những lý do khác nữa chưa kể ra đây), ta cũng có thể nhận ra rằng : nếu chính bản thân Ca Đòan vẫn tự gây khó cho mình thì ngay cả khi Ca Đòan đã được Giáo xứ và những người hữu trách quan tâm đầu tư thích đáng và có đầy đủ những phương tiện vật chất đi nữa, thì vấn đề ca đòan vẫn còn đó, chưa được giải quyết thỏa đáng.

TẠM KẾT Xin cho phép tôi được tạm kết lại những điều đã mạo muội trình bày về VAI TRÒ CỦA THÁNH NHẠC TRONG PHỤNG TỰ dựa vào những tài liệu chính yếu của Giáo Hội theo cách sắp xếp và suy diễn riêng với ba phần đọan :

1.Thánh Nhạc liên kết chặt chẽ với Phụng Vụ,

2. Trách nhiệm đối với Thánh Nhạc,

3. Vấn đề Ca Đòan.

Tất cả mới chỉ là “gợi ý” và dĩ nhiên còn nhiều thiếu sót và cần được quý vị chỉnh sửa, bổ túc thêm, qua những thảo luận và góp ý tiếp theo trong ngày họp mặt hôm nay.

Tôi đã khai mở bài chia sẻ này bằng hai cảm nhận ngọt ngào và cay đắng, thì giờ đây cũng xin được khép lại với cảm nhận thứ ba đầy phấn khởi – dẫu rằng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, trăn trở . Cảm nhận này xin được trao gửi đến mọi ca đòan trong Giáo phận nhà như một cầu chúc về tương lai tốt đẹp, qua lời nhắn nhủ đầy ưu ái của Đức Giáo Hòang Phaolô Đệ Lục đối với các Ca Đòan :

“Ở cấp bậc nào, người ta cũng cần đền sự hiện diện của các bạn. Khả năng, óc nhận xét, thiện chí của các bạn lúc nào cũng có thể giúp ích cho nhà thờ hay họ đạo của các bạn, ngay cả khi các bạn không họp nhau lại để hát hay trình bày. Nhiệm vụ của các bạn vẫn quí giá và bất khả thay thế. Chỉ cần nhớ lại lời huấn thị Thánh nhạc đã long trọng xác quyết về vấn đề này : “Nhiệm vụ của các ca đoàn và các ban hát còn quan trọng và cần thiết hơn do những ấn định của Công đồng liên quan đến công cuộc cải tổ phụng vụ đề ra.”

( x. Tài liệu Thánh nhạc trang 96 )


Lm BÙI QUANG ĐẠO

Ủy Ban Phụng Tự GP Banmêthuột

Lưu niệm ngày họp mặt PV-TN

Tại Giáo xứ NAM THIÊN

24 . 10 . 2007
( còn tiếp)

hongbinh
29-12-2010, 03:17 PM
PHẦN III: TỌA ĐÀM


http://ca8.upanh.com/18.709.23149791.qs0/1032659.jpg


ca trưởng Hạt Quảng Đức


1 – Vấn đề trình độ chuyên môn và kiến thức Phụng Vụ của ca trưởng và người đệm đàn.

a/ Nhìn chung trình độ chuyên môn và kiến thức về Phụng Vụ còn yếu kém, vì chưa qua đào tạo chính quy. Đề nghị Ban Thánh Nhạc tổ chức những lớp đào tạo Ca Trưởng và người đệm đàn.

b/ Đề nghị cung cấp tài liệu về Thánh Nhạc.

2 – Đề nghị các vị chủ chăn quan tâm hơn đến các ca đoàn, để hỗ trợ khích lệ và giúp ca đoàn phục vụ tốt hơn theo đúng tinh thần: “Tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tín hữu.”

3 – Vấn đề trình duyệt bài hát trước khi sử dụng trong Phụng Vụ

- Thẩm quyền chuẩn nhận các tác phẩm Thánh Nhạc để sử dụng trong Phụng Vụ thuộc về các Giám Mục.

- Trưởng Ban Thánh Nhạc có quyền thẩm định các tác phẩm Thánh Nhạc trước khi trình Giám Mục chuẩn nhận.

4 – Vấn đề thành lập các Ban Thánh Nhạc của các Giáo Xứ

- Có ý kiến cho rằng nên thành lập BTN trong GX, nếu có nhiều ca đoàn.
- Ý kiến cha Trưởng Ban: về vấn đề này không có văn bản của Giáo Hội quy định, nên các Giáo Xứ tùy nhu cầu, có thể thành lập BTN của GX, với mục đích tạo sự hợp nhất và giúp nhau phục vụ ngày càng tốt hơn theo đường lối của Giáo Hội.

5 – Giải đáp chung của cha trưởng ban Phụng Tự
Rất vui và trân trọng vì có bầu khí gia đình, cởi mở trong Giáo Phận nhà Vì:

a/ Chúng ta phục vụ vì thiện chí. Tuy nhiên, chưa được đào tạo nên có những sai sót là điều dễ hiểu.
b/ Các trăn trở của Ca Trưởng nói lên ý nguyện khát khao học tập và thăng tiến.

c/ Trách nhiệm của mọi thành phần Dân Chúa đối với Phụng Vụ là: Chúng ta phải học hỏi và thực hiện theo đúng đường hướng của Công Đồng Vaticanô II. Mọi người cần phải tìm hiểu và duy trì bảo vệ các truyền thống của Giáo Hội về Thánh Nhạc.

d/ Tương quan của các chủ chăn đối với ca đoàn:
Phải khẳng định là đa số các cha rất quan tâm và tế nhị trong việc đối xử với các ca đoàn. Tuy nhiên, vì muốn bảo vệ kỷ luật Phụng Vụ của Giáo Hội và muốn thăng tiến ca đoàn, nên các ngài đôi lúc quá nhiệt thành, và ít nhiều gây căng thẳng. – Sẽ đặt vấn đề này trong dịp tĩnh tâm.

e/ Định hướng của BTN là mong muốn nâng cao trình độ cho Ca Trưởng và ngành Thánh Nhạc Giáo Phận nhà. Mong mọi người cùng hợp tác.
f/ Vấn đề hát Đáp Ca: Nơi công bố Lời Chúa cũng là nơi hát Đáp Ca. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng Giáo Xứ, có thể hát nơi khác.




PHẦN IV
BÀI THUYẾT TRÌNH II

(Cha Phêrô Nguyễn Thành Thiện)


HÁT ĐÚNG PHỤNG VỤ
THÁNH LỄ
Theo Quy Chế Tổng Quát
Sách Lễ Rôma

NS Nguyễn Duy


Ca hát là một trong những yếu tố của Phụng Vụ Thánh Lễ và việc xử dụng yếu tố này trong các cử hành Thánh Lễ là một điều quan trọng.
Cả Quy Chế tổng quát Sách lễ Rôma cũ 1975 (QCTQ.SLR) và QCTQ mới 2000, đều nhấn mạnh tầm quan trọng của ca hát và đã có những chỉ dẫn rất cụ thể, chi tiết để làm sao hát cho đúng.
Nhận thấy nếu các vị phụ trách các cộng đoàn giáo xứ (hay tu viện) và các Ca đoàn chịu khó đọc kỹ phần QCTQ trong phần đầu của SLR mà đem áp dụng thì chắc đã tránh được những trường hợp đáng tiếc và đáng trách trong việc ca hát phụng vụ. Để giúp uốn nắn và đi đúng chỉ dậy của Giáo hội, chúng tôi hệ thống lại những chỉ dẫn này của QCTQSLR.

NHẬN ĐỊNH CHUNG

I. BỐI CẢNH MỤC VỤ CA HÁT :

1.Những trường hợp đáng tiếc và đáng trách :
Tham dự Thánh Lễ ở nơi này, nơi kia. Nhiều người hiểu biết phụng vụ nhận thấy rằng có một số Cộng Đoàn và Ca Đoàn đã sử dụng các bài hát một cách tùy tiện.

Thí dụ :

- Hát quá dài (nhất là các bài ca nhập lễ và dâng lễ) khiến chủ tế và cộng đoàn phải chờ đợi.

- Hát những bài ca không phù hợp với chủ đề của ngày lễ.

- Hát những bài ca không liên quan gì đến nghi thức và tác động phụng vụ đang được cử hành.

Thí dụ: (Đang khi dâng bánh rượu, Ca đoàn lại hát bài có nội dung sám hối, hay cầu cho cha mẹ. . .)

- Hoặc hát một bài Thánh ca mà nội dung không phù hợp với đối tượng cộng đoàn tham dự (nhất là những Thánh lễ dành cho Thiếu nhi).

- Đáng trách hơn là việc hát những bài ca chưa được phép xử dụng, hay những bài “nhạc đời lời đạo” (Như bài “Symphony No9 của Beethoven”, bài “Ave Maria của Schubert” …) hoặc bài hoàn toàn đời (như bài “Ơn nghĩa sinh thành của Dương Thiệu Tước”, bài “Tình Cha của Y Vân” …)

2. Thiếu cộng đoàn tính :

Bên cạnh những trường hợp thiếu sót trên, người ta còn nhận thấy nhiều nơi Ca Đoàn quá tham, thích hát những bài “đa âm” hay những bài khó hát nên cộng đoàn không góp tiếng được một lúc nào trong Thánh Lễ. Cả đến câu Đáp trong phần thánh vịnh đáp ca, cộng đoàn cũng không được chung lời, vì không được tập trước hay khó quá.


Ngoài ra, những vị hướng dẫn không để ý khi cộng đoàn hát thì mình phải bớt âm lượng (qua micro), nên vô tình hay cố ý mà mọi người suốt Thánh Lễ, khi hát cũng như khi đọc kinh. Điều này dễ gây ra bực bội và chia trí nơi cộng đoàn phụng vụ.

3. Sử dụng nhạc cụ :

Cũng có nhiều điều cần phải hướng dẫn, nhưng xin được trình bày trong một dịp khác.

II. THỬ TÌM NGUYÊN NHÂN.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những trường hợp đáng tiếc và đáng trách trên :
- Do bài ca viết làm sao, hát làm vậy.

- Do Ca trưởng thích bài hát nào, thì Ca đoàn phải tập và hát như vậy (thiếu tính khách quan).

- Hoặc có thể chữa cháy, giờ lễ đã đến tìm được bài nào hát bài đó cho xong.

- Hoặc có thể vị phụ trách vì quá nhiều công tác mục vụ khác, chưa quan tâm đủ đến lĩnh vực ca hát; hoặc nể vì không dám sửa sai e rằng tự ái ca trưởng, ca đoàn nghỉ việc không hát nữa. Từ đó chủ trương “MAKENO”, làm thinh để Ca đoàn muốn hát thế nào cũng được (miễn là Thánh Lễ có hát còn hơn không).

Thế nhưng, nguyên nhân chính đưa đến những hiện trạng trên có lẽ do sự thiếu hiểu biết căn bản về Phụng Vụ và vai trò của Thánh Nhạc trong Phụng Vụ.
( còn tiếp)

hongbinh
29-12-2010, 09:50 PM
NHẬN ĐỊNH CHUNG(tiếp theo)


III. NHỮNG NỖ LỰC CHẤN CHỈNH.

Để tránh những trường hợp đáng tiếc và đáng trách trên đây, trong nhiều năm qua, Ủy ban Thánh nhạc (UBTN) toàn quốc, cũng như UBTN các Giáo phận đã phổ biến các văn kiện Giáo hội, các thông cáo liên quan đến thánh nhạc, đã tổ chức những buổi thảo luận chuyên đề thánh nhạc, đã phổ biến những nội san, tập san giải thích các văn kiện thánh nhạc, đưa ra những hướng dẫn cụ thể, nhằm phổ cập những kiến thức căn bản và cần thiết trong lãnh vực Phụng Vụ Thánh Nhạc cho các Giáo Xứ, các Ca Trưởng và các Nhạc Sĩ. Điều đó cho thấy trong việc chấn chỉnh đã có rất nhiều cố gắng. Nhưng xem ra còn gặp nhiều khó khăn, vì nhiều lý do, mà lý do chung nhất là các Ca Đoàn, Ca Trưởng, Nhạc Sĩ không có trong tay những văn kiện chính thức của Giáo hội; ngoài ra lại thiếu trường lớp đào tạo nhân sự hoạt động thánh nhạc một cách chính quy. Thực ra, không hẳn là thiếu những tài liệu liên quan đến Thánh Nhạc, mà có thể không biết tìm ở đâu, hay ngại ngần không muốn tìm. Do đó, để giúp cho các Ca Đoàn có thể nắm được những quy luật Thánh Nhạc tối thiểu liên quan đến việc ca hát trong Phụng Vụ Thánh Lễ, chúng tôi đề nghị đọc kỹ các chỉ dẫn trong QCTQ.SLR, mà ai cũng có trong tầm tay, ngõ hầu sẽ hát đúng và hay trong cử hành Thánh Lễ. Nhờ đó sẽ đạt được mục đích của phụng vụ là:
“Tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa con người”.


ĐỂ HÁT ĐÚNG
PHỤNG VỤ THÁNH LỄ
Theo Quy chế tổng quát Sách lễ Rôma.

I. CÁC BÀI HÁT TRONG THÁNH LỄ


Có thể chia những bài ca trong Thánh Lễ bằng nhiều cách:

- Những bài ca có tính cách nghi thức và những bài ca đi kèm một nghi thức.

- Hoặc những bài ca dành cho phần "thường lệ", chung cho bất cứ ngày lễ nào, và "phần riêng", được thay đổi tùy mỗi ngày lễ.

Những cách chia này đều có những ưu điểm của nó.

Tuy nhiên sự phân chia này có lẽ không còn phù hợp mấy với Phụng vụ mới nữa. Bây giờ, mỗi bài hát đều có chức năng và tính chất riêng của nó.
Theo J. Gélineau (1), chúng ta phải dựa vào sự trình bày của sách lễ Rôma, để hiểu ý nghĩa và chức năng của mỗi bài hát trong thánh lễ, từ đó người ta sẽ có thể nghĩ đến những hình thức âm nhạc, giọng hát và hình thể âm nhạc cho hợp với từng trường hợp. Người ta có thể chiếu theo chức năng và tầm quan trọng của các bài hát đó mà chia ra như sau:
* (1) x.J. Gélineau, Họp nhau Cử hành phụng vụ, tập II, trang 244.


-Các bài hát Thánh Kinh có thay đổi: Thánh vịnh và bài hát Alleluia.

-Các bài hát không thay đổi: các câu đối thoại và các lời tung hô (gồm cả bài Thánh, Thánh, Thánh: Sanctus).

-Các bài hát thường xuyên: bài xin Chúa thương xót (Kyrie eleison) –

-Kinh Vinh Danh (Gloria) – Lời cầu nguyện phổ quát – Bài Lạy Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei) – và Kinh Tin Kính (nếu hát).

-Các bài hát tùy mùa hoặc lễ đặc biệt: Tùy mùa Phụng vụ, tùy ngày lễ: Ca nhập lễ, Thánh thi về Lời Chúa, - Bài ca rước lễ (ca hiệp lễ), - và thánh thi cảm tạ, sau cùng là bài ca kết lễ.

II. SẮP XẾP BÀI CA

Khi đã hiểu được chức năng và tầm quan trọng của mỗi bài ca, chúng ta mới dễ dàng chọn và sắp xếp các bài ca trong Thánh lễ để "tôn vinh Thiên Chúa "và" mưu ích thiêng liêng cho cộng đoàn Phụng vụ". Phải dựa trên những tiêu chuẩn nào để chọn lựa và sắp xếp?

1. Vâng theo huấn quyền:

Giáo Hội hằng quan tâm đến Thánh nhạc. Sự quan tâm đó được biểu hiện qua các thông điệp, các hiến chế, các huấn thị về thánh nhạc đã ban hành qua các thời đại. Một số dẫn chứng:

- Đức URBANO (1624 – 1644) tuyên bố: "Thánh nhạc phải phục vụ thánh lễ chứ không phải thánh lễ phục vụ thánh nhạc".

- Thông điệp Musicae Sacrae Disciplina (Quy Luật Thánh Nhạc) của Đức Pio XII ban hành ngày 25.12.1955, số 17 viết: "sẽ không ai ngạc nhiên về việc Giáo Hội chăm sóc, giữ gìn cẩn thận Thánh nhạc, không phải để áp đặt, những luật về thẩm mỹ học, hay kỹ thuật trong phạm vi lý thuyết âm nhạc, nhưng để đề phòng không cho bất cứ cái gì làm cho Thánh nhạc mất vẻ cao quí, vì sứ mạng của nó là thi hành một việc rất quan trọng: đó là thờ phượng Thiên Chúa". Hiến Chế Phụng vụ số 112 cũng nhắc lại mục đích cao cả của Thánh nhạc là "tôn vinh Thiên Chúa và thánh hóa các tâm hồn".

- Cũng trong số 112, HCPV viết: "Nhạc gắn liền với lời ca thánh trở nên thành phần thiết yếu, vẹn toàn của phụng vụ…. Ca nhạc càng liên kết với hoạt động phụng vụ bao nhiêu, càng thánh thiện hơn bấy nhiêu".

- Huấn thị thứ 3 (Liturgicae Restaurationes) nói: "Vì Thánh nhạc là để cử hành phụng vụ, phải thánh thiện và có nghệ thuật" (số 3c); Vì thế "Các vị chủ chăn, do sự mau mắn tuân theo luật lệ và chỉ thị của Gíao Hội, và do tinh thần đức tin thúc đẩy, sẽ loại bỏ những khuynh hướng riêng tư, những sở thích cá nhân. Họ phải là những nô bộc của phụng vụ chung bằng gương sáng, bằng tinh thần học hỏi, và bằng công việc huấn luyện thông minh và bền bỉ của mình" (số 13) v.v…

Những nguyên tắc hướng dẫn nêu trên cho phép chúng ta rút ra những nguyên tắc và những điều thực hành.

2. Những nguyên tắc :

2.1 Chỉ sử dụng trong phụng vụ những nhạc phẩm ñaõù được sáng tác với mục đích phụng vụ.

2.2 Chỉ sử dụng những nhạc phẩm tôn giáo đích thực, nghĩa là những nhạc phẩm gồm được tính thánh thiện thánh.

- Thánh thiện trong lời ca. (1)

- Thánh thiện đi sát với Phụng vụ. (2)

- Thánh thiện do việc sử dụng cung điệu trang nghiêm.

2.3 Chỉ dùng những nhạc phẩm có hình thức nghệ thuật đích đáng (đảm bảo đúng và hay về nhạc cũng như lời).

2.4 Những nhạc phẩm được giáo quyền chuẩn nhận.

3.Những áp dụng:

* Thánh nhạc có 4 loại:

- Bình ca.

- Các hình thức nhạc đa âm kim cổ được thừa nhận.

- Thánh nhạc cho đại phong cầm và các nhạc cụ khác.

- Ca phụng vụ và tôn giáo. Loại này gồm phụng ca (những bài ca dùng trong phụng vụ) và thánh ca, mới được sử dụng. Còn loại giáo ca (dù diễn tả các chân lý trong đạo, nhưng dùng cho các buổi sinh hoạt tôn giáo trong hay ngoài nhà thờ) thì không được phép đưa vào phụng vụ. (3)
(1) x. HCPV, số 121
(2) x. HCPV, số 112 và QCTQ số 22.
(3) x.HCPV,số 112.

Qua những định nghĩa và phân loại Thánh Lễ, chúng ta có một số thực hành cụ thể:

3.1 Thánh nhạc không chỉ là phần trang trí cho lễ nghi, hoặc là phương tiện (có cũng được hay không cũng được) gợi lòng sốt sắng của tín hữu, nhưng là chính phụng vụ, một hoạt động loan báo mầu nhiệm Kitô giáo mà Hội Thánh không ngừng cử hành.(4) Nên phải ý thức và tìm hiểu, cầu nguyện trên từng dòng ca của bài hát muốn chọn. (không nên làm cho qua lần chiếu lệ)
3.2 Phải được chuẩn bị và lựa chọn cẩn thận vì "không phải bất cứ loại nhạc nào, bài hát hay nhạc khí nào cũng có khả năng nuôi dưỡng lời cầu nguyện và trình bày mầu nhiệm của Đức Kitô như nhau".(5) Khôn ngoan hơn cả cần phải tham khảo ý kiến của qúy vị có trách nhiệm với cộng đoàn hoặc những vị có khả năng chuyên môn.

3.3 Tiêu chuẩn phụng vụ là tiêu chuẩn ưu tiên để chọn lựa. "Giá trị ca nhạc trong phụng vụ không được thẩm định hoàn toàn theo kỹ thuật âm nhạc và thẩm mỹ nữa, mà theo tiêu chuẩn liên kết chặt chẽ với phụng vụ".(6)

3.4 Phải có sự quân bình giữa các bài ca cộng đồng và những bài ca dành cho ca đoàn. "Vì bản chất việc cử hành thánh lễ là cộng đồng, nên ca nhạc không được cản trở sự tham dự linh động của cộng đồng".(7)
(4) x.TNTPV, số 4b.
(5) x. Huấn thị thứ ba để thi hành đúng HCPV (5.9.1970)
(6) x.Nhận định của Universa Laus.
(7) x.HCPV số 26-27; số 119-120.

4. Sắp xếp các bài ca :

Phải hoạch định sẵn một chương trình hát những lúc nào, những bài nào, trong loại cộng đoàn nào tham dự, nhân sự có những ai. Sao cho tất cả hài hòa, ăn khớp và thống nhất, nhịp nhàng với nhau. Ta có thể tiến hành các bước:

- Chủ đề của Thánh Lễ sẽ cử hành là gì? Đề tài nổi bật, trọng tâm trong các đề tài mà các bài đọc gợi lên là gì?

- Những bài hát có phù hợp với ý nghĩa, đặc tính và thực hiện như thế nào trong từng phần của Thánh Lễ.

- Cộng đoàn tham dự gồm đa số là những ai (người lớn, giới trẻ hay thiếu nhi…).

- Nhân sự ca hát có sẵn sàng chưa (người chơi đàn, người lĩnh xướng, trình độ ca đoàn, người ca trưởng ca đoàn).

- Bài ca này thích hợp cho mỗi giai đoạn của việc cử hành. Chẳng hạn bài "Thánh, Thánh, Thánh" phải do tất cả cộng đoàn cùng hát, được chủ tế mời gọi hãy chúc tụng Thiên Chúa cực thánh sau Kinh Tiền Tụng, mà lại là bài đa âm, chỉ mình ca đoàn hát thì không thể phù hợp được.

- Chọn trước những tiểu khúc sẽ hát: vì có một số bài ca tác giả viết với 4, 5 hoặc 6 câu tiểu khúc, nên cần phải lưu ý để chỉ chọn hát những tiểu khúc nào phù hợp với ngày lễ, hoặc trong một thời lượng nhất định chỉ có thể hát 1 hay 2 tiểu khúc mà thôi. Chẳng hạn bài "Ca Nhập Lễ Mùa Vọng" của N.D .
- Phân công các câu hát, phần nào của Cộng Đoàn, phần nào của Ca Đoàn.
5. Ý nghĩa, đặc tính và cách thực hiện các bài hát trong Thánh Lễ Chúa nhật:

Huấn thị Thánh Nhạc trong Phụng vụ đã nhắn nhủ: "Đối với cử hành Thánh Lễ có dân chúng tham dự, nhất là các Chúa nhật và lễ trọng, thì trong mức độ có thể, phải chuộng hình thức Thánh Lễ ca hát hơn, dù nhiều lần trong một ngày" (số 27). Huấn thị này cũng dạy rằng: "Việc phân cấp lễ nghi phụng vụ long trọng hay đơn giản tùy ở chỗ người ta dành cho việc ca hát nhiều hay ít" (số 7)

5.1 Những chỉ dẫn:

- Huấn thị Thánh nhạc trong Phụng vụ, ngày 5.3.1967, đã đưa ra các chỉ dẫn như sau (trích các số của huấn thị):
Số 28… Cách sử dụng những cấp bậc tham dự (vào thánh lễ hát) được quy định như sau đây: bậc nhất có thể sử dụng một mình; bậc hai và bậc ba chỉ được sử dụng hoặc toàn phần hoặc một phần chung với bậc nhất. Như thế các tín hữu sẽ luôn được qui hướng tới khi họ có thể tham dự đầy đủ vào ca hát.

Số 29: Thuộc về bậc nhất có:

a. Trong nghi thức nhập lễ:

• Lời chào của linh mục với lời đáp của dân chúng.
• Lời nguyện.

b. Trong Phụng vụ Lời Chúa:

• Các lời tung hô khi đọc Phúc Âm
c. Trong Phụng vụ Thánh Thể:
• Lời nguyện trên lễ vật – Kinh tiền tụng với lời đối đáp và Kinh Thánh

Thánh Thánh.

• Lời tung hô kết thúc lễ quy.
• Kinh Lạy Cha cùng với lời kêu gọi và lời quảng diễn.
• Bình an của Chúa… Lời nguyện sau rước lễ.

d. Công thức kết lễ :

Số 30: Thuộc về bậc hai có:
Phần thường lễ – Lời nguyện chung.

Số 31: Thuộc về bậc ba có:

Ca nhập lễ, dâng lễ, hiệp lễ, đáp ca, Alleluia – Các bài đọc Kinh thánh, trừ khi nhận thấy đọc tiện hơn hát..

Số 33: Ngần nào có thể, cộng đoàn tín hữu được tham dự hát bộ Riêng lễ (ca nhập lễ, dâng lễ, hiệp lễ) là một điều hay; họ sẽ hát được nếu có những điệp khúc dễ hát hoặc những hình thức âm nhạc khác thích hợp…


Số 34: Những bài hát của bộ Thường lễ (thương xót, vinh danh…) nếu là những nhạc phẩm nhiều giọng, có thể do ca đoàn hát, theo các quy luật đã quen, hoặc hát buông (a capella), hoặc có nhạc khí phụ họa, miễn là không loại dân chúng ra khỏi việc tham dự ca hát…

Số 36: Trong các lễ thường, tùy nghi có thể, hát một phần của bộ Riêng lễ hay Thường lễ. Hơn nữa có thể hát một bài ca khác (không lấy trong bộ Riêng lễ hay Thường lễ) vào lúc đầu lễ, dâng lễ và hiệp lễ; tuy nhiên, bài ca đó không chỉ có tính cách Thánh Thể là đủ, nhưng còn phải phù hợp với các phần Thánh Lễ, với ngày lễ, với mùa phụng vụ…
Quy chế Tổng quát Sách Lễ Rôma (3.4.1969):

Số 313: Hiệu quả của thánh lễ về mặt mục vụ chắc chắn sẽ gia tăng, nếu các bài đọc, các lời nguyện và các bài hát đáp ứng đúng, chừng nào có thể, với nhu cầu, với sự chuẩn bị tâm hồn và não trạng của những người tham dự. Đó là điều có thể đạt được nếu biết sử dụng cách thích đáng quyền hạn rộng rãi để lựa chọn, như sẽ trình bày sau đây.

Vì thế, trong khi tổ chức thánh lễ, linh mục phải lưu ý đến công ích thiêng liêng của cộng đoàn hơn là đến sáng kiến cá nhân của mình…… nên trước khi cử hành, thầy phó tế, các độc viên, thánh vịnh ca viên, xướng ca viên, người dẫn lễ, ca đoàn, mỗi người trong phạm vi của mình cần biết rõ phải sử dụng bản văn nào; đừng để tình trạng "gặp đâu hay đó". Vì các nghi thức được sắp xếp và diễn tiến cách hài hòa thì giúp rất nhiều cho giáo dân chuẩn bị tâm hồn dâng Thánh Lễ.

Số 324: Khi phải lựa chọn các bài hát xen vào giữa các bài đọc và các bài ca nhập lễ, ca tiến lễ và ca hiệp lễ, thì hãy tuân theo các quy luật đã ấn định cho các phần đó.

Dựa theo QCTQ Sách lễ Rôma, chúng ta sẽ theo thứ tự diễn tiến trước sau của thánh lễ để tìm hiểu ý nghĩa, đặc tính, và cách thực hiện của từng bài.
(còn tiếp)
:

hongbinh
30-12-2010, 01:19 PM
6. Những Bài Ca Trong Thánh Lễ Theo QCTQ.SLR :


1. CA NHẬP LỄ

Ý Nghĩa: "Khi dân chúng đã tập họp, thì bắt đầu hát ca nhập lễ, đang khi linh mục và các người giúp lễ tiến vào. Bài ca này có mục đích mở đầu việc cử hành thánh lễ, giúp giáo dân thêm hiệp nhất, hướng tâm hồn họ vào mầu nhiệm mùa phụng vụ hay ngày lễ và đi kèm với cuộc rước của linh mục và các người giúp lễ". Như chúng ta biết ca hát là cách diễn tả thông thường của bất cứ một lễ hội nào. Việc gặp gỡ Thiên Chúa luôn luôn là một lễ hội. Vì thế ngay từ lúc bắt đầu, ca nhập lễ được hát lên sẽ xóa tan sự lạnh lùng của cá nhân và kết hợp mọi người thành một cộng đoàn tình thương và sống động, để diễn tả niềm vui được gặp nhau, được tạ ơn Chúa.
Đặc tính: Kèm theo nghi thức (Rước), giúp tín hữu khám phá ra Đức Kitô hiện diện nơi vị Chủ tế. (Theo J. Gélineau: có khi là chính nghi thức). Do đó bài ca cần có đặc tính vui tươi, phổ thông.

Cách thực hiện:

Ca nhập lễ được hát như sau:

• Hoặc luân phiên giữa ca đoàn và dân chúng;

• Hoặc luân phiên giữa một ca viên và dân chúng;

• Hoặc tất cả do dân chúng hát;

• Hoặc do một mình ca đoàn hát mà thôi. Có thể dùng điệp ca cùng với thánh vịnh, ghi trong sách Graduale Romanum hay trong sách Graduale Simplex; hoặc dùng bản hát nào khác phù hợp với cử hành phụng vụ, với tính chất của ngày lễ, hay mùa phụng vụ. Bản văn bài hát này phải được Hội Đồng Giám Mục chuẩn nhận.

2. KINH: “LẠY CHÚA XIN THƯƠNG XÓT”.

3. Ý Nghĩa: là một lời "Tung hô – kêu cầu", xuất phát từ đáy lòng để kêu cầu ơn trợ lực. Đó là một lời kêu cứu thiết tha (lặp lại nhiều lần), và "sự lặp đi lặp lại này đã mang một hình thức kinh cầu".
Đặc tính: Bài ca nghi thức.

Cách thực hiện: "Trừ khi lời kêu cầu này đã được thực hiện trong phần chuẩn bị sám hối", bài này thường:

• Được mọi người hát, nghĩa là dân chúng, ca đoàn hay xướng ca viên, đều góp phần vào đó.

• Được hát hai lần mỗi lời tung hô; nhưng vì đặc tính của ngôn ngữ khác nhau, vì nghệ thuật âm nhạc, hay vì hoàn cảnh, cũng có thể hát nhiều lần hoặc xen vào một câu hát ngắn.

• Nếu không hát thì đọc. (12)

3. KINH VINH DANH:

Ý nghĩa: Kinh Vinh danh là một Thánh thi rất cổ kính, mà Hội Thánh, được đoàn tụ trong Chúa Thánh Thần, dùng để tôn vinh Chúa Cha và cầu khẩn Chiên Con.

Đặc tính: Không kèm theo một nghi thức nào hết. Nó tạo nên một chỗ đứng riêng cho mình, nhất là trong Mùa Giáng Sinh. Kinh Vinh danh là chính nghi thức của cử hành Thánh lễ.

Cách thực hiện: Kinh này được hát

• Hoặc do toàn thể cộng đoàn tín hữu;

• Hoặc luân phiên giữa dân chúng và ca đoàn;

• Hoặc do chính ca đoàn. Nếu không hát thì phải đọc. Hát hay đọc trong các Chúa Nhật ngoài Mùa Vọng và Mùa Chay, Lễ Trọng và Lễ Kính.(13)
(12) QCTQ, số 30.
(13) QCTQ, số 31.

4. BÀI HÁT XEN GIỮA BÀI ĐỌC:

ĐÁP CA

Ý nghĩa: Việc cải tổ Phụng vụ của Vaticanô II đã phục hưng lại các "đáp ca". Tiếng Chúa được gửi tới dân chúng qua lời người đọc sách và cộng đoàn lắng nghe, rồi đáp lại bằng "đáp ca". Đây là hình ảnh cuộc đối thoại không ngừng giữa Chúa và dân Ngài. Nhờ các bài hát, dân chúng làm cho Lời Chúa thành của mình nhờ lời tuyên xưng đức tin, họ gắn bó với Lời Chúa.

Đặc tính: Cũng gọi là ca tiến cấp, bài ca này là thành phần trọn vẹn của Phụng vụ Lời Chúa.

Cách thực hiện: Thánh vịnh thường lấy ở sách bài đọc, vì mỗi bản văn thánh vịnh đều liên quan trực tiếp với mỗi bài đọc, nên việc lựa chọn thánh vịnh tùy thuộc các bài đọc. Tuy nhiên, để dân chúng có thể hát thánh vịnh đáp ca cách dễ dàng hơn, một số bản văn đáp ca và thánh vịnh đã được lựa chọn cho từng mùa trong năm, hoặc cho từng loại thánh nhân, để mỗi khi hát thánh vịnh, có thể dùng các bản văn này thay cho bản văn hợp với các bài đọc liên hệ.

Trong Phụng vụ Lời Chúa, các thánh vịnh đã được biết dưới nhiều hình thức khác nhau trong lịch sử. Người ta thường chú trọng đến ba hình thức chính:

a. Thánh vịnh bài đọc: Thánh vịnh được đọc, hoặc được ngâm bởi người đọc sách: Mọi người lắng nghe như nghe Lời Chúa.

b. Thánh vịnh đáp ca: Các câu của thánh vịnh được người đọc sách hát tại giảng đài (hay tại một nơi thuận tiện), rồi sau mỗi câu như thế, cộng đoàn sẽ tham gia bằng câu ĐÁP.

c. Trong thực hành, chúng ta có nhiều cách để thể hiện bài Thánh vịnh trong các Thánh lễ:

Hát Thánh Vịnh đáp ca theo nghĩa chặt:

Trong thể thức đáp ca này, có sự liên kết chặt chẽ giữa câu điệp khúc, rất ngắn (gọi là đáp ca) và các câu thánh vịnh. Câu đáp ca phải gắn liền với câu Thánh vịnh, và không được tách rời nhau, cả về lời văn lẫn về âm điệu theo cách này, sự đối đáp luôn mau lẹ và liên tục. Hát Thánh vịnh trong bài Alleluia là hình thức rõ nhất, trong đó Alleluia đóng vai trò đáp ca.(14)

• Hát Thánh vịnh có điệp khúc:

Ở đây điệp khúc có thể tách rời và đây là hát đối đáp, hơn là hát đáp ca. Đây là hình thức mà cuốn Sách Bài Đọc gợi ý cho ta: điệp khúc sẽ được lặp lại sau ba hoặc bốn dòng chữ Thánh vịnh.

• Hát Thánh vịnh tập thể :

Toàn thể cộng đoàn sẽ ngâm bài Thánh vịnh (có thể chia làm hai bè đối đáp hoặc đối đáp giữa cộng đoàn và một ca sĩ). Cái lợi là ở đây cộng đoàn "ăn" Lời Chúa, và như vậy sẽ thưởng thức vị ngon ngọt của Thánh vịnh.

• Nghe hát Thánh vịnh:

Thánh vịnh được hát bởi một người, có phần nhạc đệm êm nhẹ: cộng đoàn lắng nghe trong tinh thần suy gẫm.
(14) xt.Kim Long, Thánh Vịnh Đáp ca, 1994.


Các hình thức cầu kỳ hơn:

Có tác giả còn đề ra nhiều kiểu cách khác nhau cho các năm A, B, C. chẳng hạn cuốn "Thánh vịnh ngày Chúa Nhật" trong Eglise qui chante các số 18, 19, 21 (các năm 1986 -1988).(15)
ALLELUIA hay là TUNG HÔ TIN MỪNG:

Ý nghĩa: Hơn bất cứ lời tung hô nào khác (như Amen, Hosanna), Al-lê-lui-a là lời tung hô đã có trong tất cả nền Phụng vụ xưa, đó là niềm vui sướng thuần túy, đó là "tiếng nói của niềm vui trong sáng không diễn taû bằng lời nói".

Đặc tính: Khi các người giúp lễ rước sách Tin Mừng, tất cả cộng đoàn cung kính tung hô Đấng ngự đến nhân danh Chúa. Bài ca này đi kèm nghi thức.

Cách thực hiện:

Sau bài đọc thứ hai, là bài Al-lê-lui-a, hay bài hát khác như mùa phụng vụ đòi hỏi:

a) Al – lê – lui – a được hát trong các mùa ngoài Mùa Chay. Hết mọi người, hoặc ca đoàn, hay ca viên, bắt đầu hát, và nếu cần thì lặp lại; còn có lời tung hô thì lấy ở sách bài đọc, hay sách Graduale Simplex.

b) Còn bài hát khác là lời tung hô Tin Mừng, hoặc một Thánh vịnh khác cũng gọi là ca liên tục (tractus), như có trong sách bài đọc hay trong sách hát Graduale. (16)
(15) x.J.Gélineau, Họp nhau Cử hành Phụng vụ, tập II, trang 255-256.
(16) QCTQ, số 37.


Khi chỉ có một bài đọc trước Tin Mừng thì:

a) Trong mùa phải hát Allêluia, có thể hát hoặc bài thánh vịnh tung hô Allêluia, hoặc thánh vịnh và Allêluia với lời tung hô, hay chỉ hát thánh vịnh hoặc Allêluia mà thôi.
b) Trong mùa không phải đọc Allêluia, có thể hát hoặc đọc thánh vịnh, hoặc lời tung hô Tin Mừng. Thánh vịnh theo sau bài đọc, nếu không hát thì đọc; còn Allêluia hay lời tung hô Tin Mừng, nếu không hát thì có thể bỏ.(17)

Ca tiếp liên:

Ngoài lễ Phục Sinh và Lễ Hiện Xuống thì được tùy ý.(18)

5. LỜI TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN:

Ý nghĩa: Kinh tin kính cũng gọi là tuyên xưng đức tin, trong khi cử hành thánh lễ, nhằm làm cho giáo dân chấp nhận và đáp lại Lời Chúa, mà họ đã nghe trong các bài đọc và bài diễn giảng; đồng thời nhắc họ nhớ lại luật đức tin trước khi cử hành phần phụng vụ Thánh Thể.(19)

Đặc tính: Bên Tây phương, kinh này được coi là sự kết thúc phần phụng vụ Lời Chúa, tin theo sứ điệp vừa nghe, và là "cửa bước vào phần thánh lễ của các tín hữu" (J. A. Jungmann).(20)
(17) QCTQ. Số 38-19.
(18) QCTQ, số 40.
(19) QCTQ, số 43.
(20) Bên Đông Phương, Kinh này có vẻ nhắm chuẩn bị các tín hữu cử hành Thánh Thể (Sau khi đã mời các dự tòng ra về) xt.J.Gèlineau, HNCHPV, tập II, trang 261).


Cách thực hiện: Kinh tin kính phải do linh mục đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng; cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể. Nếu hát, thì thường mọi người cùng hát, hoặc hát luân phiên.(21)

6. CA DÂNG LỄ:

Ý nghĩa: Bắt đầu phụng vụ Thánh Thể, đại diện của cộng đoàn đưa lên bàn thờ các lễ phẩm sẽ trở thành Mình và Máu Đức Kitô. Trong khi rước lễ phẩm hát ca dâng lễ. Bài hát này sẽ đem lại cho cuộc rước một ý nghĩa phong phú. Điều này rất được trân trọng nơi các nền phụng vụ Đông Phương, bài ca dâng lễ này được coi là linh thánh nhất và trọng đại nhất của thánh lễ,(22) vì được so sánh với các bài ca của thiên thần Kêrubim theo hầu Chúa Kitô khi Ngài tự tế lễ chính mình cho Thiên Chúa Cha, cùng với toàn thể Giáo Hội và toàn thể các tạo vật.

Đặc tính: Kèm theo nghi thức.

Cách thực hiện: CĐ. Vat. II đã mang lại một đổi mới ở điểm này: trước kia, bài ca dâng lễ (offertorio) do ca đoàn hát, trong khi vị chủ tế nhận các lễ vật, và bài ca này không liên hệ nhiều đến thánh lễ. Nay thì bài ca dâng lễ sẽ do cộng đoàn hát và kéo dài bài hát ít là cho tới khi đặt lễ phẩm trên bàn thờ, và bài ca này có liên hệ chặt chẽ với thánh lễ.
(21) QCTQ, số 44.

Quy luật về cách hát ca tiến lễ cũng giống như cách hát ca nhập lễ. Nếu không có bài hát thờ lạy và chúc tụng này, người ta có thể thay thế bằng một bản nhạc dạo trên đàn,(23) hay một bài khác được chuẩn nhận thay thế, miễn là bài đó phải hợp với ngày lễ hay Mùa Phụng vụ hoặc hợp với phần Thánh lễ;(24) hoặc bài hát có ý: dâng bánh rượu, dâng hồn xác,… lên Chúa. Nên chọn bài có kèm ý: "để bánh rượu trở thành Mình Máu Chúa";(25) nếu không hát thì bỏ luôn ca tiến lễ.

7. BÀI "THÁNH, THÁNH, THÁNH" (SANCTUS): Ý nghĩa: Phải đặt bài ca này trong toàn bộ Kinh Tạ ơn – một kinh có tính chất tâm tình – thì chúng ta mới có thể hiểu được ý nghĩa trang trọng đậm nét trử tình của nó. Thật vậy cùng với giọng "cao rao" của Kinh Tiền Tụng, giọng "ngâm nga" của truyện lập Phép Thánh Thể, khí thế "tung hô" của lời tưởng niệm, lời "đối thoại" ở phần đầu và tiếng tung hô "Amen" ở phần kết thúc, thì những lời "tung hô" của bài Sanctus đã tạo nên lời ngợi khen đa dạng. Tất cả những "bài hát" kế tiếp nhau đó chỉ là một lời. Bài "Thánh" là việc tung hô mà toàn thể cộng đoàn hợp cùng các thần thánh trên trời hát lên.
Đặc tính: Lời tung hô này là phần chính của Kinh Tạ ơn.
(22) QCTQ, số 49; 101;293.
(23) QCTQ, số 50.
(24) Huấn thị về Thánh Nhạc trong Phụng vụ (5.3.1967), số 32.
(25) UBTN.Việt Nam, thông cáo số 3, mục [4],c.

Cách thực hiện: Sau khi chủ tế hát (hay đọc) những lời cuối của Kinh Tiền Tụng: "và tung hô rằng: " (hoặc: không ngừng tung hô rằng; lớn tiếng tung hô rằng; phấn khởi … hân hoan… thành khẩn… xưng tụng rằng: v.v…) thì cả giáo dân và linh mục cùng hát (hay đọc) ngay. (đàn chỉ báo cung 1, 2 nốt nhạc thôi). (26)

8. LỜI TUNG HÔ TƯỞNG NIỆM (Sau Truyền Phép):

Ý nghĩa: Nhờ việc tưởng niệm, khi thi hành mệnh lệnh đã lãnh nhận từ Đức Kitô qua các Tông Đồ, Hội Thánh tưởng niệm chính Đức Kitô, nhất là nhắc lạI cuộc khổ hình sinh ơn cứu độ, sự sống lại vinh hiển và lên trời của Người.(27)

Đặc tính: Lời tung hô sau khi chủ tế công bố "Đây là mầu nhiệm đức tin", mang ý mong Chúa lại đến là quan trọng nhất.
Cách thực hiện: Cộng đoàn cùng tung hô (nét nhạc cần phải trang trọng hân hoan). Sách Lễ Rôma đã dự trù 3 công thức tung hô để thay đổi.
(26) QCTQ, số 55b.
(27) QCTQ, số 55đ.

9. VINH TỤNG CA KẾT THÚC KINH TẠ ƠN:

Ý nghĩa: Đây là lời chúc vinh Thiên Chúa kết thúc và tô đậm nét chính yếu của Kinh Tạ Ơn, với một công thức vững vàng: "Chính nhờ Đức Kitô…". Công thức này cho ta thấy trong Người mà mọi chúc tụng đều qui về Chúa là Cha trong Thánh linh, Thánh Thể của Giáo Hội.

Đặc tính: Long trọng và xác tín trong lời tung hô và thưa lớn tiếng.

Cách thực hiện: Sau khi linh mục hát (hay đọc): "… đều thuộc về Cha là Thiên Chúa toàn năng đến muôn thuở muôn đời", thì giáo dân thưa lớn tiếng Amen. Có thể lặp lại tiếng Amen 2 hay 3 lần: cộng đoàn tán đồng với tất cả những điều vừa được đọc trong Kinh Tạ ơn.(28)

10 . KINH LẠY CHA:

Ý nghĩa: Trong kinh này ta xin Chúa ban bánh hằng ngày; bánh này đối với Kitô hữu còn ám chỉ bánh Thánh Thể; lại xin Chúa thanh tẩy tâm hồn cho khỏi mọi tội lỗi, hầu của thánh được thực sự ban cho những người thánh.(29)
(28) QCTQ, số 55h.
(29) QCTQ, số 56a.

Đặc tính: Dù hát hay đọc, Kinh Lạy Cha trước hết là kinh, không phải là học thuộc lòng hay để đọc lại. Đây là phần nghi thức mở đầu cho nghi thức hiệp lễ. Cách thức linh mục mở đầu cộng thêm rất nhiều vào giọng và điệu của cộng đoàn. Khi thực hiện tốt, sự sốt sắng nội tâm mà cộng đoàn có khi cầu nguyện, theo kinh nghiệm, là bằng chứng tốt nhất của sự chặt chẽ và phẩm chất của sự tham gia Phụng vụ Thánh Thể.(30)

Cách thực hiện: Linh mục đọc lời mời cầu nguyện: "Vâng lệnh Chúa Cứu Thế…" rồi:

• Hết mọi tín hữu cùng đọc hay hát kinh đó với linh mục;

• Mình linh mục đọc tiếp lời khẩn xin;

• Khai triển ý cuối cùng của Kinh Lạy Cha;

• Giáo dân kết thúc bằng lời tung hô: "Vì Chúa là Vua uy quyền…"

Lời mời cầu nguyện, chính Kinh Lạy Cha, kinh khẩn xin và lời chúc vinh mà giáo dân dùng để kết thúc, được hát hay đọc rõ tiếng.(31)
(30) J.Leben, Để sống Phụng vụ, Cerf, 1986, số 171.
(31) QCTQ, số 56a.

11. KINH "LẠY CHIÊN THIÊN CHÚA":

Ý nghĩa: Ngôn Sứ I – sa – ia dùng danh từ CHIÊN THIÊN CHÚA để chỉ Chúa Kitô; Thánh Gioan Tẩy Giả cũng gọi Chúa Kitô là Chiên Thiên Chúa (x. Is 53, 7 và Ga 1, 29). Kinh này nhắc nhớ Con Chiên Thiên Chúa đã đổ máu ra trên thánh giá để tẩy xóa mọi tội của nhân loại và trong Thánh lễ chuyển thông công nghiệp máu ấy để tha tội cho từng người rước lễ.

Đặc tính: Bài ca kèm theo nghi thức.

Cách thực hiện: Đang khi bẻ bánh và bỏ một phần vào chén thánh thì ca đoàn hay ca viên thường hát đối đáp hay đọc lớn tiếng kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", và giáo dân đáp lại. Kinh này có thể lặp đi lặp lại, bao lâu còn cần để kèm theo việc bẻ bánh (cả khi trao phát cho các vị đồng tế). Lần cuối cùng được kết thúc bằng câu: "xin ban bình an cho chúng con".(32)



12. CA HIỆP LỄ:

Ý nghĩa: Nói đến Mầu Nhiệm theo Phụng vụ. Bài ca này có mục đích diễn tả sự đồng tâm hiệp nhất thiêng liêng giữa những người rước lễ, khi họ đồng thánh ca hát, đồng thời biểu lộ niềm vui trong tâm hồn và làm cho việc tiến lên rước Mình Thánh Chúa có tính cách huynh đệ hơn.(33)
(32) QCTQ, số 56đ.
(33) QCTQ, số 56i.

Đặc tính: Theo truyền thống rất xa xưa, bài hát này đúng tên của nó, phụ họa cho cuộc đi rước lễ của tín hữu. Vì thế hai bài hát đang khi rước lễ, và sau khi rước lễ, không bắt buộc.

Cách thực hiện: Ca hiệp lễ bắt đầu khi linh mục rước lễ và tùy nghi kéo dài đang khi giáo dân rước lễ. Nếu có hát bài ca nào sau khi rước lễ, thì phải kết thúc bài ca hiệp lễ vào đúng lúc.
Có thể dùng điệp ca trong sách Graduale Romanum cùng với thánh vịnh hay không có thánh vịnh, hoặc dùng điệp ca với thánh vịnh trong sách Graduale Simplex, hoặc bài hát nào thích hợp đã được giáo quyền chuẩn nhận. Một mình ca đoàn hát, hoặc ca đoàn hay ca viên hát với giáo dân.(34)
Sau khi rước lễ, linh mục và giáo dân tùy nghi thinh lặng cầu nguyện trong lòng một khoảng thời gian. Nếu muốn, có thể hát một thánh thi, một thánh vịnh hay một thánh ca ngợi khen nào khác.(35) Thánh ca này khác hẳn bài "đi rước lễ", nó phải có giá trị qui tụ mọi lời cầu nguyện cá nhân.

(34) QCTQ, số 56i.



13. BÀI CA KẾT LỄ:

Sau công thức giải tán, có thể hát một bài, đề tài tương đối tự do hơn, như:

• Về ngày lễ (Đức Mẹ, Các thánh,…); hay mùa phụng vụ.

• Ra đi sống Thánh Lễ… gieo Tin Mừng; Tạ ơn Chúa…

• Về lòng sùng kính (36)… hay cầu nguyện cho các giới. Bài hát này nên hát cách tưng bừng phấn khởi, nhưng phải ngắn gọn, có thể vừa ra về vừa hát cho tới khi ra khỏi nhà thờ.(37)
Việc có những bài Thánh Ca đúng phụng vụ đã là một điều khó. Việc chọn lựa, sắp xếp các bài ấy cho phù hợp với cử hành phụng vụ lại càng khó hơn. Lời ca, tiếng hát phải phục vụ và nuôi dưỡng bầu khí cầu nguyện. Bởi vậy những người phụ trách về ca hát phải hiểu biết và theo dõi diễn tiến của thánh lễ. Cho nên, ngoài sở trường về âm nhạc, học phải có những hiểu biết căn bản và tương xứng về phụng vụ, thì mới chu toàn tốt đẹp chức năng của họ trong cộng đoàn.

(35) QCTQ, số 56k.
(36) Kim Long, Thánh ca trong phụng vụ, trang 78.
(37) Huấn thị về Thánh nhạc (3.9.1958), số 36.

Lm.Nguyễn Duy

hongbinh
31-12-2010, 12:28 PM
BẢN TỔNG HỢP
GIẢI ĐÁP NHỮNG THẮC MẮC PHỔ BIẾN


(Ngày hội thảo các Ca trưởng – Người đệm đàn và UVPV tại Giáo Xứ Nam Thiên 24.10.2004)

1/ Có được sử dụng nhạc đệm tự động cho các bài Thánh Ca dùng trong Phụng Vụ không ?

• Không. Vì:

- Không có sức sống: (nhanh chậm, to nhỏ, diễn ra đều đều, gây cản trở người hát)

- Thiếu sự sáng tạo: (vì điệu nhạc đã được lập trình sẵn trong bộ nhơ)

- Thiếu sự nghiêm trang (người nghe có cảm giác như đang ở một nơi nào đó, chứ không phải đang tham dự nghi thức Phụng vụ).

2/ Trong Thánh Lễ có được múa không ? (kể cả phần dâng của lễ)

• Trong sách lễ Rôma không đề cập đến việc múa (mới chỉ có một số nước Phi Châu và Ấn Độ xin và đã được phép).

• Hiện nay HĐGM Việt Nam chưa chính thức cho phép, nhưng cũng không cấm. Miễn là bài múa phải có những động tác thanh tao và không được dài làm ảnh hưởng đến Thánh lễ.

3/ Những tác phẩm Thánh ca mới chưa được chuẩn nhận có được sử dụng trong Phụng Vụ không ?

• Không. Vì chưa được Thẩm quyền Giáo hội phê chuẩn. (lời và nhạc “Có hợp với Phụng vụ, Thần học, giáo lý và nghệ thuật thánh hay không”).

4/ Các tác phẩm Thánh ca mới được sáng tác sẽ gởi và duyệt ở đâu ?

• Gởi trực tiếp về cho Ban Thánh Nhạc, hoặc qua cha Quản xứ để chuyển tới Ban Thánh Nhạc Giáo Phận Banmêthuột.

• Trực tiếp gởi về Ban Thánh Nhạc theo các địa chỉ sau:

- Lm. Phêrô Nguyễn Thành Thiện: (0500) 3573105. DĐ: 0909.569533; Email: petthanhthien@gmail.com

- Nhạc sỹ Vi Nam: (0500) 3636570. DĐ 0905.224336; Email: vinamcanh@yahoo.com.

- Nhạc sỹ Nguyễn Hữu Chánh: ĐT: (0501)3746323. ĐC: GX Vinh Hương – Đức Mạnh – Đăkmil - Đăknông

- Nhạc Sỹ Hồng Bính: ĐT: (0501) 3742230. DĐ 0972204300. Email: nguyenhongbinh@ymail.com ĐC: GX Thổ Hoàng – Đăksăk – Đăkmil – Đăknông.

- Trần Văn Thoát. (0500) 3856076. 45 Hoàng Diệu Tp. Ban Mê Thuột

- Trần Ngọc Phong.ĐT:(0500)3573763 DĐ:0976.780.263. Email: jbngocphong@gmail.com.

5/ Hiện nay đang lưu hành nhiều bộ lễ, vậy nên dùng bộ lễ nào cho phù hợp với Phụng vụ ?

• Chỉ dùng những bộ lễ đúng với bản dịch mới của Giáo Hội Việt Nam và đã được chuẩn nhận; (thí dụ: bộ lễ của LM Nguyễn Văn Trinh không được sử dụng, vì không đúng với bản dịch. Hoặc Kinh Tin Kính của Lm Hoài Đức: cũng không đúng bản dịch…)

6/ Nhạc vào đời, nhạc sinh hoạt có được sử dụng trong Thánh Lễ hay không ?
• Không. Vì khi sáng tác các bài này, các tác giả không nhằm mục đích phụng vụ, mà chỉ nhằm để sinh hoạt hoặc dùng vào một mục đích khác. Vậy hãy cứ để nhạc vào đời đi vào đời, và nhạc sinh hoạt ra sinh hoạt.

7/ Đệm đàn trong Phụng Vụ nên đệm như thế nào cho phù hợp với các bài Thánh Ca ?

- Khi dạo nhạc mở đầu cho chủ tế, phải đánh rõ nét giai điệu của bài nhạc, với âm lượng vừa đủ nghe, Không đánh hợp âm, (khiến chủ tế khó bắt câu xướng) và ngưng đàn khi chủ tế bắt hát.

- Tiếng đàn dùng để nâng đỡ lời ca, nên không được dùng âm lượng lớn làm át đi tiếng hát, lời ca. Nét nhạc phải trang nghiêm, đừng bắt chước kiểu nhạc đời.

- Chỉ dùng các âm sắc đặc trưng thích hợp trong phụng vụ (thí dụ: Organ, Flute, String…)

- Không dạo đoạn mở đầu (Intro…) quá dài khiến cho mọi người phải đợi chờ. Nét nhạc này phải ngắn gọn, rõ ràng.
8/ Khi hát đáp ca phải đứng nơi bục sách hay có thể đứng ở một nơi khác (thí dụ gác đàn …)

• Được đứng ở nơi thuận tiện để hát, nhưng tốt nhất nên đứng nơi bục đọc sách.

9/ Trong kinh Lạy Cha có chữ CHO trong câu “Như chúng con cũng tha CHO kẻ có nợ chúng con” hay không ?

• Trong kinh lạy cha Không có chữ CHO trong câu trên (lỗi này do in ấn; sau đó nhà xuất bản đã đính chính lại)

• Riêng Kinh Lạy Cha trong bộ lễ Séraphim của ĐGM Phaolô Nguyễn Văn Hoà: nét nhạc của chữ CHO trở thành dấu luyến của chữ THA đứng ngay trước.

10/ Cách đọc chữ ALLÊLUIA như thế nào ?

• Cách đọc ALLÊLUIA phải nhấn chữ U kéo rõ chữ I-A. (riêng từng chữ một), không được đọc chung thành chữ GIA hoặc DA.

11/ Thánh Lễ kính Đức Mẹ hoặc các Thánh, phần hiệp lễ có được hát bài về Đức Mẹ và các Thánh hay không ?

• Không. Vì hiện diện trước ta lúc đó là Chúa Giêsu Thánh Thể, nên chúng ta phải hát những bài tạ ơn Thiên Chúa, yêu thương và hiệp nhất.

12/ Người ca trưởng có phải chọn các bài hát phù hợp với phụng vụ và chủ đề ngày lễ hay không ?

• Phải vì việc chọn các bài hát hợp với chủ đề và đúng theo từng nghi thức của Thánh lễ (hôm ấy) là bổn phận và trách nhiệm của người ca trưởng.

13/ Có được phép đưa vào trong Thánh Lễ các nhạc cụ khác như kèn đồng, cồng chiêng, để đệm khi hát hay không ?

• Không, vì nhạc đệm có vai trò nâng đỡ chứ không được lấn át tiếng hát; trong khi các nhạc cụ này có âm lượng quá lớn làm át đi tiếng hát của cộng đoàn. (các loại nhạc cụ này chỉ nên dùng trong các cuộc rước, kiệu …)

• Có thể sử dụng khi chủ tế không đọc và cộng đoàn hoặc Ca đoàn không hát (trước khi hát Ca nhập lễ, xen kẽ với Ca đoàn trong phần hiệp lễ hoặc sau bài Ca kết lễ)

14/ Bộ lễ nên hát như thế nào ?

• Hát chung hoặc luân phiên, riêng Kinh Tin Kính tốt nhất là mọi người cùng hát.

15/ Các ca viên có nên học nhạc lý hay không ?

• Nên. Khi các ca viên biết nhạc lý, các ca trưởng tập hát sẽ đỡ vất vả và đạt hiệu quả hơn; đồng thời các ca viên sẽ hát được tốt hơn.
------------------------------------

* Trên đây là một số vấn đề được chọn ra từ những câu hỏi của các tham dự viên trong buổi hội thảo, và đã được ĐGM cùng với quý cha trưởng ban trả lời. Còn một số câu hỏi khác sẽ được tiếp tục giải đáp vào những dịp sau.

LỜI CẢM ƠN

CỦA CHA TRƯỞNG BAN THÁNH NHẠC.
-
“Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người”.
Quả thật là một ngày tuyệt vời cho chúng con, trọn ngày hôm nay, chúng con đã được sống một khoảng thời gian hơn mười giờ đồng hồ trong hồng ân của Thiên Chúa. Người ta nói có ba yếu tố để tạo nên thành công, đó là: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Ngày hôm nay hội tụ cả ba yếu tố đó. Thiên thời: Với một ngày nắng đẹp không khí dịu mát; địa lợi: Với một không gian lý tưởng, một Giáo Xứ đầy đủ những tiện nghi cần thiết; Nhân hoa: Với sự hội tụ của 370 anh chị em ca trưởng, đệm đàn và uỷ viên phụng vụ.
Có được những thuận lợi đó, công đầu tiên chắc hẳn phải thuộc về Đức Cha. Con có một diễm phúc được làm học trò của Đức Cha dưới mái nhà Đại chủng viện Sao biển Nha Trang, lại được làm học trò Đức Cha về phương diện thánh nhạc. Khi trở về với giáo phận nhà, chịu chức linh mục và được Đức Giám Mục giáo phận trao cho trọng trách là phụ trách ban thánh nhạc. Người đầu tiên con tìm đến chính là Đức Cha; khi đấy anh em chúng con đã xuôi đường từ miền núi cao xuống đến miền duyên hải để thỉnh ý Đức Cha và được Đức Cha ân cần chỉ bảo cho chúng con những bước đi đầu tiên. Rồi … thánh ý Chúa thật nhiệm mầu, Ngài lại xếp đặt để Đức Cha trở về giáo phận nhà trong vai trò là Giám quản; thế là một lần nữa chúng con lại được Đức Cha ân cần dạy dỗ về phương diện sáng tác, đồng thời Đức Cha cũng gợi ý cho chúng con những đường hướng hoạt động của ban thánh nhạc trong đó có cả việc hội thảo các ca trưởng hôm nay. Ngày hôm nay lại được Đức Cha yêu thương hiện diện với chúng con ngay từ những giây phút đầu tiên, và suốt cả ngày hôm nay Đức Cha cùng đồng hành với chúng con và ban cho chúng con những câu giải đáp thật chính xác và cũng không kém phần thú vị. Thêm vào đó Đức Cha lại ân cần ban cho chúng con những lời huấn dụ quý giá. Chúng con vô cùng tri ân Đức Cha.

Kính thưa cha quản hạt, giờ đây cha đã trở về với nhiệm sở của cha để thi hành bổn phận của người mục tử, nhưng không vì thế mà chúng con lại quên không cảm ơn cha, vì chính cha đã động viên khuyến khích chúng con tổ chức buổi hội thảo các ca trưởng trong giáo phận, và cha đã đề nghị kết hợp phụng vụ với thánh nhạc, nhờ thế mà chúng con đã mạnh dạn tổ chức ngày hội thảo này.
Kính thưa cha quản xứ, dẫu đã được cha quản hạt động viên nhưng chính bàn tay của cha đã chìa ra bắt tay con đề nghị giúp đỡ con trong khâu tổ chức; và cha đã dùng Giáo Xứ Nam Thiên làm nơi tổ chức ngày hội thảo. Thật vậy “không gì ấm áp và vững tin hơn nơi bàn tay người bạn hiền”. Thế là chúng con không ngần ngại để chuẩn bị và tổ chức ngày hội thảo hôm nay.

Kính thưa ban thường vụ cùng với các ban ngành, đoàn thể Giáo Xứ Nam Thiên. Tất cả những công việc diễn ra ngày hôm nay có được kết quả mỹ mãn là nhờ vào công sức của quý ban rất nhiều. Quý vị đã không ngần ngại bỏ thời giờ, tài năng và công sức để góp phần với chúng tôi trong việc tổ chức ngày hội thảo này.

Kính thưa quý cộng đoàn, với sự hiện diện đông đảo của anh chị em tu sĩ nam nữ cùng với anh chị em ca trưởng, đệm đàn và uỷ viên phụng vụ, chính sự hiện diện đông đảo của anh chị em đã làm nên thành công của ngày hội thảo hôm nay.

Từ khắp mọi nẻo đường của giáo phận, anh chị em đã không quản ngại đường sá xa xôi, đã thu xếp công việc gia đình để đến đây cùng nhau chia sẽ những kinh nghiệm và cùng nhau học hỏi, thảo luận những đề tài trong lĩnh vực thánh nhạc. Sự thành công của ngày hôm nay, các anh chị em cũng đã góp phần không nhỏ.

Giờ đây, kính xin Đức Cha hiệp ý cùng với chúng con dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.

(Hát Cảm tạ Chúa. Và Phép lành trọng thể của Đức Giám Mục giám quản)
Bế mạc lúc 17h30 cùng ngày (24.10.2007)

Kết Thúc ( JB NGỌC PHONG TK)

Vinam
23-01-2011, 11:02 AM
BAN THÁNH NHẠC GP/BMT CHÚC TẾT
(20/01/2011)


https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/01.JPG

TÒA GIÁM MỤC BMT

https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/02.JPG



CHÚC TẾT ĐGM VINH SƠN
https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/03.JPG


https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/04.JPG

https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/05.JPG



THĂM ĐỨC CHA GIUSE TRỊNH CHÍNH TRỰC
https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/05B.JPG


CHÚC TẾT CHA TỔNG ĐẠI DIỆN ĐA MINH HÀ DUY KHÂM
https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/06.JPG

https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/06B.JPG



CHÚC TẾT CHA TRƯỞNG BAN TN PHÊ RÔ NGUYỄN THÀNH THIỆN
https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/07.JPG

https://thanhcavietnam.info/vinamcanh/HinhAnh/BMT/BanThanhNhac/08.JPG


MỜI XEM THÊM HÌNH TẠI ĐÂY (http://picasaweb.google.com/tranannhi/BanThanhNhacBMT?authkey=Gv1sRgCL33w4ext5vS6QE#)

hongbinh
23-01-2011, 11:09 AM
tiếc quá, chỉ thiếu có mình hongbinh huuuu, công việc cuối năm quá bận rộn vừa việc chung vừa việc riêng xin anh em đại xá, nhìn hình thấy tiếc vì vắng mặt

horungcn
23-01-2011, 04:05 PM
Cái này chưa phạt đền là may rồi cớ sao Nhạc sỹ Hồng Bính lại huuuu . Tết này phải phạt vì tội trốn chúc tết các vị Bề trên . Đề nghị Nhạc sỹ Vi Nam nghiên cứu cách và hình thức cho thỏa đáng . Hì hì