PDA

View Full Version : NHỮNG ĐIỀU ĐỂ GẪM



hongbinh
03-01-2011, 06:14 AM
NHỮNG ĐIỀU ĐỂ GẪM



Càng có tuổi

- Càng có tuổi, tôi lại càng thấy sự kỳ diệu của mỗi độ xuân về.

- Càng có tuổi, tôi càng thấy những mùa xuân còn lại không còn bao nhiêu nữa.

- Càng có tuổi, tôi càng sung sướng thưởng thức mỗi giây phút quý giá qua đi trong cuộc đời.

- Càng có tuổi, tôi càng thấy mùa xuân mang lại cho tôi sự ngất ngây và vui sướng.

- Càng có tuổi, tôi càng thích săn sóc cây và hoa của tôi, và tôi thích tâm sự với những người bạn im lặng này.

- Càng có tuổi, tôi càng thích nghe chim hót; mỗi tiếng chim là mỗi một giai điệu mật ngọt rót vào tai.

- Càng có tuổi, tôi càng ao ước được thấy nhiều mùa xuân trở lại.

- Càng có tuổi, tôi càng thấy mình không nghĩ được như vậy khi còn trẻ.

- Càng có tuổi, tôi càng muốn cám ơn cuộc sống đã cho tôi thấy thêm một mùa xuân trở lại.

Những điều nên nhớ

- Bạn là duy nhất; không ai giống bạn 100%. Hãy biết tận hưởng trọn vẹn một ngày bạn sống. Hãy đếm những điều làm bạn hạnh phúc; đừng tính những điều làm bạn phiền muộn.

- Đừng biến bất cứ vấn đề gì trở nên trầm trọng. Đừng sống một cuộc đời tiếc nuối.

- Hãy nhớ rằng nhiều thứ sẽ ra đi mãi mãi và không bao giờ quay trở lại. Cuộc sống thật quý giá khi người ta ở bên nhau. Hãy nhận ra rằng mọi thứ không bao giờ trễ cả. Hãy thực hiện những điều bình dị theo những cách phi thường nhất.

- Hãy luôn nhớ về gia đình; họ là những người làm mục tiêu cho đời sống của bạn. Quý trọng họ khi bạn có thể, bởi vì có ai ở bên bạn mãi đâu.

- Thời gian luôn chuyển động, và hãy ước rằng, một lúc nào đó, ta sẽ vươn tới những vì sao.

Hãy cảm ơn

- Hãy cảm ơn những gì bạn muốn mà không được, vì nếu được, thì bạn sẽ không còn gì để mà mong đợi.

- Hãy cảm ơn khi bạn không biết về một điều gì đó, vì nó sẽ tạo cho bạn một cơ hội để tìm tòi, học hỏi.

- Hãy cảm ơn những giờ phút khó khăn, vì nhờ đó mà bạn trưởng thành.

- Hãy cảm ơn những nhược điểm của bạn, vì chúng thách thức bạn cố hoàn thiện bản thân.

- Hãy cảm ơn những sai lầm của bạn, vì nó là bài học dạy bạn những bài học có giá trị.

- Hãy cảm ơn những ngày gian khổ của bạn để chúng trở thành những ân điển.

Nếu

- Nếu mọi người chưa công nhận khả năng của bạn, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ ngừng khám phá bản thân, mà hãy tiếp tục nỗ lực hết mình.

- Nếu chưa có ai đến chia sẻ cùng bạn, điều đó không có nghĩa là bạn đang lẻ loi.

- Nếu chưa có những điều tốt đẹp nhất như bạn muốn, điều dó không có nghĩa là cuộc đời này thiếu công bằng.

- Nếu công việc của bạn chưa có dấu hiệu tiến triển, điều đó không có nghĩa là bạn là người thiếu khả năng.

- Nếu chưa thành công, điều đó không có nghĩa là bạn đã thua cuộc.

- Hãy giữ vững niềm tin, giữ lấy những hy vọng để vươn tới điều mà bạn chắc chắn là mình đã sẵn sàng để có được.

Sẽ đến lúc

- Sẽ đến lúc bạn nhận ra tình yêu không còn là một điểm tựa, và bên nhau không có nghĩa là bình yên.

- Sẽ đến lúc bạn nhận ra không phải mùa nắng nào cũng đẹp, và bạn biết chấp nhận thất bại với tư thế ngẩng cao đầu và đôi mắt sáng , với sự cao thượng của tuổi trưởng thành, chứ không bị lụy cố chấp của trẻ thơ.

- Có ai bước đi mà không vấp ngã một đôi lần. Hãy góp nhặt những mãnh vỡ của mình và bước tiếp từ đây trên con đường đã chọn ngày hôm nay, và không trông chờ vào những gì chưa chắc chắn của ngày mai.

- Ta hãy cho đi đừng tiếc nuối, níu kéo, vì có ai cho đi mà cảm thấy mất mát bao giờ. Và hãy giữ lại những gì tốt đẹp nhất, gieo hạt trồng hoa trên mảnh đất tâm hồn, hơn là mòn mỏi đợi chờ ai mang đến.

- Hãy nhớ là, cho dù bất cứ điều gì xảy ra, thì tất cả những điều tốt đẹp nhất đang chờ đón bạn phía trước. Hãy sống với ánh mắt ngập tràn niềm tin của ngày mới đang đến, bạn nhé

St

hongbinh
03-01-2011, 08:38 PM
THIẾU RƯỢU


http://truyenthongconggiao.org/DesktopModules/TTONews/LoadImage.aspx?NewsPK=4755


Hôn nhân theo tinh thần Kitô giáo

Ðọc trình thuật của Thánh Gioan về tiệc cưới ở Cana (Ga 2,1-10), có ít nhất những điểm sau khiến chúng ta phải suy nghĩ:

- Tại sao trong một tiệc cưới như thế lại có thể xảy ra cảnh thiếu rượu. Do thiếu chuẩn bị? Gia đình nghèo không đủ tiền mua rượu? Hoặc người được mời quá chén?

- Chúa Giêsu có biết bữa tiệc hôm ấy sẽ thiếu rượu không? Tại sao phép lạ như thế mà đôi tân hôn không biết?

Những thắc mắc trên có thể là nhỏ mọn, tầm thường, nhưng thực tế nó đang phản ảnh rất trung thực não trạng và cách sống của con người thời đại; đặc biệt não trạng cho rằng hôn nhân chỉ là một trò chơi ái tình. Theo đó, ngoài việc đôi trai gái thích và ở với nhau ra, nó chẳng có gì ràng buộc, quan tâm và đáng để suy nghĩ. Có lẽ cũng từ suy tư này dẫn đến hai lý do đang làm đổ vỡ và ly tán rất nhiều gia đình.

1. Thiếu chuẩn bị

Sự đổ bể của hôn nhân ngày nay phần lớn đến từ thái độ thiếu chuẩn bị. Cũng như đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana, ngay cả rượu dùng trong bữa tiệc mà họ cũng tỏ ra lơ là, nên đã dẫn đến tình trạng thiếu rượu nửa chừng mà vẫn không hay biết.

Rượu trong tiệc cưới là tượng trưng cho tính chất nồng nàn, say sưa, thu hút và nhất là hy sinh của tình yêu. Thiếu rượu hay hết rượu cũng có nghĩa là đôi tân hôn đang gặp bế tắc, khó khăn có thể dẫn tới đổ vỡ. Hiện tượng ly dị ngày nay đã cho biết phần đông các cặp vợ chồng đã thiếu rượu hoặc hết rượu nửa chừng.

Ngày nay, nam nữ, trai gái được hầu như hoàn toàn tự do trong vấn đề tình yêu và kết hôn, và không bị cưỡng bức, hoặc ép gả như những thế hệ xa xưa. Do đó, những đổ vỡ hay thất bại của họ không thể đổ lỗi cho những lý do bên ngoài, mà chính là vì họ đã thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào đời sống này. Một sự chuẩn bị cần thiết cả về ngân sách gia đình, tâm lý và đạo đức.

- Về tài chính

Ðối với các đôi vợ chồng trẻ ngày nay, tài chính và kinh tế gia đình là một nhu cầu hết sức cần thiết mà họ cần phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng cả trước và sau khi lập gia đình.

Nhiều cặp yêu nhau tha thiết nhưng không dám cưới hỏi vì không đủ ngân quỹ. Không những thiếu khả năng lo cho lễ cưới, tiệc cưới, mà còn chưa đủ khả năng để có một nơi ở đàng hoàng và thích hợp cho một đôi vợ chồng trẻ. Cưới nhau rồi mà còn phải sống lệ thuộc vào cha mẹ, phải ở chung với cha mẹ là một quan niệm lỗi thời thiếu tính thuyết phục đối với các bạn trẻ.

Một số cặp còn tính toán xa hơn đến việc mình phải chuẩn bị tài chính như thế nào cho đứa con đầu lòng ra đời. Và số con là tuỳ vào ngân khoản của vợ chồng.

Sở dĩ vấn nạn tài chính được đưa ra cho các đôi vợ chồng trẻ ngày nay, là vì phần đông bạn trẻ trước khi bước vào đời sống hôn nhân đều đã có khả năng tự lập về tài chính. Ða số họ là những người trẻ tốt nghiệp đại học, hoặc các ngành nghề chuyên môn, và do đó, thiếu chuẩn bị về tài chính, hoặc không tìm hiểu và trao đổi với nhau về tài chính gia đình sẽ đem lại ảnh hưởng tiêu cực và trở thành một lý do đưa đến đổ vỡ sau này. Ðiều này thường thấy xảy ra tại các nước Âu Mỹ, khi vợ chồng mặc dù đã cưới hỏi, nhưng mỗi người vẫn gửi tiền riêng của mình.

Ngoài ra, khi cả hai cùng có khả năng kiếm tiền, nhất là trong những trường hợp mà người vợ lại có đồng lương cao hơn, hoặc kiếm được nhiều tiền hơn chồng mà không có sự chia sẻ và hiểu biết sẽ dễ đem lại những thử thách rất tế nhị. Do đó, những bất đồng về tiền bạc, về cách thức quản lý và sử dụng tiền bạc, là những gì mà hai người cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi bước vào đời sống hôn nhân. Trong thực tế, tiền bạc đã trở thành một trong những lý do quan trọng khiến đỗ vỡ nhiều gia đình.

- Về tâm lý

Nói đến sự chuẩn bị tâm lý, là nói đến việc hai người tìm hiểu để cân nhắc, và chấp nhận những cá tính dị biệt, bất đồng của nhau. Ðiều trái ngược thường xảy ra là suốt trong thời gian quen nhau, phần đông các cặp tình nhân chỉ muốn dành thời giờ để ve vãn tính tự ái của nhau, hoặc để thoả mãn những đòi hỏi cảm tình nhất thời của nhau. Do đó, đã không có thời gian để nghiêm chỉnh đi sâu vào những tâm tính của nhau, để xem coi mình có thể chấp nhận con người ấy được đến bao nhiêu và như thế nào. “Tình yêu không phân biệt đẹp xấu, giàu nghèo, tuổi tác, học vấn, địa vị xã hội...”. Nhận xét này không thực tế theo quan niệm và lối sống của con người thời đại.

Trong hôn nhân, việc vợ chồng hạnh phúc không căn cứ vào những gì tốt đẹp mà họ làm cho nhau, nhưng lệ thuộc vào việc mỗi người có thể chấp nhận và hoà đồng được với những cá tính và dị biệt của nhau như thế nào và bao nhiêu. Những cá tính làm nên mỗi con người cá biệt và không ai giống ai đó, đòi hỏi người chồng và người vợ mỗi ngày phải tích cực khám phá bằng một cặp mắt hiểu biết, trưởng thành và quân bình thì mới có thể dễ dàng dẫn đến sự chấp nhận người mình yêu. Trong thực tế, nhiều khi những nét đẹp của người này nhưng lại trở thành dễ ghét đối với người kia, vì thế mới dẫn tới việc người chồng hay người vợ phải chấp nhận nhau. Có những bất đồng rất nhỏ và hầu như người gây ra sự bất đồng ấy vô tình và không biết, nhưng đối với người chịu đựng những bất đồng ấy thì lại là một chuyện lớn lao, nhất là khi những bất đồng ấy chồng chất và tích luỹ ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.

- Về tâm linh

Mặc dù Giáo Luật buộc mọi đôi hôn nhân Công giáo phải có thời gian học hỏi qua những khoá Dự bị Hôn nhân. Nhưng kinh nghiệm đã cho biết rằng hầu hết những bạn này chỉ đến các khoá học với ý nghĩ là làm cho xong việc để lấy chồng hoặc lấy vợ. Kinh nghiệm này có thể kiểm chứng được vì mặc dù đã có chứng chỉ tốt nghiệp, phần đông các cặp vợ chồng tương lai này vẫn tỏ ra rất yếu kém về giá trị, về tinh thần, và sự quan trọng, cần thiết của ơn gọi hôn nhân.

Một điều mà nhiều người vẫn cho là không quan trọng, nhưng lại trở thành hết sức quan trọng trong đời sống hôn nhân, đặc biệt, là hôn nhân Công giáo, đó là sự trưởng thành tâm linh. Người trưởng thành tâm linh là người có khả năng đối phó với những khó khăn và thử thách bằng niềm tin và thực hành tôn giáo. Thí dụ, việc chung thuỷ và giới luật “một vợ một chồng” của Công giáo.

Cũng chính vì thế, trong hôn nhân việc bảo đảm hạnh phúc lệ thuộc vào sự trưởng thành và giá trị tâm linh, chứ không phải dựa trên sắc đẹp, tài năng, địa vị, hoặc giầu có. Căn cứ vào điểm này, việc chọn lựa một người chồng hay người vợ tương lai được khuyên phải đặt ưu tiên cho mức độ trưởng thành tâm linh. Người yêu của mình phải có cái “tâm” đạo đức. Chính cái tâm này mới giúp vượt thắng những thử thách mà ngay cả sự trưởng thành tâm lý trong nhiều trường hợp cũng không mang lại kết quả.

Tóm lại, sự chuẩn bị tinh thần được coi như chuẩn bị quan trọng và cần thiết nhất cho những ai bước vào đời sống hôn nhân cần phải có.

Một đề nghị có tính cách thực tế, đặc biệt cho những ai có trách nhiệm và điều hành các Khoá Dự bị Hôn nhân, là cần phải có một chương trình soạn thảo kỹ lưỡng vừa có tính cách chuyên nghiệp, lại vừa tâm linh để giúp các đôi hôn nhân sau này. Hơn nữa, chương trình học phải nghiêm chỉnh và được theo dõi bằng kết quả những lần hiện diện và kỳ thi tốt nghiệp. Nếu bỏ lỡ cơ hội này để giúp các bạn trẻ trước khi họ bước vào đời sống hôn nhân, là bỏ lỡ cơ hội để tạo lập một gia đình hạnh phúc. Trong thực tế, mọi ngành nghề đều được học hỏi, huấn luyện đầy đủ, kỹ lưỡng, nhưng chỉ có nghề làm chồng, làm vợ, làm cha, làm mẹ lại bị coi thường và rất ít được chuẩn bị.

2. Thiếu Chúa trong cuộc sống

Dưới cái nhìn tâm linh, thiếu chuẩn bị, thiếu nhận thức và hiểu biết về ơn gọi và đời sống hôn nhân chẳng qua là thiếu Chúa Giêsu, thiếu Mẹ Maria trong cuộc đời của mỗi người, và của gia đình.

Trong tiệc cưới Cana hôm đó, chắc chắn với cái nhìn của một Thiên Chúa, Chúa Giêsu biết rõ là họ sẽ hết rượu vì thiếu chuẩn bị. Nhưng cũng như trường hợp Chúa cho Lazarô sống lại, Ngài chắc cũng mừng cho đôi tân hôn hôm đó, vì nhờ đó mà Ngài đã thực hiện một phép lạ đầu tiên dành cho họ cũng như cho tất cả những ai đã và sẽ bước vào đời sống hôn nhân như họ.

Sự kiện Chúa Giêsu và Mẹ Maria có mặt trong tiệc cưới nhắc nhở chúng ta rằng sự hiện diện của Ngài và Mẹ Ngài trong đời sống hôn nhân của các gia đình là một sự hiện diện không thể thiếu, mặc dù họ biết hay không biết, hoặc muốn hay không muốn chấp nhận sự có mặt này. Ngay cả khi cuộc sống của họ được mọi điều may lành và hạnh phúc, thì sự hiện diện của các Ngài vẫn là một sự hiện diện hết sức cần thiết. Dĩ nhiên, những lúc vợ chồng gặp khó khăn và thử thách thì sự hiện diện ấy càng trở nên quan trọng và không thể thiếu như trường hợp của đôi tân hôn tại Cana.

Cũng theo Thánh Kinh, hoạt động và hiện diện của Chúa Giêsu và Mẹ Maria hết sức tế nhị và kín đáo. Nó kín đáo, và tế nhị đến độ ngay đôi tân hôn ngày hôm đó cũng không hề hay biết họ đã hết rượu, và ai là người đã cứu nguy cho mình. Ðó cũng là điều mà tại sao Giáo Hội lại dậy các đôi tân hôn trong ngày thành hôn, phải đến dâng mình cho Ðức Mẹ. Vì cũng như đôi tân hôn Cana, nếu không có sự can thiệp của Ðức Mẹ vào cuộc đời của mỗi người, chúng ta cũng không biết lúc nào mình hết rượu và hậu quả nào sẽ xảy ra.

Một điều nữa mà rất nhiều người vẫn vô tình không để ý tới nữa, đó là Chúa Giêsu và Mẹ Maria đã thực hiện phép lạ mà không cần đôi tân hôn hôm đó đến xin xỏ. Nó chứng tỏ rằng sự đổ vỡ trong đời sống hôn nhân của nhiều người không phải là do Chúa hoặc Mẹ không can thiệp, hoặc thờ ơ với những khó khăn của họ. Nhưng nếu có sự đổ vỡ xảy ra, thì đó chính là lỗi của hai người. Mà cái lỗi lớn nhất là không có Chúa và Mẹ ở với họ, và ở giữa họ.

Tuy nhiên, khi đề cập đến việc thiếu vắng bóng hình của Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong đời sống hôn nhân của nhiều gia đình, là nói đến sự thiếu vắng theo ý nghĩa tâm linh. Thiếu Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong đời sống hôn nhân, cũng có nghĩa là thiếu vắng tấm lòng đạo đức, thiếu sót cầu nguyện, và thiếu sót thực hành những giới luật Chúa. Người chồng hoặc người vợ không nhìn nhau qua lăng kính của đức tin, của lòng đạo đức, và vì thế không khám phá ra hình ảnh của Chúa và Mẹ trong nhau. Từ đó, mất dần lòng kính trọng nhau, chấp nhận nhau, và tha thứ cho nhau.

Cũng như đôi tân hôn tại Cana, có Chúa Giêsu và Mẹ Maria trong bữa tiệc mà không hề quan tâm và để ý tới nên xuýt nữa hỏng chuyện. Trong đời sống hôn nhân của nhiều người cũng thế, vì không nhìn ra Chúa Giêsu, không nhìn ra Mẹ Maria qua người chồng, người vợ mình, nên cái nhìn trở nên ích kỷ, hẹp hòi, và chủ quan. Ðó là cái nhìn dựa trên những giá trị vật chất và hoàn toàn tự nhiên, mà hậu quả của nó là tạo nên những chia rẽ, bất hòa, tranh cãi, để rồi những hũ rượu tình yêu của họ nếu có cũng trở thành rượu chua và đắng đót.

Tóm lại, chỉ có một người có thể biến tình trạng thiếu rượu trở thành dư rượu, hoặc rượu xòng, rượu xấu trở thành rượu ngon, rượu tốt. Ðó là Chúa Giêsu, và người đã nhắc cho Chúa Giêsu về tình trạng thiếu rượu tại tiệc cưới Cana là Ðức Trinh Nữ Maria.

3. Hậu quả của hôn nhân thiếu rượu

Ðời sống hôn nhân là một ơn gọi cao cả, nhưng cũng là ơn gọi có rất nhiều thử thách lớn lao. Do đó, không chuẩn bị cẩn thận, và nhất là không có Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở giữa, thì thiếu rượu là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Chính do tình trạng thiếu rượu ấy, mà con người ngày nay đang có một cái nhìn hết sức lệch lạc và bệnh hoạn về đời sống hôn nhân:

- Cưới hỏi hay không cưới hỏi cũng như nhau

Phần đông ngày nay người ta quan niệm rằng hôn thú chẳng qua chỉ là một tờ giấy thôi mà! Không có gì phải quan trọng. Ký rồi xé bỏ cũng như vậy thôi. Tại sao cứ phải cưới xin cho phiền phức. Cưới rồi bỏ, bỏ rồi cưới có khác gì không cưới. Quan niệm này dẫn đến phong trào trai gái sống chung với nhau mà không cưới hỏi như hiện nay.

- Sống chung mà không cần cưới hỏi

Từ những tư tưởng trên, phần đông tuổi trẻ ngày nay không đặt nặng vấn đề cưới hỏi. Cưới hỏi đối với tuổi trẻ chẳng qua chỉ là một cơ hội để vui vẻ, chụp hình kỷ niệm, bạn bè họp mặt tiệc tùng, khiêu vũ. Nhiều thống kê còn cho biết, không chỉ con số cưới hỏi giảm, mà số tuổi cưới hỏi cũng ngày càng gia tăng. Phải học xong, phải có nghề nghiệp, phải ở với nhau thử cho biết có hợp không đã. Với những đòi hỏi ấy, tuổi trung bình để lập gia đình ngày nay xấp xỉ là 30 tuổi.

- Không muốn trách nhiệm

Một trong những trách nhiệm chính của đời sống hôn nhân là việc sinh thành và dưỡng dục con cái, nhưng điều này đang bị trào lưu hưởng thụ và lối sống thực tế làm mờ phai. Nhiều vợ chồng ngày nay không muốn có con. Và nếu như muốn có con, thì số con rất giới hạn. Thống kê chung cho biết, các gia đình của lớp trẻ ngày nay chỉ có 1 hoặc tối đa là 3 con. Những khảo cứu cũng cho biết, tại Hoa Kỳ, để nuôi nấng và giáo dục một người con từ lúc sinh ra đến tuổi trưởng thành, cha mẹ cần phải có, hoặc phải chi trả một số tiền lên đến 240.000 Mỹ kim.

Không chỉ vấn đề tài chính, việc giáo dục con cái thời nay đang gặp rất nhiều thách đố và đòi hỏi trách nhiệm lớn lao. Ðiều này đã tạo nên những lý do khiến việc sinh con trở nên chậm chạp, và hầu như không đem lại niềm vui và hạnh phúc đối với nhiều cặp vợ chồng trẻ hiện nay. Phong trào phá thai ngày càng lan rộng đến độ nó trở thành một quan niệm và lối sống tự nhiên của con người ngày nay cũng vì nhiều người muốn trốn tránh trách nhiệm. Họ thích hưởng thụ nhưng không muốn trách nhiệm.

***

Tóm lại, sự chuẩn bị và thời gian chuẩn bị được coi là rất quan trọng và cần thiết cho những ai sẽ bước vào đời sống hôn nhân. Nhưng việc chuẩn bị cần thiết nhất vẫn là làm sao để có Chúa và Mẹ Maria trong ngày cưới, cũng như có các Ngài ở giữa và với vợ chồng trong suốt hành trình hôn nhân của mình.


truyenthongconggiao
Trần Mỹ Duyệt

hongbinh
04-01-2011, 06:56 AM
Trồng Cây Đức Tin


Tâm hồn chúng ta như một mảnh vườn, nếu không trồng trọt, vun xới cây dại, rất dễ phủ. Và nếu chúng ta đã trồng một cây hữu ích trên mảnh đất ấy, nhưng không chăm sóc hay không biết chăm sóc, cây cũng rất khó phát triển, thậm chí có thể lụi tàn. Nếu đức tin, trong một góc nhìn nhất định, được ví như một loại cây trồng thì nó cũng chịu sự chi phối của qui luật trên.
Tới đây, chúng ta sẽ đặt một câu hỏi: cây đức tin được nuôi dưỡng theo các qui tắc nào?

1. Nhà có một khoảnh đất nhỏ để trồng trọt, gọi tạm là vườn hoa. Công việc hàng ngày, khi nhiều khi ít, nên thời gian dành cho mảnh đất cũng không đều đặn. Có khi cả 5, 6 tháng chẳng trông nom nó, khi đó cỏ dại mọc lên um tùm. chen lẫn vào các cây hoa, làm cho nó ít kết bông.
Đức tin cũng như cây, muốn sinh hoa, cần được vun xới thường xuyên, nhằm loại bỏ các cám dỗ đời thường, là tiền bạc, vinh hoa, lạc thú. Những thứ này rất dễ hút nạp bởi bản năng tham sân si của phận người.

2. Không gian đất thì nhỏ, lại được trồng cho cả cây ổi và bụi tre cảnh. Cả hai cây đều thiếu chất dinh dưỡng để phát triển. Kết quả sau 2 năm, ổi thì không đơm trái, bụi tre thì còi cọc. Một hôm, tôi quyết định bứng bỏ cây ổi. Bụi tre, chỉ sau 3 tháng, phát triển xanh tươi mạnh mẽ.
Đức tin cũng thế, nó khó có thể tăng trưởng nếu cùng lúc ta phải tập trung vào các công việc của trần gian. Việc tìm cách thoát khỏi dần dần các công việc trần thế hoặc thánh hóa các công việc ấy bằng cách nhận ra thánh ý của Chúa Giêsu trong khi chu toàn các bổn phận thường nhật, là nguyên nhân chính để cây đức tin phát triển vượt bật.

3. Trên mảnh đất nhỏ này, cây hoa bụt có tuổi đời lâu năm nhất, cũng là nhóm cây dễ trồng, nên nó ít được tưới nuớc, bón phân. Một hôm, bất chợt thấy cây héo lá, quan sát kĩ, thấy rầy trắng đã ăn đến 30% thân và lá cây. Lúc ấy, muốn cứu cây, phải phun thuốc trừ sâu.
Đức tin cũng vậy, ngay cả khi ta nghĩ rằng lòng tin đã vững mạnh rồi thì không có nghĩa chúng ta không cần chăm sóc, vun sới cho nó. Quy luật của cuộc sống xung quanh ta cho thấy, cái tốt cái xấu cùng tồn tại song song, chỉ cần lơ là trong việc trau dồi bồi đắp đức tin, chúng ta rất dễ bị nhiễm bệnh, là các thói hư tật xấu mà phận người rất dễ dính bệnh, như lòng kiêu căng, sự ích kỹ, thói lười biếng, tính ghen tỵ.

4. Cùng một cây hoa, trồng trên vườn nhà khác thì cao lớn sum xê, tại mảnh đất của mình thì cây chỉ ở mức trung bình. Đất nhà ít, là nguyên nhân chính để cây khó phát triển.
Đức tin cũng thế, nơi người này có thể mạnh lớn, ở người kia có thể lại là nhỏ bé. Tùy thuộc vào năng lực, ý chí của cá nhân và hồng ân Chúa ban mà đức tin mỗi người có độ lớn khác nhau.

Lời kết: Tới đây chúng ta tự hỏi: thế nào là một đức tin mạnh mẽ?
Đức tin mạnh mẽ là một đức tin không nghi ngờ. Chúng ta thử xem lại đoạn Tin Mừng của Matthew 14, 31, Chúa Giêsu đã nói với thánh Phêrô như sau khi ngài lảo đảo bắt đầu chìm xuống nuớc.
“You of little faith,” he said, “why did you doubt?”
"Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi?".

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con đừng bao giờ hoài nghi với Ngài, dù chỉ là một phút một giây trong cuộc đời, ngay cả khi bình an cũng như trong giông bão.

Nguyễn Bảy Bốn