PDA

View Full Version : Phưong thức lần chuỗi Mân Côi hằng ngày trong gia đình!!!



xoicucnong
12-06-2008, 11:56 PM
https://thanhcavietnam.info/file/storage/960nu%20vuong%20%20rat%20thanh%20man%20coi.jpgKính chào ACE, hôm nay nhân ngày 13/06 xoicuc xin gửi đến mọi người Phương thức lần chuỗi đúng đắn nhất. Xoicuc chac rằng hiện nay có nhiều ACE chưa biết cách lần chuỗi thế nào cho đúng, cũng như ngay chính trong gia đình cùa xoicuc đây!!! Vì thế hôm nay xoicuc xin mạn phép giới thiệu đến ACE topic này, xin Mẹ Maỉa Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi ban nhiều ơn lành cho ACE!!!


Làm dấu Thánh giá

Kinh Chúa Thánh Thần (hát hoặc đọc)
Kinh ăn năn tội
Đọc 1 đoạn lời Chúa theo ngày hôm đó
Lần chuỗi Mân Côi

Bắt đầu từ cây Thánh Giá: Kinh tin kính
Hạt lớn đầu tiên: Đọc 1 kinh Lạy Cha cấu cho ĐTC
Ba hạt nhỏ tiếp theo: 3 kinh Kình mừng cầu xin ơn Tin, Cậy, Mến
Hạt lớn thứ 2: Đọc kinh Sáng Danh cầu cho việc Truyền Giáo
Hạt nối lớn tiếp theo: Ngắm mầu nhiệm thứ nhất_đọc 1 kinh Lạy Cha, 10 kinh Kính Mừng, 1 kinh Sáng Danh. Sau đó đọc: :92::92::92:"Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội lỗi chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến Lòng Chúa thương xót hơn!!!":92::92::92:

Và tiếp tục như vậy đến hết chuỗi Mân Côi





Kinh Lạy Nữ Vương hoặc 1 bài hát về Đức Mẹ:Tanghoa::Tanghoa::Tanghoa:

Đó là toàn bộ Phưong thức lần chuỗi Mân Côi và giờ kinh tối trong gia đình. ACE hãy nhớ 1 điều rằng: "Sự khác nhau giữa gia đình Công Giáo và những gia đình lương giáo là có giờ kinh tối chung trong gia đình:92::92::92:!!!".

:92::92::92:Chúc ACE có thật nhiều hồng ân của Chúa, tình yêu thương của Đức Mẹ và sự cầu bầu liên lỉ của các Thánh, nhất là các TTĐVN.:92::92::92:

ChungVoDiem_xauxi
12-11-2008, 02:31 AM
Men chao Xoicuc! minh rat cam on xoicuc da chi cach lan chuoi Man coi, moi ngay minh lan chuoi Man Coi nhieu lam, nhung bay gio moi biet ro rang nhu vay,cam on xoicuc nhieu lam nha:53:. ChungVoDiem:4:

Rocky
12-11-2008, 03:30 AM
Men chao Xoicuc! minh rat cam on xoicuc da chi cach lan chuoi Man coi, moi ngay minh lan chuoi Man Coi nhieu lam, nhung bay gio moi biet ro rang nhu vay,cam on xoicuc nhieu lam nha:53:. ChungVoDiem:4:

Tạ ơn Chúa... và cùng với ..... cám ơn cái xoicucnong.....
:love::love::love:

:111::111::111:

xoicucnong
12-11-2008, 11:11 PM
Cám ơn chị "Diệm" và chú iu... Mong rằng những gì trên đây đã giúp ích được cho mọi người ít nhiều...!!!

vante
13-11-2008, 12:37 AM
.....Cảm ơn xoicuc......Đã cho mọi người cách thức cầu nguyện..........

bentram
19-11-2008, 10:39 AM
Chào các bạn! Tôi xin mạn phép để bổ túc cho ACE khi lần Kinh Mân Khôi thì nên suy ngẫm theo cách của Cha Slavko ở Mễ Du rất hay như sau:



BÀI NÓI CHUYỆN CỦA Lm. SLAVKO BARBARIC


ĐỌC KINH MÂN CÔI CÓ Ý NGHĨA GÌ ?


trích lại bài giảng của Linh Mục Slavko Barbaric vào ngày 06 tháng 10 năm 1984 tại Mễ Du, để trả lời cho câu hỏi : “Đọc Kinh Mân Côi có ý nghĩa gì ?”
Kinh Mân Côi là lời Kinh cất lên trong suy niệm, là lời nguyện gẫm theo Kinh Thánh, và khi Đức Mẹ yêu cầu lần hạt Mân Côi, Mẹ muốn chúng ta đến gần hơn nữa các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Giêsu và cũng là cuộc đời của Mẹ, ngõ hầu chúng ta có thể đến được Ơn Cứu Chuộc gần hơn.
Cầu nguyện là sống cùng Chúa chứ không chỉ là dành cho Chúa những lời lẽ suông mà thôi. Như vậy, có đọc đến 150 Kinh Kính Mừng thì cũng vẫn chưa đủ, mà phải đối thoại với Chúa. Đức Mẹ đã khuyên chúng ta đọc trọn vẹn chuỗi Mân Côi và nói rằng : “Các con thân yêu ! Hãy cầu nguyện với trọn vẹn tấm lòng chay tịnh, đừng để cho việc ăn chay và cầu nguyện trở thành một thông lệ, một thói quen nơi các con. Có nhiều người đã bắt đầu cầu nguyện và ăn chay vì mọi người đều làm như thế. Hãy cầu nguyện bằng trọn trái tim các con .” … Cầu nguyện và đọc Kinh Mân Côi có nghĩa là tìm một tác nhân kích thích thực sự cho đời sống chúng ta trong từng Mầu Nhiệm, không có nghĩa chỉ cất lên lời của Đức Mẹ Maria, nhưng để̀ làm sâu lắng hơn nữa lời cầu nguyện của chúng ta. Chúng ta có thể bắt đầu đọc Kinh Mân Côi mỗi buổi sáng sớm với một Mầu Nhiệm trong khoảng 10 phút. Lấy thí du ̣ : Mầu Nhiệm Mừng thứ nhất – Con sẵn sàng thực thi Thánh Ý Người. Đức Mẹ nói : “Này tôi là tôi tớ Đức Chúa, xin thực thi Thánh Ý Người.” (Ecce ancilla Domini). Khi chúng ta suy gẫm Mầu Nhiệm Thứ Nhất – Mầu Nhiệm Truyền Tin – chúng ta thật sự phải dành thời gian để suy nghiệm; suy nghiệm có nghĩa là tìm ra ý nghĩa của Thánh Ý Chúa dành cho ta trong ngày hôm nay. Đức Mẹ muốn chúng ta ở đâu trong ngày hôm nay ? Hôm nay Đức Chúa trông đợi nơi tôi điều gi ̀ ? Hôm nay Ta có thể thực hiện Thánh Ý Chúa ở chỗ nào ? Nếu chúng ta không dành thời gian để cầu nguyện theo cách nói trên, có nguy cơ lời cầu nguyện của chúng ta chỉ là lời cầu nguyện nơi đầu môi chót lưỡi mà thôi. Khi Đức Mẹ yêu cầu chúng ta suy nghiệm tất cả các Mầu Nhiệm mà Giáo Hội đã trao cho chúng ta trong việc lần chuỗi Mân Côi hàng ngày, tức là Mẹ muốn cuộc đời của Đức Chúa Kitô nói với chúng ta, muốn nói với chúng ta một điều gì đó. Trong khoảng thời gian mà Lời Chúa hoặc một Mầu Nhiệm của cuộc đời Chúa Giêsu hay Mẹ Maria bắt đầu nói với chúng ta, tức là cuộc đàm thoại của chúng ta đã khởi sự – điều này báo hiệu có một sự biến đổi trong đời sống và tập quán chúng ta.
Khi Đức Mẹ bảo chúng ta hãy “ Tâm Nguyện ”, đó là một trong những vấn đề (nỗi khó) lớn lao nhất – không phải là một vấn đề thuộc về tri thức, vì chúng ta biết các thông điệp như thế gian đã từng biết hai ngàn năm qua, nhưng vì chúng ta đã trở nên điếc và mù lòa, chúng ta không còn tìm ra được Chúa nữa. Đức Mẹ mong muốn Lời Chúa khởi đầu nói với chúng ta. Tôi xin đưa ra một thí du ̣ : trong mọi gia đình Kitô Hữu đều có Thánh Giá, nhiều khi chúng ta làm việc gì trước Thánh Giá đó ? Chúng ta không tha thứ cho người khác, chúng ta cãi vã nhau, chúng ta nguyền rủa nhau…. Thánh Giá là Lời Thứ Tha, là tình yêu, là sự hy sinh, là sự sống đời đời. Nếu Thánh Giá chẳng có ý nghĩa gì đối với chúng ta, thì tại sao chúng ta lại có Thánh Giá nơi nhà mình ? Khi chúng ta nhìn lên Thánh Giá, trong lòng chúng ta sinh ra sự thôi thúc cho đời sống chúng ta sống cùng Chúa và với người khác…
Có một người đã đạt được kinh nghiệm như sau : người ấy đã bắt đầu ăn chay và cầu nguyện cùng với vợ con mình, nhưng ông bị chia trí trong cầu nguyện cũng như lúc bắt đầu trải qua việc ăn chay. Ông ấy tự nhủ rằng mình chưa bao giờ thực sự nhận lấy cho trái tim mình những lời Phúc Âm nghe được trong nhà thờ; và khi ông ấy tiếp tục ăn chay, ông ấy cảm thấy rằng Lời Chúa không để lại cho ông một sự bình an nào cả. Nhưng hầu như đột nhiên, ông biết mình phải làm gì. Ông ấy đã cãi nhau với người em từ nhiều năm nay, nhưng lại bất chợt cảm thấy thoải mái để đến và làm hòa với người em mình. Tuy không ăn chay, ông vẫn có thể là một Kitô Hũu, nhưng đồng thời vẫn cãi vã với người em mình. Giờ đây, ông nhận ra rằng Lời Chúa đòi hỏi một sự thay đổi tận gốc nơi mình.
Tôi tin rằng thí dụ này chỉ ra cho chúng ta biết được rằng có một điều phải xảy ra cho mọi người chúng ta : Lời Chúa trước tiên phải có một ý nghĩa nào đó đối với chúng ta và trước hết là làm cho chúng ta biến đổi. Điều này có nghĩa là hoán cải, mà đó cũng là ý nghĩa nằm trong các Sứ Điệp Mễ Du, là biến đổi đời sống chúng ta tuân theo Thánh Ý Chúa mà chúng ta có thể tìm ra trong Lời Người một khi chúng ta biết lắng nghe với trái tim rộng mở. Trong một Sứ Điệp, Đức Mẹ đã giải thích vì sao Mẹ yêu cầu chúng ta phải cầu nguyện thật nhiều : “Hỡi các con chí ái của Mẹ, Mẹ vẫn còn cần đến lời cầu nguyện của các con. Nếu có người hỏi Mẹ rằng tại sao lại phải cầu nguyện thật nhiều, Mẹ sẽ bảo các con : hãy nhìn ra chung quanh các con một chút , các con sẽ thấy có nhiều người tội lỗi. Hãy cầu nguyện Con của Mẹ tha thứ cho họ.” Đức Mẹ mời gọi chúng ta, không chỉ để thay đổi đời sống chúng ta mà thôi đâu, mà còn để cầu xin, giúp đỡ cho chúng ta nữa, ngõ hầu kế hoạch của Thiên Chúa và của Mẹ được thực thi. Đức Mẹ đã buộc chúng ta phải lãnh trách nhiệm về hòa bình (Bình an) bằng việc yêu cầu chúng ta phải liên lỷ cầu nguyện và sống triệt để hơn với Thiên Chúa. Ai có thể đem lại cho ta sự bình an (hòa bình) nói trên ? Chỉ có hiện thể con người, là con người với một trái tim mới, là người có khả năng tha thứ và kiến tạo hòa bình với từng tha nhân. Không thể có hòa bình nếu không có sự tha thứ và hòa giải. Ai có thể tha thứ và làm hòa với người khác được ? Thật là khó để làm được việc đó, anh chị em cũng biết rằng, nhiều lần, cho người ta tiền bạc thì còn dễ̃ hơn là tha thứ cho nhau.
Đức Mẹ nói rằng : cầu nguyện và ăn chay là các biện pháp mà nhờ đó chúng ta có thể khởi sự một cách triệt để tìm đến Thiên Chúa.
Mễ Du, ngày 06 tháng 10 năm 1984. [/font]
(Jn.PVB.TTrg chuyển ngữ – trích từ Daily Reflection ngày 9 & 10-02-2006 của Chương Trình Truyền Hình Mẹ Maria, 2006)
[