PDA

View Full Version : Liệu pháp ẩm thực



hongbinh
20-01-2011, 07:30 AM
Liệu pháp ẩm thực


Dưỡng sinh (Yangsheng) ám chỉ việc cải thiện sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ qua việc chăm sóc và nuôi dưỡng cơ thể và tâm hồn.

Liệu pháp ẩm thực

Liệu pháp ẩm thực (Dietotherapy) trong Y học Cổ truyền Trung Quốc (TCM, Traditional Chinese Medicine) là một chuyên ngành quan tâm nghiên cứu cách tận dụng thực phẩm, dinh dưỡng tự nhiên và y học Trung Quốc (TQ) để duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và chữa trị bệnh tật, mau hồi phục, và làm chậm lão hoá.

Ẩm thực Cổ truyền TQ (TCD, Traditional Chinese Diet) dựa trên nền tảng của TCM về cả lý thuyết lẫn thực hành, kể cả lý thuyết Âm Dương (Yin-Yang), Ngũ Tố (Five-Elements), Tạng Phủ (Zang-Fu), meridians, khoa nhân bệnh (etiology) và khoa sinh bệnh (pathogenesis, nghiên cứu về nguyên nhân và sự phát bệnh), phương pháp chẩn đoán, nguyên lý điều trị…

Được hiểu trong TCM như dược thảo, thực phẩm cũng có các “tính” và “vị” khác nhau, giải thích các tác dụng của chúng về việc gia tăng hoặc giảm bớt, lên và xuống. Thực phẩm có thể cân bằng âm dương, khí (Qi) và huyết trong cơ thể. Để ngừa bệnh và trị bệnh, cả thực phẩm và thuốc đều có thể hiệu quả vì chúng có cùng nguồn gốc, dựa trên cùng lý thuyết, và có hiệu quả tương tự. Do đó, theo TCM, thực phẩm và thảo dược được kết hợp trong việc điều trị.

Tứ tính và ngũ vị

Người TQ cổ tin rằng thực phẩm, giống như dược thảo, cũng khả dĩ phân biệt thành tứ tính và ngũ vị.

Tứ tính

Tứ tính gồm hàn, nhiệt, ôn và thanh (lạnh, nóng, ấm, mát). Thực phẩm có tính hàn hoặc “cool” properties có thể dùng để điều trị các bệnh nhiệt. Các thực phẩm có tính hàn hoặc thanh gồm: lúa mạch, hạt kê (millet), kiều mạch (buckwheat), đậu xanh, cần tây, rau dền, rau diếp, cải bắp xanh, củ cải trắng, măng, củ huệ tây (lily bulb), ngó sen, cà tím, cà chua, dưa hấu, bầu trắng, bọt biển (hải miên), dưa leo (dưa chuột), dưa đắng, táo, lê, cam, chuối, thịt thỏ, thịt ếch, thịt vịt, trứng vịt, cua, hải thảo, ốc nước ngọt, tảo bẹ (kelp), táo tía (laver), trà xanh, nước tương, muối, và đường phèn.

Các thực phẩm có tính nhiệt hoặc ôn được dùng để điều trị các bệnh có tính hàn. Các thực phẩm có tính nhiệt hoặc ôn gồm: gạo nếp, lúa miến, bí ngô, ớt, gừng, hành tươi, hành, tỏi tây, thịt cừu, thịt chó…

Ngoài bốn “tính” trên còn có các thực phẩm khác trung tính như gạo, lúa mì, ngũ cốc, đậu hạt…

Ngũ vị

Theo lý thuyết Ngũ Vị, theo TCM, vị đắng liên quan tâm (tim), vị chua có liên quan can (gan), vị ngọt liên quan tì (lá lách), cay liên quan phế (phổi), và mặn liên quan thận.

– Thực phẩm có vị cay: gừng, hành tươi, tỏi, ớt, tiêu, hành tây, tỏi tây, và rượu mùi.

– Thực phẩm có vị ngọt: khoai tây, ngó sen, lúa mì, gạo, đậu trái, sữa, thịt heo, hạt dẻ (chestnu)t, chà là, và mật ong.

– Thực phẩm có vị chua: cà chua, quýt, mận, chanh, nho, đu đủ, táo gai (haw), anh đào, lựu, và giấm.

– Thực phẩm có vị đắng: dưa đắng, hạnh nhân, củ huệ, trần bì, trà, cà phê, rau đắng, hoàng tinh (củ dong), và gan heo.

– Thực phẩm có vị mặn: lúa mạch, hạt kê, tảo khô, tảo bẹ, sứa (jellyfish), thịt heo, thịt bò, cua, và muối ăn.

Thực phẩm tẩm thuốc

Theo lý thuyết TCM, các món ăn tẩm thuốc không chỉ có tác dụng thuốc mà còn ăn ngon, có thể ngăn ngừa và chữa bệnh, tăng sinh lực và kéo dài tuổi thọ.

Khi bác sĩ bảo ăn thực phẩm tâm thuốc, họ nên phân tích tình trạng sức khoẻ tổng quát, tình trạng bệnh, nguyên nhân bệnh, và tình trạng môi trường… trước khi xác định bệnh. Bác sĩ chỉ nên định bệnh theo các quy luật tương ứng đối với liệu pháp ẩm thực và chọn thực phẩm tẩm thuốc thích hợp.

Ví dụ người bị đau bao tử mãn tính. Nếu đau bao tử do lạnh thì bệnh nhân nên dùng một loại thuốc nào đó, nhưng nếu đau vì yếu bao tử thì nên dùng thuốc khác.

Ngăn ngừa, điều trị và hiệu quả

Thực phẩm tẩm thuốc có thể dùng để trị bệnh hoặc cải thiện sức khoẻ và ngừa bệnh ở người bình thường. Đây là một trong các đặc tính mà dùng thực phẩm tẩm thuốc khác với việc chữa bệnh bằng thuốc. Mặc dù thực phẩm tẩm thuốc là dạng nhẹ, nó vẫn tác dụng hiệu quả đối với việc ngăn ngừa và chữa bệnh, cải thiện và duy trì sức khoẻ.

Nhất cử lưỡng tiện

Người ta thường nói “thuốc đắng đã tật” (Good medicine tastes bitter), vì đa số thuốc đều đắng. Một số người, nhất là trẻ em, dị ứng với thuốc đắng và không chịu sử dụng - đặc biệt là thuốc bắc.

Đa số thuốc đẩ tẩm thực phẩm đều có thể ăn và chữa bệnh, vẫn giữ dược màu sắc, mùi vị… Dù là thảo dược TQ, bản chất và mùi vị vẫn còn và ngon nhờ pha chế và nấu kỹ. Do đó có thể nói rằng thực phẩm tẩm thuốc vừa ngon vừa tiện dụng.


Trầm Thiên Thu chuyển ngữ
Nguồn: Chuyển ngữ từ China Daily