littlewave
21-06-2008, 09:20 PM
Đức Hồng Y Thuận và Phép Thánh Thể
Quebec City, 19 tháng Sáu, 2008 (Zenit.org) - Sau đây là bài tham luận cô Elizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng, em gái út của Đức Hồng Y quá cố Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đọc hôm nay tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49 kéo dài đến tận Chúa Nhật này tại Quebec.
Thánh Thể, Sự Sống Chúa Kitô trong cuộc sống ta
Kính thưa các Đức Hồng Y,
Kính thưa các Đức Cha,
Kính thưa các cha, các sư huynh, các nữ tu, và các bạn thân mến,
Con cảm thấy hết sức đặc ân và vinh dự được Đức Hồng Y Ouellet mời hiện diện tại đây trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49 này, và được dịp chia sẻ với qúy ngài và qúy bạn sứ điệp tin và sùng kính Phép Thánh Thể cũng như các biến đổi lạ lùng do Phép Thánh Thể đem đến trong những ngày đen tối nơi nhà tù của người anh quá cố của con là Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Để lượng giá và hiểu rõ hơn niềm tin và cam kết sâu sắc của Ngài đối với Bí Tích Cực Thánh này, con xin bắt đầu vắn tắt phác thảo một vài cột mốc quan trọng trong cuộc đời của Ngài. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được thụ phong linh mục năm 1953, và thụ phong Giám mục năm 1967, lúc 39 tuổi. Chín năm sau, ngay trước khi chế độ cộng sản chiếm Nam Việt Nam vào năm 1975, Đức Thánh Cha Phaolô VI cử Ngài làm Phó Tổng Giám Mục Sài Gòn, mà gần vào khoảng thời gian ấy đã được đặt tên lại là Thành Phố Hồ Chí Minh. Việc cử nhiệm mới của Phanxicô đã bị tân chính phủ bác bỏ và vào ngày 15 tháng Tám năm 1975, đúng ngày Lễ Đức Mẹ Mông Triệu, Ngài bị bắt và phải sống suốt 13 năm sau đó trong tù, trong đó, hết 9 năm bị biệt giam.
Được trang bị một đức tin vững mạnh và luôn kết hiệp với Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, Ngài biến những năm tù đầy này thành một cuộc hành trình tiến về sự thánh thiện. Ngài đã đem sứ điệp của Chúa Kitô vào đêm đen cuộc sống trong tù. Lúc 61 tuổi, được thả tự do, trước tiên Ngài được cử nhiệm làm Phó Chủ Tịch năm 1994, rồi Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình năm 1998. Sau đó, Ngài được chẩn đoán mắc hình thức ung thư dạ dầy rất hiếm và đã đến thời kỳ cuối cùng, nhưng một lần nữa, cũng như nhiều dịp khác trước đây, và cho đến tận cùng, Ngài đã chịu đựng và chấp nhận cơn bệnh của mình trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu trên Thánh Giá vì Sự Hiệp Nhất của Giáo Hội.
Ngày 16 tháng Chín năm 2007, nhân kỷ niệm năm thứ năm ngày Ngài qua đời, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chính thức mở hồ sơ phong á thánh cho Ngài.
Phép Thánh Thể, Sự Sống Cho Thế Gian
Qua các trước tác của Ngài, và nhất là qua các thư từ viết từ nhà tù của Ngài, một sự kiện rõ ràng đã xuất hiện: cuộc sống của Phanxicô Xaviê đã bắt rễ rất vững chãi trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa Hằng Sống qua Phép Thánh Thể, nguồn sức mạnh duy nhất của Ngài. Đối với Ngài, đó cũng là lời cầu nguyện đẹp đẽ nhất, và là cách thế tốt nhất để cám tạ và ca tụng Vinh Quang Thiên Chúa.
Mạ chúng con thường nhắc chúng con nhớ lại lúc người chị cả của người qua đời vì bệnh lao phổi ở thành phố Huế, Việt Nam. Thời ấy, bệnh lao phổi được coi là bệnh hết sức nguy hiểm và là bệnh hay lây, lúc ấy không có thuốc chữa, vì thế khó mà kiếm được cậu giúp lễ để giúp cha xứ ban Mình Thánh cho bà bác con. Thế là Phanxicô tình nguyện tháp tùng vị linh mục già yếu trong các lần Ngài đi thăm bà bác con, chân đất, mỗi ngày sau khi đi học về, cho đến ngày bà bác con qua đời. Được hỏi về việc ấy, anh con giải thích lòng sùng kính sâu xa của anh cho bà bác con, bằng cách trích câu của Thánh Gioan: “Nếu các con không ăn thịt Con Người và uống máu Người, các con sẽ không có Sự Sống trong các con”.
Niềm tin không lay chuyển vào Phép Thánh Thể ấy luôn là sức mạnh chỉ đường trong cuộc sống của Ngài, là sức lực và là của dưỡng nuôi cho cuộc hành trình dài trong lao tù của Ngài. [Đúng như cha mẹ con từng sợ trước đây, Phanxicô cuối cùng đã mắc chứng bệnh và phải sống một thời gian dài trong bệnh viện vì các chứng nhiễm trùng. Nhiều thử nghiệm liên tiếp đã tái xác nhận bệnh lao nặng, cần phải giải phẫu phổi mà nếu thành công cũng sẽ khiến Ngài vĩnh viễn mất năng lực. Tuy nhiên, như một phép lạ, anh con đã sống thoát, và bình phục hoàn toàn].
Trong một cuộc phỏng vấn của truyền thông sau khi được thả tự do, người ta hỏi sức mạnh bí mật nào đã giữ Ngài sống sót và lành lặn. Câu trả lời của Ngài luôn là: “Phép Thánh Thể”. Ngài giải thích lúc bị bắt, Ngài phải rời nhà ngay tức khắc, đi tay không. Hôm sau, Ngài được phép viết thư cho giáo hữu để xin một vài vật dụng cá nhân. Ngài viết: “Xin gửi cho tôi một chút rượu nho để trị bệnh đau bao tử”. Giáo hữu hiểu ngay lập tức. Mấy hôm sau, các vệ binh trao cho Ngài một chiếc lọ nhỏ đề gửi cho Ngài với hàng chữ “Thuốc đau bao tử”. Ngài cũng nhận được một hộp nhỏ nữa chứa những miếng nhỏ Mình Thánh.
Với ba giọt rượu nho và một giọt nước trên lòng bàn tay, Ngài đã cử hành Thánh Lễ. “Mỗi lần cử hành Thánh Lễ, tôi có dịp được giang đôi tay và đóng đinh mình vào Thánh Giá với Chúa Giêsu, được uống chén đắng với Người” (Chứng Nhân Hy Vọng). Và đó là những Thánh Lễ đẹp nhất đời Ngài.
Trong Chứng Nhân Hy Vọng, Ngài tiếp tục cho hay: “trong trại cải tạo, chúng tôi được chia thành nhóm, mỗi nhóm 50 tù nhân. Chúng tôi ngủ trên một chiếc giường chung, và ai cũng được hưởng một khoảng 50 cm. Chúng tôi ráng sắp xếp để chung quanh tôi luôn có người Công Giáo. Lúc 9 giờ 30 tối, chúng tôi phải tắt hết đèn. Chính đó là lúc tôi cúi mình trên giường để cử hành thuộc lòng Thánh Lễ, rồi phân phối Mình Thánh bằng cách luồn tay dưới chiếc màn muỗi. Chúng tôi còn dùng giấy bạc lấy từ bao thuốc lá chế ra những chiếc hộp nhỏ để giữ Mình Thánh và đưa cho nhiều người khác. Chúa Giêsu Thánh Thể luôn hiện diện trong túi áo sơ-mi của tôi”.
Ngài luôn kết thúc các lá thư vụng trộm gửi cho cha mẹ con bằng những lời này: “Ba má thân yêu, ba má đừng quá đau lòng. Mỗi ngày con đều được kết hợp với Giáo Hội Hoàn Vũ và lễ hy sinh của Chúa Giêsu. Ba má hãy cầu nguyện để con có can đảm và sức mạnh luôn trung thành với Giáo Hội và Phúc Âm, và với ý Chúa”.
Phép Thánh Thể và hoạt động truyền giáo
Thánh Thể là trái tim và linh hồn của hoạt động truyền giáo. Quả vậy, chính trong những năm im lặng và cô đơn, bị cắt đứt khỏi các nhiệm vụ mục tử, nhưng vẫn mật thiết kết hợp với Phép Thánh Thể ấy, Phanxicô đã hiểu bằng chính toàn bộ con người của mình rằng chính Chúa, chứ không phải công việc của Chúa, mới là tâm điểm đời ta. Cái hiểu ấy đã mở tung cánh cửa để Chúa Thánh Thần biến đổi các năm tháng cực kỳ hạn chế kia thành các thời kỳ phúc âm hóa sinh động nhất và mang nhiều hoa trái nhất trong cuộc đời Ngài. Trong cuốn sách Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá của mình, Phanxicô thuật lại quãng đời đặc biệt được Ngài coi là quãng đời có nhiều phát triển thiêng liêng chính yếu. “Nhiều lúc tôi bị cám dỗ, bị dằn vặt bởi sự kiện mình mới chỉ 48 tuổi, đang tuổi phơi phới trong đời. Tôi lại thủ đắc được nhiều kinh nghiệm mục vụ, thế mà mình lại ở đây, bị cô lập, không hoạt động, xa cách giáo dân của mình. Nhưng một đêm kia, tôi nghe một giọng nói khích lệ tôi từ tận đáy trái tim: ‘Tại sao con lại dằn vặt con như thế? Con phải biết phân biệt Chúa với công việc của Chúa. Con phải chọn một mình Chúa mà thôi, chứ không phải các công việc của Người”. Khi cộng sản thẩy Ngài lên chiếc tầu chở hàng cũ kỹ đi Hải Phòng, cách 1,700 cây số về phía bắc, Ngài bỗng nhiên thấy mình giữa 1,500 tù nhân khác đầy tuyệt vọng và đói khát. Ngài cảm nhận được sự tức giận, nỗi thất vọng và ý muốn trả thù của họ, và Ngài bắt đầu chia sẻ buồn đau kiếp người với họ; nhưng với tiếng nói từ bên trong lập tức thúc giục Ngài phải chọn Thiên Chúa, chứ không phải các công việc của Người, Ngài mau chóng nhận ra rằng, trong tình đồng đội tù tội này, Ngài đã được trao cho một ngôi chính tòa đầy các giáo hữu để chăm sóc. Ngài quyết định trở thành một khẳng định sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chiếc tầu hàng chở nỗi thống khổ nhân bản này. Ngài nâng đỡ các bạn tù trong suốt hải trình dài 10 ngày này và ráng đưa lại cho họ niềm an ủi thoải mái. Ngài thầm lặng cử hành Thánh Lễ vào ngày lễ Kính Thánh Phanxicô Xaviê [Zenit viết là Assisi], thánh quan thầy của Ngài, đấng cũng đã du hành lên phía bắc trên cùng một hải trình như thế này trong Biển Nam Hải. Đến lúc tầu chở tù nhân cập bến Hải Phòng, Thuận mới hiểu ra mình đã theo chân Chúa Giêsu trở lại gốc rễ của việc rao giảng phúc âm. Như thể đã được cùng Người đi chết ‘extra muros” tức ở ngoại thành, ngoài thành thánh (Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá).
Văn Thuận mô tả việc Ngài thi hành thừa tác vụ của mình ở Trại Tù Vĩnh Quang như sau: “Ban đêm, các tù nhân thay phiên nhau thờ lạy. Với sự hiện diện trong im lặng của mình, Chúa Giêsu Thánh Thể giúp chúng tôi nhiều cách không thể tưởng tượng được. Nhiều Kitô hữu đã quay về với cuộc sống đức tin sốt sắng, và việc họ âm thầm bày tỏ phục vụ và yêu thương còn gây tác động lớn lao hơn nữa nơi các tù nhân khác. Ngay các anh em Phật giáo và các anh em không phải là Kitô hữu cũng tham gia đức tin nữa. Sức mạnh do sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa Giêsu không thể cưỡng lại được. Đêm đen của nhà tù đã trở thành ánh sáng phục sinh, và hạt giống đã nẩy mầm trên mảnh đất giông bão. Nhà tù được biến đổi thành trường dạy giáo lý. Người Công Giáo đã rửa tội nay rửa tội cho các bạn đồng tù và trở thành cha đỡ đầu cho các bạn đồng cảnh ngộ. Văn Thuận không bao giờ ngưng ca tụng sự quan phòng của Chúa khi để gần 300 đến 400 linh mục bị giam trong nhiều nhà tù khác nhau trên khắp Việt Nam trong suốt thời kỳ 1975 đến cuối thập niện 1990: sự hiện diện của các Ngài ở đấy đã mở ra cả một thời kỳ đối thoại tôn giáo thực sự có ý nghĩa và cổ vũ nhiều tình bằng hữu sâu sắc giữa hàng trăm ngàn tù nhân thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau. Một dịp kia, một nhóm tù nhân chạy đến xin Ngài giúp đỡ: một tù nhân vì quá thất vọng đang cố ý thắt cổ bằng dây điện. Văn Thuận qùy bên người đàn ông ấy vừa cầu nguyện vừa lựa lời an ủi khích lệ nạn nhân. Các tù nhân khác, xúc động trước việc bầy tỏ niềm tin mạnh mẽ của Ngài, cũng đã cùng Ngài cầu nguyện, và cuối cùng người đàn ông kia đã xìu lòng, bật khóc nức nở, và phó thác cho Chúa. Nhiều năm sau này, Thuận và người tù có lần toan tự tử kia đã tái ngộ tại California, và cùng nhau, họ đã hâm nóng lại ký ức về những ngày hồng phúc ấy khi sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể đã làm cho việc chữa lành thành chuyện có thể.
Trong 9 năm biệt giam, Ngài cử hành Thánh Lễ mỗi ngày vào khoảng 3 giờ chiều, giờ Chúa Giêsu hấp hối và chết trên Thánh Giá. Vì có một mình, nên Ngài có thể hát Lễ bằng thích bằng tiếng Latinh, Pháp hay Việt ngữ. Ngài luôn mang trong áo sơ mi chiếc hộp nhỏ đựng Phép Bí Tích Cực Thánh. Ngài luôn lặp đi lặp lại: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa ở trong con và con ở trong Chúa” mà thờ lạy Chúa Cha. Qua các trước tác, Văn Thuận nhắc nhở ta nhớ rằng cử hành Thánh Thể đúng theo các nghi thức phụng vụ chưa đủ. Ngài nhấn mạnh với hết thẩy chúng ta rằng Chúa Kitô dâng lễ hy sinh của Người với lòng sốt sắng vô biên, như trong giờ chịu nhục hình và đóng đinh, khi Người vâng lời Đức Chúa Cha; và điều này nữa, vâng lời đến độ chịu chết nhục nhã trên Thánh Giá để đem về cho Chúa Cha một nhân loại đã được cứu chuộc và một sáng thế đã được rửa sạch.
Trong nhà tù với Chúa Giêsu Thánh Thể ở giữa họ, các tù nhân Kitô hữu lẫn không Kitô hữu từ từ lãnh nhận được ơn thánh (đủ) để hiểu rằng mỗi giây phút hiện tại trong cuộc sống của họ dưới các điều kiện vô nhân nhất này có thể được kết hiệp với lễ hy sinh tối cao của Chúa Giêsu và được dâng làm hành vi thờ lạy cách long trọng lên Thiên Chúa Cha. Mỗi ngày, Thuận đều nhắn nhủ mình và khuyến khích người khác cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, xin cho chúng con dâng lễ hy sinh Thánh Thể bằng tình yêu, biết chấp nhận vác Thánh Giá, và chịu đóng đinh vào Thánh Giá ấy để tuyên xưng vinh quang Chúa, phục vụ anh chị em chúng con”.
Năm tháng trước cuộc giải phẫu lớn lần cuối cùng, Ngài bay về Sydney, Úc Châu, để cử hành sinh nhật lần thứ 100 của mạ chúng con. Cùng với mạ và các thành viên khác của gia đình, mỗi ngày Ngài đều cử hành Thánh Lễ tại phòng sinh hoạt nhìn ra hải cảng tươi đẹp. Mọi người hiện diện trong các buổi sáng ấy đều xúc động sâu xa trước sự cung kính, thư thái, và hoàn toàn hoà điệu của các buổi thờ lạy sau khi rước lễ. Mọi âu lo, mọi đớn đau sung sướng, mọi bất trắc đều được dâng lên cho Chúa như lời Xin Vâng hoàn toàn đối với Thánh Ý Người.
Tại Bệnh Viện Casa di Curia nơi Ngài qua đời, chúng ta hiểu rõ ràng hơn điều Ngài muốn nói khi Ngài viết trong Chứng Nhân Hy Vọng: “Tôi mơ thấy Tòa Thánh, với mọi cơ quan của nó, như Mình Thánh vĩ đại, một tấm bánh dâng trong lễ hy sinh thiêng liêng giữa lòng Giáo Hội, và mọi người chúng ta như những hạt lúa mì, chấp nhận chịu xay nát bởi nhu cầu hiệp thông ngõ hầu tạo nên một thân thể, hoàn toàn hiệp nhất và hoàn toàn triển nở làm dấu chỉ hy vọng cho nhân loại”. Như vậy, chúng ta hiểu rằng như Ngài đã sống các năm tù đầy của Ngài thế nào, thì Ngài cũng sống các bệnh tật và chấp nhận cái chết của mình như thế ấy, làm một phần trong sự Hiệp Nhất Thánh Thể.
Con muốn kết thúc các suy niệm của con bằng các ý tưởng dịu dàng sau đây đã được Ngài ghi xuống nhân ngày Lễ Mân Côi, mồng 7 tháng Mười, năm 1976, tại nhà tù Phú Khánh, lúc bị biệt giam: “con hạnh phúc ở đây, tại xà lim này, nơi những chiếc nấm trắng mọc trên chiếu ngủ của con, vì có Chúa ở đây với con, vì Chúa muốn con sống ở đây với Chúa. Con đã nói nhiều trong đời con rồi: bây giờ con không nói nữa. Đến lượt Chúa nói với con rồi đấy, lạy Chúa Giêsu; con đang lắng nghe Chúa”. Mỗi lần con đọc những dòng ấy, con không thể không tưởng tượng ra anh con, đang ngồi trong xà lim tối tăm, mặt quay vào khoảng trống toàn diện, nhưng dịu dàng mỉm cười như anh vẫn làm như thế, ngay cả trong những ngày cuối đời, tay nắm chặt và đầy yêu thương chiếc túi áo sơ-mi nơi Chúa Thiên Đàng đang cư ngụ.
Ước chi người cựu tù nhân từng cảm nghiệm được sự hài hòa của Thiên Đàng, tình yêu và sự sống viên mãn nhất trong cảnh khổ sầu của xà lim nhà tù này tiếp tục hướng dẫn chúng ta để chúng ta trở thành như các môn đệ trên đường Emmaus từng kêu lên: “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con và nuôi dưỡng chúng con bằng Thân Xác Người”. Từ tận đáy lòng con, con xin cám ơn qúy vị và các bạn đã cho phép con được đi trên hành trình Đức Tin này với qúy vị và các bạn.
Vũ Văn An (VietCatholic)
Quebec City, 19 tháng Sáu, 2008 (Zenit.org) - Sau đây là bài tham luận cô Elizabeth Nguyễn Thị Thu Hồng, em gái út của Đức Hồng Y quá cố Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đọc hôm nay tại Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49 kéo dài đến tận Chúa Nhật này tại Quebec.
Thánh Thể, Sự Sống Chúa Kitô trong cuộc sống ta
Kính thưa các Đức Hồng Y,
Kính thưa các Đức Cha,
Kính thưa các cha, các sư huynh, các nữ tu, và các bạn thân mến,
Con cảm thấy hết sức đặc ân và vinh dự được Đức Hồng Y Ouellet mời hiện diện tại đây trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49 này, và được dịp chia sẻ với qúy ngài và qúy bạn sứ điệp tin và sùng kính Phép Thánh Thể cũng như các biến đổi lạ lùng do Phép Thánh Thể đem đến trong những ngày đen tối nơi nhà tù của người anh quá cố của con là Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận. Để lượng giá và hiểu rõ hơn niềm tin và cam kết sâu sắc của Ngài đối với Bí Tích Cực Thánh này, con xin bắt đầu vắn tắt phác thảo một vài cột mốc quan trọng trong cuộc đời của Ngài. Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận được thụ phong linh mục năm 1953, và thụ phong Giám mục năm 1967, lúc 39 tuổi. Chín năm sau, ngay trước khi chế độ cộng sản chiếm Nam Việt Nam vào năm 1975, Đức Thánh Cha Phaolô VI cử Ngài làm Phó Tổng Giám Mục Sài Gòn, mà gần vào khoảng thời gian ấy đã được đặt tên lại là Thành Phố Hồ Chí Minh. Việc cử nhiệm mới của Phanxicô đã bị tân chính phủ bác bỏ và vào ngày 15 tháng Tám năm 1975, đúng ngày Lễ Đức Mẹ Mông Triệu, Ngài bị bắt và phải sống suốt 13 năm sau đó trong tù, trong đó, hết 9 năm bị biệt giam.
Được trang bị một đức tin vững mạnh và luôn kết hiệp với Chúa Giêsu trong Phép Thánh Thể, Ngài biến những năm tù đầy này thành một cuộc hành trình tiến về sự thánh thiện. Ngài đã đem sứ điệp của Chúa Kitô vào đêm đen cuộc sống trong tù. Lúc 61 tuổi, được thả tự do, trước tiên Ngài được cử nhiệm làm Phó Chủ Tịch năm 1994, rồi Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Công Lý và Hoà Bình năm 1998. Sau đó, Ngài được chẩn đoán mắc hình thức ung thư dạ dầy rất hiếm và đã đến thời kỳ cuối cùng, nhưng một lần nữa, cũng như nhiều dịp khác trước đây, và cho đến tận cùng, Ngài đã chịu đựng và chấp nhận cơn bệnh của mình trong sự hiệp nhất với Chúa Giêsu trên Thánh Giá vì Sự Hiệp Nhất của Giáo Hội.
Ngày 16 tháng Chín năm 2007, nhân kỷ niệm năm thứ năm ngày Ngài qua đời, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI chính thức mở hồ sơ phong á thánh cho Ngài.
Phép Thánh Thể, Sự Sống Cho Thế Gian
Qua các trước tác của Ngài, và nhất là qua các thư từ viết từ nhà tù của Ngài, một sự kiện rõ ràng đã xuất hiện: cuộc sống của Phanxicô Xaviê đã bắt rễ rất vững chãi trong sự hiệp nhất với Thiên Chúa Hằng Sống qua Phép Thánh Thể, nguồn sức mạnh duy nhất của Ngài. Đối với Ngài, đó cũng là lời cầu nguyện đẹp đẽ nhất, và là cách thế tốt nhất để cám tạ và ca tụng Vinh Quang Thiên Chúa.
Mạ chúng con thường nhắc chúng con nhớ lại lúc người chị cả của người qua đời vì bệnh lao phổi ở thành phố Huế, Việt Nam. Thời ấy, bệnh lao phổi được coi là bệnh hết sức nguy hiểm và là bệnh hay lây, lúc ấy không có thuốc chữa, vì thế khó mà kiếm được cậu giúp lễ để giúp cha xứ ban Mình Thánh cho bà bác con. Thế là Phanxicô tình nguyện tháp tùng vị linh mục già yếu trong các lần Ngài đi thăm bà bác con, chân đất, mỗi ngày sau khi đi học về, cho đến ngày bà bác con qua đời. Được hỏi về việc ấy, anh con giải thích lòng sùng kính sâu xa của anh cho bà bác con, bằng cách trích câu của Thánh Gioan: “Nếu các con không ăn thịt Con Người và uống máu Người, các con sẽ không có Sự Sống trong các con”.
Niềm tin không lay chuyển vào Phép Thánh Thể ấy luôn là sức mạnh chỉ đường trong cuộc sống của Ngài, là sức lực và là của dưỡng nuôi cho cuộc hành trình dài trong lao tù của Ngài. [Đúng như cha mẹ con từng sợ trước đây, Phanxicô cuối cùng đã mắc chứng bệnh và phải sống một thời gian dài trong bệnh viện vì các chứng nhiễm trùng. Nhiều thử nghiệm liên tiếp đã tái xác nhận bệnh lao nặng, cần phải giải phẫu phổi mà nếu thành công cũng sẽ khiến Ngài vĩnh viễn mất năng lực. Tuy nhiên, như một phép lạ, anh con đã sống thoát, và bình phục hoàn toàn].
Trong một cuộc phỏng vấn của truyền thông sau khi được thả tự do, người ta hỏi sức mạnh bí mật nào đã giữ Ngài sống sót và lành lặn. Câu trả lời của Ngài luôn là: “Phép Thánh Thể”. Ngài giải thích lúc bị bắt, Ngài phải rời nhà ngay tức khắc, đi tay không. Hôm sau, Ngài được phép viết thư cho giáo hữu để xin một vài vật dụng cá nhân. Ngài viết: “Xin gửi cho tôi một chút rượu nho để trị bệnh đau bao tử”. Giáo hữu hiểu ngay lập tức. Mấy hôm sau, các vệ binh trao cho Ngài một chiếc lọ nhỏ đề gửi cho Ngài với hàng chữ “Thuốc đau bao tử”. Ngài cũng nhận được một hộp nhỏ nữa chứa những miếng nhỏ Mình Thánh.
Với ba giọt rượu nho và một giọt nước trên lòng bàn tay, Ngài đã cử hành Thánh Lễ. “Mỗi lần cử hành Thánh Lễ, tôi có dịp được giang đôi tay và đóng đinh mình vào Thánh Giá với Chúa Giêsu, được uống chén đắng với Người” (Chứng Nhân Hy Vọng). Và đó là những Thánh Lễ đẹp nhất đời Ngài.
Trong Chứng Nhân Hy Vọng, Ngài tiếp tục cho hay: “trong trại cải tạo, chúng tôi được chia thành nhóm, mỗi nhóm 50 tù nhân. Chúng tôi ngủ trên một chiếc giường chung, và ai cũng được hưởng một khoảng 50 cm. Chúng tôi ráng sắp xếp để chung quanh tôi luôn có người Công Giáo. Lúc 9 giờ 30 tối, chúng tôi phải tắt hết đèn. Chính đó là lúc tôi cúi mình trên giường để cử hành thuộc lòng Thánh Lễ, rồi phân phối Mình Thánh bằng cách luồn tay dưới chiếc màn muỗi. Chúng tôi còn dùng giấy bạc lấy từ bao thuốc lá chế ra những chiếc hộp nhỏ để giữ Mình Thánh và đưa cho nhiều người khác. Chúa Giêsu Thánh Thể luôn hiện diện trong túi áo sơ-mi của tôi”.
Ngài luôn kết thúc các lá thư vụng trộm gửi cho cha mẹ con bằng những lời này: “Ba má thân yêu, ba má đừng quá đau lòng. Mỗi ngày con đều được kết hợp với Giáo Hội Hoàn Vũ và lễ hy sinh của Chúa Giêsu. Ba má hãy cầu nguyện để con có can đảm và sức mạnh luôn trung thành với Giáo Hội và Phúc Âm, và với ý Chúa”.
Phép Thánh Thể và hoạt động truyền giáo
Thánh Thể là trái tim và linh hồn của hoạt động truyền giáo. Quả vậy, chính trong những năm im lặng và cô đơn, bị cắt đứt khỏi các nhiệm vụ mục tử, nhưng vẫn mật thiết kết hợp với Phép Thánh Thể ấy, Phanxicô đã hiểu bằng chính toàn bộ con người của mình rằng chính Chúa, chứ không phải công việc của Chúa, mới là tâm điểm đời ta. Cái hiểu ấy đã mở tung cánh cửa để Chúa Thánh Thần biến đổi các năm tháng cực kỳ hạn chế kia thành các thời kỳ phúc âm hóa sinh động nhất và mang nhiều hoa trái nhất trong cuộc đời Ngài. Trong cuốn sách Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá của mình, Phanxicô thuật lại quãng đời đặc biệt được Ngài coi là quãng đời có nhiều phát triển thiêng liêng chính yếu. “Nhiều lúc tôi bị cám dỗ, bị dằn vặt bởi sự kiện mình mới chỉ 48 tuổi, đang tuổi phơi phới trong đời. Tôi lại thủ đắc được nhiều kinh nghiệm mục vụ, thế mà mình lại ở đây, bị cô lập, không hoạt động, xa cách giáo dân của mình. Nhưng một đêm kia, tôi nghe một giọng nói khích lệ tôi từ tận đáy trái tim: ‘Tại sao con lại dằn vặt con như thế? Con phải biết phân biệt Chúa với công việc của Chúa. Con phải chọn một mình Chúa mà thôi, chứ không phải các công việc của Người”. Khi cộng sản thẩy Ngài lên chiếc tầu chở hàng cũ kỹ đi Hải Phòng, cách 1,700 cây số về phía bắc, Ngài bỗng nhiên thấy mình giữa 1,500 tù nhân khác đầy tuyệt vọng và đói khát. Ngài cảm nhận được sự tức giận, nỗi thất vọng và ý muốn trả thù của họ, và Ngài bắt đầu chia sẻ buồn đau kiếp người với họ; nhưng với tiếng nói từ bên trong lập tức thúc giục Ngài phải chọn Thiên Chúa, chứ không phải các công việc của Người, Ngài mau chóng nhận ra rằng, trong tình đồng đội tù tội này, Ngài đã được trao cho một ngôi chính tòa đầy các giáo hữu để chăm sóc. Ngài quyết định trở thành một khẳng định sự hiện diện của Thiên Chúa giữa chiếc tầu hàng chở nỗi thống khổ nhân bản này. Ngài nâng đỡ các bạn tù trong suốt hải trình dài 10 ngày này và ráng đưa lại cho họ niềm an ủi thoải mái. Ngài thầm lặng cử hành Thánh Lễ vào ngày lễ Kính Thánh Phanxicô Xaviê [Zenit viết là Assisi], thánh quan thầy của Ngài, đấng cũng đã du hành lên phía bắc trên cùng một hải trình như thế này trong Biển Nam Hải. Đến lúc tầu chở tù nhân cập bến Hải Phòng, Thuận mới hiểu ra mình đã theo chân Chúa Giêsu trở lại gốc rễ của việc rao giảng phúc âm. Như thể đã được cùng Người đi chết ‘extra muros” tức ở ngoại thành, ngoài thành thánh (Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá).
Văn Thuận mô tả việc Ngài thi hành thừa tác vụ của mình ở Trại Tù Vĩnh Quang như sau: “Ban đêm, các tù nhân thay phiên nhau thờ lạy. Với sự hiện diện trong im lặng của mình, Chúa Giêsu Thánh Thể giúp chúng tôi nhiều cách không thể tưởng tượng được. Nhiều Kitô hữu đã quay về với cuộc sống đức tin sốt sắng, và việc họ âm thầm bày tỏ phục vụ và yêu thương còn gây tác động lớn lao hơn nữa nơi các tù nhân khác. Ngay các anh em Phật giáo và các anh em không phải là Kitô hữu cũng tham gia đức tin nữa. Sức mạnh do sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa Giêsu không thể cưỡng lại được. Đêm đen của nhà tù đã trở thành ánh sáng phục sinh, và hạt giống đã nẩy mầm trên mảnh đất giông bão. Nhà tù được biến đổi thành trường dạy giáo lý. Người Công Giáo đã rửa tội nay rửa tội cho các bạn đồng tù và trở thành cha đỡ đầu cho các bạn đồng cảnh ngộ. Văn Thuận không bao giờ ngưng ca tụng sự quan phòng của Chúa khi để gần 300 đến 400 linh mục bị giam trong nhiều nhà tù khác nhau trên khắp Việt Nam trong suốt thời kỳ 1975 đến cuối thập niện 1990: sự hiện diện của các Ngài ở đấy đã mở ra cả một thời kỳ đối thoại tôn giáo thực sự có ý nghĩa và cổ vũ nhiều tình bằng hữu sâu sắc giữa hàng trăm ngàn tù nhân thuộc nhiều tín ngưỡng khác nhau. Một dịp kia, một nhóm tù nhân chạy đến xin Ngài giúp đỡ: một tù nhân vì quá thất vọng đang cố ý thắt cổ bằng dây điện. Văn Thuận qùy bên người đàn ông ấy vừa cầu nguyện vừa lựa lời an ủi khích lệ nạn nhân. Các tù nhân khác, xúc động trước việc bầy tỏ niềm tin mạnh mẽ của Ngài, cũng đã cùng Ngài cầu nguyện, và cuối cùng người đàn ông kia đã xìu lòng, bật khóc nức nở, và phó thác cho Chúa. Nhiều năm sau này, Thuận và người tù có lần toan tự tử kia đã tái ngộ tại California, và cùng nhau, họ đã hâm nóng lại ký ức về những ngày hồng phúc ấy khi sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể đã làm cho việc chữa lành thành chuyện có thể.
Trong 9 năm biệt giam, Ngài cử hành Thánh Lễ mỗi ngày vào khoảng 3 giờ chiều, giờ Chúa Giêsu hấp hối và chết trên Thánh Giá. Vì có một mình, nên Ngài có thể hát Lễ bằng thích bằng tiếng Latinh, Pháp hay Việt ngữ. Ngài luôn mang trong áo sơ mi chiếc hộp nhỏ đựng Phép Bí Tích Cực Thánh. Ngài luôn lặp đi lặp lại: “Lạy Chúa Giêsu, Chúa ở trong con và con ở trong Chúa” mà thờ lạy Chúa Cha. Qua các trước tác, Văn Thuận nhắc nhở ta nhớ rằng cử hành Thánh Thể đúng theo các nghi thức phụng vụ chưa đủ. Ngài nhấn mạnh với hết thẩy chúng ta rằng Chúa Kitô dâng lễ hy sinh của Người với lòng sốt sắng vô biên, như trong giờ chịu nhục hình và đóng đinh, khi Người vâng lời Đức Chúa Cha; và điều này nữa, vâng lời đến độ chịu chết nhục nhã trên Thánh Giá để đem về cho Chúa Cha một nhân loại đã được cứu chuộc và một sáng thế đã được rửa sạch.
Trong nhà tù với Chúa Giêsu Thánh Thể ở giữa họ, các tù nhân Kitô hữu lẫn không Kitô hữu từ từ lãnh nhận được ơn thánh (đủ) để hiểu rằng mỗi giây phút hiện tại trong cuộc sống của họ dưới các điều kiện vô nhân nhất này có thể được kết hiệp với lễ hy sinh tối cao của Chúa Giêsu và được dâng làm hành vi thờ lạy cách long trọng lên Thiên Chúa Cha. Mỗi ngày, Thuận đều nhắn nhủ mình và khuyến khích người khác cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa, xin cho chúng con dâng lễ hy sinh Thánh Thể bằng tình yêu, biết chấp nhận vác Thánh Giá, và chịu đóng đinh vào Thánh Giá ấy để tuyên xưng vinh quang Chúa, phục vụ anh chị em chúng con”.
Năm tháng trước cuộc giải phẫu lớn lần cuối cùng, Ngài bay về Sydney, Úc Châu, để cử hành sinh nhật lần thứ 100 của mạ chúng con. Cùng với mạ và các thành viên khác của gia đình, mỗi ngày Ngài đều cử hành Thánh Lễ tại phòng sinh hoạt nhìn ra hải cảng tươi đẹp. Mọi người hiện diện trong các buổi sáng ấy đều xúc động sâu xa trước sự cung kính, thư thái, và hoàn toàn hoà điệu của các buổi thờ lạy sau khi rước lễ. Mọi âu lo, mọi đớn đau sung sướng, mọi bất trắc đều được dâng lên cho Chúa như lời Xin Vâng hoàn toàn đối với Thánh Ý Người.
Tại Bệnh Viện Casa di Curia nơi Ngài qua đời, chúng ta hiểu rõ ràng hơn điều Ngài muốn nói khi Ngài viết trong Chứng Nhân Hy Vọng: “Tôi mơ thấy Tòa Thánh, với mọi cơ quan của nó, như Mình Thánh vĩ đại, một tấm bánh dâng trong lễ hy sinh thiêng liêng giữa lòng Giáo Hội, và mọi người chúng ta như những hạt lúa mì, chấp nhận chịu xay nát bởi nhu cầu hiệp thông ngõ hầu tạo nên một thân thể, hoàn toàn hiệp nhất và hoàn toàn triển nở làm dấu chỉ hy vọng cho nhân loại”. Như vậy, chúng ta hiểu rằng như Ngài đã sống các năm tù đầy của Ngài thế nào, thì Ngài cũng sống các bệnh tật và chấp nhận cái chết của mình như thế ấy, làm một phần trong sự Hiệp Nhất Thánh Thể.
Con muốn kết thúc các suy niệm của con bằng các ý tưởng dịu dàng sau đây đã được Ngài ghi xuống nhân ngày Lễ Mân Côi, mồng 7 tháng Mười, năm 1976, tại nhà tù Phú Khánh, lúc bị biệt giam: “con hạnh phúc ở đây, tại xà lim này, nơi những chiếc nấm trắng mọc trên chiếu ngủ của con, vì có Chúa ở đây với con, vì Chúa muốn con sống ở đây với Chúa. Con đã nói nhiều trong đời con rồi: bây giờ con không nói nữa. Đến lượt Chúa nói với con rồi đấy, lạy Chúa Giêsu; con đang lắng nghe Chúa”. Mỗi lần con đọc những dòng ấy, con không thể không tưởng tượng ra anh con, đang ngồi trong xà lim tối tăm, mặt quay vào khoảng trống toàn diện, nhưng dịu dàng mỉm cười như anh vẫn làm như thế, ngay cả trong những ngày cuối đời, tay nắm chặt và đầy yêu thương chiếc túi áo sơ-mi nơi Chúa Thiên Đàng đang cư ngụ.
Ước chi người cựu tù nhân từng cảm nghiệm được sự hài hòa của Thiên Đàng, tình yêu và sự sống viên mãn nhất trong cảnh khổ sầu của xà lim nhà tù này tiếp tục hướng dẫn chúng ta để chúng ta trở thành như các môn đệ trên đường Emmaus từng kêu lên: “Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con và nuôi dưỡng chúng con bằng Thân Xác Người”. Từ tận đáy lòng con, con xin cám ơn qúy vị và các bạn đã cho phép con được đi trên hành trình Đức Tin này với qúy vị và các bạn.
Vũ Văn An (VietCatholic)