PDA

View Full Version : Giáo Xứ Búng, Giáo Phận Phú Cường (phần 1)



Sanh Quới
02-03-2011, 08:58 PM
http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/11041857.jpg



LỊCH SỬ HỌ ĐẠO BÚNG


THAY LỜI TỰA



“Con người có tổ có tông



Cây đa có cội, con sông có nguồn”


“Lịch sử Họ Đạo Búng” ngày nay được ươm mầm, mọc lên và phát triển từ hơn 200 năm trước.
Từ thời đi bằng ghe, sống nhà tranh, khai đất, phá rừng, trồng trọt, chăn nuôi…cho đến thật sự hình thành năm1875 với Cha Sở chính thức đầu tiên, cha Antôn Nguyễn Văn Võ…và mãi tận hôm nay, Họ Đạo Búng đã trãi qua 14 đời cha sở chính thức, 4 cha sở tạm thời (ở vài tháng), 14 cha phó phục vụ.
Quyển “Lịch sử Họ Đạo Búng” này ra mắt để ôn lại quá khứ với bao thăng trầm, nhằm làm điểm tựa cho việc sống đạo hôm nay, và làm các đà vững chắc để phát triển Họ Đạo ngày mai.
Với tư cách là cha sở thứ 14 của Họ Đạo có truyền thống tốt đẹp từ xa xưa, tôi xin giới thiệu “Lịch sử Họ Đạo Búng”. Uớc mong những ai đọc quyển lịch sử này thêm hiểu biết và yêu mến Họ Đạo Búng hơn.
Xin kết luận bằng những lời của sách Huấn Ca 8, 8-9:
“Chớ khinh thường chuyện các bậc khôn ngoan kể lại, hãy nghiền ngẫm phương ngôn của các Ngài….Đừng bỏ qua chuyện các vị cao niên kể lại. Vì chính các Ngài đã học hỏi nơi tổ tiên mình…”
Búng, ngày 31 tháng 07 năm 2007
Linh Mục Chánh Xứ
Họ Đạo Búng

MICAE NGUYỄN VĂN MINH


I. THỜI KỲ KHAI PHÁ:

A. VÙNG ĐẤT BÚNG

1. NHÌN TỔNG THỂ

v Phó giáo sư tiến sĩ Phan Xuân Biên khi viết về: “Cư dân Bình Dương qua các thời kỳ lịch sử”đã cho thấy lúc khởi thủy đất Bình Dương là nơi sinh sống của người Stiêng, Mạ, Châu Ro. “Nhóm người Tamun ở Sóc 5, xã Minh Hòa và nhóm người Stiêng Budeh còn nói rằng cách đây không lâu, ông cha của họ còn ở vùng Thuận An (Lái Thiêu). Rất có thể họ là thành phần cư dân của “Vương quốc Mạ” trong lịch sử từng tồn tại theo hai bờ sông Đồng Nai ở trung lưu và hạ lưu. Sau này, do áp lực của nhiều luồng di dân, nên họ đã lui dần về thượng lưu.”
v Phó giáo sư Huỳnh Lứa còn mô tả chi tiết hơn “Vùng đất nay là Bình Dương cho đến thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, vẫn còn là vùng hoang dã, rừng rậm lan tràn…Từ đầu thế kỷ 17, lớp cư dân mới người Việt từ miền Thuận Quảng nhập vào.”
v Nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng viết:”Lưu dân miệt ngoài vào Bình Dương khai hoang cặp theo sông. Đất Bình Dương nằm giữa hai con sông lớn Là Đồng Nai và sông Sài Gòn…Tuy chưa có tài liệu chính xác, song chúng ta tin rằng dân các xã Phú Cường, Phú Lợi, vùng Lái Thiêu, Tân Khánh…cùng lúc với dân Bến Ghé, Cù lao Phố. Như vậy, người Việt ở Bình Dương được xem là loại “cổ” của Nam Bộ”
v Mùa xuân năm Mậu Dần(1698) chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, thiết lập hệ thống quản lý hành chính vùng này “lập xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn biên…”. Sau đó, Nguyễn Hữu Cảnh chiêu mộ lưu dân từ châu Bố Chánh (nay là Quảng Bình) đi vào Nam lập nghiệp.
v Theo lịch sử Họ Lái Thiêu, trong số những người lập cư thời ấy, chắn chắn có người Công giáo đến vùng Lái Thiêu sinh sống và lập giáo xứ. Bởi vì, theo Launay, thì từ năm 1747 (giữa thế kỷ 18) Lái Thiêu có tên trong danh sách 11 họ đạo của vùng đất Trấn Biên (Đồng Nai) và có đến 400 giáo dân. Hơn nữa, nhà thờ đầu tiên được dựng lên tại vùng đất có nhiều gò nỗng và cây rừng. Nên được gọi là HỌ GÒcho đến năm 1787. Trong một thủ bút được để lại ở tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, có lẽ đã được viết ra vào đầu thế kỷ 20, nói về xuất xứ họ đạo Tân Qui (Origine de la chrétienté de Tan Qui), có ghi nguyên văn: “Thủa xưa, họ Tân Qui là một phần đất hoang không ai ở, thuộc về làng Bình Nhan Thượng, tỉnh Gia Định. Năm 1783, đời Đức Cha Vêrô, có một ít nhà đạo dòng ở Búng và Lái Thiêu tới khẩn đất và ở luôn đó….”

2. XỨ BÚNG

v Và khi viết về xứ Búng, cựu cha sở Martin (Nghi) đã ghi lại như sau: “Vùng đất họ đạo Búng và Bình Sơn ngày nay là vùng đất xưa kia ngập nước, không trồng trọt được. Nhưng nhờ phù sa sông Sài Gòn mà đất trở nên phì nhiêu, nên người Việt nhận ra và đến sinh sống ở đây. Những người Công giáo đầu tiên đến đây từ Huế (đúng hơn, từ Miền Trung NV). Họ bỏ nơi đang sống vì luôn có chiến tranh và nhiều khó khăn phải chịu đựng. Xứ Búng, gần Lái Thiêu, gần như có đủ điều kiện mà họ ao ước.”
Lúc đó, vùng này là vùng ẩm thấp mà người ta gọi là cái Búng, có nhiều đường nước nhỏ gọi là đường long (hay còn gọi là “long mạch”). Từ cầu Cây Trâm, có con rạch lớn, ghe thuyền có thể đi tới vùng đất nghĩa trang họ đạo Búng ngày nay.

B. CƯ DÂN XỨ BÚNG

Những người đầu tiên đến cư ngụ tại vùng cái Búng được cha sở Martin ghi là các ông Hương, Tùng, Bời, Dũi, Ở. Tất cả họ là đạo gốc. “Họ tụ tập ở nhà ông Bời để đọc kinh cầu nguyện. Để sinh sống, họ chăn nuôi bò, trâu và nuôi tằm. Rồi họ khai khẩn đất đai, trồng trọt, sau một thời gian ngắn, họ có cuộc sống khá đầy đủ.
v Đặc biệt có ông Nguyễn Thới Bình , một trong những người đầu tiên có công khai hoang vùng Búng và lập ra làng Hưng Định từ đó đến nay. Ông nguyễn Thới Linh (cháu năm đời của ông Bình, là cha của các ông Nguyễn Thới Khai, Nguyễn Thới Đắc, và linh mục Nguyễn Thới Mậu) có viết về “tên” như sau: “Với tục lệ người Nam có cái thành kiến là cữ nói đến tên người lớn. Nên khi ấy dân trong làng không bao giờ dám nói tiếng gì có tên ông. Khi gặp phải thì nói trại ra là BƯỜNGhay BẰNG mà thôi, như bất bường, công bằng…”
v Vậy khi cha Martin viết “Họ tụ tập ở nhà ông Bời để đọc kinh cầu nguyện” thì người kể lại cho cha Martin viêt khảo luận này (10/02/1911) cũng né tránh tên hoặc truyền khẩu cả trăm năm là như thế, nên người ta chỉ biết là Bường, Bằng hay Bời (cha Martin ghi), chứ không biết tên đích thực là BÌNH.
v Cuối thời Trịnh - Nguyễn phân tranh (1800) một người quê quán ở Quảng Ngãi (Miền Trung) (có chỗ ghi: Quảng Bình (Bắc Trung Bộ) tên là Nguyễn Thới Bình. Sau khi thi đậu Bảng nhãn, ông được cử làm Tri châu. Sau 12 năm quan trường, ông cáo bệnh và xin từ quan. Ông sang làm nghề Đông y với hiệu là Đức Trọng. Hằng năm, ông thường theo ghe vào phía Nam bán thuốc trị bệnh , với mong ước di cư lập nghiệp.
v Đến vùng Búng, ông để ý đến cái Búng nước đó và muốn lập cư khai khẩn, nhưng vì cha mẹ còn sống, ông không bỏ đi được. Mãi đến khi ông ngoài 40 tuổi, cha mẹ mất, ông mới quyết định rời quê hương cũ, mang theo vợ và 2 con, con gái tên Nguyễn Thị Hưng, với chồng là Lê Văn Quyền, và con trai là Nguyễn Văn Định, còn độc thân.
v Lúc đầu, ông tá túc ở nhà người thân ở Lái Thiêu. Dần dần, cha con vào Gò Cầy (nay là vùng đất từ Bình Hòa, Lái Thiêu đến ngã tư Hòa Lân), chặt cây cắt tranh làm nhà ở khoảng đất cao, gần nghĩa trang họ đạo Búng ngày nay. Khi định cư xong, ông Bình lo sắm trâu để làm ruộng, ngựa để di chuyển. Con gái Nguyễn Thị Hưng và chồng là Lê Văn Quyền ra riêng ở Cầu Ngang. Còn Nguyễn Văn Định là con trai thì cưới con gái Họ Võ ở Lái Thiêu. Khi đã tạo nên sự nghiệp vững vàng , ông Bình cho con trai và con rể về quê miền Trung để vận động bà con thân thuộc vào xứ Búng lập nghiệp. Cư dân ở vùng lân cận cũng đến Búng để sinh sống. Và từ đó, xã Hưng Định được hình thành.
v Và cũng có một gia đình nguyên quán ở Đàng Ngoài, vốn dòng quyền quý, đã từng phò vua giúp nước, đã di cư vào Nam, định cư ở xứ Búng. Đó là gia đình của ông Antôn Đoàn Công Miêng và bà Anê Nguyễn Thị Thường. không rõ vì lý do nào mà cuối đời Gia Long (1802 – 1820) hai ông bà rời quê quán, cùng các con vào Nam, định cư ở vùng Cầu Ngang. Chính tại nơi ở mới này mà đứa con út là Phêrô Đoàn Công Quí đã được sinh ra vào năm 1826.
v Có thể tóm tắt như sau: Vùng đất Búng là vùng thung lũng cô nước, giống đầm lầy, có cây cối rừng rậm, chưa được khai hoang, dù Búng gần Gò Cầy với nhà thờ Họ Gò đã có từ lâu (thế kỷ 18), gần Lái Thiêu với số giáo dân là 400 vào năm 1747. Và cư dân đầu tiên khai khẩn là những người từ miền Trung vào, cộng thêm những người ở vùng lân cận đến vùng cái Búng làm ăn sinh sống, định cư lập làng và đồng thời là người công giáo, nên họ cũng qui tụ đọc kinh ở nhà.

C. SINH HOẠT CÔNG GIÁO LÚC ĐẦU:

1. NHÀ THỜ:

Nhà thờ đầu tiên được xây cất từ đầu thế kỷ 19, nằm trên phần đất của ông Nhờ, gần nhà ông Bình (nay là đất thánh Búng), được xây dựng bằng cây cột chôn, và lợp bằng tranh. Nhà thờ này chỉ tồn tại hết một cõi tranh. Về việc lập ngôi nhà thờ đầu tiên, ông Antôn Nguyễn Thới Linh, cháu năm đời của ông Nguyễn Thới Bình, đã ghi lại như sau: “Song song với việc lập làng, cất công sở ở đất ngoài(Hưng Thọ/Cầu Ngang bây giờ) thì nơi ấp trong (Hưng Lộc) cũng đang dựng lên một ngôi thánh đường có Ban Quới chức và tự nhiên người xướng lập lãnh vai ông Trùm. Khi ấy người có đạo đặng vài mươi gia đình. Có nhiều người ngỏ ý muốn cất nhà thờ ở Hưng Thọ….nhưng ông Trùm không chịu, ông nói:”Có lẽ các ông nói tôi ngại đi xem lễ xa nên cất gần nhà, lời ấy cũng đúng phần nào thôi. Hơn thế, chính tôi có bổn phận phải bảo toàn nhà ấy và những gì thuộc về ấy, chẳng hạn như đồ thờ phượng, hoặc khi có ông cha ở lại một hai ngày, có khi cả tuần, và tôi còn phải tìm phương tiện để đưa các cha đi vào các nơi xa có bổn đạo ở rải rác như Bến Sắn, Bố Mua….Anh em nên biết người có đạo chỉ trọng cái hồn hơn cái xác, nên tôi để cho rể con tôi nó gánh vác cái thế quyền còn thần quyền nặng hơn nên tôi phải lo”. Địa điểm nhà thờ (đầu tiên) tại chổ đất nhà chung, dưới đất thánh hiện giờ.
Khi mái tranh bị hư, người ta mới cất một nhà thờ khác (nhà thờ thứ hai), tiện nghi hơn, mái lợp ngói, nằm trên phần đất của ông Ràng (ở dốc Sỏi bây giờ). Nhà thờ này bị bỏ hoang khá lâu trong thời kỳ cấm đạo.

2. HỌ ĐẠO GHE TÁM:

Tại vùng Búng có cây sao rất to. Giáo dân đã chặt cây ấy, đóng thành một chiếc ghe có chiều dài đến tám tầm, nên người ta đặt là họ đạo Ghe Tám.
Theo một tài liệu khác, ngôi nhà thờ đầu tiên được cất ở gần ở gần con suối lớn (nay là đất thánh Búng). Thời đó, suối này nhiều nước, ghe thuyền thông thương đến tận nơi, có những chiếc ghe bầu lớn có tám chèo, còn gọi là ghe tám. Nên nhà thờ đầu tiên mang tên là Ghe Tám
Tên gọi này còn kéo dài mãi cho tới khi có được ngôi nhà thờ thứ ba như sẽ thấy sau.

3. NGƯỜI CÓ ĐẠO:

Theo tài liệu cha sở Martin (Nghi) ghi lại thì lúc ấy, số giáo dân là khoảng 300 người. Nên biết rằng vùng này đầy bụi cây rậm rạp, ít người ở, nên người lương trở lại đạo thì không có. Vì vậy số dân này đa số là người có đạo ở miền Trung vào, cộng thêm những người có đạo ở xung quanh đến khai khẩn sinh sống.

II. THỜI KỲ CẤM ĐẠO (1825-1869)

A. CÁC LINH MỤC

Thời kỳ cấm đạo, các linh mục đến một cách thầm lặng, không rõ tên tuổi, trừ hai linh mục bản xứ là cha Duông và cha Thông (chịu chức linh mục khoảng 1800 – 1849), thuộc thế hệ thứ hai, theo danh sách các linh mục miền Nam). Hai cha này thỉnh thoảng từ Lái Thiêu đến họ đạo Ghe Tám để cử hành các Bí Tích.
v Thường các linh mục bản xứ đến Búng trong thời kỳ cấm cách lúc thì ở nhà ông Vưa, lúc ở nhà ông Nhờ, ông Tín (cháu nội ông Bình) hay có khi ở nhà bà Hảo. Trong số các linh mục đó, thì cha Tám năm 1847 (dạy tiếng Latinh cho Phêrô Đoàn Công Quí và cho Ngài vào chủng viện), cha Lợi, cha Kiên được ủy quyền ban bí tích thêm sức (cha Lợi, cha Kiên thuộc thế hệ linh mục bản xứ 1, cha Tám thuộc thế hệ hai. Danh sách linh mục miền Nam).
v Người ta còn ghi nhận Chân phước Marchand Du (sinh 1803, 1830 đến Lái Thiêu, tử đạo 30/11/1835 ) đã đến họ đạo Ghe Tám. Ngài đã cử hành thánh lễ tại đây. Cùng đi theo Ngài có Cố Phương, hai người cũng đã trừ quỉ cho con của bà Thơ.
v Năm 1844, Tòa thánh thiết lập Giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn) đặt Giám Mục Lefèbvre (Ngãi) cai quản giáo phận (1844 – 1864). Lúc đó, tòa Giám mục vẫn còn ở Lái Thiêu. Vì vậy Ngài đã đến họ đạo Ghe Tám và ở trong nhà của một giáo dân. Tuy nhiên, những người không có đạo đã biết được và theo dõi Ngài, nên giữa đêm khuya Ngài đã ra đi đến Đá Tráng ( Bố Mua). Người ta kể rằng Ngài đã gặp cọp trên đường đi.
v Các linh mục như cha Tại, cha Giáo, cha Y, cha Chữ nhiều lần đến thăm giáo dân. Đồng thời các ngài cũng giúp đỡ tiền bạc, quần áo cho những người lương nghèo túng có ý định theo đạo.
v Cha Dưỡng khi còn Thầy Sáu (Phó tế) đã đến Lái Thiêu và cả họ đạo Ghe Tám để hướng dẫn giáo dân và chuẩn bị cho một số thiếu nhi được rước lễ lần đầu. Tuy nhiên. Người lương phát hiện và theo dõi Thầy, nên Thầy phải lội qua sông mà ra đi.
v Năm 1858, cha Phêrô Đoàn Công Quí lãnh chức linh mục. Là người con út của đất Búng, nên Ngài về quê “vinh qui bái tổ”. Ngài đã dâng thánh lễ một cách âm thầm ở Gò Cầy. Ngài nán lại một thời gian ở nhà Ông Tín (cháu nội ông Bình).
v Tin đồn có giáo sĩ ở tại nhà ông Tín, lúc đó vừa là ông Trùm họ đạo, vừa là ông cả trong làng, đã tới tai chính quyền ở Lái Thiêu. Có một viên thư lại, khi nghe các người chức trách bàn tính việc đi bắt cha Quí, thì khi làm việc về nhà, anh liền lấy ngựa chạy đến nhà ông Tín vì anh ta rất có cảm tình và là thân chủ của ông Tín. Ông vừa xin ông Tín hốt thuốc cho mẹ đang đau bụng rên la, mà cũng vừa báo tin cho ông Tín….Chiều hôm đó, một chiếc ghe xuôi đường rạch Cây Trâm ra vàm Búng. Khi chạy theo bờ rạch, có người hỏi: “Anh Hai đi gát quốc ở đâu?” Anh Hai là con cả của ông Tín, anh tên là Chư trả lời: “Anh này quen biết ở Bà Lụa, rủ đi lên đó để gát”. Chiếc ghe đã đưa cha Quí xa đất Búng, quê hương thân yêu của Ngài.
v Tối hôm đó, ông Tổng cùng tốp lính đến nhà ông Tín, lục soát khắp nơi nhưng không tìm ra giáo sĩ ở đó.

B.GIÁO DÂN

v Gia Đình Bà Hảo:

Bà gả con gái của bà, cô Tám, cho một thanh niên ở Thị Nghè. Cùng đưa cô Tám đến nhà chàng rể, có bà Hảo, cô gái út là thị Chín, và anh Chất, con trai của bà. Khi đến Vàm Thuật (sông Vàm Thuật, quận 12)họ bị phát hiện là người công giáo, và bị đày đi Biên Hòa, nơi giam những người theo đạo Kitô. Người ta yêu cầu họ bỏ đạo, nhưng họ không đồng ý. Anh Chất bị kết án lưu đày và chết ở đó. Hai cô gái, cô Tám và cô Chín bị đánh bằng roi và nhất là không có gì để ăn. Khi chết xong, xác hai cô được một trong các anh em trai đến nhận và mang về chôn cất tại họ đạo Ghe Tám. Còn bà Hảo mẹ của các cô và anh Chất thì vẫn bị giam chung với những người công giáo khác cho đến khi trại giam bị đốt cháy (ngày 16/12/1861, 401 giáo dân bị thiêu sống tại Biên Hòa).
v Có khoảng 30 người có đạo vì sợ nhục hình nên đã đạp lên Thánh Giá, và bị đưa đi phân tán ở chung trong làng người lương để họ theo dõi (chiếu chỉ vua Tự Đức 05/07/1861 ra lệnh phân tán người Công giáo vào các làng không công giáo).
v Có hai ông là ông Trí và ông Lõi không chấp nhận hành vi chối đạo như trên, nên bị bắt và người ta khắc trên má hai chữ “Tả Đạo” và thả họ ra (Chiếu chỉ vua Tự Đức ngày 07/05/1857 truyền lệnh phải khắc hai chữ “Tả Đạo” vào mặt những giáo dân không bỏ đạo).
v Có một số giáo dân đi lên Thủ Dầu Một để lên thuyền đi lánh nạn ở Sài Gòn. Nhưng ở đây phần vì dịch tả, phần vì thiếu ăn, thiếu chổ ở, nên họ cũng chết nhiều. số còn lại thì mong trở về gia đình càng sớm càng tốt. ngày 17/02/1859 Pháp chiếm thành Sài Gòn…..nhưng các nơi xung quanh như Tân Định, Thị Nghè, Chí Hòa, Hóc Môn, Thủ Đức, Lái Thiêu, BÚNG thì vẫn còn dưới sự kiểm soát của quan quân triều đình Việt Nam, cho đến ngày đồn Kỳ Hòa thất thủ (25/02/1861) thì họ mới hết kiểm soát. Vì cho rằng người công giáo tiếp tay với Pháp nên trong suốt ba năm (1859 – 1862) người có đạo đã lãnh chịu không biết bao nhiêu gian khổ vì đạo.
v Vì vậy họ phải rời bỏ xứ Búng chạy về Sài Gòn. Ông Lêô Nguyễn Văn Quý viết trong “Những họ đạo cổ xưa ở Sài Gòn” trang 149 như sau:”Tại Xóm Chiếu, dân chúng bỏ nhà bỏ cửa chạy hết. ông Hương Thế qui tụ được vài chục người theo đạo Thiên Chúa, rồi dần dần, những bổn đạo từ Lái Thiêu, BÚNG, Thủ Đức chạy đến khá đông Ông Hương Thế cổ động cất một nhà thờ tạm tại rạch Cây Bàng…”
v Ông Tín, cháu nội ông Bình và là con của ông Định, sau khi cho con cả là ông Chư đưa ghe chở cha Quí đi trốn ở Bà Lụa năm 1858, và gia đình bị lục soát, thì ông cảm thấy không an tâm. Ông giao nhà cửa ruộng đất cho ông Chư trông coi, nghề thầy thuốc giao lại cho học trò là Huy. Ông Tín cùng hai con là ông Kính và cô Kiếm, cùng đứa cháu trai là Hay đi lên Bố Mua tránh họa, định cư ở xóm Bàu Ao. Bố Mua bây giờ là giáo xứ Vĩnh Hòa. Ở đây, ngoài nghề làm thuốc, ông còn nói chuyện đạo Chúa cho dân chúng. Ông đã gặp cha Azémar và cùng nhau lo việc đạo. Theo lịch sử họ đạo Lái Thiêu, thì vào năm 1867, cha Azémar dựng nhà thờ đầu tiên ở Bố Mua, nhà thờ lợp bằng tranh. Số giáo dân ở Bố Mua lúc đó là 264 người. Trước năm đó, ông Tín và con trai là ông Kính lại trở về xứ Búng (Đứa cháu tên Hay có vợ là con dâu của ông Trùm họ Bố Mua, cô Kiếm cũng có chồng ở Bố Mua). Ở đây ông Tín đã qua đời và chôn cất tại đất Thánh Búng.

III. THỜI KỲ CHUYỂN TIẾP (1862 – 1875)

A. DÂN DI TẢN TRỞ VỀ BÚNG

Ngày 05/06/1862 ký kết hòa ước Nhâm Tuất, trong đó có khoản qui định về tự do tôn giáo, nhưng vua Tự Đức vẫn duy trì việc cấm đạo. Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu ghi: Năm 1859, Pháp đánh chiếm Gia Định. Sau khi kháng chiến thất bại, Huế phải ký hiệp ước 1862 nhượng cho Pháp 3 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường (Mỹ Tho).
v Nhận thấy tình hình yên ổn trở lại, giáo dân họ đạo Ghe Tám, trước di tản về Sài Gòn, thì nay họ trở về quê cũ. Ngôi nhà thờ thứ hai đã bị hoang phế từ lâu, không còn sử dụng được. Lần này trở về, họ đã chọn một chỗ định cư và chỗ đẹp nhất để dựng một nhà thờ khác. Đây là NHÀ THỜ THỨ BA ở gần cầu Cây Trâm. Chính vào thời kỳ này mà tên họ đạo Ghe Tám được đổi thành HỌ ĐẠO BÚNG bởi vì nằm gần cái chợ cùng tên như vậy.
v Lúc đầu giáo dân chưa có linh mục coi sóc, họ phải đi đến Thủ Dầu Một để tham dự thánh lễ và lãnh các Bí Tích. Theo cha Martin cho biết, lúc này ở Thủ Dầu Một có linh mục Robert đến giúp đỡ giáo dân ở đó.
Quyển ONZE mois de sous préfecture en Basse Cochinchine của Mr Lucien de Grammont, trang 22 viết : Le Très Réverend P. Robert, chef dela mission de Thu-yen-mot. Les troubles de 1861 ont rendu souvent les fonctions pénibles.
Trong báo cáo năm 1930 của GM Delignon có đề cập đến Thầy Phêrô Nguyễn Thi Đậucó đến giúp giáo dân ở Búng thời gian nào không rõ. Thầy Phêrô Nguyễn Thi Đậu sinh năm 1838 ở An Nhơn, học ở Tiểu Chủng Viện và Đại Chủng Viện ở Péanang (Malaysia). Tàu chở Thầy đi đến Péanang bị cướp biển, thầy thoát qua tàu khác, tàu này bị bão đánh tư bề. Nhưng nhờ ơn Chúa, Thầy đã thoát nạn, đến Péanang. Khi về Sài Gòn, Thầy được sai giúp dạy giáo lý cho Búng và Lái Thiêu…..
· Năm 1863, Thầy chịu chức cắt tóc do GM Lefèbvre (tên Việt là Ngãi)
· Ngày 08/05/1870, chịu chức linh mục do GM Miche ( Mịch ).
· Năm 1927, về hưu ở Cầu Kho.
· Ngày 29/05/1930 qua đời ở Chủng Viện Sài Gòn.

B. CHA LIZÉ:

Khi tình hình họ đạo yên ổn, Đức Giám Mục Lefèbvre Ngãi đã sai cha Francois Rémi Lizé đến giúp xứ Búng. Cha Lizé sinh ngày 08/06/1838, chịu chức linh mục ngày 25/05/1861. Ngày 09/08/1861 Ngài lên đường từ Pháp sang Việt Nam. Và khở đầu mục vụ của Ngài là họ đạo Búng (1862). Tuy nhiên, Ngài chỉ là linh mục ở tạm thời thôi.

C. CHA GIOAN KHIÊM:

Vào năm 1863, cha Lizé được thay thế bởi cha Gioan Khiêm để giúp giáo dân họ Búng. Khoảng chừng một năm thì đêm tối nọ, người không công giáo đến, họ có giết linh mục và đốt phá. Cha Gioan Khiêm núp trong chiếu trốn sau những cây cột. Những người phá phách vào nhà, lục soát khắp nơi, dung giáo đâm mọi chỗ. Vì không tìm ra cha, nên họ đã đốt nhà thờ và nhà cha ở. Cha Gioan đã chạy thoát mà không bị đâm trúng cũng không bị đốt cháy. Là linh mục trẻ mới thi hành mục vụ nên khi gặp biến cố này Ngài bị căng thẳng, sức khỏe bị tổn hại rất nặng Ngài không thể thực hiện mục vụ tại họ đạo được nữa. Ngài đã ra đi. Ngài qua đời năm 1869.

D. VẮNG LINH MỤC (1864 – 1875)

Họ đạo Búng sau đó không có linh mục soi sóc. Nhà thờ thứ ba cũng không còn. Giai đoạn này kéo dài khoảng 11 năm thì tình hình trở nên sang sủa và thời kỳ hình thành họ đạo rõ rệt bắt đầu.


Nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/giaoxubung-langhungdinh/

Sanh Quới
02-03-2011, 09:09 PM
http://seablogs.zenfs.com/u/yooB2umVGRZf0S1YtC35XnU8/photo/ap_20101028084552896.jpg (http://seablogs.zenfs.com/u/yooB2umVGRZf0S1YtC35XnU8/photo/20101028084552896.jpg)
I. THỜI KỲ HÌNH THÀNH (1875 ĐẾN NAY)

A. CHA SỞ ĐẦU TIÊN: CHA ANTÔN NGUYỄN VĂN VÕ
(1875 – 1886)

1. NĂM 1875 HÌNH THÀNH HỌ ĐẠO BÚNG:
Ngài sinh năm 1837 tại Thủ Ngữ (Sài Gòn) chịu chức linh mục năm 1866. không rõ Ngài được GM Jean Claude Miche (1864 – 1873) hay GM Isidore Francois Joseph Colombert (1873 – 1894)(thời của Ngài gần 200 nhà thờ được xây dựng) sai đi phục vụ họ Búngtừ lúc nào nhưng trong sổ rửa tội đang lưu tại Búng, thì ở trang 7, số 14 có ghi: Cha Antôn rửa tội cho Anna Vô ngày 11/01/1875; Ở trang 3, số 5 ghi ngày 08/04/1875 cha Antôn rửa tội cho Phêrô Trong, sinh ngày 06/02/1875 con của Phêrô Núi và Maria Ngọc; Trang 9, số 18 ghi ngày 15/01/1875, cha Antôn rửa tôi cho Gioan Baotixita Lai, con ông Simon Định và bà Maria Hậu.
Như vậy có thể giải quyết được năm họ đạo Búng hình thành rõ rệt là năm 1875.
Cũng nên nhớ rằng 1875 là năm Thánh của Giáo Hội Công Giáo khắp thế giới. Trong báo cáo hàng năm 1875, Giám Mục Colombert đã viết: “Trong giáo hội Tây Đàng Trong có 43.000 giáo dân (40.000 người Việt Nam, Trung Hoa, Châu Á, 3500 người Âu), 36 giáo xứ (Paroisse), 164 họ đạo (Chrétienté), 150 nhà thờ hay nhà nguyện…..Tôi đã chỉ định hai nhóm 5 hay 6 nhà truyền giáo và linh mục bản xứ lần lượt đến các giáo xứ. Trong 6, 8 hay 10 ngày tùy theo số giáo dân, các cha giảng 3 bài mỗi ngày, cho họ xét mình, xưng tội, rước lễ, gỡ rối các đôi hôn phối, kêu gọi người có tội công khai và bỏ đạo trở về. Dân Việt chúng tỏ thiện chí đáng khen và cố gắng hết sức để hưởng ơn toàn xá. Họ ở nhà thờ suốt ngày, và đêm hôm, quên ăn, quên uống. Suốt dọc đường hay ở nhà, họ giữ thinh lặng khổ hạnh”.Trong biến cố này, chắc họ Búng cũng không hờ hững và dĩ nhiên phải có linh mục giúp đỡ. Rõ rệt là theo sổ rửa tội, thì năm 1875, cha đã rửa tôi 54 người: 48 trẻ nhỏ, 6 người theo đạo (5 người lớn, 1 em nhỏ)
Đây cũng là một lý do nữa để khẳng định họ đạo Búng chính thức hình thành vào năm 1875.

2. NHÀ THỜ THỨ TƯ

Cha Martin ghi: :Cha Antôn xây dựng tại một khu đất gần chợ Búng, một nhà thờ khá rộng rãi, nhưng về sau, với số giáo dân đông lên, nó trở nên quá nhỏ”
Còn truyền thống khác chép rằng: “Có ông lái bán cá ở cầu bà Hai Mọi dưng một phần đất, nên dời nhà thờ về đó (khu đất chùa Bà ngày nay). Gần nhà thờ có một trường học. Khởi sự từ đây cha sở là cha Antôn Võ
Nhà thờ này không tồn tại được lâu, vì một đêm nọ, mưa to gió lớn đã thổi sập tất cả, Cha Antôn bị kẹt trong đóng đổ nát đó, nhưng không bị thương tích gì. Sáng hôm sau giáo dân đên dọn dẹp và đem cha Antôn ra ngoài.

3. NHÀ THỜ THỨ NĂM

Nhận thấy có nhiều bất tiện, huyên náo vì gần chợ, lại thêm gần sông Búng nên cha Antôn đề nghị xây nhà thờ ở địa điểm khác.
Thời kỳ này giao thông chính yếu ở vùng này là bằng ghe thuyền (đường thủy), còn đường bộ chỉ là đường mòn, đường đất nhỏ hẹp. Năm 1880, chính quyền mở đường từ Lái Thiêu phóng thật ngay đi ngang qua Cây Me, Hưng Định, nhưng tới An Thạnh thì không rõ lý do nào mà ngưng lại (cho đến năm 2010). Còn đường quốc lộ 13 lúc ấy là đường mòn, từ Lái Thiêu qua cầu Mới, đến Cầu Ngang, theo con sông Búng lên Thủ Dầu Một, thì được trải đá và hoàn thành năm 1895. Do đó mới biết nhà thờ Lái Thiêu được xây từ năm 1894 – 1897 quay ra hướng sông là hướng chính.
Chọn địa điểm xong thì lo xây cất. Tuy nhiên, theo truyền tụng thì nhà thờ thứ năm này cũng hư hại do bão táp, chi tiết này không được cha Martin ghi rõ, nhưng Ngài viết cha Thơ (1886 – 1893) kế nhiệm cha Antôn Võ, “lo xây dựng nhà thờ mới”. Vì nhà thờ cũ theo ông Linh ghi lại “cũng cất bằng cây lợp lá”.
v Như vậy địa điểm hiện nay có 2 ngôi nhà thờ: Một do cha Antôn Võ, và một do cha Thơ.

1. VIỆC MỤC VỤ CỦA CHA ANTÔN – CHA SỞ ĐẦU TIÊN:

Theo lời ghi chép của cha Martin, cha Antôn đã để lại một kỷ niệm rất sống động nơi họ Búng. Giáo dân gọi cha Antôn với tấm lòng kính trọng, đầy yêu thương. Cha rất nhiệt thành lo cho ơn gọi. Thời của cha có tới 20 chủng sinh họ đạo đi chủng viện, cha đã cung cấp nhiều ơn gọi cho nhà Kín, dòng Thánh Phaolô, dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, Chợ Quán.
Việc rửa tội trong những năm cha ở Búng được tổng kết như sau:
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1875: Cha rửa tội cho 58 người.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1876: Cha rửa tội cho 99 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1877: Cha rửa tội cho 61 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1878: Cha rửa tội cho 73 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1879: Cha rửa tội cho 64 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1880: Cha rửa tội cho 62 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1881: Cha rửa tội cho 78 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1882: Cha rửa tội cho 74 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1883: Cha rửa tội cho 31 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1884: Cha rửa tội cho 34 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Năm 1885: Cha rửa tội cho 68 người
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif 04/06/1886: Cha rửa tội cho 25 người
Tổng cộng trong vòng 11 năm, Cha đã rửa tội cho 727 người lớn lẫn trẻ em.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Về giáo dục, cha Marrtin có viết : Dưới thời của cha Antôn Võ, đã có trường học đầu tiên. Thầy giáo dạy cho các em bên nam là cựu chủng sinh học ở Pinăng (Malaysia). Còn các em gái thì cha mời các Dì Mến Thánh Giá Thủ Thiêm đến dạy. Như vậy, các dì Thủ Thiêm đã góp công cho họ đạo từ thời cha Antôn Võ (1875 – 1886). Không rõ giáo dân lúc ấy là bao nhiêu, có thể trên dưới 1.000 tín hữu, vì số liệu năm 1893 nghĩa là chưa đầy 20 năm (1875 – 1893), thì báo cáo giáo dân Búng lên đến 1.500 người. Qua những số liệu như thế cha sở rất vất vả.
Vì thế sau 04/06/1886 có lẽ Ngài đã đau yếu nhiều, cha Nhân đến phụ giúp Ngài lo mục vụ.
Và ngày 06/10/1886, cha Antôn Nguyễn Văn Võ, Cha sở đầu tiên của Họ Đạo Búng đã an nghỉ trong Chúa, hưởng dương 49 tuổi.
Ngài đã được an táng phía trước bàn thờ Đức Mẹ trong ngôi nhà thờ mới. (LM Martin ghi).


Tấm mộ bia ghi như sau :







HIC JACET



IN SPE RESURRECTIONIS GRORIOSAE



ANTONIUS VÕ



SACERDOS



CONCINCINAE OCCIDENTALIS



Anno Domini 1837 natus



Die 6 mensis Octobris



Anni 1886



DEFUNCTUS



R.I.P

Xin tạm dịch:






NƠI AN NGHỈ



TRONG NIỀM HY VỌNG SỐNG LẠI VINH QUANG



ANTÔN VÕ



Linh Mục



Tây Đàng Trong



Sinh năm 1837



Qua Đời



Ngày 06 tháng 10



Năm 1886



Xin cho linh hồn cha được yên nghỉ


2. CHA SỞ PHANXICÔ TRẦN ĐỨC NHÂN (TẠM THỜI)

Sổ rửa tội Họ Búng ghi nhận : Sau khi cha Antôn Võ ký sổ rửa tội lần cuối ngày 04/06/1886 thì cha Nhân đến giúp và ký sổ rửa tội từ 11/06/1886 đến 08/10/1886.
Cha Phanxicô Trần Đức Nhân sinh năm 1849 tại Đất Đỏ (Bà Rịa) chịu chức Linh mục năm 1879 và qua đời năm 1935.

B. CHA SỞ THỨ HAI: CHA GIUSE MARTINÔ NGUYỄN TRI THƠ (1886 – 1893)
Ø Sinh năm 1848 tại Mỹ Hảo
Ø Chịu chức linh mục năm 1878
Ø Qua đời năm 1927
Cha Thơ bắt đầu ký sổ rửa tội ngày 23/10/1886 đến ngày 18/02/1893.
Vậy Cha Giuse Thơ giúp họ đạo Búng được 7 năm.
Cha Marrtin ghi lại như sau : Cha Thơ kế nhiệm Ngài (cha Antôn Võ), và lo xây dựng nhà thờ mới. Phải nói rằng đây là NHÀ THỜ THỨ SÁU cùng xây trên một địa điểm như nhà thờ thứ năm (do cha Antôn xây). Có tài liệu nói thêm : Nhà thờ này ông Trùm Tài vẽ mẫu Bằng khoán do cha Thơ đứng tên. Theo thủ bút của cha Martin để lại : Vì không có vốn cần thiết (cho việc xây cất) nên Ngài (Cha Thơ) chỉ làm nhà thờ từng phần, và đã khổ nhọc để lợp xong mái nhà thờ trước khi rời nhiệm sở 7 năm sau đó. Giáo dân rất tích cực góp công sức nhưng họ không giàu có gì. Lúc đó vài bất động sản của họ đạo phải được bán đi để lo xây cất, nhưng cũng được một số tiền nhỏ nên cũng góp ít chứ không nhiều vào công việc của họ đạo.
Nhờ ơn Chúa và sự công tác của nhiều người NHÀ THỜ THỨ SÁU này cũng đã được xây dựng xong năm 1888. Ngày nay ở tiền đường nhà thờ có ghi dòng chữ ‘AED. 1888 REST. 1953’ (nghĩa là đã được xây từ năm 1888 và được tu sửa năm 1953).
Khi Cha Thơ đi nhận nhiệm sở mới thì có hai cha tạm thay thế.
· Từ 14/03/1893, Cha Anrê Thể ký sổ rửa tội.
· Từ 31/07/1893 đến 13/11/1893, Cha Anrê Bửu ký sổ rửa tội.

C.CHA SƠ THỨ BA: CHA PHAOLÔ MARCEL SIMON(1893 – 1895)

1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA CHA SIMON :

Ø Sinh ngày 14 hay 16/10/1844 ở Toulon sur Arroux
Ø Vào chủng viện các cha Thừa sai, 01/10/1866 (đã chịu chức cắt tóc).
Ø Chịu chức linh mục 19/12/1868
Ø 16/02/1869, đi đến Tây Đàng Trong (Sài Gòn) và làm giáo sư ở chủng viện Sài Gòn.
Ø 1871 – 1875 : Phục vụ ở họ Cái Bè
Ø 1875 – 1878 : Phục vụ ở họ Mặc Bắc
Ø 1879 – 1892 : Phục vụ ở họ Tây Ninh
Ø 1893 – 1895 : Phục vụ ở họ Búng (lúc 49 tuổi)
Ø 1896 : Phục vụ ở họ Vũng Tàu
Ø 1906 : Phục vụ ở Dầu Giây
Ø Ngày 10/12/1908 : Qua đời ở Sài Gòn, chôn gần mộ Đức Giám Mục Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine (02/02/1741 – 09/10/1799) (tên Việt Bá Đa Lộc) (Lăng Cha Cả) hưởng thọ 64 tuổi.

2. CÔNG TÁC MỤC VỤ :
Cha Simon xây nhà cha sở. Trước kia đã phục vụ ở Tây Ninh, nên cha đã mua gỗ từ Tây Ninh về để xây cất. Tuy nhiên, các vách tường thì lại cho trét bằng đất và rơm nên mối mọt làm ổ, chẳng bao lâu thì đầy nhà.
· Thời đó các tên thánh rửa tội mà ngiáo dân truyền lại cho nhau không nhiều, cha Simon đã một danh sách các thánh khác và gắn ngay trên giếng rửa tội, để ai muốn chọn tên thánh nào cho đứa trẻ rửa tội thì tùy ý chọn.
· Khi tham dự nghi lễ phụng vụ, các thanh htiếu niên thường thụ động. Do đó, cha Simon buộc mỗi người phải mang theo sách mục lục.
Trong bài tiễn đưa cha Simon qua đời có đoạn viết : Được gọi trông coi họ Búng với số dân gần 1.500 người, cha bắt đầu việc mục vụ, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và thiếu nhi rất đông trong họ.
Ở Búng, cũng như trong các họ đạo mà cha phục vụ, cha không quên thực hành nghề thuốc miễn phí (Nên biết : Cha đã học ngành y trước đó NV). Nhất là cha rất tuyệt vời khi chăm sóc bệnh nhân một cách khéo léo, các người đau đớn vì vết thương, tất cả các bệnh ngoài da, không một chút ghê tởm, với một sự nhanh nhẹn trìu mến làm an tâm những ai sợ sệt. Cha băng dán vết thương một cách nhẹ nhàng giống hệt y tá đầy kinh nghiệm. Thật sung sướng khi mỗi sáng nhìn thấy những đám người lương và người giáo dân đi tới cha và trở về được sự xoa dịu nhờ sự cứu chữa của cha, được an ủi nhờ những lời ấm áp và động viên. Biết bao người lương đã nhờ thế biết được Chúa Trời nhân hậu. Nếu phần đông họ không xin Rửa Tội thì ít ra họ không thể không quý chuộng đạo này, mà các mục tử tỏ ra bác ái và thông cảm những đau khổ của con người.
Cũng vì vậy mà ĐGM Dépierre chọn cha Simon đi Vũng Tàu lập một dưỡng đường để các thừa sai mỏi mệt và các bệnh nhân vừa khỏi bệnh có thể đến nghỉ ngơi. Cha Simon đành rời xa Búng để đi nhiệm sở là Vũng Tàu vào năm 1896.
D. CHA SỞ THỨ TƯ : CHA FÉLIX FRISON (HOÀNG) (12/1895 – 1899) :

1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ :

Ø Sinh ngày 21/01/1862 tại Argancy, giáo phận Metz
Ø 12/09/1882 gia nhập chủng viện thừa sai, chịu chức cắt tóc.
Ø 27/09/1885, chịu chức linh mục
Ø 02/12/1885 đi đến giáo phận Tây Đàng Trong (Sài Gòn)
Ø Năm 1888 – 1891 : Ở họ Tha La, cha Frison hướng dẫn, giúp phương tiện cho giáo dân khai phá rừng để trồng trọt cày cấy. Cha đã mở mang nước Chúa từ họ đạo Tha La đi đến thành lập họ đạo Rạch Gốc, Rạch Thiên.
Ø 12/1895 – 1899 : Cha sở họ Búng
Ø 1899 : Cha sở Mặc Bắc
Ø 1935 : Cha mừng lễ vàng (Kim khánh) linh mục, đồng thời giáp 100 năm Thánh Marchand Du tử đạo (20/11/1835) ĐGM Dumortier, 16 thừa sai và 37 linh mục bản xứ tham dự. Tối hôm lễ mừng có cuộc bắn pháo bông lớn trước 10.000 người đến xem.

Sau khi ở Mặc Bắc cha Frison được đổi về Thủ Dầu Một. Ngài xây nhà thờ Thủ, là nhà thờ chánh tòa của giáo phận Phú Cường. Phải mất nhiều năm và tiền tài của gia đình Ngài, cộng với nhóm thợ ở Mặc Bắc xây dựng theo mẫu nhà thờ Mặc Bắc. Nhà thờ này được làm phép và khánh thành ngày thứ tư 23/07/1947
Ø 1939 – 1947 : Cha sở họ Thủ Dầu Một
Ø 29/06/1947 : Qua đời, hưởng thọ 85 tuổi

2. CÔNG VIỆC MỤC VỤ :

Sổ rửa tội lưu trữ tại Búng ghi cha Frison rửa tội và ký vào sổ từ ngày 12/12/1895 đến ngày 17/02/1900
Ở tại Búng cha đã tô phía bên trong nhà thờ và lát gạch bông ở cung Thánh. Mua một miếng đất cho họ đạo (cha Martin ghi)
hiện nay họ đạo Búng còn 3 quả chuông, tiếng vang thánh thót là do công lao của cha Frison.


Ba quả chuông có ghi những dòng chữ như sau :




CHUÔNG 1 (tiếng trầm, to nhất)



Petrus Nguyễn Công Đàng



Et Martha Lê Thị Đạo ejus sponsa (vợ của ông)



Me Obtulerunt (đã dâng cho tôi)



Búng Hội 1899



Engène Baudouin, fondeur (thợ đúc) à Marseille




CHUÔNG 2 (tiếng trung, to vừa)



Uno corde et animo fideles



Me Obtulerunt



(Các giáo hữu chung một lòng và tâm hồn đã dâng cúng cho tôi)



Búng Hội 1899



Engène Baudouin, fondeur (thợ đúc) à Marseille




CHUÔNG 3(tiếng thanh, nhỏ)



Maria Nguyễn Thị Mới



Me obtulit (đã dâng cho tôi)



Anno Domini 1896 (năm 1896)



Engène Baudouin, fondeur à Marseille


Trong kỷ yếu giáo phận Phú Cường (1965 – 2005), ‘Quả chuông Tây, đường kính 0.70m hiện nay, do ông bà Micae Trần Văn Toán và Maria Huỳnh Thị Mau dâng cúng, Họ Đạo Bình Sơn, 1897’. Engène Baudouin, fondeur (thợ đúc) à Marseille’
Chắc hẳn là do Cha sở lúc ấy là cha F.Frison đem từ Pháp về họ nhánh Bình Sơn. Ngài vừa lắp xong 3 quả chuông thì được lệnh đi nhậm xứ Mặc Bắc (1900). Trong khoảng 5 năm ở Búng, cha Frison cũng đã để lại tiếng vang cho đến ngày nay (2007).

E. CHA SỞ THỨ NĂM : CHA NICOLAS EMILE COLSON (1900 – 1901)

1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ :

Ø Sinh ngày18/11/1846 ở Manoncourt-sur-seille
Ø 15/09/1868 gia nhập chủng viên Thừa Sai
Ø 25/05/1872 chịu chức linh mục
Ø 19/06/1872 đi đến Tây Đàng Trong (Sài Gòn)
Ø 1877 thư ký ĐGM Colombert
Ø 1878 nhậm xứ Cái Nhum
Ø Đau một vài năm sau đó coi xứ Tân Qui
Ø 1901 Cha sở Họ Đạo Búng
Ø 1903 – 1913 cha sở họ Chợ Lớn
Ø 19/07/1913 qua đời ở Sài Gòn, hưởng thọ 67 tuổi.

2. CÔNG VIỆC MỤC VỤ :

Cha Martin ghi ít dòng sau đây về cha Colson ‘Cha coi sóc họ đạo này chỉ trong vòng hai năm. Sau quay trở lại họ Tân Qui mà trước đó Ngài đã ra đi với nhiều đau đớn’(Le P. Colson fut ensuite chargé de cette paroisre òu il ne resta que deux ans, et tourna à Tân Qui dòu il était sorti avectant de peine).
Như thế cha Colson ở Búng 2 năm, sau đó đến Tân Qui khoảng 1,2 năm trước khi nhậm xứ Chợ Lớn(1903 – 1913).
Cha Colson ký sổ rửa tội từ 15/03/1900 – 19/10/1901.


nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/giaoxubung-langhungdinh/article?mid=2&prev=792&next=787

Sanh Quới
02-03-2011, 09:14 PM
http://mw2.google.com/mw-panoramio/photos/medium/11041857.jpg
A.CHA SỞ THỨ SÁU : CHA SỞ LOUIS-MARIE JOSEPH MARTIN (NGHI) (1901 – 1916)

1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ :

Ø Sinh ngày 24/08/1851 tại Nimes
Ø 18 tuổi đăng vào quân đội giáo hoàng (chỉ vài tháng) ở Ý, sau đó giải tán đội binh, Ngài về Pháp
Ø Sau đó gia nhập Đại Chủng Viện Avignon
Ø 22/05/1875 chịu chức phó tế (Thầy Sáu)
Ø 29/09/1875 vào chủng viên Thừa Sai
Ø 23/09/1876 chịu chức linh mục
Ø 30/11/1876 đến Tây Đàng Trong
Ø Học tiếng Việt và phong tục tập quán Việt Nam ở họ Cái Mơn
Ø 1878 coi sóc họ đạo Rạch Dâu
Ø 1885 – 1890 : Coi sóc họ Chợ Lớn
Ø 1890 – 1892 : Coi xứ Bà Rịa, và xây nhà cha sở ở đó
Ø 18 tháng nghỉ ở Pháp vì đau yếu, Cha Lambert thay Ngài coi xứ Bà Rịa
Ø 12/1894 – 1896 : Trở lại coi sóc họ Bà Rịa
Ø 12/1896 – 1901 : Hướng dẫn các nữ tu Dòng Thánh Phaolô ở Sài Gòn
Ø 1901 – 8/1916 : Cha sở Họ Đạo Búng
Ø 08/08/1916 : Qua đời đột ngột ở Sài gòn (lúc đi chữa bệnh)

2. CÔNG VIỆC MỤC VỤ :

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Việc xây dựng :

Ø Xây nhà cha sở hiện nay (1902) :

Một tài liệu ghi rằng Cha xây nhà này bằng tiền của gia đình Cha ở bên Pháp gửi qua. Còn Cha thì không ghi lại gì, nhưng trước khi viết bài khảo sát này, về việc cha sở Giuse Nguyễn Tri Thơ xây nhà thờ có bán đi một số bất động sản của họ đạo thì Cha rất lấy làm tiếc (‘On vendit alors, ce qui est fort regrettable, les quelques biens fonds de la chrétienté’). Sau này, khi viết về việc trả lương cho thầy cô ở trường, cha cũng nói : ‘Ở Búng , tất cả tài sản đã được bán hết cách đây 20 năm khi xây cất nhà thờ’(À Búng, tours ces biens ont été vendus il ya 20 ans lors de la construction de léglise). Nhà cha sở được xây dựng trong những điều kiện tốt đẹp, có một lầu, vào năm1902. Đến nay (2010 ), nhà cha sở tròn 115 năm.
Ø Hai trường học : 1 dành cho năm avf 1 dành cho nữ. Các trường này được dựng bằng gỗ khá tốt và mái lợp tranh. Tô phía bên ngoài nhà thờ (Còn phía bên trong nhà thờ trước đó đã được cha Frison tô rồi).
Ø Tu sửa phòng Thánh :
Ø Nhà thờ Bình Sơn (Họ Đạo Búng) :

Trước khi chết (08/08/1916, cha Martin cho xây lại nhà nguyện phụ (La Chapelle de secours) dưới tên gọi là nhà thờ Bình Sơn. Nhà thờ này được thánh hiến trong thể do ĐGM Quinton ngày 21/02/1919 với thánh hiệu ‘Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp’ (24/05)
Trong sổ rửa tội đầu tiên, trang 86, số 169, có ghi tên Tôma Đoàn Công Tửu, con của ông Raymond Đaòn Công Huy và bà Anê Nguyễn Thị Nhiệm sinh 03/05/1877, ở Bình Sơn, Tổng Bình Chánh.
Như vậy từ thàhh lập họ đạo Búng, thì Bình Sơn thuộc Búng, nhà thờ được cha Martin cất sau (1916). Đến 19/02/1970 Bình Sơn được Đức Cha Thiên chính thức nâng lên giáo xứ, cử cha Giuse Nguyễn Văn Cung làm cha sở đầu tiên.
Ø việc đi tu :
Cha Martin ghi : Họ Búng đã cung cấp cho Giáo Hội Miền Nam vIỆT Nam 12 linh mục, trong đó thật hãnh diện có một vị tử đạo : Chân phước (Á Thánh) Phêrô Đaòn Công Quí (Lúc đó P. Quí được ĐGH Piô X phong Chân phước ngày 02/05/1909 và bài khảo luận của cha Martin được viết ngày 10/02/1911…NV). Cháu của Á Thánh là cha P. Triệu. Còn có các cha : Gia, Dư, Cậy, Vật (3 cha Gia, Cậy, Vật đã qua đời khi cha Martin viết bài này), Tự, Quí, Vàng, Trương, Lắm, Kiểm, Việc (cha Dư mất năm 1883, cha Cậy mất năm 13/01/1902, cha Vật mất năm 1897).
§ Ở Dòng Kín có 6 nữ tu : Ba người chết ở Sài Gòn, ba nữ tu còn lại đã đi Hà Nội để lập một tu viện ở đó. Năm 1895, dòng Cát Minh (Carmel) Sài Gòn lập dòng Cát Minh Hà Nội.
§ Ở dòng Thánh Phaolô : có 18 người
§ Ở 2 tu viện Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và Chợ Quán : Có 15 người.
§ Với những con số trên, họ đạo Búng cho đến thời Cha Martin có 12 linh mục và 39 nư tu.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Việc đạo đức

Đời cha Simon (1893 – 1895) báo cáo nói họ Búng có gần 1.500 giáo dân. Đến thời cha Martin viết khảo luận này (10/02/1911) thì khoảng 18 năm. Vậy số giáo dân có lẽ đã tăng thêm.
Về vấn đề đạo đức, cha Martin viết như sau (trích nguyên văn)
‘Có thể chia giáo dân ra thành 3 nhóm’ :
§ Những người sốt sắng : Tham dự thánh lễ hằng ngày và lãnh Bí Tích mỗi tháng hay thường xuyên hơn. Con số này khoảng 60 đến 80 người.
§ Những người thông thường : Phần đông giữ luật chung của Giáo Hội và rước lễ 1 hay 2 lần trong một năm.
§ Những người trễ nải : Nói chung là giữ đạo bê bối, họ theo đạo vì cha họ đã theo đạo, và vì họ đã được rửa tội rồi. Họ không ngần ngại đi làm việc ngày chủ nhật (Thời đó, luật buộc nghỉ làm việc xác ngày chủ nhật). Thỉnh thoảng họ bỏ lễ chủ nhật. Trong số này có khoảng 20 gia đình.
Tất cả giáo dân đều biết những chân lý căn bản của đạo, nhưng trong nhà, họ ít nói đến việc đạo. Các em nhỏ chỉ có thể được dạy cho biết đạo khi đến học giáo lý trong các trường họ đạo.
Như tôi đã nói trên, có 60 đến 80 người rưiớc lễ đều đặn mỗi tháng, 5 hay 6 người rước lễ mỗi tuần, không có ai rước lễ thường xuyên. Nên biết cha Martin ghi con số như trên về việc rước lễ, trong khảo luận viết ngày 10/02/1911 vì trước đó, ĐGH Piô X, ĐƯỢC GỌI LÀ Giáo Hoàng của Thánh Thể, ra sắc lệnh về Thánh Thể như sau :
v Sacra Tridentína Synodus (20/12/1905) cổ võ việc siêng năng Rước Lễ và Rước Lễ hằng ngày, miễn là sạch tội trọng và có ý ngay lành.
v Quam Singulari (04/08/1910) cho phép trẻ em xưng tội Rước lễ từ khi có tuổi khôn.
It người đọc kinh vào ngày chủ nhật. Phần lớn họ đến khi đọc kinh xong và Thánh Lễ sắp bắt đầu. Các ông chức việc không làm gương tốt về việc này. Cách chung họ giữ luật kiêng việc xác ngày chủ nhật.
Về việc sùng kính, cha Martin viết tiếp :
Ø Thánh Tâm : Thứ sáu đầu tháng có khoảng 70 đến 80 người rước lễ. Trong tháng Thánh Tâm (tháng sáu), người ta đọc kinh cầu trong thánh lễ.
Ø Đức Mẹ : Vì tháng Đức Mẹ (tháng năm) rơi vào mùa hái măng cụt, và phần lớn giáo dân là người nhà nông, hoặc là người làm công nhật, nên tất cả không đến dự được. Người ta làm việc kính Đức Mẹ vào buổi tối, có khoảng 100 người lớn dự, còn trẻ em học trò thì từ 200 đến 250.
Hội Môi Khôi được thành lập trong họ đạo và có 130 thành viên. Trong tuần có vài người đến nhà thờ lần chuỗi và trong tháng mười (tháng Môi Khôi) có đông người hơn đến lần chuỗi trong nhà thờ. Mỗi chủ nhật đầu tháng thì giáo dân đi kiệu Đức Mẹ. Trong một vài gia đình người ta lần chuỗi trước khi đi ngủ. Trên bàn thờ Đức Mẹ, có một số của dâng chủ yếu là nến sáp.
Ø Thánh Giuse : Hơi bị quên lãng. Ít chăm lo bàn thờ của Người. Trong tháng kính Người (tháng ba) giáo dân dự thánh lễ đọc kinh cầu Thánh Giuse/
Ø Thánh Antôn : Có một tượng của ngài và những ai muốn xin ơn thì đến dâng cúng, số tiền này không vượt quá 2 đồng mỗi tháng.
Ø Các linh hồn trong luyện ngục:

Mỗi thứ hai người ta cầu lễ. Ngày 02/11 đối với toàn họ đạo là một ngày định ra để đi dự lễ.
Khoảng một nửa giáo dân không xin lễ (cầu hồn) trừ khi trong nhà có người qua đời, vì phần đông họ nghèo hay vì lơ là. Còn những người khác thì họ xin lễ cho một Linh mục duy nhất.

Về giáo lý, Cha Martin nêu rõ :
‘Nói chung các cô gái theo học giáo lý khá tốt. Còn thanh niên thì bỏ học giáo lý từ khi lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức xong, khoảng 12 người sẵn sàng tham dự. Một số bà con cũng đến dự lớp giáo lý này, các ông thì rất ít.
Các chức việc có khoảng 20 người, nhưng mới có 3 hay 4 người điều khiển đọc kinh tối’.
Về lòng nhiệt thành :
‘Giáo dân không có địa vị cao, cũng không có tài sản lớn nên gây ảnh hưởng ít đến lương dân ở quanh họ (phải nói lòng nhiệt thành nung đốt họ thì không sốt nóng cho lắm), nhưng người lương gần bên họ từ lâu đã biết đến đạo giáo của ta, nếu họ không theo đạo, chính vì họ không muốn trở lại’
Về Hội Hài Đồng :
‘Giáo dân ít đi tìm các trẻ em ngoại đạo sắp chết, nhưng khi họ có dịp gặp chúng, thì họ sẵn sàng cưu mang chúng. Nếu trẻ qua bú mẹ, thì họ sẵn sàng nhận nuôi, nhưng nếu trẻ còn bú mẹ thì họ gửi chúng đến cô nhi viện ở Lái Thiêu. Khi họ nhận nuôi thì nói chung họ chăm sóc và đối xử chúng như con ruột của họ’(năm 1910, Cô nhi viện ở Lái Thiêu được thành lập do cha sở Ernest Verney đến năm 1954 thì chuyển các em cho Cô nhi viện Gò Vấp. Xem lịch sử nhà thờ Lái Thiêu, trang 21).
Về trường học :
Cha Martin báo cáo như sau :
Ø Bà Trà : có 90 giáo dân, không có trường học
Ø Bình Sơn : Có một trường hỗn hợp (nam, nữ học chung) do một Thầy đã có gia đình đứng lớp. Tiền lương cho Thầy do các gia đình góp lại.
Ø Búng : Có hai trường : một dành chon am và một dành cho nữ. Trường nam do một Thầy cựu chủng sinh dạy. Ngoài giáo lý, còn dạy học, viết và bốn phép tính. Tuy nhiên, không đạt kết quả nhiều vì còn một số con em bị lôi đến trường, ngoài ra cha mẹ chúng không thúc giục chúng đi học và không muốn cho chúng thức ăn giáo khoa. Trường nữ do một ông Biện đồng nhi dạy. Cũng những môn học như trường nam, nhưng ít dạy cho viết và làm tính.
Khi việc truyền giáo được chính phủ trợ cấp, thì các em nữ được các Dì Thủ Thiêm dạy. Khi không còn trợ cấp, tôi (cha Martin) bắt buộc phải đi tìm thầy dạy trong giáo dân. Nhiều lần tôi nói với các chức việc để mời các dì đến dạy, nhưng tôi luôn nhận được câu trả lời này: “Bẩm cha, chúng tôi nghèo”. Để lập khoản tiền lương của các giáo viên, thì phải đóng góp nhưng cũng không đủ để trả lương hoàn toàn, cho dù tiền lương của một cô giáo thật tiếc kiệm chỉ có 60 đồng. Có một năm, tôi phải gánh phí tổn này (năm 1902, chính phủ Pháp hủy bỏ trợ cấp hằng năm về trường học cho các nhà truyền giáo ở Việt Nam. Xem tiểu sử ĐGM Lucien Emile Mossard)
Sau năm 1975, chính quyền trưng thu hai trường học trên, để lập thành trường Tiểu học, trung học,
Đến nay (2007) hai trường này được sửa chữa như sau:
Ø Tháng 12/2006 trường nữ được sửa thành hội trường của họ đạo, hình thức hai mái, ngói móc, 2 hành lang trước sau vẫn còn, còn dàn cây chịu nóc vẫn còn tốt.
Ø Trường nam (sau đài Thánh Quí) trước đó chỉ có hai căn phòng, mái ngói móc như trường nữ. Sau năm 1975, Chính quyền trưng thu làm trường học Tiểu học và đập bỏ nó để xây các phòng hiện đại hơn. Hiện nay (2007), trở thành trung tâm học tập cộng đồng, và vào mỗi chủ nhật các lớp giáo lý vào đời học ở đây, và thành trường Mẫu Giáo Hoa Mai (2009).

3. NHỮNG GHI NHẬN VỀ CHA SỞ MARTIN :

Suốt đời cha giữ sự hăng say và tính ổn định của một chủng sinh. Cha lo việc mục vụ một cách trung thành và được mọi ngườikính trọng….Tiết kiệm trong những việc nhỏ, nhưng trái tim Cha bao la quảng đại đối với những việc lớn lao.
Đức Giám Mục Mossard trong báo cáo năm 1916 có nhắc đến cha Martin như sau: “Cha Martin dường như còn phải sống lâu dài nhưng đã bỏ chúng tôi vì cơn bệnh bất ngời, chỉ kéo dài 3 hay 4 ngày.” “Đầu tháng 8/1916, Cha đi Sài Gòn để chữa bệnh đau ngực(angine), mong hết bệnh trở về Họ Đạo Búng sau một vài ngày trị bệnh, nhưng bệnh tiến quá nhanh, 2 ngày sau khi nhập viện của bác sĩ Angier, cha qua đời đột ngột ngày 08/08/1916, saui khi đã lãnh các bí tích sau cùng.”

1. CÁC CHA PHÓ TRONG THỜI CHA SỞ MARTIN :

Trong thời Cha Martin phục vụ tại họ Búng, có một cha phó giúp Ngài. Đó là cha Giuse Quận. Trong khi ở Búng. Ngài đã cho diễn tuồng “Cố Du tử đạo”(Cố Du sinh 1803, đến Lái Thiêu 1830, có đến Búng). Cha Phó Quận dựng lầu chuông bằng cây ở bên đài Thánh Quí bây giờ. Cha qui tụ thanh niên Hưng Định và An Thạnh để giúp việc nặng nhọc này.
Một Cha Phó khác: Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Phuông
Ø Sinh 1861 ở Mỹ Tho
Ø Linh mục 1897(lúc 36 tuổi)
Ø Qua đời 1919 (hưởng dương 56 tuổi)
Ø Dạy giáo lý rước lễ lần đầu cho ông Nguyễn Thới Linh năm 1911.

2. CÁC DÌ TRONG THỜI CHA MARTIN

Năm 1915. Cha Martin (Nghi) xin các Dì Mến Thánh Giá Thủ Thiêm về giúp họ đạo. Bề trên là dì Maria Nguyễn Thị Hiếm gửi 2 dì trong hội dòng đến Búng là:
Ø Dì Anna Nguyễn Thị Hải
Ø Dì Maria Huỳnh Thị Lai.

B.CHA SỞ THỨ BẢY: CHA ANRÊ NGUYỄN VĂN MIỀU (1916 – 1925)

1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ:

Sinh 1863 tại Gia Định, chịu chức linh mục năm 1893, phục vụ tại Búng 1916 – 1925. Ngài được phong chức linh mục năm 30 tuổi. Có rất ít tài liệu về Ngài, lúc 53 tuổi Ngài được bổ nhiệm làm cha sở họ Búng

2. CÔNG VIỆC MỤC VỤ

Trong suốt 9 năm tại Búng, Ngài đã làm nhiệm vụ của một chủ chăn nhiệt thành. Đến 63 tuổi Ngài được đổi đi. Năm 1928, lúc Ngài đã 65 tuổi, Đức Giám Mục Dumortier đã ghi lại như sau:
“Việc mục vụ 1927 – 1928 khởi đầu bằng việc đặt một linh mục An-nam ở Côn Đảo, nhà tù lớn nhất Đông Dương. Ngày 01/09, linh mục De Coopman, người đã lo việc mục vụ này vừa là cha xứ nhà thờ chánh tòa Sài Gòn, cùng với linh mục Anrê Miều, đáp tàu đến Côn Đảo, để giới thiệu người mục vụ mới với Giám Đốc trại tù, và xin phép để cha có thể chăm lo cho những tù nhân. Côn Đảo ở giữa biển, mất 15 tiếng đồng hồ đi tàu từ Sài Gòn ra đó, và chỉ liên lạc với Miền Nam 3 lần mỗi tháng…..Trong số 2000 tù nhân, gồm người An-nam, Cambốt, Trung Hoa, thì chỉ có khoảng 100 người công giáo, nhưng rất nhiều công giáo trong số nhân viên dân sự và quân sự để canh gác hay phục vụ nhà tù; Ngoài ra còn hy vọng đưa vào đạo công giáo một số tù người lương dân, thiếu thốn sự an ủi. Cha Anrê Miều đã có 50 tân tòng. Chính quyền đã cho phép cha viếng thăm các trại tù mỗi chúa nhật, và kêu gọi tù nhân sống đạo đức. Mỗi ngày cha có thể tự do thăm các bệnh nhân ở các bệnh xá và cha đã rửa tội ở đó 5 người lớn sắp qua đời.”
Như vậy, với con số giáo dân trên 1500 đời cha Martin, thì trong 9 năm ở Búng, cha Anrê Miều một mình phải lo toan về mặt mục vụ cũng khá vất vả….Theo sổ rửa tội còn lưu tại họ đạo Búng, cha đã rửa tội:
Cha Anrê Miều ký sổ Rửa Tội từ 18/09/1916 đến 27/02/1925.
Các dì Mến Thánh Gía Thủ Thiêm luân phiên đến Búng trong thời gian cha Anrê là 34 dì.

C.CHA SỞ THỨ TÁM: CHA ROBERT KELLER
(1925 – 1963)

1. TIỂU SỬ:

Sau cha Anrê Miều là cha R.KELLER
Robert, Jacques KELLER sinh ngày 18 tháng 02 năm 1885 ở Soultz (Sulz) giáo phận Strasbourg, trong một gia đình công giáo đạo đức. Gia đình này đã dâng cho Hội Truyền Giáo Paris ba con trai là :Charles, Adolphe, và Robert.
Robert học tiểu học ở Soultz. Tháng 10/1899, Ngài bắt đầu học cấp hai ở học việc Thánh Maria, ở Belfort, và đã hoàn tất việc học ở đó vào tháng 07/1906.
Ngày 08/09/1906, Ngài vào chủng việc của Hội Truyền Giáo, ngày 20/09/1907, chịu chức cắt tóc. Ngày 27/09/1908, các chức nhỏ. Ngày 18/12/1909, chịu chức phụ phó tế. Ngày 12/03/1910 chịu chức phó tế. Ngày 24/09/1910, thụ phong linh mục (lúc 25 tuổi). Nhận nhiệm vụ ở Sài Gòn, Ngài đã đến vào ngày 11/12/1910. (sau 3 tháng lãnh chức linh mục).
Khi đến Đông Dương, Ngài gặp lại 2 người anh : Cha Charles, người anh cả đang làm việc trước đó một vài năm ở Cambốt. Còn cha Adolphe, anh kế thì trước đó 3 năm đã làm việc ở Sài Gòn. Người anh này đã bị sát hại ngày 02/01/1946 ở Cái Bè, và nơi này cha Adolphe đã xây một nhà thờ đẹp nhất Nam Kỳ.
Cha Charles Keller sinh ngày 03/10/1876, thụ phong linh mục ngày 24/06/1900, đi Cambốt ngày 25/07/1900. Năm 1902, về Cô co, Sóc Trăng. Năm 1921, quản trị Sóc Trăng, qua đời tại Sóc Trăng ngày 22/10/1953, thọ 77 tuổi.
Cha Adolphe Keller sinh ngày 24/12/1877, thụ phong linh mục ngày 22/06/1902, đến Việt Nam 30/07/1902. Sau khi học tiếng Việt, cha được nhận nhiệm sở Cái Bè. Năm 1930, bắt đầu xây nhà thờ. Ngày 24/12/1945 bị bắt dẫn đến đồng trồng cây cói và 2 tuần sau đó, bị sát hại ngày 02/01/1946, thọ 69 tuổi.
Ø Đức Giám Mục Mossard đưa nhà truyền giáo R.Keller đến Cái Mơn, họ đạo này có hơn 5000 tín hữu , để Ngài học tiếng Việt, và làm quen với phong tục tập quán xứ sở. Cha Robert đã sống ở đó năm 1911 và 1912.
Ø Năm 1912 – 1913 Ngài ở Phú Hiệp gần Cái Mơn
Ø Năm 1913 – 1914 Ngài đi đến Cấp St.Jacques (Vũng Tàu).
Ø Năm 1914 – 1916 Ngài phục vụ Cau – Ngan
Ø 1916 – 1919 Ngài phục vụ Mai Phốp, gần Bãi San.
Ø Năm 1919 – 1922 Ngài ở Cái Bè
Năm 1921 lúc 36 tuổi Ngài bị đau nặng, và đầu năm 1922 Ngài buộc phải trở về nước Pháp và ở đó hai năm. Ngày 31/12/1924, khi trở lại xứ truyền giáo, Ngài được chọn làm cha quản hạt và là cha sở họ Búng, lúc đó Ngài 39 tuổi. Họ đạo Búng là một họ tốt với 2000 tín hữu, cách Sài Gòn 24 km và Ngài ở lại Búng cho đến chết ngày 17/06/1963, thọ 78 tuổi.

2. CÔNG VIỆC MỤC VỤ:

a. THEO SỔ RỬA TỘI CÒN LƯU TẠI HỌ BÚNG

Cha Anrê Miều rửa tội cho Tôma Nguyễn Văn Đỏ ngày 17/02/1925. Cha Robert Keller bắt đầu rửa tội cho Anrê Nguyễn Văn Sáu ngày 28/02/1925.
Vậy cha R.Keller đã ở Búng từ tháng 02/1925 đến07/06/1963 (38 năm)

b. CHA R. KELLER XÂY CẤT RẤT NHIỀU

Ø Nhà thờ Bến Sắn bị hư hại trong thế chiến thứ hai.
Ø Nhà thờ Bà Trà xây cất năm 1941, nay (2008) vẫn còn. Năm 2009, cha Micae Hoàng Đô Đốc, MF, đã xây mới ngôi nhà thờ khác lớn hơn.
Ø Nhà thờ Long Cầu, bị sập trong chiến tranh
Ø Nhà thờ Bố Mua (Vĩnh Hòa)
Ø Tháp nhà thờ Bình Sơn
Ø Nhà thờ Búng đã được xây từ năm 1888.
Đến năm 1953, cha R. Keller cho sửa lại: Bỏ 2 hiên có mái lợp chung quanh nhà thờ, thay kính màu ở cửa sổ, làm trần nhà thờ bằng gỗ Bời Lời, gỗ Sao từ Bến Sắn đem về, và tô bên ngoài các lối đi ở giữa và bên nam nữ được lót gạch bong, ba bàn thờ trong nhà thờ được sửa chữa lại hoàn toàn.
Ngày 04/09/2005, Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt, sứ thần Tòa Thánh tại Cộng Hòa Trung Phi và Tchad đã cung hiến nhà thờ và bàn thờ giáo xứ Búng.
v Tháp nhà thờ Búng là công trình được xây cất năm 1956 kiểu tháp được sao chép lại tháp chuông ở nhà thờ Cái Bè, nơi người anh của Ngài là cha Adolphe Keller đã phục vụ.
Toàn họ đạo kẻ của người công, chung sức làm việc, dưới sự chỉ huy của ông Phêrô Nguyễn Văn Vui (1902 – 1969)(Cha của ông Sướng, Sáng (Lung), các dì Sáu, Vân, Tùng, ông nội của Linh mục Giuse Nguyễn Công Danh , giáo phận Đà Lạt,). Tháp này cao 42 mét.
Trước đó tháp chuông bằng cây được dựng ở đất đài Thánh Quí bây giờ. Khi tháp xây xong, thì đưa 3 quả chuông về tháp mới ngày lễ Đức Giêsu là Vua (theo lời một thợ xây tháp kể lại). Khi xây tháp, ÔNG Phêrô Nguyễn Văn Chấn (hai Chấn, nhà ở trước nhà thờ) là thợ đang ở trên cao (khoảng 20 mét) ngồi trên tấm ván để cột kẽm thì một cái ky hồ rớt trúng xuống, ông bật ngữa ra sau, và may thay có một cái cây ở sau lưng chịu ông lại….và sau đó ông trèo xuống đất!.
v Đài Thánh Quí:
Sau những tháng xây cất thì dựng tượng Thánh Quí. Tượng Thánh Quí được xe cẩu đưa lên theo chiều thẳng đứng và để ngay trên bệ xây sẵn. Phía sau lưng bức tượng có một khoảng trống, để các thợ hồ đem gạch thẻ chất vào trong bức tượng.
Ngày 17/02/1960, Đức Giám Mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, ở Sài Gòn đã làm phép tượng Thánh Phêrô Đoàn Công Quí, có đông các linh mục và giáo dân đến dự lễ tôn vinh Thánh Quí, người linh mục đầu tiên của họ đạo Búng đã anh dũng hi sinh (1826 – 31/07/1859).
v Hang núi Đức Mẹ Lộ Đức (Lourdes):

Cũng do cha R. Keller xây cất nhưng không rõ năm nào.

v Nhà các dì Mến Thánh Giá Thủ Thiêm :
Theo tài liệu của hội Dòng, khi nói về ‘BÚNG’ có ghi như sau : ‘Trong khoảng thời gian cha R. Keller coi sóc họ đạo Búng, đã có rất nhiều chị em luân phiên nhau đến cộng đoàn Búng phục vụ….Chính cha đã giúp xây ngôi nhà gạch, mái ngói mà các chị đang ở hiện nay.’
Lưu ý : Mái lợp ngói móc, gạch thẻ xây tường dầy 20 cm, nhà cao ráo, rất mát mẻ. Ngày 13/07/2006 Hội Dòng đã cất một ngôi nhà khác hiện đại hơn, thay cho ngôi nhà do cha Keller cho xây..

c. CÔNG VIỆC KHÁC :

Bên hông nhà thờ Búng trước năm 1945 có một ngôi nhà làm mủ cao su. Nhà này bị đốt cháy vào năm 1946, nay không còn.
Cha R. Keller đã trồng xung quanh nhà thờ nhưng cây sao. Đến nay (2007)còn lác đác một vài cây.
Đất đai nhà thờ cũng nhiều. Cha cho giáo dân ở để qui tụ họ lại dễ dàng cho công việc mục vụ. Sát cạnh nhà thờ, ở mỗi bên cũng có ba nhà giáo dân ở.

d. ĐÀO TẠO CON NGƯỜI :

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Đào tạo thiếu nhi :

v Việc đạo đức

Các thiếu nhi trong họ đạo phải học giáo lý Rước Lễ lần đầu, Thêm Sức và Bao Đồng. Việc này do các dì Mến Thánh Giá Thủ Thiêm phụ trách.
Mỗi ngày chỉ có một thánh lễ vào buổi sáng, nên các học trò từ lớp năm đến lớp nhất (bây giờ từ lớp một đến lớp năm) sau khi tan học ban chiều thì vào nhà thờ đọc kinh, viếng thánh thể.
Các thiếu nhi trong thời kỳ này siêng năng dự lễ, nhờ các dì khuyên bảo và hướng dẫn là chính yếu.

v Việc học vấn :

Có hai ngôi trường :
Một gần nhà các dì, một ở gần nhà cha sở. Các con em trong họ đạo được dạy học cấp tiểu học từ lớp năm đến lớp nhất. Các dì rất nhiệt thành lo cho các em. Theo thống kê của hội dòng, 38 năm cha sở Keller ở họ Búng. Hội Dòng đã gửi 87 dì và cô của hội dòng đến đây, để dạy đạo và dạy học.
Đào tạo ơn kêu gọi :
Họ đạo có truyền thống đạo đức tốt, do được các dì hướng dẫn từ nhỏ, nên có nhiều ơn gọi trong số các thiếu nhi nam cũng như nữ.
Nói riêng về các linh mục được thụ phong trong thời cha R. Keller là 12 linh mục và sau khi cha Keller mất thì lại trổ hoa linh mục thêm 5 người nữa.
về số nữ tu, có lẽ cũng trên 100 người.

Nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/giaoxubung-langhungdinh/article?mid=2&prev=792&next=787

Sanh Quới
02-03-2011, 09:17 PM
1. CÁC CHA PHÓ (THỜI CHA KELLER)

Có tất cả 9 cha phó giúp cha Keller để phục vụ họ đạo :
1) Cha Gioan Baotixita Dưỡng (1929 – 1930)
2) Cha Carôlô Nhơn (1930 – 1934)
3) Cha Tôma Trí (1934 – 1935)
4) Cha Giuse Công (1935 – 1938)
5) Cha Phêrô Cầu (1939 – 1943)
6) Cha Matthêu Luật (1943 – 1946)
7) Cha Phêrô Thì (1946 – 1951)
8) Cha Giuse Kinh (1951 – 1952)
9) Cha Tôma Sum (1952 – 1963)
Vì không có tài liệu nên chỉ ghi những gì giáo dân kể lại.

a. ĐỜI CHA G.B DƯỠNG (1929 – 1930)

Ngày 19/12/1929 ĐGM Dumortier đến họ đạo để ban bí tích Thêm Sức cho 174 con em. Họ đạo tổ chức đón rước Đức Giám Mục. Ngài đi bộ khảo giáo lý các thiếu nhi. Ông Út Hiếu kể lại :
Các em đứng đón Đức Cha ở ngã ba Đất Thánh (bây giờ là ngã tư Bà Lè), Đức Cha đi bộ khảo giáo lý.
Đức Cha hỏi một em : ‘Đức Thánh Phapha (Đức Giáo Hoàng) ở đâu’ ?. Em đó thưa : ‘Dạ thưa ở nhà tạm’
Lúc đó cha phó G.B Dưỡng đi phía sau Đức Cha và cha sở Keller cố gắng nhắc nhở các em.
Sau đó Đức Cha ra viếng họ Bình Sơn. Cha Tuần, cha Phương có bài mừng Đức Cha, cha sở Keller, cha phó G.B Dưỡng


Bài cám ơn của họ đạo nhân dịp này được ông Út Hiếu ghi lại như sau :




Nay hiệp nhau trẻ già lớn nhỏ



Tặng đôi lời cúi tỏ cảm ơn



Công Đức Cha biết lấy chi đền



Nguyện Chúa cả thường sinh xuống phước



Sau dâng kính chúc mừng cha sở



Trước quới chức cùng là bổn đạo



Để trong long tích nhớ muôn đời…



Sau dâng kính chúc mừng cha phó



Mấy tháng nay công khó ra vào



Lời cha giảng dường bằng lửa đốt



Đốt lòng con nên thánh nên người….


b. ĐỜI CHA MATTHÊU LUẬT (1943 – 1946)

Năm 1943, Cha tổ chức diễn tuồng giáng sinh. Cha cùng với ông ba Thượng ( ba của bà Hoa, ông Phẩm, Trực, Trung, và Thạnh) lập ra ban hát nam. Cha cùng với ông Ba lập ra đội banh của họ đạo, khiến cho họ đạo vang tiếng một thời về việc này.
Hiện nay, ca đoàn họ đạo còn hát bài DÂNG LÒNG do cha sáng tác để tôn kính Thánh Tâm, bổn mạng của họ đạo. Bài hát có 3 bè : Soprano, Alto và Basso, cung Đô trưởng và chuyển cung Đô thứ ở giữa bài. Bài này hay, cảm động, là đặc sản của ca đoàn Búng.

c. ĐỜI CHA PHÊRÔ THÌ (1946 – 1951)

Thường xuyên tổ chức rước kiệu Đức Mẹ. Dịp lễ Giáng Sinh, thường có kiệu Chúa Hài Đồng. Cha Phêrô thích bắn chim, ghét đánh bài. Có lần cha gặp một người trai tráng Công Giáo đang chơi bài, Ngài đã ‘phết’ cho máy roi.

v Về kịch nghệ

Cha Phêrô với sự cộng tác của ông Năm Qua (gọi là thầy Năm Qua, em của ông Hai Chính, cha Từng (Tuần) ông Tư Ngự) đã cho ra mắt các vở tuồng sau :
Ø Tết 1949 diễn tuồng : Quan Thành Đức (tập 1), Lão Hà Tiện
Ø Tết 1950 diễn tuồng : Quan Thành Đức (tập 2) Sébastianô tử đạo, Gỡ mặt nạ người phi nghĩa.
Ø Tết 1951 : Utakiô, Vitô tử đạo
Ø Tết 1952 : Thánh Alêxù , Lão triệu phú
Đoàn kịch có những chuyến đi diễn : 1950 ở Lái Thiêu, 1952 đi diễn ở Bà Chiểu. Thầy Năm Qua cũng qui tụ thanh niên, lập ra đội kèn đồng với khoảng 10 nhạc công.

d. ĐỜI CHA TÔMA NGUYỄN VĂN SUM (1952 – 1963)

1) TIỂU SỬ :

Sinh năm 1925 trong gia đình có 5 người con: 4 gái (là chị) và 1 trai (cha Tôma, con trai út, duy nhất)
Ø Thụ phong linhmục ngày 29/03 1952
Ø Làm cha phó ở Búng từ 1952 – 1963. một giáo dân kể rằng khi cha đến Búng, chỉ xách có túi đồ, đi bộ vào mà không ai biết.
Ø Cha sở Dầu Giây 1963 – 1968
Ø Cha sở Biên Hòa 1968 – 1998
Ø Về hưu 1998 – 2006
Ø Qua đời tại Biên Hòa, thứ Ba 24/10/2006, hưởng thọ 81 tuổi.
Lễ tang của Ngài có 2 Giám Mục là Đaminh Nguyễn Chu Trinh- GM Xuân Lộc, và GM Tôma Nguyễn Văn Trâm – GM Bà Rịa – Vũng Tàu, và trên 100 cha đồng tế, với đông đảo tu sĩ và giáo dân tham dự.
Ngài được đi an táng ở đất thánh ‘Chúa Chiên Lành’ (dành cho các cha ở Giáo Phận Xuân Lộc) ở Thái Hòa, cách Biên Hòa 10 km.

2) Ở HỌ BÚNG (1952 – 1963):

Trong 11 năm làm cha phó ở Búng (lúc này cha Keller đã 67 tuổi). Cha Tôma rất tích cực lo toan mọi việc. Có thể tóm tắt như một giáo dân đã nhận xét về cha như sau :’Cha vui tính, thích hoạt động, cha vẽ cũng khá. Cha sáng tác nhiều bài cho các vở tuồng, và một số bài thánh ca. Cha làm văn xuôi, văn vần rất hay. Cha tổ chức các lễ lớn rất trọng thể và chu đáo, đặc biệt là các cuộc rước kiệu. Các vở tuồng thời ấy thì nay khó tổ chức lại được, vì rất hao tốn và nhiều công sức’.
Cụ thể cha Tôma đã để lại tại Búng :

1. 45 bài thánh ca với bút danh Đức Hiệp. Đa số các bài hát có chủ đề về Bí Tích Thánh Thể và Đức Mẹ Maria. Các bài được sáng tác 2 bè. Có một bài tựa là ‘Hỡi đất trời ca tấu lên’ hát về tông đồ đang thịnh hành ở xứ Búng.
2. 11 vở tuồng ( dài khoảng 2 tiếng đồng hồ/mỗi tuồng) hiện nay Ông Út Vincent Nguyễn Văn Thơi đang giữ. Những vở tuồng này thường được diễn vào dịp tết, tối mùng 1 – 2 – 3 để gây quĩ, lo các cuộc rước kiệu, và các việc mục vụ khác.
Ø 1954 : 2 tuồng : Giáo hội như thuyền trên sóng, Hai con đường
Ø 1955 : 2 tuồng : Bánh và Đạo, Phút chia ly
Ø 1956 : 2 tuồng : Thánh Alêxù, Bên nấm mồ mẹ
Ø 1957 : 1 tuồng : Tổ phụ Giacốp
Ø 1958 : 1 tuồng : Ba giọt máu hy sinh
Ø 1959 : 1 tuồng : Vì nghĩa quên mình
Ø 1960 : 1 tuồng : Tiếng phán qua bao thế hệ
Ø 1961: 1 tuồng : Lời trối trên đồi Can-va
Trường học gần nhà các Dì là nơi diễn tuồng, các lớp được phân ra bằng những tấm ván, khi diễn tuồng thì dẹp ván và có một hội trường lớn. Khán giả thời đó không chỉ là người có đạo, mà cả những người lương cũng đến xem rất đông. Thời đó, cha sở Keller không cho con gái diễn tuồng chung với con trai do đó nhiều thanh niên nam rặt đã giả gái rất thành công. Nhiều xảo thuật tinh vi đã được áp dụng trong các vở tuồng, nên khan giả rất tán thưởng. Chẳng hạn cảnh quỷ bay lượn lên xuống, hỏa ngục đỏ rực, cảnh trả lại đôi mắt cho người mù từ tay thiên thần bằng cách cho đôi mắt bay từ thiên thần đến cặp mắt người mù….vô cung hấp dẫn.

3) VỀ NHỮNG CUỘC RƯỚC KIỆU

Mỗi năm có 3 cuộc rước kiệu trọng thể:



Lễ Mình Máu Thánh Chúa:

Giáo dân bằm cỏ rải trên đường kiệu, tô điểm bằng những hoa phượng đỏ, làm thành tấm thảm suốt đường kiệu dài, để cha sở cầm Mình Thánh Chúa đi trên đó. Ở những chỗ kiệu quan trọng, cha Tôma cho làm những động to (giống như của tam quan) bằng vải sơn vàng, khắc chữ, vẽ hình, khung bằng cây rất đẹp. Khi kiệu thì chuông trống thay phiên khắc, hòa với tiếng hát suốt cuộc rước.



Rước kiệu Đức Mẹ (Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 08/12)

Rước về đêm, nên cần đèn là chính, ở mỗi chỗ quan trọng có những cái động to (dán hình, chữ, đèn bên trong) rất rực rở. Không lần nào kiệu mà không có ít nhất n5,6 cái động như thế. Ở chỗ dừng chân thì có đài cao, trang hoàng lộng lẫy.


Rước kiệu Chúa Hài Đồng:

Cũng như rước kiệu Đức Mẹ, ngôi sao dọc theo đường kiệu, bên trong đốt nến, khoảng vài trăm cái. Khi đi kiệu, có bắn trái sáng rất nhiều (pháo thăng thiên, hỏa châu).
Cũng nói thêm rằng:Những cuộc rước kiệu này là truyền thống có từ thời trước khi cha phó Tôma về xứ Búng.
Ø Năm 1942, đời cha phó Phêrô Cầu, có cuộc rước kiệu Đức Mẹ ra khỏi nhà thờ, đi đến ngã ba Bến Bụi (đường vô lò chén Chùm Sao), rẻ trái về đường nhà bà bảy Khá (Cô của Ông hai Kỉnh, cha Đức và Cha Khâm). Đến trại của ông Trang (khu đát nhà ông sáu Trực), có một cổng chào tam quan lớn, trang trí công phu, khi bàn kiệu đến, dừng lại, một dàn pháo bong rực rở bắn lên trời, hiện hình Đức Mẹ chấp tay, 2 Thiên Thần chầu và ở dưới chân Đức Mẹ có chữ Ave Maria.
Ø Đời cha Phêrô Thì (1946 – 1951) cuộc rước kiệu đã đi lên ngã ba Dốc Sỏi, vòng trái đi thẳng về chợ Búng. Tại Chợ Búng, có một đài rất lớn, lộng lẫy công phu thu hút rất nhiều người xem và than phục. Sau đó đi đến cầu Bà Hai và quẹo về nhà thờ.
Ø Ngoài ra, hằng tháng, buổi chiều chủ nhật đầu tháng lúc 3 giờ, có kiệu Đức Mẹ vòng quanh nhà thờ, sau đó chầu phép lành trọng thể.
Tóm lại, vào thời cha Keller và 9 cha phó, từ năm 1925 đến 1963, họ Búng có nhiều cái đáng nhớ. Sự cộng tác của hàng Quới chức ( Trùm, Câu, Biện) rất tích cực. Mọi tổ chức lễ lớn đều có mặt quới chức: Chỉ huy là cha phó, thực hiện là quới chức và thanh niên.Khiêng kiệu lộng Thánh Thể là quới chức (Khăn đóng, áo dài đen, quần trắng, vai đeo băng quới chức). Khiêng kiệu Đức Mẹ thì do các cô trong Hội Con Đức Mẹ. Xin tiền Hội Thánh Phêrô thì do các ông trong Hội đảm trách. Chính quới chức là người giữ kẻ liệt và đưa các cha đi kẻ liệt. Tổ chức chuẩn bị kịch nghệ, rước kiệu từ vài tháng trước. Cộng tác rất tích cực, cha con luôn hồ hởi, chung nhau làm việc, chung nhau lo cho họ đạo.

2. NHỮNG NĂM THÁNG CUỐI ĐỜI CHA KELLER

Ngày 22/09/1960, nhân dịp kỷ niệm 50 năm linh mục (lễ vàng, Kim khánh linh mục) và 35 năm làm cha sở họ đạo Búng. Đức Giám Mục Sài Gòn là Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền đã đến họ đạo, cùng với khoảng 40 linh mục (các cha M.E.P cũng khá đông), nhiều tu sĩ nam nữ, các quới chức và vô số giáo dân đến nhà thờ mừng Cha Sở, lúc này Ngài đã già yếu, 75 tuổi rồi. Sau thánh lễ, tiệc mừng Ngài được tổ chức tại trường học (gần nhà Dì). Đây là những gì Thiên Chúa và giáo hữu muốn trả ơn cho cha lần cuối, bởi vì sau đó Ngài rất yếu. Trong một thánh lễ Phục Sinh lúc nữa đêm về sang. Ngài đã ngất xỉu, và cha phó Tôma phải thay thế. Cũng nên nhớ lại, thời đó việc giữ chay rước lễ rất ngặt, phải trước 3 tiếng đồng hồ, do đó đã già lại đau yếu, mà cha sở còn dâng Thánh lễ bằng tiếng La tinh hát trọng thể….. nên không chịu nổi.
Năm 1961, Ngài đau nhiều nên đi dưỡng bệnh ở bệnh viện Saint Paul ở Sài Gòn, lúc đó cha Delagne (MEP) cũng đang ở đó hưu dưỡng. Giáo dân thường xuyên đến đó thăm Ngài. Nhận thấy không cần săn sóc gì đặc biệt, nên giáo dân đưa Ngài về họ đạo và chăm sóc Ngài. Lúc này cha Keller đã lẫn lộn rất nhiều. Hằng ngày, Ngài thường đi lên Đất Thánh, mặc áo dòng đen trơn, chống gậy, tay cầm chuỗi và đi. Có lúc Ngài khỏe, vài ông Quới chức đề nghị Ngài xin về Pháp để tịnh dưỡng, Ngài nói: “Ở bên đó không còn ai, nếu Cha chết thì cha chết ở đây”.
Vào một sáng ngày chủ nhật, tháng 11/1961, có trận đánh bót ở trước nhà thờ, khi nghe nhiều tiếng súng nổ, cha đã ra trước hiên nhà cha sở và quát to: “Vậy mà đừng có bắn nghe không ?”
Vào tháng 5/1963, Ngài kiệt sức, giáo dân lại đưa Ngài vào bệnh viện Saint Paul ở Sài Gòn. Ngày chủ nhật 02/06/1963, cha Dozance Bề trên Miền, ban các bí tích sau hết cho Ngài. Thứ tư, Ngài được đưa trở về họ đạo Búng. Các quới chức thay nhau chăm sóc và trông coi Ngài cả ngày lẫn đêm.
Ngày thứ hai 17/061963, Ngài đã nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Tiếng chuông báo tử đã vang lên. Nỗi buồn to lớn lan khắp họ đạo. Cha sở Robert Keller sau khi đã phục vụ 38 năm tại Họ Đạo Búng đã vĩnh viễn ra đi. Giáo dân chạy đến đông nghẹt để nhìn cha sở than yêu của mình, nước mắt ràn rụa.
Ngày thứ ba , 18/06/1963,. Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình (nhận giáo phận ngày 02/04/1961) thay cho Đức Cha Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền, các cha Dozance, de Monjour, Remand, Troger, và nhiều linh mục Việt Nam, cùng cả Họ Đạo Búng, tham dự nghi thức tẩn liệm cha cố Keller, và di quan vào trong nhà thờ. Hai ngày trong nhà thờ mà cha suốt 38 năm đã từng dâng lễ, giảng dạy, và quì cầu nguyện mỗi trưa trước giờ cơm (đến nỗi, ghế quì của Ngài đã có hai vết lõm xuống )với bao người đến cầu nguyện và kính viếng.
Ngày thứ năm, 20/06/1963, Thánh lễ an táng do Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình cử hành. Các cha và các thầy thuộc gốc Họ Búng đều có mặt để tiễn đưa người cha đã hướng dẫn mình đi theo ơn gọi. Các nữ tu gốc Búng rất đông đến để tiễn đưa cha già đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Thật vậy, từ nay, Cha cố Robert Keller luôn an nghỉ bên đoàn con mà cha đã từng dẫn dắt và lo toan từ việc đạo đến việc đời. Ngôi mộ của cha được đặt trước đài Thánh Quí, đẻ con cái trong họ đạo khi đi qua lại đều biết rằng có một người Linh mục ở Pháp thuộc Hội Truyền Giáo Paris (MEP), đã ở đây phục vụ 38 năm với tất cả nhiệt tình của mục tử đối với đàn chiên họ Búng.
“Hỡi đầy tớ tốt lành và trung tín, hãy vào hưởng niềm vui của chủ ngươi”(Mt25,21)

B. CHA SỞ TẠM THỜI

Ø Sinh : 15/09/1926
Ø Qua đời :18/03/1991 tại Tân Qui, Giáo phận Sài Gòn.
Ø Sổ rửa tội được cha ký từ 11/02/1963 đến 17/06/1963, có 41 người.
Ø Sổ hôn phối được cha ký từ 20/02/1963 đến 10/05/1963, có 5 đôi hôn phối
Ø Cha phục vụ tại Búng chỉ 4 tháng, việc mục vụ đạo đức cho giáo dân là chính.

C. CHA SỞ THỨ CHÍN : GIOAKIM NGUYỄN VĂN NGHỊ (1963 – 1966)

1. SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

Ø Sinh năm 1917 tại Lái Thiêu
Ø Chịu chức linh mục : 1945
Ø Từ trần tại họ đạo Tha La :15/07/1995, hưởng thọ 78 tuổi
Ø Sổ rửa tội Búng được cha Gioakim ký từ 05/07/1963 đến 09/06/1966
Ø Sổ hôn phối họ Búng được cha Gioakim ký 06/07/1963 đến 11/06/1966
Ø Theo niên giám Công Giáo 1964, sô giáo dân ở Búng là 2.540 người.

2. CÔNG TÁC MỤC VỤ

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Tôn ‘Nữ Vương Gia Đình’ ở mỗi gia đình. Mỗi nhà trong họ đạo đều được cha và hội Legio đến đọc kinh và tôn Nữ Vương
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Tôn ‘Thánh Tâm’ thì tùy gia đình. Nếu muốn thì xin cha và hội đoàn đến gia đình.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Thành lập hội Legio Maria:

Lần đầu tiên họ đạo Búng có hội đoàn này do cha Gioakim thành lập. Hội đã hoạt động khá lâu và đem nhiều thành quả tâm linh cho giáo dân.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Lập trường Trung học:

Để phát triển dân trí con em trong họ đạo, cha sở đã thành lập trường trung học. Để thành lập trường, cha đã dời các nhà giáo dân ở trong khuôn viên nhà thờ. Trong số 5 nhà ở đó thì 3 nhà đã dời đi nơi khác, còn 2 nhà vẫn còn ở lại. Cha đã xây dựng một trường có 2 phòng lớp kế bên nhà Dì Mến Thánh Giá. Các lớp khác thì học ở trường phía sau Đài Thánh Quí. Khi cha được đổi về Tha La thì ngưng việc này.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Phát triển ơn gọi Linh Mục và Tu Sĩ

Thời cha Gioakim ở Búng, Ngài rất quan tâm đến việc kêu gọi thanh niên nam nữ dâng mình cho Chúa. Các chủng sinh rất đông, các đệ tử dòng nữ cũng không ít. Cách thức cha thực hiện rất đơn giản: Các em giúp lễ, các con cái của các bà hội là mục tiêu cha nhắm. Mỗi lần tựu trường đi tu, cha đưa xe “Land Rover” chở đi. Rồi mỗi lần về quê, về Tết, nghỉ hè cha đưa xe rước về.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Mừng Đức Giám Mục Phanxicô Xaviê Trần Thanh Khâm:

Ngày 06/01/1966, Cha bề trên Giáo phận Sài Gòn, P.X Trần Thanh Khâm được phong Giám Mục Phụ Tá. Là một người con của Họ Đạo Búng, Đức Cha đã về quê hương “Vinh qui bái tổ”. Thánh lễ long trong và sốt sắng. Sau đó, cả họ đạo mừng Đức Cha bằng bữa tiệc rất đông, phía sau nhà thờ có mảnh đất làm sân đá banh (nay trồng cây Huỳnh đường) được thu dụng để chiêu đãi. Toàn họ đạo được dịp họp mặt và chúc mừng Đức Cha Phanxicô Xaviê.

D. CHA SỞ THỨ MƯỜI: GIACÔBÊ HUỲNH VĂN CỦA (06/1966 – 06/1967)

1. TIỂU SỬ

Ø Sinh ngày:01/11/1915
Ø Linh mục: 20/09/1941
Ø Giám mục:22/02/1976
Khẩu hiệu Giám Mục:


“Vua trên các vua, Chúa trên các Chúa”

Ø Qua đời:09/01/1995, tại Pháp. Hưởng thọ 80 tuổi.
· Sổ Rửa Tội Họ Đạo Búng được cha Giacôbê , Cha Bề Trên, ký từ 24/06/1966 đến 15/05/1967.
· Sổ Hôn Phối họ Búng được cha ký từ 28/06/1966 đến 17/06/1967.
· Thời cha Bề Trên, có cha Tôma Phan Minh Chánh phụ giúp trong vài tháng.
· Sổ rửa tội được cha Tôma ký từ 27/05/1967 đến 07/07/1967
· Sổ Hôn phối được Cha ký từ 05/1967 đến 19/07/1967
Như vậy cha Tôma giúp được khoảng 2 tháng.

2. CÔNG VIỆC MỤC VỤ

Thánh lễ mỗi ngày được cha cất giọng hát kinh “Kyrie eleison (tiếng La tinh). Ngày thứ bảy mỗi tuần, cha tổ chức kiệu vòng quanh nhà thờ, nhưng giáo dân thì đi trên hành lang thay vì đi đường đất vòng quanh nhà thờ.
Trang trí nhà thờ: Đặc biệt cha bề trên cho quấn cờ vải xung quanh 16 cột ở trong nhà thờ khi có dịp lễ lớn.
Xây đài Đức Mẹ ở các khu xóm.
v Đài Đức Mẹ Sầu Bi (Khu 1)
v Đài Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời (Khu 1)
v Đài Đức Mẹ Mân Côi (sau nhà thờ, khu 2)
v Đài Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Khu 3)
Ngoài công việc ở Búng, Cha Bề Trên còn lo xây cất và quản nhiệm trung tâm Bác Ái (Foyer de Charité ) ở Lái Thiêu. Thường sau lễ sang, Ngài được chở đi Lái Thiêu trên chiếc xe Lambretta ba bánh.
Lễ Noel 1966, Ngài don máng cỏ và bàn thờ ngay đường giữa nhà thờ (giữa hai hàng ghế thiếu nhi).
Cha Bề Trên rất vui tánh, tếu lâm, và rộng rãi. Sau một năm thì cha được chuyển về Lái Thiêu.

E. CHA SỞ THỨ 11: GIUSE TRẦN QUANG TIÊN (1967 – 1969)

1. TIỂU SỬ

Ø Sổ rửa tội được Cha Giuse ký từ ngày 10/07/1967 đến 08/03/1969
Ø Sổ Hôn phối được Cha ký từ ngày 27/07/1967 đến 19/03/1969

2. CÔNG TÁC MỤC VỤ

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Cửa ngõ nhà thờ
Trước kia, không có cửa ngõ, Cha Giuse đã xây trụ làm cửa ngõ nhà thờ cho có ngăn nắp.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Khuôn viên trước nhà thờ khuôn viên Thánh Tâm:
Sân trước nhà thờ trước kia là một dãi đất rộng lớn, thường làm nơi tổ chức mừng lễ, hoặc kiệu trọng thể. Cha Giuse cho xây đế cao và đem tượng Thánh Tâm ở cung thánh trong nhà thờ đem đặt ra ở đó. Tuy nhiên, đến thời ncha Tôma Chánh thì đem tượng trở vào nhà thờ. Vì nếu để ở ngoài trời, mưa sa nắng rọi, nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm, sẽ làm tượng hư đi.
3. GHI NHẬN

Có một kỷ vật dễ nhớ là chiếc xe con cóc”Peugeot, deux chevaux’ Cha đi xa là nhờ xe con cóc đó. Những tháng nghỉ hè, Cha Giáo Tiểu Chủng Viện Giuse ở Sài Gòn là Alexis Lai Chư Khanh hay về ở Búng chơi. Ban đêm, các huynh trưởng thiếu nhi, các chủng sinh thường chơi “domino” với các cha. Cha Alexis thường có món ăn dặm như một rổ hột vịt lộn.

F. CHA SỞ THỨ 12: PHÊRÔ LÊ VĂN PHÁT (1969 – 1971)

Ø Sinh năm: 1927
Ø Linh mục: 1955
Ø hiện nay (2007)đang hưu.
Ø Sổ rửa tội họ Búng được cha ký từ 31/03/1969 đến 18/11/1971
Ø Sổ hôn phối được cha ký từ 26/04/1969 đến 23/10/1971
Ø Trong hai năm rưỡi ở Búng, Cha Phêrô phục vụ việc đạo đức giáo dân là chính yếu.

G. CHA SỞ THỨ 13: TÔMA PHAN MINH CHÁNH (1972 – 1980)

1. TIỂU SỬ

Ø Sinh năm 1937, gốc Chánh Thiện, Thủ Dầu Một, Bình Dương
Ø Linh mục: 1967
Ø Sổ rửa tội được cha ký từ 30/01/1972 đến 1980
Ø Sổ hôn phối được cha ký từ 07/03/1972 đến 12/05/1980
Ø Ngày 25/05/1980, Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Cha Tôma từ giã họ Búng để chuyển về họ Lái Thiêu

2. CÔNG TÁC MỤC VỤ



file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Phục vụ việc đạo đức cho giáo dân

Thời của cha có cho trồng một số cây cao su ở đất của nhà thờ gần đất Thánh. Đặc biệt, từ 30/04/1975, khi đất nước hòa bình, việc đạo đức là chính yếu. Ngoài ra, làm việc canh tác, trồng lúa, trồng khoai để lo bữa ăn.
Trường nhà thờ, trước do các dì Mến Thánh Giá Thủ Thiêm quản lý, thì sau 30/04/1975, được chuyển cho nhà nước quản lý và dạy.
Nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/giaoxubung-langhungdinh

Sanh Quới
02-03-2011, 09:21 PM
http://seablogs.zenfs.com/u/yooB2umVGRZf0S1YtC35XnU8/photo/ap_20101028084552896.jpg (http://seablogs.zenfs.com/u/yooB2umVGRZf0S1YtC35XnU8/photo/20101028084552896.jpg)
A. CHA SỞ THỨ 14: CHA MICAE NGUYỄN VĂN MINH (25/05/1980 – NAY)

1. TIỂU SỬ

Ø Sinh năm: 1938
Ø Linh mục:21/12/1969
Ø 1970 – 1980: Cha giáo, quản lý Chủng Viện Thánh Giuse Phú Cường
Ø 25/05/1980 - đến nay (2010) phcụ vụ tại họ Búng.

2. CÔNG TÁC MỤC VỤ NỔI BẬT.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Việc đạo đức
Với sự cộng tác của Thầy Phaolô Lê Vinh Đởm(1981 – 1989) ngoài việc ruộng rẫy với mảnh đất sau nhà thờ, cha còn đào ao nuôi cá để sinh sống. Số giáo dân vào năm 1980 khoảng 3000. Việc mục vụ rất nặng nề. Ngoài Thánh Lễ, đem Mình Thánh Chúa đầu tháng, đi xức dầu kẻ liệt, còn một công tác mệt mỏi liên lỉ là giải tội. Họ Búng với gốc đạo đức từ xưa, với dòng máu Thánh Quí tử đạo, vẫn còn nét đạo đức phong phú. Vào các ngày chủ nhật, các ngày thứ Sáu, thứ Bảy đầu tháng, giáo dân lãnh nhận phép giải tội rất đông. Theo niên giám GHCG 2004 Họ Búng có 4242 giáo dân.

Họ Búng có 6 khu xóm đạo và có 6 đài Đức Mẹ
v Khu xóm 1 “Đức Mẹ Sầu Bi” và “Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời”
v Khu xóm 2 “Đức Mẹ Mân Côi” (sau nhà thờ)
v Khu xóm 3 “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”(sân Ông Hai Giỏi)
v Khu xóm 4 “Đức Mẹ Lộ Đức”(Núi Đức Mẹ trước nhà thờ)
v Khu xóm 5 “Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa”(sân nhà ông 5 Hoàn, ba của Cha Nhường)
v Khu xóm 6 “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” (sân nhà ông 9 Hoài, Cầu Ngang)
Mỗi khu xóm có khu xóm trưởng và phó hợp thành Hội Đồng Giáo Xứ.
Mỗi tối ở các đài có giáo dân đến đọc kinh lần hạt.
Cho đến nay(2010) họ Búng có thêm các tu sĩ được cha sở cho đi tu:
v 2 linh mục: Maccô Thượng Nguyên Khôi và Titô Trần Nguyên Lãm
v 1 Thầy đang tu học ( Thầy
v Và khoảng 7 nữ tu, 3 đệ tử.
Họ Búng hiện nay có các hội đoàn:
v Hội Camêlô (Dòng ba nhà Kín)
v Hội Mến Thánh Giá Tại Thế
v Thiếu Nhi Thánh Thể
Ngoài ra còn có các đoàn thể:
Năm ca đoàn
v Ca đoàn Thánh Quí (ca đoàn chính (Lễ sáng mỗi ngày và lễ nhất Chúa Nhật)
v Ca đoàn thiếu nhi (Lễ chiều mỗi ngày thường, lễ 2 Chúa Nhật)
v Ca đoàn Nam (hát lễ chiều thứ bảy và thứ Năm Tuần Thánh)
v Ca đoàn Thánh Gia (lễ chiều Chúa Nhật)
v Ca đoàn giáo lý (tối thứ bảy đầu tháng)
Các lớp giáo lý:
Từ năm 1999, thầy G.B Nguyễn Minh Hùng về giúp xứ thì có thêm các lớp giáo lý vào đời.
Ngoài các lớp giáo lý thiếu nhi để Rước lễ lần đầu, Thêm Sức và Bao Đồng, do các dì Mến Thánh giá Thủ Thiêm phụ trách, còn có các lớp giáo lý vào đời.
Lớp giáo lý vào đời dành cho các em từ sau Bao Đồng gồm các lớp:
v Lịch sử cứu độ
v Kinh Thánh Cựu Ước
v Kinh Thánh Tân Ước
v Thánh lễ và Ý nghĩa
v Sống đạo: Hai năm
§ Năm 1: Sống đạo trong hôn nhân
§ Năm 2: Sống đạo trong gia đình
Sau mỗi năm học sẽ cấp giấy chứng nhận môn đã học. cuối năm hai sống đạo, sẽ cấp chứng chỉ giáo lý. Sau khi học xong, các em sẽ gia nhập nhóm cựu học viên giáo lý, và thực hành việc phục vụ họ đạo (học nhạc lý, chia sẽ Lời Chúa, Tập hát, thảo luận sống đạo. Hiện nay, có 10 giáo lý viên, dưới sự hướng dẫn của cha phó, đang trực tiếp là giảng viên giáo lý các lớp này.
Để giúp công tác mục vụ nặng nề
Ø Thầy Phaolô Lê Vinh Đởm (sinh năm 1955) về giúp xứ từ năm 1981 – 1989.
Ø Năm 1990, chịu chức Linh Mục, hiện là Cha sở họ Lộc Ninh, Bình Phước.
Ø Năm 1999, thầy G.B Nguyễn Minh Hùng về giúp.
Ø Ngày 22/12/2000, Thầy chịu chức Linh Mục và phục vụ ở Búng.
Ø 29/08/2006, Cha G.B Nguyễn Minh Hùng chuyển về làm cha sở Phú Long (Lái Thiêu)
Ø 1508/2006, ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ đã đưa bài sai cho cha Phêrô Trần Huy Vũ (vừa chịu chức Linh Mục 25/07/2006 ) và cha Phêrô về phục vụ họ đạo Búng, để chia sẽ gánh nặng của cha sở Micae ngày 29/08/2006.

1. VIỆC XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN

Nhân dịp mừng 100 năm ngôi thánh đường thứ 6 của họ Búng, cổng nhà thờ và bảng hiệu “HỌ ĐẠO BÚNG” được thiết kế để đánh dấu một mốc quan trọng của họ đạo


Sau năm 1988, các công trình xây dựng khác ra đời
v Khuôn viên Thánh Tâm trước nhà cha sở
v Nền nhà thờ, hành lang, tiền đường nhà thờ được lót gạch mới
v Bàn thờ mới bằng đá trắng, 1 tấm duy nhất, được một ân nhân dâng tặng năm 2005. Bàn thờ này được Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, Sứ thần tòa thánh tại Cộng hòa Trung Phi & Tchad, Thánh hiến ngày 04/09/2005, đồng thời ngài cũng cung hiến nhà thờ giáo xứ, dâng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
v Ngày 02/11/1996, Cha sở Micae khánh thành nhà nguyện Các Đẳng tại Nghĩa Trang Họ Đạo, và có rất nhiều hài cốt được cất giữ trong đó.
v Năm 2006, ngôi trường gần nhà các dì được nhà nước trả lại quyền quản lý. Các học sinh dời về học ở một trường khác, xây cất khang trang ở gần trụ sở xã Hưng Định, gần cầu Bà Hai. Sau khi có được ngôi trường cho họ đạo, cha sở cho sửa sang bên trong, và biến nó thành hội trường rộng rãi, để dành cho các tổ chức sinh hoạt trong họ đạo.
v Mảnh đất sau nhà thờ, trước là ruộng, sau trồng cây huỳnh đường.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif NHÀ MỒ CÔI HỌ BÚNG

v Khoảng vài năm trước khánh thành, được cha sở Micae đồng ý, Thầy Giuse Lê Thanh Quang bắt đầu việc xây dựng một dãy nhà để có thể nuôi các em mồ côi.
v Dần dần được sự giúp đỡ của nhiều ân nhân, 1 ngôi nhà với 1 trệt, 2 lầu được cất khang trang sau 6 tháng thi công.
v Thứ Hai ngày 24/11/2003, Lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, và xã đến dự lễ cắt băng khánh thành, cùng một số khách quý khác. Nhà này được gọi là “Nhà tình thương của Ủy Ban Đoàn Kết Thuận An, Bình Dương”
v Ngày thứ Sáu 12/12/2003, Thánh lễ tạ ơn và khánh thành nhà Mồ Côi Búng được tổ chức long trọng. Nhân dịp này Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Cũng ban phép lành Tòa Thánh cho quý ân nhân đã góp công góp của xây dựng “ Nhà Mồ Côi Thánh Giuse Búng”. Chứng chỉ phép lành của Tòa Thánh do Tổng Giám Mục Oscar Rizzato ký ngày 09/12/2003.
v Sau đó nhà mồ côi còn xây them một số công trình phụ: Nhà sinh hoạt, phòng y tế, phòng học, và cũng được khánh thành ngày thứ năm 19/08/2004. Ngày lễ Thánh Giuse Thợ (01/05/2006), các ân nhân cũng được mời về để dự nghi lễ làm phép tượng Thánh Giuse ở công viên nhà Mồ Côi. Sau Thánh Lễ, khách mời chia sẽ cơm hộp mừng cho các em.
v Hằng năm các phái đoàn đến thăm và ủy lạo các em. Phái đoàn bác sĩ Mỹ đến khám bệnh và chữa trị cho các em, dưới tên The Children of Peace (Trẻ em hòa bình) mỗi năm 1 hoặc 2 lần. Đến nay (2010) nhà Mồ Côi Họ Đạo Búng vẫn phát triển và sinh hoạt tốt đẹp.

2. CÁC LỄ KỶ NIỆM TRONG HỌ ĐẠO THỜI CHA MICAE ĐẾN NAY

Năm 1982, lễ NGÂN KHÁNH LINH MỤC LONGINÔ NGUYỄN THỚI MẬU, Linh mục Longinô là người con thuộc Họ Đạo Búng, sinh ra lớn lên đi tu từ họ Búng, chịu chức linh mục ngày 21/08/1957. Năm 1982 đang là cha sở họ Phước Lý, Giáo phận Xuân Lộc, để ghi nhớ hồng ân bao la của Thiên Chúa, Cha về Họ Búng để dâng lễ tạ ơn và gặp gỡ bà con trong bàn tiệc tại gia ngày 23/08/1982.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Ngày 24/11/1988, lễ ĐỆ NHẤT BÁCH CHU NIÊN NHÀ THỜ HỌ ĐẠO BÚNG
Ngày này là ngày kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nên nhớ rằng ngày 19/06/1988, vừa qua (cách 5 tháng trước), ĐGH Gioan Phaolô II đã tôn 117 vị Á Thánh (Chân Phước) tử đạo Việt Nam lên bậc Hiển Thánh, trong đó có Thánh Phêrô Đoàn Công Quí của họ đạo Búng.
Với sự cộng tác đắc lực của mọi người trong họ đạo, Cha sở đã tổ chức một lễ bách chu niên thật long trọng. Với sự hiện diện của giới chính quyền, cùng sự hiện diện của 3 ĐGM: TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình (Sài Gòn), Anrê Nguyễn Văn Nam (Mỹ Tho), và Giuse Phạm Văn Thiên (Phú Cường), quí Linh mục gốc họ Búng, quí linh mục khách mời như LM Võ Thành Trinh ….quí nữ tu gốc Búng và nhiều giáo dân khác, cờ xí đủ màu trong nhà thờ đến bên ngoài, bong hoa ngợp trời, tiếng nhạc trầm bổng dâng lên Đấng Tối Cao – không thể tả xiết.
Sau thánh lễ, quí khách và giáo dân (mỗi gia đình đại diện một người) cùng chung vui trong buổi đại tiệc mừng BÁCH CHU NIÊN. Các thực khách còn được thưởng thức các món văn nghệ của các diễn viên “Cây nhà lá vườn” họ đạo khi đang ăn. Thật là mừng và tạ ơn khôn xiết.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif Các lễ mở tay của các Tân Linh Mục Gốc Họ Búng

v LM Gioan Thiên Chúa Nguyễn Thới Minh (cháu cha Longinô Nguyễn Thới Mậu)chịu chức ngày 19/09/1987 (Giáo phận Xuân Lộc)
v LM Titô Nguyễn Minh Nhường chịu chức ngày 25/01/1989 (Giáo phận Phú Cường)
v LM Phêrô Trần Minh Bạch (Dòng Chúa Cứu Thế Canada) chịu chức14/05/1995
v LM Giuse Nguyễn Công Danh chịu chức ngày 31/12/1995 (Giáo phận Đà Lạt)
v LM Micae Nguyễn Linh Ghi (Đài Loan) chịu chức ngày 28/04/1996
v LM Maccô Thượng Nguyên Khôi chịu chức ngày 18/10/2001 (Giáo phận Phú Cường)
v LM Titô Trần nguyên Lãm chịu chức ngày 2008
v Ngày thứ năm 28/07/1994 NGÂN KHÁNH LINH MỤC, Cha sở họ Búng. Mặc dù chịu chức ngày 21/12/1969, nhưng nhân dịp Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tốt (em cha sở) và cô em út ở ngoại quốc về thăm, cha đã tổ chức mừng lễ Bạc (25 năm) Linh Mục. Thánh lễ tạ ơn được cử hành long trọng, đông linh mục, tu sĩ, cùng giáo dân cả họ hang tham dự. Bữa tiệc mừng 25 năm gồm tiệc ngọt (dành cho mỗi gia đình trong họ đạo) và tiệc mặn (dành cho khách bên ngoài). Trước đó, tối chủ nhật 24/07/1994, các ca đoàn và hội đoàn đã tổ chức văn nghệ với dàn diễn viên “cây nhà lá vườn” tại sân trước nhà các dì, tiếp thêm niềm vui và hạnh phúc cho cha sở, Đức ông và gia đình cũng như cả họ đạo.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif NĂM THÁNH 2000

Họ Búng khai mạc năm Thánh 2000 vào lễ Chúa Giáng Sinh. Trước lễ có văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh trước tiền đường nhà thờ. Sau đó, giáo dân dự Thánh lễ trong nhà thờ.
Ngày 31/07/2000, toàn thể giáo dân tựu về Búng dâng lễ mừng Thánh Phêrô Đoàn Công Quí tử đạo. Hài cốt Thánh Phêrô Quí được cung nghinh vòng quanh nhà thờ. Trước hài cốt có đoàn các em rải hoa, sau hài cốt có các linh mục đồng tế và ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ, Giám Mục Giáo Phận Phú Cường. Thánh lễ trong nhà thờ đầy trang nghiêm và cảm kích. Phép lành toàn xá được ban cho người tham dự lễ này.
Ngày 22/12/2000, Thầy G.B Nguyễn Minh Hùng, đang giúp tại họ Búng. Lãnh nhận chức Linh mục tại nhà thờ Lái Thiêu, do ĐGM Giáo Phận Phú Cường chủ phong. Sau đó, ngày 25/12/2000, Tân Linh Mục G.B đã về dâng thánh lễ mở tay và ban phép lành Tòa Thánh cho họ đạo.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/01/clip_image001.gif NĂM 2005 – NĂM THÁNH THỂ CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM
Theo ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Lễ Mình Máu Chúa Kitô phải được cử hành trọng thể. Hôm đso là ngày chủ nhật 29/05/2005, họ Búng tổ chức thật long trọng. Trên tháp cao là khung hình 2 tay nâng chén rượu Bánh Thánh do ban giáo lý thực hiện.
Thông thường có 2 lễ sáng chủ nhật cử hành trong nhà thờ, nhưng hôm đó, chỉ có 1 Thánh Lễ. Trước Thánh Lễ là kiệu Mình Thánh Chúa thật trang nghiêm, cung kính. Trước kiệu là ban rải hoa, cha sở cầm Mặt Nhật đi giữa lộng vàng do 4 ông Hội Đồng Giáo Xứ cầm. Ca đoàn đã dọn lễ đài trước tháp chuông, và thánh lễ đã cử hành long trọng tại đó. Sự thay đổi này đã làm cho tinh thần tín hữu thêm an ủi và yêu Chúa Thánh Thể hơn.
Tháng 08/2005, ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TỐT, Sứ Thần Toà Thánh ở Togo và Bénin (Châu phi) về thăm quê hương - MỪNG CHA SỞ MICAE 25 NĂM Ở BÚNG - MỪNG CHA PHÓ 5 NĂM LINH MỤC.


SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TỐT
Ø Sinh ngày: 15/04/1949 tại Lái Thiêu, trong một gia đình có 12 anh chị em, là cháu của Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.
Ø Ngày 17/08/1959 vào Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn
Ø Năm 1967: Du học tại Rôma
Ø Năm 1974 : Lúc 25 tuổi được thụ phong Linh mục.
Ø Năm 1977: Tốt nghiệp cử nhân Kinh Thánh, Phó Giám Đốc Trường Truyền Giáo Rôma.
Ø Cuối năm 1980: ở tại Zaire, Châu Phi.
Ø Năm 1982:Học Đại Học Urbaniana ở Rôma.
Ø Năm 1985” Tiến sĩ Thần Học, tiến sĩ Kinh Thánh và cử nhân Giáo Luật.
Ø Từ 1985 – 1988: Thư ký Sứ Thần Tòa Thánh tại Panama (Trung Mỹ)
Ø Từ 1988 – 1993:Thư ký Sứ Thần Tòa Thánh tại Braxin
Ø Từ 1994 – 1997:Thư ký Sứ Thần Tòa Thánh tại Rwanda
Ø Từ 1997 – 2000: Cố vấn Sứ Thần Tòa Thánh tại Pháp. Trong thời gian này tốt nghiệp tiến sĩ Giáo Luật.
Ø tỪ 2000 – 2003: Xử lý thường vụ Sứ Thần Tòa Thánh ở Bénin & Togo
Ø Ngày 06/01/2003: Lúc 54 tuổi, thụ phong Giám Mục và nhận dây Pallium trở thành Tổng Giám Mục, chính thúc là Sứ Thần Tòa Thánh tại Bénin & Togo
Ø Từ 18/08/2005 – 13/05/2008: Là Sứ Thần Tòa Thánh tại 2 nước Cộngn Hòa Tchad và Trung Phi
Ø Từ 13/05/2008: Là Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica (Trung Mỹ)
Ø Đức Tổng Giám Mục về thăm quê hương 3 lần:
Ø Tháng 07/1994 khi còn là Đức Ông
Ø Tháng 08/2005 khi là Tổng Giám Mục
Ø Và tháng 07/2007


CÁC THÁNH LỄ TRONG THỂ CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÊRÔ

NGUYỄN VĂN TỐT
· Chúa Nhật 14/08/2005: Các em Rước Lễ Lần Đầu
· Chúa Nhật 21/08/2005: Các em được ban Bí Tích Thêm Sức đặc biệt có 2 Giám Mục cùng trao: ĐTGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt và ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ
Lạ lùng là cả 2 GM có điểm chung:
· Được tấn phong GM cùng ngày 06/01, nhưng ĐGM Phêrô Tứ thì năm 1999, còn ĐTGM Tốt thì vào năm 2003.
· Cả 2 GM cùng được ĐGH Gioan Phaolô II Tấn phong.
· Chúa Nhật 04/09/2005: Cung hiến nhà thờ và bàn thờ họ đạo Búng. Bàn thờ mới là một phiến đá dài, rộng được một ân nhân quí tặng.
· Sáng thứ năm 01/09/2005, toàn thể Dòng Ba Camêlô Sài Gòn về họ đạo tĩnh tâm và dự thánh lễ do ĐTGM Phêrô chủ sự. Sau đó, họ dung bữa ăn trưa nhẹ tại nhà xứ
· Ngày thứ ba 06/09/2005, ĐTGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt lên đường về nhận nhiệm sở mới, cũng ở Châu Phi là: Cộng Hòa Trung Phi và Tchad.
Nhân dịp này, tối chúa nhật 21/08/2005, họ Búng có tổ chức buổi văn nghệ mừng Đức Tổng Giám Mục, mừng cha sở 25 năm ở Búng và mừng cha phó 5 năm linh mục.
Đức Tổng rất quan tâm đến các diễn viên là công nhân ở nhà trọ, từ các tỉnh phía Bắc vào đây làm ăn. Ngài xin chụp nhiều hình lưu niệm. Tiết mục “chim bồ câu” của các công nhân rất hay, nhưng giữa chừng,lúc đứng lên vai nhau có 1 chim bồ câu bị xệ cánh, rớt xuống. Ngài hỏi thăm em đó có sao không.
Trong Thánh Lễ từ biệt ngày thứ ba 06/09/2005. Ngài có nhắc đến tiết mục hát mừng Ngài về quê hương, tựa là “Về Bến Xưa” và trong Thánh Lễ từ biệt, ca đoàn hát bài “Ra Khơi” để tiễn Ngài. Thật là nhớ dai!
Có người nói chơi trước khi Ngài lên xe đi đến phi trường: “Lần này, lên chức Giám mục về thăm nhà, lần tới, lên Hồng Y, xin về nữa”. Ngài đáp ngay: “Không lên Hồng Y cũng về nữa”
ĐTGM Phêrô Tốt về thăm quê hương vào ngày 01/07/2007 và ở họ Búng trọn một tháng, với cha sở Micae, anh ruột của Ngài. Quả thật là vui mừng không kể siết.
Thánh Lễ “Tiễn Cựu Nghinh Tân”Tiễn cha phó Gioan Baotixita Hùng, và rước cha phó Phêrô Trần Huy Vũ
Sáng thứ ba ngày 29/08/2006, Lễ G.B bị trảm quyết. Các cha đồng tế gồm có G.B Hùng, Cha Phêrô Vũ, và cha nghĩa phụ Giuse Tước, đã cùng dâng thánh lễ với ý nghĩa nêu trên.
Dù ở tại Búng 7 năm, nhưng cha phó G.B Hùng, nay là cha sở họ Phú Long, đã để lại nhiều dấu ấn.
v Các lớp giáo lý vào đời
v Chầu Mình Thánh Chúa tối thứ bảy cuối tháng
v Lễ tối thứ bảy đầu tháng cho công nhân, giới trẻ.
v Các nhóm cầu nguyện chia sẽ Lời Chúa
Sau Thánh Lễ là bữa điểm tâm chia tay cha phó cựu cũng như đón rước cha phó mới.
Lúc 9 giờ tại Phú Long, Thánh Lễ nhậm chức của cha G.B Hùng, nhiều giáo dân Búng tham dự và cầu chúc cha an lành trong nhiệm vụ mới.
Cha phó Phêrô Trần Huy Vũ nhận nhiệm sở ở Búng với nhiệm vụ nặng nề của một họ đạo cổ xưa, đông tín hữu.

SỐ TÍN HỮU HỌ BÚNG

Ø Năm 1875: Khoảng 1000 giáo dân (suy đoán)
Ø Năm 1893: 1500 giáo dân (theo tài liệu MEP)
Ø Năm 1925: 2000 giáo dân (theo tài liệu MEP)
Ø Năm 1964: 1540 giáo dân (theo Niên Giám 1964)
Ø Năm 2004: 4242 giáo dân (theo niên giám 2004)
Ø Năm 2005 : 4621 giáo dân (theo Kỷ yếu giáo phận Phú Cường)



HÀNG NĂM, HỌ BÚNG CÓ NHỮNG LỄ KỶ NIỆM ĐÁNG GHI NHỚ

v Lễ bổn mạng họ đạo: Lễ Thánh Tâm (Thứ Sáu sau Lễ Mình Máu Chúa Kitô)
v Lễ Bổn Mạng các khu xóm:
Ø Khu xóm 1: Đức Mẹ Sầu Bi (15/09) (đài chính); Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/08) (đài phụ)
Ø Khu xóm 2: Đức Mẹ Mân Côi (đầu tháng 10)
Ø Khu xóm 3: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12)
Ø Khu xóm 4: Đức Mẹ Lộ Đức (11/02) (Núi Đức Mẹ)
Ø Khu xóm 5: Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa (01/01)
Ø Khu xóm 6: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (27/05)
v Lễ Thánh Phêrô Đoàn Công Quí (31/07)
v Lễ Bổn mạng cha sở, cha phó.
v Lễ Giỗ Cha Robert Keller(17/06), cha sở đầu tiên Antôn Võ, chết 06/10/1886, và các cha phục vụ ở Búng.
v Ngoài ra còn có 3 lễ lớn họ Búng hằng năm tổ chức:
· Lễ Giáng Sinh
· Lễ Phục Sinh
· Lễ Các Đẳng (tại Nghĩa Trang)
Thứ hai 29/04/2007, Cha sở, HĐGX, GIÁO DÂN Búng làm nghi thức “động thổ” xây nhà sinh hoạt họ đạo.



MỘT SỐ SỰ KIỆN GHI NHANH TRONG THÁNG 6 VÀ 7/2007

1. Chủ nhật 01/07/2007 : Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt về Họ Đạo Búng lần thứ ba.
2. Chủ nhật 08/07/2007: Đức Tổng Giám Mục Phêrô chủ sự Thánh Lễ cho các em Rước Lễ Lần Đầu và Rước Lễ Trọng Thể (bao đồng)
3. thú hai 16/07/2007: Đức Tổng Giám Mục Phêrô chủ sự Thánh Lễ mừng Đức Mẹ núi Cát Minh tại dòng kín Sài Gòn, và chứng kiến lễ khấn vĩnh viễn của một người con gốc Búng, nữ tu Maria Carmêla Hài Đồng Giêsu Nguyễn Thị Minh sa.
4. Chủ nhật 22/07/2007: Đức Tổng Giám Mục Phêrô ban Bí Tích Thêm Sức cho 114 em của họ đạo. Ban tối lúc 07 giờ 15, Đức Tổng dự văn nghệ với chủ đề “Quê Búng xưa và nay” tại hộ trường, do một số con em trong họ đạo trình diễn.
5. Thứ bảy 28/072007: Đức Tổng Phêrô chủ sự Thánh lễ mừng “Kim Khánh Linh Mục và Thượng Thọ Bát Tuần” cha Longinô Nguyễn Thới Mậu, cháu 7 đời của ông Nguyễn Thới Bình, người sáng lập làng Hưng Định, và là một trong những người đầu tiên thành lập nhà thờ đầu tiên của Họ Búng.
6. Thứ ba 31/07/2007: Đức Tổng Phêrô chủ sự Thánh Lễ mừng 148 năm tử đạo của Thánh Phêrô Đoàn Công Quí, Đồng thời chúc mừng bổn mạng ca đoàn mang tên Thánh Quí.
7. Thứ sáu đầu tháng 03/08/2007: Thánh lễ tiễn đưa Đức Tổng Phêrô lên đường, trở lại Phi Châu để tiếp tục công việc ở đó.
8. Mừng Lễ Kim Cương Khấn Dòng của nữ tu Anna Lê Thị Chính ngày thứ bảy 30/06/2007, 70 năm khấn dòng tại Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là cô út của 2 linh mục: Micae Lê Văn Khâm và Linh mục nhạc sỹ Thiên ý Gioan Baotixita Lê Quang Đức, nữ tu nay đã được 93 tuổi.
9. Nữ tu Maria Trần Thị Thảo Nguyên, DÒNG Thánh Phaolô, đã khấn trọn đời ngày 23/07/2007.

Nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/giaoxubung-langhungdinh

Sanh Quới
02-03-2011, 09:23 PM
http://seablogs.zenfs.com/u/yooB2umVGRZf0S1YtC35XnU8/photo/ap_20101028084545607.jpg (http://seablogs.zenfs.com/u/yooB2umVGRZf0S1YtC35XnU8/photo/20101028084545607.jpg)
A. CHA SỞ THỨ 14: CHA MICAE NGUYỄN VĂN MINH (25/05/1980 – NAY)

1. TIỂU SỬ

Ø Sinh năm: 1938
Ø Linh mục:21/12/1969
Ø 1970 – 1980: Cha giáo, quản lý Chủng Viện Thánh Giuse Phú Cường
Ø 25/05/1980 - đến nay (2010) phcụ vụ tại họ Búng.

2. CÔNG TÁC MỤC VỤ NỔI BẬT.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif Việc đạo đức
Với sự cộng tác của Thầy Phaolô Lê Vinh Đởm(1981 – 1989) ngoài việc ruộng rẫy với mảnh đất sau nhà thờ, cha còn đào ao nuôi cá để sinh sống. Số giáo dân vào năm 1980 khoảng 3000. Việc mục vụ rất nặng nề. Ngoài Thánh Lễ, đem Mình Thánh Chúa đầu tháng, đi xức dầu kẻ liệt, còn một công tác mệt mỏi liên lỉ là giải tội. Họ Búng với gốc đạo đức từ xưa, với dòng máu Thánh Quí tử đạo, vẫn còn nét đạo đức phong phú. Vào các ngày chủ nhật, các ngày thứ Sáu, thứ Bảy đầu tháng, giáo dân lãnh nhận phép giải tội rất đông. Theo niên giám GHCG 2004 Họ Búng có 4242 giáo dân.

Họ Búng có 6 khu xóm đạo và có 6 đài Đức Mẹ
v Khu xóm 1 “Đức Mẹ Sầu Bi” và “Đức Mẹ Hồn Xác Về Trời”
v Khu xóm 2 “Đức Mẹ Mân Côi” (sau nhà thờ)
v Khu xóm 3 “Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội”(sân Ông Hai Giỏi)
v Khu xóm 4 “Đức Mẹ Lộ Đức”(Núi Đức Mẹ trước nhà thờ)
v Khu xóm 5 “Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa”(sân nhà ông 5 Hoàn, ba của Cha Nhường)
v Khu xóm 6 “Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” (sân nhà ông 9 Hoài, Cầu Ngang)
Mỗi khu xóm có khu xóm trưởng và phó hợp thành Hội Đồng Giáo Xứ.
Mỗi tối ở các đài có giáo dân đến đọc kinh lần hạt.
Cho đến nay(2010) họ Búng có thêm các tu sĩ được cha sở cho đi tu:
v 2 linh mục: Maccô Thượng Nguyên Khôi và Titô Trần Nguyên Lãm
v 1 Thầy đang tu học ( Thầy
v Và khoảng 7 nữ tu, 3 đệ tử.
Họ Búng hiện nay có các hội đoàn:
v Hội Camêlô (Dòng ba nhà Kín)
v Hội Mến Thánh Giá Tại Thế
v Thiếu Nhi Thánh Thể
Ngoài ra còn có các đoàn thể:
Năm ca đoàn
v Ca đoàn Thánh Quí (ca đoàn chính (Lễ sáng mỗi ngày và lễ nhất Chúa Nhật)
v Ca đoàn thiếu nhi (Lễ chiều mỗi ngày thường, lễ 2 Chúa Nhật)
v Ca đoàn Nam (hát lễ chiều thứ bảy và thứ Năm Tuần Thánh)
v Ca đoàn Thánh Gia (lễ chiều Chúa Nhật)
v Ca đoàn giáo lý (tối thứ bảy đầu tháng)
Các lớp giáo lý:
Từ năm 1999, thầy G.B Nguyễn Minh Hùng về giúp xứ thì có thêm các lớp giáo lý vào đời.
Ngoài các lớp giáo lý thiếu nhi để Rước lễ lần đầu, Thêm Sức và Bao Đồng, do các dì Mến Thánh giá Thủ Thiêm phụ trách, còn có các lớp giáo lý vào đời.
Lớp giáo lý vào đời dành cho các em từ sau Bao Đồng gồm các lớp:
v Lịch sử cứu độ
v Kinh Thánh Cựu Ước
v Kinh Thánh Tân Ước
v Thánh lễ và Ý nghĩa
v Sống đạo: Hai năm
§ Năm 1: Sống đạo trong hôn nhân
§ Năm 2: Sống đạo trong gia đình
Sau mỗi năm học sẽ cấp giấy chứng nhận môn đã học. cuối năm hai sống đạo, sẽ cấp chứng chỉ giáo lý. Sau khi học xong, các em sẽ gia nhập nhóm cựu học viên giáo lý, và thực hành việc phục vụ họ đạo (học nhạc lý, chia sẽ Lời Chúa, Tập hát, thảo luận sống đạo. Hiện nay, có 10 giáo lý viên, dưới sự hướng dẫn của cha phó, đang trực tiếp là giảng viên giáo lý các lớp này.
Để giúp công tác mục vụ nặng nề
Ø Thầy Phaolô Lê Vinh Đởm (sinh năm 1955) về giúp xứ từ năm 1981 – 1989.
Ø Năm 1990, chịu chức Linh Mục, hiện là Cha sở họ Lộc Ninh, Bình Phước.
Ø Năm 1999, thầy G.B Nguyễn Minh Hùng về giúp.
Ø Ngày 22/12/2000, Thầy chịu chức Linh Mục và phục vụ ở Búng.
Ø 29/08/2006, Cha G.B Nguyễn Minh Hùng chuyển về làm cha sở Phú Long (Lái Thiêu)
Ø 1508/2006, ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ đã đưa bài sai cho cha Phêrô Trần Huy Vũ (vừa chịu chức Linh Mục 25/07/2006 ) và cha Phêrô về phục vụ họ đạo Búng, để chia sẽ gánh nặng của cha sở Micae ngày 29/08/2006.

1. VIỆC XÂY DỰNG PHÁT TRIỂN

Nhân dịp mừng 100 năm ngôi thánh đường thứ 6 của họ Búng, cổng nhà thờ và bảng hiệu “HỌ ĐẠO BÚNG” được thiết kế để đánh dấu một mốc quan trọng của họ đạo


Sau năm 1988, các công trình xây dựng khác ra đời
v Khuôn viên Thánh Tâm trước nhà cha sở
v Nền nhà thờ, hành lang, tiền đường nhà thờ được lót gạch mới
v Bàn thờ mới bằng đá trắng, 1 tấm duy nhất, được một ân nhân dâng tặng năm 2005. Bàn thờ này được Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt, Sứ thần tòa thánh tại Cộng hòa Trung Phi & Tchad, Thánh hiến ngày 04/09/2005, đồng thời ngài cũng cung hiến nhà thờ giáo xứ, dâng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu.
v Ngày 02/11/1996, Cha sở Micae khánh thành nhà nguyện Các Đẳng tại Nghĩa Trang Họ Đạo, và có rất nhiều hài cốt được cất giữ trong đó.
v Năm 2006, ngôi trường gần nhà các dì được nhà nước trả lại quyền quản lý. Các học sinh dời về học ở một trường khác, xây cất khang trang ở gần trụ sở xã Hưng Định, gần cầu Bà Hai. Sau khi có được ngôi trường cho họ đạo, cha sở cho sửa sang bên trong, và biến nó thành hội trường rộng rãi, để dành cho các tổ chức sinh hoạt trong họ đạo.
v Mảnh đất sau nhà thờ, trước là ruộng, sau trồng cây huỳnh đường.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif NHÀ MỒ CÔI HỌ BÚNG

v Khoảng vài năm trước khánh thành, được cha sở Micae đồng ý, Thầy Giuse Lê Thanh Quang bắt đầu việc xây dựng một dãy nhà để có thể nuôi các em mồ côi.
v Dần dần được sự giúp đỡ của nhiều ân nhân, 1 ngôi nhà với 1 trệt, 2 lầu được cất khang trang sau 6 tháng thi công.
v Thứ Hai ngày 24/11/2003, Lãnh đạo cấp tỉnh, huyện, và xã đến dự lễ cắt băng khánh thành, cùng một số khách quý khác. Nhà này được gọi là “Nhà tình thương của Ủy Ban Đoàn Kết Thuận An, Bình Dương”
v Ngày thứ Sáu 12/12/2003, Thánh lễ tạ ơn và khánh thành nhà Mồ Côi Búng được tổ chức long trọng. Nhân dịp này Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II Cũng ban phép lành Tòa Thánh cho quý ân nhân đã góp công góp của xây dựng “ Nhà Mồ Côi Thánh Giuse Búng”. Chứng chỉ phép lành của Tòa Thánh do Tổng Giám Mục Oscar Rizzato ký ngày 09/12/2003.
v Sau đó nhà mồ côi còn xây them một số công trình phụ: Nhà sinh hoạt, phòng y tế, phòng học, và cũng được khánh thành ngày thứ năm 19/08/2004. Ngày lễ Thánh Giuse Thợ (01/05/2006), các ân nhân cũng được mời về để dự nghi lễ làm phép tượng Thánh Giuse ở công viên nhà Mồ Côi. Sau Thánh Lễ, khách mời chia sẽ cơm hộp mừng cho các em.
v Hằng năm các phái đoàn đến thăm và ủy lạo các em. Phái đoàn bác sĩ Mỹ đến khám bệnh và chữa trị cho các em, dưới tên The Children of Peace (Trẻ em hòa bình) mỗi năm 1 hoặc 2 lần. Đến nay (2010) nhà Mồ Côi Họ Đạo Búng vẫn phát triển và sinh hoạt tốt đẹp.

2. CÁC LỄ KỶ NIỆM TRONG HỌ ĐẠO THỜI CHA MICAE ĐẾN NAY

Năm 1982, lễ NGÂN KHÁNH LINH MỤC LONGINÔ NGUYỄN THỚI MẬU, Linh mục Longinô là người con thuộc Họ Đạo Búng, sinh ra lớn lên đi tu từ họ Búng, chịu chức linh mục ngày 21/08/1957. Năm 1982 đang là cha sở họ Phước Lý, Giáo phận Xuân Lộc, để ghi nhớ hồng ân bao la của Thiên Chúa, Cha về Họ Búng để dâng lễ tạ ơn và gặp gỡ bà con trong bàn tiệc tại gia ngày 23/08/1982.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif Ngày 24/11/1988, lễ ĐỆ NHẤT BÁCH CHU NIÊN NHÀ THỜ HỌ ĐẠO BÚNG
Ngày này là ngày kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Nên nhớ rằng ngày 19/06/1988, vừa qua (cách 5 tháng trước), ĐGH Gioan Phaolô II đã tôn 117 vị Á Thánh (Chân Phước) tử đạo Việt Nam lên bậc Hiển Thánh, trong đó có Thánh Phêrô Đoàn Công Quí của họ đạo Búng.
Với sự cộng tác đắc lực của mọi người trong họ đạo, Cha sở đã tổ chức một lễ bách chu niên thật long trọng. Với sự hiện diện của giới chính quyền, cùng sự hiện diện của 3 ĐGM: TGM Phaolô Nguyễn Văn Bình (Sài Gòn), Anrê Nguyễn Văn Nam (Mỹ Tho), và Giuse Phạm Văn Thiên (Phú Cường), quí Linh mục gốc họ Búng, quí linh mục khách mời như LM Võ Thành Trinh ….quí nữ tu gốc Búng và nhiều giáo dân khác, cờ xí đủ màu trong nhà thờ đến bên ngoài, bong hoa ngợp trời, tiếng nhạc trầm bổng dâng lên Đấng Tối Cao – không thể tả xiết.
Sau thánh lễ, quí khách và giáo dân (mỗi gia đình đại diện một người) cùng chung vui trong buổi đại tiệc mừng BÁCH CHU NIÊN. Các thực khách còn được thưởng thức các món văn nghệ của các diễn viên “Cây nhà lá vườn” họ đạo khi đang ăn. Thật là mừng và tạ ơn khôn xiết.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif Các lễ mở tay của các Tân Linh Mục Gốc Họ Búng

v LM Gioan Thiên Chúa Nguyễn Thới Minh (cháu cha Longinô Nguyễn Thới Mậu)chịu chức ngày 19/09/1987 (Giáo phận Xuân Lộc)
v LM Titô Nguyễn Minh Nhường chịu chức ngày 25/01/1989 (Giáo phận Phú Cường)
v LM Phêrô Trần Minh Bạch (Dòng Chúa Cứu Thế Canada) chịu chức14/05/1995
v LM Giuse Nguyễn Công Danh chịu chức ngày 31/12/1995 (Giáo phận Đà Lạt)
v LM Micae Nguyễn Linh Ghi (Đài Loan) chịu chức ngày 28/04/1996
v LM Maccô Thượng Nguyên Khôi chịu chức ngày 18/10/2001 (Giáo phận Phú Cường)
v LM Titô Trần nguyên Lãm chịu chức ngày 2008
v Ngày thứ năm 28/07/1994 NGÂN KHÁNH LINH MỤC, Cha sở họ Búng. Mặc dù chịu chức ngày 21/12/1969, nhưng nhân dịp Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tốt (em cha sở) và cô em út ở ngoại quốc về thăm, cha đã tổ chức mừng lễ Bạc (25 năm) Linh Mục. Thánh lễ tạ ơn được cử hành long trọng, đông linh mục, tu sĩ, cùng giáo dân cả họ hang tham dự. Bữa tiệc mừng 25 năm gồm tiệc ngọt (dành cho mỗi gia đình trong họ đạo) và tiệc mặn (dành cho khách bên ngoài). Trước đó, tối chủ nhật 24/07/1994, các ca đoàn và hội đoàn đã tổ chức văn nghệ với dàn diễn viên “cây nhà lá vườn” tại sân trước nhà các dì, tiếp thêm niềm vui và hạnh phúc cho cha sở, Đức ông và gia đình cũng như cả họ đạo.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif NĂM THÁNH 2000

Họ Búng khai mạc năm Thánh 2000 vào lễ Chúa Giáng Sinh. Trước lễ có văn nghệ mừng Chúa Giáng Sinh trước tiền đường nhà thờ. Sau đó, giáo dân dự Thánh lễ trong nhà thờ.
Ngày 31/07/2000, toàn thể giáo dân tựu về Búng dâng lễ mừng Thánh Phêrô Đoàn Công Quí tử đạo. Hài cốt Thánh Phêrô Quí được cung nghinh vòng quanh nhà thờ. Trước hài cốt có đoàn các em rải hoa, sau hài cốt có các linh mục đồng tế và ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ, Giám Mục Giáo Phận Phú Cường. Thánh lễ trong nhà thờ đầy trang nghiêm và cảm kích. Phép lành toàn xá được ban cho người tham dự lễ này.
Ngày 22/12/2000, Thầy G.B Nguyễn Minh Hùng, đang giúp tại họ Búng. Lãnh nhận chức Linh mục tại nhà thờ Lái Thiêu, do ĐGM Giáo Phận Phú Cường chủ phong. Sau đó, ngày 25/12/2000, Tân Linh Mục G.B đã về dâng thánh lễ mở tay và ban phép lành Tòa Thánh cho họ đạo.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif NĂM 2005 – NĂM THÁNH THỂ CỦA GIÁO HỘI VIỆT NAM
Theo ý của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Lễ Mình Máu Chúa Kitô phải được cử hành trọng thể. Hôm đso là ngày chủ nhật 29/05/2005, họ Búng tổ chức thật long trọng. Trên tháp cao là khung hình 2 tay nâng chén rượu Bánh Thánh do ban giáo lý thực hiện.
Thông thường có 2 lễ sáng chủ nhật cử hành trong nhà thờ, nhưng hôm đó, chỉ có 1 Thánh Lễ. Trước Thánh Lễ là kiệu Mình Thánh Chúa thật trang nghiêm, cung kính. Trước kiệu là ban rải hoa, cha sở cầm Mặt Nhật đi giữa lộng vàng do 4 ông Hội Đồng Giáo Xứ cầm. Ca đoàn đã dọn lễ đài trước tháp chuông, và thánh lễ đã cử hành long trọng tại đó. Sự thay đổi này đã làm cho tinh thần tín hữu thêm an ủi và yêu Chúa Thánh Thể hơn.
Tháng 08/2005, ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TỐT, Sứ Thần Toà Thánh ở Togo và Bénin (Châu phi) về thăm quê hương - MỪNG CHA SỞ MICAE 25 NĂM Ở BÚNG - MỪNG CHA PHÓ 5 NĂM LINH MỤC.


SƠ LƯỢC TIỂU SỬ

ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÊRÔ NGUYỄN VĂN TỐT
Ø Sinh ngày: 15/04/1949 tại Lái Thiêu, trong một gia đình có 12 anh chị em, là cháu của Thánh Matthêu Lê Văn Gẫm.
Ø Ngày 17/08/1959 vào Tiểu Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn
Ø Năm 1967: Du học tại Rôma
Ø Năm 1974 : Lúc 25 tuổi được thụ phong Linh mục.
Ø Năm 1977: Tốt nghiệp cử nhân Kinh Thánh, Phó Giám Đốc Trường Truyền Giáo Rôma.
Ø Cuối năm 1980: ở tại Zaire, Châu Phi.
Ø Năm 1982:Học Đại Học Urbaniana ở Rôma.
Ø Năm 1985” Tiến sĩ Thần Học, tiến sĩ Kinh Thánh và cử nhân Giáo Luật.
Ø Từ 1985 – 1988: Thư ký Sứ Thần Tòa Thánh tại Panama (Trung Mỹ)
Ø Từ 1988 – 1993:Thư ký Sứ Thần Tòa Thánh tại Braxin
Ø Từ 1994 – 1997:Thư ký Sứ Thần Tòa Thánh tại Rwanda
Ø Từ 1997 – 2000: Cố vấn Sứ Thần Tòa Thánh tại Pháp. Trong thời gian này tốt nghiệp tiến sĩ Giáo Luật.
Ø tỪ 2000 – 2003: Xử lý thường vụ Sứ Thần Tòa Thánh ở Bénin & Togo
Ø Ngày 06/01/2003: Lúc 54 tuổi, thụ phong Giám Mục và nhận dây Pallium trở thành Tổng Giám Mục, chính thúc là Sứ Thần Tòa Thánh tại Bénin & Togo
Ø Từ 18/08/2005 – 13/05/2008: Là Sứ Thần Tòa Thánh tại 2 nước Cộngn Hòa Tchad và Trung Phi
Ø Từ 13/05/2008: Là Sứ Thần Tòa Thánh tại Costa Rica (Trung Mỹ)
Ø Đức Tổng Giám Mục về thăm quê hương 3 lần:
Ø Tháng 07/1994 khi còn là Đức Ông
Ø Tháng 08/2005 khi là Tổng Giám Mục
Ø Và tháng 07/2007


CÁC THÁNH LỄ TRONG THỂ CỦA ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC PHÊRÔ

NGUYỄN VĂN TỐT
· Chúa Nhật 14/08/2005: Các em Rước Lễ Lần Đầu
· Chúa Nhật 21/08/2005: Các em được ban Bí Tích Thêm Sức đặc biệt có 2 Giám Mục cùng trao: ĐTGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt và ĐGM Phêrô Trần Đình Tứ
Lạ lùng là cả 2 GM có điểm chung:
· Được tấn phong GM cùng ngày 06/01, nhưng ĐGM Phêrô Tứ thì năm 1999, còn ĐTGM Tốt thì vào năm 2003.
· Cả 2 GM cùng được ĐGH Gioan Phaolô II Tấn phong.
· Chúa Nhật 04/09/2005: Cung hiến nhà thờ và bàn thờ họ đạo Búng. Bàn thờ mới là một phiến đá dài, rộng được một ân nhân quí tặng.
· Sáng thứ năm 01/09/2005, toàn thể Dòng Ba Camêlô Sài Gòn về họ đạo tĩnh tâm và dự thánh lễ do ĐTGM Phêrô chủ sự. Sau đó, họ dung bữa ăn trưa nhẹ tại nhà xứ
· Ngày thứ ba 06/09/2005, ĐTGM Phêrô Nguyễn Văn Tốt lên đường về nhận nhiệm sở mới, cũng ở Châu Phi là: Cộng Hòa Trung Phi và Tchad.
Nhân dịp này, tối chúa nhật 21/08/2005, họ Búng có tổ chức buổi văn nghệ mừng Đức Tổng Giám Mục, mừng cha sở 25 năm ở Búng và mừng cha phó 5 năm linh mục.
Đức Tổng rất quan tâm đến các diễn viên là công nhân ở nhà trọ, từ các tỉnh phía Bắc vào đây làm ăn. Ngài xin chụp nhiều hình lưu niệm. Tiết mục “chim bồ câu” của các công nhân rất hay, nhưng giữa chừng,lúc đứng lên vai nhau có 1 chim bồ câu bị xệ cánh, rớt xuống. Ngài hỏi thăm em đó có sao không.
Trong Thánh Lễ từ biệt ngày thứ ba 06/09/2005. Ngài có nhắc đến tiết mục hát mừng Ngài về quê hương, tựa là “Về Bến Xưa” và trong Thánh Lễ từ biệt, ca đoàn hát bài “Ra Khơi” để tiễn Ngài. Thật là nhớ dai!
Có người nói chơi trước khi Ngài lên xe đi đến phi trường: “Lần này, lên chức Giám mục về thăm nhà, lần tới, lên Hồng Y, xin về nữa”. Ngài đáp ngay: “Không lên Hồng Y cũng về nữa”
ĐTGM Phêrô Tốt về thăm quê hương vào ngày 01/07/2007 và ở họ Búng trọn một tháng, với cha sở Micae, anh ruột của Ngài. Quả thật là vui mừng không kể siết.
Thánh Lễ “Tiễn Cựu Nghinh Tân”Tiễn cha phó Gioan Baotixita Hùng, và rước cha phó Phêrô Trần Huy Vũ
Sáng thứ ba ngày 29/08/2006, Lễ G.B bị trảm quyết. Các cha đồng tế gồm có G.B Hùng, Cha Phêrô Vũ, và cha nghĩa phụ Giuse Tước, đã cùng dâng thánh lễ với ý nghĩa nêu trên.
Dù ở tại Búng 7 năm, nhưng cha phó G.B Hùng, nay là cha sở họ Phú Long, đã để lại nhiều dấu ấn.
v Các lớp giáo lý vào đời
v Chầu Mình Thánh Chúa tối thứ bảy cuối tháng
v Lễ tối thứ bảy đầu tháng cho công nhân, giới trẻ.
v Các nhóm cầu nguyện chia sẽ Lời Chúa
Sau Thánh Lễ là bữa điểm tâm chia tay cha phó cựu cũng như đón rước cha phó mới.
Lúc 9 giờ tại Phú Long, Thánh Lễ nhậm chức của cha G.B Hùng, nhiều giáo dân Búng tham dự và cầu chúc cha an lành trong nhiệm vụ mới.
Cha phó Phêrô Trần Huy Vũ nhận nhiệm sở ở Búng với nhiệm vụ nặng nề của một họ đạo cổ xưa, đông tín hữu.

SỐ TÍN HỮU HỌ BÚNG

Ø Năm 1875: Khoảng 1000 giáo dân (suy đoán)
Ø Năm 1893: 1500 giáo dân (theo tài liệu MEP)
Ø Năm 1925: 2000 giáo dân (theo tài liệu MEP)
Ø Năm 1964: 1540 giáo dân (theo Niên Giám 1964)
Ø Năm 2004: 4242 giáo dân (theo niên giám 2004)
Ø Năm 2005 : 4621 giáo dân (theo Kỷ yếu giáo phận Phú Cường)



HÀNG NĂM, HỌ BÚNG CÓ NHỮNG LỄ KỶ NIỆM ĐÁNG GHI NHỚ

v Lễ bổn mạng họ đạo: Lễ Thánh Tâm (Thứ Sáu sau Lễ Mình Máu Chúa Kitô)
v Lễ Bổn Mạng các khu xóm:
Ø Khu xóm 1: Đức Mẹ Sầu Bi (15/09) (đài chính); Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (15/08) (đài phụ)
Ø Khu xóm 2: Đức Mẹ Mân Côi (đầu tháng 10)
Ø Khu xóm 3: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (08/12)
Ø Khu xóm 4: Đức Mẹ Lộ Đức (11/02) (Núi Đức Mẹ)
Ø Khu xóm 5: Đức Mẹ Là Mẹ Thiên Chúa (01/01)
Ø Khu xóm 6: Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (27/05)
v Lễ Thánh Phêrô Đoàn Công Quí (31/07)
v Lễ Bổn mạng cha sở, cha phó.
v Lễ Giỗ Cha Robert Keller(17/06), cha sở đầu tiên Antôn Võ, chết 06/10/1886, và các cha phục vụ ở Búng.
v Ngoài ra còn có 3 lễ lớn họ Búng hằng năm tổ chức:
· Lễ Giáng Sinh
· Lễ Phục Sinh
· Lễ Các Đẳng (tại Nghĩa Trang)
Thứ hai 29/04/2007, Cha sở, HĐGX, GIÁO DÂN Búng làm nghi thức “động thổ” xây nhà sinh hoạt họ đạo.



MỘT SỐ SỰ KIỆN GHI NHANH TRONG THÁNG 6 VÀ 7/2007

1. Chủ nhật 01/07/2007 : Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Tốt về Họ Đạo Búng lần thứ ba.
2. Chủ nhật 08/07/2007: Đức Tổng Giám Mục Phêrô chủ sự Thánh Lễ cho các em Rước Lễ Lần Đầu và Rước Lễ Trọng Thể (bao đồng)
3. thú hai 16/07/2007: Đức Tổng Giám Mục Phêrô chủ sự Thánh Lễ mừng Đức Mẹ núi Cát Minh tại dòng kín Sài Gòn, và chứng kiến lễ khấn vĩnh viễn của một người con gốc Búng, nữ tu Maria Carmêla Hài Đồng Giêsu Nguyễn Thị Minh sa.
4. Chủ nhật 22/07/2007: Đức Tổng Giám Mục Phêrô ban Bí Tích Thêm Sức cho 114 em của họ đạo. Ban tối lúc 07 giờ 15, Đức Tổng dự văn nghệ với chủ đề “Quê Búng xưa và nay” tại hộ trường, do một số con em trong họ đạo trình diễn.
5. Thứ bảy 28/072007: Đức Tổng Phêrô chủ sự Thánh lễ mừng “Kim Khánh Linh Mục và Thượng Thọ Bát Tuần” cha Longinô Nguyễn Thới Mậu, cháu 7 đời của ông Nguyễn Thới Bình, người sáng lập làng Hưng Định, và là một trong những người đầu tiên thành lập nhà thờ đầu tiên của Họ Búng.
6. Thứ ba 31/07/2007: Đức Tổng Phêrô chủ sự Thánh Lễ mừng 148 năm tử đạo của Thánh Phêrô Đoàn Công Quí, Đồng thời chúc mừng bổn mạng ca đoàn mang tên Thánh Quí.
7. Thứ sáu đầu tháng 03/08/2007: Thánh lễ tiễn đưa Đức Tổng Phêrô lên đường, trở lại Phi Châu để tiếp tục công việc ở đó.
8. Mừng Lễ Kim Cương Khấn Dòng của nữ tu Anna Lê Thị Chính ngày thứ bảy 30/06/2007, 70 năm khấn dòng tại Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là cô út của 2 linh mục: Micae Lê Văn Khâm và Linh mục nhạc sỹ Thiên ý Gioan Baotixita Lê Quang Đức, nữ tu nay đã được 93 tuổi.
9. Nữ tu Maria Trần Thị Thảo Nguyên, DÒNG Thánh Phaolô, đã khấn trọn đời ngày 23/07/2007.
Nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/giaoxubung-langhungdinh

Sanh Quới
02-03-2011, 09:28 PM
http://seablogs.zenfs.com/u/yooB2umVGRZf0S1YtC35XnU8/photo/ap_20101026103039163.jpg (http://seablogs.zenfs.com/u/yooB2umVGRZf0S1YtC35XnU8/photo/20101026103039163.jpg)
A. PHỤ LỤC

1. TIỂU SỬ THÁNH QUÍ

Nếu “Máu các Thánh tử đạo là hạt giống sinh người Kitô Hữu”, thì họ Búng được kể là hạnh phúc và vinh dự vì được xây đắp bằng xương máu của bậc tiền nhân anh dũng trong đức tin, vị linh mục đầu đàn, người con cả yêu quí của họ đạo.. Thánh Linh Mục Phêrô Đoàn Công Quí, người đã đổ máu ra vì đức tin tại Châu Đốc năm 1895 nhưng họ Búng chính là nơi sinh trưởng, chi nôi của Người.
Linh mục Phêrô Đoàn Công Quí là con ông Antôn Đoàn Công Miêng, và bà Annê Nguyễn Thị Thường, cha mẹ vốn dòng quyền quí, nguyên quán ở Đàng Ngoài, đã từng phò vua giúp nước.
Không rõ vì lý do nào (có thể vì lý do công giáo), vào cuối đời Gia Long (1802 – 1820), hai ông bà cùng vài người con di cư vào Nam, ngụ tại Búng, tỉnh Thủ Dầu Một , nay là tỉnh Bình Dương. Tên của các anh chị của Phêrô Quí là: Thới, Bường (gái)Đã, Rạng, Báu. Và chính tại đây, Phêrô Đoàn Công Quí, con út trong 6 người con, mở mắt chào đời vào năm 1826, dưới triều Minh Mạng, tại họ Búng, thuộc làng Hưng Định, tổng Bình Chánh, tỉnh Thủ Dầu Một.
Cậu Quí bản chất thông minh, được cha mẹ cho học chữ nghĩa, hấp thụ nền Nho học và sống trong một gia đình lễ giáo. Từ lâu cậu Quí muốn hiến thân cho Chúa để làm linh mục, giúp việc tông đồ. Nhưng cha mẹ thấy cậu út thông minh, có bề thế sau này, nên để cậu ở lại giữ nghiệp tông đường, và để cho anh của cậu đi tu. Tuy nhiên, “Nhân nguyện như thử như thử, thiên lý vị nhiên vị nhiên”nghĩa là người ta muốn thế này mà ý trời lại định ý khác. Vì vậy,sau khi anh của cậu xin rút lui hoàn tục, thì cha mẹ lại cho cậu đi tu như ý định ban đầu. Cậu bỏ hết để đến ở với Cha Tám, bổn sở họ Búng, để tập đời sống tu trì. Năm 1847, cậu được cha Tám giới thiệu với với cha bề trên Gioan Mịche, sau này là Giám Mục. Năm đầu học La Tinh tại nhà bề trên, năm sau cậu được gửi vào học chủng viện Thánh Giuse, lúc ấy đặt tại Thị Nghè, do cha Borelle (Hòa) làm bề trên, sau đó ít lâu, vào năm 1848, Thầy Quí được gửi đi du học tại Đại Chủng viện Pinăng (Mã Lai). Sau 7 năm học tập và tu luyện, thầy trở về quê hương năm 1855, lúc ấy vua Tự Đức đang cấm đạo gắt gao.
Đức cha Lefèbre (Ngãi) thoạt đầu dặn thầy phải tạm ẩn náu qua ngày, nhưng sau lại sai Thầy đi săn sóc, dạy dỗ, an ủi giáo dân các họ. Nhận thấy thầy có đủ điều kiện về học thức, đạo đức và tinh thần tông đồ, năm 29 tuổi, Đức cha cho Thầy chịu chức cắt tóc, và hai năm sau chịu chức Phó tế. Vào tháng 9/1858, Đức Cha truyền chức Linh Mục cho Thầy tại nhà thờ Thủ Dầu Một. Là con cái trong Họ, cha Phêrô Quí sau đó đã về Búng để “vinh qui bái tổ”. Nói là vinh qui chứ thực ra thánh lễđược cử hành kín đáo, đơn sơ tại Gò Cầy (Bây giờ là cuối đường lò chén Chùm Sao vô vài trăm mét). Cha Phêrô Quí còn nán lại nhà ông Trùm Tín (là cháu của ông Bình và là con của ông Định) thì có tin báo về Cai tổng ở Lái Thiêu là ông Tín chứa chấp cố đạo. Ở Lái Thiêu có một viên thư ký quen than với gia đình ông Tín, khi nghe câu chuyện liền lấy ngựa chạy ngày đến nhà ông Tín, vừa hốt thuốc cho mẹ vừa báo tin. Chiều hôm đó, một chiếc ghe xuôi đường rạch cầu Cây Trâm, đi ra phía vàm Búng và hướng thẳng về Bà Lụa. Khi đi dọc theo bờ rạch, có người nhìn thấy và hỏi thì ông Chư (con cả ông Tín) vừa chèo ghe, vừa trả lời “Anh này (chỉ cha Phêrô Quí) quen ở Bà Lụa, rủ tôi lên đó để gát Cuốc”….Thế mới biết, bắt đầu bước lên bàn thờ tế lễ, là bắt đầu bước chân lên đồi Cal-vê, bắt đầu cuộc tử đạo. Sau Lái Thiêu, Gia Định, Biên Hòa, cha Quí được cử làm phó sở Cái Mơn. Vừa đến nhậm sở được ba tháng thì xảy ra vụ quân linh đến vây dòng Mến Thánh Giá, để lùng bắt giáo sĩ, nhưng không tìm được giáo sĩ, họ bắt mấy nữ tu.
Không sợ nguy hiểm, cha Quí định ra mặt với quan quân, để chuộc mạng cho các nữ tu, nhưng giáo hữu không để người ra.
Sau đó Đức cha cử người đến họ Đầu Nước ở Cù Lao Giêng , Tỉnh An Giang ngày 27/12/1858, thì mười ngày sau 07/01/1859, quan Tổng đốc An Giang được mật báo có Tây Dương đạo trưởng trú ẩn tại nhà ông Emmanuel Lê Văn Phụng, lúc ấy là Câu phủ họ (tức Trùm họ) Đầu Nước. liền sai 100 lính đến bao vây. Được tin làng bị lính bao vây,Cố Pernot nói với cha Quí hãy đi trốn để thoát lưới quân thù, Cha quí lại bảo Cố trốn đi, còn cha nhất định không nao núng sợ hãi chi cả, Ngài cho mình không có dấu chỉ gì để quan biết mình là linh mục.
Quan vào nhà ông Emmanuel Phụng, truyền cho ông phải nộp Tây dương đạo trưởng. Ông Trùm Phụng trả lời ở đây không có Tây dương đạo trưởng trú ẩn. Quan quat lớn lên:
- Đạo trưởng ở đâu?
Cha Quí đứng gần đó trả lời:
- Tôi là Đạo Trưởng
Quan hồ nghi:
- Không phải mày, mày phải tìm nộp cho chúng tao Tây dương đạo trưởng mới được.
Cha đáp:
- Không có Tây dương đạo trưởng nào ở đây cả, Tôi chính là Đạo Trưởng, tôi sung sướng làm việc giảng đạo , ai muốn nghe đạo tôi sẵn sàng chỉ dạy.
Quan thấy cha Quí còn trẻ, không có vẽ gì là đạo trưởng, không tin lời của Cha khai là thật. Quan mới quay ra hỏi đứa nhỏ khoảng 10 tuổi, là cháu nội của ông Trùm Phụng, xem đạo trưởng là ai
Đứa nhỏ chỉ vào cha Quí:
- Chính ông này là đạo trưởng.
Quan hết hồ nghi, liền truyền lệnh bắt trói cha Quí, và bắt luôn ông Trùm Phụng cùng 32 bổn đạo trong làng, rồi xiềng xích bắt về Châu Đốc. Hôm ấy là ngày mồng 07 tháng Giêng năm 1859.
Đến Châu Đốc, Ngài bị dẫn đến trước mặt quan Tổng đốc, quan thẩm vấn cha nhiều điều và hứa sẽ tha nếu cha bỏ đạo, theo như chiếu chỉ của nhà vua, nhưng cha Quí vẫn kiên quyết nhận mình là đạo trưởng và quyết không từ bỏ đạo.
Lần khác quan nói với cha, “Thầy là người thanh liêm, nhân từ, đức hạnh, tại sao lại mê theo tà đạo, hãy nghe ta mà bỏ đạo đó đi”
Cha Quí trả lời:
- Dạ, thưa quan, tôi là người giảng dạy đạo này, sao lại có thể bỏ đạo cho được? Vả nữa, đây là chính đạo, vì chỉ dạy điều tốt lành, chứ không phải là tà đạo như quan hiểu lầm đâu.
Quan liền sai giam cha vào ngục và sau đó dung nhiều phương kế đe nạt, dụ dỗ, tra tấn hòng làm thay đổi lập trường của cha, nhưng cha vẫn một lòng trung kiên với chính đạo. Sau cùng, quan thảo bản án trảm quyết gửi về kinh đô. bảy tháng trong ngục, cha Quí động viên các bạn tù, cử hành bí tích, nguyện ngắm và đọc kinh Mân Côi với họ. Một giáo hữu đến thăm cha, có cả linh mục bản quốc cải trang để vào giải tội và cho cha rước Thánh Thể.
từ trong ngục thất, Ngài gửi về cho mẹ (thân phụ qua đời) một bức thư bằng văn vận, ý từ cao sâu, lời lẽ cảm động



THƯ Ở NGỤC ĐƯỜNG




Ký vụ thân mẫu đôi chữ tường tri



Kể từ ngày con vâng lệnh ra đi



Lòng lã chã lệ rơi luồng lụy



Ngỡ tới đây hành công biện sự



Một hai tháng về viếng từ than



Ai ngờ rầy sớm cách lìa phân



Trời cùng nước không hề vầy hiệp



Hễ Đạo làm tôi đua giữ lời răn dạy



Cho nên con vâng lệnh chỉ sai



Đàng xa xôi cách trở chi nài



Miễn đặng tiếng vâng lời chịu lụy.




Sau khi tỏ tình nhớ mẹ, cha kể chuyện mình:




Kính thưa má,



Khi con tới An Giang tạm nghỉ



Gặp chầu trời mở hội khoa thi



Nên con phải liều thân ứng cử



Ấy là Thiên Chúa chi sở nhiên



Nhân tất tùng chi, nhi dĩ hỉ.




Dầu trăng trói gông cùm tù rạc



Chốn ngục hình xiềng tỏa chi nề



Miễn vui lòng cam chịu một bề



Cho trọn đạo trung thành hiếu tử




Chí con dốc đền công ơn Chúa



Dạ con làm báo ngãi mẹ cha



Xin mẫu từ chớ chút phiền hà



Một vui chịu cho danh cha cả sang.




Mẹ ở lại lần hồi ngày tháng,



Việc hôm mai cần cán giữ gìn,



Gắng công phu việc Chúa kính tin,



Hằng khắc kỷ dẹp yên ba giặc….



Nẻo tam cừu thìn mình chớ mắc,



Giữ mười răn cẩn mật đừng sai,



Dẫu đời này ly biệt bao nài,



Sau ắt cùng một nhà vầy hiệp.


Nay thơ,
Thân tử Bá Đa Lộc Đoàn Công Quí
Linh mục bản quốc.

Ngày 30 tháng 07 năm 1859, án lệnh của triều đình được gửi từ kinh đô tới Châu Đốc
Sang hôm sau là ngày 31/07/1859, ngày thi hành án lệnh, hai cha con, Phêrô Quí và ông Trùm Phụng, mặc áo tốt nhất, ung dung và đĩnh đạc đi đến pháp trường, có quan quân đi trước, giáo hữu đi sau. Một tên lính vác thẻ, lâu lâu lại cất tiếng rao:
“Tự Đức thập tam, An Giang tỉnh, Kỷ Vị niên, thất nguyệt, sơ nhị nhật. Thẻ: Đạo trưởng Đoàn Công Quí tùng gian đạo, đạo chủng; Đạo thư; bất khẳng quá khóa; Vi phạm quốc pháp;luật hình trảm quyết. Tư thẻ”
Quả thật đây là án lệnh của vị tuẫn đạo. Khi tới xóm Chà Và gần cầu cây Mét là chỗ pháp trường, hai cha con cùng quì xuống cầu nguyện, cha ban phép giải tội cho con, con từ giã cha, giáo hữu đến bái biệt hai vị bước vào cõi phước. Bỗng ba tiếng chiêng vang lên giữa đồng vắng, một hồi trống giục, rồi ba lát gươm trao, lát thứ nhất rồi lát thứ hai hết nữa cổ, lát thứ ba gần đứt hết, lát thứ tư đứt hẳn, một chiếc đầu rơi. Linh hồn cha Phêrô Quí bay về cõi cao xanh, có ông Trumg Phụng đi liền theo sau trong giây lát. Hôm ấy là ngày 31/07/1859, cha Quí vừa tròn 33 tuổi.
Cha Vọng và giáo dân lãnh xác cha Quí về an táng ở nhà thờ Năng Gù, sau được cải táng đem về chủng viện Cù Lao Giêng 1959, nhân dịp Bách chu niên cuộc tử đạo của Ngài. Tên của Ngài được đặt cho trường Trung Học Năng Gù (trước năm 1975) và Tiểu chủng việc, rồi Đại Chủng Viện Thánh Quí ở Giáo Phận Cần Thơ. Đại Chủng Viện Thánh Quí đào tạo linh mục cho các giáo phận: Cần Thơ, Vĩnh Long và Long Xuyên.
Đức Thánh Cha Piô X đã phong Ngài lên bậc Á Thánh vào ngày mùng 02 tháng 05 năm 1909. để tưởng nhớ và kỷ niệm công đức của Ngài, một tượng đài uy nghi được xây dựng trước nhà thờ Búng, nơi chon nhau cắt rốn của vị Thánh
Và ngày 19/06/1988 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nâng Ngài lên bậc Hiển Thánh.
Dòng họ Thánh Quí tiếp tục dâng hiến cho Cho Giáo hội nhiều vị linh mục: quí cha Đoàn Công Triệu (1936), Đoàn Quang Đạt (1956), Đoàn Thanh Xuân (1954), và nhiều tông đồ giáo dân nhiệt thành.


Theo sổ rửa tội còn lưu tại Búng, gia đình thuộc họ Đoàn Công được kể ra như sau:




Ông Raymond Đoàn Công Huy và bà Anê Nguyễn Thị Nhiệm đã sinh ra:

Tôma Đoàn Công Tửu, 03/05/1877, xã Bình Sơn, Tổng Bình Chánh, rửa tội ngày 06/05/1877 do cha Võ.
Phaolô Đoàn Công Luông, 04/10/1878, xã Bình Sơn, tổng Bình Chánh, rửa tội ngày 06/05/1878, do cha Võ.
Phaolô Đoàn Công Tần, rửa tôi ngày 17/01/1888, do cha Giuse Thơ.
G.B Đoàn Công Chiêu, rửa tội ngày 12/09/1891, do cha Giuse Thơ
Anrê Đoàn Văn Quan, rửa tội 02/01/1894, do cha Simon
Đoàn Công Triều, rửa tội 22/09/1896
Phêrô Đoàn Công Hội, sinh 13/10/1885, rửa tội 15/10/1885, do cha Antôn Võ.
CẦN LƯU Ý:QUÍ HAY QUÝ ?
Ø Tài liệu của linh mục Pernot từng sống với vị Thánh, và sau này kể lại ở Paris, luôn ghi “le prêtre QUI” “P.QUI”
Ø Trong tờ xin làm gia phả đầy đủ của vị Thánh, ông Đoàn công Tần cháu đời thứ 4 của vị Thánh, ghi : Tông chi than tộc Á Thánh Đoàn Công Quí” (31/07/1967).
Ø Trong bản ghi nguồn gốc họ Búng, cha Martin (MEP)ngày 10/02/1911, cũng ghi “ Le Bienheureux Pierre QUÍ (trang 2 và trang 10).
Ø Khi xây dựng tượng đài Thánh tại họ Búng, Ông Đoàn Công Chánh, ghi tại chân đế “ Thánh Phê rô Đoàn Công Quí” và ngày 17/02/1960, Đức Cố Giám Mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền đã khánh thành tượng đài này.
Ø Quyển “Hạnh tích các đấng Chân Phước tử đạo” các vị có hài cốt chôn tại bàn thờ chánh Vương Cung Thánh Đường Sài Gòn xuất bản 1960, trang 42 viết về “ Chân Phước Phêrô Đoàn Công Quí”.
Ø Trong sách “ Thánh Giáo Yếu Lý” vấn đáp, năm 1953, do nhà xuất bản Tân Định in lần thứ 11, trang 102, “ Những điều vinh hạnh đặc biệt của địa phận Sài Gòn” có viết.
Ø Ngày 27/05/1900, Đức Giáo Tông Lêô XIII phong lên bậc Á Thánh: Cha Joseph Marchand (Cố Du), Cha Philipphê Minh, Ông Matthêu Gẫm.
Ø Ngày 02/05/1909, Đức Giáo Tông Piô X phong lên bậc Á Thánh : Cha Phêrô QUÍ, Ông Trùm Emmanuel Phụng, cha Phaolô Lộc, cha Phêrô Lựu, ông Trùm Giuse Lựu và Phaolô Hạnh.
Ø Tóm lại: “QUÍ” là đúng tên của Thánh Nhân (không phải là QUÝ)



BỔ TÚC TIỂU SỬ THÁNH QUÍ


Ø Linh mục JEAN-CLAUDE PERNOT (Xem tài liệu của MEP)
Ø Sinh ngày: 17/11/1823
Ø Cha là Claude Francois, làm nghề thợ may.
Ø Mẹ là: Anne Pinaigre, nội trợ
Ø Mùa thu 1839 (15 tuổi) vào tiểu chủng viện Luxeuil.
Ø Năm 1841, vào học Triết ở chủng viện Vesoul
Ø Năm 1843, học thần học ở Besancon
Ø Ngày 18/09/1847 (lúc 24 tuổi), thụ phong linh mục.
Ø Ngày 03/09/1851 (28 tuổi) vào Hội Truyền Giáo Paris.
Ø Ngày 04/09/1852 đi Viễn Đông từ cảng Havre
Ø Ngày 26/10/1852 đến Pinăng (Malaysia)
Ø ĐGM Lefèbvre Ngãi thuê tàu chở Cha đến nước Việt. Hơn 1 tháng thì đến Đồng Nai. Sau đó đi thuyền đến Thị Nghè.
Ø 1853 – 1854 : Ở Thị Nghè
Sau đó, được sai đến Đầu Nước ở Cù Lao Giêng. Cha Pernot ở tại nhà của ông Emmanuel Lê Văn Phụng. Họ Đầu Nước được thành lập năm 1783 do 2 gia đình Cai Thia ?- Ông Phụng với tính năng hăng say và nhiệt thành tông đồ, dạy giáo dân, nâng đỡ họ, cố gắng giúp họ về đạo giáo, dù gặp nguy hại, nhất là khi họ đau ốm và sắp chết. Cha Pernot ở đây cho tới 1859.
Cha ở trong một nhà nhỏ, nấp trong góc kín của ngôi nhà. Ban ngày phải ẩn mình, cha chỉ đi ra ban đêm. Ở đó cha cử hành các Bí Tích cho giáo dân mà ông Phụng kín đáo đưa đến. Ban ngày đôi khi Cha phải im lặng và ở yên vì các người lương do thám đến lục soát phía bên kia vách nhà của Ngài. Nhiều lần cha phải lật đật chạy trốn trong chỗ rậm gần đó, chân ở trong đầm nước và muỗi căn khủng khiếp. Khi nguy hiểm qua rồi, người ta đến tìm cha về.
Dù rất cẩn thận, nhưng họ cũng nghi ngờ có người Âu. Hai người lương ở làng Tân Đức ở Cù Lao Giêng, quyết tâm bắt quả tang. Một đêm nọ, họ trèo lên cây măng sau nhà ông Phụng, và cha Pernot, không biết có nguy hiểm đã đi ra để thở không khí trong lành. Ngay lập tức họ nhận ra Ngài. Họ đi tố cáo với Tổng Đốc Châu Đốc. Ông gọi trưởng đội dân quân, ra lệnh chuẩn bị khoảng 20 chiếc thuyền để đến Cù Lao Giêng. Nhưng người ta biết ngay lý do có cuộc sắp đặt đó và một giáo dân vội vàng báo tin cho ông Phụng. Ông Phụng lúc đầu không tin lời người này, ông nói: “Không thể có chuyện đó, ông Huyện Cù Lao Giêng rất tốt với tôi, đáng lẽ nói cho tôi biết chứ”. Tuy nhiên, các chiếc thuyền dân quân đã đến chọ Cho Thu (?), cách Đầu Nước 6 km. Rồi thuyền chạy chậm để đến đêm thì đến nhà ông Phụng, được báo là cất giấu một người Tây.
Việc xuất hiện đội thuyền làm cho giáo dân trong lang xôn xao. Một giáo dân đến nhà ông Phụng. Không còn nghi ngờ gì nữa, vì có tiếng mái chèo đập nước nghe rất rõ. Vội vàng, hối hả người ta cất giấu đồ đạc gây nghi ngờ, và che giấu cha Pernot. Dưới sự hướng dẫn của ông Gabrie Vi, cha chạy trốn trong rừng rậm và cũng khuyên cha Quí trốn đi nhưng vị linh mục bản xứ trả lời: “Cha ơi, cha trốn nhanh đi, còn con, con là người An nam, con sẽ không gặp khó khăn gì đâu”. Sau một lúc, quân lính bao vây nhà ông Phụng, và siết chặt vòng vây để không ai có thể chạy thoát. Họ tìm kiếm khắp nơi, lục soát các góc xó nhà tăm tối, nhưng vô ích, tuyệt đối không tìm thấy gì cả. Cha Pernot đã đi kịp lúc, các đồ lễ cũng rời xa đó rồi. Ông trưởng đội quân giận dữ, bắt giữ ông Phung, chủ nhà, muốn ông thú nhận là ông có che giấu một nhà truyền giáo. Nhưng ông Phụng từ chối nói ra và không chỉ bảo gì cả. Giận điên tiết, ông trưởng đội quân ra lệnh bắt trói và đóng gông Cha P.Quí, ông E. Phụng và 32 bổn đạo ở đó. Rồi dẫn họ về phủ Châu Đốc. Đó là ngày 07/01/1859. Vài tháng sau đó, Cha Quí và ông Phụng bị kết án tử và hành hình. Cha Quí bị chặt đầu, ông Phụng bị siết cổ. Ngày 13/02/1879 (20 năm sau) hai vị tử đạo này được ĐGH Lêô XIII phong Chân Phước.
Còn Cha Pernot lúc đó thế nào?. Suốt đêm, Ngài trốn núp trong rừng. Sáng hôm sau, Ngài trở lại họ Đầu Nước, và tạm trú ở nhà một giáo dân khác. Các bề trên nhận thấy cần đưa cha đi khỏi Họ đó, nên vị thừa sai buộc phải trốn ở đáy thuyền và băng qua song, đến với các giáo dân ở Ben Dinh (?) cách đó 25 cây số. Các giáo dân ở đây quá sợ hãi nên từ chối cho cha ở. Có một phụ nữ can đảm, bà Anna Thoa, nói với chồng: “Đừng sợ gì cả, chúng ta cứ cho cha ở nhà chúng ta”. Lúc đầu người chồng không đồng ý, nhưng sau cùng với sự nài nỉ của bà vợ, ông đồng ý và don một cái chòi nhỏ ở trong bụi tre gần nhà, bà Anna hằng ngày mang cơm nước đến cho cha. Ở đó chỉ được ba ngày, Tổng Đốc Châu Đốc không muốn bỏ lơi con mồi nên ra lệnh lục xét khắp nơi. Quan quân đến gần Bến Dinh rồi. Còn thời gian nên phải cứu vị thừa sai thôi. Đầu óc dân An nam đầy mưu mẹo. Họ lấy một chiếc ghe chất đủ thứ lá: Tranh lợp nhà, rơm làm vách, lá dừa làm cửa….Chiếc ghe chở người buôn lá trong một thời gian ngắn đã xuôi dòng nước. Vị thừa sai Pernot đã ngòi trongmột cái lỗ mà người ta bao quanh bằng đủ thứ lá. Lên bờ, đi đường bộ đến chợ gần đó, rồi đến chợ kế tiếp, sau cùng cha đến Cái Nhum. Giáo dân ở đấy rất tốt, người lương xung quanh cũng tốt và có thiện cảm. Họ đạo có dòng Mến Thánh Giá và có một tiểu chủng viện của truyền giáo.
Ø Đầu năm 1860, ở Sài Gòn.
Ø Năm 1861, về chủng viện Hội Truyền Giáo ở Paris.
Ø Ngày 27/02/1904, qua đời ở Paris, thọ 81 tuổi.

file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif VỀ LINH MỤC PHAOLÔ ĐOÀN QUANG ĐẠT:

Linh mục Phaolô Đoàn Quang Đạt sinh năm 1877 trong một gia đình công giáo tại Bình Sơn (Búng), Bình Dương. Đi tu ở Sài Gòn và chịu chức linh mục năm 1911. Sau khi chịu chức, Ngài là thư ký tòa Tổng Giám Mục Sài Gòn, sau đó là linh mục phụ tá nhà thờ Tân Định từ năm 1920 – 1933 và về phụ trách ở nhà thờ Bà Rịa từ năm 1933 – 1949. Ngài mất ngày 21/02/1956 và được an táng tại nghĩa trang của giáo hội cạnh nhà thờ Chí Hòa, thuộc quận Tân Bình hiện nay.
Linh mục Đoàn Quang Đạt là người sống khắc khổ, bị bệnh hen. Ngài giỏi nhạc, họa và kiến trúc. Theo ghi nhận của lịch sử công giáo , Ngài chính là tác giả vẽ thiết kế nhà thờ Biên Hòa hiện nay. Theo ông Nguyễn Văn Quí, sở dĩ linh mục Đaòn Quang Đạt viết nhạc là vì những tác phẩm ca hát trong nhà thờ trước đây đèu là nhạc nước ngaòi và bằng tiếng La tinh, số đông giáo dân hát không được. Chính vì vậy, Ngài liền nghĩ ra cách dịch lại những bài hát này cho giáo dân hát. Những bài hát nhạc ngoại bằng tiếng Việt này vẫn rất khó hát. Cuối cùng, Ngài viết hẳn những bài hát bằng tiếng Việt ký âm theo nhạc lý phương Tây. Còn linh mục Nguyễn Hữu Tấn, Giám đốc Đại Chủng Viện Sài Gòn cho biết những bài hát của linh mục Đạt rất khác với nhạc Tây, mà giống với giọng cổ của miền Nam hơn. Còn linhmục Đỗ Xuân Quế, đặc trách về thánh nhạc của giáo phận Sài Gòn cũng thừa nhân linh mục Đạt “Rất giỏi về thánh nhạc” và bài hát “Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời” của Ngài đến nay vẫn còn dung. Linh mục Quế còn cho biết ngài được nghe kể linh mục Đạt đã nghiên cứu từng bước chân trâu, bò đi trên đường để viết phần nhạc trong bài Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời và bài ca này ngài đã nghe từ những 1930 khi còn ở miền Bắc….
Thế nhưng cha Đạt viết những bài hát ấy từ những lúc nào?. Theo những tài liệu có thì nhất ngài đã viết những bài hát bằng Tiếng Việt từ trước năm 1913. Trong tập nhạc Ca Ngợi Rất Thánh Trái Tim Đức Giêsu in tại nhà in Imprimerie de la Mission (nhà in trong nhà thờ Tân Định) số 289 Rue Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng) năm 1942 có ghi lời bạt của linh mục Phaolô Qui vào ngày 01/05/1913. Linh mục Qui mất năm 1914. Một tài liệu khác là cuốn kinh Mục Lục Sài Gòn in năm 1899 có chép toàn bộ phần lời của bài ca Nửa Đêm Mừng Chúa Ra Đời, nhưng không có phần nhạc…..
Linh mục Giuse Bùi Văn Nho, chánh sở họ đạo Chợ Lớn đã kể lại cho cha Micae Nguyễn Văn Minh, cha sở Họ Đạo Búng, một câu chuyện như sau: Khi phổ nhạc bài hát “ Kính nguyện Chúa Thánh Thần”, cha Phaolô Đạt đang đi làm lễ ở Bến Sắn trên xe bò và cột cái võng để ngài nằm. Con đường từ Búng đến Bến Sắn lúc đó đường gồ ghề, lồi lõm, khúc khuỷu, ngoằn ngoèo, đá sỏi lởm chởm, lúc lên lúc xuống. Trên đường đi, ngài đã bị cọp đuổi chạy. Vì vậy, bài hát ngài phổ nhạc cũng tương tự như thế. Cha Phaolô Đạt viết bài này với âm thể chính là FA trưởng và nhịp 6/8, nên có lúc dắt dẻo, có lúc du dương, dìu dặt có lúc rượt đuổi giống như chuyển động của chiếc xe và chiếc võng trên đương Ngài đi làm lễ vậy.
file:///C:/DOCUME~1/(-_-)A~1/LOCALS~1/Temp/msohtml1/03/clip_image001.gif VỀ CỐ LINH MỤC
C. NHÀ CÁC DÌ MẾN THÁNH GIÁ THỦ THIÊM CỘNG ĐOÀN BÚNG

1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐOÀN



“Nơi đây ơn huệ chứa chan



Chính là cuộc sống Chúa ban muôn đời”



( Tv 133,1)

Cộng đoàn Búng là cộng đoàn khá lâu đời, năm trong khuôn viên nhà thờ Búng, cùng một dãy với trường Tiểu Học. Ngôi nhà trông cổ xưa, cũ kỷ nhưng thật ấm long, ấm tình chị em với những sẻ chia trong cuộc sống. Hiện nay, có ba chị em là Anê Thượng Thị Tiếp, Magarita Nguyễn Thị Tùng và Têrêsa Nguyễn ngọc Vinh. Cả ba đều là người gốc Búng.
Thời bà Maria Nguyễn Thị Hiếm làm Bề Trên (1910 – 1916), năm 1915 Linh mục Martin Nghi xin các dì về để giúp họ đạo. Hai chị đầu tiên của cộng đoàn làd Anna Nguyễn Thị Hải và Maria Huỳnh Thị Lai.
Bà Phanxica Rômana Nguyễn Thị Hơn (Út Hơn, dì của cha Đức, cha Khâm) là người quê ở Búng (sinh năm 1913) kể lại: “Khi các dì đến đây thì dì mới hai tuổi. Trong suốt thời gian ấu thơ, dì chỉ nghe nói tới cha Giuse Quận là cha phó lúc bấy giờ. Năm 1916 – 1924, cha Anrê Miều về đây coi sóc họ đạo. Năm 1925, dì lên 12 tuổi được chịu phép Thêm Sức và Bao Đồng cùng một lượt.
Năm 1925, Cha Keller về họ Búng (giáo dân thưừong gọi cha là ông cố Tây). Thời gian này, số giáo dân ngày càng tăng, hầu hết bà con giáo dân ở đây đều sinh sống bằng nghề làm chén và làm vườn. Trình độ của giáo dân còn thấp không thể cộng tác được với cha sở trong việc dạy dỗ các thiếu nhi trong họ đạo. Cha đã tạo điều kiện để các dì tham gia trong mọi sinh hoạt của họ đạo, nhất là việc giáo dục các thiếu nhi. Nhờ đó số các em ngày càng đông với những sinh hoạt đa dạng làm cho bộ mặt của họ đạo thêm sinh động, vui tươi. Để có chỗ dạy các em, cha đã xây một ngôi trường nhỏ nằm cạnh nhà các dì để tiện việc dạy và trông coi nhà cửa. Ngoài ra các dì còn cộng tác với cha trong một số công việc như: Dạy giáo lý, lo việc phòng thánh, tập hát ca đoàn và trông coi trẻ trong nhà thờ.
Trong khoảng thời gian cha Keller coi sóc họ Búng đã có rất nhiều chị em luân phiên nhau đến cộng đoàn Búng phục vụ. Các chị cũng không làm gì khác ngoài những việc đã kể trên. Chính cha đã giúp xây ngôi nhà gạch, mái ngói mà các chị đang ở hiện nay. Hồi đo, các chị còn xài nước giếng nhà cha sở.Hằng ngày, các chị phải qua nhà cha khiêng nước về nhà, có khi huy động học trò phụ khiêng nước về chứa trong thùng phuy để xài dần
Bà Têrêsa Avila Trần Thị Son (đã qua đời) cho biết: “Năm 1932, dì tới cộng đoàn Búng, lúc đó dì 22 tuổi và mới khấn ra, nên được các dì giao cho dạy lớp năm, dì lớn trong cộng đoàn lúc đó là bà Anna Nguyễn Thị Thân (Mười Thân), bà rất dễ thương, vui vẻ luôn lo lắng cho chị em. Thời của dì không có điện, chỉ xài đèn dầu thôi, các dì dạy học ngày hai buổi, chỉ có một thánh lễ Misa vào buổi sang, chiều các dì cho học trò vào nhà thờ đọc kinh, viếng Chúa. Cha Nguyễn Thới Mậu ngày xưa là học trò của dì”
Trong giai đoạn từ 1948 – 1962, Dì Maria Nguyễn Thị Phánh và Dì Maria Phan Thị Dược đóng góp rất nhiều cho công tác tông đồ, giáo dục và đào tạo ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Giáo dân ở đây rất quan tâm, tín nhiệm và biết ơn các dì. Có những khó khăn gì, họ đến chia sẻ, xin các dì hướng dẫn, góp ý. Thỉnh thoảng họ đến thăm các dì với giỏ trái cây theo mùa.
Vào các dịp hè (2 tháng) và têt (1 tháng)khi nhà Dòng nghỉ, các dì đi ghe chở trái cây trong mùa của vùng Búng (măng cụt, chôm chôm, sầu riêng, bòn bon,…).
Năm 1963, do nhu cầu mục vụ ngày càng nhiều cũng như việc dạy học phát triển, nhân sự của cộng đoàn đã tăng lên 5 người.
Năm học 1963 – 1964, có hai em nhà tập được bề trên cho đi thử tại cộng đoàn Búng. Đó là chị Agnes Đoàn Thị Nghĩa và chị Maria Nguyễn Thị Vậy. Khi đó dì út Phánh phụ trách cộng đoàn, các dì dạy học: Cô Nghĩa dạy lớp nhất, Dì Maria Bùi Thị Dưng dạy lớp nhì, Lớp ba Dì Maria Lê Thị Sinh, lớp bốn Cô Vậy dạy ở bên trường Nam (hai phòng ở phía ngoài đường cạnh nhà cha sở). Dì Maria Nguyễn Thị Phánh tập hát và lo đi chợ (trước đó dì đã làm hiệu trưởng trường tiểu học Hưng Định nhiều năm)
Năm 1964, Dì Têrêsa Nguyễn Thị Huân đến cộng đoàn, nhận trách nhiệm hiệu trưởng trường tiểu học Hưng Định của Nhà Thờ Búng, kiêm phụ trách dạy lớp nhất của trường. Có khoảng 400 em học trò , từ lớp năm đến lớp nhất, các dì dạy tất cả các lớp này.. Bên cạnh đó, cha sở còn mở thêm một trường Trung Học nhưng chỉ có hai lớp đệ Thất và đệ Lục, thầy Tự phụ trách. Đặc biệt các dì rất quan tâm đến các em lớp cuối cấp để giúp các em thi tiểu học, hầu hết các em đều đạt kết quả tốt. Ngoài việc dạy tại trường, các dì còn nuôi thêm khoảng 20 em nội trú từ xa đến đây học.
Nhưng công việc chính của các dì bên cạnh công tác giáo dục là cộng tác với cha sở trong việc mục vụ tông đồ: Các chị dạy giáo lý các cấp, giáo lý tân tong và giáo lý hôn nhân, lo việc phòng thánh, điều khiển ca đoàn và sinh hoạt thiếu nhi……Đồng thời, quí dì tập cho các học trò có thói quen đến với Chúa Giêsu Thánh Thể: Mỗi sang vào giờ ra chơi các em đến viếng Chúa, buổi chiều khi tan học thì ở lại đọc kinh. Thời gian này, phong trào Nghĩa Binh Thánh Thể phát triển mạnh, làm cho sinh hoạt của họ đạo thêm phần khởi sắc. Cuộc sống của các dì cứ thế trôi đi êm ả với nhưng công việc thường nhật. Cho đến sự kiện 30/04/1975, một số các dì về tu gia, số khác về Nhà Mẹ nên cộng đoàn còn lại các dì: Anna Nguyễn Thị Tám, Anna Lê Thị kim Hoa, Anna Trương Thị Miều, Anê Cao Thị Cho và Anna Nguyễn Thị xem vẫn tiếp tục công việc dạy học. Chẳng được bao lâu thì bà Tám đến tuổi hưu nên phải trở về hội dòng.
Tháng 10/1976, nhà nước tiếp thu trường công giáo Hưng Định, các dì đành phải tạm chia tay với việc dạy học, và bắt đầu với việc làm rẫy, làm ruộng….Hoàn cảnh càng lúc càng khó khăn hơn, kinh tế cộng đoàn không đủ sống, vì thế một số dì phải về tu gia còn lại dì Kim Hoa. Năm 1977, dì Anna Huỳnh Thị Mai lúc đó đang tu gia, được bề trên gọi đến cộng đoàn cùng với dì Kim Hoa phục vụ họ đạo.
Năm 1982, dì Kim Hoa được bề trên gọi đến cộng đoàn Bến Gỗ, dì Magarita Nguyễn Thị Tùng về thay thế. Năm 1983, cộng đoàn có them dì Têrêsa Nguyễn Ngọc Vinh.
Năm 1984, dì Anê Thượng Thị Tiếp từ cộng đoàn Bảo Lộc về hội dòng và được bề trên gọi đến Búng. Ban ngày dì dạy học tại gia đình, buổi tối dì về cộng đoàn sinh hoạt chung với chị em. Sau khi cha mẹ qua đời, vì số học trò quá đông, nhà cộng đoàn lại chật, cộng đoàn xin dì tiếp tục dạy các em tại nhà của gia đình dì đến nay.
Như vậy cho đên hôm nay đã có trên 145 chị em luân phiên đến giáo xứ Búng phục vụ.
Đến cộng đoàn Búng, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái vì lòng hiếu khách của quí chị, Nhiều người lấy làm lạ: Tại sao cả ba chị đều ở Búng, mà có thể hoạt động tông đồ được ở quê nhà, nhất là lại được giáo dân thương mến và công tác rất đắc lực?. Phải chăng đó là sự quên mình của các chị, hòa đồng và rộng rãi với người ngoài. Nói tới chị út Tùng, ai cũng nói chị có “lính” nhiều lắm. Hô một tiếng là lính chị làm chu đáo. Còn những học trò nào thuộcdạng “siêu quậy” cứ đưa xuống chị Năm Tiếp, một thời gian sau em đó giống như”cậu học trò gia lễ”(hiền lành, lễ phép). Còn chị Năm Vinh đúng là “em hiền như ma xơ”, lúc nào cũng thấy cười, nhưng lại rất chu đáo trong bổn phận.
Sau biến cố 1975, nhờ sự giúp đỡ tận tình của cha sở Micae Nguyễn Văn Minh và một phần may mắn là có một số chị em là người địa phương nên công tác mục vụ cũng như việc dạy trẻ của cộng đoàn được xuôi chảy mặc dù cuộc sống của các chị rất khó khăn vì tình hình xã hội chưa ổn định.
Đối với việc mục vụ, các chị giáo lý các cấp, giáo lý tân tong và giáo lý hôn nhân, lo việc phòng thánh, giúp ca đoàn và sinh hoạt thiếu nhi. Đặc biệt, các chị còn hướng dẫn một số thanh thiếu niên trong họ đạo xác định ơn gọi của mình.
Tại Búng, chị tổng phụ trách Agatha Trần Thị xanh thành lập hiệp hội Mến Thánh Giá Tại Thế vào ngày 27/02/2000 với khoảng 45 thành viên. Mỗi tháng 2 chị trợ úy tại Nhà Mẹ đến giúp cho các hội viên: Chia sẻ lời Chúa , tìm hiểu về tiểu sử, cuộc đời của Đáng Sáng Lập hoặc các đề tài về cuộc sống gia đình, đời sống tông đồ….Hằng tuần, hội viên họp mặt chia sẻ lời Chúa dưới sự hướng dẫn của quí dì tại cộng đoàn để giúp hội viên thăng tiến hơn trong ơn gọi của những người yêu mến Thánh Giá Chúa Giêsu. Các hội viên tham gia rất nhiệt tình và hiệp hội ngày một phát triển.
Ngôi nhà mái ngói cũ của công đoàn do cha Keller xây dựng đã xuống cấp trầm trọng, rất dễ gây tai nạn. Bên cạnh đó, chị em gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn về mọi phương diện nhất là về cơ sở vật chất, ít nhiều ảnh hưởng không tốt đến việc phục vụ, nên chị tổng phụ trách Agatha đã trình bày với cha sở Micae về nhu cầu cấp thiết này và xin cha cho đất để làm nhà cộng đoàn, tạo điều kiện thuận lợi cho chị em phục vụ tốt hơn. Cha đã họp Ban Điều Hành họ đạo và đồng ý chấp thuận đề nghị này, ngày 05/01/2006, đệ đơn lên Đức Cha Phêrô giáo phận Phú Cường và chính thức hiến tặng cho Hội Dòng một phần đất . Ngày 20/02/2006 là nghi thức đặt viên đá đầu tiên bắt đầu công trình xây dựng. Ngày 13/07/2006 mừng tân gia cộng đoàn.
Đầu thế kỷ 21, vấn đề “di dân” là một điểm nóng, Giáo hội quan tâm, xã hội quan tâm….Vì thế, nhờ sự trợ cấp 30.000 euro của kỹ sư Leopold Bachmann ơqr Thụy sĩ, chị Agatha Trần Thị Xanh quyết định lập nên nhà di dân Lâm Bích tại Búng, ngôi nhà này được khánh thành ngày 26/02/2005.
Mục đích nhà trọ di dân lâm Bích, Là tạo điều kiện cho các thiếu nữ nghèo từ các nơi xa có nơi trọ an toàn, đồng thời hội dòng còn cho các dì đến giúp các thiếu nữ về nhiều phương diện : Nâng cao kiến thức về nhân bản, chăm sóc sức khỏe và những vấn đề xã hội, dạy nghề
Với một tấm long vì Chúa, vì Hội Dòng, và vì các linh hồn, cộng đoàn Búng đã luôn như là ngọn đèn luôn cháy sáng giữa những người thân quen, giữa anh em lương dân, nối kết tình than để muôn lòng như một, dệt nên bản tình ca: Tất cả là hồng ân.

nguồn:http://vn.360plus.yahoo.com/giaoxubung-langhungdinh

batrinh
03-03-2011, 05:36 PM
kính chào anh ở giáo xứ em có một họ nhận thánh Phê Rô Đoàn Công Quý làm thánh bổn mạng mà chưa có ảnh tượng ngài xin anh cho em xin một vài ảnh tượng của thánh để em in ra và đặc đúc tượng mong anh giúp cho << xin chân thành cảm ơn anh >>
<<<<<<<<<<LẠY CHÚA NGÀI LÀ HƠI THỞ CỦA CON >>>>>>>>>>

Sanh Quới
03-03-2011, 07:16 PM
Chào anh
Anh có thể vào trang Blog Giaoxubung vào mục " Các linh mục gốc Họ Đạo Búng "để tải về ảnh tượng Thánh Qúi. Bức ảnh đó là tương đối rõ nhất và gần giống nhất.