mary phuongthuy
08-03-2011, 02:14 PM
Những người phụ nữ không có 8.3
- Tại nước ta, Ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm rất trang trọng: Một ngày tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phái đẹp.
Nam giới coi đây là cơ hội để thể hiện tình cảm cho những người mà họ yêu quý. Song ở đâu đó, vẫn còn những người phụ nữ có lẽ cũng biết 8.3 là ngày gì, nhưng những ưu ái đặc biệt, những món quà dù nhỏ dường như là điều quá xa vời.
http://img.vctv.vn/Images/Uploaded/Share/2011/03/07/83jpg091916.jpg
Những bông hoa này mang đến niềm vui cho phái đẹp trong ngày 8.3, nhưng dường như nó không thuộc về những người phụ nữ trồng ra nó. Ảnh: B.H
Trong cả năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và bày tỏ niềm kính trọng. Ở Việt Nam, họ là những người gánh vác công việc nội trợ, chăm sóc vun vén tình cảm gia đình, đồng thời họ cũng là người lao động kiếm tiền như nam giới, là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Khoảng 10 năm gần đây, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu mua sắm các đồ nữ trang, mỹ phẩm, hoa, quà tặng... cho chị em vào những ngày lễ lớn như 8.3, 20.10, Noel... ngày càng cao, bởi những món quà như là những công cụ “thay lời muốn nói”. Nhờ vậy các loại hình dịch vụ cho các ngày lễ ngày càng phát triển phong phú. Vào những ngày cận ngày 8.3 này, chúng ta dễ gặp trên đường vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc của không chỉ những người phụ nữ mà cả những người đàn ông, những thanh niên...
Song chúng ta cũng có thể thấy không ít những khuôn mặt khắc khổ, đượm buồn. Với họ, những món quà, những hành động thể hiện tình cảm trong những ngày này đối với họ dường như quá xa vời. Đến khi trở thành người vợ trong gia đình thì người chồng, chàng trai galăng năm xưa cũng quên mất ngày của... vợ.
Không ít ông chồng cho rằng, hôn nhân là chấm dứt thời của sự “lãng mạn”. Anh Hùng – khu TT Khương Trung, Đống Đa - cho biết: Từ ngày lấy vợ, anh chưa từng tặng vợ một bông hoa, một món quà, đã là vợ chồng rồi thì cần gì phải “màu mè”.
Chị Thanh từ Thái Bình lên Hà Nội kiếm sống, ngày nào cũng quẩy gánh trứng vịt lộn đi hết khu tập thể nọ đến khu tập thể kia từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về. Chị tâm sự: “Chồng bỏ, mình chị nuôi mẹ già và 2 con ăn học, cuộc sống cả nhà chỉ trông vào gánh trứng này... Ngày 8.3 là ngày của thiên hạ chứ đâu của mình. Mỗi ngày tiền lãi được năm ba chục đồng gom lại gửi về cho con ăn học, ăn chẳng dám ăn, tiêu chẳng dám tiêu, nghĩ gì đến...”.
Những ngày này, chợ hoa đêm Quảng Bá như tấp nập hơn. Những người bán hoa đa phần là phụ nữ. Người có xe, người gánh bộ... Một chị bán hoa kể với tôi, chị phải cắt hoa từ chiều rồi vội vã quấn giấy hoặc nylon cho từng bông để hãm nở rồi đi cho kịp chợ đêm.
Bán hoa những ngày này hy vọng hết sớm, chứ ngày thường thì chẳng biết thế nào. Mưu sinh bằng nghề này, họ chẳng ngủ được mấy tí, bởi còn phải dậy chăm sóc, tưới cho hoa... Nhìn chị và những người bạn tất bật bán hàng, tôi có cảm giác họ đã quên ngày 8.3 cũng là ngày của chính họ. Những bông hoa tự tay họ trồng, chăm sóc thì hình như lại không phải thuộc về họ.
Những phụ nữ Việt Nam vốn kín đáo, ít khi bộc lộ niềm mong ước của mình; chăm sóc cho gia đình, cho con cái là hạnh phúc, là thiên chức, họ tuyệt nhiên không chạnh lòng mà bình thản đón nhận sự... lãng quên đó.
Theo Bích Hường
Lao động
- Tại nước ta, Ngày Quốc tế Phụ nữ được kỷ niệm rất trang trọng: Một ngày tràn ngập hoa và những lời chúc tốt đẹp dành cho phái đẹp.
Nam giới coi đây là cơ hội để thể hiện tình cảm cho những người mà họ yêu quý. Song ở đâu đó, vẫn còn những người phụ nữ có lẽ cũng biết 8.3 là ngày gì, nhưng những ưu ái đặc biệt, những món quà dù nhỏ dường như là điều quá xa vời.
http://img.vctv.vn/Images/Uploaded/Share/2011/03/07/83jpg091916.jpg
Những bông hoa này mang đến niềm vui cho phái đẹp trong ngày 8.3, nhưng dường như nó không thuộc về những người phụ nữ trồng ra nó. Ảnh: B.H
Trong cả năm, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và bày tỏ niềm kính trọng. Ở Việt Nam, họ là những người gánh vác công việc nội trợ, chăm sóc vun vén tình cảm gia đình, đồng thời họ cũng là người lao động kiếm tiền như nam giới, là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Khoảng 10 năm gần đây, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu mua sắm các đồ nữ trang, mỹ phẩm, hoa, quà tặng... cho chị em vào những ngày lễ lớn như 8.3, 20.10, Noel... ngày càng cao, bởi những món quà như là những công cụ “thay lời muốn nói”. Nhờ vậy các loại hình dịch vụ cho các ngày lễ ngày càng phát triển phong phú. Vào những ngày cận ngày 8.3 này, chúng ta dễ gặp trên đường vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc của không chỉ những người phụ nữ mà cả những người đàn ông, những thanh niên...
Song chúng ta cũng có thể thấy không ít những khuôn mặt khắc khổ, đượm buồn. Với họ, những món quà, những hành động thể hiện tình cảm trong những ngày này đối với họ dường như quá xa vời. Đến khi trở thành người vợ trong gia đình thì người chồng, chàng trai galăng năm xưa cũng quên mất ngày của... vợ.
Không ít ông chồng cho rằng, hôn nhân là chấm dứt thời của sự “lãng mạn”. Anh Hùng – khu TT Khương Trung, Đống Đa - cho biết: Từ ngày lấy vợ, anh chưa từng tặng vợ một bông hoa, một món quà, đã là vợ chồng rồi thì cần gì phải “màu mè”.
Chị Thanh từ Thái Bình lên Hà Nội kiếm sống, ngày nào cũng quẩy gánh trứng vịt lộn đi hết khu tập thể nọ đến khu tập thể kia từ tờ mờ sáng đến tối mịt mới về. Chị tâm sự: “Chồng bỏ, mình chị nuôi mẹ già và 2 con ăn học, cuộc sống cả nhà chỉ trông vào gánh trứng này... Ngày 8.3 là ngày của thiên hạ chứ đâu của mình. Mỗi ngày tiền lãi được năm ba chục đồng gom lại gửi về cho con ăn học, ăn chẳng dám ăn, tiêu chẳng dám tiêu, nghĩ gì đến...”.
Những ngày này, chợ hoa đêm Quảng Bá như tấp nập hơn. Những người bán hoa đa phần là phụ nữ. Người có xe, người gánh bộ... Một chị bán hoa kể với tôi, chị phải cắt hoa từ chiều rồi vội vã quấn giấy hoặc nylon cho từng bông để hãm nở rồi đi cho kịp chợ đêm.
Bán hoa những ngày này hy vọng hết sớm, chứ ngày thường thì chẳng biết thế nào. Mưu sinh bằng nghề này, họ chẳng ngủ được mấy tí, bởi còn phải dậy chăm sóc, tưới cho hoa... Nhìn chị và những người bạn tất bật bán hàng, tôi có cảm giác họ đã quên ngày 8.3 cũng là ngày của chính họ. Những bông hoa tự tay họ trồng, chăm sóc thì hình như lại không phải thuộc về họ.
Những phụ nữ Việt Nam vốn kín đáo, ít khi bộc lộ niềm mong ước của mình; chăm sóc cho gia đình, cho con cái là hạnh phúc, là thiên chức, họ tuyệt nhiên không chạnh lòng mà bình thản đón nhận sự... lãng quên đó.
Theo Bích Hường
Lao động