PDA

View Full Version : CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIÁO LÝ



hongbinh
09-03-2011, 08:20 AM
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG GIÁO LÝ





Tất cả những phương pháp trên đều có thể mang lại cho ta những lợi ích. Điều quan trọng là giáo lý viên phải hiểu rõ đối tượng của mình là ai, đang cần gì để sử dụng những phương pháp thích hợp. Trong một giờ giáo lý, ta có thể sử dụng nhiều phương pháp tùy từng phần. Nhưng nói cho cùng, một phương pháp căn bản và tốt nhất vẫn là giáo lý viên luôn sống nội tâm và gương sáng bằng cách thực hành những gì mình dạy.


MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG


TRONG GIÁO LÝ



1. PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐIỂN
Đây là một phương pháp cổ truyền còn khá thịnh hành tại một số nơi ở Việt Nam: Giáo lý viên dùng sách Giáo lý soạn sẵn theo cách hỏi thưa và các học viên phải học thuộc lòng. Đôi khi giáo lý viên giải thích những từ ngữ khó và thường thêm những lời khuyên theo cảm tình hay ghép vào những bài học luân lý. Phương pháp này tiện và dễ dàng cho giáo lý viên, dù không hiểu rõ về giáo lý hay không có giờ soạn bài, vẫn có thể dạy được.
Phương pháp này có thể đem lại những kiến thức chắc chắn về đạo, nhưng ngày nay không còn phù hợp với nhu cầu tâm lý và khả năng của người nghe, nhất là không gây được nhiều ảnh hưởng tích cực trong đời sống thực tế. Nếu chỉ dựa vào lý trí và lý thuyết để biết Chúa thì chưa gọi là giáo lý. Điều quan trọng của giáo lý là giúp tăng trưởng đức tin và sống đạo. Phương pháp hỏi thưa này chỉ nên dùng để kiểm tra sự hiểu biết của học viên.

2. CÁC PHƯƠNG PHÁP HIỆN ĐẠI
Ngày nay ta thấy xuất hiện rất nhiều phương pháp giáo lý, mỗi phương pháp đều có những lợi ích riêng của nó tùy theo chủ đề giáo lý và tùy theo đối tượng học. Nói chung, các phương pháp mới ngày nay nhằm huấn luyện toàn diện mọi khả năng con người, vì thế ta nên áp dụng một cách linh động các phương pháp, cốt sao đem lại hiệu quả tốt nhất cho người thụ huấn. Thí dụ trong tiến trình một bài giáo lý, ta có thể dùng phương pháp này cho giờ cầu nguyện, phương pháp kia cho giờ sinh hoạt v.v…

Trước khi đề nghị một tiến trình dạy giáo lý, chúng ta nêu lên một số phương pháp sư phạm:

2-1. Phương pháp suy diễn (méthode déductive) :
Khởi đi từ những chân lý cố định để dẫn đến những trường hợp riêng biệt, những kết luận thực hành, phương pháp này thích hợp cho người đã trưởng thành, có văn hóa.

2-2. Phương pháp quy nạp (méthode inductive)
Khởi đầu bằng những trường hợp cụ thể, riêng biệt của người nghe để giúp họ khám phá những thực tại cao hơn và căn bản. Phương pháp này thích hợp cho các trẻ em.

2-3. Phương pháp thụ giáo hay thụ động (méthode didactique ou passive) : còn gọi là phương pháp cổ điển hay một chiều:
Giáo lý viên soạn bài và giảng bài, học viên ngồi nghe cho đến hết giờ, không có sự trao đổi giữa người dạy và người nghe. Phương pháp này thích hợp cho người có khả năng tiếp thu và biết tự tìm hiểu vấn đề.

2-4. Phương pháp trực giác (méthode intuitive) :
Phương pháp này nhằm phát triển óc quan sát qua việc sử dụng các giác quan. Học viên tự quan sát, rút kinh nghiệm, tìm ra bài học cụ thể cho chính mình. Phương pháp này thích hợp cho các trẻ nhỏ.

2-5. Phương pháp hoạt động (méthode active) :
Phương pháp này gần với phương pháp quy nạpP, làm cho học viên biết tự động não, cộng tác tối đa vào việc huấn luyện bản thân bằng những suy nghĩ, phát minh. Nó vừa giúp mở mang kiến thức, vừa rèn luyện óc phán đoán. Phương pháp này dựa trên 3 nguyên tắc:

Gây hứng thú, phấn khởi và khao khát học hỏi.
Luyện óc sáng kiến, suy tư.
Luyện tinh thần hiếu học, chủ động trong việc học.

Phương pháp này thích hợp cho mọi lớp tuổi, mọi trình độ.

2-6. Phương pháp chia sẻ (méthode de partage) :
Phương pháp này được dùng trong các buổi hội thảo xoay quanh một chủ đề. Các học viên chia sẻ những suy tư, những kinh nghiệm của mình dựa trên một tài liệu, một chủ đề… hướng dẫn viên chỉ là người linh hoạt nhóm và tổng kết các đóng góp của người khác. Phương pháp này áp dụng cho từ giới trẻ trở lên.

2-7. Phương pháp đặt vấn đề (problématique) :
Đây là một phương pháp gây “động não”. Giáo lý viên dám đặt vấn đề để mời gọi và thúc đẩy các học viên suy nghĩÑ, nhận định, khám phá và chia sẻ chủ đề. Trong những lớp lớn tuổi, giáo lý viên có thể giúp các em tự đặt vấn đề và cùng với các em đào sâu và giải quyết.

Tất cả những phương pháp trên đều có thể mang lại cho ta những lợi ích. Điều quan trọng là giáo lý viên phải hiểu rõ đối tượng của mình là ai, đang cần gì để sử dụng những phương pháp thích hợp. Trong một giờ giáo lý, ta có thể sử dụng nhiều phương pháp tùy từng phần. Nhưng nói cho cùng, một phương pháp căn bản và tốt nhất vẫn là giáo lý viên luôn sống nội tâm và gương sáng bằng cách thực hành những gì mình dạy.
http://www.huynhtruong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=88:cac-phng-phap-c-s-dng-trong-giao-ly&catid=51:gop-nht&Ite