PDA

View Full Version : Giáo án giáo lý Bao Đồng 2



migoi_sg
09-03-2011, 04:23 PM
Bài 13 HỘI THÁNH VỚI CHỨC VỤ TƯ TẾ


Phần 1

Tập hợp – Cầu nguyện – Điểm danh
Kiểm tra bài cũ

Cầu nguyện là gì?
Tại sao trong đời sống Kitô hữu cần phải cầu nguyện?

Phần 2

- Dẫn vào bài mới: Đặt vấn đề cho bài mới: Trong cựu ước, những ai được xức dầu tấn phong?
Trả lời: Trong cựu ước, những người được xức dầu tấn phong là:
Vua: Saun, Đavit…
Tư tế: Aharon, Menkisede,…
Ngôn sứ: (các tiên tri) Ngôn sứ Elia được lệnh xức dầu cho Ngôn sứ Elise…

Vấn đề 1

Hội thánh tham dự vào ba chức vụ của Chúa Kitô
Ba chức vụ của Chúa Ki-tô là gì?
Tư Tế - Ngôn sứ - Vương Giả
Giải thích 3 danh từ trên:
TƯ TẾ: Người dâng tiến lễ vật lên Thiên Chúa thay cho muôn dân.
NGÔN SỨ: Người nói lời của Thiên Chúa nhờ tác động của Thần Khí.
VƯƠNG GIẢ: Người làm vua, đấng thánh của Thiên Chúa.
* Trong Tin mừng theo thánh Luca (Lc 4, 18 – 21) Chúa Giê-su được Thánh Thần tấn phong để làm gì?
Thiên Chúa dùng Thánh Thần xức dầu và tấn phong Đức Giê-su để làm Vua, Ngôn sứ và tư tế.
* Khi thiết lập Hội Thánh, Chúa Giêsu đã cho Hội Thánh Điều gì?
Chúa Giêsu đã cho Hội Thánh Tham dự vào ba chức năng của Ngài, đó là thờ phượng Thiên Chúa, Loan báo tin mừng và phục vụ mọi người.
* Khi ở trần gian, Chúa Giêsu đã thực hiện nhiệm vụ tư tế của mình như thế nào?
Qua mầu nhiệm giáng sinh xuống thế làm người, chụi khổ nạn và phục sinh, Chúa Giêsu trở thành tư tế và của lễ duy nhất, thánh thiện, có giá trị cứu rỗi cho tất cả những ai hiệp thông với Ngài qua mọi thời gian.
* Theo em, ngày nay Chúa Giêsucòn thi hành chức vụ tư tế không? Nếu có, bằng cách nào?
Ngày hôm nay, chúa Giêsu còn tiếp tục thi hành chứ vụ tư tế của Ngài thông qua Hội Thánh, nhờ hiến tế (Thánh Lễ misa) và các bí tích được thực hiện mỗi ngày, nhờ các Linh mục và mỗi người chúng ta.

Vấn đề 2

Hội Thánh Thi hành chức vụ tư tế
Tác vụ tư tế của Hội Thánh là quan trọng và cao quý nhất.
* Hội Thánh thi hành chức vụ tư tế như thế nào?
Hội thánh thi hành chức vụ tư tế của mình qua toàn bộ hoạt động Phụng vụ (Thánh Lễ, cử hành các bí tích…) và phụng tự (Kinh nguyện hằng ngày,Kinh Thần vụ…)
*Trong Hội Thánh, ai được gọi là Tư Tế? (Gợi ý xem lại bài học Bí Tích Truyền Chức Thánh), Em có phải là một tư tế không?
Trong hội thánh, tất cả mỗi người chúng ta đều là TƯ TẾ PHỔ QUÁT, khi chúng ta được xức dầu trong ngày lãnh nhận bí tích rửa tội và Bí tích thêm sức.
Qua bí tích Truyền chức Thánh, một số người trong chúng ta trở thành TƯ TẾ THỪA TÁC (Giám Mục – Linh Mục – Phó Tế).
* Tư Tế Phổ quát là gì?
* Tư tế thừa tác là gì?
Giải thích sự khác nhau giữa 2 loại tư tế này bằng các dẫn chứng, lời giải thích cụ thể, giúp các em hiểu rõ và nắm vững vấn đề hơn.
*Qua câu hỏi và giải thích cùng trả lời của thiếu nhi, quay trở lại câu hỏi: Chúng ta trở thành tư tế khi nào?
Khi lãnh nhận bí tích rửa tội.

Vấn đề 3

Người tín hữu tham dự vào chức tư tế
Nhờ phép rửa và them sức, các tín hữu được thánh hiến và trở nên hang tư tế thánh,
*Vì sao các tín hữu trở nên hàng tư thế thánh?
Vì đã được xức dầu (quay lại vấn đề 1 TƯ TẾ nếu muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề)
*Các Linh mục thi hành chứcvụ thừa tác của mình như thế nào?
-Các Linh Mục dâng lễ tế qua Thánh Lễ mỗi ngày, Phụng vụ các bí tích cho tín hữu, Phụng tự (các giờ kinh Thần vụ) mỗi ngày.
*Người tín hữu thi hành chức vụ tư tế của mình như thế nào?
Sống Nhân bản kitô giáo, phát triển các nhân đức Tin – Cậy – Mến.
Vậy trong ba nhân đức Tin – Cậy – Mến, nhân đức nào quan trọng nhất, Vì sao?
Đức mến. (Cần Giải thích bằng dẫn chứng cụ thể (Trích theo thư của Thánh Phaolô)
Phục vụ con người và Hội thánh qua việc chu toàn các việc bổn phận của mình hằng ngày, sống bác ái, yêu thương và hy sinh từ bỏ.

Phần 3

Củng cố lại bài
Cầu Nguyện – Nhắc Nhở - Kết Thúc.


PS: Chỉ là bài soạn sơ sài của Mì Gói,có lẽ sẽ có nhiều khiếm khuyết bạn nào muốn chi tiết hơn tự bổ sung nhé, và vì soạn rồi mà vứt đâu cả, nên giờ soạn bài nào post bài đó vậy, keke

migoi_sg
10-03-2011, 03:45 PM
Bài 14 HỘI THÁNH VỚI CHỨC VỤ NGÔN SỨ


Phần 1
Tập hợp – Cầu nguyện – Điểm danh
Kiểm tra bài cũ


*Tư tế là gì?
*Có mấy loại tư tế? Sự khác nhau giữa những loại tư tế này?
Phần 2

Chia sẻ bài mới:

Đặt vấn đề: Ngôn sứ là ai?


Ngôn sứ là người được xức dầu, để nói, làm, hay viết những điều dạy dỗ cho muôn dân dưới tác động của Thiên Chúa qua Thần Khí. Nhằm mặc khải cho mọi người biết ý định của Thiên Chúa, ngoài ra, ngôn sứ còn nói những lời tiên tri, những việc sẻ xầy đến trong tương lai như việc sinh hạ của Đức Giêsu … Nói cách khác, vai trò của Ngôn sứ là loan báo và tạo cơ sở cho người ta tin vào những lời loan báo ấy dưới tác động của Thiên Chúa.

Vấn đề 1:


Đức Ki tô – vị ngôn sứ cao cả.


*Chúa Giêsu được sai đến trần gian này để làm gì?



- Đức Kitô là đường – chân lý – sự tthật và Ngài được Chúa Cha sai đến trần gian để nói về chân lý – sự thật và làm chứng cho điều đó, thế nhưng thế gian đã không tin người và đã giết người, nhưng ngày thứ 3 người đã sống lại, hoàn tất chương trình ngôn sứ của ngài.



- Ngày nay, sứ vụ ngôn sứ được Ngài truyền lại cho các tông đồ (Giám mục – Linh Mục –Phó tế - giáo dân…)

Vấn đề 2:


Sứ mệnh loan báo tin mừng của Hội Thánh.



- Trước khi về trời, Chúa giêsu đã giao lại cho Hội Thánh sứ vụ loan báo tin mừng cho thế giới (Mt 28,18)


Vậy loan báo tin mừng là gì? Hội thánh dựa vào sức mạnh nào để loan báo tin mừng?
- Loan báo tin mừng là loan truyền tin vui việc Chúa đax đến, chịu chết, và phục sinh, giải thoát con người khỏi tội lỗi, trả lại phẩm giá con người đã bị đánh mất do tội nguyên tổ gây nên. (Nên mở rộng them về Tội Nguyên Tổ).

- Hội thánh nhờ vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, vì ngài là nguyên lý sống,là hơi thở, giúp cho Hội thánh tồn tại và phát triển để loan báo và làm chứng cho Đức Kitô.
*Khi loan báo tin mừng, hội thánh có nhiệm vụ gì?
Hội Thánh có nhiệm vụ bảo tồn và chuyển giao nguyên vẹn mặc khải của chúa Kitô cho nhân loại, để nhân loại nhân ra và tin vào chân lý hầu có cuộc sống muôn đời.
Vấn đề 3

Huấn quyền
*Huấn quyền là gì? Thuộc về ai?
-Huấn quyền là quyền giáo huấn của Hội Thánh để ảo vệ dân Chúa khỏi những sai lệch và khiếm khuyết để tuyên xưng đích thực do các tông đồ để lại.

-Chúa giêsu ban cho các mục tử ơn không sai lầm khi phán dạy về đức tin hay luân lý, ơn này được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, ví dụ Linh mục dạy về giáo lý đức tin, khuyên răn trong tòa ân giải…
***Ơn bất khả ngộ = không thể sai lầm: Là một ơn đặc sủng của Chúa Thánh Thần hằng hỗ trợ cho Hội Thánh, để hội Thánh hằng dạy dỗ một cách chắc chắn, không sai lầm, những vấn đề về đức tin và luân lý.
***Tín điều bất khổ ngộ: Có ba đặc điểm:
- Khi Đức Giáo Hoàng công bố từ thượng tòa một vấn đề về đức tin hay luân lý thì không thể sai lầm. Ví dụ như Tín Điều đức Mẹ Vô Nhiễm nguyên tội, đức mẹ hiện ra tại…)
- Khi công đồng chung hiệp thông với Đức Giáo Hoàng công bố về một tín điều về đức tin hay luân lý (Họp công đồng trước khi công bố điều gì; hiện nay đang tồn tại Công đồng Vaticano II)
- Quyền giáo huấn của các Giám mục trên toàn thế giới, hiệp thông với giáo hoàng (Một số Giám mục không hiệp thông với Giáo Hoàng như giáo hội công giáo công khai tại trung quốc…)

Vấn đề 4

Hội thánh thi hành chức vụ ngôn sứ
*Trong hội thánh, ai đảm nhận sứ mệnh loan báo tin mừng cho thế giới?
Trong Hội Thánh, tất cả mọi người Giám mục – Linh Mục – Tu sĩ – Giáo dân đều đảm nhận sứ vụ này.
*Hàng giáo phẩm trong hội thánh gồm những ai?
Hàng giáo phẩm gồm Đức Giáo Hoàng, giám mục, các linh mục và phó tế là những cộng sự viên của giám mục để thi hành nhiệm vụ ngôn sứ.
*Giáo dân làm gì để thi hành chức vụ ngôn sứ của mình?
-Qua đời sống đức tin vững mạnh, đức ái nộng nhiệt, luôn học hỏi và đào sâu đức tin và nổ lục dấn than loan báo tin mừng bằng việc tham gia các hoạt động truyền giáo, bác ái xã hội.

-Đối với mỗi gia đình, cha mẹ phải là người giáo lý viên đầu tiên cho con cái, con cái phải là tấm gương cho bạn bè noi theo.
Phần 3
Củng cố bài – nhắc nhở một số điều cần thiết
Cầu nguyện – kết thúc

migoi_sg
07-06-2011, 08:24 AM
https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=0BwTNARa6QleeNDI3ZmNmYzQtYzk2YS00YTUyLTk5Y2QtODkxM2Q5NzY4MWZl&hl=en_US