sangdanh
17-03-2011, 10:48 PM
Có lẽ vấn đề chính của văn minh người Nhật ở chỗ người nắm quyền chi phối xã hội, là những thành phần đúng đắn - thành phần Samurai - với đức tính kiên định quân tử, từ đó nền văn hóa quản trị tiếp nối sau đó của Nhật, mang tính tiền lệ, đã tạo ra Minh Trị với nước Nhật hùng mạnh, với những nhóm người có thể tiến vào và thống trị những đất nước bao la của Á Châu. Trong khi nhiều nước khác tự hào với chính sách mà họ tự cho rất là thông minh khôn ngoan: bế quan tỏa cảng. Để cuối cùng chính họ là những nước chư hầu. Lãnh đạo sáng suốt, điều này rất quan trọng. Vì khi có sự xuất hiện thành phần tiểu nhân trong hàng ngũ lãnh đạo, xã hội rộng lớn sẽ bị ô nhiễm như vết dầu loang và xã hội khó mà tiến được.
Ở Nhật, dù rằng nó thoát thai từ nền văn hóa Khổng Tử, nhưng nó không mang tính nguyên si của nó. Đơn cử như điều mấu chốt là vị trí cao nhất: vua.
Đối với Trung Hoa, thì vua phải là bậc 'thiên tử', điểm quan trọng nhất để vua không bị lật đổ không phải là thánh đức, mà là khôn ngoan ("hoàng thượng anh minh"), sau đó mới đến đức (mà khi có khi không).
Như vậy, trong xã hội Trung Hoa (và một số xã hội bị ảnh hưởng), khi vua không còn khôn ngoan nữa, thì xã hội sẽ đại loạn.
Vì vậy, ngay cả một đứa bé vài tuổi mà lỡ có làm vua thì vẫn phải ca tụng là “anh minh” và dân gian thì thuộc lòng những ‘giai thoại khôn ngoan’ của cậu bé tí làm vua theo đúng tín hiệu từ nhóm người sản xuất vua trong cung đình.
Nhưng trong văn hóa Nhật ngay từ xa xưa đã không như thế, họ không áp đặt vua là phải khôn lỏi hơn đời, mà là phải có đức hơn, nền văn hóa Nhật chấp nhận là có thể vua không khôn ngoan. Hoa quả của đức độ, đó là sự khiêm tốn. Mà theo Thánh Kinh, thì lòng khiêm nhường sinh ra sự khôn ngoan. Có thể họ không đọc Thánh Kinh, nhưng họ đã làm được điều đó. Khi có được khôn ngoan, họ hiểu phải làm gì.
Sự xuất hiện của thành phần độc đáo - Samurai - cũng làm thay đổi đường lối cai trị được sao chép từ Trung Hoa, quan niệm kẻ sỹ đã khác đi. Xin lỗi vì đi xa hơn một chút, thành phần Samurai, nếu xét theo quan niệm tướng pháp từ chính kiến thức cổ xưa mang màu sắc dị doan từ Trung Hoa nhập về, thì tầng lớp Samurai này thỏa nhiều yếu tố tốt. Hơn nữa, với nguồn gốc xuất thân và với tính cách của họ như vậy, thì họ có kinh nghiệm và đủ hiểu để biết rằng để giữ được vị trí của họ qua nhiều thế hệ không thể bằng con đường bạo quyền và gươm giáo ngay cả đối với người dân ngu si nhất, mà từ trái tim và công lý. Lịch sử đã cho thấy như vậy.
Nói về toàn dân Nhật là văn minh, tôi vẫn tin vào tính cách và nỗ lực của tầng lớp lãnh đạo hơn, từ đó lan truyền xuống người đứng đầu tổ chức hạt nhân nhỏ hơn (gia đình, làng xóm, công ty...). Hãy xem những câu chuyện khi Nhật mới mở cửa, rất nhiều thông tin rất buồn cười mà báo chí Tây phương lúc bấy giờ đăng tải: có 2 ông bà cụ đi gửi thư bưu điện, cụ ông chọn cách gửi bưu điện, nên trèo lên cột điện và cột là thư lên trên đó, ngày hôm sau, thấy có lá thư (của chính họ), hai ông bà cụ tấm tắc khen bưu điện gửi phản hồi nhanh thật. Rồi chuyện dân làng đổ nước vào xe lửa vì thấy nó thở phì phò tội quá...
Đơn cử một ví dụ: trước đây, đài truyền hình VTV có chiếu lại loạt phim của đài truyền hình Nhật "Mẹ ơi con đã lớn khôn", những thước phim do nhóm phóng viên Nhật thực hiện một cách bí mật đi theo quay lén những đứa trẻ vài ba tuổi được cha mẹ nhờ đi mua đồ gần nhà.
Coi phim này mới hiểu được sức mạnh của người Nhật: sự giáo dục vững vàng là nền tảng của xã hội. Khi đứa bé trai mua hàng trở về, trời đổ mưa rất to, nhưng đứa bé này vẫn không thay đổi bất cứ quy tắc nào: giữ chặt hàng mua được, đi trên lề đường, vừa đi vừa khóc, nhưng khi qua đường bước trúng vạch cho người đi bộ, một tay vẫn đưa lên vẫy vẫy để xin đường dù không có ai trên đường cả. Nếu ta thì sao, có thể đường vắng lúc đó thì chạy ù qua, bất cứ chỗ nào cũng được, cần gì phải đúng vạch, phải vẫy, làm trò cười chắc?
Một đoạn phim khác: hai chị em cũng độ tuổi ấy, cô chị lớn hơn một chút được bà mẹ đơn thân (nghèo) nhờ mua hàng vặt. Lúc đi ngang qua máy bán hàng nước giải khát tự động, hai chị em đứng nhìn say mê lon nước. Rồi cô chị nói mua hàng nhé, thằng em hớn hở. Một lát sau, chị làm động tác giả bỏ tiền và lấy hàng rồi kéo em đi và nói “cứ như mình uống rồi” (mẹ nó hay làm như vậy), thằng bé giơ tay la ầm lên "ở nhà, toàn là mẹ với chị quyết định hết". Khi mua trên đường về, hai chị em đâỷ thùng hàng được một đoạn thì đưá em nói nó mệt, nhờ chị cõng nó. Chị rất thương em nên đồng ý dù đang rất mệt như muốn ngã ra. Khi cõng được một chút, chị muốn sụm xuống nên nói "chị không đi nổi", thế là đứa em xuống để một mình chị nó đẩy. Khi đẩy hàng lên con dốc, các bánh xe thùng hàng đã rơi rụng hết, lúc này đứa chị mệt như muốn xỉu bất cứ lúc nào, nhưng vẫn không nhờ đứa em vì nó rất mệt, hình ảnh nó loay hoay với cái thùng rất cảm động.
Đứa em thấy vậy liền nói, để em đẩy cho, "đàng ông đàn ang để làm gì cơ chứ" (nguyên văn), và nó đã đẩy lên.
Văn minh Nhật được hình thành qua sự nhạy bén và duy trì nền đạo đức căn bản của tầng lớp cai trị, và rất may là tư duy đạo đức ấy khá là đúng đắn và hợp luật Trời trong thời gian dài (khác với nhiều xã hội mà ở đó, tầng lớp cai trị đã chế biến lợi ích của mình thành cái gọi là 'đạo đức' để mọi người phải theo).
Việc qua đường, đi đúng làn, vẫy tay, không chạy vèo... của đứa bé không phải là giá trị cổ xưa, nhưng nó đã áp dụng. Rõ ràng, tinh thần tôn trọng kỷ luật ngay lúc khó khăn nhất và không cần người giám sát, đã thấm nhuần ngay cả một đứa bé, những điều đó phải được giáo dục cẩn thận ngay từ bé tí chứ không phải hả hê cho rằng thừa hưởng gien di truyền Nhật Bản cổ xưa, tất cả điều đó đã hình thành nên tính cách Nhật bản ngày nay. Và những truyền thống tốt đẹp phương Đông (tình chị em vô bờ bến, đàn ông phải có trách nhiệm quân tử) đã được người Nhật nhớ và lưu truyền lại để làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này khác hẳn với nhiều nước: truyền thống chỉ nhớ để mà lôi ra xỉ vả đánh đổ phục vụ cho đấu đá quyền bính nam nữ trong xã hội hiện đại.
Ở Nhật, dù rằng nó thoát thai từ nền văn hóa Khổng Tử, nhưng nó không mang tính nguyên si của nó. Đơn cử như điều mấu chốt là vị trí cao nhất: vua.
Đối với Trung Hoa, thì vua phải là bậc 'thiên tử', điểm quan trọng nhất để vua không bị lật đổ không phải là thánh đức, mà là khôn ngoan ("hoàng thượng anh minh"), sau đó mới đến đức (mà khi có khi không).
Như vậy, trong xã hội Trung Hoa (và một số xã hội bị ảnh hưởng), khi vua không còn khôn ngoan nữa, thì xã hội sẽ đại loạn.
Vì vậy, ngay cả một đứa bé vài tuổi mà lỡ có làm vua thì vẫn phải ca tụng là “anh minh” và dân gian thì thuộc lòng những ‘giai thoại khôn ngoan’ của cậu bé tí làm vua theo đúng tín hiệu từ nhóm người sản xuất vua trong cung đình.
Nhưng trong văn hóa Nhật ngay từ xa xưa đã không như thế, họ không áp đặt vua là phải khôn lỏi hơn đời, mà là phải có đức hơn, nền văn hóa Nhật chấp nhận là có thể vua không khôn ngoan. Hoa quả của đức độ, đó là sự khiêm tốn. Mà theo Thánh Kinh, thì lòng khiêm nhường sinh ra sự khôn ngoan. Có thể họ không đọc Thánh Kinh, nhưng họ đã làm được điều đó. Khi có được khôn ngoan, họ hiểu phải làm gì.
Sự xuất hiện của thành phần độc đáo - Samurai - cũng làm thay đổi đường lối cai trị được sao chép từ Trung Hoa, quan niệm kẻ sỹ đã khác đi. Xin lỗi vì đi xa hơn một chút, thành phần Samurai, nếu xét theo quan niệm tướng pháp từ chính kiến thức cổ xưa mang màu sắc dị doan từ Trung Hoa nhập về, thì tầng lớp Samurai này thỏa nhiều yếu tố tốt. Hơn nữa, với nguồn gốc xuất thân và với tính cách của họ như vậy, thì họ có kinh nghiệm và đủ hiểu để biết rằng để giữ được vị trí của họ qua nhiều thế hệ không thể bằng con đường bạo quyền và gươm giáo ngay cả đối với người dân ngu si nhất, mà từ trái tim và công lý. Lịch sử đã cho thấy như vậy.
Nói về toàn dân Nhật là văn minh, tôi vẫn tin vào tính cách và nỗ lực của tầng lớp lãnh đạo hơn, từ đó lan truyền xuống người đứng đầu tổ chức hạt nhân nhỏ hơn (gia đình, làng xóm, công ty...). Hãy xem những câu chuyện khi Nhật mới mở cửa, rất nhiều thông tin rất buồn cười mà báo chí Tây phương lúc bấy giờ đăng tải: có 2 ông bà cụ đi gửi thư bưu điện, cụ ông chọn cách gửi bưu điện, nên trèo lên cột điện và cột là thư lên trên đó, ngày hôm sau, thấy có lá thư (của chính họ), hai ông bà cụ tấm tắc khen bưu điện gửi phản hồi nhanh thật. Rồi chuyện dân làng đổ nước vào xe lửa vì thấy nó thở phì phò tội quá...
Đơn cử một ví dụ: trước đây, đài truyền hình VTV có chiếu lại loạt phim của đài truyền hình Nhật "Mẹ ơi con đã lớn khôn", những thước phim do nhóm phóng viên Nhật thực hiện một cách bí mật đi theo quay lén những đứa trẻ vài ba tuổi được cha mẹ nhờ đi mua đồ gần nhà.
Coi phim này mới hiểu được sức mạnh của người Nhật: sự giáo dục vững vàng là nền tảng của xã hội. Khi đứa bé trai mua hàng trở về, trời đổ mưa rất to, nhưng đứa bé này vẫn không thay đổi bất cứ quy tắc nào: giữ chặt hàng mua được, đi trên lề đường, vừa đi vừa khóc, nhưng khi qua đường bước trúng vạch cho người đi bộ, một tay vẫn đưa lên vẫy vẫy để xin đường dù không có ai trên đường cả. Nếu ta thì sao, có thể đường vắng lúc đó thì chạy ù qua, bất cứ chỗ nào cũng được, cần gì phải đúng vạch, phải vẫy, làm trò cười chắc?
Một đoạn phim khác: hai chị em cũng độ tuổi ấy, cô chị lớn hơn một chút được bà mẹ đơn thân (nghèo) nhờ mua hàng vặt. Lúc đi ngang qua máy bán hàng nước giải khát tự động, hai chị em đứng nhìn say mê lon nước. Rồi cô chị nói mua hàng nhé, thằng em hớn hở. Một lát sau, chị làm động tác giả bỏ tiền và lấy hàng rồi kéo em đi và nói “cứ như mình uống rồi” (mẹ nó hay làm như vậy), thằng bé giơ tay la ầm lên "ở nhà, toàn là mẹ với chị quyết định hết". Khi mua trên đường về, hai chị em đâỷ thùng hàng được một đoạn thì đưá em nói nó mệt, nhờ chị cõng nó. Chị rất thương em nên đồng ý dù đang rất mệt như muốn ngã ra. Khi cõng được một chút, chị muốn sụm xuống nên nói "chị không đi nổi", thế là đứa em xuống để một mình chị nó đẩy. Khi đẩy hàng lên con dốc, các bánh xe thùng hàng đã rơi rụng hết, lúc này đứa chị mệt như muốn xỉu bất cứ lúc nào, nhưng vẫn không nhờ đứa em vì nó rất mệt, hình ảnh nó loay hoay với cái thùng rất cảm động.
Đứa em thấy vậy liền nói, để em đẩy cho, "đàng ông đàn ang để làm gì cơ chứ" (nguyên văn), và nó đã đẩy lên.
Văn minh Nhật được hình thành qua sự nhạy bén và duy trì nền đạo đức căn bản của tầng lớp cai trị, và rất may là tư duy đạo đức ấy khá là đúng đắn và hợp luật Trời trong thời gian dài (khác với nhiều xã hội mà ở đó, tầng lớp cai trị đã chế biến lợi ích của mình thành cái gọi là 'đạo đức' để mọi người phải theo).
Việc qua đường, đi đúng làn, vẫy tay, không chạy vèo... của đứa bé không phải là giá trị cổ xưa, nhưng nó đã áp dụng. Rõ ràng, tinh thần tôn trọng kỷ luật ngay lúc khó khăn nhất và không cần người giám sát, đã thấm nhuần ngay cả một đứa bé, những điều đó phải được giáo dục cẩn thận ngay từ bé tí chứ không phải hả hê cho rằng thừa hưởng gien di truyền Nhật Bản cổ xưa, tất cả điều đó đã hình thành nên tính cách Nhật bản ngày nay. Và những truyền thống tốt đẹp phương Đông (tình chị em vô bờ bến, đàn ông phải có trách nhiệm quân tử) đã được người Nhật nhớ và lưu truyền lại để làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Điều này khác hẳn với nhiều nước: truyền thống chỉ nhớ để mà lôi ra xỉ vả đánh đổ phục vụ cho đấu đá quyền bính nam nữ trong xã hội hiện đại.