PDA

View Full Version : Những hệ lụy của bệnh trầm cảm teen cần phải check



mary phuongthuy
06-04-2011, 01:14 PM
Đừng coi thường chứng bệnh này nhé! Nó "nguy hiểm" hơn bạn nghĩ nhiều đấy!http://kenh14.vn/Images/EmoticonOng/09.png

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là một chứng bệnh có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể của teen, đặc biệt chúng có liên quan mật thiết đến tâm trạng và suy nghĩ của bạn. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến cách bạn ăn, ngủ, cách bạn cảm nhận về bản thân và cách bạn suy nghĩ về tất tần tật mọi thứ…



http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/04/05/4223955691.jpg


Khi bị trầm cảm, tâm trạng của bạn sẽ không còn là màu xanh hy vọng hay màu hồng vui tươi nữa. Ngược lại, bạn cảm thấy như bản thân trở nên yếu đuối hơn hoặc không còn ý chí nữa.

Nếu không điều trị, các triệu chứng trầm cảm có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng, hoặc hàng năm. Nhưng nếu được điều trị thích hợp, hầu hết những nhân bị trầm cảm sẽ dần dần thoát ra được tình trạng này.

Các triệu chứng của trầm cảm có thể không giống nhau ở mỗi người. Điều này phụ thuộc vào bạn đang bị trầm cảm ở mức độ nghiêm trọng nào.

10 hiệu ứng tiêu cực của trầm cảm với teen

Nếu bạn có dấu hiệu bị trầm cảm, điều quan trọng là phải cần được điều trị sớm để ngăn chặn những vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra với sức khỏe và cơ thể của teen. Ngoài ra, nếu không được điều trị, trầm cảm có thể dẫn đến 10 hiệu ứng tiêu cực sau:



http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/04/05/4219047676.jpg

1. Bạn sẽ đánh mất lòng tự trọng hoặc lòng tự trọng sẽ thấp. Bạn thường bị bủa vây bởi cảm giác bản thân vô dụng, thất bại và tự ti ở mọi nơi mọi lúc.

2. Gặp rối loạn ăn uống bao gồm: chán ăn, cuồng ăn và thậm chí thích ăn uống chè chén say sưa đến mất kiểm soát. Điều này sẽ khiến trọng lượng cơ thể bạn giảm sút trong thời gian ngắn.

3. Gặp những rắc rối với kết quả về các vấn đề ở trường lớp do cơ thể không có năng lượng và khó tập trung khi học tập vui chơi. Hầu hết các teen bị trầm cảm nếu không được điều trị sẽ trở nên thiếu kiên nhẫn để hoàn thành bài tập, não bộ bị giảm sút.

4. Thường xuyên trốn chạy mọi người cũng chính là một trong những tác hại nghiêm trọng của những teen đang chán nản do trầm cảm.



http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/04/05/4221096814.jpg

5. Có thể tìm đến, sử dụng và lạm dụng chất kích thích (rượu, thuốc)

6. Tự gây chấn thương cho bản thân

7. Dễ rơi vào các hành động nghiện ngập, bao gồm các trò chơi máy tính, lướt web như một sự giải thoát khỏi sự buồn chán.

8. Nhanh chóng thay đổi tính cách và trở nên bạo lực hơn trong mọi hành động. Lúc nào cũng sống trong tâm trạng tự hận thù hay từ hận thù của những người khác với bản thân mà có thể manh động và phạm tội.



http://k14.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2011/04/05/4217378690.jpg

9. Mọi hành vi hàng ngày cũng trở nên nguy hiểm hoặc thiếu thận trọng trong cuộc sống như: quan hệ tình dục không an toàn, lái xe bất cẩn, cùng nhiều hành vi bất cẩn khác...

10. Có suy nghĩ muốn tự tử hoặc thậm chí có lúc còn tìm cách tự vẫn.

Theo PLXH

caretocom
06-04-2011, 03:39 PM
Cũng giống như người lớn, ở tuổi teen các em có thể bị stress hàng ngày. Hầu hết các teen đều trải qua stress khi chúng gặp phải những tình huống nguy hiểm, khó xử hoặc đau buồn. Và chúng không có cách nào để đối phó. Teen có thể bị stress do một số nguyên nhân sau:
- Bài tập nhiều và điểm kém
- Suy nghĩ tiêu cực về bản thân
- Thay đổi về sinh lý
- Cãi nhau với bạn bè cùng trang lứa
- Môi trường sống không an toàn / hàng xóm không tốt
- Cha mẹ ly thân hoặc ly dị
- Bị bệnh mãn tính hoặc những rắc rối xảy ra trong gia đình
- Mất người thân
- Chuyển trường
- Hoạt động quá nhiều hoặc hy vọng quá lớn
- Những vấn đề về tài chính trong gia đình
Một số teen không thể chịu được stress. Khi stress xảy ra, nếu không kiềm chế được stress sẽ dẫn đến lo lắng, sống khép kín, hận thù, đau ốm hoặc khả năng chống chịu kém như sử dụng chất ma tuý hoặc rượu chè.

Cha mẹ có thể giúp con cái giảm stress theo các cách sau:
- Kiểm tra thường xuyên nếu stress ảnh hưởng đến sức khoẻ, hành vi, suy nghĩ hoặc cảm giác của con mình
- Lắng nghe và cảnh giác với những yêu cầu quá mức đối với con cái
- Học cách kiềm chế stress
- Khuyến khích con cái chơi thể thao và các hoạt động xã hội khác.

Teen có thể giảm stress theo một số cách sau:
- Tập thể dục và ăn uống điều độ
- Tránh uống những chất có chứa cafein vì những chất này có thể tăng cảm giác lo lắng và bị kích động
- Tránh sử dụng ma tuý, rượu và thuốc lá
- Tập các bài thể dục thư giãn (các kỹ năng thư giãn cơ bắp và thở sâu)
- Phát triển các kỹ năng rèn luyện tính quyết đoán. Ví dụ, bày tỏ ý kiến trong một công ty lớn nhưng không thể hiện một cách quá tự tin hoặc tiêu cực. (“Tôi thấy bực bội khi bạn hét lên với tôi”. “Xin đừng hét lên như thế”)
- Tập lại và thực hành cho quen với những tình huống dễ gây stress. Ví dụ, tập trình bày một bài diễn văn ở lớp học, nếu việc đứng nói trước lớp làm bạn hồi hộp
- Tập các kỹ năng xử lý thực tế
- Giảm bớt những buổi độc thoại theo hướng tiêu cực. Không nhận những suy nghĩ tiêu cực về mình mà suy nghĩ trung lập và tích cực. “Cuộc sống của tôi sẽ không bao giờ tốt đẹp” có thể chuyển thành “Tôi có thể thấy hiện giờ không có hy vọng, nhưng cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn nếu tôi làm việc và được giúp đỡ”
- Học cách vừa lòng với một công việc có trình độ năng lực hoặc “phù hợp” hơn là yêu cầu bản thân bạn và người khác phải hoàn hảo
- Nghỉ ngơi khi gặp phải những tình huống gây stress. Một số hoạt động có thể làm giảm stress như nghe nhạc, tán gẫu với bạn bè, vẽ tranh, viết lách, hoặc đùa giỡn với con vật bạn yêu thích
- Kết bạn với những người có thể giúp bạn xử lý tình huống theo hướng tích cực
Teen có thể kiểm soát được stress bằng cách sử dụng các phương pháp trên và một số phương pháp khác. Nếu teen có dấu hiệu của stress thì cần ý kiến tham khảo của bác sỹ tâm thần trẻ hoặc một chuyên gia về sức khoẻ tâm thần có thể giúp chúng giảm stress.

Theo Làm cha mẹ/ GĐ

AugustineTuanBao
06-04-2011, 05:32 PM
Chắc là mình không có đâu nhĩ ?... Mình không thích ở nơi đông người và chỉ thích một mình trong căn phòng. Thế không biết có mắc bệnh trầm cảm không ta?