PDA

View Full Version : Phương Pháp sư phạm Giáo Lý Trẻ



omem2207
22-04-2011, 11:07 PM
GIÁO HỘI NGÀY MAI


TÙY THUỘC GIÁO LÝ HÔM NAY





Thay cho phần dẫn nhập, xin mượn lời của Linh Mục R.H. Lesser, người Anh, phụ trách về Giáo Lý tại một Giáo Phận truyền giáo ở Ấn-độ, được trích từ Báo Asia Focus số ra ngày 10.4.1991, như sau:
Cho đến nay, chúng ta vẫn dạy và học Giáo Lý. Thế nhưng, chúng ta đã dạy và học một cách từ chương về Thiên Chúa và về Giáo Hội, bằng cách vận dụng trí nhớ của chúng ta. Các bài Giáo Lý không đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa. Cuộc sống của chúng ta cũng không tiến triển về tâm linh và luân lý. Chỉ thông tin mà không có huấn luyện ( Only information was given, not formation ! )
Việc dạy Giáo Lý không đơn thuần chỉ là việc dạy và học. Nó là, và nó phải là một tiến trình liên vị giữa 3 phía: Thiên Chúa, Giáo Lý Viên và người học Giáo Lý. Chính Giáo Lý Viên và người học Giáo Lý phải được biến đổi, trở nên phong phú hơn trong quá trình dạy và học này.
Dù cho chỉ tập trung học Giáo Lý mỗi tuần có một buổi vỏn vẹn hơn kém một giờ đồng hồ, thì Giáo Lý vẫn là một tiến trình kéo dài suốt cả ngày, cả năm, cả đời mình. Mục đích của mỗi buổi học là dẫn trẻ đến gần Chúa hơn, nhờ vậy trẻ sẽ tiến bộ về mọi mặt, phát triển những thái độ và ứng xử đúng đắn đối với Thiên Chúa, tha nhân và chính bản thân.
Để tiếp xúc, thu hút và khơi lên sự ham thích nơi trẻ, mỗi buổi học phải nên được khởi sự từ những kinh nghiệm sống. Sau đó, đề tài sẽ được khai triển qua một đoạn Kinh Thánh, được nội tâm hóa bằng việc cử hành cầu nguyện ngay tại lớp. Tiếp theo là phần sinh hoạt để củng cố. Cứ thế, trẻ bắt đầu hiểu và yêu mến Đức Ki-tô. Hạt giống đã được gieo. Sự khao khát triển nở, trẻ sẽ tìm tòi để biết nhiều hơn, gặp gỡ thường xuyên hơn với Đấng mà trẻ yêu mến, từ đó Đức Tin được hình thành và khắc sâu.
Các Đức Giáo Hoàng Phao-lô đệ lục và Gio-an Phao-lô đệ nhị đã nhấn mạnh đến việc dạy Giáo Lý, hiểu như là việc huấn luyện Đức Tin, chính là hoạt động chính yếu của Giáo Hội, phải được ưu tiên hàng đầu cả về nhân lực lẫn tài lực. Giáo Hội ngày mai tùy thuộc vào việc dạy Giáo Lý hôm nay.


BÀI 1:








DẠY GIÁO LÝ LÀ GÌ ?







I. NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC DẠY GIÁO LÝ LÂU NAY:
Trước tiên chúng ta phải thay đổi cách suy nghĩ và cách làm lâu nay về công việc dạy Giáo Lý, đặc biệt đối với người Việt-nam chúng ta, với những hoàn cảnh thời đại và xã hội có quá nhiều hạn chế.
1. Dạy Giáo Lý không phải là dạy hỏi – thưa:
Do mức độ còn hạn chế tùy từng nơi, từng vùng, nhất là ở ngoại thành và thôn quê, một số chương trình Giáo Lý hiện nay vẫn xoay chung quanh việc hỏi – thưa, một cách hệ thống ngắn gọn, chắc ăn, dễ triển khai, dễ kiểm tra. Dù vậy, Giáo Lý Viên trong trường hợp này, vẫn phải tránh lối học từ chương, mà phải luôn cố gắng tổ chức buổi dạy Giáo Lý một cách sống động, có đối thoại, có hội thoại trao đổi, sao cho nội dung Giáo Lý không dừng lại ở từng câu từng chữ giảng máy móc và học thuộc lòng rồi trả bài làu làu như... vẹt !
2. Dạy Giáo Lý không phải là học kinh hạt:
Trong giai đoạn còn quá khó khăn trước đây, khi còn thiếu nhiều Linh Mục, lại thiếu các Giáo Lý Viên được đào tạo có hệ thống, rất nhiều nơi đã phải đành chấp nhận chỉ dạy kinh hạt cho các em thiếu nhi thay vì dạy Giáo Lý. Một số Giáo Phận cũng đã cố gắng chuyển tải các điểm cốt yếu trong Giáo Lý bằng những bài thơ lục bát để giúp các em dễ nhớ, dễ thuộc. Dẫu sao, đó chỉ là cách ứng phó tạm thời và hạn chế ở mức độ thấp nhất của việc dạy Giáo Lý.
3. Dạy Giáo Lý không phải là dạy luân lý:
Đương nhiên nội dung Giáo Lý có đưa ra một nếp sống luân lý Ky-tô giáo sâu sắc, nhưng không vì thế Giáo Lý Viên dừng lại ở mức độ liệt kê cho các học viên một loạt các điều cho phép được làm và một loạt các điều cấm không được làm trong đời sống đạo. Dạy Giáo Lý vượt lên trên cả những điều ấy khi mở ra cho người học một mối tương quan mật thiết và thấm thía với Thiên Chúa, với Giáo Hội và với tha nhân chung quanh trong cuộc đời.
4. Dạy Giáo Lý không phải là dạy thần học:
Thần học là một khoa học chuyên biệt, với nhiều trường phái và quan điểm khảo cứu về Thiên Chúa ( Théologie ), nó cung cấp rất nhiều kiến thức, lý luận, nhận định có hệ thống chặt chẽ về Thiên Chúa, tuy đôi khi vẫn còn có thể gây ra nhiều tranh cãi đưa tới nhiều canh tân đổi mới. Trong khi đó, việc dạy Giáo Lý, dẫu có vận dụng đến một số điểm thần học căn bản, lại muốn đưa các em đến Lòng Tin, Lòng Yêu Mến và Lòng Cậy Trông chân thành đối với Thiên Chúa, để rồi thể hiện cụ thể ra trong đời sống của mình, vượt qua mọi thứ kiến thức và lý luận của lý trí. Do vậy, học Giáo Lý dứt khoát không phải là để nghe những bài thuyết trình hùng hồn hấp dẫn về Thiên Chúa.
5. Dạy Giáo Lý không phải là loan báo Tin Mừng:
Việc loan báo Tin Mừng là hoạt động truyền giáo, đem Lời Chúa đến với người chưa hề biết đạo là gì, chưa hề biết Chúa là Ai. Thường thì việc loan báo Tin Mừng đi trước, kế ngay sau đó là việc giảng dạy Giáo Lý. Một số vùng truyền giáo ở thượng du phía Bắc và ở Tây Nguyên dành cho người dân tộc hiện nay, sau khi đã được loan báo Tin Mừng, dự tòng là người lớn và cả trẻ em có thể có nhiều năm liền để học Giáo Lý, trong khi bản thân họ vẫn mau mắn quay trở về loan báo Tin Mừng cho những người khác.
6. Dạy Giáo Lý không phải là dạy học như ở Phổ Thông:
Việc dạy Giáo Lý, cho dẫu cũng dựa trên một số nguyên tắc sư phạm ( pédagogie ) và phương pháp giáo dục ( méthodologie ) chung, nhưng lại vượt xa việc dạy học ở trường Phổ Thông ở chỗ: Giáo Lý giúp các em gặp gỡ Lời Chúa, gặp gỡ chính Thiên Chúa, khơi gợi và tăng cường Đức Tin ở tận thâm sâu tâm hồn các em và chuyển thành sự sống tôn giáo thiêng liêng.
7. Dạy Giáo Lý cũng chẳng phải là sinh hoạt tập thể:
Khi dạy Giáo Lý ở các độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên, đương nhiên cần phải có những sinh hoạt vui chơi hát hò, nhưng đó chỉ là một phương cách phụ trợ để gây bầu khí sống động hấp dẫn, góp phần rèn luyện cũng như giáo dục nhân bản cho các em. Cái chính yếu của việc dạy Giáo Lý vẫn là nhắm đến việc đào tạo các Ki-tô hữu, những môn đệ của Đức Ki-tô.
II. ĐỊNH NGHĨA VIỆC DẠY GIÁO LÝ:
Tắt một lời, việc dạy Giáo Lý chính là: trình bày Lời Chúa một cách đơn giản, cụ thể và sống động, để giúp các em có thể hiểu và sống Đức Tin.
Chữ dạy ở đây, theo nguyên ngữ Hy-lạp, không phải là “didastein” ( dạy các lý thuyết và kiến thức ), nhưng là “mateutein” ( đào tạo thành những môn đệ ). Từ rất sớm, người ta đã dùng thuật ngữ “Dạy Giáo Lý” để gọi toàn thể các nỗ lực trong Giáo Hội nhằm đào tạo các môn đệ, để giúp mọi người tin rằng Đức Giê-su chính là Con Thiên Chúa, để rồi nhờ Đức Tin và nhờ việc dạy dỗ ấy, họ được sống nhân danh Đức Ki-tô ngay giữa lòng đời, góp phần xây dựng Thân Mình của Đức Ki-tô là Giáo Hội.
Trong Tông Huấn Catechesi Tradendae ( CT ), Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô 2 đã ân cần dặn dò như sau:
Dạy Giáo Lý là một giai đoạn hay một khía cạnh của việc Tin Mừng hóa, do đó, nội dung của Giáo Lý không gì khác hơn nội dung của Tin Mừng hóa: cũng một sứ điệp Tin Mừng cứu độ đã được nghe hằng trăm lần, và được tiếp nhận với tất cả lòng quý mến, sẽ luôn được đào sâu nhờ suy tư và nghiên cứu có hệ thống trong Giáo Lý ( CT 26 ).
Dạy Giáo Lý bao giờ cũng lấy nội dung từ nguồn mạch sống động là Lời Chúa được lưu truyền qua Thánh Truyền và Thánh Kinh, vì Thánh Truyền và Thánh Kinh hợp thành kho tàng thánh thiện duy nhất chứa đựng Lời Chúa và được giao phó cho Giáo Hội ( CT 27 ).
III. DẠY GIÁO LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ CỦA GIÁO HỘI:
Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến riêng hoạt động mục vụ rao giảng Lời Chúa của Giáo Hội bên cạnh việc cử hành các Bí Tích, tổ chức và quản trị cộng đoàn, tổ chức đời sống và các việc bác ái.
Mục vụ rao giảng Lời Chúa của Giáo Hội gồm có:
§ Tiền Phúc Âm hóa ( Pré-Évangélisation )
§ Phúc Âm hóa hay loan báo Tin Mừng ( Kéryme – Évangélisation )
§ Dạy Giáo Lý ( Catéchèse )
§ Giảng thuyết ( Homélie )
§ Thần Học ( Didascalie )
Mục vụ Giáo Lý là hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu được học Giáo Lý của mọi thành phần tín hữu, để đưa cả cộng đoàn lẫn bản thân người tín hữu tới chỗ trưởng thành trong Đức Tin. Đặc biệt đối với trẻ em, sứ mệnh cao cả mà Thiên Chúa và Giáo Hội đã ủy thác cho các Giáo Lý Viên chính là: làm cho Ngôi Lời được sinh ra và lớn lên trong các em.
Ngoài ra, Tông Huấn Catechesi Tradendae còn nhắc nhở:
Bản chất của việc dạy Giáo Lý gắn liền với tất cả các hoạt động Phụng Vụ và các Bí Tích, vì chính các Bí Tích và nhất là Bí Tích Thánh Thể là nơi Đức Ki-tô hoạt động một cách sung mãn để biến đổi nhân loại. Việc dạy Giáo Lý sửa soạn cho việc lãnh nhận các Bí Tích ( CT 23 ).
Việc dạy Giáo Lý là cần thiết, không những để làm cho Đức Tin của các Ki-tô hữu thêm chín chắn, mà còn để họ làm chứng trên toàn thế giới, sẵn sàng trả lời cho tất cả những ai chất vấn về niềm hy vọng của họ ( CT 25 ).
Để được như thế, phải phân tích và đánh giá tình hình để tìm phương cách hoạt động hữu hiệu cho từng đối tượng. Việc giảng dạy Giáo Lý phải có đường hướng và nguyên tắc chỉ dẫn, có chương trình và kế hoạch, có tổ chức và phương pháp thích hợp, cũng như phải có những phương tiện cần thiết.
IV. VIỆC DẠY GIÁO LÝ CẦN ĐƯỢC CANH TÂN KHÔNG NGỪNG:
Việc dạy Giáo Lý luôn luôn cần được canh tân cùng với từng biến chuyển lớn của thời đại và xã hội. Khi so sánh với Lời Chúa, Giáo Lý chỉ có giá trị tương đối. Lời Chúa mới có tính chất tuyệt đối. Do đó, Giáo Lý có thể và cần phải được thay đổi và cải tiến. Việc dạy Giáo Lý phải được canh tân không ngừng để Lời Chúa được diễn đạt đúng hơn, dõ hơn, sống động và hợp thời hơn.
Chính Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 4 năm 1977 đã khẳng định trong Tông Huấn Catechesi Tradendae:
Việc canh tân Giáo Lý là một ân huệ quý giá của Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội ngày nay ( CT 3 ).
Việc dạy Giáo Lý cần được canh tân liên tục và quân bình về phương pháp, về việc tìm kiếm một ngôn ngữ thích hợp, về việc khai thác các phương tiện mới mẻ để truyền thông sứ điệp ( CT 17 ).
Giáo Hội phải tỏ ra khôn ngoan, can đảm và trung thành với Tin Mừng trong việc tìm kiếm và vận dụng các đường lối và bối cảnh mới mẻ cho việc dạy Giáo Lý ( CT 17 ).
Việc dạy Giáo Lý hiện nay cần được canh tân vì 2 lý do:
§ Thế giới ngày nay biến chuyển không ngừng biến chuyển một cách sâu xa, khoa học kỹ thuật phát triển quá nhanh đưa tới tình trạng tục hóa, giải thiêng. Thời chiến tranh lạnh giữa các cường quốc đã chấm dứt. Mặt khác, nhân loại đặc biệt coi trọng các giá trị nhân văn và xã hội, đặt nặng tinh thần phục vụ hữu hiệu.
§ Trong khi đó, chính đời sống của Giáo Hội cũng có những đổi thay khi các giá trị cổ truyền bị lung lay, một đông tín hữu tỏ ra lãnh đạm với các sinh hoạt tôn giáo, thậm chí đánh mất Đức Tin. Ngược lại, Công Đồng Va-ti-ca-nô 2 được triệu tập, cùng với việc xuất hiện rất nhiều phong trào thiêng liêng hoạt động rất tích cực, đã khiến cho Giáo Hội mở ra cả một bình minh rực rỡ và lạc quan.
V. KẾT LUẬN:
Như vậy, mọi thành phần trong Giáo Hội cần phải đổi mới cách nhìn ( tư duy ), nhận thức việc dạy Giáo Lý là một nhiệm vụ ưu tiên và tối quan trọng của Giáo Hội, là nhiệm vụ của mọi Ki-tô hữu nhằm giáo dục Đức Tin và đào tạo nên những người Ki-tô hữu trưởng thành. Ngoài ra, còn phải đổi mới cả cách làm ( hành động ) trong việc soạn thảo những nội dung chương trình hợp lý và sâu sắc, chọn được những hình thức giảng dạy phong phú, đầu tư vật chất và nhân sự của Giáo Hội cho việc dạy Giáo Lý.
Riêng với các Giáo Lý Viên, trong tư cách là người đảm nhận việc dạy Giáo Lý, phải luôn chuyên cần học hỏi Lời Chúa, phải kết thân sâu xa với Đức Ki-tô, phải có tinh thần cầu nguyện, biết sẵn sàng từ bỏ chính mình trong công việc phục vụ.

omem2207
22-04-2011, 11:10 PM
BÀI 2:








BA NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC DẠY GIÁO LÝ





I. NGUYÊN TẮC TOÀN VẸN ( INTÉGRITÉ ):
Nguyên tắc toàn vẹn được trải ra trong 2 mặt chính yếu:
1. TOÀN VẸN VỀ NỘI DUNG DẠY GIÁO LÝ:
Tông Huấn Catechesi Tradendae ( CT 30 ) dặn dò chúng ta 3 điểm quan trọng sau đây về sự toàn vẹn của nội dung Giáo Lý:
§ Lời Đức Tin dứt khoát không được cắt xén, thay đổi, giảm bớt, nhưng phải đầy đủ và toàn vẹn, nghiêm túc và có uy lực. Đứng trước kho tàng Đức Tin của Giáo Hội, không một Giáo Lý Viên chân chính nào được tự ý chọn lựa điều gì họ coi là quan trọng và điều gì họ cho là không quan trọng, để sau đó dạy điều này mà bỏ không dạy điều kia.
§ Phương pháp và ngôn ngữ Giáo Lý Viên sử dụng phải thật sự là phương tiện để họ truyền đạt trọn vẹn nội dung Giáo Lý, chứ không phải chỉ là một phần của “Lời ban sự sống đời đời”.
§ Việc dạy Giáo Lý không thể xa lạ với chiều kích hiệp nhất và đại kết đối với Giáo Lý của các tôn giáo bạn, nhưng nội dung Giáo Lý sẽ chỉ có tính chất đại đồng nếu dạy rằng: toàn thể chân lý mặc khải và các phương tiện cứu độ vẫn tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo.
2. TOÀN VẸN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁO LÝ:
Giáo Lý phải có ảnh hưởng trên toàn diện con người gồm có cả tâm hồn và thể xác, lý trí, tình cảm và các hoạt động, phải chi phối toàn bộ cuộc sống và môi trường sống của con người ( nhất là ở độ tuổi thanh thiếu niên ) như gia đình, học đường, Giáo Xứ, khu phố, làng xóm..., và cũng đồng thời chi phối toàn bộ cuộc đời của họ, chứ không chỉ dừng lại ở những năm tháng theo học Giáo Lý, lãnh nhận các Bí Tích xong rồi là hết chuyện như lâu nay nhiều người vẫn quan niệm !
II. NGUYÊN TẮC THÍCH ỨNG ( ADAPTATION ):
Việc dạy Giáo Lý phải luôn luôn được cân nhắc trong việc soạn thảo nội dung và chương trình, cũng như trong việc lo liệu áp dụng các hình thức và phương pháp để trình bày, tiếp thu có chọn lọc các thành tựu trong khoa Sư Phạm Giáo Lý của Giáo Hội toàn cầu, sao cho thích ứng với 2 mặt sau đây:
1. TÂM LÝ CÁC ĐỘ TUỔI:
Vẫn tôn trọng sự toàn vẹn thống nhất của sứ điệp Giáo Lý, nhưng nội dung sẽ lần lượt được dàn trải một cách tiệm tiến, được diễn đạt bằng các hình thức phù hợp với tâm lý của từng độ tuổi các em.
Về cách chia các độ tuổi tâm lý, xin tham khảo thêm phần Tìm Hiểu Tâm Lý Trẻ Em trong Vui Đời Phục Vụ tập 13; phần Giáo Dục Đức Tin Cho Từng Lứa Tuổi trong cuốn Sư Phạm Huấn Giáo của cố Linh Mục Nguyễn Văn Tuyên; và phần phụ chương 4 Lịch Trình Tiến Triển Tâm Lý trong tập Sư Phạm Huấn Giáo của Ban Mục Vụ Giới Trẻ Giáo Phận Sài-gòn.
Ở đây, chúng tôi xin đề nghị một cách chia độ tuổi đặc trưng theo mức độ tham gia vào các đoàn thể tương ứng với Giáo Lý như sau:
§ Lứa tuổi Ấu Nhi ( từ 1 đến 3 tuổi )
§ Lứa tuổi Nhi Đồng ( từ 3 đến 7 tuổi )
§ Lứa tuổi Thiếu Nhi ( từ 7 đến 11 tuổi )
§ Lứa tuổi Thiếu Niên ( từ 11 đến 14 tuổi )
§ Lứa tuổi Kha Niên ( từ 14 đến 18 tuổi )
§ Lứa tuổi Thanh Niên ( từ 18 đến 30 tuổi )
§ Lứa tuổi Tráng Niên ( từ 30 tuổi trở lên )
2. HOÀN CẢNH VÀ MÔI TRƯỜNG:
Tùy theo những hoàn cảnh đặc thù của xã hội và thời đại, cũng như tùy theo từng môi trường khác biệt của từng miền, từng vùng, từng Giáo Phận, chương trình và hình thức chuyên chở nội dung Giáo Lý có thể có những uyển chuyển chính đáng.
Địa bàn dân cư toàn tòng hoặc giáo dân ở tản mạn, nội thành hay ngoại thành, tỉnh lỵ hay thôn quê, đồng bằng hay thượng du, người Kinh hay người dân tộc... tất cả đòi hỏi một sự cân nhắc cần thiết để Lời Chúa và Giáo Lý đến được với mọi tầng lớp tín hữu.
III. NGUYÊN TẮC SỐNG ĐỘNG ( VIVANT ):
Chương trình chung của Ban Giáo Lý một Giáo Phận, một Giáo Xứ, cũng như bầu khí riêng ở từng lớp Giáo Lý phải luôn giữ được tính cách sống động phấn khởi, để việc dạy và học trở thành một niềm vui.
Cần phải tránh rơi vào khuôn khổ cứng ngắc, đơn điệu, kém hiệu quả. Dứt khoát không chủ trương “nhồi sọ”, “học vẹt”, “so kè thành tích”, “biểu dương lực lượng” hoặc “qua loa đại khái” cho xong nhiệm vụ...
Muốn được như thế, đòi hỏi cả 2 phía cùng song hành, ăn khớp nhịp nhàng với nhau:
§ Về phía người dạy: phải biết cách trình bày chân lý, biết động viên các em khao khát khám phá chân lý.
§ Về phía người học: phải khao khát tiếp cận chân lý, nỗ lực hòa mình tham gia vào việc khám phá chân lý.
IV. KẾT LUẬN:
Trên đây là những nguyên tắc quan trọng để việc dạy Giáo Lý đi đúng đường hướng của Giáo Hội.
Xin các vị Giám Mục, các Linh Mục quản xứ, các Linh phụ trách Ban Giáo Lý cần thường xuyên nhắc nhở, hằng năm nên tổ chức một khóa bồi dưỡng nhiều mặt về Sư Phạm Giáo Lý, trong đó có đề cập lại về các nguyên tắc này, để các Giáo Lý Viên, vốn là những người trực tiếp đứng lớp giảng dạy, có thể nắm vững các nguyên tắc, không bỏ sót, không xem nhẹ bất cứ nguyên tắc nào.

omem2207
22-04-2011, 11:11 PM
BÀI 3:








TÍNH CÁCH QUY KI-TÔ TRONG GIÁO LÝ







I. KHÁI NIỆM QUY KI-TÔ:
Thượng Hội Đồng Giám Mục lần thứ 4 năm 1977 nhấn mạnh đến tính cách Quy Ki-tô ( Christocentrisme ) trong việc dạy Giáo Lý.
Ở trọng tâm của khoa Giáo Lý, cốt yếu có một Ngôi Vị là Đức Giê-su Ki-tô, để rồi chúng ta chỉ có một câu trả lời duy nhất là chính Đức Giê-su Ki-tô cho cả 3 câu hỏi thiết yếu trong việc dạy Giáo Lý như sau:
II. AI DẠY GIÁO LÝ ?
Trước hết, chính Đức Ki-tô là Đấng giảng dạy, các Giáo Lý Viên chỉ là phát ngôn viên của Người, là những người trung thành và trung thực truyền đạt lại những gì đã được Đức Ki-tô trao phó. “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” ( Mt 28, 18 – 20 ).
Một Giáo Lý Viên chân chính có thể bộc bạch chân thành theo như Thánh Phao-lô rằng: Không phải là tôi dạy Giáo Lý, mà là chính Đức Ki-tô, Người dạy Giáo Lý cho mọi người nơi tôi, qua tôi, và trong tôi. “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” ( Gl 2, 20 ).
III. DẠY GIÁO LÝ VỀ AI ?
Dạy Giáo Lý chính là tỏ bày trong Đức Giê-su Ki-tô tất cả ý định vĩnh cửu của Thiên Chúa, là thông truyền Giáo Lý của Đức Ki-tô, thông truyền chân lý của Người. Do việc, dạy Giáo Lý là dạy về chính Đức Ki-tô.
Muốn trình bày về Chúa Cha, không gì hơn là công bố những gì Đức Giê-su Ki-tô đã giới thiệu về Cha của Người cũng là Cha của chúng ta. “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” ( Ga 14, 6 ) “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha... Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy” ( Ga 14, 11 ).
Muốn đề cập đến Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng phải xác tín rằng chính Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Đức Giê-su Ki-tô Phục Sinh. “Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em” ( Ga 14, 16 – 17 ).
Muốn học về Đức Ma-ri-a, chúng ta cũng phải dõi mắt nhìn vào biến cố Nhập Thể của Đức Giê-su Ki-tô, để Mẹ được trở nên E-và mới, hạ sinh Đức Giê-su Ki-tô, trở nên Mẹ của Thiên Chúa và là Mẹ của nhân loại. "Này ông Giu-se, là con cháu Đa-vít, đừng ngại đón bà Ma-ri-a vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giê-su, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ." ( Mt 1, 20 – 21 ).
Muốn tìm hiểu về Giáo Hội, chúng ta không thể quên chính Đức Giê-su Ki-tô là Đầu của Hội Thánh, là vị Tân Lang chung thủy sắt son, còn Hội Thánh chính là Thân Mình của Người, là Hiền Thê yêu dấu của Người. “Chính Đức Ki-tô là Đấng cứu chuộc Hội Thánh, thân thể của Người” ( Ep 5, 23 – 24 ).
Mọi hoạt động của đời sống Ki-tô hữu cũng đều hướng về Đức Giê-su Ki-tô là trung tâm, là đỉnh cao, là điểm hội tụ, là hệ quy chiếu, là tiêu chuẩn, là mẫu mực tuyệt đối, là trọn vẹn, là tất cả những gì mà Thiên Chúa muốn mặc khải nhờ Người và trong Người. “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15, 12 ). “Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm và hãy nói nhân danh Chúa Giê-su, và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha.” ( Cl 3, 17 ).
IV. DẠY GIÁO LÝ THEO CÁCH THỨC CỦA AI ?
Mẫu mực đời sống và công việc phục vụ của người Giáo Lý Viên chính là Đức Ki-tô chứ không phải là ai khác !
Đức Giê-su Ki-tô đã để lại cho chúng ta không những một khoa Sư Phạm Giáo Lý độc đáo và sâu sắc, Người còn lưu lại một cung cách mô phạm của một bậc Tôn Sư vừa đầy quyền năng xuất phát từ Thiên Chúa ( x. Mc 1, 22 ), lại vừa chan chứa lòng trắc ẩn yêu thương đối với mọi người ( x. Mt 15, 32 ), nhất là với những kẻ tội lỗi ( x. Lc 5, 32 ), những người nghèo khổ tật bệnh ( x. Mt 15, 30; Mc, 3, 10; Lc 4, 40 ), và sẵn sàng tha thứ cho cả kẻ thù đã hãm hại Người ( x. Lc 23, 34 ).
Mặt khác, Đức Giê-su Ki-tô đặt nền tảng cho các hoạt động rao giảng bằng đời sống cầu nguyện. Trước khi khởi đầu sứ vụ công khai, Người đã vào hoang địa để được Chúa Thánh Thần hướng dẫn cầu nguyện và tĩnh tâm suốt 40 ngày ( x. Lc 4, 1 – 2 ).
Khởi sự một ngày hoạt động của Người luôn luôn là cầu nguyện ( x. Mc 1, 35 ). Người cầu nguyện suốt đêm trước khi chọn Nhóm Mười Hai ( x. Lc 6, 12 ). Kết thúc một ngày tất bật, Người lại lánh mình đi cầu nguyện ( x. Lc 5, 16 ).
Bắt đầu bước vào cuộc Thương Khó, Đức Giê-su Ki-tô cầu nguyện với các môn đệ trong bữa ăn cuối cùng ( x. Ga 17 ), nơi vườn Ghết-xê-ma-ni trước khi Người bị bắt ( x. Lc 22, 39 – 44 ) và trong giây phút Người sắp lìa đời trên Thập Giá ( x. Lc 23, 46 ).
Tắt một lời, sứ điệp Đức Giê-su Ki-tô rao giảng và chính bản thân Người là một, không có sự tách biệt, so le, hay mâu thuẫn. Người loan báo Tin Mừng Yêu Thương và cũng chính Người là Tình Yêu Thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” ( Ga 15, 13 ).
V. KẾT LUẬN:
Xin mượn lời của Tông Huấn Catechesi Tradendae:
“Người Giáo Lý Viên theo chân Đức Giê-su Ki-tô, phải luôn chuyên cần học hỏi Lời Chúa do Huấn Quyền của Giáo Hội thông truyền, phải luôn kết thân sâu xa với Đức Ki-tô và với Chúa Cha, phải có được tinh thần cầu nguyện, từ bỏ bản thân, hoàn toàn để Chúa Thánh Thần làm việc nơi mình trong mọi sự và mọi lúc” ( CT 5 và 6 ).

omem2207
22-04-2011, 11:12 PM
BÀI 4:



ĐỨC KI-TÔ, BẬC THẦY CỦA GIÁO LÝ VIÊN



Chúng ta đã đặt vấn đề dạy Giáo Lý theo cách thức của Đức Giê-su Ki-tô. Vậy không gì hơn là chúng ta hãy phân tích để học hỏi đường lối dạy Giáo Lý của chính Đức Giê-su Ki-tô đã áp dụng. Xin liệt kê 8 nguyên tắc rất đơn giản mà hiệu nghiệm:
I. TRỰC TIẾP NÓI VỚI NGƯỜI NGHE:
Đức Giê-su Ki-tô quả thật là một con người của quần chúng. Người đi khắp nơi trong suốt cả cuộc đời để gặp gỡ quần chúng. Chung quanh Người luôn có một đám đông tìm đến để lắng nghe, và Người đã chạnh lòng thương họ, không quản ngại giảng dạy cho họ, nhiều khi đến kiệt sức.
Trên núi, trong hoang địa, dưới thuyền, ngoài bãi biển, trong Hội Đường, nơi Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, tại bàn ăn, giữa tiệc cưới, ở mọi góc phố, và cả trên Thập Giá, ở đâu Người cũng có những lời giảng dạy về Chúa Cha, về Nước Trời, về giới răn Yêu Thương, về lòng tha thứ...
Người tiếp xúc với đủ mọi hạng người: dân chúng, kẻ giàu người nghèo, kẻ bệnh tật, người đang gặp khổ đau, người Pha-ri-sêu, các Luật Sĩ, sĩ quan Rô-ma, người miền Sa-ma-ri, các cô gái điếm, người thu thuế, kẻ tử tù... miễn là họ có lòng chân thành sám hối, muốn đi theo con đường Đức Giê-su mời gọi.
Đức Giê-su không hề biên soạn và viết ra một tác phẩm nào cho mục đích giảng dạy gián tiếp, Người trực tiếp nói với mọi người, đối thoại một cách ân cần, khi nhỏ nhẹ, lúc hùng hồn, và đặc biệt là yêu quý trẻ em lúc nào cũng quấn quít bên Người ( x. Mt 18, 2; Mc 10, 14 ).
II. TRÌNH BÀY VỪA TẦM NGƯỜI NGHE:
Đa số thính giả của Đức Giê-su là người bình dân chất phác, lao động chân tay, mù chữ hoặc ít học. Người đã dùng ngôn ngữ của chính họ và những hình ảnh minh họa gần gũi dễ hiểu để giảng dạy và trò chuyện thân tình với họ, tận tụy giải đáp các thắc mắc của họ và không tiếc lời khen ngợi, khích lệ những ai có thành tâm thiện chí.
Ngược lại, đối với những một số ít người có học, hoặc khi họ muốn tranh luận bắt bẻ, Đức Giê-su cũng sẵn sàng lý luận, trưng dẫn Kinh Thánh ( x. Mt 11, 10; 12, 40; 15, 4. 8 ) vận dụng Luật Mô-sê ( x. Mt 5, 21. 27. 31. 33. 38. 43 ), viện lẽ khôn ngoan trong cuộc sống ( x. Mt 5, 15; 6, 24; 12, 25. 29. 33; Lc 6, 39 – 40; 48 – 49 ) để thuyết phục họ, hoặc thẳng thắn phi bác, cho thấy họ đã lầm lạc hay ngoan cố.
II. DÙNG CÁI DỄ HIỂU ĐỂ NÓI VỀ CÁI KHÓ HIỂU:
Khi muốn dạy một chân lý cao siêu, một mầu nhiệm khó hiểu, mới lạ và khó tin, Đức Giê-su đã chọn những sự việc và sự vật cụ thể, mượn những khái niệm gần gũi, những hình ảnh quen thuộc, những kinh nghiệm sống động của đời thường làm dẫn chứng hay minh họa.
Có thể nói, Người đã vận dụng phương pháp quy nạp đơn sơ hơn là phương pháp diễn giải phức tạp; dùng lối ẩn dụ so sánh để đi tới kết luận hơn là chọn những luận lý kinh viện bác học.
Đức Giê-su còn thường dùng các dụ ngôn ( Paraboles ) để giảng dạy. Thay cho những định nghĩa trừu tượng, các chân lý và mầu nhiệm đã được gói ghém trong một câu truyện kể ngắn gọn, với đầy đủ tình tiết hấp dẫn mà hợp lý hợp tình, nghe xong là tự khắc hiểu được bài học, tự mình rút ra được một số yếu tố siêu việt của Nước Trời và có thể áp dụng ngay vào đời sống thường nhật hiện tại.
IV. ĐÚC KẾT THÀNH NHỮNG CÂU DỄ NHỚ:
Sau khi đã diễn giải một chân lý, một mầu nhiệm, một giới luật mới để giúp người nghe hiểu được một cách sáng tỏ, bao giờ Đức Giê-su cũng có những lời đúc kết ngắn gọn và giản dị để giúp họ ghi nhớ sâu xa và thấm thía, đồng thời sẵn sàng đem ra thực hành một cách dễ dàng.
Xin đơn cử những câu kết luận như thế trong Tin Mừng:
§ Về việc cầu nguyện: “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho” ( Lc 11, 9 ).
§ Về đức khiêm tốn: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống, ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên” ( Lc 14, 11 ).
§ Về tinh thần phục vụ: “Thầy đến để phục vụ, chứ không phải để được phục vụ” ( Mc 10, 41 ).
§ Về sự bền đỗ: “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì lại ít” ( Mt 22, 14 ).
§ Về lòng tình yêu thương: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15, 12 ).
§ Về sự từ bỏ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” ( Lc 9, 23 ).
V. NHẮC LẠI DƯỚI NHIỀU HÌNH THỨC:
Khi trình bày một chân lý hay một điểm Giáo Lý, Đức Giê-su thường nhắc đi nhắc lại dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy, vấn đề càng dễ nhớ, dễ hiểu, dễ thực hành trong đời sống hơn mà lại không sợ nhàm chán đơn điệu. Hơn nữa, một lần vấn đề được nhắc lại, vẫn có dịp để thêm bổ túc những khía cạnh mới.
Ví dụ, để minh họa cho lòng Chúa yêu thương những người tội lỗi, luôn chờ mong họ hoán cải, Đức Giê-su đã dùng rất nhiều dụ ngôn khác nhau mà Tin Mừng theo Thánh Lu-ca đã ghi lại trong toàn bộ chương 15 như: Dụ Ngôn Con Chiên Bị Mất, Dụ Ngôn Đồng Bạc Bị Mất, Dụ Ngôn Người Cha Nhân Hậu ( x. Lc 15, 1 – 32 ).
VI. TIẾN TỪNG BƯỚC THEO TRÌNH ĐỘ CỦA NGƯỜI NGHE:
Một chân lý cao siêu, một mầu nhiệm khó hiểu không thể trong một bài dạy, trong một lần học mà có thể đón nhận trọn vẹn ngay được. “Mưa lâu thấm đất”. Rõ ràng cần phải có thời gian để thấm thía. Vì thế, Đức Giê-su đã luôn luôn vén tỏ mầu nhiệm Nước Trời, Nước Thiên Chúa từng bước, từng chút một. Mỗi lần giảng dạy, Người lại bổ túc thêm một ít, đào sâu và mở rộng thêm những gì đã dạy trước đó.
Lấy ví dụ, Đức Giê-su đã từ từ tỏ mình cho các môn đệ rằng chính là Đấng Thiên Sai, là Đấng Cứu Thế, để rồi cuối cùng, đến lúc chín muồi, Người mới tự giới thiệu Người chính là Con Thiên Chúa trong biến cố Hiển Dung trên một ngọn núi cao ( x. Mc 9, 2 – 8 ).
Một ví dụ khác: Đức Giê-su đã 3 lần tiên báo về cuộc thương khó và cái chết Người sẽ phải chịu để chuẩn bị cho các môn đệ có thể bình tĩnh đón nhận biến cố Vượt Qua đau xót nhưng cần thiết này ( x. Mc 8, 31; 9, 30 – 32; 10, 32 – 34 ).
VII. DÙNG KINH THÁNH ĐỂ MINH CHỨNG:
Đức Giê-su thường trích dẫn những lời Thánh Kinh để giúp người nghe dễ tin và hiểu sâu hơn những lời Người giảng dạy.
Những lời Kinh Thánh ấy còn minh chứng rằng: Người đến là để hoàn tất mọi sự. Những lời Người nói, những việc Người làm vừa nối tiếp, vừa thực hiện những gì đã được tiên báo trong Cựu Ước. Người chính là Đấng mở ra thời Tân Ước, thực hiện mọi lời hứa và mọi ý định của Thiên Chúa đối với Dân của Người ( x. Mt 11, 10; 12, 40; 15, 4. 8 ).
VIII. VỪA GIẢNG DẠY VỪA CẢM HÓA:
Trong khi diễn giải mầu nhiệm Nước Trời, Đức Giê-su cũng gợi lên nơi người nghe lòng yêu thích, khao khát đón nhận chân lý và sẵn sàng thay đổi cuộc sống.
Đã có một số không hưởng ứng lời mời gọi ấy ( như chàng thanh niên giàu có còn tiếc rẻ của cải đời này trong Mc 10, 17 – 22 ), nhưng ngược lại đã có rất đông người đã được cảm hóa để đổi đời ( như: người đàn bà xứ Sa-ma-ri trong Ga 4, 7 – 42; người phụ nữ ngoại tình trong Ga 8, 3 – 11; người mù từ thuở mới sinh trong Ga 9, 1 – 38; người bệnh liệt giường vác chõng ra về trong Ga 5, 5 – 14; ông Da-kêu trong Lc 19, 1 – 10; người gian phi trên thập giá trong Lc 23, 39 – 43... )
IX. KẾT LUẬN:
Đã từng có một Hội Nghị Quốc Tế, thuần túy phi tôn giáo, được tổ chức đặc biệt để nghiên cứu về khoa sư phạm của “thầy giáo Giê-su thành Na-da-rét”. Và các nhà khoa học về giáo dục và sư phạm của hơn 120 quốc gia đã nhất trí chọn Người là “Nhà Giáo mẫu mực của mọi thời”.
Vậy, chẳng lẽ các Giáo Lý Viên là các môn đệ của Đức Giê-su, lại không học hỏi khoa Sư Phạm Giáo Lý nơi chính vị Tôn Sư vĩ đại của mình ?

omem2207
22-04-2011, 11:13 PM
BÀI 5:








TỔ CHỨC MỘT LỚP GIÁO LÝ





I. NHÂN SỰ:
Để có thể đáp ứng được Tính Cách Quy-Ki-tô như đã trình bày, đồng thời lại phải nắm vững các nguyên tắc sư phạm, có 2 mặt quan trọng trong việc huấn luyện đội ngũ các Giáo Lý Viên, đó là:
§ Huấn luyện về nội dung Giáo Lý: Ngoài các kiến thức về Thánh Kinh, Thần Học, Phụng Vụ, Luân Lý, Lịch Sử Cứu Độ, Giáo Hội... các Giáo Lý Viên còn cần được giúp tăng tiến về đời sống cầu nguyện, tác phong đạo đức Ki-tô hữu.
§ Huấn luyện về phương pháp sư phạm: Các Giáo Lý Viên cần phải hiểu biết tương đối thấu đáo về tâm lý các độ tuổi học sinh Giáo Lý, được tập huấn để làm quen với các phương pháp sư phạm để có thể tự tin khi đứng lớp.
Cần lưu ý rằng: việc huấn luyện cả hai mặt nói trên không phải chỉ làm một lần mà xong, nhưng phải vừa toàn diện, vừa tiệm tiến, từ căn bản từng môn đạt tới mức độ chuyên sâu hơn. Cũng cần phải thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng và nâng cao, bổ túc, cập nhật hóa cho kịp với những biến chuyển, canh tân, phát kiến của thời đại, xã hội và Giáo Hội.
Thường thì theo một quy luật thực tế, cứ sau khoảng 5 năm, lại cần phải có một đội ngũ Giáo Lý Viên mới để kế thừa lớp đàn anh đàn chị. Khởi đầu, những bạn trẻ mới được đào tạo và huấn luyện sẽ tập sự, phụ tá cho quen thạo dạn dĩ, tích lũy kinh nghiệm thực tế đứng lớp, dần dần sẽ tiến tới việc cộng tác, và nếu cần thì có thể thay thế. Có như vậy, Ban Giáo Lý mới không bị khủng hoảng vì thiếu nhân sự.
Chúng ta thấy rõ: trước tiên là vai trò và trách nhiệm của Cha Sở hết sức quan trọng, ngài phải lo sao để quy tụ và đào tạo được một số người trong Giáo Xứ có khả năng đảm nhận việc dạy Giáo Lý. Kế đến là sự hưởng ứng và cộng tác nhiệt thành của anh chị em giáo dân, nhất là những bạn trẻ.
Cũng cần phải thấy rằng, trong thời gian mấy thập niên vừa qua, nhiều vùng kinh tế mới xa xôi hẻo lánh, tuy không thể có Linh Mục, nhưng lại đã hình thành được một đội ngũ anh chị em Giáo Lý Viên rất có năng lực và nhiệt tâm, tự đứng ra lo liệu việc tổ chức Ban Giáo Lý, chọn lựa chương trình giảng dạy phù hợp, đạt kết quả khả quan. Đến khi có được Linh Mục mới thụ phong bổ nhiệm về, thì tiếc thay, mọi sự đều bị... lật nhào, xóa sổ !
II. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH:
Hiện nay, chúng ta hiện có nhiều giáo trình Giáo Lý khác nhau, như của Giáo Phận Đà-nẵng, Xuân-lộc, Nha-trang, Sài-gòn... Do vậy, các Đức Giám Mục, các Linh Mục Quản Xứ có thể có hai cách:
§ Chọn sử dụng một trong các giáo trình trên đây và thích nghi với hoàn cảnh riêng của Giáo Phận và của Giáo Xứ mình.
§ Tham khảo các giáo trình đã có cùng các tài liệu khác để hình thành một Ban Mục Vụ Huấn Giáo, soạn ra một giáo trình riêng, có đường hướng rõ rệt của Giáo Phận và Giáo Xứ của mình.
Từ đó, các ngài dựa theo chương trình này để phác thảo một kế hoạch giảng dạy Giáo Lý chi tiết cho từng tháng, từng niên khóa Giáo Lý, trong đó có thể chia thành 2 học kỳ, mỗi học kỳ khoảng từ 3 tới 4 tháng, sao cho thích hợp với thời điểm của các Đại Lễ Phụng Vụ, với thời điểm trao ban các Bí Tích Hòa Giải, Thánh Thể ( Rước Lễ Lần Đầu ), Thêm Sức và Tuyên Tín trọng thể ( trước đây quen gọi là Bao Đồng ).
Cũng nên dành ra một thời gian để các em được nghỉ hè, hoặc ôn thi hết cấp học ở trường Phổ Thông. Đây cũng là dịp để các Giáo Lý Viên được nghỉ ngơi, đi hành hương hoặc giao lưu với các đoàn Giáo Lý Viên bạn, nhất là để tổng kết các kinh nghiệm của năm học Giáo Lý vừa qua, chuẩn bị chu đáo cho năm học mới, cho ngày khai giảng Giáo Lý sắp tới.
III. SOẠN BÀI:
Trước khi bắt tay vào việc soạn giáo án cho một bài dạy Giáo Lý, mỗi Giáo Lý Viên cần lưu ý các điểm sau đây:
§ Phải nắm vững toàn bộ chương trình của niên khóa Giáo Lý của lớp mình đảm nhận, và cả toàn bộ Chương Trình Huấn Giáo chung cho lớp trước và lớp sau của lớp mình sắp dạy, từ đó mới có thể có cái nhìn bao quát, hệ thống liền lạc ăn khớp với nhau về các nội dung mình cần chuyển tải đến các em.
§ Phải suy gẫm và sống Lời Chúa mà mình sẽ thông truyền cho các em trong từng bài dạy, cần đọc kỹ và tìm hiểu sâu xa chính bản văn Lời Chúa trong từng bài, soát xét lại đời sống bản thân.
§ Phải quan tâm đến đời sống và sinh hoạt của các em trong tuần vừa qua, xem có sự kiện hay biến cố nào có thể giúp mình đưa vào bài soạn như một chứng từ sống động, có tính thuyết phục.
Đến khi bắt tay vào việc soạn giáo án, các Giáo Lý Viên cần được Cha Sở hoặc người phụ trách Ban Giáo Lý hướng dẫn các mặt như sau:
§ Mỗi Giáo Lý Viên phải soạn bài đầy đủ, cho dù đã có sẵn thủ bản hay giáo trình Giáo Lý trong tay. Dứt khoát không nên lấy sách bổn ra đọc, cắt nghĩa, và bắt các em chép vào tập. Bài soạn phải trình bày rõ ràng, chu đáo trong sổ giáo án.
§ Sau khi đứng lớp, nên có bước tự lượng giá, ghi chú thêm vào cuối phần bài soạn của mình những sáng kiến tự phát của mình đã có trong lúc giảng, cũng như những phản ứng tinh tế từ phía các em ( uể oải, chán ngán, khó hiểu, hoặc hăng hái, hứng khởi, mau tiếp thu, đặt ra nhiều thắc mắc chính đáng, đưa ra được những nhận xét độc đáo... ) để buổi dạy sau và năm học sau có thể tham khảo, canh tân, gia giảm.
§ Thỉnh thoảng Cha Sở hoặc người phụ trách Ban Giáo Lý có thể kiểm tra, góp ý, giới thiệu những sổ giáo án đạt hiệu quả mẫu mực cho toàn Ban Giáo Lý cùng nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Những anh chị em Giáo Lý Viên kỳ cựu, vì lý do nào đó phải nghỉ dạy, có thể gửi lại các sổ giáo án các năm đã dạy để lưu trong tủ sách tham khảo chung của Ban Giáo Lý.
§ Có thể tổ chức soạn bài chung trong một nhóm Giáo Lý Viên cùng phụ trách một cấp lớp như: khối Khai Tâm, Thánh Thể, Thêm Sức, Tuyên Tín, Vào Đời...
Diễn tiến một buổi họp soạn bài chung được đề nghị như sau:
§ Mỗi nhóm Giáo Lý Viên cùng cấp, cùng khối sẽ tự hình thành theo các phương pháp Nhóm Ong hoặc Hoạt Động Xưởng ( Buzz-Group hoặc Système d’Atelier – xin xem Vui Đời Phục Vụ số 1 ). Trưởng Nhóm là một Linh Hoạt Viên sẽ đọc đề tài và nội dung cần soạn, mỗi người trong Nhóm suy nghĩ và cầu nguyện riêng trong khoảng 5 – 10 phút.
§ Lần lượt từng Giáo Lý Viên trình bày ý kiến, một người làm thư ký ghi nhận, tất cả chưa vội bàn cãi tranh luận hay quyết định chọn lựa một ý kiến nào ngay. Có thể dùng các phương pháp Lập Phiếu và Động Não ( Fichier và Brain Storming – xin xem Vui Đời Phục Vụ số 1 ) để tiến hành thu nhặt ý kiến nhanh và đầy đủ chi tiết liên quan đến bài Giáo Lý.
§ Trưởng Nhóm dựa vào ý chính của bài Giáo Lý ( có thể dựa vào một giáo trình gốc, một tài liệu thủ bản Giáo Lý chuần xác nào đó ), cứ theo trình tự từng phần của giáo án đòi hỏi mà chọn ra và đúc kết những nét quan trọng cốt yếu mà mọi người đều cùng đồng ý. Tất cả cùng ghi nhận vào sổ giáo án của mình.
§ Cả Nhóm lại cùng nhau tìm chọn thái độ tâm linh, tức là những tâm tình sống cho các em, chọn đoạn Lời Chúa thích hợp, tìm các kinh nghiệm sống có thể giúp các em hiểu bài và nhớ bài, đề nghị các tài liệu nghe – nhìn ( nếu có và nếu cần ), các bài hát và câu truyện minh họa, các trò chơi sinh hoạt ứng với bài Giáo Lý đang soạn.
IV. KẾT LUẬN:
Hiệu quả từ một công việc làm chung theo Nhóm bao giờ cũng cao hơn việc làm đơn độc. Nội dung của bài Giáo Lý trong cùng một cấp, một khối được bảo đảm đồng nhất, chính xác mà vẫn phát huy được tính đa dạng phong phú của mỗi cá nhân khi giảng dạy thật sự. Hơn nữa tình thân của các Giáo Lý Viên trong một Nhóm cũng nhờ đó mà càng trở nên gắn bó, làm cho sự đoàn kết trong Ban Giáo Lý thêm bền vững.
Dẫu sao, các phương pháp năng động Nhóm có hiệu quả đến đâu, vẫn cần luôn nhớ: Hãy dành chỗ cho Chúa Thánh Thần tác động.

omem2207
22-04-2011, 11:14 PM
BÀI 5:








TỔ CHỨC MỘT LỚP GIÁO LÝ





I. NHÂN SỰ:
Để có thể đáp ứng được Tính Cách Quy-Ki-tô như đã trình bày, đồng thời lại phải nắm vững các nguyên tắc sư phạm, có 2 mặt quan trọng trong việc huấn luyện đội ngũ các Giáo Lý Viên, đó là:
§ Huấn luyện về nội dung Giáo Lý: Ngoài các kiến thức về Thánh Kinh, Thần Học, Phụng Vụ, Luân Lý, Lịch Sử Cứu Độ, Giáo Hội... các Giáo Lý Viên còn cần được giúp tăng tiến về đời sống cầu nguyện, tác phong đạo đức Ki-tô hữu.
§ Huấn luyện về phương pháp sư phạm: Các Giáo Lý Viên cần phải hiểu biết tương đối thấu đáo về tâm lý các độ tuổi học sinh Giáo Lý, được tập huấn để làm quen với các phương pháp sư phạm để có thể tự tin khi đứng lớp.
Cần lưu ý rằng: việc huấn luyện cả hai mặt nói trên không phải chỉ làm một lần mà xong, nhưng phải vừa toàn diện, vừa tiệm tiến, từ căn bản từng môn đạt tới mức độ chuyên sâu hơn. Cũng cần phải thường xuyên tổ chức các khóa bồi dưỡng và nâng cao, bổ túc, cập nhật hóa cho kịp với những biến chuyển, canh tân, phát kiến của thời đại, xã hội và Giáo Hội.
Thường thì theo một quy luật thực tế, cứ sau khoảng 5 năm, lại cần phải có một đội ngũ Giáo Lý Viên mới để kế thừa lớp đàn anh đàn chị. Khởi đầu, những bạn trẻ mới được đào tạo và huấn luyện sẽ tập sự, phụ tá cho quen thạo dạn dĩ, tích lũy kinh nghiệm thực tế đứng lớp, dần dần sẽ tiến tới việc cộng tác, và nếu cần thì có thể thay thế. Có như vậy, Ban Giáo Lý mới không bị khủng hoảng vì thiếu nhân sự.
Chúng ta thấy rõ: trước tiên là vai trò và trách nhiệm của Cha Sở hết sức quan trọng, ngài phải lo sao để quy tụ và đào tạo được một số người trong Giáo Xứ có khả năng đảm nhận việc dạy Giáo Lý. Kế đến là sự hưởng ứng và cộng tác nhiệt thành của anh chị em giáo dân, nhất là những bạn trẻ.
Cũng cần phải thấy rằng, trong thời gian mấy thập niên vừa qua, nhiều vùng kinh tế mới xa xôi hẻo lánh, tuy không thể có Linh Mục, nhưng lại đã hình thành được một đội ngũ anh chị em Giáo Lý Viên rất có năng lực và nhiệt tâm, tự đứng ra lo liệu việc tổ chức Ban Giáo Lý, chọn lựa chương trình giảng dạy phù hợp, đạt kết quả khả quan. Đến khi có được Linh Mục mới thụ phong bổ nhiệm về, thì tiếc thay, mọi sự đều bị... lật nhào, xóa sổ !
II. CHƯƠNG TRÌNH VÀ KẾ HOẠCH:
Hiện nay, chúng ta hiện có nhiều giáo trình Giáo Lý khác nhau, như của Giáo Phận Đà-nẵng, Xuân-lộc, Nha-trang, Sài-gòn... Do vậy, các Đức Giám Mục, các Linh Mục Quản Xứ có thể có hai cách:
§ Chọn sử dụng một trong các giáo trình trên đây và thích nghi với hoàn cảnh riêng của Giáo Phận và của Giáo Xứ mình.
§ Tham khảo các giáo trình đã có cùng các tài liệu khác để hình thành một Ban Mục Vụ Huấn Giáo, soạn ra một giáo trình riêng, có đường hướng rõ rệt của Giáo Phận và Giáo Xứ của mình.
Từ đó, các ngài dựa theo chương trình này để phác thảo một kế hoạch giảng dạy Giáo Lý chi tiết cho từng tháng, từng niên khóa Giáo Lý, trong đó có thể chia thành 2 học kỳ, mỗi học kỳ khoảng từ 3 tới 4 tháng, sao cho thích hợp với thời điểm của các Đại Lễ Phụng Vụ, với thời điểm trao ban các Bí Tích Hòa Giải, Thánh Thể ( Rước Lễ Lần Đầu ), Thêm Sức và Tuyên Tín trọng thể ( trước đây quen gọi là Bao Đồng ).
Cũng nên dành ra một thời gian để các em được nghỉ hè, hoặc ôn thi hết cấp học ở trường Phổ Thông. Đây cũng là dịp để các Giáo Lý Viên được nghỉ ngơi, đi hành hương hoặc giao lưu với các đoàn Giáo Lý Viên bạn, nhất là để tổng kết các kinh nghiệm của năm học Giáo Lý vừa qua, chuẩn bị chu đáo cho năm học mới, cho ngày khai giảng Giáo Lý sắp tới.
III. SOẠN BÀI:
Trước khi bắt tay vào việc soạn giáo án cho một bài dạy Giáo Lý, mỗi Giáo Lý Viên cần lưu ý các điểm sau đây:
§ Phải nắm vững toàn bộ chương trình của niên khóa Giáo Lý của lớp mình đảm nhận, và cả toàn bộ Chương Trình Huấn Giáo chung cho lớp trước và lớp sau của lớp mình sắp dạy, từ đó mới có thể có cái nhìn bao quát, hệ thống liền lạc ăn khớp với nhau về các nội dung mình cần chuyển tải đến các em.
§ Phải suy gẫm và sống Lời Chúa mà mình sẽ thông truyền cho các em trong từng bài dạy, cần đọc kỹ và tìm hiểu sâu xa chính bản văn Lời Chúa trong từng bài, soát xét lại đời sống bản thân.
§ Phải quan tâm đến đời sống và sinh hoạt của các em trong tuần vừa qua, xem có sự kiện hay biến cố nào có thể giúp mình đưa vào bài soạn như một chứng từ sống động, có tính thuyết phục.
Đến khi bắt tay vào việc soạn giáo án, các Giáo Lý Viên cần được Cha Sở hoặc người phụ trách Ban Giáo Lý hướng dẫn các mặt như sau:
§ Mỗi Giáo Lý Viên phải soạn bài đầy đủ, cho dù đã có sẵn thủ bản hay giáo trình Giáo Lý trong tay. Dứt khoát không nên lấy sách bổn ra đọc, cắt nghĩa, và bắt các em chép vào tập. Bài soạn phải trình bày rõ ràng, chu đáo trong sổ giáo án.
§ Sau khi đứng lớp, nên có bước tự lượng giá, ghi chú thêm vào cuối phần bài soạn của mình những sáng kiến tự phát của mình đã có trong lúc giảng, cũng như những phản ứng tinh tế từ phía các em ( uể oải, chán ngán, khó hiểu, hoặc hăng hái, hứng khởi, mau tiếp thu, đặt ra nhiều thắc mắc chính đáng, đưa ra được những nhận xét độc đáo... ) để buổi dạy sau và năm học sau có thể tham khảo, canh tân, gia giảm.
§ Thỉnh thoảng Cha Sở hoặc người phụ trách Ban Giáo Lý có thể kiểm tra, góp ý, giới thiệu những sổ giáo án đạt hiệu quả mẫu mực cho toàn Ban Giáo Lý cùng nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Những anh chị em Giáo Lý Viên kỳ cựu, vì lý do nào đó phải nghỉ dạy, có thể gửi lại các sổ giáo án các năm đã dạy để lưu trong tủ sách tham khảo chung của Ban Giáo Lý.
§ Có thể tổ chức soạn bài chung trong một nhóm Giáo Lý Viên cùng phụ trách một cấp lớp như: khối Khai Tâm, Thánh Thể, Thêm Sức, Tuyên Tín, Vào Đời...
Diễn tiến một buổi họp soạn bài chung được đề nghị như sau:
§ Mỗi nhóm Giáo Lý Viên cùng cấp, cùng khối sẽ tự hình thành theo các phương pháp Nhóm Ong hoặc Hoạt Động Xưởng ( Buzz-Group hoặc Système d’Atelier – xin xem Vui Đời Phục Vụ số 1 ). Trưởng Nhóm là một Linh Hoạt Viên sẽ đọc đề tài và nội dung cần soạn, mỗi người trong Nhóm suy nghĩ và cầu nguyện riêng trong khoảng 5 – 10 phút.
§ Lần lượt từng Giáo Lý Viên trình bày ý kiến, một người làm thư ký ghi nhận, tất cả chưa vội bàn cãi tranh luận hay quyết định chọn lựa một ý kiến nào ngay. Có thể dùng các phương pháp Lập Phiếu và Động Não ( Fichier và Brain Storming – xin xem Vui Đời Phục Vụ số 1 ) để tiến hành thu nhặt ý kiến nhanh và đầy đủ chi tiết liên quan đến bài Giáo Lý.
§ Trưởng Nhóm dựa vào ý chính của bài Giáo Lý ( có thể dựa vào một giáo trình gốc, một tài liệu thủ bản Giáo Lý chuần xác nào đó ), cứ theo trình tự từng phần của giáo án đòi hỏi mà chọn ra và đúc kết những nét quan trọng cốt yếu mà mọi người đều cùng đồng ý. Tất cả cùng ghi nhận vào sổ giáo án của mình.
§ Cả Nhóm lại cùng nhau tìm chọn thái độ tâm linh, tức là những tâm tình sống cho các em, chọn đoạn Lời Chúa thích hợp, tìm các kinh nghiệm sống có thể giúp các em hiểu bài và nhớ bài, đề nghị các tài liệu nghe – nhìn ( nếu có và nếu cần ), các bài hát và câu truyện minh họa, các trò chơi sinh hoạt ứng với bài Giáo Lý đang soạn.
IV. KẾT LUẬN:
Hiệu quả từ một công việc làm chung theo Nhóm bao giờ cũng cao hơn việc làm đơn độc. Nội dung của bài Giáo Lý trong cùng một cấp, một khối được bảo đảm đồng nhất, chính xác mà vẫn phát huy được tính đa dạng phong phú của mỗi cá nhân khi giảng dạy thật sự. Hơn nữa tình thân của các Giáo Lý Viên trong một Nhóm cũng nhờ đó mà càng trở nên gắn bó, làm cho sự đoàn kết trong Ban Giáo Lý thêm bền vững.
Dẫu sao, các phương pháp năng động Nhóm có hiệu quả đến đâu, vẫn cần luôn nhớ: Hãy dành chỗ cho Chúa Thánh Thần tác động.

omem2207
22-04-2011, 11:18 PM
BÀI 7:








PHƯƠNG PHÁP TRÌNH BÀY GIÁO LÝ





I. DẪN NHẬP:
Nếu như trong giáo dục, các mặt trí dục, đức dục và thể dục đòi hỏi phải có phương pháp chuyển tải thì ngành Sư Phạm Giáo Lý cũng cần phải có phương pháp. Phương pháp chính là con đường ngắn nhất đưa cả người dạy lẫn người học đạt đến mục tiêu nhắm tới.
Có hai phương pháp chính và một số phương cách hỗ trợ để Giáo Lý Viên có thể vận dụng trong việc trình bày một nội dung Giáo Lý.
Thật ra, mỗi phương pháp đều có mặt mạnh mặt yếu của nó, không hoàn toàn tuyệt đối hay cho mọi trường hợp. Do vậy, tùy từng vấn đề phải chuyển tải, tùy từng hoàn cảnh và môi trường giảng dạy, và tùy từng đối tượng tham dự lớp, mà Giáo Lý Viên uyển chuyển chọn lựa phương pháp này hay phương pháp kia, đôi khi khéo léo phối hợp cả 2 phương pháp trong cùng tiến trình truyền đạt một nội dung Giáo Lý, cốt là đạt được hiệu quả cao nhất.
II. HAI PHƯƠNG PHÁP CHÍNH:
1. Phương pháp diễn giải ( Méthode déductive ):
Người trình bày đi từ một định luật, một định đề lớn và tổng quát, dần dần suy luận, diễn tả, chứng minh và giải thích, mổ xẻ thành những vấn đề nhỏ, những trường hợp riêng biệt để từ đó tổng hợp từng bước để người học có thể nắm được nội dung chính.
Ví dụ: Học về Hội Thánh trong chương trình Vào Đời. Định nghĩa Hội Thánh là gì ? Hội diễn tả một cuộc nhóm họp thành cộng đoàn với một mục đích, một công việc chung. Thánh nghĩa là thuộc về Thiên Chúa. Vậy, Hội Thánh là cộng đoàn những người được Lời Thiên Chúa quy tụ thành Dân Chúa và thành Thân Mình Của Đức Giê-su Ki-tô... ( Kế đó, lại phải trình bày về Lời Chúa, được quy tụ bởi Lời Thiên Chúa là thế nào ? Tại sao lại nói Hội Thánh là Nhiệm Thể, là Thân Mình của Đức Ki-tô ?... )
Phương pháp này buộc người dạy phải vận dụng những suy luận và định nghĩa vững chắc và mạch lạc, có phần nào hơi áp đặt các em phải chấp nhận ngay từ đầu một mệnh đề, một định luật, đòi hỏi phải đầu tư suy nghĩ nhiều. Hơn nữa, phương pháp này dùng đường lối thuyết trình ( didactique ), nghĩa là độc thoại một chiều từ phía người nói đến người nghe, sử dùng khá nhiều từ ngữ Thần học cao siêu, gây ra bầu khí động não căng thẳng, nặng nề, khô khan, thiếu sự trao đổi và cảm nhận sống động nơi các em.
Nếu đành phải áp dụng phương pháp này trong giảng dạy thì phải huy động thêm nhiều phương cách hỗ trợ để minh họa dẫn dắt các em từ những cái khó hiểu đi dần tới những cái dễ hiểu.
Một hình thức biến thể và đơn giản hóa của phương pháp diễn giải là các sách Giáo Lý Hỏi – Thưa dành cho trẻ em.
2. Phương pháp quy nạp ( Méthode inductive ):
Người dạy khởi đi với các kinh nghiệm của bản thân, hoặc những dẫn chứng thực tế, những câu chuyện trong đời sống thường nhật mà người học có thể từng trải và cảm nhận một cách tự nhiên. Từ đó tiến dần đến một kết luận có tính khái quát về nội dung vấn đề muốn truyền đạt.
Ví dụ: Học về việc “Thiên Chúa ban trí khôn loài người” trong chương trình Giáo Lý Khai Tâm. Kể truyện em bé Hi-cô-i-chi trong truyện Tảng Đá Chắn Đường ( Vui Đời Phục Vụ số 4 trang 9 ). Bắt đầu từ đời sống nhân bản: Em có trí khôn nên em sống khôn ngoan và làm vui lòng mọi người. Dẫn vào nội dung Giáo Lý: Em được Thiên Chúa ban cho trí khôn để có thể nhận biết Chúa, sống yêu thương như ý Chúa muốn. Đẩy tới tâm tình tôn giáo: Mỗi tối, trước khi đi ngủ, em thưa với Chúa: “Xin cho con biết điều gì đẹp lòng Chúa để con làm, và điều gì làm buồn lòng Chúa để con tránh”...
Phương pháp này rất phù hợp với trẻ em, vì các em thường suy nghĩ bằng sự kiện và hình ảnh hơn là bằng ý niệm và lý luận trừu tượng. Hơn nữa, phương pháp này dùng đường lối đối thoại ( méthode dialogique ), nghĩa là có tương quan hai chiều giữa người hướng dẫn và người khám phá. Thầy gợi ý để trò suy nghĩ và từng bước tiến gần đến chân lý. Các câu hỏi vừa tầm, mở đường cho lời đáp, tiệm tiến, xoáy dần vào vấn đề chính.
Chúng ta nhận thấy Đức Giê-su đã dùng phương pháp quy nạp một cách xuất chúng khi luôn mở đầu một bài giảng bằng một dụ ngôn hoặc bằng một hình ảnh, một sự kiện bình thường trong cuộc sống con người.

I. CÁC PHƯƠNG CÁCH HỖ TRỢ:
Để việc áp dụng các phương pháp vừa nói ở trên đạt được hiệu quả cao nhất, xin đề nghị 2 phương cách hỗ trợ.
Cần lưu ý là cả 2 phương cách này đều dựa trên nguyên tắc năng động ( dynamique ), đòi hỏi người Giáo Lý Viên như một Linh Hoạt Viên trong lớp Giáo Lý, biết cách huy động các em trong một bầu khí vui tươi sống động, cộng tác với nhau trong việc khám phá từng bước và toàn bộ nội dung Giáo Lý thông qua các Trò Chơi, Bài Hát, Truyện Kể và những sinh hoạt tập thể như: Kịch Chạy, Pa-Nô Chạy, Báo Chạy... ( Xin xem thêm Vui Đời Phục Vụ các số 1, 2, 12 và 14 )
Như thế, các phương cách hỗ trợ này tạo ra các tương quan đa chiều, không những giữa Giáo Lý Viên và các em, mà còn giữa các em với nhau trong sự hướng dẫn của Giáo Lý Viên. Khái niệm dạy – học trong một bầu khí sống động như vậy, sẽ trở nên tương đối, mà đúng hơn, phải thay bằng khái niệm cùng nhau khám phá.
Không gian lớp học thường được sắp xếp rất linh động uyển chuyể. Bàn ghế có thể bố trí theo hình vuông, hình chữ nhật hoặc chữ U. Cũng có thể bỏ hết bàn ghế để thầy và trò ngồi xuống đất theo hình tròn. Đương nhiên, số lượng các em không nên quá đông ( vượt quá 30 trẻ ) để việc hội thoại, sinh hoạt và hoạt động không bị loãng hoặc hỗn độn, cả lớp đều dễ dàng tham gia mà ít có em nào thụ động khép kín.
Ở đây xin tạm phác họa một xã hội đồ ( sociogramme ), các mũi tên đan xen qua lại sẽ diễn tả những mối tương quan đa chiều trong lớp xoay quanh nội dung Giáo Lý được đem ra hội thoại, giữa Giáo Lý Viên ( ô tròn tô đậm ) và các em ( các ô để trắng ):




1. Phương cách trực quan ( intuitive ):
Trực quan nghĩa là các em có thể trực tiếp vận dụng một hoặc nhiều giác quan ( mắt nhìn, tai nghe, tay chạm, mũi ngửi, lưỡi nếm ), để từng chút một, thông qua các sự việc, sự vật và khái niệm trung gian mà đến gần hơn với nội dung Giáo Lý.
Phương cách này đặc biệt thu hút các em học sinh Giáo Lý, nhưng cũng dễ gây ấn tượng nếu khéo áp dụng cho cả các dự tòng người lớn. Ở đây xin đơn cử hai trực quan dễ được vận dụng nhiều nhất:
§ Mắt nhìn ( thị giác ), Giáo Lý Viên có thể vận dụng các tranh ảnh, pa-nô cắt dán minh họa một phần của nội dung Giáo Lý, một tấm bản đồ Đất Thánh, một bản phân nhánh hình thành các Giáo Phận ở Việt-nam, một bản gia phả Chúa Giê-su, một bình hoa thật đẹp, sách Kinh Thánh... hoặc một mẫu vật thật như: hòn đá núi, ngọn đèn có giá, con chim sẻ trong lồng, đồng bạc cổ, chùm nho, bó lúa, đóa hoa dại, nhánh cỏ lùng... gợi liên tưởng đến các câu Lời Chúa trong Tân Ước... Cũng có thể cho các em chơi trò chơi lắp ghép tranh hình ô vuông theo một tranh Kinh Thánh mẫu, làm Báo Chạy, Pa-nô Chạy...
§ Tai nghe ( thính giác ), Giáo Lý Viên có thể mở cho lớp nghe một bài Thánh Ca, một câu truyện kể với nhạc nền được thâu sẵn trong băng cassette có nội dung dẫn vào hoặc củng cố bài Giáo Lý. Ngoài ra, phải kể cả các loại hình minh họa Sư Phạm Giáo Lý như kể truyện, đọc truyện, tập hát cũng giúp vào việc nghe hết sức hiệu quả. Cũng có thể cho lớp chơi các trò chơi Kim về thính giác để nhận định những tiếng động khác nhau của các mẫu vật, những âm giọng riêng của từng người... từ đó dẫn nhập vào bài dạy.
2. Phương cách hoạt động ( active ):
Ở phương cách này, Giáo Lý Viên vận dụng tối đa các phương pháp năng động như Lập Phiếu, Nhóm Ong, Động Não ( x. thêm Vui Đời Phục Vụ số 1 ) để tổ chức các dạng sinh hoạt tại lớp như: hoạt cảnh, diễn kịch ngắn, Báo Chạy, Pa-nô Chạy, triển lãm mi-ni ( x. thêm ở Vui Đời Phục Vụ số 22, 23, 24, 25 và 26 ).
Giáo Lý Viên các khối cũng có thể phối hợp tổ chức cho nhiều khối học sinh Giáo Lý sinh hoạt các trò chơi trong Hội Trường hoặc tại sân Giáo Xứ, hoặc thỉnh thoảng tổ chức Trò Chơi Lớn, Chiến Dịch Giáo Lý ( x. thêm Vui Đời Phục Vụ số 12 ).
Cuối học kỳ hoặc cuối năm, có thể tổ chức cho các em một chuyến đi hành hương, phục vụ từ thiện, xuất du, những buổi xem phim Kinh Thánh, phim Giáo Dục...
Sau mỗi buổi hoặc mỗi chuyến đi như thế, cả lớp sẽ họp mặt với nhau để lượng giá, trao đổi, chia sẻ và được Giáo Lý Viên hỗ trợ, sẽ cùng nhau rút ra một chân lý Tin Mừng cần lãnh hội.
Được như vậy, nội dung Giáo Lý sẽ khắc họa sâu xa trong tâm hồn, và được biến thành “sự sống” cụ thể nơi mỗi em. Học đi đôi với hành, kiến thức hòa nhập với cảm nhận, các em sẽ thật sự gặp gỡ Đức Ki-tô, đến gần với Thiên Chúa hơn, đồng thời lại nhận ra rất rõ chiều kích tha nhân và sự hiệp thông trong Giáo Hội qua những bạn học cùng lớp cũng như qua tha nhân mà các em tiếp xúc, đặc biệt là “người nghèo”.
IV. KẾT LUẬN:
Xin nhắc lại, mục tiêu ở đây chính là giúp học viên gặp gỡ Đức Ki-tô, hiểu biết, yêu mến và sống theo Lời của Người. Do vậy, các phương pháp nêu trên chỉ mang ý nghĩa chuyển tải và hỗ trợ, đừng quá lệ thuộc.
Cũng xin nhớ là không có phương pháp nào là chuẩn mực và lý tưởng cho mọi Giáo Lý Viên, mọi độ tuổi các em và trong mọi lúc, mọi trường hợp, do vậy, dùng phương pháp nào đi nữa thì cũng không miễn chước cho mỗi Giáo Lý Viên khỏi việc tự mình khao khát tìm hiểu, cầu nguyện và sống Lời Chúa.

omem2207
22-04-2011, 11:21 PM
BÀI 8:








NGHỆ THUẬT ĐẶT CÂU HỎI GIÁO LÝ





I. DẪN NHẬP:
Giảng dạy Giáo Lý không phải là áp đặt một chiều những giáo điều cứng nhắc vào đầu người học, nhất là người học ở đây lại là trẻ em. Đây là cả một tiến trình mời gọi cùng suy tư, khám phá và cảm nhận Chân Lý của Thiên Chúa dưới dạng hội thoại nhiều chiều qua lại.
Do vậy, các câu hỏi luôn được đặt ra với mục đích khơi gợi, từ từ từng lớp một, sẽ “bóc vỏ” vấn đề cho đến khi đạt được cốt lõi. Đây là cả một nghệt thuật tinh tế mà các Giáo Lý Viên cần được chuẩn bị và đào tạo kỹ lưỡng.
II. PHÂN LOẠI CÁC DẠNG CÂU HỎI:
1. Khi soạn bài:
Giáo Lý Viên nên soạn sẵn trong giáo án các câu hỏi để giúp triển khai từng bước nội dung Giáo Lý. Câu hỏi không nên bao hàm vấn đề quá lớn, quá rộng, nhưng đi theo hướng quy nạp, dẫn dắt từ cái dễ hiểu, gần gũi, từ các vòng ngoài mà xoáy dần vào cốt lõi vấn đề. Mỗi câu hỏi đều đã được dự đoán câu trả lời, hoặc tiên liệu các hướng trả lời theo tầm hiểu biết và suy nghĩ của các em. Ở giữa mạch các câu hỏi, nên có thêm một ít thông tin mới, những minh họa sống động để “gút” từng chặng vấn đề, rồi lại nêu một câu hỏi tiếp theo, mở sang một chặng khác.
Ví dụ: “Trong thực tế, theo các em, người ta cần gì để sống ? ( Cần thức ăn và nước uống ) Đúng rồi, theo các thí nghiệm khoa học, người bình thường có thể nhịn ăn tới 30 ngày, nhưng nhịn uống thì tối đa chỉ được 7 ngày... Vậy, nước quan trọng lắm. Thế, theo các em, ở Việt-nam chúng ta, nước có dễ kiếm không ?”... Cứ thế dẫn vào chất liệu nước được dùng trong Bí Tích Thánh Tẩy.
2. Khi kiểm tra miệng:
Giáo Lý Viên cần chuẩn bị các câu hỏi để kiểm tra miệng bài Giáo Lý đã học. Mục đích việc kiểm tra không phải để “truy bài” và cho điểm như ở trường Phổ Thông, nhưng là để giúp các em củng cố những gì đã học trong các buổi trước, từ đó dẫn nhập, móc nối sang nội dung Giáo Lý bài sắp học. Câu hỏi loại này càng giúp các em hiểu bài thêm ( question de compréhension ), nó không cần được các em trả lời thuộc lòng làu làu y như nhau, nhưng lại vận dụng đến trí hiểu và cảm nhận riêng của mỗi em.
Ví dụ: Các em có nhớ Chúa Giê-su đã nói như thế nào về Ngôi Nhà của Người không ?...Thế còn Nhà Cha của Người ?...Thế nào là nhà cầu nguyện ?... Trong Kinh Thánh, em có nhớ Chúa Giê-su đã làm gì để chấn chỉnh Đền Thờ Giê-ru-sa-lem ?... Hiện nay, em nào có thể cho biết địa chỉ hộ khẩu thường trú hiện nay của Chúa Giê-su ?
3. Khi giảng bài:
Nếu đã hiểu giảng dạy là một cuộc đối thoại hai chiều hoặc hội thoại nhiều chiều giữa Giáo Lý Viên và các em, thì việc đặt các câu hỏi là cả một nghệ thuật.
Dựa vào các câu hỏi đã soạn sẵn trong giáo án, Giáo Lý Viên gợi ra cho các em những hướng suy nghĩ, tưởng tượng, hồi nhớ, lý luận và cảm nhận. Từ đó các em có thể trả lời từng chặng một, để dần dần khai phá nội dung Giáo Lý với sự giúp đỡ của Giáo Lý Viên. Các câu hỏi cần gần gũi với thực tế đời sống, với ngôn ngữ thông dụng, có thể mang một chút dí dỏm nhưng không nên tầm thường và thô tục.
Cũng đừng nên quá cứng ngắc dựa thật sát vào những gì đã soạn, mà nên uyển chuyển tận dụng ngay những tin tức trong xã hội, những tình huống vừa xảy ra để đặt câu hỏi. Ví dụ: “Ban nãy, chắc những em đến lớp sớm khoảng 15 phút, đã chứng kiến một tai nạn ngay trước cổng Nhà Thờ, vậy...” Hoặc “Hôm qua, chúng ta vừa tham dự Lễ Tro, vậy, em nào có thể cho biết...”
4. Khi tổ chức thi:
Giáo Lý Viên cũng cần biết cách soạn các câu hỏi cho các bài thi Giáo Lý. Cuối một loạt bài, hoặc cuối học kỳ, cuối năm học, hay nhất là cho các em một câu hỏi gợi ý viết một bài cảm nhận, trong đó có thể đúc kết được nhiều vấn đề hiểu biết đã được hệ thống hóa, có liên hệ đến Giáo Hội hiện tại, đến đời sống bản thân các em. Do vậy, bài làm dứt khoát không nên chấm điểm và xếp hạng, chỉ nên có những lời phê tích cực, khuyến khích.
Ví dụ: “Các em hãy kể lại một câu truyện về Lòng Mến mà em đã nghe kể ở lớp, hoặc chính em đã gặp trong đời sống. Em cho biết tại sao em lại thích truyện ấy ? Nó gợi đến bài học Giáo Lý nào em đã được học ? Cuối cùng em hãy ghi lại một câu Kinh Thánh có thể soi dẫn những ý tưởng và cảm nhận ấy.
5. Khi tổ chức Hội Thi Giáo Lý:
Đã là Hội Thi, tức là có sự nỗ lực thi đua giữa các Đội, cần được một Ban Tổ Chức nghiên cứu soạn thảo kỹ lưỡng để câu hỏi người hướng dẫn chương trình ( speaker ) đưa ra phải thật chính xác, không được dị nghĩa hàm hồ, không cố tình gài bẫy các em, không gây tranh cãi giữa các em với Ban Giám Khảo về nội dung và về số điểm phân định...
Cũng cần lưu ý rằng: các câu hỏi không nên nhắm đến những chi tiết vụn vặt, vô bổ, thậm chí là... lẩm cẩm ! Ví dụ: Đức Giê-su bị treo trên Thập Giá bao nhiêu giờ đồng hồ ? Mặt khác, lại có thể sử dụng những câu hỏi mẹo. Ví dụ: Có mấy Tin Mừng ? ( Chỉ có duy nhất Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô được ghi lại trong 4 sách Tin Mừng ).
Khi nêu câu hỏi, cần chú ý là giọng phải to, dõng dạc, rõ ràng, không cần tạo sự hấp dẫn bằng cách biểu diễn tốc độ nói nhanh ( như thường thấy ở các speakers chương trình Đường Lên Đỉnh Olympia trên đài truyền hình ). Nếu cần, phải chuẩn bị các pa-nô, băng giấy, hình ảnh được gắn trên bảng để minh họa cho câu hỏi.
III. PHÂN LOẠI CÁC CÂU TRẢ LỜI:
Trong các tình huống đặt câu hỏi nêu trên, luôn luôn các Giáo Lý Viên phải trực diện với các câu trả lời của các em để có đáp án và thái độ thích hợp. Có 5 loại câu trả lời như sau:
1. Câu trả lời hoàn toàn đúng:
Giáo Lý Viên xác nhận ngay là hoàn toàn đúng, khích lệ các em ngay bằng một lời khen đúng mức. Sau đó tiếp tục đào sâu thêm vấn đề bằng một câu hỏi khác khó hơn một chút, đến gần với chủ đề hơn một chút, lấy nền tảng từ câu trả lời vừa có được.
Ví dụ: “Em vừa rồi đã trả lời rất đúng. Quan là nhìn xem; Phòng là gìn giữ, lo liệu. Vậy chúng ta nói Thiên Chúa Quan Phòng có nghĩa là thế nào ? Em nào có thể cho một ví dụ ?... Điều này cho chúng ta biết gì về tấm lòng của Thiên Chúa đối với loài người ?...”
2. Câu trả lời có phần đúng, có phần sai:
Giáo Lý Viên xác nhận ngay phần đúng, chỉ rõ cho các em phần sai. Nên dùng cách nói tích cực “Các em đã trả lời chưa đúng lắm ở chỗ này... Các em thử nghĩ coi, nếu như các em vừa nói, không thể nào lại...”
Cần mạnh dạn nhận khuyết điểm về phía mình trong câu đã hỏi, nếu vì thế mà các em đã trả lời có phần chưa chính xác. Sau đó đặt lại câu hỏi một lần nữa cho rõ nghĩa. Điều này giải tỏa ức chế tâm lý nơi các em, lại làm các em nhớ bài hơn.
3. Câu trả lời hoàn toàn sai:
Giáo Lý Viên nhạy bén nhận định ngay trong đầu những lý do khiến các em trả lời sai. Kiên nhẫn đặt câu hỏi khác, theo một hướng khác, có thể gợi một vài ý phụ để các em có cơ sở tìm ra câu trả lời đúng.
Tuyệt đối không nên dùng cách nói tiêu cực, chế nhạo, quát nạt: “Học đến lớp này mà em còn trả lời tệ hại như thế sao ?”
4. Câu trả lời lạc hướng:
Giáo Lý Viên bình tĩnh lắng nghe câu trả lời trọn vẹn của các em, sau đó vui vẻ chỉ ra cho các em thấy đã đi quá xa vấn đề, lạc hướng, đốt giai đoạn. Lập lại câu hỏi, gợi một vài ý để giúp các em xác định vấn đề cần suy nghĩ để trả lời cho chính xác.
Có thể dí dỏm khôi hài một chút để bầu khí lớp được thư giãn thoải mái, các em sẽ dễ dàng tái vận dụng óc suy nghĩ và lý luận.
5. Câu trả lời vượt ngoài dự đoán:
Luôn luôn có một vài em thông minh trổi vượt trong lớp nên có thể câu trả lời sẽ rất bất ngờ, nằm ngoài dự đoán của Giáo Lý Viên, đẩy tới một khái niệm độc đáo, giúp cho tiến trình khai phá nội dung Giáo Lý đạt một bước thật xa và thật sâu. Những câu trả lời như thế thường lại đặt ra một câu hỏi ngược lại cho Giáo Lý Viên và cho cả lớp. Vì thế, Giáo Lý Viên cần bình tĩnh, vui hơn là lo.
Ví dụ: Ở một lớp Giáo Lý Khai Tâm miền nông thôn Nam bộ, sau khi Giáo Lý Viên kể truyện ở vườn Địa Đàng, đã đặt câu hỏi: “Sau khi ông A-đam và bà E-và phạm tội hái ăn trái cấm, khi Chúa gọi, họ đã làm gì ?” Một em bé 8 tuổi đã hồn nhiên trả lời: “Dạ thưa cô, họ sợ Chúa quá trời nên trốn mất tiêu, rồi chối tội tùm lum. Hổng chừng, nếu bữa đó, Chúa thủng thẳng biểu họ xin lỗi Chúa, thì họ cũng chịu xin lỗi rồi, có dè đâu mà bị phạt cho khổ sở dữ vậy cô ?”
IV. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG:
Trong các trường hợp đặt câu hỏi, nhất là khi giảng bài, Giáo Lý Viên nên nhớ 5 nguyên tắc sau đây:
1. Tránh không đặt quá nhiều câu hỏi, nhưng nên hỏi dưới nhiều dạng khác nhau để có sự phong phú.
2. Tránh hỏi những câu chỉ cần trả lời có hoặc không, nhưng nên dùng câu hỏi trực tiếp gợi đến tâm tư các em.
3. Tránh hối thúc, làm gián đoạn câu trả lời, nhưng nên nghe cho trọn vẹn câu trả lời.
4. Tránh hỏi những câu chỉ cần trả lời vuốt đuôi, nhưng nên đặt câu hỏi chung cho cả lớp, rồi mời gọi một em nào đó giơ tay tự nguyện trả lời. Khi cần thiết lắm mới chỉ định đích danh.
5. Trong hội thoại, có thể sẽ có nhiều câu trả lời khác biệt nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Cần nắm bắt sự nhạy cảm hoặc dị ứng của một số em, để tìm được ý chung của cả nhóm trước vấn đề vừa nêu, rồi từ đó, cũng lại qua hội thoại mà dần dần phân tích cho các em khám phá ra chân lý.
Xin đơn cử một số câu hỏi có thể đặt cho các em khi trình bày nội dung “Chúa Giê-su hiến dâng mạng sống mình cho chúng ta”:
- Thường thì người ta có sợ chết không ?
- Nhưng cũng có những trường hợp người ta dám liều chết chứ, phải không các em ?
- Em nào biết một trường hợp có người đã dám liều chết không ? Có ai biết câu chuyện Lê Lai liều mình cứu vua Lê Lợi không ? Hay có em nào đã được đọc truyện “Anh phải sống” của nhà văn Khái Hưng chưa ?
- Vậy, khi nào thì người ta dám liều chết ?
- Chúa Giê-su đã nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hiến dâng mạng sống cho bạn hữu”. Vậy Chúa Giê-su đã làm gì trên Thập Giá ?
- Tại sao Chúa Giê-su lại chịu chết để hiến thân cho chúng ta ?
- Nếu chúng ta được Chúa Giê-su kể như là bạn hữu của Người, thì Người hiến thân để làm gì cho chúng ta ?
V. KẾT LUẬN:
Đặt câu hỏi là một phương cách để giảng dạy. Biết cách đặt câu hỏi là dễ đạt hiệu quả giảng dạy. Do vậy, đây là cả một nghệ thuật, không thể trong một vài buổi dạy, thậm chí trong một niên khóa Giáo Lý mà chúng ta đã có thể tích lũy được đầy đủ kinh nghiệm để luôn luôn thành công.
Cần khiêm tốn nhận ra những điểm còn yếu trong việc giảng dạy của mình, cầu nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng trước khi đứng lớp, có dịp thuận tiện là xin dự lớp của các Giáo Lý Viên già dặn lâu năm để học hỏi kinh nghiệm.

omem2207
22-04-2011, 11:22 PM
BÀI 9:








BẦU KHÍ MỘT LỚP GIÁO LÝ





I. DẪN NHẬP:
Để giúp các trẻ em có hứng thú khi đến với lớp, và hơn nữa có thể lãnh hội sâu xa vững chắc nội dung bài Giáo Lý, từ đó trẻ lại còn có thể diễn tả được niềm tin của mình ít là ngay tại lớp, các Giáo Lý Viên cần phải biết tạo bầu khí cho lớp Giáo Lý, phải biết cách trình bày nội dung Giáo Lý, và riêng với trẻ em, còn phải biết giúp sinh hoạt một cách sống động vui tươi.
Muốn vậy, các Giáo Lý Viên nên chú ý đến các yếu tố vật chất và các yếu tố tinh thần được trân trọng đề nghị sau đây:
II. CÁC YẾU TỐ VẬT CHẤT:
1. Khung cảnh:
Trong thực tế tại các vùng ngoại thành và nông thôn nghèo, khó mà có được những phòng học Giáo Lý lý tưởng như tại một số không lớn lắm các Giáo Xứ tại các đô thị và thành phố. Do vậy ở đây xin mở rộng khái niệm phòng học Giáo Lý thành khung cảnh Giáo Lý.
Dù thế, ở bất cứ khung cảnh nào, khi mở một lớp Giáo Lý, chúng ta cũng cần ý thức rằng lớp Giáo Lý chính là nơi Thiên Chúa gặp gỡ con người, nên phải có tính cách thánh thiêng. Đây cũng không phải là một lớp học Phổ Thông, vì Giáo Lý không chỉ là học, cũng không phải là Nhà Thờ, vì Huấn Giáo khác với Phụng Vụ. Nơi học Giáo Lý có thể được coi như một khung cảnh nằm giữa thế giới bên ngoài và cung thánh Nhà Thờ.
2. Bầu khí:
Dạy Giáo Lý là hướng dẫn các em đi từ đời thường, chuyển dần sang đời sống hiệp thông với Chúa, rồi từ đó lại quay về với đời thường. Quay về nhưng đã khác trước, bởi các em đã gặp Chúa, đã nhận được từ Chúa một vốn liếng Tin Mừng để sống khác hơn, tốt hơn, là con cái của Chúa sâu đậm mật thiết hơn trước.
Cho nên, bầu khí lớp Giáo Lý có nét giống như Nhà Thờ ( nếu là trong phòng ), có khung cảnh giống như nơi ông Mô-sê, ông Gio-an Tẩy Giả, và chính Chúa Giê-su đã gặp gỡ Thiên Chúa trong sa mạc ( nếu ở ngoài trời ), nhờ đó mới có thể nâng tâm hồn người học lên tới sự thánh thiêng.
III. CÁC YẾU TỐ TINH THẦN:
1. Tâm lý:
Trong mối tương quan xưng hô và ứng xử giữa Giáo Lý Viên và các em cũng đặt ra những vấn đề tâm lý đặc biệt, khác hẳn ở các lớp học Phổ Thông. Chúng ta sẽ không gọi các em là học trò. Bởi thật ra bản thân Giáo Lý Viên không phải là người dạy chính thức, mà là chính Đức Giê-su và Thần Khí của Người đang tác động và hướng dẫn.
Do vậy, Giáo Lý Viên nên nói với trẻ em, tùy độ tuổi hai bên mà gọi là “các em”, “chúng con”, ”các bạn” cho thân tình gần gũi.
Trong tâm lý trẻ em, có một quy luật là luật Chuyển Hóa, nghĩa là trong quan hệ của các em với Chúa, các em sẽ dùng chính những quan hệ đã có với Giáo Lý Viên. Các em nói với Giáo Lý Viên thế nào thì cũng thưa với Chúa như vậy. Do đó, thái độ của các em với chúng ta sẽ ảnh hưởng nhiều trên thái độ với Chúa: cách yêu mến, tin tưởng, thân mật, vâng lời... Chúng ta sẽ là một phần “hình ảnh” của Chúa cho các em. Các em sẽ thấy Chúa, gặp Chúa nơi chúng ta.
Và như thế, chúng ta phải hết sức chú ý tu dưỡng và tự huấn luyện tư cách của mình. Chúng ta sẽ tôn trọng các em, trân trọng những lời các em nói, không bao giờ quát tháo, nhiếc móc, trừng phạt, xúc phạm đến phẩm giá các em. Mở rộng hơn, vì đã không phải là một lớp học Phổ Thông, nên cũng không cần thiết cho điểm, xếp hạng các em trong lớp.
Trong giờ Giáo Lý, thật sự là Giáo Lý Viên sẽ cùng các em lắng nghe Lời Đức Giê-su là Người Anh Cả ( Trưởng Tử ), lắng nghe tiếng Thiên Chúa là Cha, rồi tất cả cùng thưa với Người. Các em sẽ nhận ra mình được Chúa yêu và được Giáo Lý Viên là người thay mặt Chúa quý mến mình.
Một quy luật tâm lý khác là luật Chứng Tá. Huấn Giáo dựa trên chứng tá. Giáo Lý Viên chia sẻ chính kinh nghiệm của mình cho lớp. Chúng ta không cần nói nhiều về Đạo, nhưng cần sống Đạo nhiều hơn và chân thật hơn trước mặt trẻ. Khi chứng tá của Giáo Lý Viên có phẩm chất cao, thì các em sẽ được giáo dục sâu xa hơn.
Nếu thế, có người sẽ thắc mắc: “Thế, chẳng lẽ làm Giáo Lý Viên, tôi phải là Thánh hay sao ?” Xin thưa, đúng là như vậy, trong thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Chuộc ( Redemptoris Missio ), ở chương 8, Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô đệ nhị đã vạch ra Linh Đạo của người truyền giáo ( mà Giáo Lý Viên đúng là người truyền giáo ) như sau:
§ Để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn,
§ Theo gương Đức Giê-su Ki-tô, Đấng được sai đến,
§ Yêu mến Giáo Hội và các linh hồn như Chúa Giê-su yêu mến,
§ Và, phải là THÁNH !
Giáo Lý lấy từ Nguồn Sống là Thiên Chúa, được truyền đạt đến các em qua chính cách dạy và cách sống của Giáo Lý Viên. Như vậy, các em vừa được biết Giáo Lý, lại vừa thấy cung cách sống nội dung Giáo Lý ấy một cách sinh động cụ thể nơi Giáo Lý Viên, chắc chắn các em sẽ được khích lệ đi theo hướng sống Tin Mừng ấy.
2. Thinh lặng:
Trẻ không thể gặp Thiên Chúa trong bầu khí ồn ào hỗn độn. Nhiều người cứ lầm tưởng lớp học Giáo Lý cho trẻ em lúc nào cũng phải giống một câu lạc bộ với đủ thứ sinh hoạt tưng bừng náo nhiệt. Ngược lại cũng đừng áp đặt một kiểu thinh lặng bề ngoài, vì một thinh lặng thụ động thì không dẫn đến Thiên Chúa.
Chính trong bầu khí thinh lặng nội tâm, những lời trò chuyện hội thoại giữa Giáo Lý Viên và các em, giữa các em với nhau lại là điều kiện giúp các em đến với Thiên Chúa, Đấng các em khao khát kiếm tìm xuyên qua nội dung bài Giáo Lý.
Vì thế,Giáo Lý Viên cần khuyến khích trẻ khám phá và yêu quý sự thinh lặng. Thinh lặng là một đức tính tôn giáo. Biết thinh lặng là biết “ở trước mặt Chúa”, là biết sẵn sàng lắng nghe tiếng Chúa nói.
3. Vui tươi:
Trong giờ Giáo Lý, Giáo Lý Viên phải tạo được bầu khí vui tươi cởi mở, không biến các em thành những nhà khổ tu, hay những binh sĩ giữ kỷ luật khô khăn một cách răm rắp. Các em có thể hỏi nhau, giải thích cho nhau, khi cần có thể đi lại, hỏi mượn nhau dụng cụ học tập. Nhưng mọi sự phải được diễn ra trong cái trật tự của thinh lặng, dễ thương và hồn nhiên. Ở đâu có Chúa, ở đấy có tình yêu và niềm vui.
Giáo Lý Viên phải luôn giúp các em ý thức mình đang sống dưới cái nhìn trìu mến của Chúa, đến nỗi trước giờ học thì các em thấy khao khát, cuối giờ học thì các em vẫn còn muốn tiếp tục.
Trong lớp Giáo Lý, không thể có chuyện học để được nhiều điểm, để được đứng nhất khi so kè kèn cựa với các bạn, hoặc thậm chí cũng không chỉ nhắm đến việc thu thập kiến thức càng nhiều càng tốt. Ở đây, các em cùng nhau gặp gỡ Chúa và đi theo Người.
Ở một chiều kích nhân cách Ky-tô giáo, các em còn được luyện tập để tôn trọng yêu quý lẫn nhau. Nếu có hai em lỡ đánh nhau, thay vì chỉ chú ý phân giải ai đúng ai sai, bạn hãy hỏi các em: “Những người con của Chúa có đánh nhau không ? Tay các con, Chúa ban cho là để làm việc tốt, làm những cử chỉ đẹp cho nhau cơ mà !”...
4. Tự do:
Trẻ cần cảm thấy tự do đến với lớp Giáo Lý, tự do ở lại và tự do lắng nghe Giáo Lý Viên trình bày nội dung Giáo Lý. Không nên biến việc học Giáo Lý thành một công việc khổ sai, bị cha mẹ bó buộc, bị cha sở và các ông bà quản giáo khống chế. Đến với Chúa rõ ràng là một lời mời gọi, khuyến khích tự nguyện. Hãy thành thật nói với trẻ: “Các con có muốn gặp gỡ Chúa, thì các con hãy đến !”.
Đức Tin là một hành vi tự do. Vì thế, trong giờ học, hãy để trẻ được tự do nói với Chúa, nói về Chúa trong sự hướng dẫn ân cần và nhẫn nại của Giáo Lý Viên. Không thể đào tạo một tín hữu chân chính bằng cách dọa nạt, trừng phạt hay ra lệnh.
Dứt khoát không nên lấy cớ tránh tác hại lây lan, ảnh hưởng đến việc học của các em bình thường để chủ trương tách hẳn các em cá biệt ra, lập một lớp riêng để có chương trình uốn nắn riêng theo kiểu quen làm ở các trường Phổ Thông. Như vậy là đã phản giáo dục hoàn toàn khi phân biệt đối xử, vô tình “dán nhãn” xếp loại các em ngỗ nghịch, cứng đầu, khó dạy.
Sư Phạm Giáo Lý thì khác hẳn, Đức Giê-su bảo: “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi !” ( Mt 9, 13 b ). Hơn nữa ở đây, các em chưa phải là hạng người... tội lỗi. Cho dẫu các em đã phạm pháp trầm trọng, thì như Thánh Đông Bốt-xcô dặn dò các nhà giáo dục: vẫn còn ít nhất là 5 % lương tri hướng thiện.

5. Trung thực:
Có thể nói ở nhà trường Phổ Thông, trẻ quen nói dối ! Trẻ nhận ra cứ nói đúng ý thầy cô là được điểm cao, là được thầy cô ưu đãi. Làm bài thi, thì phải khéo léo khôn ngoan để “quay cóp” hoặc “trúng tủ” mới mong ngoi lên để trúng tuyển, hạ “đo ván” các bạn học. Điểm số, bằng khen và các danh hiệu phấn đấu đạt được thường là dựa trên sự bon chen thủ lợi, thiếu vắng hẳn sự thật thà trong sáng.
Trong Giáo Lý, dứt khoát chúng ta không được để óc thực dụng này tiêm nhiễm. Giữa cuộc hội thoại, trẻ được thẳng thắn nêu thắc mắc, nói lên suy nghĩ và cảm nhận của mình. Khi làm bài, trẻ được mời gọi viết lại điều đã hiểu và đã yêu mến một cách chân thành, chứ không phải chép nguyên xi toát yếu để làm hài lòng Giáo Lý Viên.
Khi trẻ trả lời, bạn đừng khen hay chê. Nếu được khen “đúng”, lần sau trẻ lại tìm cách trả lời để được khen, dù đó không phải là điều em đã nghĩ và đã hiểu. Còn nếu chê “sai”, trẻ sẽ không bao giờ nói nữa. Câu vè: “Thấy tốt thì làm, mà làm thì làm cho tốt, đừng cốt được khen, đừng quen vì khen mới làm” thật đáng cho các Giáo Lý Viên chú tâm mời gọi các em sống như một châm ngôn.
IV. KẾT LUẬN:
Trong mọi trường hợp và trong mọi mặt, các bạn Giáo Lý Viên hãy luôn xác tín, hãy tin vào trẻ, hãy tin vào Chúa Thánh Thần, và hãy tin vào chính bạn.
Để đúc kết, xin mượn lời Thánh Phao-lô: “Anh em là những người được Thiên Chúa tuyển chọn, hiến thánh và yêu thương. Vì thế, anh em hãy có lòng thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hòa và nhẫn nại. Hãy chịu đựng và tha thứ cho nhau. Trên hết mọi đức tính, anh em phải có lòng mến, đó là mối dây liên kết tuyệt hảo !” ( Cl 3, 13 –

omem2207
22-04-2011, 11:22 PM
BÀI 10:








CẦU NGUYỆN TRONG GIÁO LÝ





I. MỤC ĐÍCH:
Như đã trình bày từ các bài trước, mục đích cuối cùng của việc dạy Giáo Lý là giúp các em gặp gỡ và kết hợp với Chúa. Do đó, cầu nguyện có một vai trò hết sức quan trọng trong một buổi Giáo Lý. Có thể nói, cả buổi Giáo Lý phải là một cuộc gặp gỡ Chúa. Chính những phần cầu nguyện ở đầu, ở giữa và ở cuối buổi Giáo Lý giúp các em đi vào cuộc hạnh ngộ tuyệt vời này. Tuy nhiên, mỗi phần cầu nguyện đều có ý hướng và nội dung khác nhau, thích ứng với trình tự của một buổi học Giáo Lý.
II. NỘI DUNG:
Trước khi đi vào ý hướng và nội dung từng phần, thiết tưởng cũng nên nhắc lại những điều kiện thiết yếu cho việc cầu nguyện. Đó là:
1. Khát vọng gặp Chúa:
Chính Giáo Lý Viên là người trước hết khao khát gặp gỡ Chúa, xin Chúa soi dẫn để mình biết trình bày sứ điệp của Chúa đến cho các em. Kế đó, Giáo Lý Viên truyền lan nỗi khao khát được gặp Chúa sang cho tất cả các em, để về phía các em, các em cũng khao khát xin Chúa mở trí mở lòng để đón nhận nội dung Giáo Lý mà các em sắp học, đang học và vừa học xong.
Điều này thể hiện cả ở việc làm dấu Thánh Giá, ở tư thế lúc cầu nguyện. Hãy thường xuyên nhắc cho các em hiểu ý nghĩa của việc làm dấu, của cử chỉ cúi mình bái lạy. Không nên làm dấu quều quào như... đuổi ruồi, chưa làm dấu kết thúc đã vội làm ngay, nói ngay sang chuyện khác.
Giáo Lý Viên phải giúp các em cầu nguyện với cả con người, nghĩa là với tất cả trí nhớ, trí tưởng tượng, tâm hồn và thể xác. Nên dùng những lời và những cử chỉ đơn sơ mộc mạc chân thành.
2. Thời gian gặp Chúa:
Những giây phút cầu nguyện ngay trong buổi học Giáo Lý phải là khoảng thời gian dành trọn cho Chúa, được Giáo Lý Viên chuẩn bị chu đáo, diễn ra một cách trang trọng, chứ không làm cho có, làm theo thói quen. Cầu nguyện đừng quá ngắn ngủn cộc lốc, gây cảm tưởng là sợ phí giờ. Cũng đừng quá lê thê, tạo ra tâm lý ngán ngẩm hoặc ngột ngạt.
Điều này sẽ âm thầm huấn luyện rất hiệu quả cho các em biết cần phải thường xuyên cầu nguyện với Chúa không chỉ trong lớp mà vào mọi nơi mọi lúc trong ngày sống của các em, đặc biệt là trước khi đi ngủ và vừa khi thức dậy, khi vừa lãnh nhận một Bí Tích và trước khi ăn cơm.
Cũng cần nhớ rằng: cầu nguyện không phải là đọc kinh liên tục kéo dài, hết kinh này đến kinh khác một cách máy móc. Mỗi kinh nếu được sử dụng đều là những lời cầu nguyện đã được Giáo Hội cô đọng sâu xa ( Kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính, Kinh Kính Mừng, Kinh Tin-Cậy-Mến, Kinh cầu Chúa Thánh Thần, Kinh Cúi Xin Chúa sáng soi... )
3. Lắng nghe tiếng Chúa:
Tâm lý chung của đám đông là sợ sự thinh lặng. Hễ cứ thấy im lặng hơi lâu một chút là sốt ruột, thấy cần phải hát, phải làm một cái gì đó ngay.
Đã muốn lắng nghe được tiếng Chúa thì thầm trong tâm hồn hay được cất lên khi công bố Lời Chúa, rõ ràng là cần phải biết thinh lặng. Trong giây phút cầu nguyện, Giáo Lý Viên phải dành những khoảnh khắc thinh lặng hoàn toàn, không nên nói liên tục đến mức lải nhải dông dài, cầu xin kể lể đủ thứ chuyện mà không có trọng tâm ý chính. Cần nhớ là một lời cầu nguyện thường có ý cảm tạ, ngợi khen, xin lỗi hoặc xin ơn tùy nội dung bài Giáo Lý gợi ra.
Cũng nên tập cho các em khi dâng lời nguyện tự phát thì cần nói chậm, to, dõng dạc, rõ ý để cộng đoàn mới có thể hiệp thông với ý nguyện được. Khi kết thúc một lời nguyện, nên thinh lặng một chút rồi thêm câu: “Xin Chúa nhậm lời chúng con...”
Sau những lời nguyện tự phát của các em, Giáo Lý Viên nên đợi tất cả lắng lại một lúc rồi mới dâng lời tổng nguyện kết thúc. Sau đó có thể hát một bài thánh ca phù hợp với nội dung vừa cầu nguyện.
III. CÁC PHẦN CẦU NGUYỆN:
1. Cầu nguyện đầu giờ:
Phút cầu nguyện đầu giờ có mục đích giúp các em đi vào cuộc gặp gỡ với Chúa trong buổi Giáo Lý, bằng cách đặt các em trước sự hiện diện của Chúa. “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” ( Mt 18, 20 ).
Hãy giúp các em nhớ lại Lời Chúa mời gọi: “Cứ để trẻ em đến với Thầy...” ( Mc 10, 14 ). Hãy để các em nhận ra một buổi học Giáo Lý chính là thời gian đến với Chúa để học cùng Chúa: “Hãy học với Thầy, vì Thầy có lòng hiền hậu và khiêm nhường...” ( Mt 11, 29 )
2. Cầu nguyện giữa giờ:
Phút cầu nguyện giữa giờ chính là đỉnh cao của buổi học Giáo Lý, vì sau khi nghe công bố và giải thích Lời Chúa, sau khi đã tiếp nhận lời mời gọi của Chúa với cả tâm tình, các em hẳn có nhiều điều muốn nói với Chúa, muốn đi vào cuộc đối thoại trang nghiêm mà thân tình với Chúa.
Như thế, cuộc gặp gỡ giữa các em với Chúa đã được chuẩn bị qua việc công bố và giải thích Lời Chúa, và sẽ được tiếp nối trong phần sinh hoạt tiếp theo sau đó. Nội dung của phút cầu nguyện này là ý chính và tâm tình của bài Giáo Lý.
3. Cầu nguyện cuối giờ:
Phút cầu nguyện cuối giờ sẽ giúp các em trình bày với Chúa quyết tâm sống những gì đã học. Nếu như phút cầu nguyện đầu giờ giúp các em từ cuộc sống bước vào cuộc gặp gỡ với Chúa, thì phút cầu nguyện cuối giờ hướng các em đến một cuộc gặp gỡ khác với Chúa ngay trong đời thường. Nhờ đó, toàn bộ cuộc sống các em sẽ là lời cầu nguyện liên lỉ.
IV. KẾT LUẬN:
Cầu nguyện trong Giáo Lý giúp các em nội tâm hóa những giáo huấn của Lời Chúa, chuyển sứ điệp thành hành động cụ thể. Như thế, cầu nguyện gắn Giáo Lý với Phụng Vụ và cuộc sống.
Hãy cẩn thận, đừng để rơi vào một cung cách cầu nguyện mà Đức Giê-su đã nhắc nhở: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa, Lạy Chúa !” là được vào Nước Trời cả đâu ! Nhưng chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên Trời, mới được vào mà thôi...” ( Mt 7, 21 )

omem2207
22-04-2011, 11:23 PM
BÀI 11:








SINH HOẠT TRONG GIÁO LÝ





I. ĐỊNH NGHĨA:
Sinh hoạt trong Giáo Lý chính là tất cả những hoạt động nhằm giúp các em đáp trả lại giáo huấn của Lời Chúa một cách vui tươi, sinh động, hồn nhiên mà chân thành. Các sinh hoạt này sẽ thúc đẩy và hỗ trợ cho tiến trình nội tâm hóa sứ điệp Đức Tin, qua việc thể hiện bằng nhiều mặt hoạt động khác nhau.
Xin đừng lầm tưởng sinh hoạt Giáo Lý có nghĩa là cứ việc cho các em hát hò, làm cử điệu răm rắp, vỗ tay rôm rả hết bài này sang bài khác; cứ việc kể linh tinh đủ thứ chuyện có tình tiết ly kỳ hấp dẫn; cứ việc cho các trò chơi sôi nổi tưng bừng; cứ việc tổ chức quanh năm những kỳ trại, những cuộc hội thi, những chuyến đi chơi tốn kém với đồng phục, cờ xí, lều bạt...
Coi chừng đó chỉ là thể hiện một sự phô trương rầm rộ bề ngoài, khơi gợi vào sự hiếu động, hoạt náo, vào những năng lượng thặng dư về thể chất của trẻ em. Còn ngược lại, nội tâm bên trong chỉ là hời hợt rỗng tuyếch. Khi ấy, chúng ta đã biến sinh hoạt Giáo Lý thành một thứ câu lạc bộ kỹ năng sinh hoạt như ngoài xã hội.
Trong khi đó, việc vận dụng các bài hát, băng reo, cử điệu, trò chơi, truyện kể một cách chọn lọc, sáng tạo, đúng lúc, đúng mức, có chuẩn bị trước và có lượng giá sau đó cho các em, thì tất cả lại có thể góp phần tác động sâu xa trên toàn diện con người của các em về cả 3 mặt Trí – Tâm – Hoạt.
Bên cạnh đó, các hoạt động lớn hơn như kịch chạy, pa-nô chạy, hoạt cảnh, hội thi đố vui, pích-ních, lửa trại, thám du, trò chơi lớn, trò chơi chiến dịch lại giúp các em thể hiện chiều kích tập thể bên nhau và với nhau.
II. VAI TRÒ:
1. Đối với các em:
Các sinh hoạt Giáo Lý giúp các em 3 tác dụng quan trọng sau đây:
§ Thấm thía: Nội dung Giáo Lý được chuyển thành một sứ điệp của Chúa gửi cho các em, vun đắp dần dần thành vốn liếng Đức Tin ( quá trình nội tâm hóa sứ điệp Đức Tin ). Ví dụ: một câu truyện kể về một em bé chịu hy sinh để bảo vệ Mình Thánh Chúa không chỉ dừng lại ở chỗ đánh động các em về sự quả cảm anh hùng ( thuộc về nhân bản ), nhưng còn giúp các em nhận chân được giá trị quý báu vô ngần của Bí Tích Thánh Thể ( thuộc về tín lý ), khao khát được rước Mình Thánh Chúa ( thuộc về tâm linh ), và sẽ nỗ lực sống xứng đáng và trọn vẹn hiệu quả của Thần Lương này trong đời sống các em ( thuộc về luân lý ).
§ Ghi nhớ: Nội dung Giáo Lý được khắc ghi sâu xa trong lòng các em, với cốt lõi là câu Lời Chúa ngắn gọn súc tích, bao chung quanh lớp thứ nhất là những lời diễn giảng của Giáo Lý Viên, lớp thứ hai là một chứng từ sống động hoặc một truyện kể minh họa, lớp thứ ba là bài hát Ý Lực cùng các cử điệu đi kèm... Cứ như thế, bài Giáo Lý vượt mức độ ý thức để đi sâu vào tâm thức các em, cô đọng và tồn tại trong cả cuộc sống các em sau này, trở thành một phản xạ Tin Mừng.
§ Thông truyền: Nội dung Giáo Lý một khi đã trở thành vốn liếng Đức Tin của cá nhân mỗi em, không co cụm thu vén và chôn giấu nơi mình để rồi thui chột, hao mòn, nhưng lại còn có sức bật tung, lan tỏa, truyền đi đến tất cả mọi người chung quanh như gia đình, bạn bè, và cả trong xã hội. Các sinh hoạt Giáo Lý có thể coi như những cơ hội để các em “thực tập” điều này với nhau. Một kỳ trại, một chuyến đi, một chiến dịch Giáo Lý phải nói là có khả năng lan tỏa rất âm thầm nhưng lại rất hiệu quả đến Giáo Xứ, đến gia đình, đến những ai các em tiếp xúc...
Như vậy, rõ ràng các sinh hoạt Giáo Lý giữ một vai trò rất quan trọng trong Huấn Giáo, dẫn nhập, song hành, củng cố và hỗ trợ cho việc giảng dạy một nội dung Giáo Lý.
1. Đối với Giáo Lý Viên:
Một khi đã lồng được những sinh hoạt thích hợp vào một buổi dạy, Giáo Lý Viên có thể lượng giá được chính việc giảng dạy của mình đạt hiệu quả đến đâu, nhờ biết được các em đã tiếp thu những gì. Đặc biệt là đối với những em gặp khó khăn trong việc diễn tả tâm tư trực tiếp bằng lời nói hay chữ viết, các em sẽ được bộc lộ hồn nhiên thoải mái khi hát một bài hát Ý Lực, chơi một trò chơi ứng với nội dung Giáo Lý vừa học, hoặc khi hòa nhập tham gia trong các sinh hoạt Nhóm, Đội...
Ngoài ra, nhờ sinh hoạt, buổi học Giáo Lý thêm vui tươi lôi cuốn. Trong cảm nhận của các em, Giáo Hội nói chung, là một thực thể sinh động và hết sức gần gũi.
III. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT GIÁO LÝ:
Xin đơn cử một số các mặt sinh hoạt có thể áp dụng vào Giáo Lý:
1. TRUYỆN KỂ:
Nên dùng những truyện tích từ Kinh Thánh, từ lịch sử Giáo Hội, cuộc đời các Thánh, những mẩu truyện thường nhật hoặc thời sự, và có tính thuyết phục nhất là các chứng từ ( témoignages ).
Kể truyện Giáo Lý trong buổi dạy Giáo Lý không hề nhắm mục đích mua vui giải trí cho các em, nhưng là để dẫn nhập, minh họa hoặc củng cố cho nội dung Giáo Lý. Chính đề tài Giáo Lý sẽ quyết định chọn lựa câu truyện nào cho phù hợp. Truyện kể cần được trình bày ngắn gọn trong vòng tối đa 5 phút, vì thế nên loại bỏ những chi tiết dư thừa không liên quan trực tiếp đến bài Giáo Lý.
Truyện kể Giáo Lý có thể được chuyển tải bằng hai cách sau đây:
· Kể truyện: Giáo Lý Viên phải nắm vững cốt truyện. Giọng kể phải nhập vai, chia vai một cách sống động, nếu cần phải minh họa bằng nét mặt và cử chỉ, dáng vẻ. Chú ý khai thác các tình tiết kịch tính làm nổi bật sự đối kháng ( Ví dụ: Yêu thương – Ghen ghét; Tha thứ – Hận thù; Trung thực – Giả dối; Vị tha – Ích kỷ... ) và đạt tới cao trào cảm xúc của cốt truyện.
Cuối cùng, Giáo Lý Viên giúp các em suy nghĩ bằng một câu hỏi gợi ý, có thể dùng Phương Pháp Lập Phiếu để các em đặt tên truyện ấn định trong một vài từ, hoặc cho biết thích ( hay không thích ) nhân vật nào nhất, tại sao ? Từ các tên truyện các em đã đặt, từ những cảm nhận của các em, Giáo Lý Viên dẫn nhập vào nội dung bài Giáo Lý hoặc củng cố bài Giáo Lý vừa dạy.
· Đọc truyện: Khi cốt truyện có nhiều tình tiết độc đáo, nên mời một vài Giáo Lý Viên bạn chia nhau các vai cùng với một người dẫn truyện thì bầu khí sẽ hết sức sinh động. Mặt khác, khi cần dẫn chứng một thông tin có nhiều số liệu, nhân vật, thời gian... nên đọc để có tính chính xác của tư liệu hơn. Ngoài ra, có thể chọn một truyện dài có nội dung khớp với chủ đề Giáo Lý cả năm học, cứ mỗi cuối buổi lại đọc tiếp cho các em nghe một đoạn ( Ví dụ: Chọn tập sách “Những Tấm Lòng Cao Cả” của Edmondo De Amicis )
Bộ sách Vui Đời Phục Vụ dành riêng các số 3, 4, 5, 6, 7, 21 và 27 với tất cả là 350 mẩu truyện kể, truyện đọc và thông tin để các bạn Giáo Lý Viên có thể tham khảo, chọn lựa theo các đề mục nội dung khác nhau.
2. BÀI HÁT:
Những bài hát có thể được dùng cho Giáo Lý bao gồm:
· Bài Hát Ý Lực Lời Chúa: Nội dung là một hoặc hai câu Lời Chúa. Nét nhạc đơn giản, dễ tập, dễ hát, dễ nhớ. Phần điệp khúc thường là một tâm tình sống ứng hợp với Lời Chúa mời gọi. Một số bài có thể minh họa bằng các cử điệu cho thêm phần sống động, gây ấn tượng sâu sắc hơn cho các em.
Có thể dùng để dẫn nhập ở đầu buổi học, minh họa ở giữa buổi khi trình bày nội dung bài, hoặc củng cố sau khi giảng bài.
Cách thức tập hát, điều khiển bài hát, xin xem Vui Đời Phục Vụ số 1. Ngoài ra, bộ sách Vui Đời Phục Vụ dành riêng số 9 với 100 bài Vui Ca Lời Chúa để các Giáo Lý Viên tham khảo và chọn lựa.
· Bài hát sinh hoạt Giáo Lý: Nội dung là những tâm tình sống gắn liền với nội dung Giáo Lý như: vui tươi, dễ thương, bác ái, vị tha, trung thực, hy sinh, dấn thân, phục vụ theo lý tưởng Ki-tô giáo. Nét nhạc hào hứng, sôi nổi, phấn khởi. Một số bài có thể minh họa bằng các cử điệu nhanh, gọn, hoặc thể hiện bằng một điệu vũ đơn giản ( quen gọi là mini vũ ).
Thường được dùng để gây bầu khí đầu buổi học hoặc hâm nóng ( warming up ) ở giữa hay ở cuối buổi học.
Bộ sách Vui Đời Phục Vụ dành riêng số 8 với 100 bài Vui Ca Giáo Lý để các Giáo Lý Viên tham khảo và chọn lựa.
· Bài hát sinh hoạt: Ngoài những bài có nội dung tôn giáo, có thể dùng thêm rất nhiều bài sinh hoạt phổ biến của các phong trào Hướng Đạo, của học sinh Mẫu Giáo và Phổ Thông nếu tìm được những ý tưởng nhân bản thích hợp.
Thường được dùng kèm với các trò chơi trong phòng, hoặc ngoài trời, khi tổ chức Hội Thi Giáo Lý, bên đống lửa trại, trong những dịp đi chơi dã ngoại...
Bộ sách Vui Đời Phục Vụ dành riêng số 10 với 100 bài Vui Ca Sinh Hoạt để các Giáo Lý Viên tham khảo và chọn lựa.
· Bài hát cầu nguyện: Nội dung là những tâm tình cầu nguyện cảm tạ, ngợi khen, xin ơn. Có thể dùng bất cứ bài Thánh Ca nào miễn là dễ hát, ý tưởng thích hợp với độ tuổi các em, dễ gây được bầu khí và khơi gợi tâm tình cầu nguyện ứng với nội dung bài Giáo Lý.
Thường được dùng trong các phút cầu nguyện đầu buổi, hoặc vào cao điểm giữa buổi, hoặc kết thúc buổi học Giáo Lý.
Bộ sách Vui Đời Phục Vụ dành riêng số 11 với 100 bài Vui Ca Sinh Hoạt để các Giáo Lý Viên tham khảo và chọn lựa.
3. CỬ ĐIỆU:
Cử điệu là những động tác gồm: cử chỉ ( dùng tay ) và bộ điệu ( dùng chân và thân mình ) được dùng để diễn tả một phần sâu xa của nội tâm. Cử điệu có thể đi kèm với ý nghĩa từng câu hát của các Bài Hát Ý Lực khi sinh hoạt ( Xin xem thêm Vui Đời Phục Vụ số 1 ), có thể để minh họa trong các hoạt cảnh gợi ý từ các Dụ Ngôn, các cuộc gặp gỡ trong Tin Mừng, và cũng có thể để hỗ trợ cho việc cầu nguyện.
Các cử điệu sẽ đạt mức độ nghệ thuật khi đồng bộ nhịp nhàng, nhưng hơn thế nữa, dẫu có chuệch choạc một chút, cử điệu vẫn gây ấn tượng và cảm xúc sâu xa cho cả tập thể lớp Giáo Lý và cho mỗi em, nếu như được Giáo Lý Viên khéo léo lồng trong một bầu khí sinh hoạt ấm áp và cầu nguyện chân thành.
Xin đơn cử một vài cử điệu chính cho sinh hoạt hoặc cầu nguyện:
- Chúc tụng hay ngợi khen: đứng thẳng, nét mặt rạng rỡ, hai tay đưa lên cao.
- Chiêm ngắm hay tôn thờ: quỳ một chân, ngước mắt nhìn theo hướng một tay đưa lên cao.
- Yêu thương hay khiêm hạ: quỳ gối ngồi tựa trên hai gót chân, cúi đầu, hai tay áp chéo trên ngực.
- Khép kín hay khước từ: đứng thẳng, rũ hai tay, cúi đầu nhìn xuống đất; hoặc dùng hai bàn tay xua trước mặt.
- Khai mở hay đón nhận: hay lòng bàn tay mở ra đưa thẳng về phía trước, chân phải bước tới một bước.
- Đoàn kết hay thân ái: tất cả cùng nắm tay nhau thành vòng tròn, đưa cao lên thành những hình chữ V.
4. TRÒ CHƠI:
Xét về mặt tác dụng tâm lý, trò chơi giúp các em xác định tính cách của mình: tôi là ai ? tôi có những nét độc đáo nào ? những ưu khuyết điểnm nào ? tôi có thể đóng góp được gì cho tập thể ? Trong cuộc chơi, các em thật sự là những “diễn viên” luôn phải sáng tạo, đối phó, thích nghi, mạo hiểm, quyết đoán và biểu lộ lòng trung thực và sự tương trợ.
Qua trò chơi, các em khám phá ra vị trí và vai trò của mình trong xã hội, học biết sử dụng sự tự do cá nhân một cách chính đáng, tương quan với Chúa, với nhau và với mọi người chung quanh.
Đầu buổi học Giáo Lý có thể có một trò chơi để tiếp đón các em, gây bầu khí phấn khởi thân tình, hội nhập với tập thể, đồng thời cũng thu hút bớt một phần năng lượng thặng dư ( nhất là bên nam ) để các em bớt ngó ngoáy nghịch ngợm. Cuối buổi học, nếu có được một trò chơi ứng hợp với nội dung Giáo Lý vừa học thì lại càng giúp các em ghi nhớ và nội tâm hóa giáo huấn của Lời Chúa.
Về cách phân loại, chọn lựa và phương pháp quản trò, xin xem thêm Vui Đời Phục Vụ các số 2, 12 và 14.
5. KỊCH VÀ HOẠT CẢNH:
Không nhất thiết là kịch và hoạt cảnh chỉ được dùng làm tiết mục trong hội diễn văn nghệ và đêm lửa trại. Hoạt cảnh có thể được tổ chức ngay trong lớp học mà không cần hóa trang công phu và thời gian chuẩn bị lâu. Nên chia lớp thành các Đội, viết phiếu và bốc thăm để cùng diễn một số dụ ngôn cùng một chủ đề trong Tin Mừng ( xem thêm Giáo Trình Giáo Lý “Parlez-nous de Jésus” trong Vui Đời Phục Vụ số 19 và 20 ). Sau đó, chỉ cần dành ra 10 phút để đúc kết, rút ra chân lý và sứ điệp Tin Mừng mời gọi, thì buổi học Giáo Lý xem như đã hoàn thành và đạt hiệu quả rất cao.
6. PA-NÔ VÀ BÁO TƯỜNG:
Thể loại sinh hoạt này vận dụng đến các kỹ năng thủ công ( Travaux Manuels ) như: vẽ, trang trí, cắt dán, trình bày bố cục bên cạnh các kỹ năng sáng tác thơ, văn, viết phóng sự, phỏng vấn, thống kê, điều tra...
Ngoài những dịp lễ lớn mà Ban Giáo Lý tổ chức Hội Thi Báo Tường, các lớp học Giáo Lý đều có thể cho các em tổ chức làm các loại Pa-nô Chạy ( Panneaux Express ), Báo Chạy ( Press Express ) thi đua giữa các Đội. Khi các em thuyết minh về Pa-nô của mình cũng chính là các em đã tham gia khai phá nội dung Giáo Lý, xây dựng bài cho chính các em, Giáo Lý Viên chỉ cần gợi ý, mở rộng và bổ khuyết.
Riêng với các em lứa tuổi thiếu nhi, môn Vẽ Tranh Giáo Lý ngay trong buổi học, sẽ đạt được hiệu quả nội tâm rất cao. Vẽ là một sinh hoạt diễn tả tâm tình, cảm nghĩ hay quan điểm về một thực tại nào đó qua các hình tượng và màu sắc. Giáo Lý Viên có thể cho các em vẽ lại một hoạt cảnh Tin Mừng, hoạt cảnh đời thường hay những biến cố trong đời sống của Giáo Hội, qua đó chúng ta đọc được Niềm Tin của các em vào Chúa.
IV. KẾT LUẬN:
Các sinh hoạt là một phương tiện hỗ trợ hết sức năng động ( dynamique ) cho việc chuyển tải và nội tâm hóa nội dung Giáo Lý và sứ điệp Lời Chúa cho các em, đồng thời lại gây được bầu khí vui tươi sôi nổi, rất thích hợp với tâm lý ở độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên.
Thế nhưng, cũng không nên quá lạm dụng, lấn lướt mất thời gian để các em suy nghĩ, cảm nhận và cầu nguyện trong bầu khí sâu lắng. Giáo Lý Viên nên cân nhắc liều lượng vừa đủ, chú ý tận dụng hiệu quả chiều sâu ( nội tâm mỗi em ) và chiều rộng ( tương quan với nhau ) qua các dạng sinh hoạt Giáo Lý.

omem2207
22-04-2011, 11:27 PM
Trên đây là tài liệu mà ACE giáo lý viên chúng em đã được học và đó cũng là một tài liệu cho ai đang cần và quan tâm đến nó


:icon8:Name: Quang Diệu (giáo xứ vinh an-giáo hạt quảng đức-đăk mil-đăk Nông):icon8: