gioanha
27-04-2011, 04:08 PM
.
PHÚT CẦU NGUYỆN
Quý vị, các bạn thân mến
Thời gian gần đây chúng ta chứng kiến nhiều thiên tai xảy ra ở nơi này nơi kia trên thế giới, liền sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản làm cho hàng ngàn người thiệt mạng, là những cơn động đất nhỏ khác ở Philippin, ở nước ta thì xảy ra nạn sập mỏ khai thác đá khiến mấy chục công nhân phải thiệt mạng
Ngoài những tai họa bất ngờ ấy còn có vô vàn sự đau khổ do chính con người gây ra cho nhau như bạo lực, bất công lan tràn, những lời tuyên truyền láo khoét của các chính trị gia, những phản bội ghê tởm vì quyền lợi vật chất, những đe dọa chiến tranh, những cuộc bạo động, những tai nạn giao thông. Rồi những chuyện giá cả tăng vọt như giá xăng dầu tăng cao, khiến cho chúng ta thấp thỏm đứng ngồi không yên
Chúng ta dường như luôn phải sống trong âu lo thấp thỏm, cảm nhận nỗi sợ hãi hơn là niềm vui. Ngày thứ sáu khổ nạn dường như đã lấn át ngày Chúa nhật Phục sinh, nhiều người khủng hoảng niềm tin đã đặt vấn đề tại sao Thiên Chúa lại cho những đau khổ ấy xảy ra cho con người? Thiên Chúa nhân lành tại sao Ngài lại để cho những tai họa ấy đổ xuống trên những con người hiền lành vô tội? Nhiều người đã mất niềm tin, kẻ khác lại trở nên vô thần tuyên bố những câu như triết gia Nietzsche: Thiên Chúa đã chết rồi
Chúng ta là những người có niềm tin vào Thiên Chúa, chúng ta phải nhìn những biến cố ấy trong sự tương chiếu với mầu nhiệm khổ nạn và Phục sinh của Chúa Kitô. Chúng ta đừng quên rằng: Thiên Chúa đã chịu chết để gánh tội trần gian, gánh những án bất công phi lý mà người ta gán cho Ngài
Ngài đã đi đến tận cùng nỗi thống khổ của con người, nên sự ác không còn xa lạ với Ngài, Ngài đã hạ mình xuống chịu đánh đòn, sỉ nhục, lăng mà và cuối cùng là cái chết nhục nhã trên Trên Thập giá
Nhưng vào buổi sáng Phục sinh mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi, sự sống đã chiến thắng thần chết, tình yêu đã chiến thắng hận thù, sự ác đã bị đánh bại, niềm vui và hy vọng đã tràn vào lật tung nấm mồ sợ hãi và tuyệt vọng
Từ đó biến cố Phục sinh không chỉ thuộc về lịch sử đã qua, một kỉ niệm chỉ còn vang trong ký ức, nhưng là một thực tại luôn hiện diện hôm nay qua từng biến cố đau khổ của con người, Chúa Giêsu phục sinh luôn hiện diện và đồng hành trong cuộc đời của chúng ta, người tín hữu đọc được trong từng biến cố khổ đau cuộc đời luôn có niềm hy vọng Phục sinh, niềm hy vọng này hoàn toàn có cơ sở vững chắc bởi các tông đồ đầu tiên đã lấy chính mạng sống mình để làm chứng cho điều ấy
Trải qua bao thế kỷ và cho đến ngày hôm nay, máu của các chứng nhân anh dũng vẫn đổ xuống để làm chứng cho niềm tin này, không dễ gì mà người ta lấy mạng sống mình làm chứng cho những điều vu vơ hoang tưởng
\Như thế, người tin cảm thấy vui mừng vì niềm hy vọng đã được nảy mầm từ biến cố Phục sinh, nỗi cô đơn đã được Chúa chia sẻ, những giọt nước mắt sầu khổ đã được Chúa lau khô, sự sống từ biến cố Phục sinh đã thấm nhập vào từng biến cố trong đời, sẽ làm tan biến mọi lo âu, đau khổ và ngay cả cái chết
Mượn tâm tình của mẹ Têrêsa Calcutta chúng ta cùng cầu nguyện. Lậy Chúa! Chúa đã chịu chết và sống lại, xin dậy chúng con biết chiến đấu trong cuộc chiến mỗi ngày để được sống dồi dào hơn. Chúa đã khiêm tốn và kiên trì nhận lấy những thất bại trong cuộc đời cũng như mọi đau khổ của Thập giá. Xin biến mọi đau khổ cũng như mọi thử thách chúng con phải gánh chịu mỗi ngày, thành cơ hội giúp chúng con thăng tiến và trở nên giống Chúa hơn. Xin dậy chúng con biết rằng: Chúng con không thể nên hoàn thiện nếu như không biết từ bỏ chính mình và những ước muốn ích kỷ. Ước gì từ nay không gì có thể làm cho chúng con khổ đau và khóc lóc, chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa Phục sinh. Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Chúa Cha, là hy vọng hạnh phúc bất diệt, là ngọn lửa tình yêu nồng nàn, xin vì tình yêu Phục sinh của Người làm cho chúng con nên mạnh mẽ và trở thành mối dây yêu thương, bình an và hiệp nhất giữa chúng con Amen
Nguồn: Đài PT. Chân lý Á châu
PHÚT CẦU NGUYỆN
Quý vị, các bạn thân mến
Thời gian gần đây chúng ta chứng kiến nhiều thiên tai xảy ra ở nơi này nơi kia trên thế giới, liền sau trận động đất và sóng thần kinh hoàng ở Nhật Bản làm cho hàng ngàn người thiệt mạng, là những cơn động đất nhỏ khác ở Philippin, ở nước ta thì xảy ra nạn sập mỏ khai thác đá khiến mấy chục công nhân phải thiệt mạng
Ngoài những tai họa bất ngờ ấy còn có vô vàn sự đau khổ do chính con người gây ra cho nhau như bạo lực, bất công lan tràn, những lời tuyên truyền láo khoét của các chính trị gia, những phản bội ghê tởm vì quyền lợi vật chất, những đe dọa chiến tranh, những cuộc bạo động, những tai nạn giao thông. Rồi những chuyện giá cả tăng vọt như giá xăng dầu tăng cao, khiến cho chúng ta thấp thỏm đứng ngồi không yên
Chúng ta dường như luôn phải sống trong âu lo thấp thỏm, cảm nhận nỗi sợ hãi hơn là niềm vui. Ngày thứ sáu khổ nạn dường như đã lấn át ngày Chúa nhật Phục sinh, nhiều người khủng hoảng niềm tin đã đặt vấn đề tại sao Thiên Chúa lại cho những đau khổ ấy xảy ra cho con người? Thiên Chúa nhân lành tại sao Ngài lại để cho những tai họa ấy đổ xuống trên những con người hiền lành vô tội? Nhiều người đã mất niềm tin, kẻ khác lại trở nên vô thần tuyên bố những câu như triết gia Nietzsche: Thiên Chúa đã chết rồi
Chúng ta là những người có niềm tin vào Thiên Chúa, chúng ta phải nhìn những biến cố ấy trong sự tương chiếu với mầu nhiệm khổ nạn và Phục sinh của Chúa Kitô. Chúng ta đừng quên rằng: Thiên Chúa đã chịu chết để gánh tội trần gian, gánh những án bất công phi lý mà người ta gán cho Ngài
Ngài đã đi đến tận cùng nỗi thống khổ của con người, nên sự ác không còn xa lạ với Ngài, Ngài đã hạ mình xuống chịu đánh đòn, sỉ nhục, lăng mà và cuối cùng là cái chết nhục nhã trên Trên Thập giá
Nhưng vào buổi sáng Phục sinh mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi, sự sống đã chiến thắng thần chết, tình yêu đã chiến thắng hận thù, sự ác đã bị đánh bại, niềm vui và hy vọng đã tràn vào lật tung nấm mồ sợ hãi và tuyệt vọng
Từ đó biến cố Phục sinh không chỉ thuộc về lịch sử đã qua, một kỉ niệm chỉ còn vang trong ký ức, nhưng là một thực tại luôn hiện diện hôm nay qua từng biến cố đau khổ của con người, Chúa Giêsu phục sinh luôn hiện diện và đồng hành trong cuộc đời của chúng ta, người tín hữu đọc được trong từng biến cố khổ đau cuộc đời luôn có niềm hy vọng Phục sinh, niềm hy vọng này hoàn toàn có cơ sở vững chắc bởi các tông đồ đầu tiên đã lấy chính mạng sống mình để làm chứng cho điều ấy
Trải qua bao thế kỷ và cho đến ngày hôm nay, máu của các chứng nhân anh dũng vẫn đổ xuống để làm chứng cho niềm tin này, không dễ gì mà người ta lấy mạng sống mình làm chứng cho những điều vu vơ hoang tưởng
\Như thế, người tin cảm thấy vui mừng vì niềm hy vọng đã được nảy mầm từ biến cố Phục sinh, nỗi cô đơn đã được Chúa chia sẻ, những giọt nước mắt sầu khổ đã được Chúa lau khô, sự sống từ biến cố Phục sinh đã thấm nhập vào từng biến cố trong đời, sẽ làm tan biến mọi lo âu, đau khổ và ngay cả cái chết
Mượn tâm tình của mẹ Têrêsa Calcutta chúng ta cùng cầu nguyện. Lậy Chúa! Chúa đã chịu chết và sống lại, xin dậy chúng con biết chiến đấu trong cuộc chiến mỗi ngày để được sống dồi dào hơn. Chúa đã khiêm tốn và kiên trì nhận lấy những thất bại trong cuộc đời cũng như mọi đau khổ của Thập giá. Xin biến mọi đau khổ cũng như mọi thử thách chúng con phải gánh chịu mỗi ngày, thành cơ hội giúp chúng con thăng tiến và trở nên giống Chúa hơn. Xin dậy chúng con biết rằng: Chúng con không thể nên hoàn thiện nếu như không biết từ bỏ chính mình và những ước muốn ích kỷ. Ước gì từ nay không gì có thể làm cho chúng con khổ đau và khóc lóc, chỉ vì quên đi niềm vui ngày Chúa Phục sinh. Chúa là mặt trời tỏa sáng tình yêu Chúa Cha, là hy vọng hạnh phúc bất diệt, là ngọn lửa tình yêu nồng nàn, xin vì tình yêu Phục sinh của Người làm cho chúng con nên mạnh mẽ và trở thành mối dây yêu thương, bình an và hiệp nhất giữa chúng con Amen
Nguồn: Đài PT. Chân lý Á châu