PDA

View Full Version : CÓ NÊN GIỐNG TÔMA?



Dom Khoa
01-05-2011, 08:15 PM
Như bài viết trước Dom Khoa đã gửi, chúng ta thấy Tô ma là một con ngươì kém lòng tin, yếu kém. Thế nhưng chúng ta có đôi lúc cũng nên giống như Tôma. Giữa xã hội ngày nay có biết bao hiện tượng mê tín dị đoan xảy ra hàng ngaỳ, nhưng con người vẫn tin. Dù biết rằng những xa hoa phù phiếm ấy chỉ mang lại cái hại cho bản thân nhưng con người vẫn tin. Dù biết rằng những điều như: Đức Mẹ vỗ tay ở Kế Sách, Đức Mẹ khóc ở niều nơi, .....Vẫn chua được hội thánh xác tín nhưng con người vẫn tin và chạy đến nơi ấy, trong khi đó Đức Mẹ ở nhà mình hay ở nhà thờ của xứ đạo cuẩ mình thì lại không đến. Vì thế chúng ta cần phải xác tín như Rôma, nhờ thế mà chúng ta cũng có sự quyết định đúng đắn trong cuộc sống.
Tô ma đã phải xác tín nhiều lần thì mới tin, điều ấy với Chúa thì không nên thật, nhưng nếu không có Tôma thì chắc rằng chúng ta cũng chưa hẳn có được đức tin như ngày nay vào Chúa, sự xác tín ấy cũng phần nào làm cho chúng ta tin hơn về mầu nhiệm phục sinh.
Vậy ACE nghĩ chúng ta có nên giống như Tôma không nhĩ?:77:

silk_flower109
01-05-2011, 09:05 PM
Những chuyện thế gian không quan trọng. chỉ cần tin tưởng và phó thác nơi Ngài là được.

chư dân
01-05-2011, 10:21 PM
Đây anh cũng có câu hỏi tương tự như em: ta có nên giống Tô ma hay không?

Nếu chỉ nhìn Tô-ma qua lăng kính lời trách yêu của Chúa Giesu, "vì con thấy nên con mới tin nhưng phúc cho những ai không thấy mà tin", thì quả thật, Tô-ma của ngày hôm đó không thể là mẫu gương cho anh em mình về lòng tin được rồi! Lòng tin của Tô-ma là một lòng tin có điều kiện, hay nói khác đi, Tô-ma chỉ tin khi có được kinh nghiệm trực tiếp về Chúa phục sinh.

Có thể nói, Tô-ma đi từ kinh nghiệm của con người đến kinh nghiệm thực sự về Thiên Chúa. Tô-ma, mà ngày nay chúng ta gọi là Thánh, cũng chỉ là một người bình thường như chúng ta: hoài nghi có cơ sở. Tô-ma không hoài nghi theo cách của những người Phariseu, họ tuyệt đối không tin, nghĩa là họ hoàn toàn không tin vào Chúa Giesu; đối với họ Sự phục sinh là một chuyện bịp nhất mà họ từng biết. Tô- ma có khác! Tô-ma không đóng kín hoàn toàn đối với mầu nhiệm Phục sinh nhưng mở ra, cho dù sự cởi mở trong long tin của Tô-ma còn rất hạn chế! Ông là người, một cách nào đó, đã biết toàn bộ diễn biến của cuộc Khổ nạn. Với Tô_ma, Thầy thực sự đã chết. Người chết là hết và không thể sống lại! Vậy giờ đây, khi đối diện với lời chứng của các bạn đồng lieu, Tô-ma thực sự bất ngờ: Thầy vẫn sống! Trong kinh nghiệm của con người Tô-ma là thế: người đã ra đi thì không bao giờ trở lại. Nếu đặt mình trong con người Tô-ma ,hẳn anh em mình cũng sẽ có một thái độ và phản ứng như thế.

Nhưng, con người mang tên Tô-ma đó lại là môn đệ của Thầy Giesu, mà sau đó ông phải bái lạy và miệng không ngừng tuyên xưng: lạy Chúa, lạy Thiên Chúa của tôi. Anh chắc rằng: đây không phải là lần đầu tiên Tô-ma tuyên xưng Thầy của mình là Chúa. An hem mình vẫn còn nhớ, trong Tin Mừng, khi Phero xưng Đức Giesu là Con Thiên Chúa thì cũng có mặt Tôma ở đó. Tô-ma chia sẻ long tin với các tong đồ khác. Như thế, trong kinh nghiệm làm môn đệ của Tô-ma, ông cũng xác tin Giesu là Chúa và việc phục sinh của Đức Giesu không hẳn là điều không thể tin và không thể chấp nhận được. Nhưng nới Tô_ma vẫn còn một chút gì đó rất “con người” dù rằng nhiều lần Đức Giesu đã củng cố ông qua các phép lạ Ngài làm. Tô-ma không thể quên nhưng long tin thì vẫn còn đòi hỏi một “dấu lạ” khác mà chúng ta đã biết: Vết đinh nơi long bàn tay và vết thương nơi cạnh sườn. Nếu quả thật có một ai đó xưng mình là Giesu từ cõi chết sống lại thì nơi kẻ đó hẳn phải có dấu vết của cuộc Khổ nạn của ngày hôm trước. Tô-ma chỉ tin vào Giêsu như thế mà thôi!

Dừng lại chi tiết này một chút, anh em chúng ta thử khám phá xem, Tô_ma có làm gương cho ta về điều gì không? Cứ như lệ thường, Tô-ma đã bị “mất điểm” cách thảm hại khi đòi một dấu lạ! Nhưng anh ủng hộ Tô-ma ở vụ "đòi hỏi" này! Vì sao?

Nếu đọc lại một chút bài Thương khó của ngày Lễ Lá thì chúng ta sẽ thấy, đứng bên dưới chân thập giá là cả một biển người ô hợp, đang kêu gào đóng đinh Đức Giesu vì “hắn nói phạm thượng, hắn tự xưng mình là Con Thiên Chúa”. Với người Do thái, khuôn mặt của Thiên Chúa nơi Đức Kito quả thật là một điều xỉ nhục: Thiên Chúa không thể mang than phận hèn hạ như tên Giesu này, Thiên Chúa không thể tỏ mình ra trong hình hài của một tên tử tù! Thiên Chúa trong mắt người Do thái phải là một Thiên Chúa kiêu hung từng giải phóng cha ông họ khỏi ách nộ lệ. Một Thiên Chúa đi mây về gió! Quyền năng! Vô đối! Còn Giesu không thể là Thiên Chúa được!

Tô-ma thì khác! Khác với người Do thái và khác với cả anh em mình ngày nay nữa! Tô-ma không ngại nhận một kẻ bị đóng đinh trên thập giá là Thiên Chúa của mình. Khuôn mặt của Thiên Chúa nơi Giesu là một Thiên Chúa chấp nhận đau khổ và cái chết! Vết đinh nơi bàn tay và vết đâm nơi cạnh sườn là dấu chỉ rõ nhất về một Thiên Chúa yêu thương và chịu đau khổ! Ở đây, Tô-ma tiến bộ hơn nhiều người Do thái cùng thời. Ông không “bắt” Thiên Chúa phải thể hiện bản lĩnh của Ngài theo ý mình nhưng hoàn toàn đón nhận một Thiên Chúa tự tỏ lộ trong cách thức Ngài muốn. Tô-ma đón nhận nghịch lý này: Thiên Chúa cũng đau khổ và chịu chết! Với ông, Giesu Phục sinh phải là Giesu đã kinh qua đau khổ và thập giá chỉ vì Thiên Chúa muốn tỏ lộ chính mình trong cách thức đau đớn như thế; Tô-ma chỉ muốn khẳng định lại đối tượng của long tin nơi ông là Giesu chịu đóng đinh!

Vậy, chúng ta có dám như Tô-ma không ? Chúng ta có dám đón nhận một Thiên Chúa không như chúng ta mong đợi không? Chúng ta có đón nhận Ngài dù trong bất kỳ hình dạng nào? Chúng ta có sẵn long đi theo một Giesu vẫn mang trên mình thương tích của Ngày Thứ Sáu Buồn hay không? Biết đâu một ngày nào đó chính trên thân thể, tâm hồn và cuộc đời chúng ta, những THƯƠNG TÍCH đó cũng hiện ra một cách rõ rang và đau đớn?
Vì suy cho cùng, “MÔN ĐỆ KHÔNG HƠN THẦY!”

Vài suy nghĩ vụn vặt gửi đến các em nhân đọc lại Tô-ma trong Tin mừng hôm nay: Chúa nhật thứ hai Phục sinh- Chúa nhật của Lòng Thương xót vô biên.