PDA

View Full Version : Chỉ số cảm xúc EQ ( Emotional Quotient)



chư dân
04-05-2011, 10:30 AM
Chỉ số cảm xúc EQ ( Emotional Quotient)




http://profile.ak.fbcdn.net/hprofile-ak-snc4/50554_139198866342_2342822_n.jpg


1. Chỉ số cảm xúc EQ

- Chỉ số cảm xúc là một khái niệm đựoc hai nhà tâm lý học Peter Salovey ( Đại học Yale) và John Mayer ( Đại học New Hampshire) đựa ra vào năm 1996.

- Hai nhà khoa học đã làm một thí nghiệm, trong đó hai ông đã theo dõi lien tục một nhóm trẻ con trong vòng 15 năm. Chúng đựoc nuôi dữơng và giáo dục trong những môi trừơng xã hội rất khác nhau. Nhóm trẻ này đựoc đưa vào một căn phòng đầy hoa quả tưoi ngon hấp dẫn và đựơc căn dặn: sau 20 phút chúng mới đựơc phép ăn.

- Qua theo dõi hai nhà khoa học nhận thấy:
+ 4/10 trẻ luôn dán mắt vào các đĩa trái cây thơm ngon. Chưa đầy 5 phút chúng đã cầm lên ăn ngấu nghiến.
+ 3/10 em khác chịu đựng đựơc khoảng 10 phút trứơc khi nhón lấy một quả.
+ 1/10 chờ đến phút thứ 17 mới ăn.
+ 2/10 em còn lại thì ngó lơ và hoàn toàn không để ý đến thức ăn trong phòng.


- Kết quả nhiều năm sau đó: 2/10 em sau cùng đã trở nên chin chắ trong cảm xúc, tự tin và thành đạt. Còn những em khác, đặc biệt là 4 em đầu tiên có những biểu hiện “khuyết tật trong tâm hồn”: sống ích kỷ, tham lam, ngại thử thách, mau chán, dễ nổi giận, không tự tin trong cuộc sống.

- Cuộc khảo sát đó cho thấy: những biến đổi tâm lý của mỗi ngừơi thừơng xoay quanh “trục cảm xúc”. Cảm xúc có ảnh hửơng trực tiếp và lâu dài đên nhân cách và chất lựơng cuộc sống của mỗi cá nhân. Nếu “trục cảm xúc” luôn đựơc điều chỉnh và cải thiện để lien tục đựơc “nâng cấp” theo hướng nhân bản thì mọi cơ chế hoạt động của ngừơi đó sẽ đựơc hoàn chỉnh dần trên đừong thành nhân và thành công.

2. Làm sao để nâng cao chỉ số cảm xúc EQ

Nâng cao chỉ số cảm xúc chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu, khao khát tự cải thiện và nâng cao chỉ số EQ nơi mỗi cá nhân.

Những giải pháp tâm lý: 4 Không

+ Không chạy theo những cảm xúc thấp kém:
Đó là những cảm xúc có thể hạ thấp giá trị của bản thân, biến chúng ta thành những nô lệ cho những ham muốn tầm thừơng có tính bản năng.
Cần khơi dậy những cảm xúc nhân bản: cảm xúc trí tuệ, cảm xúc nhân ái, cảm xúc trách nhiêm...
Cảm xúc nhân bản không có nghĩa là đa tình, đa cảm, đa mang, bạ gì cũng rung đọng!

+ Không lệ thuộc vào cảm xúc của ngừơi khác:
Không để cảm xúc của ngừơi khác áp lên lên chính mình, cho dù họ có là ai. Mỗi ngừơi cần theo đuổi cảm xúc của chính mình theo hứơng có lợi cho sự phát triển nhân cách và sự tăng trửơng các giá trị nơi bản thân.
Dù cho có sự trùng hợp cảm xúc với ngừơi khác, còn gọi là sự đồng cảm, cũng vẫn nên là cảm xúc của chính mình, không vay mựơn, không lệ thuộc, nhưng cảm xúc đó phải tồn tại theo bản sắc riêng.

+ Không lấy nhận thực cảm tính làm cơ sở cho việc lựa chọn cảm xúc:
Để có cảm xúc bình thừơng, lành mạnh phải dựa trên nhận thức có tính khoa học ( nhất là khoa học nhân văn), kết hợp tư duy nhân văn của cá nhân với thực tiễn tiến bộ của xã hội, vốn đã và đang tồn tại trong truyền thống và hiện đại của văn hóa các dân tộc.
Nói cách khác, cảm xúc đó phải có cơ sở lý tính( nhận thức sự việc dựa vào lý trí), tỉnh táo để phân tích và chọn lựa trứơc khi khơi dậy cảm xúc.

+ Không lấy thành tích có tính danh nghĩa, hào nhoáng để làm thứơc đo cho sự đánh giá cảm xúc.
Danh nghĩa chỉ là hình thức, là lớp sơn bên ngoài. Trái lại, chính những hiệu quả thực tế và chất lựơng sống đích thực đựơc đem lại từ cảm xúc chânh chính mới là thứơc đo giá trị của cảm xúc. Trong thực tế đã tồn tại không ích thành tích “ảo” và những danh nghĩa “dỏm” làm sai lạc cảm xúc.

(scd lược ghi từ sách báo cũ)