View Full Version : xin hoỉ chút nhé
onggiachonggay_99
17-05-2011, 08:37 AM
trong một baì thơ baì anh chàng muốn tỏ tình vơí cô nàng già thấy có mấy câu hơi bị hình như dùng sai chữ nhưng vì là cổ văn nên không ai dám sưả thì phaỉ đó là:
Hôm qua tát nước đâù làng
Để quên caí aó trên cành hoa SEN (?)
Em nhặt được thì cho anh xin ....
xin hoỉ chữ SEN có đúng hay không? Già thấy sen không có cành, sen mọc dươí nước mà
Ai biết xin chỉ giúp già nhé :77::77::77:
Già 99
duoc1706
17-05-2011, 08:43 AM
Theo tôi thì, tôi cũng nghĩ như bạn. Cây sen không có cành, làm sao vắt áo được. Rõ ràng là do thơ quá rồi sai nghĩa hết.
omem2207
17-05-2011, 09:04 AM
cái đó phải hỏi tác giả chứ
mà tác giả thì giờ ở đâu mà hỏi :))
trong bài này chắc tác giả có ngụ ý gì đó ?
chứ cành sen mà có chắc omem có thêm mắt sau gáy quá:6:
augustino.nghia
17-05-2011, 09:20 AM
...Không, không... các "cụ" của Nghĩa Già ơi...
Dĩ nhiên, Sen thì làm gì có cành chứ, chỉ có "cành hoa sen" là cái cuống hoa thật dài thôi...
Nhưng, đây chỉ là cái cớ của chàng trai để bắt đâu sự "nhiều chuyện" của chàng với cô gái đó thôi...
Tối qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
Có được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà ?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ con chưa có, mẹ già chưa khâu,
Áo anh sứt chỉ đã lâu.
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng .
Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho,
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm,
Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo,
Giúp cho quan tám tiền treo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau...
Mở đầu bài ca, là mở ra một không gian nghệ thuật, vừa có cái không khí thiêng liêng của đình làng, lại vừa có vẻ đẹp dân dã mà rất đỗi thơ mộng, của đầm sen đưa hương sực nức.
Chàng trai tát nước trong cảnh ấy, và vắt áo trên cành hoa sen nào đấy:
Tối qua tát nước đầu đình
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen.
...Đây quả là điều phi lí! Bởi cành hoa sen (một cách gọi quen thuộc ở một số địa phương: lên chùa bẻ một cành sen...) mềm mại như vậy, làm sao có thể vắt áo lên được? Đây là nghệ thuật lấy cái không để nói cái có mà ta thường thấy trong văn học, nghệ thuật phương Đông. Cái có chính là chiếc áo vương hương sen thanh cao, để cho ai bắt được, cũng vương chút hương mơ mộng ấy. Nhưng cái có ấy (chiếc áo bỏ quên), chắc chi đã có, mà chỉ là cái cớ vờ vĩnh, được tạo ra như một lý do, để có dịp gặp gỡ ngừời con gái mà thổ lộ tâm tình.
Cái câu hỏi mà chàng trai nêu ra, cũng là câu hỏi bâng quơ, là cách nói ỡm ờ :
Có được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà ?
Tuy rằng không khẳng định, chỉ là lời ướm hỏi thôi: ''có được '', nhưng lại cứ như thắt buộc ai đó. ''Hay là '', là lời đắn đo dò xét rất ý nhị về một điều khó nói, nhưng cũng là niềm hi vọng, được người con gái giữ làm kỷ vật, làm ''của tin'' cho mối tình. Cái thâm thúy mà mộc mạc của ca dao chính là ở đây.Nếu có chiếc áo thật, cô gái đem ra trả cho chàng trai, thì ôi thôi ! chẳng còn gì để nói nữa. Chính vì không có áo, nên cô gái biết thanh minh thế nào đây? Không trả được áo, là có chuyện rồi!Và đây chính là duyên cớ để chàng trai bám riết.
Không cần đợi cô gái trả lời, chàng trai tiếp tục vịn vào chiếc áo để phô bày tình cảnh của mình :
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ con chưa có mẹ già chưa khâu,
Ra thế!Chiếc áo mà anh ta bỏ quên không đẹp đẽ gì, mà chỉ là áo rách. Nhưng không phải là rách rứới. Rách mà vẫn lành. Vì chỉ là sứt chỉ ở nơi kin đáo, nếu không để ý thì không thấy được.Khoe áo rách không phải là mục đích, mà vẫn chỉ là cái cớ tiếp theo được đưa ra để bộc lộ là mình chưa có vợ. Trong nhà chỉ có một mẹ già cần được người chăm sóc thôi.
Quá thể hơn, là :
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Nói chuyện sứt chỉ đã lâu, là nhằm mục đích gì đây ? Sao không sợ cô gái chê là kẻ lười biếng?
Qua đây, ta thấy chàng trai có trí tuệ sâu sắc. Nói điều này là anh ta vừa tự khoe mình, lại vừa đề cao người con gái.Anh không phải là người dễ dãi trong tình cảm đâu. Không phải bất kì ai cũng có thể vá được áo cho anh ta. Người mà anh ta đợi chờ giờ đây mới thấy, mới xứng đáng với tình anh.Đấy chính là người không mang trả áo. Cho nên anh ta buông ra một câu lấp lửng:
Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng .
Sao lại là ''cô ấy'', chứ không phải là em, là cô gái mà anh ta đang đòi trả áo ? Chàng trai này qủa là người sắc sảo đến dễ sợ. Nói lảng ra để tránh đòn, nếu như cô gái không có tình ý gì. Mặt khác, đây cũng là cách thử lòng ai đó. Nếu cô gái có tình ý, nghe nói đến ''cô ấy'' sẽ chạnh lòng, và không giấu dược thái độ, thì khi đó ''cô ấy'', không phải là ai khác, ngoài cô em đang đối diện với chàng trai.Vịệc trao tình của chàng trai, đã là một nghệ thuật,và cũng là nghệ thuật tài tình của ca dao.
Còn những thứ mà chàng trai muốn trao tặng cô gái, thực ra là một lễ cưới trọn vẹn, theo phong tục ngày xưa :
Khâu rồi anh sẽ trả công
Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm...
Như vậy chuyện tát nước đầu đình và chuyện bỏ quên áo, chẳng qua chỉ là sự việc làm nền cho việc bộc lộ tình cảm yêu thương mà thôi. Qua đây cho ta thấy được tâm hồn của cha ông ta vừa lãng mạn, vừa tinh tế, cùng với một trí tuệ vô cùng sắc sảo, mà con cháu hôm nay chưa chắc đã theo kịp.
(trích http://vnthuquan.net/diendan/tm.aspx?m=379381&AspxAutoDetectCookieSupport=1)
Medom
17-05-2011, 10:34 AM
http://www.fileden.com/files/2008/11/11/2183506/Medom_hinhtintuc/CaySenDat.jpg
http://www.fileden.com/files/2008/11/11/2183506/Medom_hinhtintuc/NuHoaSenDat.jpg
Trên đây là hình ảnh của cây sen đất. Nụ hoa của nó giống y như sen nước vậy và nó thường nở hoa vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch. Xin nói thêm cây sen đất này được trồng ở Chùa Bối Khê (http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:CKfpFZE_hlkJ:kientruc.vn/kien_truc_xay_dung_viet_nam/ve-di-tich-lich-su-chua-boi-khe/3541.html+l%E1%BB%8Bch+s%E1%BB%AD+Ch%C3%B9a+B%E1%BB%91i+Kh%C3%AA&cd=2&hl=vi&ct=clnk&gl=vn&client=opera&source=www.google.com.vn) (Hà Nội), chùa này là 1 trong những di tích lịch sử văn hóa quốc gia (đã được xếp hạng 20/4/1979) và được xây dựng từ thời nhà Trần năm 1338.
"Hôm qua tát nước đầu đình" => Chữ "đình" nghĩa là đình làng, đình chùa. Cho nên Medom nghĩ "cành hoa sen" ở đây chắc ý của tác giả là cây sen đất này đó.
Yến Châu
17-05-2011, 11:10 AM
Nhất trí với Medom! Và xin bổ sung thêm tý thông tin, để hai "Lão tiền bối" "ngâm cứu" thêm hi!
Nói thêm tý nè: Kỳ này Già Nghĩa sai hoàn toàn rồi hi ! he he he!!!
Đi tìm cành sen trong ca dao
Hẳn chúng ta ít nhiều được nghe và thuộc lòng câu ca dao này:
Đêm qua tát nước sau đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Có được thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà?...
Rồi dân ca Thanh Hóa lại cũng có câu:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng giăng.
Tôi cũng như không ít người cứ vương vấn và thắc mắc về cái cành sen đó trong câu ca dao, dân ca.
Đây có phải là cây sen chúng ta vẫn thường thấy ở các đầm hồ vào mùa hạ, hoa màu hồng hay màu trắng, hương ngan ngát thanh cao, lá to bằng cái nón mà tuổi thơ khi đi học qua đầm sen, chúng ta thường ngắt để đội đầu, che nắng, che mưa?
Vậy thì cái cây sen mọc ở đầm hồ ấy, người con trai đã bỏ quên tấm áo của mình trên đó. Cho nên lá sen đã biến thành cành sen. Đây là một cách nói để lãng mạn hóa tình yêu thôi. Nhưng nếu như vậy thì tại sao dân ca Thanh Hóa lại có câu: Lên chùa bẻ một cành sen?
http://vnca.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/25_di128-400.jpg
Tác giả bài viết (bên trái) cùng nhà văn Dương Duy Ngữ trước cây sen đất ở chùa Bối Khê (Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây).
Theo thiển ý của tôi, loài cây mà có cành phải là cây thân mộc, không thể là cây thân thảo như cây sen ta vẫn nhìn thấy ở đầm, hồ. Thắc mắc này cứ ám ảnh tôi, buộc tôi phải đi tìm một lời giải đáp. Tôi đã đàm đạo với nhiều nhà văn, học giả, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian. Nói chung, họ đều cho rằng, cành sen đó chỉ là cách nói hình tượng để lãng mạn hóa cây sen mà ta vẫn thường nhìn thấy có hoa vào mùa hè mà thôi.
Nhưng tôi vẫn chưa thỏa mãn. Thế rồi, tôi chợt nhớ đến một người. Ông là tác giả "Tầm Lan và người giữ đình làng" - nhà văn Dương Duy Ngữ.
- Ông ngây thơ quá! - Vẫn cái giọng rất hách dịch của ông Chánh Tổng làng (bạn bè gọi đùa ông như vậy), ông "mắng" - Có cây sen thuộc họ mộc hẳn hoi. Hôm nào tôi đưa ông đi, nó chỉ mọc ở đình, chùa thôi.
Vào một ngày đầu hạ 2010, tôi và nhà văn Dương Duy Ngữ lên đường để tìm "một cành sen trong ca dao". Thật là một chuyến đi bổ ích và lý thú. Cây sen ấy, nó ở chùa Bối Khê thuộc xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội. Nếu tính từ Hồ Gươm về đó, áng chừng trên 30km, vừa đủ một cua xe máy của bạn.
Chùa Bối Khê thờ ngài Thánh Bối - một cao tăng đắc đạo và hóa ở chùa Trăm Gian (Thạch Thất - Hà Nội). Bối Khê là quê hương của ngài. Chùa được xây vào năm 1255. Cây sen ở chùa Bối Khê, theo các cụ trong Ban quản lý di tích kể lại thì có khoảng 400 năm nay. Có lẽ vì quá nhiều người đến tìm hiểu cây sen này nên nhà chùa đã viết sẵn cái biển gỗ đeo nó vào thân cây: "Cây sen đất" để phân biệt với cây sen thông thường mọc ở dưới nước.
Đó là một cây thân mộc, cao khoảng 7 - 8 mét. Lá đơn hình bầu dục, mép lá không có răng cưa, mặt trên xanh bóng như có dầu, mặt dưới màu nâu ngà sang vàng nhạt. Khuôn lá dài chừng 15cm, bản rộng chừng 6cm. Nhìn dáng cây và lá có cái gì đó vừa giống họ trà, lại vừa giống họ đa. Cái này xin chờ các nhà thực vật phân loại giúp.
Hoa màu trắng đục, cánh cứng như hoa trứng gà, nụ trông hệt như một cái nụ hoa sen nước, khi nở hết cỡ xòe to bằng cái bát ăn cơm. Hương hoa phảng phất mùi hoa mộc hay hoa đại. Một mùi hương rất hợp với đền đài. Có lẽ vì thế, ta chỉ thấy nó ở cảnh chùa.
Vụ hoa kéo dài suốt từ tháng 3 tới tháng 6 âm lịch.
Khi tôi và nhà văn Dương Duy Ngữ đến thì hoa đang nở. Nó không nhiều, chỉ điểm trang trên tán lá. Mỗi bông hoa kéo dài chừng 10 ngày. Nhưng hoa này tàn thì hoa khác nở. Chính vì thế kéo dài cả 3 tháng. Đi tìm một cành sen trong ca dao tới đây đã thỏa mãn, tôi và nhà văn Dương Duy Ngữ say sưa ngắm cây sen đất có cành hẳn hoi và hít thở mùi hương lạ mà nó tỏa ra.
Tôi và nhà văn Dương Duy Ngữ đã chụp ảnh cây sen 400 tuổi. Cả hai đều mãn nguyện, bởi chúng tôi đã tìm thấy một cây sen trong ca dao. Hơn thế nữa, tìm thấy một ngôi chùa cổ thuần Việt, gắn liền với lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam và một nơi rất đáng để chúng ta đến chiêm bái. Nếu có dịp, xin mời bạn về thăm.
Làng Lủ, hè 2010- Mai Vũ
http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/tho/2008/12/54931.cand
quangvu1605
17-05-2011, 02:26 PM
hê hê. Đồng ý với tiền bối Nghĩa. Cành sen ở đây là dưới hồ, có tát nước mới có sen
Cây sen không hẳn là thấp, có những "cành hoa sen" dài cả mét.
Ở đây đồng ý là "Để chàng kiếm chuyện":21: hihi cám ơn cô YC và Medom đã cung cấp cây sen đất nhưng với "Cái hồ đầu đình mà chàng trai tát nước" thì Chắc cây này ko thọ nổi 3 ngày :71:
Yến Châu
17-05-2011, 04:09 PM
Con trai ơi! con cứ nghĩ là lội xuống tát nước ở cái hồ mọc toàn Sen hồng Sen trắng hả con? Con tưởng tượng zầy thử nghe:
Anh ta ra đầu đình, ngay cổng đình có cái hồ nước, bên bờ hồ có một cây sen đất, anh ta cởi áo vắt lên cành hoa Sen đó xong lội xuống hì hục tát, tát, tát... quên áo...sinh ra câu chuyện tình đi vào ca dao đoá con...:71:
Cây Sen ta nói nó có hơn 400 năm tuổi đó con. Ở quê ta đó ( Hà tây cũ hi!).
Các cụ ngày xưa cũng lắm trò phết con nhỉ? Giả bộ quên áo ( mà quên cái áo cùi bắp mới sợ chứ: Áo anh sứt chỉ đường tà....), chiêu này ta thấy các con nên áp dụng! Mà thời nay quên áo có cà vẹt ô tô,hay thẻ đỏ mặt tiền phố càng tốt nghe con!:10:
augustino.nghia
17-05-2011, 04:15 PM
Hì hì...:4:
Đâu phải cái gì cũng biết!!! :102:Nên từ hồi làm thành viên của Gia Đình TCVN tới giờ, Nghĩa Già mới học hỏi được nhiều thứ chứ bộ...
migoi_sg
17-05-2011, 04:20 PM
Hì hì...:4:
Đâu phải cái gì cũng biết!!! :102:Nên từ hồi làm thành viên của Gia Đình TCVN tới giờ, Nghĩa Già mới học hỏi được nhiều thứ chứ bộ...
Biết nấu mì chưa chú Nghĩa già....
vanthanh
17-05-2011, 07:20 PM
CHÀO CÁC CỤ THEO TÔI THÌ CÂU ĐÓ CÓ THỂ SỬA THÀNH
HÔM QUA TÁT NƯỚC ĐẦU ĐÌNH
BỎ QUÊN CHIẾC ÁO TRÊN ĐÀI HOA SEN
VÍA6N ĐÌNH THƯỜNG CÓ TƯỢNG PHẬT MÀ PHẬT THƯỜNG NGỒI TRÊN TÒA SEN
PHẢI KO CÁC CỤ
vanthanh
17-05-2011, 07:26 PM
CHÀO CỤ NGHĨA GIÀ MÌNH LÀ ĐỒNG HƯƠNG ĐẤY
TÔI Ở BẢO LỘC RẤT MUỐN NGÀY NÀO ĐÓ MÌNH CÙNG NHẤM NHÁP LY TRÀ QUÊ HƯƠNG
ÔNG CÓ ĐỒNG Ý KO
Powered by vBulletin® Version 4.1.7 Copyright © 2025 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.