dominico_dung
31-05-2011, 06:59 AM
“Chúng tôi không lấy từ thiện ra để thu hút mọi người. Như nhà hàng này, có tiếng là nhờ vào chất lượng phục vụ, chất lượng món ăn, cũng như học viên của chúng tôi có việc là nhờ vào khả năng”
Một Việt kiều cứu giúp hàng trăm trẻ em đường phố
Trong không gian ấm áp của một nhà hàng cạnh Văn Miếu, Hà Nội, các nhân viên mặc đồng phục thoăn thoắt dọn bàn, bày món. Những gương mặt tươi tắn của các em từng lấm lem bụi đất khi còn là trẻ lang thang đường phố.
Nhà hàng này là một phần của dự án xã hội mang tên KOTO (Giúp đỡ lẫn nhau) của một người Australia gốc Việt, anh Jimmy Phạm.
Jimmy có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Mẹ anh quê ở Hưng Yên, vào miền nam sinh sống năm 1954. Tại đây, bà quen với bố anh - phiên dịch viên cho một công ty Mỹ. Jimmy sinh ra ở Sài Gòn và rời Việt Nam năm 2 tuổi.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/0D/EF/3.jpg
Jimmy Pham và các học viên của KOTO.
Jimmy không bao giờ nghĩ rằng chuyến đi về Việt Nam năm 1996 lại trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời anh. "Đó là một chuyến đi rất tình cờ về Sài Gòn năm 1996, mình gặp bốn em nhỏ ở công viên quận 1, dẫn các em đi ăn phở và nghe các em tâm sự. Kể từ đó, ý tưởng nảy sinh. Mình biết bản thân phải làm một cái gì đó để những số phận này có cuộc sống tốt hơn".
Bốn tháng sau chuyến đi, Jimmy quay lại Việt Nam và tiếp tục hành nghề hướng dẫn du lịch và đi tour các nước Đông Nam Á. Anh kể lại thời gian đầu sang Campuchia, lên Sapa, vào Nha Trang, rồi miền tây, đến đâu gặp các trẻ em lang thang cơ nhỡ là anh cho chúng tiền.
"Sau 4 năm, một số em thân thiết nhất tâm sự với mình rằng cách đó không hiệu quả lắm và chúng cần hơn thế. Khi giúp đỡ, cái bạn cần cho là cái cần câu, chứ không phải con cá".
Jimmy kể một kỷ niệm anh nhớ của một em Roravy người dân tộc K’ho ở Lâm Đồng. Hai tháng đầu đến KOTO ở Sài Gòn có bàn học, có TV, có máy tính, quá lạ đến mức em này không dám ngủ trên giường. Vào dịp sinh nhật em, 4 người bạn trong phòng góp tiền tặng em một cái bánh bằng lòng bàn tay. Sáng đó ngủ dậy, em thấy cái bánh rồi nhìn quanh, các bạn đang giả vờ ngủ, em ngồi khóc, rồi cả ngày đi đâu cũng khư khư cái bánh, không dám ăn cũng không dám bỏ vào túi.
"Những đứa trẻ đó chưa một lần trong đời được biết đến sinh nhật", Jimmy kể.
"Công việc cũng cho tôi những nỗi buồn, như nhìn thấy một đứa trẻ bị mẹ chửi, hoặc trẻ phải nhìn bố đánh mẹ, bố mẹ đi tù, nghe một đứa trẻ chia sẻ mặc cảm khi đi học mà không có bố mẹ, sự thiếu thốn của một đứa trẻ, tâm lý của chúng. Nếu là con người, làm cái này, không buồn với đứa em đó, sẽ không làm tốt được".
Trích từ guồn: vnexpress
* Xin xem thêm thông tin đầy đủ: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2010/09/3ba20def/
Một Việt kiều cứu giúp hàng trăm trẻ em đường phố
Trong không gian ấm áp của một nhà hàng cạnh Văn Miếu, Hà Nội, các nhân viên mặc đồng phục thoăn thoắt dọn bàn, bày món. Những gương mặt tươi tắn của các em từng lấm lem bụi đất khi còn là trẻ lang thang đường phố.
Nhà hàng này là một phần của dự án xã hội mang tên KOTO (Giúp đỡ lẫn nhau) của một người Australia gốc Việt, anh Jimmy Phạm.
Jimmy có bố là người Hàn Quốc, mẹ là người Việt Nam. Mẹ anh quê ở Hưng Yên, vào miền nam sinh sống năm 1954. Tại đây, bà quen với bố anh - phiên dịch viên cho một công ty Mỹ. Jimmy sinh ra ở Sài Gòn và rời Việt Nam năm 2 tuổi.
http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/0D/EF/3.jpg
Jimmy Pham và các học viên của KOTO.
Jimmy không bao giờ nghĩ rằng chuyến đi về Việt Nam năm 1996 lại trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời anh. "Đó là một chuyến đi rất tình cờ về Sài Gòn năm 1996, mình gặp bốn em nhỏ ở công viên quận 1, dẫn các em đi ăn phở và nghe các em tâm sự. Kể từ đó, ý tưởng nảy sinh. Mình biết bản thân phải làm một cái gì đó để những số phận này có cuộc sống tốt hơn".
Bốn tháng sau chuyến đi, Jimmy quay lại Việt Nam và tiếp tục hành nghề hướng dẫn du lịch và đi tour các nước Đông Nam Á. Anh kể lại thời gian đầu sang Campuchia, lên Sapa, vào Nha Trang, rồi miền tây, đến đâu gặp các trẻ em lang thang cơ nhỡ là anh cho chúng tiền.
"Sau 4 năm, một số em thân thiết nhất tâm sự với mình rằng cách đó không hiệu quả lắm và chúng cần hơn thế. Khi giúp đỡ, cái bạn cần cho là cái cần câu, chứ không phải con cá".
Jimmy kể một kỷ niệm anh nhớ của một em Roravy người dân tộc K’ho ở Lâm Đồng. Hai tháng đầu đến KOTO ở Sài Gòn có bàn học, có TV, có máy tính, quá lạ đến mức em này không dám ngủ trên giường. Vào dịp sinh nhật em, 4 người bạn trong phòng góp tiền tặng em một cái bánh bằng lòng bàn tay. Sáng đó ngủ dậy, em thấy cái bánh rồi nhìn quanh, các bạn đang giả vờ ngủ, em ngồi khóc, rồi cả ngày đi đâu cũng khư khư cái bánh, không dám ăn cũng không dám bỏ vào túi.
"Những đứa trẻ đó chưa một lần trong đời được biết đến sinh nhật", Jimmy kể.
"Công việc cũng cho tôi những nỗi buồn, như nhìn thấy một đứa trẻ bị mẹ chửi, hoặc trẻ phải nhìn bố đánh mẹ, bố mẹ đi tù, nghe một đứa trẻ chia sẻ mặc cảm khi đi học mà không có bố mẹ, sự thiếu thốn của một đứa trẻ, tâm lý của chúng. Nếu là con người, làm cái này, không buồn với đứa em đó, sẽ không làm tốt được".
Trích từ guồn: vnexpress
* Xin xem thêm thông tin đầy đủ: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/nguoi-viet-5-chau/2010/09/3ba20def/