PDA

View Full Version : 100 Bài Giáo lý Kinh Thánh



giusehien
23-07-2008, 05:54 AM
100 Bài Giáo lý Kinh Thánh

Tác giả: Lm. Ph. Hoàng Minh Tuấn, CSsR
Định dạng: .DOC

Giới thiệu: Những bài giáo lý Thánh Kinh, tích truyện để suy niệm và cầu nguyện trong gia đình.

l. Bao gồm: các Điều răn, các bổn phận, các bài về Ơn thánh, Bí tích và các tín điều, vv... Như vậy, là một cách học giáo lý bằng Kinh Thánh trong gia đình . 2. Nội dung từng bài Lời Chúa gồm có: - Một đoạn Lời Chúa, tích truyện Kinh Thánh. - Vài điều suy niệm. - Trích truyện phụ họa (nếu có). - Áp dụng cụ thể vào đời sống.

Download (https://thanhcavietnam.info/file/storage/634100 bai giao ly kinh thanh.doc)

bartostudy
01-12-2008, 05:57 PM
Tôi không thể download duoc 1000 bai giao lý,
cám ơn

nhicindy
01-12-2008, 07:11 PM
Mình cũng đang cần cái này lắm, cám ơn giuxehien nhé, nhưng rất tiếc mình không download được, bạn up lại giúp mình nha

Chúc bạn vui ve




100 Bài Giáo lý Kinh Thánh


Tác giả: Lm. Ph. Hoàng Minh Tuấn, CSsR
Định dạng: .DOC

Giới thiệu: Những bài giáo lý Thánh Kinh, tích truyện để suy niệm và cầu nguyện trong gia đình.

l. Bao gồm: các Điều răn, các bổn phận, các bài về Ơn thánh, Bí tích và các tín điều, vv... Như vậy, là một cách học giáo lý bằng Kinh Thánh trong gia đình . 2. Nội dung từng bài Lời Chúa gồm có: - Một đoạn Lời Chúa, tích truyện Kinh Thánh. - Vài điều suy niệm. - Trích truyện phụ họa (nếu có). - Áp dụng cụ thể vào đời sống.

Download (https://thanhcavietnam.info/file/storage/634100 bai giao ly kinh thanh.doc)

josephdvhien
11-12-2008, 07:26 PM
Mình cũng không download được bạn ơi?
Bạn post lại đi.

nhicindy
12-12-2008, 01:15 PM
Ban giuse hien oi post lai link download 100 bai giao ly kinh thanh di, minh dang can lam lam

cam on ban nhieu:118:

nguyenvan253
14-12-2008, 12:17 PM
Mình không dwonl được pót lại đi bạn ơi
cam on ban

Maria_Thuy
17-12-2008, 08:18 PM
Ui.đây không phải là bải giảng Kinh Thánh 100 tuần của Cha Khảm à Giusehien? :12:tiếc nhỉ..........
Giusehien tìm giúp em rùi pót lên cho cả làng nghe được ko ạ ? bảo đảm rất hữu ích về phần tâm linh lắm đó. hiihi nếu được em xin "hậu.. ...phương tạ":3:

nhoccon
25-12-2008, 08:06 AM
a Giusehien ơi, e cần tài liệu về Giáo Hội để giảng dạy GL, kô biết a có kô nhỉ ?

vũng_nước
08-01-2009, 10:57 PM
100 Bài Giáo lý Kinh Thánh:

http://www.mediafire.com/download.php?mjgiojbm41a

Lẹ lên thì còn. Chậm tay thì hết.

vũng_nước
08-01-2009, 11:23 PM
TÌM HIỂU ÐỨC TIN CÔNG GIÁO


The Catholic Vision
Mark Link S.J.
LM. Trần Ðình Nhi, Chuyển Ngữ


( Tài liệu Giáo Lý Dự Tòng dành cho người lớn và người Công Giáo muốn tìm hiểu thêm về Giáo Lý Công Giáo)


http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/GIAOLUAT/GiaoLyMarkLink/GioiThieu.htm

Những bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm Giáo Lý Thánh Kinh 100 tuần:

Link này hay vì có nhạc đệm:

http://tinmungmedia.net/AudioINDEX.htm

. Thánh Kinh:

3) Tông đồ công vụ (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/01%20Suy%20Niem/Kinh%20Thanh/Vi/Avi.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
2) Tin Mừng Thánh Gioan (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/01%20Suy%20Niem/Kinh%20Thanh/Gioan/Gioan.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
1) Tin Mừng Thánh Matthêu (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/01%20Suy%20Niem/Kinh%20Thanh/Mat%20theu/Mat%20theu.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
________________________________
Những bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm

44) Thư II Corinto (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/44.Thu%20II%20Corinto/44.html) http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
43) Thư I Corinto (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/43.Thu%20I%20Corinto/43.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
41) Thư The-xa-lo-ni-ca (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/42.Thu%20The-xa-lo-ni-ca/42.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
40) Tin mừng Macco (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/40.Macco/40.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
39) Khôn ngoan (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/39-Sach%20khon%20ngoan/39-Sach%20khon%20ngoan.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
38) Huấn ca (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/38-Sach%20Huan%20ca/38-Sach%20Huan%20ca.html)
37) Đanien (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/37.%20sach%20Danien/37.html)
36) Ma-ca-be (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/36-Sach%20Ma-ca-be/36-Sach%20Ma-ca-be.html)
35) Ette (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/35-Sach%20Et-te/35-Sach%20Et-te.html)
34) Giu-di-tha (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/34-Sach%20Giu-di-tha/34-Sach%20Giu-di-tha.html)
33) To-bi-a (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/33-Sach%20To-bi-a/33-Sach%20To-bi-a.html)
32) Thánh Kinh và các tôn giáo (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/32-Thanh%20kinh%20va%20cac%20ton%20giao/32-Thanh%20kinh%20va%20cac%20ton%20giao.html)
31) Gio na (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/31-Sach%20Gio%20na/31-Sach%20Gio%20na.html)
30 Diễm ca (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/30-Sach%20diem%20ca/30-Sach%20diem%20ca.html)
29) Gióp (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/29-Sach%20Giop/29-Sach%20Giop.html)
28) Châm ngôn (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/28-Sach%20cham%20ngon/28-Sach%20cham%20ngon.html)
27) Từ các tiên tri đến Chúa Kitô (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/27-Tu%20cac%20tien%20tri%20den%20chua%20Kyto/27-Tu%20cac%20tien%20tri%20den%20chua%20Kyto.html)
26) Các bài đọc đêm Phục Sinh (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/26-Cac%20bai%20doc%20dem%20phuc%20sinh/26-Cac%20bai%20doc%20dem%20phuc%20sinh.html)
25) I-sa-i-a II (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/25-Sach%20I-sa-i-a%20II/25-Sach%20I-sa-i-a%20II.html)
24) E-de-ki-en (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/24-Sach%20E-de-ki-en/24-Sach%20E-de-ki-en.html)
23) Ai-ca,Ba-ru,thu Gie-re-mia (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/23-Sach%20Ai-ca,Ba-ru,thu%20Gie-re-mia/23-Sach%20Ai-ca,Ba-ru,thu%20Gie-re-mia.html)
22) Lịch sử cứu độ (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/22-Lich%20su%20cuu%20do/22-Lich%20su%20cuu%20do.html)
21) Giêrêmia (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/21-Sach%20Gie-re-mi-a/21-Sach%20Gie-re-mi-a.html)
20) Kha Ba cuc (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/20-Sach%20Kha-ba-cuc/20-Sach%20Kha-ba-cuc.html)
19) Na Khum (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/19-Sach%20Na-khum/19-Sach%20Na-khum.html)
18) Mi Kha (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/18-Sach%20Mi-kha/18-Sach%20Mi-kha.html)
17) Isaia (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/17-Sach%20I-Sa-i-a/17-Sach%20I-Sa-i-a.html)
16) Ho sê (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/16%20Sach%20Ho-se/16%20Sach%20Ho-se.html)
15) A Mót (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/15-Sach%20A-Mot/15-Sach%20A-Mot.html)
14) Tổng quát về các ngôn sứ (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/14-Tong%20quat%20ve%20cac%20ngon%20su/14-Tong%20quat%20ve%20cac%20ngon%20su.html)
13) Tổng kết về sách các vua (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/13-Tong%20ket%20ve%20sach%20cac%20vua/13-Tong%20ket%20ve%20sach%20cac%20vua.html)
12) Các Vua II (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/12-Sach%20cac%20vua%20II/12-Sach%20cac%20vua%20II.html)
11) Các Vua I (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/11-Sach%20cac%20vua%20I/myjukebox.html)
10) Samuel II (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/10-Sach%20Samuel%20II/10-Sach%20Samuel%20II.html)
09) Samuel I (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/09-Sach%20Samuel%20I/09-Sach%20Samuel%20I.html)
08) Bà Rút (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/08-Sach%20ba%20Rut/08-Sach%20ba%20Rut.html)
07) Các thủ lãnh (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/07-Sach%20cac%20thu%20lanh/myjukebox.html)
06) Giosuê (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/06-Sach%20Gio%20Sue/myjukebox.html)
05) Đệ nhị luật (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/05-Sach%20De%20nhi%20Luat/05-Sach%20De%20nhi%20Luat.html)
04) Sách Dân Số (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/04-Sach%20dan%20so/04-Sach%20dan%20so.html)
03 Sách Lêvi (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/03-Sach%20Levi/03-Sach%20Levi.html)
02) Sách Xuất Hành (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/02-%20Sach%20xuat%20hanh/myjukebox.html)
01) Sáng thế Ký (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/01%20Bo%20Kinh%20thanh/01-Sach%20sang%20the%20ky.html)

B. Hôn nhân:

3)Hôn nhân gia đình, mầu nhiệm cao cả (http://www.tinmungmedia.net/THANHCA/Hon%20nhan%20gia%20dinh%20%20(mau%20nhiem%20cao%20ca)/Hon%20nhan%20gia%20dinh%20%20(mau%20nhiem%20cao%20ca).html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
2) Việc thờ cúng ông bà (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/38%20Viec%20tho%20cung%20ong%20ba/38%20viec%20tho%20cung%20ong%20ba.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
1) Hôn nhân gia đình (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/Hon%20nhan%20anh%20sang%20tin%20mung%2042-43/hon%20nhan%20anh%20sang%20tin%20mung.html)

A. Về Thiên Chúa:

16) Chúa Giê su làm phép lạ đầu tiên (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/35%20Chua%20Giesu%20lam%20phep%20la/tinmung.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
15) Về sự cầu nguyện (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/40%20Ve%20Su%20Cau%20nguyen/myjukebox.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
14) Chín người kia đâu (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/37%20chin%20nguoi%20kia%20dau/tinmung.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
13) Giao ước giữa con người với Thiên Chúa (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/31%20giao%20uoc%20giua%20con%20ng%20va%20TC/tinmung.html)http://www.tinmungmedia.net/images/new.gif
12) Về ơn gọi (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/39%20ve%20on%20goi/39.html)
11) Sống đạo hôm nay (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/46%20Song%20Dao%20Hom%20Nay/Song%20dao%20hom%20nay.html)
10) Một ơn gọi - một trách nhiệm (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/44-45%20Mot%20on%20goi-%20mot%20trach%20nhiem/myjukebox.html)
09) Việc tông đồ (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/Moi%20tuong%20giao/myjukebox.html)
08) Đời sồng luân lý Kitô giáo (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Cha%20Nguyen%20Kham/Doi%20song%20luan%20ly%20kito%20giao/Doi%20Song%20Luan%20Ly%20Kito%20Giao.html)
07) Con ngươi sa ngã (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/BaiGiangChaKham07-27/13.html)
06) Thiên Chúa và con người (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/BaiGiangChaKham07-27/09.html)
05) Chúa Giêsu là Ai (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/VeDucMe_Chua%20Giesu%20la%20ai/ChuaGiesulaaiVoi%20Me.html)?
04) Thiên Chúa Đấng Sáng Tạo (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/DangSangTao/chuasangtao.html)
03) Đức Tin, một hành trình (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/DucTinMotHanhTrinh/DucTinMothanhTrinh.html)
02) Con người tìm tôn giáo (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/Connguotimtongiao/Connguoitimtongiao.html)
01) Hành trình đức tin của mỗi người (http://www.tinmungmedia.net/AUDIO/HanhtrinhDucTinmoinguoi/HanhTinhDucTin.html)



GLCG - Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo:

http://giaoly.org/vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=33

Giáo lý Công giáo :

http://maxreading.com/?book=142
http://gpnt.net/diendan/showthread.php?t=527
http://www.thanhlinh.net/thuvientailieu/viewforum.php?f=32&sid=7ddb2e00e4a5607c35861ce2c5c23999
http://www.xuanha.net/Giaolyconggiao/Giaolyconggiao92-bantom/mucluc.html

Hảy search ở Google "Giáo lý công giáo" nhiều quá pót không hết....

hay Google "Giáo lý công giáo cho trẻ em"

vũng_nước
08-01-2009, 11:39 PM
http://www.amazon.com/Board-Books-Catholic-Children-Toddlers/lm/RL62WWFS9QT6F

ruby87
09-01-2009, 09:48 PM
100 Bài Giáo lý Kinh Thánh:

http://www.mediafire.com/download.php?mjgiojbm41a

Lẹ lên thì còn. Chậm tay thì hết.
sao ko vào duoc vậy vủng nước.......bùn we'

bentram
10-01-2009, 01:38 PM
Xin chân thành cám ơn Guisehien va Vungnuoc đã có lòng tốt giúp anh em Kitô hữu có thêm tài liệu quý báu để học hỏi thêm về Công giáo chúng ta. Rất cám ơn!!!

ruby87
10-01-2009, 05:58 PM
sao em hổng dzo duoc dzi vũng nước ui............help me !!!!:106:

vũng_nước
11-01-2009, 03:10 AM
Sau khi click vào cái link thì bấm vào chỗ này:


http://i41.tinypic.com/28con7o.jpg

Rồi click vào Save hay là Open:

http://i41.tinypic.com/wthy52.jpg


Rồi Save vào chổ nào tùy ý:

http://s5.tinypic.com/v747ew.jpg


Có vậy thôi.


Vũng_Nước có nghĩa là Chỗ nào thấp nhất thì nước chảy vào. (chỗ thấp nhất)

" Con người đến để phụng vụ chứ không phải để được phụng vụ"

HÃY THEO THẦY

cafeda2009
13-08-2009, 11:19 AM
Tiếng Chúa trong tạo vật


1. Ta vừa mở mắt nhìn đời, đã thấy chung quanh ta không biết cơ man nào là sự vật. Có vật trên đầu ta, có vật dưới chân ta, quanh ta. Có vật to lớn, có vật vừa, có vật bé tí teo. Có vật tốt đẹp, có vật xấu xí.

Nhưng nếu ta biết lắng tai nghe, ta sẽ nhận thấy tiếng Chúa nói trong mọi vật.

2. Mọi vật không tự mình mà có, vật nọ sinh ra vật kia. Cây sinh trái, trái lại sinh ra cây. Gà đẻ trứng, trứng lại nở ra gà. Vạn vật liên lạc với nhau, nhưng không vật nào cần thiết hẳn. Con chó trước đây chưa có, rồi đây sẽ không còn nữa, mà không thiệt hại gì.

Như thế vạn vật nói cho ta biết: Chỉ có Chúa là Đấng hằng có đời đời, đã làm ra muôn vật.

3. Trên đầu ta, bầu trời cao thăm thẳm. Trước mắt ta, biển rộng bao la, núi non hùng vĩ, đồng ruộng bát ngát mênh mông. Đó là tiếng Chúa nói: Chúa lớn lao, oai linh vô tận.

4. Ban ngày, mặt trời sáng chói, ban đêm mặt trăng vằng vặc, muôn vì sao nhấp nháy trên không trung. Trong nhà ta, đèn sáng rực rỡ, trong bếp lửa cháy tưng bừng. Đó là tiếng Chúa nói: Chúa sáng láng rực rỡ vô cùng.

5. Có lúc ta thấy mình bé nhỏ, run sợ trước tiếng sấm sét ầm ầm làm long trời chuyển đất, trước gió bão vù vù, rung cây đổ lá, dưới trận mưa như thác đổ, nước chảy ào ào. Đó là tiếng Chúa nói: Chúa mạnh mẽ quyền phép vô hạn.

6. Khắp mặt đất bao nhiêu hoa, bao nhiêu bướm, màu sắc tươi đẹp, cơ man nào là tiếng chim thánh thót, cơ man nào giòng suối cuồn cuộn chảy. Những buổi rạng đông huy hoàng, buổi chiều hôm rực rỡ. Đó là tiếng Chúa nói: Chúa tốt đẹp vô song.

7. Ban ngày sáng để ta làm việc, vui chơi. Ban đêm tối gió mát, để ta an giấc ngủ. Mưa hòa gió thuận, để mùa màng tốt đẹp. Trên mặt đất bao nhiêu thú vật, dưới nước đầy tôm cá, để ta có của ăn. Mọi vật đều phục vụ con người. Đó là tiếng Chúa nói: Chúa nhân từ, thương yêu ta vô hạn.

Mọi vật trong trần gian, đều là tiếng Chúa nói với ta.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
13-08-2009, 11:21 AM
TIẾNG CHÚA TRONG LÒNG TA



1. Tiếng Chúa nói trong tạo vật, là nói chung cho mọi người, nói cho ta biết có Chúa và những đức tính của Người.

Chúa còn nói riêng trong lòng ta, để một mình ta nghe thấy, và hiểu Chúa thương ta và kêu mời ta đem tình thương đáp lại.

2. Xác ta tốt đẹp, có xương nâng đỡ, có thịt có da bao phủ. Bên trong có tim chuyển máu khắp thân mình, có gan, thận sắp xếp khéo léo để nuôi thân ta. Có ngũ quan đón nhận hình sắc bên ngoài, có trí khôn suy tưởng, trí nhớ cất giữ, tình yêu chan chứa tâm hồn...Bao nhiêu cơ quan, bao nhiêu tài năng, giúp ta sống êm đềm vui thú. Đó là tiếng Chúa nói : Chúa là Cha nhân ái, chăm sóc, sắm sửa mọi điều cho ta vui sống.

3. Trí khôn ta là tiếng nói luôn: Việc lành ta phải làm, việc dữ ta phải tránh. Ta làm việc lành thì tiếng đó khen ta, ta cảm thấy vui thú. Ta làm dữ, thì tiếng đó quở trách ta, thúc giục ta sửa mình lại. Lúc ta buồn chán, tiếng đó giục giã ta chỗi dậy, tiến bước. Đó là tiếng lương tâm, là chính tiếng Chúa bảo cho ta biết Thánh ý Người, là đường lối Người muốn cho ta đi theo.

4. Trong lòng ta lại thấy thèm khát yêu đương, và mơ ước hạnh phúc. Gặp bất cứ tình thương nào, điều hay điều tốt nào, ta cũng thích thú. Nhưng không bao giờ ta thỏa mãn. Tất cả tình thương giữa đời còn ngắn ngủi, mọi lạc thú ở đời còn mong manh. Ta cứ nghe tiếng lòng ta đòi hạnh phúc vô tận, mơ ước tình thương vĩnh viễn. Ta thấy mình lạc lõng, như xa quê hương, xa gia đình, xa lòng một người cha âu yếm vô hạn. Đó là tiếng Chúa nói: Chỉ một mình Chúa là hạnh phúc vô tận của lòng ta. Chính Chúa là Cha ta. Nơi Chúa ở là nhà ta, nước Chúa trị là quê thật của ta.

LM TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
13-08-2009, 11:24 AM
TIẾNG CHÚA TRONG KINH THÁNH



1. Chúa nói trong vạn vật và trong lòng ta, tuy ta nghe rõ, nhưng vẫn là tiếng nói thầm. Đôi khi ta có thể nghe tiếng của tham lam, mà tưởng lầm là tiếng Chúa.

Nên Chúa đã tỏ mặt ra trong lịch sử, cho loài người xem thấy.

Thánh Phaolô nói:

“Xưa Đức Chúa Trời đã nhiều lần, nhiều cách dùng các Phát ngôn viên nói với cha ông chúng ta. Nhưng trong thời gian hết này, Chúa đã dùng con của Người mà nói với chúng ta”.(Heb.I.1).

2. Xưa Chúa đã nói với dân Israel nhiều lần, nhiều cách. Khi thì dùng tiếng nói khi thì dùng việc làm, khi thì soi sáng trong lòng khi thì cho thấy hình ảnh trước mặt . Chúa dùng Tổ Tông, Tiên tri, Thầy cả, vua chúa, các người khôn ngoan làm phát ngôn viên, truyền lời Chúa lại cho dân.

Dân Do Thái là dân sống nhờ lời Chúa. Lời Chúa kêu gọi họ, Lời Chúa ban lề luật cho họ giao ước với họ. Lời Chúa chỉ bảo, khiển trách, an ủi họ. Lời Chúa đã cứu vớt và thánh hóa họ. Mọi lời Chúa nói xưa, chép lại trong bộ sách Cựu ước.

3. Lời cựu ước chuẩn bị việc Ngôi Hai ra đời. Ngôi Hai là Lời Hằng Sống của Chúa, xuống làm người sống giữa loài người để nói cho loài người biết Cha trên trời và biết đường về trời. Chính bản thân Đức Chúa Giêsu là một lời nói rồi. Ngài lại dùng việc làm, các phép lạ, các bài giảng dạy mà nói với ta. Các Thánh Tông Đồ được Ngài chọn, ghi lấy các lời đó, so sánh Cựu Ước, rồi viết ra thành bộ Tân Ước.

4. Cả hai cuốn sách Cựu Ước và Tân Ước góp lại thành ra bộ Kinh Thánh. Cả bộ Kinh Thánh ghi chép những lời Chúa phán, việc Chúa làm, do những vị Tiên tri, Thánh sử chép lại dưới sự soi sáng dẫn dắt của Đức Chúa Thánh Thần, ta gọi là ơn Thần hứng.

Do đó mọi lời của Kinh Thánh là lời chân thật, buộc ta phải tin và dùng làm ánh sáng hướng dẫn đời ta.

LM TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
13-08-2009, 11:25 AM
TIẾNG CHÚA TRONG HỘI THÁNH



1. Ta đã thấy bộ Kinh Thánh, được Đức Chúa Thánh Thần linh hứng mà chép ra, nên là những lời chân thật, làm ánh sáng dẫn đường cho ta theo.

Nhưng sách chép lâu đời, kể chuyện ngày xưa, ta rất khó hiểu và khó áp dụng vào hoàn cảnh thực tế của ta. Ai sẽ giải nghĩa cho ta rõ? Ai sẽ áp dụng vào đời sống của ta?

Chúa đã trù liệu việc đó. Chúa đã huấn luyện các Tông đồ lập nên Hội thánh kế tiếp các Tông đồ, để dạy dỗ thiên hạ.

2. Trước lúc về trời, Chúa phán cùng các Tông đồ: “Chúng con hãy đi khắp thế gian, giảng dạy cho mọi dân tộc. Hãy dạy họ giữ mọi điều Thầy đã truyền. Và này đây, Thầy sẽ ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt. XXVIII 19-20).

3. Các Thánh Tông đồ chết, có Hội thánh là các Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục, kế tiếp mãi, để giảng dạy khắp nơi, và suốt mọi đời. Nên khi ta nghe Hội thánh giảng dạy là nghe chính lời Chúa. Vì Chúa đã bảo: “Ai nghe chúng con ấy là nghe Thầy. Ai không nghe chúng con là không nghe lời Thầy. Và ai không nghe lời Thầy là không nghe lời Đấng đã sai Thầy” (Lc.X.16)

4. Cha mẹ chúng ta, các thầy, các bà dạy chúng ta, cũng thay mặt Hội thánh, thay mặt Đức Chúa Giêsu mà dạy dỗ. Nên chúng ta phải lắng tai vâng nghe.

5. Người tín hữu ngày nay cũng như người Israel ngày xưa, phải sống bằng Lời Chúa. Phải đọc Lời Chúa, nghe giảng Lời Chúa làm ánh sáng soi dẫn mọi bước ta đi, mọi việc ta làm. Lời Chúa là sự sáng, là sự sống, là sự cứu rỗi, là sự an ủi, là sự thánh hóa.

Ai tuân giữ Lời Hằng Sống của Chúa, là sống chung với Chúa.

LM.TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
13-08-2009, 11:28 AM
CHÚA TẠO DỰNG TRỜI ĐẤT (KN.I.II.)



1. Mọi sự vật chung quanh ta, đều do Chúa dựng nên, nói cho ta biết: Có Chúa và Chúa tốt lành, phép tắc, cao cả, nhân từ vô cùng. Chúa tạo dựng cách nào? Đó là những chuyện xa xưa không có một ai biết được rành mạch để chép lại. Nhưng dân tộc nào cũng có những câu chuyện cổ tích, kể lại những việc xưa để cắt nghĩa những việc hiện tại.

Dân Israel, được Chúa chọn làm dân riêng và huấn luyện cho biết Chúa và cách thức thờ Chúa, cũng chép lại các chuyện cổ tích về nguồn gốc vũ trụ và loài người trong cuốn sách Khởi Nguyên, là cuốn đầu bộ Kinh Thánh.

2. Sách chép theo cách bình dân, tuy không phải là sách khoa học, nhưng được Chúa soi sáng cho, để diễn tả ý nghĩa tôn giáo và mầu nhiệm mọi việc Chúa làm.

Lúc ban đầu chưa có một vật gì, chỉ có một mình Đức Chúa Trời. Vì thương yêu, Chúa muốn thông chuyền mọi sự tốt lành ra bên ngoài. Chúa không cần khí cụ, không cần vật liệu, Chúa chỉ dùng quyền phép của mình, phán một lời, liền có vạn vật. Đó là việc tạo hóa.

3. Ban đầu Chúa dựng nên vô số Thiên Thần, thông minh sáng láng, để chầu chực Chúa, và hưởng hạnh phúc

4. Đoạn Chúa dựng nên vật chất, như một vực nước bùn lẫn lộn. Thần khí Chúa liệng qua trên mặt vực, làm cho xuất hiện ra mọi vật sống động.

Ngày thứ nhất: Đức Chúa Trời phân chia ánh sáng và sự tối tăm, sáng làm ngày và tối làm đêm.

Ngày thứ hai: Đức Chúa Trời phân chia bầu trời và mặt đất.

Ngày thứ ba: Đức Chúa Trời phân rẽ nước ra làm biển, đất khô thành lục địa, và cho cây cối đủ loại mọc lên.

Ngày thứ tư: Đức Chúa Trời dựng mặt trời mặt trăng và các ngôi sao.

Ngày thứ năm: Đức Chúa Trời dựng nên tôm cá dưới nước, chim chóc trên trời, thú vật trên đất, và chúc lành: “Hãy sinh sản ra nhiều, choán cả mặt đất “.

Ngày thứ sáu: Đức Chúa Trời dựng nên loài người cho làm vua cai quản vạn vật.

Ngày thứ bảy: Xong việc tạo thành, Đức Chúa trời nghỉ ngơi.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
13-08-2009, 11:32 AM
CHÚA TẠO DỰNG LOÀI NGƯỜI (KN.I.II)



1. Chúa dựng nên trời đất lớn lao, dựng nên cây cỏ, thú vật đủ loại. Mọi sự đều tốt đẹp, âm thầm ca ngợi Chúa.

Nhưng ca ngợi như thế chưa đủ, Chúa muốn có những loài vừa có xác thịt như cây cỏ thú vật, vừa có linh hồn linh thiêng, để nhìn biết, yêu mến và ca tụng Chúa thay cho muôn loài.

2. Nên Chúa phán: “Chúng ta hãy dựng nên loài người giống hình ảnh Ta”. Chúa thiêng liêng, loài người có hồn thiêng giống như Chúa. Chúa có trí khôn, có lòng mến, loài người có trí khôn hiểu biết và có lòng dạ yêu thương như Chúa. Chúa là vua vạn vật, con người sẽ thay mặt Chúa cai trị muôn loài.

3. Chúa cho đất bùn vật chất biến hóa, và khi đã thành xác người, Chúa dựng nên linh hồn, như hà một hơi vào mũi để làm cho xác sống động. Người đầu tiên đó là Adong.

Để cho người nam ở một mình không tốt, Chúa đã dựng một người nữ, cho kết hiệp với người nam, hai người thương yêu hợp nhất với nhau, như thể người nữ do xương thịt người nam mà ra. Đó là bà Evà.

Chúa chúc lành cho ông bà, lập nên bậc hôn phối và gia đình đầu tiên: “Chúng con hãy sinh sản con cái đông đúc, choán cả mặt đất và quản trị muôn loài gia súc, chim trời, cá biển”.

4. Chúa ban cho ông bà có xác hồn, có trí khôn lòng dạ, là những ơn tự nhiên, Chúa chưa thỏa, còn ban cho ông bà thông chia sự sống của Chúa, sống chung với Chúa, sung sướng hạnh phúc, như ở trong vườn Diệu quang. Đó là những ơn siêu nhiên. Để ông bà dễ dàng sống đời sống con cái Chúa, Chúa còn ban cho những ơn ngoài tính tự nhiên: xác không đau khổ, không chết, xác phục hồn và hồn sáng suốt. Đó là các ơn ngoại nhiên.

Hai thứ ơn quí trọng ban thêm đó, nếu ông bà trung tín giữ luật Chúa, sẽ được hưởng suốt đời, và được thông quyền cho tất cả con cháu được hưởng.

Chương trình Chúa tạo dựng loài người rất tốt đẹp.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
15-08-2009, 09:22 AM
TỖI LỖI PHÁ CHƯƠNG TRÌNH CỦA CHÚA (KN.III)



1. Đức Chúa Trời vì thương yêu vô cùng, dựng nên mọi loài mọi vật, tại sao trong trần gian tràn đầy sự xấu xa, đau khổ? Đời người chia rẽ thù hiềm, giặc giã, chém giết nhau. Và sau cùng phải chết thê thảm, và xác thối bẩn ghê tởm.

2. Có người cho rằng, đời là một sự vô lý, không có ai dựng nên hết. Người khác lại bảo: Thiên Chúa tạo hóa ác nghiệt, muốn đầy đọa con người. Có người nhận phải có hai Chúa, một Chúa tốt sinh ra điều lành, một Chúa dữ sinh ra điều ác.

3. Sách Khởi nguyên trả lời rành mạch chỉ có một Chúa rất tốt lành và mọi sự Chúa sinh ra đều tốt đẹp, trật tự.

Nhưng sự tội lỗi đã vào trong thế gian, và kéo theo sự chết với mọi sự dữ khác, phá hư chương trình yêu đương của Chúa.

4. Lúc dựng nên Thiên thần và loài người Chúa ban cho tính tự do, để lựa chọn Chúa.

Một nhóm Thiên thần, theo Luxiphe, kiêu ngạo tự cho mình đầy đủ, không vâng phục Chúa, nên bị Chúa phạt xuống hỏa ngục thành ra ma quỉ. (Is. XIV.12-15). Ma quỉ thù ghét Đức Chúa Trời và tìm cách phá hoại loài người.

5. Ông Adong và bà Evà sống hạnh phúc với Chúa, trong vườn Diệu-quang, nhưng cũng cần tỏ ra lòng trung tín với Chúa mới được giữ luôn ơn Chúa và truyền cho con cái. Sách Khởi nguyên diễn tả ra là Chúa cấm ăn trái cây biết lành biết dữ. Ma quỉ xảo quyệt như loài rắn, nói với bà Evà: “Bà cứ ăn đi, không chết đâu, nhưng Chúa biết ngày nào các ngươi ăn quả này, con mắt sẽ mở ra, và các ngươi sẽ nên như những vị Chúa, biết phân biệt lành dữ.”

Bà Evà nghe theo ma quỉ, hái quả cấm mà ăn, và đưa cho Adong cùng ăn.

Thế là hai ông bà không coi sao luật Chúa, đã phạm tội.

Ông bà mất chức làm con Chúa, mất quyền sống chung với Chúa, bị Chúa đuổi ra khỏi cảnh sống trong vườn Diệu-quang. Chúa phán với đàn bà: mày phải mang nặng đẻ đau. Chúa phán với Adong: đất đai sẽ bị chúc dữ vì mày, sẽ sinh ra gai góc, và mày phải đồ môi trán mới có của ăn, Và sau một cuộc đời gian lao khổ cực, loài người là tro bụi, sẽ chết thối bẩn để trở về bụi tro.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
15-08-2009, 09:25 AM
CHÚA HỨA ƠN CỨU CHUỘC (KN. III)



1. Tổ tông loài người phá hỏng chương trình của Chúa. Nhưng lòng thương yêu của Chúa còn lớn hơn sự vong ân bội nghĩa của loài người. Nên ngay từ lúc Tổ tông phạm tội, Chúa đã hứa sẽ ban xuống cho nhân loại một Đấng Cứu Chuộc. Và lòng Chúa trung tín không hề bỏ con cái người.

2. Chúa phán cùng con rắn: Ta sẽ đặt một sự hiềm thù giữa mầy và người Nữ, giữa dòng dõi mầy và dòng dõi người Nữ. Người sẽ đạp giập đầu mầy và mầy cắn gót chân Người (KN.III.15).

3. Người Nữ đó, không phải là bà Evà, vì bà đã phạm tội, đã nghe theo con rắn. Cũng không phải người nữ nào khác, vì tất cả đều mang tội Tổ tông. Người Nữ đó chính là Đức Bà Maria, vì Người đã toàn thắng ma quỉ.

Ma quỉ hiềm thù Người, bởi vì Người đã được Chúa Kitô Con Người, cứu chuộc một cách dồi dào, đến nỗi Người không bao giờ ở dưới quyền ma quỉ: Từ giây phút đầu tiên, Người đã được khỏi tội Tổ tông và suốt đời, Người không hề nhiễm một vết nhơ tội lỗi. Nhờ Chúa Kitô, Người đã đạp giập đầu con rắn ma quỉ.

4. Ông Adong và bà Evà, Tổ tông nhân loại, nhờ tin vào lời Chúa hứa, nên được tha tội. Nhưng hình phạt: phải đau khổ, phải chết, ông bà không được tha. Và ơn được lại sự sống làm con Chúa, ông bà không có quyền truyền lại cho con cháu. Con cháu ông bà sinh ra, mất quyền làm con Chúa và phải mang hết các hậu quả bởi tội Tổ tông.

5. Tất cả dòng dõi Adong và Evà, chỉ còn một mối an ủi là trông đợi Đức Chúa Trời ban Đấng Cứu Chuộc đến. Chính nhờ lòng trông cậy ấy mà họ được hưởng ơn ích công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô sau này.


LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
15-08-2009, 09:29 AM
CHÚA HỨA ƠN CỨU CHUỘC (KH. III)


1. Tổ tông loài người phá hỏng chương trình của Chúa. Nhưng lòng thương yêu của Chúa còn lớn hơn sự vong ân bội nghĩa của loài người. Nên ngay từ lúc Tổ tông phạm tội, Chúa đã hứa sẽ ban xuống cho nhân loại một Đấng Cứu Chuộc. Và lòng Chúa trung tín không hề bỏ con cái người.

2. Chúa phán cùng con rắn: Ta sẽ đặt một sự hiềm thù giữa mầy và người Nữ, giữa dòng dõi mầy và dòng dõi người Nữ. Người sẽ đạp giập đầu mầy và mầy cắn gót chân Người (KN.III.15).

3. Người Nữ đó, không phải là bà Evà, vì bà đã phạm tội, đã nghe theo con rắn. Cũng không phải người nữ nào khác, vì tất cả đều mang tội Tổ tông. Người Nữ đó chính là Đức Bà Maria, vì Người đã toàn thắng ma quỉ.

Ma quỉ hiềm thù Người, bởi vì Người đã được Chúa Kitô Con Người, cứu chuộc một cách dồi dào, đến nỗi Người không bao giờ ở dưới quyền ma quỉ: Từ giây phút đầu tiên, Người đã được khỏi tội Tổ tông và suốt đời, Người không hề nhiễm một vết nhơ tội lỗi. Nhờ Chúa Kitô, Người đã đạp giập đầu con rắn ma quỉ.

4. Ông Adong và bà Evà, Tổ tông nhân loại, nhờ tin vào lời Chúa hứa, nên được tha tội. Nhưng hình phạt: phải đau khổ, phải chết, ông bà không được tha. Và ơn được lại sự sống làm con Chúa, ông bà không có quyền truyền lại cho con cháu. Con cháu ông bà sinh ra, mất quyền làm con Chúa và phải mang hết các hậu quả bởi tội Tổ tông.

5. Tất cả dòng dõi Adong và Evà, chỉ còn một mối an ủi là trông đợi Đức Chúa Trời ban Đấng Cứu Chuộc đến. Chính nhờ lòng trông cậy ấy mà họ được hưởng ơn ích công nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô sau này.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
15-08-2009, 09:31 AM
TỘI LỖI TRÀN RA TRONG THẾ GIAN (KN. V)



1. Chương trình của Chúa, là tạo dựng nên một gia đình con cái Chúa giữa trần gian: vợ chồng hợp nhất với nhau, con cái vâng phục cha mẹ, thương yêu nhau; tất cả mọi người, nhìn nhau là anh em, tôn thờ và làm sáng danh Chúa. Vạn vật cũng liên kết với nhau, phục vụ con người, để nhờ con người, kết hiệp với Chúa.

2. Tội lỗi đã đến, gây nên một chia rẽ, đảo lộn, thù ghét nhau.

Trước tiên loài người tự tách rời ra khỏi Chúa, không tùy phục Chúa nữa. Do đó Chúa để cho vạn vật cũng chỗi dậy phản ngụy với loài người. Đất đai ra khô cứng, sinh đầy gai góc. Thú vật hóa ra ác dữ, giết hại loài người. Mưa nắng khí hậu hóa nên cay nghiệt làm khổ cực thân xác.

3. Con người ngay trong gia đình trở lại thù hiềm nhau. Adong đổ lỗi cho Evà, Evà qui tội cho con rắn. Lúc ông bà sinh ra được hai người con: Cain, con đầu, đã ganh tị em là Abêlê vì em được Chúa thương nhận lễ vật, Cain sinh lòng ác dữ, đã dụ em ra ngoài đồng, rồi xông lại giết chết em.

Thế là chia rẽ, hiềm thù, giết chóc, chiến tranh đã vào trong thế gian. Ôm lấy xác Abêlê đẫm máu, Adong và Evà hiểu rõ tội lỗi mình.

4. Tội càng sinh đẻ thêm tội. Con cái Adong sinh ra đông đúc, cũng hóa thành một đoàn người tội ác, chỉ lo chạy theo thú vui xác thịt, đến nỗi Chúa than: “Trí ý của ta không còn ở luôn với loài người nữa”. Lòng Chúa đau phiền, như hối hận đã sinh dựng nên loài người, và Chúa quyết định: “Ta sẽ bôi tẩy khỏi mặt đất các loài ta dựng nên, cả loài người, cả cầm thú súc vật”.(KN. VI. 5-8)

LM. TRẦN HỮU THANH( DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
15-08-2009, 10:14 AM
THIÊN CHÚA TẨY LUYỆN (KN. VI.VII)



1. Đức Chúa Trời là Đấng hoàn toàn, có đủ hết mọi đức tính, mà đức tính nào cũng hoàn toàn. Chúa nhân từ vô cùng, nên đã tạo dựng nên loài người một cách lạ lùng. Nhưng khi loài người phạm tội nghịch cùng Chúa, Chúa liền phạt nặng nề kinh khủng, để cho loài người nhận biết sự thánh thiện vô cùng, và oai quyền vô đối của Chúa.

Vừa phạt, Chúa vừa hứa sẽ toàn thắng ma quỉ để cứu vớt loài người.

Như thế Chúa tỏ ra Người vừa oai quyền, công bình, thánh thiện, đáng cho loài người sấp mình sát đất nhìn sự hèn hạ của mình, và tôn thờ, vâng phục Chúa. Chúa vừa nhân từ, thương yêu hiền lành vô cùng, sẵn sàng ban mọi ơn, và tha thứ cho loài người, để cho loài người tận tình trông cậy, yêu mến Chúa.

2. Lúc con cái Adong đã hóa ra tội lỗi tột mực, sự thánh thiện của Chúa không thể nào làm thinh được. Chúa cần phải phạt nặng nề. Nhưng lòng nhân từ và sự trung tín của Người cũng cần phải được thỏa. Thế là Chúa định làm một trận lụt Đại hồng thủy, tiêu diệt hết loài người tội lỗi, và tất cả muông chim cầm thú. Nhưng Chúa lại cứu một gia đình, là gia đình ông Noe, để thiết lập lại một nhân loại mới, lo thờ phượng Chúa.

3. Đức Chúa Trời nói với Noe: Ta đã quyết định tiêu diệt cả loài người, vì họ đã làm sự lỗi tràn mặt đất. Ngươi hãy đóng cho gia đình ngươi một chiếc tàu, ngươi sẽ vào đó với vợ ngươi, ba người con và ba người dâu của ngươi. Hãy đem vào các súc vật mỗi thứ một đôi, để giữ lấy giống.

Đoạn Chúa cho mưa xuống ròng rã 40 ngày. Mọi núi non đều lút hết, muôn loài muôn vật đều chết dưới nước chỉ có chiếc tàu ông Noe nổi trên mặt nước.

Nước lớn suốt 150 ngày.

4. Chúa nhớ đến Noe, gia đình ông, và các vật trong tàu, nên cho gió thổi, nước rút xuống dần. Ông Noe thả một con quạ, nó bay liệng tìm chỗ đất khô, không trở về, tàu ông thả một con bồ câu, không tìm ra chỗ khô, nó trở về lại. Bảy ngày sau, ông thả một con chim bồ câu khác, nó tha về một cành cây tươi. Biết lụt đã hết, Ông Noe mở cửa tàu, cho gia đình và mọi vật ra.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
15-08-2009, 11:13 AM
MỘT NHÂN LOẠI MỚI (KN. VIII)



1. Như xưa, lúc tạo thành, Thần-linh Chúa bay liệng trên mặt nước để làm cho phát sinh ra, lần đầu tiên, các vật sống và loài người, đời ông Noe, nước lụt, phía dưới phủ lấp tiêu diệt hết mọi người tội lỗi, phía trên nâng đỡ tàu của ông, cứu sống gia đình ông và thú vật, để lập lại một nhân loại mới. Sau này, Chúa cũng sẽ dùng nước Rửa tội và Thánh Thần, để tẩy xóa tội lỗi, và cho phát sinh một đời sống mới.

2. Biết đã hết lụt rồi, ông Noe cũng đợi lệnh Chúa, mới đưa vợ con và thú vật ra khỏi tàu. Việc trước tiên của ông làm, là dựng một bàn thờ, bắt các thú vật và chim sạch sẽ, đốt thiêu làm lễ tế Chúa. Đức Chúa Trời vui lòng nhận của lễ Noe, như ngửi mùi thơm tho của hy-vật, và Chúa phán: “Từ nay Ta sẽ không vì con người mà chúc dữ cho trái đất nữa. Vì tư tưởng con người hư đốn từ lúc bình sinh, và Ta sẽ không trị phạt mọi thú vật như Ta đã làm. Bao lâu trái đất còn, vẫn còn mùa màng hoa quả, còn khí nóng khí lạnh, mùa hè mùa đông, ngày và đêm.

3. Chúa lại chúc lành cho Noe và con cái: Các ngươi hãy sinh sản con cái đông đúc, để chiếm cả mặt đất. Các loài vật sẽ sợ hãi các ngươi, và làm của ăn cho các ngươi. Ta sẽ lập giao ước với ngươi và con cháu các ngươi cùng muôn vật: sẽ không bao giờ có lụt Hồng-thủy tiêu diệt mọi loài nữa. Cái mống mọc ra trên mây, là dấu của lời giao ước của Ta” (KN. VIII. 15-22).

4. Từ đó một nhân loại mới tiếp tục sinh sản và sống trên mặt đất, lưu truyền các lời cha ông dạy, để tôn thờ Đức Chúa Trời.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
18-08-2009, 09:42 AM
LOÀI NGƯỜI TÁI PHẠM (KN. X. XI)


1. Con cháu ông Noe lại sinh ra đông đúc choán cả mặt đất dòng sông Sem, ở quanh quẩn miền cận đông, một người con của ông là Heber, sinh ra các dân tộc gọi là Hebrêo. Dân Israel thuộc dòng Hebrêo nầy. Con cái ông Cam ở về phía Phi-châu, và con cái ông Gia-phét phân tán đi các cù lao xa.

2. Ban đầu họ vẫn trung tín giữ lời tổ tiên truyền lại và tin kính Chúa. Nhưng dần dần bớt lòng tin, muốn sống tự do độc lập, muốn gây danh tiếng ở đời, muốn tự mình làm chủ đời sống, họ bảo nhau: “Chúng ta hãy nung gạch xây một tháp cao tận trời, như thế chúng ta sẽ để danh lại cho hậu thế, và không sợ bị phân tán khắp mặt đất.”

3. Đức Chúa Trời không bằng lòng, ngự xuống xem thành họ xây, và vì họ bỏ Chúa độc nhất, tin vơ thờ quấy, nên Chúa làm cho họ bất đồng ý kiến như thể mỗi người nói một tiếng, không ai nghe hiểu ai. Và từ đó, thành kia không xây xong, người ta bỏ nhau đi phân tán mỗi dân một phương, nên gọi là tháp Babel.

4. Như thế là công việc Đức Chúa Trời bị loài người phá hoại một lần nữa. Mọi dân quên bỏ Chúa, tự tạo ra bụt thần mà thờ phượng.

Chúa không thể bỏ ý định lôi kéo loài người hợp thành một gia đình con cái thờ Chúa. Nhưng Chúa dùng cách khác là chọn một người, để lập ra một dân riêng thờ Chúa, và đến thời thuận tiện, sẽ từ dân đó, làm cho đạo Chúa lan ra khắp trần gian. Đó là gia đình Abraham và dân tộc Israel.

Từ nay lịch sử loài người bước vào một giai đoạn mới.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
18-08-2009, 09:47 AM
CHÚA GỌI ABRAHAM


1. Hồi xưa nơi nào khí hậu tốt, đất đai phì nhiêu, người ta tụ lại đông đúc, làm ăn thịnh vượng, và văn minh tiến bộ. Ở cận đông, có cả một vùng hình bán nguyệt, chạy từ cửa hai con sông Tigre và Euphrate, lên miền tây bắc, vòng qua biển, xuống hết Ai-cập, là một vùng rất phì nhiêu, phát sinh ra nhiều dân tộc văn minh, nhiều tôn giáo lớn, nên gọi là vùng bán nguyệt phì nhiêu.


Miền ở giữa hai con sông Tigre và Euphrate, gọi là Lưỡng-hà-địa, đã sản xuất nhiều dân tộc hùng cường, trong số đó có dân Canđê, văn minh từ thế kỷ 20 trước Thiên Chúa.

Tại thành Ur, kinh đô Canđê, có ông Tharê làm nghề chăn chiên, sinh được ba con trai: Aran chết sớm để lại Lót, Abram, sau Chúa đổi tên là Abraham, và Nachô. Theo đàn chiên bò, gia đình ông ở Haran miền Tây bắc, tại đó Chúa gọi ông Abraham theo Chúa.

3. Đức Chúa Trời phán cùng Abraham: “Hãy bỏ quê quán, gia đình và cha mẹ ngươi, và hãy đi theo ta, Ta sẽ ban cho một đất làm gia nghiệp. Ta sẽ làm cho dòng họ ngươi trở nên một dân tộc lớn. Ta sẽ chúc phúc cho ngươi, và làm cho ngươi được rạng danh. Mọi dân trên mặt đất sẽ được chúc phúc ở trong ngươi “. ( K.N. XII. 1-3).

4. Lời Chúa hứa tuy hấp dẫn, nhưng mơ hồ, và bắt những điều kiện khó khăn. Thường tình không ai chịu theo ngay. Thế mà Abraham vâng lời, đem vợ là bà Sara, cháu là ông Lót, và tôi tớ, chiên bò ra đi, chính vì thế, làm cho Chúa đẹp lòng, kể ông là người công chính. Lúc ra đi ông đã 75 tuổi, và Sara 70 tuổi, mà chưa có con.

5. Đi xuống miền bắc, đến nước Canaan, Chúa lại nói: “Ta sẽ ban đất này cho người làm gia nghiệp”. Trong đất này có đông người to lớn ở, và đến chết, ông chỉ mới mua được mấy sào làm mồ chôn vợ, mà ông và con cháu ông vẫn tin vào lời Chúa hứa.

Quả ông là một người có lòng tin lạ thường, nên sau này được gọi là Cha kẻ tin Chúa.


LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
18-08-2009, 09:54 AM
ABRAHAM ĐƯỢC CHÚA CHÚC LÀNH (KN. XIV)


1. Không những Abraham tỏ ra lòng tin Chúa mạnh mẽ, ông lại có lòng tôn kính thờ phượng Chúa rất sốt sắng. Chúa bảo ông: Hãy đi trước mặt ta, và ăn ở cho trọn lành. Đến nơi nào ông cũng dựng đền thờ tế lễ Chúa. Làm việc gì ông cũng cầu xin và hỏi ý Chúa.

Không muốn có sự cãi lẫy giữa tôi tớ ông và tôi tớ Lót, ông chia đất ra và bảo cháu chọn một bên cho thú vật ăn. Thấy các tù trưởng đến đánh Sođoma trong đó Lót đang ở, ông đem binh đến cứu viện và đánh tan quân địch. Đánh xong ông trả lại cho vua Sođoma mọi đồ vật đã bị cướp. Ông thật là người công chính được Chúa chúc lành cho nhiều lần. Nhưng trong lúc thắng trận về, Chúa dùng một thầy cả chúc lành cho ông.

2. Thầy cả đó là vua Salem, tên là Melchisedech. Không ai biết tông tích ông bởi đâu mà ra, và sống chết lúc nào. Trong sách chỉ kể lại ông là thầy cả Chúa chí cao ra đón đường Abraham, lấy của lễ bánh rượu dâng lên Chúa, rồi chúc lành cho Abraham: “Xin Chúa chí cao là Đấng dựng nên trời đất, chúc lành cho Abraham, Chúa là Đấng đã phú kẻ nghịch vào tay ông.

Ông Abraham trích ra một phần mười các của cướp được, dâng cho thầy cả như để nộp thuế.

3. Theo sách Cựu-ước, khi nói đến ai, thường kể dòng dõi tông tích, và sống chết thế nào. Đối với Melchisedech, chỉ thấy nói ông là thầy cả Chúa, như thể ông không sinh ra, không chết, vả ông lại là thầy cả Đấng Tối cao, dâng của lễ bánh rượu, nên ông được coi là hình bóng Đức Chúa Giêsu, Thầy cả đời đời. Ông lại chúc lành cho Abraham là tổ phụ dân Israel, và Abraham lại nộp thuế thập phân cho ông. Đó là bằng cớ chức Thầy cả của Đức Chúa Giêsu cao trọng hơn chức thầy cả Aaron và tổ phụ dân Israel.

Với lời chúc lành đó, Abraham phát đạt trong mọi việc ông làm.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
18-08-2009, 09:57 AM
CHÚA GIAO ƯỚC VỚI ABRAHAM (KN. VX)


1. Từ đầu Kinh thánh, ta đã thấy Chúa can thiệp vào lịch sử loài người. Chúa kêu gọi, dạy dỗ, đoán phạt. Nhưng ta còn thấy một việc lạ lùng hơn nữa, là Chúa đặt mình ngang hàng với loài người, giao ước với loài người.

2. Chúa đã hứa cho Abraham một dòng dõi đông đúc. Nhưng thấy mình già nua, và vợ cũng đã cao niên, ông buồn rầu thưa cùng Chúa: “Tôi sẽ chết không có con nối dòng, tôi sẽ đặt Eleazer người Đamas làm kẻ kế vị tôi”- Chúa đáp lại: “Không phải đâu, chính một người con tự lòng ngươi sinh ra, sẽ kế vị ngươi”. Và Chúa bảo: Ngươi hãy ngước mắt xem trời, mà đếm các vì sao, nếu ngươi đếm được, thì con cái ngươi cũng đông như sao trên trời”.

Chúa lại bảo: “Ngươi hãy bắt một con bò con 3 tuổi, một con bồ câu mái, một con bồ câu con. Ông Abraham làm theo lời Chúa, hai con thú xẻ làm đôi, để hai nửa ra hai bên, hai bồ câu không chia, chỉ để nguyên hai bên. Ông ngồi canh đuổi các con chim ưng đến ăn, rồi ngủ thiếp đi. Trong chiêm bao, Chúa bảo cho ông biết con cháu ông sẽ xuống làm tôi mọi Ai-cập trong 4 trăm năm rồi về chiếm đất Canaan. Lúc mặt trời tắt, một bó đuốc sáng lướt qua giữa hai hàng xác thú vật. Đó là Chúa làm giao ước với Abraham.

3. Người thường giao ước với nhau, thì cả hai đi qua giữa xác thú vật, như để nói: “Ai bội ước sẽ bị phân thây như thế nầy”. Trong việc Chúa giao ước, chỉ một mình Chúa đi qua. Chúa vừa hạ mình xuống thề hứa, vừa tỏ ra: mọi việc đều do Chúa tự ý, và có sáng kiến làm trước. Abraham chỉ thụ hưởng thôi.

4. Đức Chúa Trời lại nói với Abraham: “Phần ngươi, ngươi hãy giữ lời giao ước của ta, từ đời này sang đời khác. Đây là dấu Ta lập với ngươi và con cháu ngươi, là mọi người nam sinh ra, được 8 ngày phải chịu phép cắt bì. Cắt bì là một thói phép xưa, cắt lớp da đầu dương vật của đàn ông, để tỏ ra loài người thuộc về Chúa ngay trong nguồn sự sống.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
18-08-2009, 10:02 AM
CỦA LỄ ISAAC (KN. XXII)


1. Abraham vẫn tin chắc ở lời Chúa giao ước, là tuy đã già cả, ông cũng sẽ có con nối giòng. Lúc ban đầu, cần nhất là làm cho họ tin kính Chúa, Chúa làm lơ, để tổ tông giữ một vài tập quán ngoại giáo, như có nhiều vợ, lấy nhau trong dòng họ.

Ông Abraham có một người vợ lẽ, tên là Aga, đã sinh ra một người con trai, tên là Ismael.

Bà Aga từ khi có thai, đã lên mặt khinh dể bà Sara, và Ismael lớn lên tính nết kém cỏi nên cả hai mẹ con bị Abraham đuổi đi.

2. Khi ông đã 95 tuổi và Sara 90 tuổi, Chúa còn hứa cho ông sẽ có con để nối giòng, ông thưa: Xin cho Ismael sống trước mặt Chúa ! Chúa bảo: Chính Sara sẽ sinh cho ông một con trai. Quả thật, một hôm có ba thiên sứ của Chúa đến thăm (không biết rõ là ba thiên thần, hay chính Ba Ngôi Thiên Chúa). Sau khi đã được Abraham đón tiếp nồng hậu, ba vị đã báo tin: Sang năm vào khoảng này, Sara sẽ sinh con trai.

3. Năm Abraham được 100 tuổi, Sara đã sinh một con trai, ông đặt tên là Isaac, và 8 ngày sau làm phép cắt bì cho con. Bà Sara nói: Chúa cho tôi có cớ mà vui cười, và mọi người nghe thấy sẽ cười với tôi. Ai có thể nói trước được Sara sẽ cho con bú, sẽ sinh con cho ông Abraham?

4. Isaac lớn lên, cha mẹ sung sướng, tin chắc vào sự trung tín của Chúa. Nhưng Chúa lại muốn thử lòng Abraham, Chúa bảo: “Nguơi hãy bắt con trai ngươi, con một ngươi yêu quí, là Isaac, rồi đi đến núi Moria, giết đi và tế lễ Ta trên một nơi cao Ta sẽ chỉ cho”. Abraham đau như cắt ruột, nhưng vâng theo lời Chúa ngay, đem hai đầy tớ và Isaac đi theo.

Đến ngày thứ ba, tới chân núi, ông bảo đầy tớ ở lại, đặt bó củi lên lưng Isaac, rồi đi lên núi, Isaac hỏi: “Thưa cha, sẵn có lửa và củi đây, còn chiên con đâu để tế lễ?” Abraham đáp: “Con ơi ! Chúa sẽ sắm chiên con cho ta”.

Lúc đến núi, sắp củi xong, ông trói con lại, đưa tay toan giết, thì một Thiên Thần đến nắm tay ông bảo: “Chớ đụng đến con trẻ, Ta biết lòng ông kính sợ Chúa, vì không ngần ngại giết con một của mình”.

Ông quay lui, thấy một con dê mắc sừng trong bụi gai, ông bắt, giết đi tế lễ Chúa. Chúa hứa lại với ông: “Ta lấy thân Ta mà hứa với ngươi, vì ngươi không ngại giết con một mình, Ta sẽ chúc lành cho ngươi và dòng dõi ngươi sẽ đông như sao trên trời, như cát dưới biển”.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
18-08-2009, 10:04 AM
TỔ PHỤ ISAAC (KN. XXIV)


1. Lúc Isaac đã khôn lớn, Abraham không muốn cưới vợ cho con trong dân Canaan, nên sai người đầy tớ tâm phúc của ông về Haran là quê tổ của ông.

Để tìm một người trong dòng họ. Người nô bộc ra đi, đem theo 10 con lạc đà, chở đầy vàng bạc, báu vật. Tới quê ông Abraham, người nô bộc để thú vật đứng gần một cái giếng và cầu xin: “Lạy Thiên Chúa, là Chúa của Abraham chủ tôi, xin cho tôi gặp được điều may mắn. Cô gái nào ra múc nước, mà nghiêng vò cho tôi và súc vật tôi uống, đó là người Chúa định cho tôi tớ Chúa là Isaac”.

Quả thật, ông vừa nói, thì cô Rebecca ra múc nước, và làm đúng như lời ông cầu xin. Hỏi ra thì cô là con của ông Bathuel, kêu Abraham bằng bác. Người lão bộc vào nhà trình tự sự. Ông Bathuel thuận tình gả con, và Rebecca thuận tình đi theo. Trước lúc ra đi, cha mẹ và anh là Laban, chúc cho cô: “Sinh sản ra con cái muôn vàn ức triệu, và dòng dõi con chiếm cứ cửa thành quân nghịch.

2. Dòng dõi Isaac và Rebecca:

THARE ông tổ, sinh: Abraham, Nachor, Haran.
ABRAHAM sinh Isaac, NACHOR sinh Bathuel, BATHUEL sinh Laban, Rebecca, HARAN sinh Lot.

ISAAC kết hôn với REBECCA sinh Esau va Giacob.

LABAN sinh Lea, Rachel.

GIACOB kết hôn với LEA, RACHEL và hai nàng hầu: BILHA (nữ tỳ của Rachel) và ZILPA (nữ tỳ của Lea) sinh được 12 người con, kê như sau:

Các con của LEA: RUBEN, SIMON, LEVI, GIUĐA, ISSACA, ZABULON.

Do BILHA: DAN, NAPTALI.

Do ZILPA: GAD, AZER.

Do RACHEL: GIUSE, BENJAMIN.

3. Ông Isaac kết bạn với Rebecca được ít lâu thì Abraham chết. Ông chôn cất cha bên mồ mẹ, trong đám đất mua được trên núi Hebron. Như thế tuy chưa chiếm được đất Canaan, nhưng đã có hai mộ tổ tiên làm của bảo đảm. Isaac giữ trọn các lời giao ước cũ. Hết lòng thờ Chúa, nhưng vợ ông son sẻ, không có con, ông sốt sắng cầu xin, Chúa mới cho sinh đôi được hai con trai, là Esau và Giacob. Chúa hiện ra hai lần chúc lành cho ông. Ông sống một cuộc đời thánh thiện.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
18-08-2009, 10:08 AM
TỔ PHỤ GIACOB


1. Bà Rebecca sinh hai người con: Esau là anh người to lớn, có lông lá, tính khí nóng nảy, làm nghề săn bắn. Giacob hiền lành, ở nhà chăn chiên, nên được mẹ thương hơn.

2. Lúc thấy mình đã già cả, mù mắt, sắp chết, Isaac bảo Esau đi săn thú về nấu cho ông bát cháo ăn, để chúc lành cho. Bà Rebecca bảo Giacob ra bắt hai con chiên, bà nấu một bát cháo hạp ý chồng, lấy áo Esau cho Giacob mặc, lấy da chiên bao tay và cổ con, đoạn bảo con bưng bát cháo lên hầu cha. Isaac tưởng lầm là Esau, nên đã chúc lành cho Giacob: Xin Thiên Chúa ban cho con sương trời và màu mỡ dưới đất, dư dật lúa mì và rượu nho. Chúc cho các dân các nước quỳ lạy con, con hãy làm Chúa anh em con. Khốn nạn cho kẻ chúc dữ cho con, và vinh phúc cho kẻ chúc lành cho con.

3. Bà Rebecca sợ Esau hại em, nên bảo con đi chốn qua nhà cậu là ông Laban, bên Lưỡng-hà-địa.

Giữa đường, mệt mỏi nằm ngủ, Giacob chiêm bao, thấy một chiếc thang bắc từ đất tới trời, Thiên Chúa ở trên cùng và Thiên thần đi lên đi xuống. Chúa phán: “Ta là Chúa của Abraham và Isaac. Ta sẽ ban cho ngươi đất này. Dòng dõi ngươi sẽ đông đúc, và Ta sẽ gìn giữ ngươi lúc đi lúc về.”

Giacob thức dậy, tự nói: “Nơi đây đáng sợ thật, đây là nhà Đức Chúa Trời và cửa Thiên Đàng”. Ông dựng đá làm đền thờ tế lễ Chúa, và hứa: “Nếu Chúa gìn giữ tôi, cho đi và về bình an, tôi sẽ thờ Chúa mãi mãi”.

4. Ông đi đến nhà cậu, gặp cô Rachel con cậu, xin cưới làm vợ. Cậu bắt giúp việc 7 năm, rồi gả cô Lea là chị có tật bét mắt, và hứa làm tôi 7 năm nữa, thì sẽ gả Rachel cho. Ông ưng thuận, và lấy thêm hai người hầu nữa, sinh được 12 người con trai là: Ruben, Simon, Levi, Giuđa, Dan, Napthali, Gad, Aser, Issachar, Zabulon, sau cùng Rachel mới sinh Giuse và Benjamin.

5. Giacob trở nên giàu có, và lúc con cái đông đúc, ông trở về quê cha. Giữa đường, trong một giấc chiêm bao, có một người lạ mặt đến vật lộn với ông suốt đêm, đến sáng lại đánh gãy gân nhượng của ông. Ông không chịu thả ra, buộc người kia phải chúc lành cho. Người lạ nói: “Từ nay không gọi ngươi là Giacob nữa mà gọi là Israel là kẻ đã đấu sức với Đức Chúa Trời”. Từ đó ông đi cà nhắc và con cháu ông gọi là dân Israel, họ không bao giờ chịu ăn gân nhượng bò.

6. Gặp Esau, anh em làm hòa với nhau vui vẻ, và ông trở về quê cha, gặp lại cha già trước khi chết. Giacob mỗi ngày một giàu có thịnh vượng, và luôn luôn hết lòng thờ kính Chúa.


LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
18-08-2009, 10:12 AM
TỔ PHỤ GIUSE


1. Giacob có 12 người con, nhưng Giuse và Benjamin, con Rachel, người vợ ông thương nhất, nên được ông cưng đặc biệt, điều đó làm cho các anh em ghen ghét.

Giuse lại kể hai điềm chiêm bao: Một hôm ông gặt lúa với anh em, thấy bó lúa mình đứng thẳng, 11 bó kia cúi lạy. Ông lại thấy như thể mặt trời mặt trăng và 11 ngôi sao khác quì lạy ông. Anh em ông lại thù ghét thêm, tìm cách hại ông.

2. Một hôm Giacob sai Giuse đi thăm các anh đang chăn chiên ở xa. Vừa thấy ông, lúc đầu họ muốn giết, nhưng Ruben khuyên nên bỏ ông xuống giếng cạn. Rồi nghe lời Giuđa, họ bán ông cho các lái buôn lấy 20 nén bạc đoạn lấy áo lông thấm máu chiên gởi về cho cha. Ông Giacob tưởng con chết, khóc lóc thảm thiết.

3. Các lái buôn đưa Giuse qua Ai-cập bán ông cho quan Putiphar. Thấy ông đẹp trai, bà vợ quan cám dỗ, nhưng bị ông cự tuyệt, nên bà trở lòng ghét, tố cáo ông, và ông bị bỏ tù.

Trong tù, gặp hai quan hầu cận vua, thấy chiêm bao, ông giải thích: một người sẽ bị giết, và một người ba ngày sau được vua tha cho về hầu rượu vua. Giuse xin ông nhớ đến minh, nhưng lúc được phục chức lại quên Giuse.

4. Hai năm sau vua Pharaô chiêm bao. Vua thấy bảy con bò béo đương ăn cỏ, bị bảy con bò ốm dưới sông lên ăn thịt. Rồi vua thấy bảy bông lúa chắc do một gốc nở ra, bị bảy bông lúa lép nuốt. Không vị pháp sư nào giải được. Quan hầu rượu vua mới nói đến Giuse. Vua triệu Giuse đến. Giuse thưa: Không phải tôi, mà chính là Chúa cho vua hiểu ý nghĩa. Hai chiêm bao cùng một nghĩa. Rồi đây nước sẽ được mùa 7 năm, đoạn có 7 năm tiếp theo mất mùa đói khát. Vua phải cho người thu cất hoa mầu trong 7 năm được mùa, để phòng lúc đói.

Vua rất vui lòng và phán: Ta còn chọn ai hơn ngươi là kẻ đầy ánh ánh của Thiên Chúa. Vua đặt Giuse làm quan đệ nhị.

5. Quả thực, tiếp đó, 7 năm ruộng vườn rất được mùa, Giuse làm thêm nhiều lẫm chứa lúa gạo. Kịp đến những năm mất mùa, ông đem lúa gạo ra bán cho dân. Lúc dân hết tiền, thì đem vàng bạc, ruộng vườn đến đổi lúa. Nhờ thế ông làm cho vua Pharaô giàu có vô kể. Ai đến kêu xin vua, vua đều bảo: Hãy chạy đến cùng Giuse !


LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
19-08-2009, 10:43 AM
DÂN ISRAEL Ở AI CẬP


1. Lúc bên Ai-cập đói kém, và Giuse bán lúa cho dân, thì bên Canaan cũng đói kém. Ông Giacob bảo con qua Ai-cập mua lúa. Khi mười anh ông đến nơi, Giuse nhận ra ngay, nhưng làm ra mặt giận, cho họ là thám tử, nên họ phải hết sức van lạy.

Ông khôn khéo hỏi tin cha già, hỏi tin em, rồi cho họ ăn uống no nê, bán lúa cho họ, nhưng bắt Siméon ở lại, làm con tin và buộc lần sau phải đem người em út qua, ông mới bán lúa cho. Ông bảo gia nhân bỏ bạc của họ vào bao lúa, đoạn cho họ về.

2. Về đến nhà, họ vừa mừng vừa lo, vì thấy tiền trong bao. Đến lúc hết lúa, họ đòi đi mua nữa, và nài xin cha già cho đem Benjamin đi theo. Giacob đau khổ nhưng cũng phải chịu.

Gặp các anh, lại có cả Benjamin, Giuse không cầm nước mắt được, cho họ ăn chung bàn, nhưng cũng chưa tỏ mình ra. Lúc bán lúa cho họ, lại bảo quân lính giấu chén bạc của mình trong bao lúa Benjamin.

Họ đi được một quãng, thì quân lính đuổi theo, soát các bao lúa, và bắt Benjamin lại. Tất cả 11 anh em trở lui khóc lóc, Giuse cầm mình không được, mới tỏ mình ra, ôm lấy các anh em mà khóc.

Vua Pharaô nghe chuyện, truyền cho Giuse đem xe ngựa về đón cả gia đình qua ở Ai-cập.

3. Ông Giacob còn nghi ngại, Đức Chúa Trời phán: Hỡi Giacob chớ sợ, hãy xuống Ai-cập, Ta sẽ đi theo ngươi, làm cho con cháu ngươi hóa nên một dân đông đúc, Giuse sẽ vuốt mắt ngươi.

Ai kể cho xiết nỗi vui mừng lúc cha con và anh em gặp nhau. Vua cho họ đất Gessen để ở. Chẳng bao lâu, họ trở nên giàu có và đông đúc.

Giacob đã già nua, hội các con lại chúc lành và nói tiên tri về mỗi người, nhận hai con trai của Giuse là Ephraim và Manassê làm con ngang hàng với chú bác. Ông chết rồi, Giuse và anh em đưa xác về chôn bên đất Canaan.

4. Bao lâu Giuse còn sống, dòng họ Israel còn trọng dụng. Lúc ông chết rồi, một dòng vua khác lên ngôi, không biết ơn ông nên hành hạ dan Israel. Bắt họ làm phu khổ sở, bắt nung gạch xây đền đài. Để đốc công hành hạ họ, nhất là bảo các bà hộ sinh giết hết con trai của họ.

Dân Israel rất khổ sở nên van cùng Chúa. Đó là lúc Chúa dùng để cứu vớt họ.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
19-08-2009, 10:48 AM
DÂN ISRAEL Ở AI CẬP


1. Lúc bên Ai-cập đói kém, và Giuse bán lúa cho dân, thì bên Canaan cũng đói kém. Ông Giacob bảo con qua Ai-cập mua lúa. Khi mười anh ông đến nơi, Giuse nhận ra ngay, nhưng làm ra mặt giận, cho họ là thám tử, nên họ phải hết sức van lạy.

Ông khôn khéo hỏi tin cha già, hỏi tin em, rồi cho họ ăn uống no nê, bán lúa cho họ, nhưng bắt Siméon ở lại, làm con tin và buộc lần sau phải đem người em út qua, ông mới bán lúa cho. Ông bảo gia nhân bỏ bạc của họ vào bao lúa, đoạn cho họ về.

2. Về đến nhà, họ vừa mừng vừa lo, vì thấy tiền trong bao. Đến lúc hết lúa, họ đòi đi mua nữa, và nài xin cha già cho đem Benjamin đi theo. Giacob đau khổ nhưng cũng phải chịu.

Gặp các anh, lại có cả Benjamin, Giuse không cầm nước mắt được, cho họ ăn chung bàn, nhưng cũng chưa tỏ mình ra. Lúc bán lúa cho họ, lại bảo quân lính giấu chén bạc của mình trong bao lúa Benjamin.

Họ đi được một quãng, thì quân lính đuổi theo, soát các bao lúa, và bắt Benjamin lại. Tất cả 11 anh em trở lui khóc lóc, Giuse cầm mình không được, mới tỏ mình ra, ôm lấy các anh em mà khóc.

Vua Pharaô nghe chuyện, truyền cho Giuse đem xe ngựa về đón cả gia đình qua ở Ai-cập.

3. Ông Giacob còn nghi ngại, Đức Chúa Trời phán: Hỡi Giacob chớ sợ, hãy xuống Ai-cập, Ta sẽ đi theo ngươi, làm cho con cháu ngươi hóa nên một dân đông đúc, Giuse sẽ vuốt mắt ngươi.

Ai kể cho xiết nỗi vui mừng lúc cha con và anh em gặp nhau. Vua cho họ đất Gessen để ở. Chẳng bao lâu, họ trở nên giàu có và đông đúc.

Giacob đã già nua, hội các con lại chúc lành và nói tiên tri về mỗi người, nhận hai con trai của Giuse là Ephraim và Manassê làm con ngang hàng với chú bác. Ông chết rồi, Giuse và anh em đưa xác về chôn bên đất Canaan.

4. Bao lâu Giuse còn sống, dòng họ Israel còn trọng dụng. Lúc ông chết rồi, một dòng vua khác lên ngôi, không biết ơn ông nên hành hạ dan Israel. Bắt họ làm phu khổ sở, bắt nung gạch xây đền đài. Để đốc công hành hạ họ, nhất là bảo các bà hộ sinh giết hết con trai của họ.

Dân Israel rất khổ sở nên van cùng Chúa. Đó là lúc Chúa dùng để cứu vớt họ.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
19-08-2009, 10:55 AM
NGÀY GIẢI PHÓNG


1. Công việc của Chúa làm, không ai lường được. Chúa muốn ra tay quyền phép để cứu dân, nhưng cần phải có người đủ khả năng để dân dắt dân Chúa. Chúa dùng kẻ nghịch để thực hiện việc Chúa.

Lúc dân Israel bị làm tôi mọi khổ nhục, có một người dòng Lêvi sinh được một đứa con trai rất tốt đẹp. Sợ người ta giết con, bà mẹ bỏ con vào một chiếc nôi chét dầu, rồi thả trong sông Nilô. Công Chúa con vua Ai-cập ra tắm, vớt được đứa nhỏ , giao cho một người đàn bà nuôi cho đến lúc khôn lớn. Người nuôi, lại chính là mẹ nó.

Lúc đã lớn khôn, bà công chúa đem vào đền nuôi, đặt tên là Moisen, nghĩa là cứu khỏi chết trôi, cho ăn học như hoàng tử.

2. Moisen lớn khôn, không quên dòng họ mình. Một hôm, bênh một người Israel bị đánh, ông giết chết một người Ai-cập. Công chuyện bại lộ, ông trốn vào đồng vắng Madian, cưới con gái thày cả xứ đó tên là Jetrô, và đi chăn chiên cho nhạc gia.

3. Ông nghe thấy dân mình khổ sở, nên buồn bực. Một hôm lừa bầy chiên qua ăn gần núi Horeb, ông thấy một bụi gai cháy đỏ mà không tàn, ông lại gần để xem, thì trong bụi gai có tiếng phán: “Chớ lại gần đây, hãy cởi giày ra, vì nơi ngươi đứng là nơi Thánh. Ta là Chúa của Abraham, Isaac và Giacob, Ta thấy sự khổ cực dân Ta ở Ai-cập, Ta nghe tiếng chúng kêu than. Ta sai ngươi đến đem dân Ta về đất Ta đã hứa, đất chảy toàn sữa và mật ong”.

Ông Moisen run sợ, Chúa bảo: “Ta sẽ đi theo ngươi”. Moisen hỏi tên Chúa để nói với dân, Chúa đáp: “Ta là Giavê nghĩa là Đấng Tự hữu, sai ngươi đi”. Chúa bảo ông đi với Aaron là anh ông, và hứa sẽ làm nhiều phép lạ, để buộc vua Pharaô phải để dân Chúa ra khỏi nước.

4. Moisen và Aaron đến trước mặt vua, nói lại lời Chúa dạy. Vua Pharaô sợ mất hết người làm việc nên không cho dân đi. Hai ông nghe lời Chúa làm 10 việc lạ lùng: Cho nước sông hóa ra máu, cho ếch nhái nhảy lên khắp nơi, cho muỗi mòng cắn chết người ta, cho ruồi nhặng vào đầy nhà, cho thú vật bị ôn dịch, người Ai-cập bị ung độc ghẻ lở, mưa đá phá hoại mùa màng, cào cào cắn hoa màu, trời đất tối tăm mù mịt.

Sau mỗi sự lạ, vua sợ sệt, hứa cho dân đi, rồi lúc Moisen cầu xin Chúa cho khỏi tai vạ, vua lại đổi ý.

Nên Chúa làm một tai vạ cuối cùng là bắt mọi con đầu lòng Ai-cập phải chết, mới cúu được dân Chúa.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
19-08-2009, 10:59 AM
LỄ VƯỢT QUA


1. Việc làm cuối cùng Chúa trị phạt dân Ai-cập, cũng là việc đầu tiên cho đời sống mới của dân Chúa, là lễ chiên Vượt qua.

Chúa dạy Moise bảo dân Israel: ngày mùng 10 tháng 2, mỗi nhà bắt một con chiên một tuổi, không tì vết, đến tối 14, giết con chiên, lấy máu bôi ngoài mày cửa, còn thịt chớ chặt xé, cứ đem quay, rồi mọi người trong gia đình thắt lưng, chân mang dép, tay cầm gậy, ăn với rau diếp đắng, và bánh không men. Đêm đó Thiên Thần Chúa đi qua các nhà, nhà Israel có máu chiên, sẽ bỏ qua, còn nhà nào của Ai-cập, không có dấu máu, thì vào giết chết con trai đầu lòng, cả con vua, con dân, cho đến con đầu lòng của thú vật.

Cả đêm, toàn nước Ai-cập khóc than, còn dân Israel, được Chúa cứu, kéo nhau đi ra khỏi nước, sau khi đã xin người Ai-cập cho đủ mọi thứ của cải.

Đó là lễ Chiên vượt qua, dân Chúa sẽ nhớ kỷ niệm muôn đời.

2. Dân Chúa nhờ bóng trăng rằm kéo đi, thì quan quân Ai-cập cho xe ngựa đuổi theo. Chúa bèn làm ra một cột mây, đi sau đoàn dân, không cho quân Ai-cập thấy. Đến Biển Đỏ, dân run sợ, ông Moisen giục lòng dân tin cậy Chúa, rồi theo lời Chúa dạy ông đưa gậy chỉ trên mặt biển. Nước rẽ đôi, đứng hai bên như hai bức tường, dân đi qua như đi trên bộ. Dân qua khỏi rồi, quân Ai-cập thấy đường nước khô, cũng đuổi theo. Moisen lấy gậy chỉ nước, nước ập lại, làm cho cả ngựa, cả xe, cả quan quân Ai-cập, chìm trôi ngổn ngang trên mặt nước.

3. Dân Israel thấy rõ quyền phép và lòng nhân từ của Chúa, nên hết lòng vui mừng, tin kính Chúa, ngợi khen Chúa, và cùng với Moisen chúc tụng ngợi khen Chúa đã cứu vớt họ.

Lễ Chiên vượt qua, làm cho khỏi chết con đầu lòng, nên từ đó mọi con trai đầu lòng, đầu dâng cho Chúa, và họ kỷ niệm Chiên vượt qua là đêm Chúa cho họ khỏi ách nô lệ Ai-cập, đi qua Biển Đỏ, về làm tôi Chúa tự do trong đất Chúa hứa ban cho.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
19-08-2009, 11:02 AM
GIAO ƯỚC SINAI


1. Các lời hứa của Chúa, đã bắt đầu thực hiện. Dân Chúa đã sinh ra đông đảo. Trước khi bước vào đất Chúa hứa, Chúa muốn cho dân có căn bản đạo lý, có tổ chức Tôn giáo, nhất là có một kỷ niệm huy hoàng, để trung tín thờ Chúa, nên Chúa lập giao ước với dân ở núi Sinai.

2. Ba tháng sau khi ra khỏi Ai-cập, dân cắm trại dưới chân núi Sinai. Moisen theo lời Chúa, dạy dân tắm rửa sạch sẽ, rồi ông lên núi. Đến ngày thứ ba, sấm chớp kinh hoàng, và một đám mây đen che đỉnh núi. Toàn dân run sợ. Moisen thưa cùng Chúa, tiếng Chúa đáp lại như sấm sét. Rồi Chúa truyền cho ông mọi lề luật của Chúa, khắc vào hai bia đá.

3. Những lề luật của Chúa đơn giản rõ ràng. Về sau các Thầy cả và các Luật sĩ, suy luận thêm ra, và đem thực hành, rồi mỗi đời thêm chi tiết vào, thành ra bộ lề luật rất tỉ mỉ, chép trong sách Xuất hành, và sách Lê-vi. Các luật đó gồm ba phần.

a) Phần luân lý : là mười điều răn của Chúa.

b) Phần Phụng vụ : gồm cách thức thờ Chúa, cách thức xây dựng và tổ chức Nhà Tạm, cách thức và tổ chức bậc tư tế.

c) Phần xã hội : chỉ cách thức đối xử với người nghèo, người cô độc, người tôi mọi, người tật phong.

4. Hai bia đá chép lề luật Chúa, bi Moisen ném vào con bò vàng vỡ tan ra, Chúa khắc lại trong hai bia khác, bảo ông Moisen mang xuống đọc cho dân nghe. Giao ước tóm lại trong một câu: Nếu dân vâng giữ lề luật Chúa, thì Chúa là Chúa riêng của dân, và dân Israel là dân riêng của Chúa. Toàn dân hứa vâng theo. Ông Moisen bèn giết chiên bò, tế lễ Chúa, lấy huyết, một phần rảy lên bia đá, một phần rảy trên dân chúng. Đó là nghi lễ ký kết lời giao ước giữa Thiên Chúa và dân Người.

Từ đó, dân Israel thành dân riêng của Chúa, và căn bản đời sống của họ là lề luật của Chúa.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
19-08-2009, 11:09 AM
ISRAEL THẤT TRUNG


1. Lịch sử dân thánh Chúa là một cuộc tranh đấu thường xuyên giữa lòng Chúa thương yêu vô hạn và tâm địa xấu xa tội lỗi của loài người. Ngay từ lúc đầu, Chúa thương yêu dựng nên loài người, thì bị loài người phản ngụy phá hư việc Chúa. Cứu vớt nhà Noe lập lại một loài người mới, thì con cháu ông thất tín với Chúa. Bây giờ Chúa chọn một dân bé nhỏ, ra công huấn luyện để nên dân thánh Chúa, thì cũng bị dân đó bội bạc thất trung với Chúa.

2. Số là lúc Moisen lên núi với Chúa, ở luôn 40 đêm ngày trong đám mây mù mịt, dân Israel nóng lòng chờ đợi và thích thờ bụt thần vì dễ dàng hơn, rõ rệt hơn Thiên Chúa linh thiêng và thánh thiện, nên mới xin Aaron: “Chúng ta hãy đúc một tượng thần mà thờ, vì ông Moisen chúng ta không biết sống chết thế nào trên núi” Aaron thấy dân ngỗ nghịch, sợ nổi loạn, nên bảo họ đem vàng bạc tới đúc thành một con bò, và nói với họ: “Hỡi Israel, đây là thần đã đưa các ngươi ra khỏi Ai-cập”. Ông xây một bàn thờ, và tổ chức một cuộc lễ, dân chúng dâng lễ vật chiên bò, rồi hợp nhau ăn chơi nhảy múa.

3. Ông Moisen cùng Gioduê mang hai bia đá từ trên núi xuống. Nghe tiếng ồn ào, hát ca, và lúc đến gần thấy con bò vàng, ông nổi cơn thịnh nộ ném vỡ hai bia đá, rồi đốt cháy con bò vàng và nghiền thành tro, rảy lên nước, bắt dân phải uống hết. Moisen hỏi Aaron: “Dân này làm gì mà ông dẫn nó tới tội lỗi như thế này”? Aaron đáp lại: “Xin ngài chớ nổi giận, ngài biết dân này hướng chiều về đường trái, nên bảo tôi đúc bò vàng cho họ thờ”.

Biết dân đã ra lăng loàn, Moisen bèn đứng trước ngay cửa trại, hô to: “Ai theo Thiên Chúa, hãy lại với ta”. Tất cả con cái Lê-vi họp lại quanh người. Moisen bảo: “ Hãy rút gươm ra, đi qua đi lại trong dân, mỗi người giết anh, giết bạn, giết bà con mình.” Ba nghìn người bị giết nội ngày đó.

Ngày hôm sau , Moisen lên núi, cầu khẩn Chúa: “Xin Chúa tha tội cho dân, nếu không, thì xin Chúa bôi tẩy tên con khỏi sách của Chúa!” Chúa vì lời Moisen, tha thứ cho dân.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
19-08-2009, 11:11 AM
CHÚA VẪN Ở VỚI DÂN


1. Chúa thánh thiện vô cùng, đã phạt dân rất nghiêm nhặt. Người bắt họ đi suốt 40 năm trên rừng vắng, cho đến khi tất cả mọi người lớn lúc ra khỏi Ai-cập, đều chết hết, Người mới cho con cháu họ vào đất hứa. Nhưng Chúa lại nhân từ vô cùng và trung tín với lời hứa, nên tiếp tục dẫn đưa họ và dùng 40 năm huấn luyện họ thành ra một dân tộc có tổ chức.

2. Chúa làm ra bao nhiêu việc lạ lùng: ban ngày Chúa hóa ra đám mây che đầu, ban đêm hóa nên cột lửa đi trước dẫn đường cho dân.

Gặp hồ Mara, dân không uống được vì nước mặn, Chúa dặn ông Moisen lấy một cành cây bỏ vào nước, nước liền ra ngọt.

Dân đói khát thèm hành tỏi và thịt của Ai-cập. Chúa bảo: “Chiều nay các ngươi sẽ có thịt ăn, và ngày mai sẽ có bánh ăn no đủ”. Quả thật mỗi chiều chim cút từ bốn phương trời bay lại, dân bắt ăn no nê, và mỗi sáng, một thứ sương trên trời rơi xuống, đông thành bột, có đủ mọi mùi. Đó là bánh Manna.

Moisen đã dặn: Đừng ai lượm để dành đến ngày mai, vì sáng nào cũng có đủ. Chỉ có ngày thứ sáu là lượm gấp đôi để nghỉ ngày Sabbatô. Thế mà vẫn có người tham, lượm để dành nên bị sâu thối.

Manna rơi xuống như thế suốt 40 năm. Moisen dạy Aaron lấy một ít Manna bỏ vào một cái bình, đặt luôn trước bàn thờ Chúa để nhớ ơn muôn đời.

Lúc dân thiếu nước uống, Chúa dạy Moisen cầm gậy đánh một cái vào tảng đá, sẽ có nước chảy, nuôi toàn dân và súc vật. Nhưng vì thiếu lòng tin. Moisen đánh hai cái, nên sau này Chúa phạt không cho ông vào đất hứa.

4. Đang lúc đi đường, dời trại nơi này qua nơi khác, dòng họ Lêvi có phận sự đưa nhà tạm đi theo, và đến trạm nghỉ nào họ cũng dựng lên để thờ phượng Chúa.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
21-08-2009, 11:15 AM
Israel Là Một Dân Tư Tế



1. Chúa đã phán với dân Israel: "Cả mặt đất thuộc về Ta, nhưng các ngươi sẽ là một dân tư tế, một nước được thánh hóa". (X H. XIX. 6)

Toàn dân được thánh hóa, nghĩa là được biệt riêng ra để thuộc về Chúa, để giữ luật Chúa và để thờ phượng Chúa. Chính vì thế, nên Chúa dùng phép cắt bì, ghi ngay nơi vật dùng để lưu truyền nòi giống của người đàn ông, là có ý chỉ mọi người con cái Israel đều thuộc về Chúa.


2. Trên chức tư tế chung của toàn dân, còn có một chức tư tế riêng biệt, thừa tác, để thực hành việc phụng sự Chúa.


Trong 12 họ, Chúa chọn riêng họ Lêvi để phụ trách việc phục vụ.


Họ không có phần đất, chỉ sống nhờ việc phụng vụ, cũng không phải đi lính hay làm các việc công ích khác.


Trong dòng họ Lêvi, Chúa chọn riêng nhà Aaron để giữ chức tế lễ. Chúa dạy Moisen xức dầu cho Aaron và các con trai ông, biệt riêng họ ra để giữ chức tế lễ trước mặt Chúa muôn đời.

3. Chúa định rõ các của lễ và cách dâng lễ, các ngày phải dâng tế.

Của lễ phân làm nhiều loại. Lễ long trọng nhất, là Hy lễ, phải thiêu con vật, dâng cho Chúa, để tôn thờ, và đền tội. Có lễ Thù ân, dâng thú vật để cám ơn Chúa, chỉ thiêu một phần, còn lại để cho các tư tế được hưởng. Có lễ chay, là dâng bột, dầu, nhũ hương, hoa quả. Thầy cả dâng hết cho Chúa, rồi đốt đi hay hủy đi một phần.

Các ngày lễ: tuy mỗi ngày đều có tế lễ, nhưng ngày Sabbatô mới là ngày lễ trọng buộc mọi người dự. Mỗi năm có lễ Vượt qua, kỷ niệm việc Chúa giải phóng dân, lễ 50, ngày kỷ niệm Chúa ban lề luật trên núi Sinai, và lễ Nhà Tạm, kỷ niệm 40 năm đi trên rừng. Về sau còn thêm nhiều lễ khác nữa.

LM. TRẦN HỮU THANH (DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
22-08-2009, 10:38 AM
VÀO ĐẤT HỨA


1. Chúa dùng 40 năm trên rừng để phạt tội dân Chúa đã thờ bò vàng, nhưng cũng để huấn luyện họ về mọi mặt. Trước kia họ là một đoàn người du mục, trong 30 năm dừng lại ở Cađê Chúa huấn luyện thành một dân nông nghiệp, sống định cư.

2. Khi mọi người đã trưởng thành lúc ra khỏi Ai-cập đều chết hết, chỉ trừ Gioduê với Caleb, Chúa bảo dân vào chiếm đất Canaan. Chính Moisen, vì không đủ lòng tin lời Chúa, cũng không được vào. Ông truyền chức cho Gioduê dẫn dắt dân Chúa, rồi lên núi Nêbô, được Chúa cho nhìn thấy đất Chúa hứa. Lúc đó ông được 120 tuổi, mắt còn sáng, sức còn mạnh, ông chết thánh thiện, và Chúa chôn ông vào một nơi không ai biết. Trong con cái Israel, không có vị tiên tri nào sánh kịp với Moisen. Dân chúng thương khóc ông suốt 30 ngày.

3. Gioduê khôn ngoan, cho người vào dò thám đất Canaan, và khi biết đất tốt và có triệu chứng Chúa ban đất ấy cho dân, mới ra lệnh vượt qua sông Giođanô.

Việc qua sông cử hành rất long trọng. Dân chúng phải lo tẩy uế thân mình. Các thầy cả khiêng hòm bia đi trước dân. Nước sông Giođanô cũng rẽ đôi ra, để họ và cả đoàn dân đi qua như đi trên đất. Lúc ra giữa sông các thầy cả đứng lại, toàn dân đi qua trước, mỗi chi họ lấy một tảng đá giữa lòng sông, khiêng lên bờ để xây một đài kỷ niệm, cho con cháu về sau nhớ việc Chúa làm.

4. Khi toàn dân lên bờ hết, các thầy cả khiêng hòm bia đi trước, và đến tối ngày dừng lại, dựng đài kỷ niệm. Hôm đó mọi người nam đều chịu phép cắt bì, rồi toàn dân ăn lễ chiên Vượt qua. Từ ngày rời Ai-cập, hôm nay mới mừng lễ Vượt qua thứ hai. Manna hết rơi, và dân bắt đầu ăn hoa màu của đất hứa.

5. Vì họ Lêvi lo việc đền thờ, không có đất, nhưng hai con trai của Giuse được Giacob nhận bằng chú bác, nên đất hứa chia làm 12 phần. Hai họ rưỡi xin ở lại bên này sông Giođanô, còn chín họ rưỡi chia đất đai xứ Canaan mà chiếm cứ làm gia nghiệp.

LM. TRẦN HỮU THANH ( DÒNG CHÚA CỨU THẾ)

cafeda2009
22-08-2009, 10:41 AM
Thời các quan án



1. Vào đất Canaan, dân Israel còn phải chiến đấu với các thổ dân. Vì những dân này tội lỗi đầy tràn, nên Chúa để cho Israel đánh thắng họ rất dễ.

2. Chúa dạy dân hãy diệt tan mọi dân, lấy được vật gì, phải thiêu hủy hết. Chúa để cho dân Israel thắng các dân khác, để cho loài người biết oai quyền Thiên Chúa, và dạy đốt tan mọi vật cướp được, để dân chỉ biết tin cậy vào Chúa.

Dân chúng tham lam và lười biếng. Chiếm được của, lại tiếc không tiêu hủy, nên nhiều lần Chúa để cho họ phải thất trận. Và họ chỉ chiếm vừa đủ đất để ở, còn để dân Moab và dân Phixilitinh lại, gả con gái cho họ, cưới con gái của họ, nên hai dân kia làm khó cho dân, và dần dần lôi kéo dân thờ bụt thần.

3. Lúc ông Gioduê còn sống, dân còn đoàn kết với nhau, trung tín giữ luật Chúa, nên nước yên ổn. Lúc ông được 110 tuổi, thì qua đời, dân chia rẽ nhiều, bỏ luật Chúa, thờ bụt thần, nên Chúa để cho phải giặc giã khốn khó suốt 170 năm.

4. Chúa trung tín không bỏ dân. Mỗi lúc dân Chúa nguy cấp, Chúa cho dấy lên một vị quan án. Vừa là tướng cầm binh đánh giặc để cứu dân, vừa là người xét xử mọi việc kiện tụng trong dân chúng, dạy dỗ dân trở lại cùng Chúa. Có tất cả 12 quan án, trong số đó có một người đàn bà, can đảm, mạnh bạo là bà Đêbôra.

Các quan án được sử sách nhắc nhở đến nhiều, là Giêđêon và Samsơn.

Giêđêon, lúc được dấu rõ ràng Chúa gọi làm tướng cứu vớt dân, đã đứng lên đập phá đền thờ bụt thần, khuyên dân trở lại với Chúa, rồi ra đánh thắng quân địch.

5. Ông Samsơn, được Chúa ban cho sức mạnh phi thường, nhờ kiêng uống rượu, và không hề cắt tóc, ông đã đánh phá quân Phixilitinh nhiều lần. Nhưng sau cùng bị mắc mưu Đalila, một kỹ nữ, tỏ bí mật ra cho nó, bị nó cắt tóc, nên hết sức mạnh.

Ông bị bắt, bị khoét mắt và làm phu tù khổ sở. Lúc tóc ông đã khá dài, dân Phixilitinh đem ông ra giữa cuộc hội để cười nhạo, ông ăn năn cầu khẩn Chúa, rồi ông lay cột đình, làm ngôi đình đổ sụp đè chết nhiều người, và chính ông cũng bị đè chết.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
22-08-2009, 04:38 PM
Chuyện Bà Ruth


1. Tuy trong thời các quan án, suốt 170 năm, dân Israel sa ngã, thờ bụt thần ngoại giáo, nhưng trong dân chúng còn rất nhiều người thánh thiện. Ảnh hưởng tốt của dân Israel cũng lan ra trên các người ngoại giáo liên lạc với họ. Chúa khôn ngoan, lợi dụng hết mọi điều, để thực hiện chương trình thương yêu của Chúa.

2. Thời đó, bên Israel đói kém, một gia đình Israel thuộc dòng Giuđa, ở Bêlem qua ngụ cư xứ Moab. Hai người con trai đều lấy vợ ngoại, thuộc dân Moab. Lúc người cha và hai đứa con trai đã chết, bên Israel lại được mùa, nên bà vợ tên là Nôêmi trở về quê. Một người con dâu của bà, tên là Ruth hiếu thảo, quyết tâm theo mẹ chồng.

3. Về quê, không còn ruộng đất, nên bà Ruth phải đi mót lúa về nuôi mẹ chồng. Được của ăn nào ngon, bà cũng để dành cho mẹ. Bà gặp ông Bột là người họ hàng với chồng bà, tỏ lòng thương yêu bà. Thấy bà có lòng hiếu thảo, ông bột cưới bà làm vợ.

Ông Bột còn chuộc lại đất ruộng trước đây chồng quá cố của bà đã bán cho kẻ khác.

4. Ông Bột lấy bà Ruth sinh ra Obed, và Obed sinh ra Giêssê, là thân phụ của Đavít sau này, và cũng là tổ phụ của Đức Chúa Giêsu. Đó là một việc Chúa sắp đặt.

Vì thế, sau này lúc kể tông tích Đức Chúa Giêsu, các thánh sử đã kể tên bà Ruth.

Lm Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
22-08-2009, 05:38 PM
Một Giai Đoạn Mới Trong Chương Trình Của Chúa


1. Truyện này cũng như chuyện bà Ruth, tỏ ra Đức Chúa Trời khôn khéo dùng những việc rất tầm thường để thực hiện những việc lớn lao của người. Trong hai bài sau này, lại thấy Chúa uốn mình theo sự xấu xa ương ngạnh của loài người luôn luôn cưỡng lại việc Chúa, để đi tới những kết quả bất ngờ.

2. Ông Elcana, thuộc dòng Ephraim, có hai người vợ, bà cả tên Anna không có con, nên bị người vợ hai khinh dể. Mỗi năm cả gia đình lên đền thờ cầu nguyện, bà Anna khóc lóc thảm thiết, xin cho được một người con trai, và hứa sẽ dâng vào Đền thờ giúp việc Chúa. Quả thật, bà đã sinh được một người con trai, đặt tên là Samuel. Lúc đã thôi sữa, bà vui mừng, đem con lên Đền thờ tạ ơn Chúa, và xin cho con ở lại với thầy cả Hêli.

3. Thầy cả Hêli đã già, để cho hai con ông lộng hành, đến nỗi cướp các lễ vật dâng tế Chúa mà ăn. Samuel sốt sắng lo việc Đền thờ. Một đêm kia, ngủ gần Hòm Bia Chúa, Samuel nghe tiếng gọi: “Samuel ! Samuel !”- Samuel thưa: “Có tôi đây”. Samuel tưởng thầy cả Hêli gọi, nên chạy đến hỏi. Thầy cả bảo không phải thầy gọi, Samuel về ngủ lại. Đến lần thứ ba, thầy cả biết là tiếng Chúa, nên bảo Samuel: Nếu con còn nghe gọi nữa, hãy thưa lại: Lạy Chúa xin dạy bảo, nầy tôi tớ Chúa vâng nghe ! Quả thật, lúc Chúa gọi lại, Samuel ngồi lên thưa như lời thầy Hêli bảo, thì Chúa tỏ ra cho biết những hình phạt ghê sợ sẽ giáng xuống trên nhà Hêli, vì tội ác của hai người con của ông.

4. Quả thật cả nhà Hêli phải chết khốn nạn, quân Phixilitinh cướp phá cả nước, cướp cả Hòm Bia Chúa đem về xứ họ. Nhưng để hòm bia nơi nào, thì nơi đó phải tai họa kinh khủng. Nên 7 tháng sau, họ đặt Hòm Bia trên một cỗ xe, cho hai con bò kéo thẳng về đất Israel. Thấy Hòm Bia Chúa trở về, dân chúng mừng rỡ đón rước.

5. Samuel khôn lớn, Chúa ở với ông, ông khôn ngoan nhân đức, dè giữ mọi lời nói, toàn dân nhìn ông là vị Phát ngôn viên của Chúa. Ông là vị quan án cuối cùng xét xử mọi việc của dân, và làm thầy cả lo việc tế lễ Chúa.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
22-08-2009, 08:57 PM
Vua đầu tiên của Israel


1. Lúc ông Samuel đã già, hai người con trai làm quan án, phạm nhiều điều ngang trái. Dân Israel đòi lập một vua cai trị nước như các dân khác, ông Samuel không bằng lòng, vì tin tưởng một mình Chúa là vua của dân. Chúa bảo: “Cứ nghe theo lời dân xin, không phải chúng muốn bỏ ngươi, mà muốn bỏ Ta. Hãy đặt cho họ một vua, nhưng nói rõ cho họ biết các vua sẽ bắt họ mang ách nặng nề.”

2. Ông Samuel nói rõ mọi sự, dân cứ nằng nặc đòi cho được vua. Chúa phán với ông: “Ngày mai giờ này, Ta sẽ sai một người dòng Benjamin đến gặp ngươi, ngươi hãy xức dầu phong làm tướng cai trị dân Israel, để cứu dân khỏi quân Phixilitinh”. Quả thật ngày hôm sau, ông Samuel gặp Saolê, thuộc dòng Benjamin, người to lớn đẹp đẽ, ông đổ dầu trên đầu Saolê, phong cho làm vua Israel.

3. Ông Samuel đem Saolê ra trình diện với dân chúng, trao mọi quyền cai trị cho Saolê. Saolê được dân chúng hoan hô. Vua Saolê cùng với con là Gionathan làm tướng, đánh thắng Ammon và quân Phixilitinh ở Galgala. Nhưng trước khi ra trận, vua Saolê đã phạm tội lần thứ nhất: Không đợi Samuel, ông tự dâng lễ thiêu tế Đức Chúa Trời. Ví thế, nên lúc ông hỏi Chúa có nên đuổi theo quân Phixilitinh? Chúa không trả lời.

4. Ông Samuel lại truyền lệnh Chúa cho vua đi đánh vua Amêlec và bảo phải thiêu sạch cả người lẫn chiên bò lừa ngựa. Vua Saolê thắng trận, nhưng tiếc của, nên để tướng Agag sống, và cũng lựa để riêng ra những chiên bò béo tốt, nói là để dâng cho Chúa.

Chúa dạy: “Ta hối tiếc đã lập Saolê làm vua, nó bỏ Ta và không tuân giữ lời Ta”. Ông Samuel tức giận, trách mắng Saolê: “Chúa có thích các lễ vật, các lễ thiêu bằng sự vâng lời Chúa đâu? Vâng lời trọng hơn của lễ. Tội không vâng lời Chúa, cũng trọng bằng tội thờ ma quỷ bụt thần. Vì ngươi đã bỏ lời Chúa thì Chúa cũng bỏ ngươi, và cất vương quyền khỏi ngươi”.

Từ đó, Samuel không còn gặp lại Saolê nữa.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
22-08-2009, 09:48 PM
Chúa chọn kẻ rốt hèn


1. Samuel buồn phiền vì thấy Saolê bị Chúa bỏ. Chúa khuyên bảo ông chớ buồn, và hãy xuống thành Bêlem để Chúa chỉ cho một vị vua khác trong nhà Esai. Ông đến Bêlem, nói với dân là đi tế lễ Chúa, rồi gọi ông Esai và bảo các con trai ông lo tắm rửa để dự lễ. Các con trai ông Esai to lớn tốt đẹp, đi qua trước mặt Samuel. Nhưng xem hết cả 7 người, Chúa đều tỏ ra chưa phải kẻ Chúa chọn. Ông Esai nói: Chỉ còn một đứa nhỏ nhất đang chăn chiên ngoài đồng. Samuel bảo đi gọi, thì chính đó là Đavít, người Chúa chọn, nên ông đổ dầu phong vương cho ông. Tức thì thần khí Chúa ngự xuống trên Đavít.

2. Thần khí Đức Chúa Trời ra khỏi Saolê, ông trở nên nóng nảy khó tính. Các tôi tớ vua chọn Đavít đưa vào đền, để đánh đàn cho vua nghe. Mỗi lần Saolê nổi cơn điên, nghe Đavít gảy đàn, thì êm dịu lại, nên vua rất thương Đavít.

3. Quân Phixilitinh cứ đến quấy rối mãi. Chúng có viên tướng to lớn lạ thường, tên là Goliat, mỗi ngày ra trước ba quân cười nhạo Israel, và thách đấu ai dám đấu võ với anh ta. Vua quan Israel đều xấu hổ, nhưng không ai dám ra đối địch. Ông Đavít hổ thẹn cho dân Chúa, nên tình nguyện ra đánh. Vua Saolê lấy áo giáp của mình mặc cho Đavít, nhưng vì ông quá bé nhỏ, mặc không được, ông chỉ cầm một cây gậy, chọn năm hòn sỏi, và xách chiếc ná ra đi. Thấy vậy Goliat cười nhạo: “Tao có phải con chó đâu mày xách gậy đi đánh? Tới đây để tao vất xác mày cho chim ăn”. Đavít trả lời: “Mày cầm gươm cầm giáo đến đánh tao, tao đánh lại mày nhân danh Thiên Chúa Israel, mà mày khinh dể. Hôm nay Chúa phú mày cho tao. Tao sẽ chặt đầu mày, và vất xác quân Phixilitinh cho chim trời phân thây”.

Đavít xông tới, bỏ đá vào ná, ném một hòn đúng ngay giữa trán Goliat. Goliat ngã xuống đất. Đavít chạy lại, lấy gươm của hắn chặt đầu hắn giơ lên. Toàn quân Phixilitinh khiếp sợ chạy tán loạn. Quân Israel reo hò đuổi theo, giết chết vô số. Đavít đem đầu Goliat về dâng cho Saolê.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
22-08-2009, 10:26 PM
Chúa chọn kẻ rốt hèn


1. Samuel buồn phiền vì thấy Saolê bị Chúa bỏ. Chúa khuyên bảo ông chớ buồn, và hãy xuống thành Bêlem để Chúa chỉ cho một vị vua khác trong nhà Esai. Ông đến Bêlem, nói với dân là đi tế lễ Chúa, rồi gọi ông Esai và bảo các con trai ông lo tắm rửa để dự lễ. Các con trai ông Esai to lớn tốt đẹp, đi qua trước mặt Samuel. Nhưng xem hết cả 7 người, Chúa đều tỏ ra chưa phải kẻ Chúa chọn. Ông Esai nói: Chỉ còn một đứa nhỏ nhất đang chăn chiên ngoài đồng. Samuel bảo đi gọi, thì chính đó là Đavít, người Chúa chọn, nên ông đổ dầu phong vương cho ông. Tức thì thần khí Chúa ngự xuống trên Đavít.

2. Thần khí Đức Chúa Trời ra khỏi Saolê, ông trở nên nóng nảy khó tính. Các tôi tớ vua chọn Đavít đưa vào đền, để đánh đàn cho vua nghe. Mỗi lần Saolê nổi cơn điên, nghe Đavít gảy đàn, thì êm dịu lại, nên vua rất thương Đavít.

3. Quân Phixilitinh cứ đến quấy rối mãi. Chúng có viên tướng to lớn lạ thường, tên là Goliat, mỗi ngày ra trước ba quân cười nhạo Israel, và thách đấu ai dám đấu võ với anh ta. Vua quan Israel đều xấu hổ, nhưng không ai dám ra đối địch. Ông Đavít hổ thẹn cho dân Chúa, nên tình nguyện ra đánh. Vua Saolê lấy áo giáp của mình mặc cho Đavít, nhưng vì ông quá bé nhỏ, mặc không được, ông chỉ cầm một cây gậy, chọn năm hòn sỏi, và xách chiếc ná ra đi. Thấy vậy Goliat cười nhạo: “Tao có phải con chó đâu mày xách gậy đi đánh? Tới đây để tao vất xác mày cho chim ăn”. Đavít trả lời: “Mày cầm gươm cầm giáo đến đánh tao, tao đánh lại mày nhân danh Thiên Chúa Israel, mà mày khinh dể. Hôm nay Chúa phú mày cho tao. Tao sẽ chặt đầu mày, và vất xác quân Phixilitinh cho chim trời phân thây”.

Đavít xông tới, bỏ đá vào ná, ném một hòn đúng ngay giữa trán Goliat. Goliat ngã xuống đất. Đavít chạy lại, lấy gươm của hắn chặt đầu hắn giơ lên. Toàn quân Phixilitinh khiếp sợ chạy tán loạn. Quân Israel reo hò đuổi theo, giết chết vô số. Đavít đem đầu Goliat về dâng cho Saolê.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
23-08-2009, 09:50 PM
SaoLê ghét Đavít 1. Đavít ban đầu nhờ gảy đàn hay và thắng được Goliat, nên được Saolê thương yêu, và được kết bạn thân với Gionathan, con vua. Nhưng khi Saolê nghe các phụ nữ hát: “Saolê giết được một ngàn, Đavít giết được mười ngàn quân địch”. Saolê ghen tị tìm đủ cách hại Đavít. Hai lần Saolê nổi cơn điên, phóng giáo vào Đavít đang gảy đàn, Đavít tránh được. Vua đặt Đavít làm tướng cầm binh, có ý mượn tay quân địch giết Đavít. Nhưng Đavít đánh trận nào cũng thắng, dân chúng tin cậy người. Sao lê gả công chúa Micôn cho Đavít, và quyết lập mưu giết ông, Gionathan báo cho Đavít hay. 2. Đavít chạy chốn. Đầu tiên đến núp ở nhà Samuêlê, rồi chạy xuống Nobê núp ở nhà thầy cả Akimêlêc. Vì quá đói, thầy cả cho ông ăn bánh đã hiến dâng trên bàn thờ, rồi giao gươm của Goliat xưa cho ông: ông chốn vào trong rừng núi. Vì thế cả nhà thầy cả Akimêlêc bị Saolê giết. Từ đó Đavít và nhóm bộ hạ phải chốn tránh trong rừng vắng, đi đánh thuê cho người để sống. Một hôm Saolê đi tìm Đavít để giết, tình cờ lại vào ngủ trong hang Đavít đang ẩn núp, Đavít có thể thừa dịp để hạ Saolê, nhưng ông chỉ cắt một vạt áo của Saolê, và sáng ngày đứng xa xa giơ lên cho Saolê thấy. Lần khác Đavít vào ngay trong trại Saolê, thấy vua và các tướng đang ngủ mê, Abisai đi với Đavít khuyên ông giết Saolê đi, Đavít trả lời: “Không nên đụng đến vì là người đã được Chúa xức dầu”, ông chỉ lấy thanh gươm và bình nước của vua Saolê, rồi hôm sau, đứng bên kia sườn núi đưa lên cho vua xem. 3. Đavít còn chốn tránh, cho đến lúc Saolê và Gionathan bại trận ở núi Ghenbôê, Đavít được một người đến báo tin Gionathan tử trận, và chính hắn cũng đã giết Saolê. Đavít không những không vui mừng, mà còn giết ngay kẻ báo tin vì hắn đã dám giết vua, và Đavít đã khóc thương Gionathan thảm thiết. Sau đó, Chúa tỏ ra cho Đavít phải lên thành Hêbrôn để nhận quyền làm vua trị nước. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
23-08-2009, 10:38 PM
SaoLê ghét Đavít 1. Đavít ban đầu nhờ gảy đàn hay và thắng được Goliat, nên được Saolê thương yêu, và được kết bạn thân với Gionathan, con vua. Nhưng khi Saolê nghe các phụ nữ hát: “Saolê giết được một ngàn, Đavít giết được mười ngàn quân địch”. Saolê ghen tị tìm đủ cách hại Đavít. Hai lần Saolê nổi cơn điên, phóng giáo vào Đavít đang gảy đàn, Đavít tránh được. Vua đặt Đavít làm tướng cầm binh, có ý mượn tay quân địch giết Đavít. Nhưng Đavít đánh trận nào cũng thắng, dân chúng tin cậy người. Sao lê gả công chúa Micôn cho Đavít, và quyết lập mưu giết ông, Gionathan báo cho Đavít hay. 2. Đavít chạy chốn. Đầu tiên đến núp ở nhà Samuêlê, rồi chạy xuống Nobê núp ở nhà thầy cả Akimêlêc. Vì quá đói, thầy cả cho ông ăn bánh đã hiến dâng trên bàn thờ, rồi giao gươm của Goliat xưa cho ông: ông chốn vào trong rừng núi. Vì thế cả nhà thầy cả Akimêlêc bị Saolê giết. Từ đó Đavít và nhóm bộ hạ phải chốn tránh trong rừng vắng, đi đánh thuê cho người để sống. Một hôm Saolê đi tìm Đavít để giết, tình cờ lại vào ngủ trong hang Đavít đang ẩn núp, Đavít có thể thừa dịp để hạ Saolê, nhưng ông chỉ cắt một vạt áo của Saolê, và sáng ngày đứng xa xa giơ lên cho Saolê thấy. Lần khác Đavít vào ngay trong trại Saolê, thấy vua và các tướng đang ngủ mê, Abisai đi với Đavít khuyên ông giết Saolê đi, Đavít trả lời: “Không nên đụng đến vì là người đã được Chúa xức dầu”, ông chỉ lấy thanh gươm và bình nước của vua Saolê, rồi hôm sau, đứng bên kia sườn núi đưa lên cho vua xem. 3. Đavít còn chốn tránh, cho đến lúc Saolê và Gionathan bại trận ở núi Ghenbôê, Đavít được một người đến báo tin Gionathan tử trận, và chính hắn cũng đã giết Saolê. Đavít không những không vui mừng, mà còn giết ngay kẻ báo tin vì hắn đã dám giết vua, và Đavít đã khóc thương Gionathan thảm thiết. Sau đó, Chúa tỏ ra cho Đavít phải lên thành Hêbrôn để nhận quyền làm vua trị nước. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
23-08-2009, 10:40 PM
ĐAVÍT LÊN NGÔI 1. Lúc biết tin Saolê đã chết, Đavít theo lời Chúa đem gia đình và quân lính về lập đô ở Hebron, cai trị dòng họ Giuđa. 2. Toàn dân Israel đến gặp Đavít ở Hebron và tâu: “Chúng tôi là một xương một thịt với ông. Khi Saolê còn sống, chính ông đã điều khiển dân Israel. Chúa đã phán với ông: “Chính ngươi đã chăn dắt dân Ta, và sẽ cầm đầu dân Israel” Sau 7 năm chỉ làm vua họ Giuđa, lúc 30 tuổi, Đavít lên ngôi, và cai trị cả dân Israel trong 33 năm. 3. Được toàn dân tôn làm vua, Đavít cướp được thành Giêrusalem trên núi Sion, của dân Giêbusêa, dời kinh đô về đó, nên gọi là thành Đavít. Ông còn đại thắng quân Phixilitinh. Chúa chúc lành cho ông, con cái ông sinh ra đông đúc. Ông vui mừng long trọng đón Hòm Bia Chúa về đặt trong thành đô. Nhờ vua xứ Tyr gởi gỗ quí đến, ông đã xây một cung điện nguy nga, và ông cũng muốn khởi công xây Đền Thờ sang trọng cho Chúa. Nhưng Chúa bảo ông: “Không phải ngươi xây nhà cho Ta, chính Ta sẽ xây cho ngươi một nhà kiên cố. Lúc ngươi đã đủ tuổi tác, yên nghỉ với tổ tiên ngươi, Ta sẽ làm cho ngươi có kẻ nối dòng. Chính con ngươi sẽ cất Đền Thờ cho Ta, Ta sẽ làm cho ngai nó vững muôn đời. Ta sẽ là Cha nó và nó sẽ là con Ta. Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ bền vững muôn đời trước mặt Ta, và ngai ngươi sẽ chắc chắn mãi mãi ». 4. Vua Đavít rất hiền lành, yêu người, đối xử rất tốt với Saolê là kẻ toan hại ông. Lúc lên ngôi, ông còn tìm con cái của Saolê, nhưng chỉ còn sót lại một người tàn tật, Đavít đem về đền cho ăn chung với vua cho đến chết. Đavít hết lòng mến Chúa. Từ hồi còn bé đã tỏ ra nhân đức, suốt đời làm việc gì cũng bàn hỏi Chúa. Lúc rước Hòm bia về, ông đi trước nhảy mừng múa hát, đến nỗi Micôn con Saolê, vợ của ông cười chê, ông tức giận chúc dữ cho bà không sinh con. Ông đã đặt ra nhiều bài Thánh vịnh ca ngợi Chúa, cả dân Israel hát theo, và Giáo Hội ngày nay vẫn hát. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
24-08-2009, 08:34 AM
Đavít sa ngã 1. Tuy vua Đavít tài giỏi, nhân đức, Chúa vẫn để người sa ngã, để cho người biết hạ mình khiêm nhường ăn năn. Một hôm, khi đoàn quân theo tướng Gioab đi đánh giặc, vua lên trên sân thượng, thấy một người đàn bà tắm trong vườn bên cạnh. Vua bị cám dỗ, gọi bà qua, ăn ở với bà ta có thai. Biết bà có chồng là ông Uria người Hittit, vua cho gọi về để phi tang, nhưng ông ta không chịu về với vợ, vì Hòm Bia Chúa và quân lính đang khổ sở ngoài mặt trận. Đavít phải bảo tướng Gioab đưa Uria đến nơi nào giặc mạnh nhất, để ông ta bị giết. 2. Lúc đó có tiên tri Nathan đến gặp vua kể cho vua một câu chuyện: “Có hai người ở gần nhau, một người giàu, có nhiều chiên bò, người kia chỉ có một con chiên bé nhỏ, được ông ta yêu mến. Một hôm người nhà giàu có khách, không giết chiên bò mình, lại bắt con chiên người nghèo kia làm thịt”. Vua Đavít tức giận đòi giết người giàu bất công. Tiên tri Nathan bảo: Đó là chính vua, đã cướp vợ Uria và giết ông ta! Vua nhìn biết lỗi mình, sấp mình hối hận ăn năn, ăn chay cầu nguyện cho đứa con trai do tội lỗi của vua, mới sinh ra. Những lời hối hận ăn năn, đã thành các thánh vịnh thống hối, ta còn đọc đến ngày nay. 3. Vì tội lỗi của vua nên đứa con trai kia phải chết. Và từ đó đến suốt đời, vua phải lao đao cực khổ luôn, phải con cái làm loạn. Vua khóc lóc tội lỗi suốt đời, nên thành ra kiểu mẫu cho lòng hối cải ăn năn. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
27-08-2009, 10:03 AM
Absalom nổi loạn 1. Đức Chúa Trời công bình và thánh thiện vô cùng, tuy thương yêu Đavít tận tình, nhưng cũng phạt nặng nề tội vua đã phạm. Đứa con tội lỗi đã chết, con trai đầu của vua là Amnon đã dại dột xúc phạm đến một đứa em gái khác mẹ là Thamar. Anh Thamar là Absalom tức giận, lập mưu giết Amnon, nên sợ cha chốn đi ba năm. Một hôm tướng Gioab của Đavít, thấy vua đã hơi nguôi cơn giận, nên lập mưu cho một người đàn bà vào khóc lóc tâu vua: “Tôi tớ vua có hai người con trai, chúng giận đánh nhau, đứa nọ giết đứa kia. Tòa án lại bắt đứa con sống, và sắp đem đi giết. Tôi chỉ còn một mình nó là nơi trông cậy, xin vua thương cứu sống nó”. Vua động lòng hứa tha cho đứa sát nhân. Bà kia lại nói tiếp: Đó là chuyện của vua, tại sao vua lại thù ghét và từ bỏ Absalom? Vua hiểu mưu của Gioab nên tha cho Absalom, và cho về lại đền. 2. Absalom rất đẹp trai, nhưng tính kiêu căng hung dữ, khi đã được vua cha cho về đền, lại giả lệnh vua xét xử hết mọi việc trong dân chúng. Khi đã được danh tiếng, ông nổi loạn, bắt dân chúng tôn mình làm vua Israel, và chiếm được nhiều thành, dân chúng theo rất đông. 3. Nghe tin, Đavít sợ nguy hại, cùng với một nhóm tùy tùng đi bộ trốn ra khỏi đền. Thầy cả Sađoc đem Hòm Bia theo, nhưng vua bảo phải đem về Giêrusalem, vì nếu Chúa còn thương vua, thì sẽ cho vua trở về đền. Trên đường lưu vong, vua Đavít gặp nhiều điều sỉ nhục, có nhiều kẻ phản bội, đi theo Absalom và tìm cách hại vua. Vua gặp người Simêi, con cháu Saolê, chạy theo nhiếc mắng. Đavít vui lòng chịu mọi sỉ nhục. 4. Absalom chiếm kinh đô Giêrusalem, làm nhiều điều tội lỗi. Đavít tổ chức quân đội, để đánh trả. Quân Absalom rối loạn, chính ông cỡi lừa chạy trốn, ngang qua dưới cây sồi rậm rạp, tóc ông dài bị vướng vào cành cây, ông bị treo tòn ten ở đó, Gioab đến lấy cung bắn chết ông. Đavít thắng trận, nhưng khi nghe Absalom bị giết, vua khóc thương thảm thiết. Từ đó cho đến chết, trong nước còn nhiều hoạn lạc, và một lần kia vua có ý kiêu ngạo, truyền khai sổ nhân danh, để biêt dân số, nên bị Chúa phạt một cơn dịch hạch kinh khủng, dân chúng bị chết bảy chục ngàn người. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
27-08-2009, 10:04 AM
Vua Salomon 1. Lúc Đavít đã già nua, Adonias con trai lớn, muốn tự xưng làm vua, nhưng tiên tri Nathan đã giàn xếp khôn khéo, nên Salomon, con bà Bethsabê được vua cha chọn kế vị. Vua Salomon đẹp đẽ, thông minh được thầy cả Sađoc phong vương lên ngôi trị nước. Vua cầu cùng Chúa: Tôi không xin giàu sang, không xin sống lâu, chỉ xin đủ khôn ngoan để cai trị dân Chúa như Đavít cha tôi. Lời xin này đẹp lòng Chúa, Chúa ban cho ông khôn ngoan rất mực, cùng ban thêm cho sang trọng giàu có và sống lâu. 2. Quả thật vua rất khôn ngoan. Sách Thánh còn ghi lại vụ kiện vua đã xét xử công minh: Hai người đàn bà giành nhau một đứa con sống. Bà nào cũng nhận đứa con ấy là con của mình. Vua truyền chặt đôi đứa bé ấy chia cho mỗi bà một nửa. Một bà nghe thế, liền khẩn nài vua đừng chặt, và giao đứa con sống cho bà kia nuôi. Vua biết ngay bà ấy chính là mẹ thật của đứa nhỏ. Sách thánh còn ghi lại bao nhiêu lời khôn ngoan vua đã phán ra, làm cho Nữ Hoàng xứ Saba đến thăm phải hết sức khen ngợi. 3. Vua sang trọng giàu có nhất đời, đã xây cất một Đền Thờ huy hoàng lộng lẫy cho Chúa và xây cất cung điện nhà vua cũng rất nguy nga mỹ lệ. Ngày xưa Hòm Bia Chúa vào Đền Thờ Giêrusalem, vua làm lễ khánh thành rất long trọng. Một đám mây mù mịt phủ khắp Đền Thờ, là dấu Chúa hiện diện giữa dân Người. Vua dâng lễ vật rất nhiều, và sốt sắng cầu xin Chúa khấng ngự trong Đền Thờ để ban xuống phước cho dân Chúa. Chúa phán với vua: Ta đã nghe lời ngươi, và nhận những lời ngươi cầu xin. Ta đã thánh hóa Đền Thờ ngươi xây, để Danh Ta ngự đó muôn đời. Còn ngươi, nếu ngươi đi trước mặt Ta, như Đavít cha ngươi đã đi, Ta sẽ làm cho ngai ngươi vững muôn đời. 4. Suốt đời Salomon, nước nhà yên ổn, dân chúng làm ăn thịnh vượng, kinh tế phát đạt, quân đội, tàu bè, kiên cố. Nhưng lúc về già, vua cưới nhiều vợ ngoại, ăn chơi hoang đàng, bị các người vợ rủ rê, vua lập đền thờ bụt thần. Gương xấu của vua lôi kéo dân bỏ đạo Chúa. Chúa chưa phạt Salomon, vì nhớ lời hứa với Đavít, nhưng đến đời con vua, nước nhà chia đôi, và đi dần đến chỗ điêu tàn. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
27-08-2009, 10:05 AM
Đường lối mới của Chúa 1. Vua Salomon trị nước được 40 năm. Roboam là con trai cả lên kế vị. Ông không chịu nghe các bậc lão thành lại đi nghe các bạn trẻ, trả lời cứng cỏi với dân, nên dân nổi loạn. Mười dòng họ theo tướng Giêrôbôam, lập nước phương Bắc, lấy tên là Israel, đóng đô ở Samaria. Chỉ còn hai dòng Giuđa và Benjamin. Lập nước Do-thái ở phương Nam, lấy Giêrusalem làm thủ đô. 2. Hai người hiềm thù, đánh phá nhau suốt 400 năm. Bên Do-thái có ba bốn đời vua tốt, lo cho dân trung tín với Chúa Yavê. Bên Israel, tất cả các vua đều xấu đạo. Ban đầu lập đền thờ ở núi Garizim để ngăn cản dân không cho về thờ phượng Chúa ở đền thờ Giêrusalem, đã là một điều trái lệnh Chúa, về sau còn lập đền thờ bụt thần ngoại giáo, rước sư sãi về, làm cớ cho dân bỏ Đức Chúa Trời. Do đó, Chúa để cho cả hai nước điêu tàn. Bên Israel bị quân Syria tàn phá năm 712 trước Chúa ra đời, một phần dân bị bắt đi làm phu tù, một phần ở lại sống trà trộn với dân ngoại, thành dân Samaritanô. Bên Do-thái, đến năm 587 thành Giêrusalem cũng bị phá bình địa. Vua, thầy cả và dân chúng bị bắt đi làm phu tù ở Babylon. 70 năm sau, Chúa đoái thương cho về lập nước lại. 3. Chúa nhân hậu và trung tín, không hề bỏ dân, trị phạt để cho dân hối cải, và dùng sự đau khổ điêu tàn, để làm cho dân hiểu ý nghĩa công việc Chúa làm. Chúa sai nhiều vị thánh hiền đến dạy dỗ, hướng dẫn toàn dân Chúa. Dân gọi họ là các Phát-ngôn-viên, hay là tiên tri, vì họ thường nói chuyện tương lai. Các vị Phát-ngôn-viên ngăm đe dọa nạt vua chúa và dân chúng phải bỏ bụt thần, bỏ tội lỗi, trở lại với Chúa Yavê là Đấng cứu vớt dân và giao ước làm Chúa riêng của dân. Các ngài lại tỏ cho dân hiểu, mọi lời Chúa hứa, sau này mới thực hiện hoàn toàn. 4. Vì các vị Phát-ngôn-viên đều quở trách, ngăm đe sửa trị cách mạnh mẽ, nên vua chúa và phần đông dân chúng thù ghét họ, chém giết họ. Nhưng cũng có một nhóm người Israel ngay chính, nghe lời họ, ăn năn trở lại, và hướng lòng lên, trông đợi ơn cứu chuộc của Chúa. Đó là kết quả của việc Chúa huấn luyện, và nhóm nhỏ này, sẽ là mầm của Hội Thánh là dân Israel mới của Chúa. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
27-08-2009, 10:05 AM
Phát ngôn Elia 1. Trong nước Israel bên phương bắc, về thế kỷ thứ IX, có vua Achab, và vợ là Giêsabel, rất xấu đạo, Chúa sai Elia làm ngôn viên của Chúa. 2. Đời Elia rất lạ lùng. Ông chiến đấu mạnh dạn với vua quan và dân chúng, để bênh vực đạo thánh Chúa, và phi bác đạo thờ bụt Baal. Ông bảo cho dân chúng biết, vì không thờ Chúa, cả nước sẽ bị đại hạn, rồi đói khát kinh khủng. Chính ông lên rừng vắng, mỗi ngày ăn một chiếc bánh do một con quạ mang đến và uống nước suối mà sống. Lúc suối cạn, ông xuống thành Sarepta gặp một bà góa chỉ còn một ít bột và một ít dầu, Elia bảo bà cứ làm bánh cho ông ăn. Bà vâng lời làm như ông dạy. Từ đó cho đến khi hết đại hạn, thùng bột nhà bà không bao giờ vơi và bình dầu dùng mãi không hết. Một hôm, con trai bà chết, Elia truyền hơi mình vào đứa bé, làm cho nó sống lại. 3. Elia thách thức vua Achab hội các sãi của bụt Baal lại, giết một con bò để trên củi, cầu xin cho lửa xuống đốt đi, để biết đâu là Chúa thật. Các sãi hò hét suốt ngày, nhưng vô hiệu. Elia đặt bò lên, cầu xin mấy lời, thì lửa trên trời, xuống thiêu con vật. Dân chúng nhìn thấy phép lạ của Chúa, sấp mình thờ lạy, và nghe lời Elia, giết hết các sãi Baal, đập phá đền thờ bụt. Rồi Elia cầu xin Chúa, thì mưa đổ xuống như thác. 4. Bị vua Achab đuổi đi, Elia chốn lên núi Horeb. Giữa đường, Thiên Thần mang bánh và nước cho ông ăn rồi dạy ông cứ đi mãi cho đến núi của Chúa. Đi 40 đêm ngày đến núi Horeb, ông được Chúa tỏ mình ra, không phải trong luồng gió bão rung cây chuyển núi, cũng không phải trong trận động đất kinh khủng, mà trong luồng gió nhẹ thổi qua. Vua Achab, vẫn cứ vô đạo, còn bất công đi cướp vườn của ông Nabot và ném đá giết ông. Elia trách vua, bảo cho vua biết: vua sẽ bị giết, và máu vua đổ ra sẽ bị chó liếm chính nơi Nabot chết, Giêsabel cũng sẽ bị chết. Quả thật, về sau cả vua và hoàng hậu Giêsabel đều chết khốn nạn trong một ngày. 5. Ochozias, nối ngôi Achab, bị đau nặng cho người đi hỏi bụt Béelzébut. Elia quở trách các người vua sai đi: “Không có Chúa trong Israel sao? Mà phải đi hỏi bụt Béelzébut, của xứ Accaron?” Elia báo cho vua biết, vua sẽ phải chết. Sau đó Elia đem Elisêu và các tôi tớ đến sông Giođanô. Rồi một xe lửa đến rước ông về trời. Ông thả chiếc áo xuống cho Elisêu. Nhờ đó Elisêu cũng khôn ngoan như Elia, đã làm nhiều phép lạ nhất là đã chữa quan Naaman khỏi tật phong. Elisêu cũng mạnh mẽ rao giảng thờ Chúa Yavê như thầy mình, và chết thánh thiện. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
27-08-2009, 10:06 AM
Ba vị phát ngôn: Amos – Osêa – Misêa 1. Hai tiên tri Amos và Osê, đều hoạt động bên nước Israel, đời vua Giêroboam III (784-744). Nước được yên ổn, nên dân thành Samaria ăn chơi quá độ, bỏ Chúa, thờ bụt thần, nhất là thần Đan và thần Baal. 2. Amos làm nghề chăn chiên, tính tình cương trực. Chúa cho thấy ba “thị kiến” cào cào cắn hết hoa mầu, một ngọn lửa đốt cháy một hố sâu, và một đường dây chì đo ngang đầu dân, để tỏ ra: Chúa sẽ san bằng các cao đàn, các đền thờ Israel. Amos đứng lên tố cáo sự ăn chơi đàng điếm và các kẻ gian giảo hà hiếp dân. Amos thúc giục dân hãy suy niệm về việc mình đã giao ước với Chúa, để buộc họ phải trung tín hơn. Vì không tuân lời Chúa, “Ngày của Yavê” là ngày đoán phạt kinh khủng sẽ đến. Chúa sẽ dùng dân Assur tiêu diệt Israel vì đã bỏ lời giao ước của Chúa. Nhưng Chúa sẽ cứu một “nhóm còn sót lại” là các người nghèo khổ và Chúa sẽ cho dân sống lại, dưới quyền cai trị một vị vua con Đavít. 3. Ông Ôsêa người thành thị tính tình hiền dịu. Chúa dạy ông mua một người vợ ngoại tình, sinh hai đứa con đầu ngoại tình, để nói cho dân biết: Chúa thương dân như tình thương chồng vợ, thế mà dân bội bạc bỏ Chúa theo bụt thần, có khác gì tội ngoại tình. Và con cái sinh ra không phải là con Chúa. Nhưng nhờ Osêa cứ thương vợ và trung tín với vợ, thì Chúa vẫn thương dân, kêu mời dân trở lại. Nhưng nếu dân không trở lại, Chúa sẽ để kẻ nghịch làm đổ sụp mọi cao đàn, giết chết nhiều người và phá hại mùa màng, đó là giặc Assyria. 4. Ông Misêa xuất hiện đúng lúc như Ôsêa đã tuyên báo, quân Assyria đã đến gieo kinh khủng trên Samaria, và diệt tan năm 721, và bắt đầu khủng bố, đánh phá Giêrusalem. Misêa hung hăng như Amos, tiên báo các tai họa sẽ xảy ra cho hai nước. Ông mạnh dạn tố cáo các người lớn, các kẻ quyền quí ức hiếp dân, các tiên tri giả, đã dẫn dân Israel đi lạc đường. Ông tiên báo mọi sự sẽ điêu tàn. Nhưng Chúa nhân từ, sẽ cứu dân khỏi cảnh phu tù, đưa về quê tổ, và dân sẽ được hưởng một cảnh hòa bình. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
27-08-2009, 10:07 AM
Một vị Phát-ngôn Cả : ISAIA 1. Isaia, xuất hiện ở nước Do-thái, thời vua Osias (740). Thời đó nước nhà rất thịnh vượng, nên đời sống nhà vua xa hoa, lễ lạc linh đình, đang khi dân chúng phải khổ cực. Nhưng bên ngoài Assyria đã hăm dọa, và mấy năm sau sẽ bắt thần phục. Rất đạo đức, rất ái quốc, rất yêu chuộng quá khứ huy hoàng của nước Do-thái, Isaia đã mạnh dạn tố cáo các tội lỗi của Vua và dân chúng, ngăm đe những tai họa kinh khủng, nhưng cũng tin tưởng ở lòng Chúa nhân từ sẽ cứu vớt. 2. Một hôm, trong Đền thờ, ông thấy Chúa oai nghi ngự giữa, có các Kêrubim vây quanh cúi đầu chúc tụng: “Thánh, Thánh, Thánh Chúa Yavê vạn quân ! Cả mặt đất đầy dẫy sự oai linh Chúa”; Ông run sợ. Nhưng một Thiên Thần lấy than lửa, đốt môi miệng ông, sai ông đi truyền lệnh Chúa: “Chúa sẽ trị phạt dân, cho đến lúc Đền thờ hoang vu, dân đi phu tù phương xa. Chúa sẽ giữ lại một nhóm nhỏ để gầy dựng một dân mới. 3. Isaia rao truyền sự thánh thiện của Chúa. Thánh thiện đầy là quyền phép, oai linh, vừa đáng sợ, đáng xa tránh nhưng cũng vì đó lại hấp dẫn, lôi kéo ta. Yavê là Đấng Siêu việt, trước mặt Ngài, mọi người phải nhận mình bé nhỏ, hư không. Ngài là Đấng Thánh, Đấng Rất Thánh của Israel. Nghĩa là Đấng cúi xuống lo lắng cho dân và hướng dẫn đời sống dân. Vì mọi người thất trung với Chúa, nên những tai họa sẽ xảy ra đến cho nước Do-thái, và cho các nước lận cận. 4. Sau cuộc lưu đày, sẽ có một nhóm nhỏ sót lại về lập nước. Việc cứu vớt mới này là hình bóng của một việc Chúa sẽ thực hiện lúc Đấng Messia đến. Ông báo tin cho vua Achaz biết: “Này một người nữ đồng trinh sẽ sinh một con trai, và sẽ đặt tên con là Emmanuel” (VII.14) “ Các dân đi trong bóng tối sẽ thấy một vừng sáng – vì một con trẻ đã sinh ra, một con trai đã ban cho chúng ta, áo cẩm bào phủ trên vai người. Nước Người trị sẽ rộng lớn, và hòa bình sẽ vô tận trên ngai Đavít và trong nước Người (IX, 1-5-6). 5. Trong sách Isaia, còn nhiều điều nói về ngày của Yavê, về thời gian của Đấng Messia, tả rõ thân thế và những sự đau khổ của đầy tớ Chúa. Nhưng chắc là của một tiên tri khác, chép sau ngày lưu đày và giải phóng của dân Do-thái, nên gọi là sách thứ hai, và thứ ba, sẽ trình bày sau. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:16 PM
Giêrusalem sa sút 1. Dân Syria đã đánh tan xứ Israel và độ hộ nước Giuđêa, sau Syria lại bị dân Babylon đánh, nhờ đó Giuđêa được một thời hưng thịnh. Vua Josias mạnh mẽ cải cách quốc gia và tôn giáo nên tốt đẹp như thời Đavít. Chính lúc đó Chúa sai Sophonia, Nahum và Habacúc, và một tiên tri cả là Giêrêmia, để hướng dẫn dân biết cách giữ được ơn Chúa, và tránh hình phạt nặng nề, nhưng không ai nghe lời họ, nên Giêrusalem thất thủ. 2. Sophonia : Cũng như Amos và Isaia, ông rao truyền những hình phạt kinh khủng Chúa sẽ giáng xuống, vì người ta bỏ việc tôn thờ Chúa, mà tôn thờ bụt thần. Sự khủng khiếp sẽ xảy ra cho Giêrusalem, được Giáo Hội dùng để tả ngày tận thế, trong ca vịnh Dies Irae. Nhưng Chúa sẽ cứu một nhóm nhỏ, có một tinh thần công chính: “Không hề làm điều ác, không nói lời gian dối lường gạt ai”. Chúa sẽ lập lại Israel, cho một vị anh hùng đến cứu, và dân lại được rạng danh. 3. Nahum : Tiên tri Nahum cũng nói trước những việc kinh khủng Chúa sẽ làm để trị phạt muôn dân. Chúa không phải là Chúa riêng của Do-thái, mà Chúa của muôn dân thiên hạ, trị phạt dân Chúa cũng như trị phạt thành Ninivê, vì tội lỗi của dân Assyria. Từ nay dân chúng mới hiểu rõ Chúa là Thiên Chúa độc nhất tuyệt đối. Chỉ có một mình Ngài là Thiên Chúa của mọi dân, mọi nước. 4. Habacúc : Đến đời Habacúc, vua Nabuchodonosor đến vây hãm thành Giêrusalem (năm 596) triệt hạ thành, bắt dân đi đày qua Babylon. Thấy sự đồi bại của dân và Đền Thờ của Chúa, tiên tri Habacúc đã tự hỏi : Tại sao Đức Chúa Trời nhân từ vô cùng, đã để cho dân phải đau khổ ? Rồi ông lại tự trả lời : Vì Chúa thánh thiện vô cùng, không thể nhìn thấy sự tội lỗi được. Người dùng các dân ngoại để trị phạt tội dân Chúa. Nhưng Chúa sẽ cứu kẻ lành, và trị phạt những dân ức hiếp dân Chúa. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:17 PM
Cảnh điêu tàn Giêrusalem (Giêrêmia) 1. Giêrêmia sống từ cảnh thuộc địa Assyria, đến đời Josias được độc lập (626-609), và đời Gioakim (608-597) lệ thuộc Ai-cập, sau cùng đến đời Sêlêsias (597-585) thành Giêrusalem bị Nabuchodonosor phá bình địa. 2. Tính tình nhút nhát và đa cảm, ông vâng lệnh Chúa, suốt đời sống độc thân, và phải mạnh bạo tố giác tội lỗi vua chúa và dân chúng. Yavê phán với người : “Trước khi tạo nên ngươi trong lòng mẹ, Ta đã biết ngươi, Ta dùng ngươi để làm phát ngôn viên của Ta cho các nước. Đừng sợ chi, Ta sẽ ở với ngươi, để cứu ngươi”. Đoạn Chúa cho thấy một nồi nước sôi từ phương Bắc bắn ra tứ phía. Đó là điềm dân Babylon sẽ nổi lên làm hại các dân. 3. Lúc đó vua Josias tìm lại được bộ sách Phụ truyền Lề luật, đem đọc cho dân nghe. Vua và dân khóc lóc, hứa sẽ trung tín giữ lời giao ước xưa. Giêrêmia hăng hái tố cáo mọi tội ác của dân, khuyên bảo dân thành tâm trở lại, khuyên Israel chỉ dựa cậy vào một Chúa Yavê thôi. Ông tiên báo, nếu không thành tâm trở lại, thì nước nhà sẽ bị tàn phá, và dân sẽ bị lưu đày. 4. Lúc vua Josias bị Ai-cập giết chết, dân chúng trở lại thờ bụt thần, Chúa định trị phạt dân, nên dạy ông mua một sợi dây nịt, mang vào mình, rồi cởi ra đem giấu trong một hóc đá bên bờ sông Euphratê. Ít lâu sau qua lấy về, dây nịt đã thối nát. Chúa muốn nói : Dân Israel được Chúa thương yêu, nhưng vì tội lỗi, sẽ bị đày bên sông Babylon và hư nát như thế. Chúa lại bảo ông mua một cái bình gốm, đem ra giữa chợ ném vỡ tan tành, để có ý bảo cho dân hiểu : Chúa cũng làm tan tành nước Do-thái như thế, nếu dân không lo hối cải. 5. Muốn trở lại với Chúa không phải chỉ tin tưởng vào những hiện tượng bề ngoài : Lời giao ước núi Sinai, nghi lễ cắt bì, Đền thờ, phụng vụ, mà phải có một tinh thần mới. 6. Nhưng không ai nghe lời Chúa dạy, lại còn lập mưu bắt Giêrêmia bỏ tù, nên ông phải trốn qua Ai-cập, và chết ở đó. Nhưng ông cũng đã tiên báo : Dân sót lại sẽ thoát khỏi gươm đao, tức là Israel, đã được ơn trong rừng vắng. Chúa sẽ đưa chúng nó từ phương bắc, từ bốn chân trời về. Chúa sẽ là cha Israel. Chúa dạy ông mua một thuở vườn, bỏ các tờ khế vào một cái vò mà cất kỹ có ý để cho dân hiểu, sẽ có ngày dân được trở về lại mua đất tậu ruộng. Vì ngày đó là ngày Chúa sẽ làm cho gốc Đavít trổ ra một chồi cây công chính. Chúa sẽ lập ra một giao ước mới, ghi khắc lề luật trong lòng dạ, Chúa sẽ cho dân một trái tim mới và mọi người sẽ nhìn biết Yavê là Chúa mình. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:18 PM
Thời kỳ lưu đày (EZÉKIEL) 1. Đức Chúa Trời để cho dân Israel có lúc thịnh lúc suy là cốt ý làm hoàn thành công việc của Ngài : Từ một Israel vật chất, Chúa muốn lập lại một Israel tinh thần. Công việc Chúa, do hai Phát ngôn cả, một là Ezékiel, hai là một tiên tri vô danh, mà sách sử về sau nhập vào sách Isaia, nên người ta gọi là Isaia II. 2. Ezékiel qua Babylon thăm các phu tù, Chúa cho ông thấy : Một đám mây bọc lửa, bốn phía có bốn vật lạ, có cảnh, một con có mặt người, một con có mặt sư tử, con thứ ba có mặt bò và con thứ tư có mặt chim phượng hoàng. Bên các con vật đó, lại còn những bánh xe lạ lùng, ở trên có ngai rực rỡ. Người lại thấy : Thiên Chúa cầm một cuốn sách lớn, bảo Ezékiel : “Hỡi con người, hãy ăn cuốn sách vào cho no bụng”. Ông ăn, thì thấy trong miệng ngọt ngào. 3. Ông trở về Giêrusalem khuyên bảo nhóm còn lại lo hối cải ăn năn, nếu không sẽ bị Chúa nấu như nấu thịt. Quả thật, dân cứ thờ bụt thần, nên Giêrusalem bị vây hãm gần một năm, bị đói khát khổ sở, và bị tiêu diệt năm 586. 4. Ông Ezékiel đi theo đoàn phu tù qua Babylon, an ủi dân, nhất là hướng dẫn dân về một lòng đạo tại tâm hơn, tôn thờ Thiên Chúa chân thành, và hướng về ngày sẽ được giải cứu. Ai trung tín giữ điều răn Chúa mới là con cái thật của Abraham. Ông chăm chú dạy : Chúa thánh thiện, ở khắp mọi nơi, biết hết mọi sự, quyền phép vô cùng. Ông tận tình kính Danh thánh Chúa và rất chê ghét tội kiêu ngạo. Chúa cho ông thấy : Giữa cánh đồng đầy xương khô, một cơn gió thổi qua, các xương ráp lại, thịt da bao phủ thành xác người. Đoạn thần khí bốn phương tụ lại nhập vào xác họ thành một đạo binh đông vô số. Đó là việc Chúa sẽ làm cho dân thành một Israel mới. Yavê sẽ trở lại với dân, Người sẽ ban cho dân một Đấng dẫn dắt mới bởi dòng Đa-vít mà ra, và sẽ có một giòng nước trong, tự Đền thờ chảy cùng mọi nơi, làm cho muôn vật được sống. 5. Nhờ Ezékiel, Israel sống thánh thiện trong lúc tù đày và lúc trở về, cho đến ngày Chúa Cứu Thế ra đời. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:18 PM
An ủi Israel 1. Trong thời lưu đày, không còn phân biệt dân phương Bắc và phương Nam nữa, người ta gọi chung là Israel Giacob, là dân thánh của Chúa. Để an ủi dân, sách tiên tri Isaia II nhắm ba đề tài: a) Suy niệm về ơn thiên triệu của Israel; b) Mở màn cho dân thấy ngày “trở về”; ngày xuất hành thứ hai. c) Mở màn cho dân thấy Đấng đầy tớ Yavê đến cứu rỗi. 2. Ơn thiên triệu của Israel: Chính lúc mọi sự huy hoàng của dân bị hủy diệt, dân mới suy lại nhiệm vụ của mình. Được Chúa gọi trong Abraham, được Chúa cứu và giao ước với Moisen, được vào Đất Hứa với Gio-suê, và nổi danh với Đa-vít, Chúa cố ý dùng dân Israel làm chứng tá của Chúa giữa dân ngoại, và làm trung bảo để cứu vớt muôn dân. Việc tạo dựng với việc kêu gọi Israel được liên kết với nhau. Nên Israel có nhiệm vụ phải làm chứng tá, và truyền bá đạo Chúa ra cho mọi dân. Vì thế, chỉ có nhóm sót lại, nhóm nghèo, nhóm của Yavê làm được việc đó. Gọi họ là nhóm nghèo, vì họ không trông hạnh phúc đời này, không dựa vào quyền lực thế gian, chỉ trông cậy vào Chúa, mong chờ ơn cứu chuộc siêu nhiên. 3. Chúa sẽ cho dân được xuất hành lần thứ hai. “Đức Chúa Trời đi trước mặt dân, và sẽ gìn giữ dân”. Chúa sẽ sai người đi rao giảng : “Tội lỗi đã được tha, chiến tranh đã hết. Hãy mở đường cho Chúa ngự đến : nơi cao hãy bạt xuống, nơi trũng hãy đắp lên, nơi quanh co kéo ra cho thẳng...Và Chúa sẽ đưa dân đi trong sa mạc, đủ của ăn nước uống và sẽ cai trị dân. Chúa sẽ lập lại Giêrusalem, sẽ lập một giao ước bình an, bền vững muôn đời, chính Chúa sẽ dạy dân, các dân khác sẽ phục vụ nước Chúa. 4. Chúa sẽ dùng một người đầy tớ Yavê thi hành mọi việc. Đầy tớ Yavê là vua Cyrus, sẽ tha cho dân về, cũng chính là dân Israel còn sót lại, đã hối hận ăn năn. Nhưng đầy tớ Yavê còn là một người lạ sẽ xuất hiện sau này. Ngài nhân từ : “Cây lau cây sậy giập gãy, Ngài không bẻ, ngọn đèn leo lét, Ngài không thổi tắt”. Ngài là người bị khinh ghét, bị khổ nhục. Sau khi Ngài uống cạn chén đau khổ, Ngài sẽ được vinh quang, được các dân tôn thờ, và làm cho Israel và muôn dân đầy ơn phúc. Cả đoạn trên này, tiên tri Isaia II có ý nói trước về sự thống khổ Chúa Giêsu, sẽ chịu sau này, nên được gọi là “Tiền Phúc Âm”. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:21 PM
Cuộc xuất hành thứ II (Esdras và Néhémia) 1. Dân Israel qua làm phu tù Assyria ở Babylon, năm 586. Nước Assyria lại bị Mêđa đánh bại, và Ba-tư lại thắng dân Mêđa , vua Ba-tư muốn lấy lòng các dân, nên tha cho các kẻ phu tù trở về quê quán. Nhờ đó, năm 538 sau 48 năm hay 7 năm tuần năm, dân Do-thái hân hoan trở về như một cuộc xuất hành thứ hai. Việc trước tiên của dân là lo xây dựng Đền thờ lại. Nhưng chỉ là một nhóm nhỏ, thuộc quyền Samaria, nên họ bị kiện cáo phải bỏ việc. Đến đời vua Cyrô năm 520 nhờ Agê và Giacaria nâng đỡ, dân đã xây xong Đền Thờ và mừng lễ Vượt qua long trọng, cám ơn Chúa giải phóng dân. 2. Đoàn dân hồi cư, cần phải tổ chức lại thành một quốc gia. Ông Néhémia được vua ban cho đủ quyền và đủ tiền bạc, trở về xây xong thành quách, kiểm tra lại dân số, tổ chức lại việc cai trị. Thành và Đền Thờ, tuy không huy hoàng như xưa, nhưng dân rất mãn nguyện, vì nhìn thấy rõ ràng tay Chúa hộ phù. Ban đầu dân mong ước lập lại triều vua Đavít, nhưng các vua Ba-tư không muốn cho Do-thái hùng cường hẳn, nên họ chỉ thực hiện một quốc gia trên nền tảng tôn giáo. 3. Ông Esdras hợp lực với ông Néhémia chỉnh đốn lại tôn giáo. Trước tiên ông Esdras hội dân lại trước cửa Nước, lớn tiếng tạ ơn Chúa, và đoàn dân đưa tay lên thưa : Amen. Đoạn các luật sĩ đọc và giải thích Lề luật cho dân nghe. Dân cảm động, xét biết tội mình, khóc lóc to tiếng. Ông Néhémia khuyên dân hãy vui mừng, và mọi người hoan hỉ ăn uống, bẻ lá che trại, mừng lễ suốt 7 ngày. Thấy nhiều người cưới vợ ngoại và vì đó lơ bỏ luật Chúa, ông Edras ăn năn khóc lóc, buộc dân phải rẫy bỏ vợ đi. Toàn dân cương quyết bỏ vợ để trung tín giữ lề luật Chúa. 4. Thế là một nước Do-thái thành lập, bé nhỏ, nhưng trung tín với sứ mệnh, là truyền đạo Chúa khắp trần gian. Lm.Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:23 PM
Chúa đổi ngược thế cờ (Truyện Bà Esther) 1. Từ lúc đi đày về, dân Do-thái nhận thức rõ ràng : Yavê là Thiên Chúa độc nhất tuyệt đối, chính Ngài sắp đặt, thưởng phạt mọi dân mọi nước. Chân lý đó được diễn tả ra trong truyện bà Esther. 2. Vua Assuêrô, cai trị từ xứ Ấn-độ qua đến Ethiopia. Bà hoàng hậu Vathi vì không tuân lệnh vua, nên bị vua cắt chức, và chọn một người nữ Do-thái làm hoàng hậu. Bà tên là Esther nhan sắc đẹp đẽ, cháu của ông Marđôkê. Biết cháu được vua thương, là một cách Chúa dùng để cứu dân, nên ông đứng luôn ở cửa đền, để giúp cháu. Lần kia biết được hai quan hầu cận muốn ám sát vua, Marđôkê tin cho cháu hay, nên cứu được vua. 3. Lúc đó có quan Aman làm tể tướng, cậy quyền thế bắt mọi người phải cúi đầu lúc ông đi qua. Chỉ có Marđôkê không bao giờ chịu cúi đầu, nên Aman thù ghét, xin Vua ra lệnh giết hết dân Do-thái. Bà Esther, được cậu mình cho biết tin, bảo toàn dân Do-thái ăn chay cầu nguyện, rồi bà ra bệ kiến vua (I), mời vua và quan Aman tới dùng tiệc ở cung điện mình. Không ai biết bà là người Do-thái. Trong bữa tiệc, vua vui vẻ hứa sẽ ban cho bà mọi điều bà xin. Bà chỉ xin mời vua và quan Aman tới dùng tiệc lần nữa. Vua nhận lời, Aman thì sung sướng tự cao vì mình được dự tiệc với vua và hoàng hậu. 4. Đêm kia vua ngủ không được, truyền đem niên ký ra đọc, lúc đọc đến việc hai vị quan muốn ám sát vua, và biết chưa ban thưởng gì cho kẻ đã có công mật tấu, vua hỏi Aman : Nếu vua muốn thưởng người làm ơn trọng cho vua, thì phải làm gì ? Aman tưởng là vua muốn ban thưởng cho mình, nên vội tâu : Phải cho mặc áo cẩm bào, cho đội mão triều, cho cỡi ngựa của vua và bảo kẻ lớn nhất trong triều dắt ngựa cho người ấy đi quanh thành phố, và rao truyền cho dân biết. Vua bảo Aman : Thế thì sáng mai ngươi làm như vậy cho Marđôkê. Aman đành phải chịu nhục nhã, thi hành lệnh vua truyền. 5. Hôm sau Aman trở lại dự tiệc với vua trong đền của hoàng hậu. Bà Esther khóc lóc tâu cho vua biết bà là người Do-thái, và Aman độc ác, đã cáo gian vua giết hết dân tộc mình. Bà xin vua tha cho dân bà. Vua nổi giận vì bị Aman lường gạt, bỏ đi ra vườn. Lúc vua trở vào, lại thấy Aman đang quỳ dưới dân hoàng hậu, nên giận giữ truyền treo Aman trên khổ giá chính ông ta đã dọn để giết Marđôkê. Vua lại ra sắc chỉ tha cho dân Do-thái, phong Marđôkê làm Tể tướng Thay Aman, toàn dân Do-thái vui mừng hoan hỉ. (I) : Theo tục lệ hồi ấy : Dẫu bà hoàng hậu cũng không được giáp mặt vua, nếu vua không cho lệnh mời. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:24 PM
Chúa là Chúa cai quản lịch sử loài người (truyện ông Đaniêlê) 1. Đời Vua Nabucođonosor, trong các tù binh có Đaniêlê, Anania, Misaêlê và Azaria, rất can đảm giữ luật Chúa. Ba người bạn ông Đaniêlê, vì không chịu thờ lạy tượng của Nabucođonosor, bị bỏ vào lò lửa. Cả ba không sợ, cứ ca ngợi Chúa, lửa không đốt cháy họ lại đốt chết những người xem chung quanh. Đaniêlê được làm quan tại triều, cũng không chịu thờ thần, cứ ngày ba lần quay về Giêrusalem cầu nguyện, nên bị bỏ vào hang sư tử. Vua thấy ông không bị sư tử ăn thịt. nên truyền cho mọi người phải tôn thờ Chúa của ông. Ông được quyền xử đoán dân Do-thái, nên đã cứu sống được bà Suzanna khỏi tay hai lão tà dâm cáo gian. 2. Một lần Vua Nabucođonosor chiêm bao thấy một pho tượng, đầu bằng vàng, ngực bằng bạc, ống chân bằng sắt, bàn chân bằng sắt trộn với đất sét, bị một tảng đá lăn xuống vỡ tan. Ông Đaniêlê giải thích cho Vua hiểu : Đó là bốn nước kế tiếp nhau cai trị thiên hạ, nhưng nước sau cùng phải phân tán. 3. Vua lại thấy một điềm chiêm bao khác, ông bảo : Vua sẽ trở thành súc vật ăn cỏ 7 năm, nếu biết hối cải, Chúa mới tha thứ. 4. Vua con là Baltazar, thấy một tay viết lên vách ba chữ : Mênê, Têken, Pharxin. Đaniêlê giải nghĩa : Chúa đã đếm ngày giờ của vua, đã cân vua mà thấy nhẹ, nên sẽ phân tán nước của vua. 5. Đaniêlê thấy nhiều điềm lạ, chỉ về những việc sẽ xảy ra cho dân. Ông thấy ba vật, từ dưới nước lần lượt trồi lên, cắn phá người ta, sau cùng một con vật lạ lùng dữ tợn, giày đạp cấu xé hết mọi vật còn sót lại. Đoạn có một cụ già, mặc áo trắng ngồi trên ngai lửa, trước mặt có một sông lửa chảy ra, chung quanh có muôn vàn ức triệu người chầu hầu. Rồi từ trên mây, một sinh vật giống như con người, đến trước mặt ông già, nhận lãnh oai quyền cai trị mọi dân mọi nước đến muôn đời. Các con vật kia là các nước kế tiếp nhau, làm hại các thánh, nhưng Thiên Chúa sẽ toàn thắng và cai trị dân Chúa muôn đời. 6. Điểm quan trọng nhất Chúa cho Đaniêlê thấy, chỉ về tương lai dân Chúa : Một người mặc áo vải gai, thắt lưng vàng, mặt sáng như chớp, hai mắt như hai bó đuốc, chân tay như đồng, bóng nhoáng, nói với ông : Các vua sẽ nổi loạn, làm khổ cực ta, nhưng sau cùng Micae, là tướng cả sẽ bênh vực dân. Đó là một hồi khủng khiếp như chưa bao giờ thấy trong lịch sử các dân. Lúc đó trong dân, những ai có tên trong danh sách sẽ được cứu. Nhiều người chôn dưới đất sẽ sống lại, kẻ thì bị phạt muôn kiếp. Những kẻ khôn ngoan hiểu biết sẽ sáng chói như bầu trời, những kẻ đưa người ta vào đường công chính, sẽ sáng rực như sao trên trời. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:24 PM
Ý nghĩa sự đau khổ (Truyện ông Gióp) 1. Trước bao cảnh đau thương của dân, người ta đã tự hỏi : Tại sao có sự đau khổ ? Tại sao người nhân đức, thánh thiện cũng phải đau khổ ? Một tác giả Cựu ước đã viết ra cuốn sách truyện ông Gióp, để giải thích ý nghĩa đau khổ. 2. Ông Gióp là một người công bình, thánh thiện, hạnh phúc và giàu có ở xứ Huxô, có 7 con trai, 3 con gái. Mỗi ngày các con ông họp nhau ăn tiệc trong nhà một người. Mỗi lúc giáp vòng, ông liền dâng lễ tẩy uế cho con cái, kẻo sợ chúng có làm điều gì mất lòng Chúa. Tôi tớ giúp việc trong ngoài rất đông. Lạc đà, bò, lừa, chiên vô số. Một hôm, Chúa cho phép ma quỷ thử ông : các con bị nhà sập đè chết hết. Đàn súc vật phần bị cướp, phần bị sét đánh. Ông Gióp hay tin, sấp mình xuống đất xin vâng theo ý Chúa và than thở : Tôi tay không từ lòng mẹ sinh ra, nay trở về lại tay không. Chúa ban cho tôi mọi sự, bây giờ Chúa lấy lại. Ngợi khen danh Chúa ! Ma quỷ lại được phép Chúa làm cho ông bị ghẻ lở đầy mình, phải ra ngồi trên đống phân, lấy mẻ sành gạt giòi bọ. Vợ ông than trách, ông ngăn quở : “Bà nói như người điên, Chúa ban cho ta hạnh phúc, ta nhận lãnh, tại sao lại không nhận lãnh sự đau khổ ?” 3. Lúc đó có người bạn đến thăm, cảm động, ở lặng thinh ba ngày, rồi thay phiên nhau lý luận. Theo họ, sự đau khổ hoạn nạn, bao giờ cũng là hình phạt của tội lỗi. Ông Gióp thế nào cũng có tội, nên Chúa phạt là công bình. Muốn khỏi tai ương, chỉ còn một cách là ăn năn chừa tội. Ông Gióp vẫn chứng minh mình vô tội. Ông không hiểu tại sao bị đau khổ. Nên ông cho Chúa độc tài, bắt ông chịu đau khổ không có lý do. 4. Chúa trả lời : các bạn hữu ông Gióp nói phi lý vì Gióp vô tội, nhưng chính ông Gióp không hiểu đường lối Chúa, chưa hiểu Chúa là ai. Chúa chứng minh đường lối của Chúa không ai lường gạt được. Chúa làm được mọi sự, không ai hiểu thấu, thì sự đau khổ Chúa gởi đến cũng có những ý nhiệm mầu vượt khỏi trí khôn loài người. Trong sách ông Gióp Chúa chưa tỏ ra ý nhiệm mầu đó là gì. Các sách của Đaniêlê và sách Maccabê sau này mới nói rõ : đó là phần thưởng đời đời. 5. Ông gióp vâng nghe lời Chúa, không còn than trách, nên được Chúa cho con cái sống lại và ban nhiều của cải hơn trước. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:26 PM
Chúa cứu vớt người ngay lành (Truyện ông Tôbia) 1. Ông Tôbia, thuộc họ Nephthali, ở Galilêa, là người rất đạo đức, không chịu vâng lệnh vua Giêroboam thờ lạy bụt thần, trốn tránh đến Giêrusalem thờ phượng Chúa, và nộp thuế cho Đền thờ. Cứ 3 năm ông dâng của thập phân cho người Tân tòng. Ông cưới bà Anna, sinh được một con trai, cũng mang tên Tôbia. Ông hết sức dạy dỗ con giữ đạo Chúa. Khi phải đi đày qua thành Ninivê, được vua Salmanasar tin cậy, ông đi lại khắp nơi giúp đỡ và khuyên bảo anh em mình. Đời vua sau, bắt bớ chém giết người Do-thái và cấm không ai được chôn họ. Ông không sợ, cứ nhặt xác anh em mình, đem về giấu trong nhà, để ban đêm lo chôn cất. Một hôm, sau khi chôn cất nhiều xác, ông mệt mỏi nằm nghỉ ngoài hiên, bị phân nóng của một con chim én rơi xuống, mù hai mắt. Ông vẫn một lòng tin cậy Chúa. 2. Cũng lúc đó, ở Media, có cô Sara con ông Rahgen đã lấy chồng 7 lần, mà chàng nào trong đêm tân hôn cũng bị ma quỷ giết. Sara rất đau khổ, lại còn bị con đầy tớ gái mắng cô là đồ sát phu, nên khóc lóc, cầu xin Chúa thương xót đến mình. 3. Lúc trong nhà túng thiếu, Tôbia cha sai Tôbia con qua thành Raghê đòi nợ 10 nén bạc, ông đã cho ông Gabêliô mượn. Tôbia con gặp một chàng trai, xưng tên là Azaria cũng đi thành Raghê, sẵn sàng dẫn đường cho ông. Lúc đi đường, Tôbia con xuống rửa chân dưới sông, suýt bị một con cá lớn cắn. Azaria bảo Tôbia con bắt con cá ấy lên, mổ ruột lấy mật để làm thuốc. Đến thành Raghê, Azaria đưa Tôbia con đến nhà Raghen có họ hàng với Tôbia để trú, và bảo cưới cô Sara làm vợ. Tôbia con đã biết chuyện nên sợ, và cha mẹ cô cũng ngại không dám gả con. Azaria bảo : Các người chồng trước chỉ nghĩ đến chuyện xác thịt, nên bị quỷ giết. Hai người này phải lấy nhau theo ý Chúa, ba đêm đầu phải canh thức cầu nguyện, để Chúa đoái thương. Quả thật hai người được Chúa chúc lành, nên đôi vợ chồng hạnh phúc. Azaria thay mặt Tobia con đem văn tự đi đòi được nợ nơi nhà Gabêliô. 4. Ông Tôbia con được cha mẹ vợ chúc lành, cho nhiều của cải và đem vợ về quê. Đến nhà, ông lấy mật cá xức mắt cha, mắt liền sáng. Thấy con thấy dâu, thấy của cải con mang về, ông Tôbia và vợ hết lòng cám ơn Azaria. Hai cha con đề nghị dâng một nửa của cải để trả công. Nhưng Azaria tỏ ra : Ta là Thiên sứ Raphae, một trong 7 vị chầu trước tòa Chúa, thấy ông có lòng thương người, quên ăn quên ngủ, để đi chôn kẻ chết, Chúa rất bằng lòng, sai ta đến cứu giúp. Nay ta phải về với Đâng sai ta. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
29-08-2009, 07:26 PM
Bàn tay quyền phép của Đức Chúa Trời (Truyện bà Giuđích) 1. Truyện bà Giuđích có ý dạy ta biết tay của Chúa con quyền phép hơn binh hùng tướng dũng. 2. Hồi đó Nabucodonosor, đại đế Assyria, đã thắng nhiều nước, nhưng còn nhiều nước miền Tây, miền Nam chưa chịu tùng phục, nên vua tức giận sai Đại tướng Hôlôphernô cầm đại binh đi đánh. Thấy nhiều nước nhiều thành bị tướng Hôlôphernô triệt hạ, thầy cả thượng phẩm Ozias truyền lệnh cho toàn dân Do-thái ăn chay cầu nguyện, và truyền lệnh riêng cho toàn xứ Samaria phải canh gác nghiêm nhặt các đèo ải, nhất là thành Bêthulia. 3. Ông Alchior, thuộc dân Ammonít tâu với Hôlôphernô : “Dân Do-thái là một dân đặc biệt. Tuy bé nhỏ nhưng có Thiên Chúa ở với họ. Bao lâu họ bỏ luật Chúa thì không đánh họ cũng thua, nhưng nếu họ trung tín với Chúa, thì thiên binh vạn mã, cũng không hạ được họ”. Hôlôphernô tức giận, nguyền rủa : “Có Chúa nào mạnh bằng Vua Nabucodonosor !” Rồi ông ra lệnh bao vây chung quanh thành Bêthulia và chặt hết những ống cống dẫn nước vào thành. Như thế không cần binh mã tấn công, thành kia cũng phải đầu hàng. Toàn dân Do-thái run sợ toan nạp thành, thầy cả Ozias phải van nài dân đợi 5 ngày nũa, nếu Chúa không cứu, sẽ đầu hàng. 4. Trong thành có bà Giuđích, tuy góa chồng đã ba năm, bà vẫn mặc áo tang, đóng cửa ăn chay cầu nguyện, nhưng duyên sắc bà vẫn lộng lẫy. Nghe chuyện thầy cả ra hạn cho Chúa 5 ngày, bà trách : “Tại sao ta lại ra giới hạn cho Chúa đến cứu ta ! Chúng ta không bắt chước tổ tiên bỏ Chúa để thờ bụt thần, thì chúng ta có quyền hạ mình khiêm nhượng, trông cậy Chúa sẽ cứu ta trước 5 ngày đã định”. Mọi người nghe lời bà, lo ăn năn khóc lóc. Còn bà trở về nhà, trang điểm lộng lẫy, rồi đi với một nữ tỳ xách gói ra khỏi thành. Quân lính Hôlôphernô thấy bà đẹp đẽ, và nghe bà nói muốn ra đầu hàng Đại tướng, nên dẫn bà vào trại. Hôlôphernô vui mừng, để bà ở lại trong trại. Đêm đó, Đại tướng mở tiệc lớn, uống rượu say xưa rồi nằm ngủ mê mệt, bà Giuđích cầu nguyện, xin Chúa thêm sức, rồi nhân lúc quân hầu rút lui ra ngoài, bà lấy gươm của Đại tướng chém đứt đầu ông, bỏ vào khăn gói rồi cùng với người nữ tỳ trốn vào thành. Sáng hôm sau, bà bảo dân bêu đầu Hôlôphernô lên trên mặt thành, quân Assyria bỏ chạy tán loạn. Dân Do-thái ùa ra chém giết và thâu góp của cải vô số. Cả thành vui mừng tạ ơn Chúa, và khen ngợi bà. Thầy cả Gioakim từ Giêrusalem đến, chúc khen bà : “Bà là danh vọng Giêrusalem, bà là nguồn vui của Israel, bà là vinh dự của dân tộc ta. Chúa ban cho bà sức mạnh và sẽ chúc phúc cho bà muôn đời”. Dân chúng đồng thanh thưa : Amen. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
30-08-2009, 08:40 PM
Đời sống dân Do thái (Các Thánh Vịnh) 1. Dân Do-thái, như các dân phương Đông khác, thích diễn tả tâm tình mình ra bằng những bài ca hát. Lúc qua khỏi Biển Đỏ, lúc thắng một trận, lúc khánh thành Đền thờ, lúc Đavít ăn năn tội, hay bị bắt bớ, và bất cứ một biến cố nào lớn lao xẩy đến trong dân, họ thường ca hát lên tâm tình của mình. Về sau, các người khác chép lại các bài ca, bài hát đó để diễn tả tình cảm của mình mỗi lúc gặp trường hợp tương tự, đôi khi thay đổi vài chi tiết. Người ta còn dùng để ca hát trong Đền thờ, các dịp đại lễ, hay lúc cầu nguyện trong gia đình. Trong thời đi đày, thiếu sách vở, dân chúng đã nhờ các lời ca hát thuộc lòng đó để nuôi tâm hồn mình. Và lúc đi đày về, trong mọi nghi lễ ở các nhà nhóm, người ta thường dùng các bài hát đó. Đến lúc Chúa ra đời, tất cả các bài ca hát ấy, đã góp thành 150 Thánh vịnh, chính Đức Chúa Giêsu cũng dùng đến trong các dịp lễ, và các Tông đồ, các bổn đạo tiên khởi đã dùng rất nhiều, đó là thủ bản chính thức. 2. Ai đã đặt các Thánh vịnh? Lâu nay người ta thường nói : 150 Thánh vịnh của Đavít. Thực ra vua Đavít đã đặt một số lớn, có lẽ 40,50 bài. Còn là do những văn sĩ vô danh đã được Chúa soi sáng đặt ra suốt cả lịch sử Do-thái cho đến lúc đi lưu đày và sau ngày được trở về. 3. Các Thánh vịnh gồm có mấy loại? Về hình thức : Có những Thánh vịnh cá nhân, khi một người diễn tả tâm tình. Có những Thánh vịnh đoàn thể, khi cả cộng đoàn ca ngợi Chúa. Về nội dung : a) Có các ca vịnh (hymnus) ca ngợi Chúa. b) Các Thánh vịnh cầu khẩn : kêu xin Chúa trong lúc gian nan. c) Thánh vịnh tạ ơn : tạ ơn Chúa sau các cuộc thắng trận, hay được những ơn đặc biệt. d) Thánh vịnh vương đế : ca ngợi vương quyền các vua Israel là hình bóng vương quyền Chúa Kitô. e) Các Thánh vịnh tiên tri : Nói trước về Đấng Cứu Thế, và công việc Ngài. d) Thánh vịnh giáo huấn : để dạy cách ăn ở. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
30-08-2009, 10:08 PM
Sự khôn ngoan của dân Chúa 1. Thiên Chúa đã để 18 thế kỷ huấn luyện dân bằng hai cách : Bên ngoài, dùng các biến cố lịch sử, dùng các Tổ phụ, các Phát ngôn viên, truyền cho dân biết những ý định của Chúa. Bên trong, Chúa dùng Đức Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn dân, suy niệm các lời Chúa dạy, các việc Chúa làm. Kết quả của sự suy niệm đó, là loại sách Khôn ngoan, hay là sách Giáo huấn, đã nuôi dưỡng tâm hồn dân Chúa trong những năm chờ đợi ơn Cứu chuộc. 2. Sách Ca đệ nhất : Dưới hình bóng vua Salomon ca tụng tình yêu của mình với một người nữ, Chúa Thánh Thần diễn tả tình yêu của Đức Chúa Trời đối với dân Người. Vì các lời Chúa khen ngợi bạn tình, và bạn tình yêu mến Chúa tha thiết, nên chỉ đúng hoàn toàn cho Hội thánh, và tất nhiên là đúng về Đức Mẹ, còn đối với mỗi linh hồn ta, chỉ đúng một phần. Tình yêu của Chúa và bạn tình bền vững muôn đời. 3. Sách khôn ngoan : Khôn ngoan đây, không phải là một thứ khôn ngoan ở đời, bên là chính Thiên Chúa, thông chia bản tính cho nhân loại sự Khôn ngoan đã dựng nên muôn vật. Khôn ngoan là một trí khôn thánh thiện, độc nhất mà muôn mặt, sáng suốt, tự do, luôn luôn bền vững, làm được mọi sự, chăm sóc mọi sự, thấu suốt mọi tâm hồn, là một hơi thở của quyền phép Thiên Chúa. Sự khôn ngoan Thiên Chúa thông qua cho loài người, đòi loài người tự do chấp nhận, và nhờ đó thông chia bản tính và hạnh phúc trường sinh của Chúa. 4. Sách Cách ngôn (Proverbes) : Sách Cách ngôn tiếp tục nội dung sách Khôn ngoan. Một phần do vua Salomon đã chép, một phần khác gồm những cách ngôn, ngạn ngữ, tục ngữ của các tác giả ẩn danh. Tuy giống như cách ngôn, ngạn ngữ của các dân tộc khác, nhưng bao giờ cũng hướng về Chúa, và hạnh phúc chân chính. 5. Sách Giảng viên (Ecclesiaste) : Với câu mở đầu : “Giả trá phù vân, mọi sự đều là giả trá phù vân”, sách Giảng viên gồm những câu phương ngôn ngạn ngữ, có vẻ thực tế, bi quan, chán nản. Nhưng chính vì bi quan với mọi thú vui cuộc đời, nên kết cục cũng đưa lên ý niệm : chỉ có một mình Chúa là nguồn hạnh phúc thật. 6. Sách Giáo huấn (Ecclesiastique) : Một tác giả đã ghi chép nhiều câu cách ngôn của các dân tộc chung quanh, để chứng minh không dân nào có sự khôn ngoan chân chính, ngoài ra dân của Chúa. Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
31-08-2009, 10:03 AM
Cuộc quật khởi cuối cùng (Đời Maccabê)



1. Tong suốt hai trăm năm, các nước lớn tranh dành nhau, Do-thái chỉ còn là một tỉnh, lúc lệ thuộc vua này lúc làm tôi vua khác. Nhiều nhóm người phải bỏ quốc gia, tản mác đi khắp mọi nước.

Dân Samaria chỉ còn một nhóm nhỏ, trộn lẫn với dân ngoại, thờ Chúa trên núi Garizim.

Dân Giêrusalem bị khổ sở, thành thánh bị cướp phá, quan quân ngoại giáo đem thói tục của Hy-lạp truyền bá trong dân Israel. Thầy cả thượng phẩm Onia bị bắt, em ông là Jason mua được chức thầy cả thượng phẩm, bắt dân chúng theo kiểu sống của Hy-lạp.

Đến đời Antiochus lại có lệnh bắt buộc mọi người Do-thái phải bỏ lề luật của Tổ tiên, sống như người ngoại giáo.

2. Nhiều người trung thành với luật Moisen, bị chém giết, 7 anh em Maccabê bị vua bắt thờ lạy bụt thần. Tất cả đều can đảm chống lại, nên lần lượt bị bỏ vào vạc dầu sôi. Bà mẹ gương mẫu khuyên từ đứa con đầu cho đến con út, vui lòng chịu chết vì Chúa, để mong gặp lại nhau ngày sau.

3. Năm 175, ông Mathatia với 5 người con trai kêu gọi dân đứng lên bênh vực đạo Chúa, được nhiều người nghe theo, lập một đạo binh đánh lại với vua Antiochus. Tất cả những ai trung thành với đạo Chúa đã bị bắt bớ, đều đến với ông. Ông Mathatia chết, Simon con thứ hai, làm thầy cả, còn Giuđa cũng gọi là Maccabê, cùng với hai em là Eleazar và Gionathan cầm binh, thắng nhiều trận oanh liệt. Họ bèn vào thành Giêrusalem thanh tẩy Đền thờ, lập lễ dâng kính Đền thờ.

Nhưng thấy yếu thế, ông Giuđa gởi sứ thần qua cầu thân với La-mã. Triều đình La-mã hứa giúp, nhưng chưa thực hiện gì, thì Giuđa bị vua Đêmêtrios đem đại binh đến đánh, phải tử trận.

4. Gionathan thay anh, dùng mưu lược ngoại giao, lợi dụng sự tranh dành ngôi thứ ở Antiokia, ông và em là Simon được phong làm tiểu vương cai trị xứ Palestina. Nhờ tài đánh du kích, ông cũng thắng được nhiều trận. Sau cùng bị mắc mưu, chết như Giuđa, anh ông.

5. Simon vừa giỏi võ nghệ, vừa khôn khéo ngoại giao, dành được quyền độc lập cho Do-thái ; Dân tôn kính ông như một vị cứu tinh. Ông bị Ptolêmê người con rể, lập mưu giết chết trong một bữa tiệc.

6. Vì con cháu nhà Maccabê tranh dành ngôi thứ, giết hại nhau, nên nước Thượng vị La-mã can thiệp vào, phân chia nước ra nhiều tỉnh, giao cho anh em Maccabê một phần, và một phần cho Herode người Edumêa, con rể dòng Maccabê, cai trị dưới sự kiểm soát của La-mã.

Về sau Herode khôn khéo nịnh bợ xin La-mã giao cả nước cho mình và lấy hiệu là Herode đại đế, cai trị từ năm 34 dến năm 4 trước Thiên Chúa giáng sinh.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
31-08-2009, 11:02 AM
Trước khi Chúa đến



1. Herode cai trị nước Do-thái gồm có Giuđêa, Samaria và Galilêa, và các miền Idumêa, Pêrê, Tracôtritêđê, Dicapôli. Tuy ông rất tham lam và tàn bạo, giết hết nhà Maccabê, giết cả vợ con ông, nhưng muốn lấy lòng dân chúng, ông xây dựng lại một Đền thờ rực rỡ, là chính Đền thờ còn lại đền đời Đức Chúa Giêsu.

Herode cai trị từ năm 34 đến năm 4 trước Chúa sinh ra, lúc Herode chết rồi. La-mã đặt một quan toàn quyền Tổng trấn cai trị dân. Và cho ba con ông là Archelaô, Herođe Antipas và Philipphê làm tiểu vương.

2. Thế là vương quyền ra khỏi tay Giuđa, nên mọi người tin Đấng Messia sắp đến, như lời tiên tri Giacob xưa (STK.XLIX.10). Tâm hồn người Do-thái lúc ấy phân chia làm nhiều nhóm :

a) Nhóm Herođe : Là những người không tin tưởng gì đến tương lai của dân Chúa, chỉ lo phục vụ dòng Herođe, để hưởng quyền lợi vật chất.

b) Nhóm Pharisiêu : Là nhóm người thường dân, tự tách mình ra khỏi quần chúng, cương quyết trung tín giữ luật Moisen, và chỉ trông Chúa đến cứu vớt dân. Về sau, họ sinh ra kiêu hãnh, cho mình nhân đức thánh thiện, nhưng họ chỉ vụ hình thức bên ngoài, không lo tu sửa tâm hồn. Nên Chúa, không chê trách lý thuyết họ, nhưng nặng nề quở trách tập quán đời sống của họ.

c) Nhóm Sađucêô : Là một nhóm thầy cả, thuộc dòng Sađốc, muốn trung tín với truyền thống dòng tộc tư tế, dần dần thành ra một nhóm chính trị. Họ ít ảnh hưởng trên dân chúng, nên lúc đầu ít phản đối Đức Chúa Giêsu. Về sau họ theo Pharisiêu phản Chúa, và thầy cả Anna đã lên án Chúa là một người Saducêô.

Họ chối sự sống lại, sự thưởng phạt về sau, nên giáo lý có vẻ duy vật, theo văn hóa Hy-lạp và La-mã.

d) Nhóm Essêniô : Không thấy nói đến trong Phúc-âm, nhưng vẫn có ảnh hưởng. Đời sống của Gioan Baptista giống đời sống của họ. Họ là một thứ dòng tu, sống độc thân, khó khăn, không dính bén cuộc đời.

e) Nhóm nghèo của Giavê : Là những người không muốn dựa thân thế người đời để trông cứu dân Chúa, và cũng không trông mong sự rực rỡ huy hoàng vật chất cho dân Chúa. Họ hiểu rõ ý nghĩa tinh thần các lời Chúa hứa, nên trông đợi ơn cứu Chúa do Chúa đến. Ông Simêon, bà Anna, nhất là Đức Mẹ, Thánh Giuse, là những người tiêu biểu cho nhóm này. Đó là nhóm nhỏ được chọn giữa số nhiều để bước vào Tân ước.

3. Hội đồng Công tọa :

Thời kỳ Maccabê, các thầy cả cao cấp, đã họp nhau thành một hội đồng tối cao. Đời vua Herođe, họ không có quyền gì, nhưng dưới đời Tổng trấn La-mã, họ toàn quyền trong việc đạo, có cả quyền lên án tử hình. Nên chính họ xử Đức Chúa Giêsu.

4. Các Thầy ký lục, Luật sĩ :

Hết thời các Tiên tri, họ đảm nhận việc hướng dẫn dân chúng. Nhiều người vào trong Hội đồng Công tọa. Họ giải thích lề luật rất sâu sắc, nhưng quá tỉ mỉ, nô lệ, làm cho luật Chúa hóa thành ách nặng nề.

5. Các nhà nhóm :

Lúc lưu đày, không có Đền thờ. Trong các ngày lễ, dân chúng họp nhau trong một nhà tư, cầu nguyện, nghe đọc sách lề luật, và nghe giảng dạy. Lúc về lập quốc lại, họ vẫn giữ thói quen đó, nên mỗi làng, mỗi thành đều có nhà nhóm, để họp nhau các ngày Sabbatô, các ngày lễ, các ngày chay. Chính nhà nhóm đã nuôi dưỡng tinh thần dân chúng suốt ba bốn trăm năm.

6. Những nhóm Kiều dân Do-thái (Diaspora) :

Từ ngày lưu đày, trong các nơi đến định cư, các Kiều dân Do-thái họp nhau từng nhóm. Các thời sau cứ thêm cuộc di cư, nên có những Kiều dân khắp nơi, từ Ai-cập đến La-mã. Họ vẫn giữ kiên lạc với Giêrusalem, nhưng đón nhận văn hóa ngoại quốc, nên tinh thần rộng rãi hơn dân ở quê hương. Chính nhóm Kiều dân ở Alexandria bên Ai-cập đã tổ chức 70 người dịch sách Cựu ước ra tiếng Hy-lạp, nên gọi là bản 70 (LXX). Chính nhờ tinh thần rộng rãi, nên họ đã đón nhận Tin mừng do Phaolô và các Tông đồ rao giảng lập ra các Hội thánh địa phương ở Galata, Corinthô, Ephêsô, Rôma.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
31-08-2009, 08:39 PM
MẦU NHỆM NGÔI LỜI LÀM NGƯỜI





Ngôi Lời là Thiên Chúa


1. Dựa vào những lời Chúa phán xưa, dân Do-thái và cả nhân loại trông đợi một vị Cứu tinh, bởi nhà Đavít, thuộc dòng Giuđa xuất hiện, là vị cứu tinh oanh liệt hơn mọi vua, thông minh hơn các tiên tri, thánh thiện tài giỏi hơn mọi người.

2. Đúng kỳ Chúa định (Dan. IX. 25) một vị lạ đời xuất hiện. Tên Ngài là Giêsu, thuộc dòng Đavít, giảng dạy rất thông thái, làm bao nhiêu việc lạ lùng, chữa bệnh tật, cho kẻ chết sống lại. Dân Do-thái vui mừng, đi theo Ngài, rước Ngài vào thành Giêrusalem như một vị vương đế : “Vạn tuế con vua Đavít, vạn tuế Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Gn. XII. 13).

3. Nhưng một hôm, Ngài hỏi các môn đệ : “Người ta tưởng Thầy là ai ? Người trả lời cách này, kẻ cách khác, Phêrô : Thầy là Đức Kitô, con Đức Chúa Trời”. Đức Chúa Giêsu khen ông : Không phải do xác thịt đã cho con biết điều đó, chính Cha trên trời đã tỏ ra cho con (Mt. XVI.13-17).

Ngài vẫn dạy rõ ràng, chỉ có một Thiên Chúa, như trong Cựu ước : Ngươi hãy thờ một Thiên Chúa, và vâng phục một mình Ngài (Mt. IV. 10). Thiên Chúa là Đấng độc nhất (Mc. XII. 29). Không có ai bằng Thiên Chúa. Chúng con chớ gọi ai bằng cha vì chúng con chỉ có một Cha trên trời (Gn. VIII. 41).

4. Ngài nhận mình là con của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đã thương yêu loài người đến nỗi ban Con Một mình cho (Gn. X. 30). Ngài làm được mọi việc Cha Ngài làm (Gn. V. 19). Ai thấy Ngài là thấy Cha Ngài, vì Ngài ở trong Cha Ngài, và Cha Ngài ở trong Ngài (Gn. XVII. 21).

5. Thế là Chúa Giêsu mặc khải hai điều trọng đại : Ngài là Thiên Chúa, có hết mọi quyền phép như Thiên Chúa. Và Thiên Chúa độc nhất trong bản tính, nhưng lại có ba vị, như lời Ngài nói : Thầy về sẽ xin cùng Cha Thầy, sai Đấng yên ủi khác xuống dạy dỗ chúng con mọi sự (Gn. XIV. 16). Nhất là lúc lập phép rửa tội, Ngài nói rõ tên ba vị trong Thiên Chúa : Chúng con hãy rửa tội cho mọi người, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (Mt. XXVIII. 19).

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
02-09-2009, 10:10 AM
Ngôi Lời làm người


1. Đức Chúa Giêsu nói, làm, bị đói khát, mệt mỏi nằm ngủ trong mạn thuyền, thương khóc người bạn là Lazaro chết, trong vườn Giêtsimani, sợ sệt chảy mồ hôi máu ra, chứng tỏ Ngài là người thật. Nhưng Ngài lại chứng minh Ngài là Con Đức Chúa Trời, Ngài là một Ngôi trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

2. Tông tích Ngài chứng tỏ mầu nhiệm đó : Ở làng Nazarét, một làng nhỏ trong xứ Samaria, đời vua Herođe trị vì, có một người nữ, tên là Maria, thuộc dòng Đavít, đã đính hôn với Giuse, nhưng chưa về ở chung.

Một hôm Thiên Thần hiện ra, cúi đầu chào bà : “Kính chào Maria, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà, bà có phúc hơn mọi người nữ”. Maria bối rối, Thiên Thần tiếp : “Hỡi Maria chớ sợ, vì bà được đẹp lòng Chúa, nầy bà sẽ có thai, và sinh một con trai, bà sẽ đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ nên trọng vọng, người ta sẽ gọi Ngài là Con Đấng chí cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Ngài ngai của Đavít Cha Ngài, Ngài sẽ cai trị đời đời trên nhà Giacob, và vương quyền của Ngài sẽ bền vững muôn đời”. Bà Maria thưa : “Việc đó làm sao xảy ra được. Vì tôi không hề biết đến đàn ông”. Thiên Thần phân giải : Thánh Thần Chúa sẽ đến trên bà và quyền phép Đấng chí cao sẽ phủ bà dưới bóng Người. Vì thế, con thánh bà sinh ra sẽ gọi là Con Đức Chúa Trời” (Lc.I. 26-35).

3. Quả đúng như lời tiên tri Isaia đã nói 700 năm trước : Một người nữ trinh sẽ thụ thai, và sinh một con trai, và gọi tên là Emmanuel, nghĩa là Chúa ở cùng ta (Is. VII 14).

Đức Bà Maria là mẹ thật Đức Chúa Trời, vì nhờ quyền phép Chúa, lấy máu huyết trong lòng bà tạo nên xác Ngài.

Nhưng khác với ta, Đức Chúa Giêsu có đủ xác hồn làm người mà thay vì một nhân vị, chính Ngôi Hai Thiên Chúa làm chủ xác hồn ấy. Nên chính Ngôi Hai nói : Đây là hồn tôi, đây là xác tôi. Ngôi Hai làm chủ mọi hoạt động và thụ động trong Đức Chúa Giêsu. Ngôi Hai đã có bản tính Đức Chúa Trời, nay xuống làm chủ bản tính loài người, thành thử trong Đức Chúa Giêsu có hai bản tính, nhưng chỉ có một ngôi vị. Lúc nói Chúa Giêsu tạo dựng trời đất, là do bản tính Đức Chúa Trời. Lúc nói : Đức Chúa Giêsu đau khổ, và chết, là do bản tính loài người. Vị làm chủ xác đó là Thiên Chúa, thì mỗi việc Đức Chúa Giêsu làm đều có giá trị vô cùng.

4. Đó là một mầu nhiệm cả thể, Chúa mặc khải ra ta mới biết và ta phải tin, vì không sao hiểu thấu được.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
02-09-2009, 10:13 AM
Chúa khởi công cứu chuộc



1. Vì Adong, Evà lỗi luật Chúa, cả loài người đều mắc tội tổ tông. Tội tổ tông là sự thiếu ơn Chúa, mất sự sống của Chúa. Ngôi Hai xuống thế làm người, là đem sự sống mới xuống trần gian rồi. Nhưng Đức Chúa Cha đã dùng tính loài người của Đức Chúa Giêsu làm bí tích ban ơn cho chúng ta, thì ta phải gặp Chúa, mới được Chúa ban ơn cho.

2. Trước khi truyền tin cho Đức Bà Maria, chính Thiên-thần Gabirie cũng đã đến báo tin cho ông Giacaria : “Hỡi Giacaria chớ sợ, lời cầu xin của ông đã được Chúa nhận. Bạn ông sẽ sinh một con trai, ông sẽ đặt tên là Gioan. Nó sẽ nên nguồn vui cho nhiều người, vì sẽ được đầy ơn Đức Chúa Thánh Thần ngay trong lòng mẹ. Nó sẽ đi trước mặt Chúa lôi kéo mọi linh hồn về cùng Chúa” (Lc.I.13-18).

3. Được Thiên thần báo tin bà Isave được ơn lạ đã 6 tháng. Đức Bà Maria vội vàng đến thăm và giúp đỡ. Vừa nghe lời Maria chào, Isave đáp lại : “Bà có phúc hơn mọi người nữ, và đứa con trong lòng Bà cũng đầy ơn phúc. Bởi đâu tôi được vinh dự đón tiếp Mẹ Thiên Chúa dến thăm : Nầy tiếng chào của Bà vừa đến tai tôi, thì con tôi nhảy mừng trong dạ” (Lc.I.39-46).

Chúa đã làm một phép lạ cho trí khôn Gioan, dầu óc não chưa hoàn thành, nhìn biết con trong lòng Maria là chính Thiên Chúa cứu chuộc. Ông vui mừng đến nỗi nhảy chồm lên, làm cho bà mẹ cảm thấy. Từ giây phút đó, ơn nghĩa Chúa đổ xuống trên ông, thánh hóa ông.

4. Maria dâng lời ca ngợi lên Thiên Chúa, là nguồn mọi ơn lành: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, là Đấng cứu chuộc tôi. Vì người đoái xem tiện nữ, từ nay mọi dân khen tôi có phúc. Vì Đấng tối cao đã làm nhiều việc lạ lùng nơi tôi. Người ra tay quyền phép hạ kẻ kiêu ngạo xuống, và nhấc kẻ khiêm hèn lên, Người đã cứu Israel như lời đã hứa với Abraham và các tổ phụ xưa”. (Lc.I.47-56).

5. Đức Bà Maria ở lại với Isave, cho đến lúc Gioan sinh ra. Giacaria đã bị câm, vì không tin lời Thiên thần bảo, phải làm dấu đặt tên cho con là Gioan như lời Thiên thần dạy liền được khỏi câm, cất tiếng ca ngợi Chúa.

“Thiên Chúa Israel ngợi khen Chúa đã đến viếng thăm và cứu vớt dân Người. Đã nhớ lời giao ước với Abraham, đến cứu ta khỏi tay kẻ nghịch thù.

Và ông nói với con : “Hỡi con ta, tuy bé nhỏ, nhưng là tiên tri cả của Chúa, con sẽ đi trước mặt Người, để dọn đường cho Người đến”.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
05-09-2009, 10:09 AM
Con vua Đavít

1. Theo lời các Sấm ngôn xưa, Ngôi Lời sinh ra làm người sẽ là con vua Đavít. Và theo tục lệ Do-thái, dòng giống chỉ lưu truyền bằng họ nội.

Thiên Chúa đã an bài mọi sự rất khôn khéo. Theo truyền thống Do-thái, con nuôi, hay con luật pháp cũng kể như con đẻ với đủ quyền lợi.

2. Bà Maria trước khi được truyền tin, đã đính hôn với một nam nhân, tên là Giuse. Hai tác giả Tân ước là Mathêô và Luca đều nhận Giuse là dòng dõi Đavít, dòng Giuđa Abraham: “Abraham sinh ra Isaac, truyền đến Đavít là 14 đời. Đavít sinh Salomon, đến lúc đi đày là 14 đời. Từ lúc đi đày đến Giuse cũng 14 đời. Và kết luận: Ông Giuse chồng bà Maria, là đấng đã sinh Đức Chúa Giêsu” (Mt.1 1-18).

Theo luật Do-thái, hai người đính hôn có đủ mọi quyền như vợ chồng cưới rồi. Nên Đức Chúa Giêsu là quả hợp pháp của cuộc hôn nhân giữa Đức Mẹ và thánh Giuse, thì theo luật pháp là con của Giuse.

3. Nhưng trước khi nhận vinh dự đó, Giuse phải trải qua một cơn ảo mộng. Thấy rõ bạn mình đã có thai, Người hiểu biết Đấng ở trong lòng bạn mình là một Đấng lạ lùng sinh ra để giải thoát cho nhân loại. Xét mình hèn hạ bất xứng. Giuse tính bỏ trốn đi, không dám rước Maria về nhà mình.

Nhưng đang khi còn đang do dự tính toan, thì trong giấc ngủ, Thiên Thần Chúa đến bảo: Hỡi Giuse, con Đavít, chớ sợ rước Maria về nhà, vì đứa con mang bà trong dạ là bởi phép Thánh thần, bà sẽ sinh một con trai, và ông sẽ đặt tên là Giêsu, vì Người sẽ giải thoát dân Người khỏi tội lỗi (Mt.1 18-21).

4. Biết rõ thánh ý Chúa, tuy lượng được chức vụ cao trọng và khó khăn mình sẽ phải nhận lấy, Giuse không ngần ngại rước Maria về nhà mình. Và Đức Chúa Giêsu lúc sinh ra, được mọi người tưởng là con thật của ông thợ mộc Giuse.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
05-09-2009, 10:09 AM
Một ánh sáng trong đêm khuya






1. Xưa nay trong lịch sử, đã có nhiều người xưng mình tự trời cao sai xuống, mặc khải một tôn giáo mới, để cứu vớt nhân loại trầm luân. Có vị chỉ lừa gạt người ta được mấy năm rồi bị lộ tẩy, bị giết hay bỏ quên. Có nhiều vị được người ta theo đông đúc, lập nên những tôn giáo lớn, như Phật Thích Ca, Mahomet.

Xưng mình từ trời cao xuống, mặc khải những điều bí nhiệm là điều dễ, vì không ai kiểm soát được. Nhưng làm sao chứng minh được tông tích của mình.

2. Một bằng chứng rõ rệt là những lời tiên tri đã nói lâu đời trước về họ và đã thực hiện đích thực. Phật Thích Ca, Mahomet, xuất hiện như bao nhiêu người khác, không có ai tiên báo. Còn đối với Chúa Giêsu, nhiều tiên tri đã nói trước về nơi chỗ, ngày giờ Người sẽ sinh ra.

Tiên tri Mêsia đã nói: “Hỡi Bêlem Ephrata, bé nhỏ nhất trong các chi tộc Giuđa, tự nơi ngươi sẽ xuất hiện Đấng cai trị Israel” (Mc.V.2). Tiên tri Isaia nói: Con bò còn biết ràn mình, con lừa còn biết chủ mình, mà dân Ta không biết Ta (Is. 1-3). Lâu đời trước, Balaam đã nói: “Một ngôi sao sáng sẽ từ nhà Giacob xuất hiện, và một cây phủ việt sẽ chỗi dậy trong Israel” (Ds.XXIV.17).

3. Các lời tiên tri từ lâu năm trước ấy, đã thực hiện lúc Chúa giáng sinh. Lúc ông Giuse và bạn người là bà Maria, trở về quê quán là Bêlem để khai tên theo lệnh Vua, ông bà phải đến ẩn trong một hang đá, chỗ bò lừa ở, vì không ai cho trọ. Và đêm đó, bà Maria đã sinh con, lấy tã bọc con và đặt nằm trong máng cỏ. Trong vùng ấy, có nhiều mục đồng đang thức để canh đàn chiên. Thiên thần Chúa hiện ra báo tin cho họ biết là Chúa Cứu Thế đã giáng sinh. Họ liền mau chân đến thờ lạy Chúa. Và trên không trung, vô số Thiên thần hiện ra ca ngợi Chúa: Sáng danh Chúa trên trời và bình an cho những người ngay lành dưới đất. Cũng lúc ấy, ở Phương Đông, một ngôi sao lạ mọc lên và ba vị đạo sĩ vì đã hiểu các lời tiên tri, nên nhận ra ngôi sao lạ đó là điềm báo Chúa Cứu Thế đã giáng sinh. Ba vị liền theo ngôi sao dẫn đường đến Bêlem, mang theo báu vật của nước họ để dâng kính và thờ lạy Chúa, như lời tiên tri Isaia đã nói: “Đoàn lạc đà từ Mađian và Epha đến…Họ đến từ Saba, mang vàng và nhũ hương đến chúc tụng Chúa” (Is.LX 6).

Chúa Cứu Thế đã giáng sinh làm thỏa lòng mong đợi của người dân.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

zabinh
07-09-2009, 04:14 PM
100 Bài Giáo lý Kinh Thánh:

http://www.mediafire.com/download.php?mjgiojbm41a

Lẹ lên thì còn. Chậm tay thì hết.

sao mình load cũng không được xin các bạn chỉ giúp

cafeda2009
08-09-2009, 09:14 AM
Đức Chúa Giêsu nối liền Cựu ước và Tân ước


1. Thánh Phalô đã nói về Đức Chúa Giêsu: Người sinh ra bởi một nữ trinh, sinh dưới lề luật (Gal. IV. 5). Đức Chúa Giêsu tuân theo luật cũ, rồi lại rao truyền luật mới, để nối liền Tân ước với Cựu ước, và để cứu mọi người sống dưới Tân ước, cũng như người sống dưới Cựu ước.

2. Vì thế, nên sinh ra được 8 ngày, Chúa Giêsu chịu phép cắt bì và được đặt tên như các trẻ trai Do-thái. Và 40 ngày sau, Mẹ Ngài tuy Đồng trinh sạch sẽ, cũng tuân giữ lệ tẩy uế như mọi người nữ khác. Và chính Ngài là con trai đầu lòng, phải dâng cho Chúa, và chuộc lại như các con trai đầu lòng Do-thái (XH. XXXIV. 19-20).

Đức Chúa Trời ra luật buộc dâng con đầu lòng chính vì Đức Chúa Giêsu sau này. Chính Ngài lúc mới tượng thai đã thưa với Đức Chúa Cha: “Của lễ chiên bò không đẹp lòng Cha, Cha đã ban cho Con một thân xác, này đây con đến để vâng theo thánh ý Cha” (Heb.X.8-9). Cha mẹ chuộc con lại, theo luật Moisen, chỉ là để nuôi Ngài lớn lên, làm tròn nhiệm vụ Đức Chúa Cha sai, và sau cùng, Ngài tự trao mình hoàn toàn cho Đức Chúa Cha: “Con xin phú linh hồn con ở tay Cha” (Lc.XXIII.46).

3. Lúc cha mẹ Ngài dâng Ngài vào đền thờ, thì ông già Simêon trong Nhóm Nghèo của Chúa, lâu nay trông đợi Chúa đến an ủi, đã ẵm lấy Chúa trong tay, và hát lên: “Bây giờ xin Chúa để cho tôi tớ Chúa về được nghỉ theo lời Chúa hứa, vì mắt tôi đã nhìn thấy Đấng cứu chuộc Chúa gởi đến cho muôn dân.

Rồi lúc trao lại cho Đức Mẹ ông nói: Trẻ này sẽ nên cớ cho nhiều người vấp ngã, và nhiều người chỗi dậy trong Israel, và nên dấu cho nhiều cuộc tranh luận.

Và ông nói với Đức Mẹ: Một lưỡi gươm sẽ thâu qua lòng bà, và như thế ý tưởng của nhiều người sẽ bày tỏ ra (Lc.II.34-35).

5. Cùng với Simêon, có bà Anna, góa chồng hồi con trẻ, bà ở thủ tiết, lo phục vụ Chúa trong Đền thờ cũng nhận biết Đức Chúa Giêsu là chính Đấng Đức Chúa Trời hứa cho dân, bà hoan hỉ ca ngợi Chúa, và báo tin cho nhiều người có lòng trông đợi ơn cứu chuộc được biết.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
13-09-2009, 10:55 PM
Những chứng tá đầu tiên



1. Thánh Phaolô đã nói: “Không có máu đổ ra, thì không có sự cứu rỗi” (Heb.IX.22). Đức Chúa Giêsu đã bắt đầu đổ máu trong ngày cắt bì, và sẽ đổ cho đến giọt máu cuối cùng trên thánh giá. Hiểu được lòng thương cùng tột của Chúa, loài người muốn đáp lại, cũng phải đổ máu ra để làm chứng lòng tin và lòng mến của mình. Kẻ chịu đổ máu ra vì đạo, là những vị làm chứng tá công trình cứu chuộc.

2. Các vị đạo sĩ theo ngôi sao dẫn đường, đến thành Giêrusalem hỏi tìm vua Do-Thái mới sinh. Herôđê vời các luật sĩ đến hỏi, nên biết Chúa sinh ra ở Bêlem. Vua dặn các đạo sĩ đi tìm, và lúc tìm được về tin lại cho vua để vua cũng đi thờ lạy. Các đạo sĩ, nhờ ngôi sao dẫn đường, đã đến Bêlem thờ lạy Chúa, và dâng của lễ, nhưng được Thiên thần mách bảo cho biết ác ý của Herôđê nên theo ngả khác về quê.

Herôđê đợi mãi không thấy họ trở lại, tức giận, vì sợ Chúa chiếm ngôi vua mình sau này nên ra lệnh giết hết các trẻ nam trong thành Bêlem, từ hai tuổi sấp xuống. Cả và thành đều than van khóc lóc. Những trẻ em vô tội bị giết vì Chúa, là những vị tử đạo đầu tiên, đổ máu ra làm chứng tá công trình cứu chuộc, nên gọi là các thánh Anh hài.

Đó là lời tiên tri của ông Simêon thực hiện, tâm tình phản đối Đức Chúa Giêsu đã bắt đầu biểu lộ.

3. Nhưng vua tàn bạo kia không giết được Đức Chúa Giêsu, vì Thiên thần đã báo tin cho Giuse đem Chúa và Mẹ Ngài đi trốn.

Thánh Giuse đem Chúa đi trốn nơi nào không ai biết, nhưng thánh Mathêô nhớ lại lời tiên tri Osêa nói: Ta gọi con Ta từ Ai-Cập về (Os.XI.i), nên đã chép: Chúa trốn qua Ai-Cập.

Thế là Chúa và Đức Mẹ, đã bắt đầu cuộc thương khó, vì lòng người nham hiểm thù ghét. Nhà đã nghèo, mẹ và con còn non tháng, nên dầu trốn ẩn nơi nào cũng phải nhiều điều cực khổ.

Cho đến lúc vua Herôđê chết, Thiên thần lại bảo ông Giuse đem Đức Chúa Giêsu và Đức Mẹ về. Vì nghe con Herôđê là Herôđê Achelaus cai trị xứ Giuđêa tàn bạo, nên thánh Giuse đưa gia đình về Nagiarét là nơi trú ngụ trước.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
13-09-2009, 10:56 PM
Chúa tỏ ra nguồn gốc của Ngài



1. Các vị lập đạo khác, không có một bằng chứng nào bảo đảm nguồn gốc cao siêu của họ. Chính họ cũng không biết mình bởi đâu đến, và phải làm gì.

Đức Chúa có bằng chứng đặc biệt. Ta đã thấy bằng chứng do các lời tiên tri. Đây, chính Ngài đã tỏ ra Ngài am hiểu rõ ràng thân thế và địa vị của mình, ngay từ hồi thơ ấu.

2. Lúc lên 12 tuổi, Ngài theo cha mẹ đến thành Giêrusalem dự lễ. Lúc mãn các ngày lễ, thánh Giuse và Đức Mẹ ra về theo giới của mình, không thấy trẻ Giêsu theo, người nọ tưởng đi với người kia, hay với họ hàng quen biết. Đến chiều họp nhau lại, hai ông bà tìm khắp nơi không thấy trẻ Giêsu, mới lo lắng trở lại Giêrusalem tìm kiếm con.

Đến ngày thứ ba, vào Đền thờ, hai ông bà gặp Chúa đang ở giữa các thầy tấn sĩ.

3. Đền thờ Giêrusalem rộng lớn, có nơi dùng làm lớp dạy Giáo lý cho trẻ em. Hôm đó trong số trẻ em, có một cậu bé, mặt mũi khôi ngô, đáp được rành mạch các câu vị giáo sĩ hỏi, và cậu hỏi lại câu nào, thì vị giáo sĩ trả lời lúng túng. Vị này đi gọi thêm vị khác, tiếng đồn ra, nhiều vị Luật-sĩ họp lại để thử tài cậu bé. Ai nấy đều kinh ngạc vì trí thông minh và lời cậu thưa đáp.

Chính lúc đó, cha mẹ cậu đến. Bà Maria nói lời ngụ ý đoán trách: “Con ơi! Sao con làm như thế? Nầy cha con và mẹ lo lắng tìm con!” Trẻ Giêsu đáp lại khiêm tốn, nhưng nghiêm trang: “Cha mẹ tìm con làm gì? Cha mẹ không biết con phải lo việc của Cha con sao?” (Mt.II. 41-52).

4. Thánh Mathêô kết luận: Ông bà không hiểu nghĩa lời Ngài nói. Đức Mẹ và thánh Giuse biết Cha Ngài là Thiên Chúa, nhưng không hiểu Ngài ở lại trong Đền thờ để làm gì? Còn các người khác, không thể hiểu nghĩa lời Ngài. Họ cứ tưởng Ngài là con của Giuse.

Như thế, Ngài biết mình là con thật Đức Chúa Cha, và cha mẹ Ngài ở thế gian chỉ là những vị giúp Ngài làm tròn công việc cứu chuộc nhân loại.

5. Sau đó Ngài theo cha mẹ trở về Nagiarét sống trong vâng lời chịu lụy. Càng thêm tuổi, Ngài càng thêm sự hiểu biết tự nhiên, và càng tỏ ra khôn ngoan và thánh thiện.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
13-09-2009, 10:58 PM
Đức Giêsu lập lại nước trời





Gioan dọn đường cho Chúa



1. Một vị Quốc trưởng đến viếng thành nào, thường sai người đi báo trước để người ta chuẩn bị cuộc nghênh tiếp. Suốt cả 19 thế kỷ lịch sử Do-thái, Đức Chúa Trời đã sai nhiều tiên tri đến dọn đường cho Chúa Cứu thế đến. Lúc gần ngày, Chúa còn sai một vị sứ giả đặc biệt là ông Gioan.

2. Ông Gioan sinh ra lạ lùng, nhờ nhân đức và lời cầu nguyện của cha mẹ. Vừa lớn lên, ông bỏ gia đình, vào rừng tu như các ẩn sĩ, ăn mật ong và châu chấu, mặc áo lông lạc đà, suốt ngày chỉ lo suy niệm lời Chúa.

3. Đến kỳ Chúa định, ông xuống miền bờ sông Giođanô giảng cho dân chúng theo lời tiên tri Isaia: “Tôi là tiếng kêu trên rừng: hãy dọn đường cho Chúa Cứu thế đến” (Is.XL.3). Đấng Thiên sai đã đến giữa nhân loại, Ngài là đấng cao cả, ông không đáng mở giây giày cho Ngài, Ngài đến cứu rỗi bằng cách xét đoán dân: như cầm sàng để sàng mọi người, như cầm búa để chặt những cây không sinh hoa quả. Bất cứ ai cũng được cứu rỗi, miễn là sinh hoa quả, là biết ăn năn trở lại. Phải ăn ở công bằng, lính tráng không được hà hiếp người ta, người thu thuế không được thu đa nộp thiếu. Phải yêu người, chia của ăn áo mặc cho người không có. Phải khiêm nhường, chớ cậy mình là con cái Abraham.

Để chứng tỏ lòng ăn năn, phải xuống sông, để ông làm phép rửa cho. Phép rửa đó chưa có sức tha tội, nhưng để chứng tỏ lòng ăn năn, là điều kiện để được Chúa tha thứ. Người ta gọi ông là Gioan Tẩy giả.

Theo lời ông giảng dạy, dân chúng hướng về Chúa Kitô. Lúc ông làm phép rửa cho Chúa Giêsu rồi, được Chúa Thánh Thần cho biết chắc Ngài chính là Đấng Cứu Thế, ông chỉ cho môn đệ: Nầy là chiên Thiên Chúa là Đấng mang tội trần gian (Jn.I.29). Lúc biết người ta theo Chúa, chịu phép rửa tội bởi tay các tông đồ Chúa, ông vui mừng cho rằng sứ mệnh làm môi giới của mình đã hết. Ông còn sai môn đệ đến hỏi Chúa để biết Ngài có phải là Đấng Cứu thế muôn dân trông đợi không? Chúa đã trả lời họ: Về nói cùng Gioan mọi điều các ngươi đã thấy: người mù được thấy, người què được đi, người chết sống lại, người nghèo khổ được nghe giảng Tin mừng (Mt.XI.2-6). Và Chúa tỏ ra: Gioan là Đấng mà tiên tri Isaia đã nói, sẽ đi trước dọn đường cho Chúa (Is.XXIV.19). Chúa còn ca tụng ông: Trong con cái người nữ, không ai trọng bằng Gioan (Mt.XI.11).

5. Vì Gioan quở trách vua Herôđê đã cướp bà Hêrôđiađê là em vợ mình, nên bị vua bỏ tù, về sau bị Hêrôđiađê báo thù, xui con gái đòi cho được cái đầu của ông. Ông Gioan lấy máu mình làm chứng đạo thánh Chúa.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
16-09-2009, 11:04 PM
Đức Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời công khai




1. Trong đạo cũ, các vị tiên tri đều khai mạc sứ mệnh bằng một nghi thức đặc biệt. Chúa phải tỏ ta Chúa kêu gọi họ, giao phó sứ mệnh, và ban cho ơn đặc biệt để làm tròn phận sự. ông Moisen được Chúa hiện ra trong bụi gai, sai qua Ai-cập cứu dân, và ban cho cây gậy làm phép lạ. Ông Isaia được Chúa tỏ ra sự oai nghi trong Đền thờ, giữa các Séraphim, và sai một thần Séraphim lấy than đỏ luyện miệng lưỡi người, để sai đi giảng.

Đức Chúa Giêsu cũng khai mạc sứ mệnh Ngài một cách long trọng.

2. Lúc đến 30 tuổi, Ngài đến sông Giođanô xin ông Gioan làm phép rửa cho. Ông từ chối: “Chính tôi mới phải xin Ngài làm phép rửa”. Chúa đáp: “Ông cứ làm đi, chúng ta phải làm trọn mọi việc công chính” (Mt.III.13-15). Ông Gioan làm phép rửa xong, Ngài bước lên bờ, thì bỗng cửa trời mở ra, Thần trí Chúa hiện xuống trên Ngài như hình chim bồ câu và có tiếng bởi trời phán: “Nầy là Con rất yêu dấu và đẹp lòng Ta mọi đàng” (Mt. III.17).

3. Đó là cách long trọng Đức Chúa Cha tấn phong cho Con. Không phải hôm nay Thánh thần mới xuống trên Ngài. Thánh thần đã đầy dẫy trong lòng Ngài ngay từ giây phút tượng thai trong lòng mẹ. Nhưng hôm nay, Đức Chúa Thánh Thần tỏ ra công khai cho mọi người thấy. Và Đức Chúa Cha tuyên bố: Đây là Con Ta rất yêu dấu và đẹp lòng Ta mọi đàng. Đó là dấu Đức Chúa Cha công nhận Ngài là Đấng Chúa sai, tất nhiên chấp nhận hết mọi việc Ngài làm, những lời Ngài dạy, và truyền khiến ta phải vâng theo lời Ngài.

4. Nhờ tiếng nói và dấu lạ đó, ông Gioan biết rõ Ngài là chính Đấng Chúa sai, nên chỉ cho các môn đệ biết: “Đây là con chiên Thiên Chúa, đây là Đấng gánh tội trần gian”.

Từ đây Đức Chúa Giêsu khai mạc đời sống công khai của Ngài.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
16-09-2009, 11:07 PM
Đức Chúa Giêsu khai chiến với ma quỉ




1. Chủ đích của Đức Chúa Giêsu xuống thế gian, là chiến đấu với ma quỉ hỏa ngục, để chiếm lại linh hồn người ta. Cuộc chiến đấu khởi sự ngay từ lúc Chúa chịu phép rửa, và kéo dài cho đến lúc Chúa tắt hơi, là lúc Chúa toàn thắng trong Chúa, nhưng còn kéo dài cho đến tận thế mới toàn thắng trong nhiệm thể Chúa.

2. Chịu phép rửa xong, Chúa Giêsu lên rừng vắng ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày. Như dân Israel xưa sống thân mật với Đức Chúa Trời 40 năm trên rừng vắng, như Moisen ở với Chúa 40 đêm ngày trên núi, Chúa Giêsu trước khi lập dân mới, ban lề luật mới, cũng lên rừng vắng ở với Đức Chúa Trời 40 đêm ngày. Bên ngoài Chúa ăn chay nhặt nhiệm, bên trong chăm lo suy gẫm Kinh thánh, và sống giao thân với Đức Chúa Cha.

3. Sau 40 ngày chay, Chúa xuống khỏi núi, liền bị ma quỉ cám dỗ. Ma quỉ chưa được biết rõ Đức Chúa Giêsu là Con thật Đức Chúa Trời, chỉ biết là một người thánh thiện, quyền phép, quyết chí chiến đấu cho Đức Chúa Trời. Nên ma quỉ cố tìm cách làm cho Chúa đi lạc đường (Mt.IV.). Thấy Chúa đói ma quỉ bảo: Ông hãy khiến đá này trở nên bánh mà ăn. Không phải nó cám dỗ mê ăn, cho bằng làm cho Chúa lạm dụng quyền mình quên việc Đức Chúa Cha để mưu ích riêng cho mình. Đức Chúa Giêsu đáp: Người ta sống không phải chỉ nhờ bánh, mà còn nhờ mọi lời bởi miệng Đức Chúa Trời phán ra.

Ma quỉ lại đưa Chúa lên nóc Đền thờ và bảo: Ông hãy gieo mình xuống, vì có lời Chúa phán: “Người sẽ sai Thiên thần nâng đỡ chân ông khỏi vấp phải đá”. Ma quỉ xúi giục Chúa tự phụ, tin cậy vào mình để bắt Đức Chúa Trời làm phép lạ. Đức Chúa Giêsu vẫn biết Đức Chúa Trời chỉ làm phép lạ lúc cần kíp nên đáp: Có lời chép: “Ngươi chớ thử phép Đức Chúa Trời làm chi”.

Ma quỉ thất bại hai lần, liền tỏ ra mình là đứa gian dối, nó đưa Chúa lên đỉnh núi cao, cho Chúa thấy các sự sang trọng thế gian và bảo: Ông sấp mình lạy ta, ta sẽ ban cho. Đức Chúa Giêsu tỏ mặt oai nghiêm mắng nó: “Hỡi Sa-tan, hãy xéo đi”, vì có lời chép: “Ngươi chỉ thờ lạy một Chúa, là Thiên Chúa ngươi, và chỉ làm tôi một mình Người”.

4. Ma quỉ xấu hổ trốn đi, và có Thiên thần đến hầu hạ Chúa.

Lm. Trần Hữu Thanh (Dòng Chúa Cứu Thế)

cafeda2009
18-09-2009, 04:05 PM
Hiến chương Nước Trời



1. Nước Đức Chúa Giêsu lập kế tiếp nước Do-thái là dân riêng của Chúa. Tất cả Lề luật trong đạo cũ không bị bãi bỏ. Chúa phán: “Trời đất sẽ qua đi, nhưng một chấm một phết trong lề luật sẽ không qua, cho đến khi mọi sự sẽ nên chọn” (Mt.V.17-10).

2. Đạo mới kế tiếp đạo cũ, và làm cho nên trọn. Về Tín lý, xưa chỉ buộc tin một Chúa, nay Chúa tỏ ra trong Chúa có Ba Ngôi. Suốt ba năm giảng dạy Đức Chúa Giêsu đã nói rõ: Trong Chúa có Ba Ngôi bằng nhau, là Cha, Con và Thánh thần.

3. Đạo Chúa không phải chỉ là làm tôi thờ phượng Chúa (Jn.I.12) mà phải có tâm tình với Chúa như chính Ngôi Hai là con Ngôi Cha để cùng Ngài lãnh gia tài của Cha trên trời (Rom.VIII.17).

Nên tâm tình của ta đối với Chúa, là tâm tình hiếu tử, do Chúa Thánh thần ban cho (Gal.IV.6).

Vì thế, vào Nước Trời là Tái sinh trong nước và trong Thánh thần (Jn.III.5). Việc sinh ra trước là sinh trong xác thịt, việc sinh lại là sinh trong Thần khí.

4. Vì thế lề luật cũ không bỏ, nhưng phải giữ cho trọn hơn. Xưa chỉ chú trọng hình thức bề ngoài, nay phải giữ trong tinh thần. Chớ giết người, chưa đủ, phải xa lánh mọi sự mất lòng anh em. Chớ ngoại tình, chưa đủ, phải xa lánh mọi ý xấu. Không phải cầm lấy bàn thờ mà thề, mà cấm mọi tiếng thề. Không phải chỉ yêu kẻ thân thuộc, mà phải yêu kẻ nghịch và làm ơn cho kẻ làm hại mình (Mt.V).

Tóm lại: Phải nên trọn lành như Cha trên trời.

5. Tinh thần mới tóm lại trong 8 mối phúc thật:

Phúc cho ai có lòng khó khăn, vì nước Trời là của họ.
Phúc cho ai hiền lành, vì sẽ được đất làm cơ nghiệp.
Phúc cho ai khóc lóc, vì sẽ được an ủi.
Phúc cho ai đói khát sự công chính, vì sẽ được no đủ.
Phúc cho ai biết thương xót, vì sẽ được thương xót lại.
Phúc cho ai có lòng trong sạch, vì sẽ được thấy mặt Chúa.
Phúc cho ai gây hòa thuận, vì sẽ được gọi là con Thiên Chúa.
Phúc cho ai bị bắt bớ vì đạo ngay lành, vì nước trời là của họ. (Mt.V).

Lm. Trần Hữu Thanh (DCCT)

cafeda2009
18-09-2009, 04:05 PM
Chúa đặt nền móng Nước Trời.




1. Nước Chúa đến như một biến cố, như một luồng gió mới, thổi tới một sự sông êm dịu vui tươi. Nhưng sự sống mới muốn vững chãi, cần có tổ chức. Chúa tổ chức Nước Trời như một xã hội loài người, hữu hình. Và Chúa không muốn làm hết mọi sự. Chúa chỉ đem lửa đến trong thế gian, rồi để cho rơm củi tự cháy và truyền lửa ra. Nên việc đầu tiên của Chúa là chọn các môn đệ.

2. Người Do-thái nghe Chúa giảng hay, thấy phép lạ Chúa làm, chạy theo Chúa đông đúc. Nhưng lúc biết được Chúa không lập lại nước Do-thái hùng cường oanh liệt như xưa, mà chỉ lo lập một nước linh thiêng, họ dần dần xa Chúa. Chỉ có một nhóm thân tín, bền vững theo Chúa.

3. Trong số môn đồ, Chúa chọn riêng 12 ông, làm môn đồ đặc biệt của Chúa, gọi là Tông đồ.

Hai người đầu tiên được Chúa gọi là hai người chài lưới: Simon và em là Anrê. Simon sau được Chúa đổi tên là Xephas, dịch ra tiếng La-tinh là Phêrô, nghĩa là đá. Chúa gọi họ: Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các ngươi thành kẻ chài lưới người. Đi một quãng, Chúa gọi thêm Giacôbê và Gioan, con của Zêbêđêô, cũng làm nghề chài lưới (Mc.I.16-29). Ngày hôm sau Chúa lại gọi Philipphê, ông này lại kéo thêm ông Nathanaen. Chúa đi vào một nhà thu thuế, và gọi ông Lêvi theo mình. Nhiều môn đệ ông Gioan, lúc thầy bị bắt, cũng nghe lời Thầy đi theo Chúa Giêsu.

Thành ra số Tông đồ kể được 12 vị: Simon, gọi là Phêrô, Giacôbê và Gioan là hai con ông Zêbêđêô, Anrê, Philipphê, Giacôbê, Barthôlômêô, Matthêô, Thomas, Tađêô, Simon và Giuđa.

4. Họ sống chung với Chúa như một cộng đoàn, đi theo Chúa, nghe Chúa giảng dạy cặn kẽ về Nước Trời, được Chúa sai đi thực tập việc giảng đạo, và sau được ủy thác nhiệm vụ kế vị Chúa tiếp tục công trình cứu chuộc của Chúa.

Lm. Trần Hữu Thanh (DCCT)