giusethanh
07-06-2011, 07:16 PM
VỰC THẲM NGĂN CÁCH
http://huongvedaihoidanchua.net/thumbnail.php?file=Nguoi_an_may_950164610.jpg&size=article_medium
“Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được” ( Lc 16, 26 )
Hằng ngày trong cuộc sống, nhất là vùng sông nước khu vực đồng bằng sông cửu long, người dân sinh sống chung với những con kênh, giòng sông lớn nhỏ. Để giúp cho mọi người qua lại những con sông, kênh rạch được dễ dàng, người ta dùng nhiều cách và nhiều phương thức, từ đơn sơ như những chiếc cầu khỉ, lớn lao và tốn kém như cầu mỹ thuận, cầu cần thơ, chưa dủ điều kện thì dùng những chiếc phà, cùng lắm thì người ta dùng những chiếc xuồng ba lá. Tất cả chỉ với một mục đính là giúp, phục vụ cho con người từ việc nhỏ nhất là thăm viếng nhau, lớn lao hơn là việc phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu đưa đón ma chay, cưới hỏi…
Trình thuật Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho ta một vực thẳm ( giòng sông ) để rồi giữa hai bờ vực tuy xa mà lại gần, tuy gần nhưng lại rất xa, vực thẳm đó được hình thành trong mối tương quan giữa con người và con người ngay lúc còn sống cũng như khi đã qua đời, qua hình ảnh anh Ladarô người hành khất và nhà phú hộ giàu sang phú quý. Nhiều người nói có gì đâu phải bàn, phải bận tâm, cứ lấp đi là mọi sự trở nên dễ dàng, người ta còn ngăn sông lấp biển được chứ cái vực đó dễ ợt ! ... Cứ lấp đầy đi là qua lại như trở bàn tay.Vâng ! Cứ lấp đầy đi là xong, nếu lấp bằng ngôn ngữ, bằng cái miệng thì trong tích tắc nó đã được lấp đầy, nhưng nếu được lấp bằng hành động thì phải coi lại !
Thời gian là bao lâu ? Có khi cả đời người không lấp được, dù vực thẳm đó chỉ bằng một bước chân, bằng tư tưởng, bằng một lời nói. Kinh Thánh diễn tả, giữa người hành khất Ladarô và nhà phú hộ chỉ cách nhau có một vực thẳm ban đầu tuy nhỏ, sẽ được lấp đầy và vượt qua với động tác “cúi xuống” và “cho đi”, nhưng nhà phú hộ đã không lấp và vượt qua được, không những lấp không được, vực thẳm đó ngày càng lớn dần. Để rồi sau khi chết ông ta muốn nối kết lại chỉ với một động tác cũng rất nhỏ, đó là xin tổ phụ Ápraham sai Ladarô dùng ngón tay nhỏ mấy giọt nước vào lưỡi ông cho mát cũng không được, vì lý do duy nhất là sự ngăn cách bởi vực thẳm, mà chính ông đã không lấp khi có thể trong tầm tay của ông.
Trong cuộc sống và trong mối tương quan hằng ngày giữa ta và những người chung quanh, còn đó những vực thẳm ngăn cách tưởng chừng như dễ vượt qua và dần lấp đầy, nhưng thực tế lại rất khó. Đại loại như:
Vực thẳm ngăn cách do quyền lực:
Vực thẳm này, luôn cám dỗ ta, trong gia đình, trong cộng đoàn, xã hội và Giáo Hội, điển hình như chuyện sảy ra giữa một người là chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ và người kia là trưởng khu giáo.
Vào dịp Khu Giáo mừng lễ Bổn Mạng, ngoài việc bàn tính việc tổ chức Thánh Lễ cho bà con Khu Giáo, song song đó là mời gọi bà con toàn Giáo Xứ hiệp ý tạ ơn, chia vui, trong đó có những người có chức vụ trong Giáo Xứ. Với trách nhiệm của một trưởng Khu Giáo sau khi đã viết những tấm thiệp mời, chẳng hiểu vì thân tình hay vô ý, bì thư gởi cho vợ chồng anh chủ tịch lại không để chức danh mà chỉ đề kính mời anh chị và tên người nhận.
Vui, cộng với trách nhiệm, cầm tấm thiệp trên tay đến nhà anh chủ tịch, tưởng chừng được lời cám ơn, động viên, chúc mừng. Nào ngờ ! Khi đón nhận tấm thiệp mời đọc lướt sơ qua, người mời nhận được một câu của anh chủ tịch: “Làm việc mà không biết tôn ti trật tự, ghi thiệp sao không ghi chức danh, lần sau có mời thì phải ghi đầy đủ: kính mời ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ”.
Niềm vui, lòng nhiệt huyết giờ được đáp trả, là những giọt nước mắt ( vì người trong cuộc là nữ giới ).
Loại vực thẳm này rất khó lấp đầy, vì sao ? Xin thưa, thứ nhất: Do bản chất của con người vẫn thích ở trên mọi người, muốn được người ta biết đến không vì công việc mà vì chức danh; thứ hai: Áo mão cân đai, ngồi nơi danh dự, sai khiến người khác, thích người khác phục vụ mình; thứ ba: kiêu ngạo, tự tôn, khoe khoang; tứ tư: Quyền thường đi đôi với lợi, có quyền, sẽ có tất cả, nếu ngoài đời thì tiền bạc, tài sản bao la, trong đạo thì được trọng vọng, ngồi chỗ danh dự khi hội họp, tiệc tùng, kề cận với các đấng bậc. Chính loại vực thẳm này đưa đến sự thù oán, chia rẽ, bất hợp tác, có hợp tác thì cũng trong tình trạng ức chế, chứ không tự nguyện.
Vực thẳm ngăn cách giữa giàu và nghèo:
Vào thời đại người ta kéo nhau lao vào đời sống hưởng thụ, đánh giá nhau với hình thức bên ngoài, thì vực thẳm ngăn cách này ngày càng lớn. Trong gia đình, giữa con cái với cha mẹ, giữa anh em trong cùng huyết thống cũng có những vực thẳm ngăn cách theo cách nói: “Phù thịnh chứ không phù suy” ( trọng giàu chứ không trọng nghèo ), điều này không nhiều nhưng cũng không ít; ngoài xã hội, người ta đánh giá và chọn bạn để quan hệ theo cấp bậc, công việc, tài sản, xe cộ, nhà cửa, bất động sản, thời trang và trang sức; nơi trường học thì hình thành và chia ra từng nhóm, nhà nghèo chơi với nhà nghèo, giàu chơi với giàu; trong nhà đạo cũng thế, tuy không nhiều nhưng không phải là không có.
Một anh là tân tòng sau khi qua đất Mỹ định cư, nhà gần thánh đường nên anh và vợ tham gia những hội đoàn, riêng vợ anh thì vào hội các Bà Mẹ Công Giáo, ngày về thăm quê hương và cũng là ngày giỗ của người thân, sau khi kinh nguyện, ngồi hàn huyên anh và vợ chia sẻ: Không biết hội các Bà Mẹ Công Giáo ở Việt Nam sinh hoạt ra sao ? Chứ ở Mỹ, mấy chỗ khác thì không biết, chứ chỗ tụi em thì: Không hội họp thì thôi, nếu có hội họp thì ôi thôi ! Các bà ngắm nghía và bàn tán với nhau nào xe, nào áo, quần, vòng vàng, hột xoàn, và chia ra thành từng nhóm chơi với nhau một cách riêng rẽ, mình mới qua nghèo, nhiều khi tủi thân lắm ! ...
Loại vực thẳm này đưa đến thực trạng người thì ăn không hết, kẻ thì lần không ra; người thì nhà cửa hai ba cái, còn người thì kiếm một mái lá đơn sơ cũng không có; người thì sở hữu những chiếc xe bạc tỷ, người thì cuốc bộ miệt mài. Chính do sự ngăn cách của vực thẳm giàu và nghèo mà người nghèo luôn bị coi thường cả đời lẫn đạo, điều mà Giáo Hội luôn đau đầu và tìm mọi biện pháp để mời gọi sự hợp tác làm cho vực thẳm này ngày càng được xích lại gần nhau.
Vực thẳm ngăn cách của thiếu yêu thương và tha thứ:
Có phải chăng từ ngữ “yêu thương, tha thứ” hiện nay được biết đến trong văn học, trong những vần thơ, lời nhạc, tiếp đến dành cho các đôi tình nhân mới yêu hoặc đang chập chững học yêu ? Còn lại trong các mối tương quan từ trong gia đình trở đi, từ ngữ “yêu thương, tha thứ” bị lãng quên trong mối tương quan, trong cách nghĩ, hành động giữa con người với con người. Chính vì thế mà con người hành xử với nhau bằng nắm đấm, chứ không bằng con tim và khối óc.
Vì thiếu yêu thương, tha thứ nên con người thời nay hành xử với nhau không còn như những lời hay ý đẹp của ca dao tục ngữ Việt Nam: ( Bán bà con xa, mua láng giềng gần; anh em như thể tay chân, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau; bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn… ); vì thiếu yêu thương, tha thứ, hiện tượng ly hôn ngày càng trầm trọng, ngay cả những gia đình trong nhà đạo; vì thiếu yêu thương và tha thứ đã đưa đến việc chính bản thân của người mẹ, cũng như sự áp đặt của những bậc cha mẹ vì bảo vệ quyến lợi, danh dự, vì sợ trách nhiệm, đã tước đoạt mạng sống của người thân qua hình thức phá thai; vì thiếu yêu thương và tha thứ mà tình cảm giữa chủ chăn và đàn chiên bị sứt mẻ, tình cảm giữa hội này đoàn kia, cá nhân cũng như tập thể bị tổn thương và chia rẽ…
Vực thẳm ngăn cách này đã đưa đến một gia đình, xã hội và Giáo Hội những xáo trộn, những hệ lụy, cũng như những gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần, đưa đẩy con người hành xử với nhau không bằng tâm người, nhưng bằng tâm thú.
Vực thẳm ngăn cách do ích kỷ:
Nhân chi sơ, tánh bản thiện, nhưng càng lớn dần theo năm tháng, tánh bản thiện ngày càng giảm dần theo cấp số trừ. Vì thế, vực thẳm ngăn cách do ích kỷ dần hình thành và ngày càng lớn dần, từ ích kỷ dẫn đến ganh ghét và bước tiếp theo là tàn ác, điều này đã được sách Sáng Thế Ký diễn tả qua sự việc Cain vì ích kỷ, ganh ghét đã giết em ruột của mình là Aben ( x. St 4, 1 – 16 ).
Giữa thời đại ta đang sống, hình ảnh Cain và Aben vẫn sảy ra hằng ngày điển hình như: Hiện tượng chiến tranh lạnh cũng như nóng sảy ra giữa các cường quốc; nạn giết người cướp của tràn lan và ngày càng táo bạo, tinh vi; gia đình ly tán, trẻ em mồ côi, cha mẹ già bị bỏ rơi; hiện tượng phá thai vô tội vạ ngày càng trầm trọng, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên; chia rẽ, bất hòa trong gia đình, cộng đoàn, nhóm, giáo xứ và Giáo Hội.
Tất cả những hệ quả đó đều khởi đi từ vực thẳm ngăn cách do ích kỷ gây ra; lòng ích kỷ dẫn đến con người đóng của lòng, cửa nhà mình lại trước những mối tương quan với nhau và với cả Thiên Chúa; lòng ích kỷ làm cho con người không còn vị tha, tình nghĩa bị cắt đứt; lòng ích kỷ đã đưa đến những cái chết oan uổng, những thương tật cho người anh em trong gia đình cũng như ngoài xã hội; do ích kỷ, người ta buôn bán ma túy công khắp các hang cùng ngõ hẻm, từ thành thị tới nông thôn, dẫn đến một thế hệ trẻ mất đi sức sống,sự hồn nhiên; nhiều gia đình tan nát, nhiều cảnh xử án đau lòng vì người gây án mặt còn búng ra sữa, còn cắp sách đến trường; cũng do lòng ích kỷ mà nhiều trẻ em, thiếu nữ bị xâm hại tình dục, dẫn đến tình trạng làm mẹ bất đắc dĩ… Đây là mối ưu tư của Giáo Hội, xã hội, gia đình, nhất là những bậc làm cha, làm mẹ.
Làm sao để lấp đầy những vực thẳm đáng sợ đó, những vực thẳm đưa con người ngày càng xa rời Thiên Chúa và xa rời nhau, ngay đời này và cả đời sau ? Xin thưa ! Từ nơi Thiên Chúa và trong Thiên Chúa.
Ngày khởi đầu khi nhân loại được Thiên Chúa tác dựng, mối tương quan giữa Đấng Tạo Hóa và nhân loại được đan kết trong tình nghĩa Cha con, giữa Đấng Tạo Hóa và nhân loại không bị ngăn cách bởi bất cứ một hình thức nào và vực thẳm nào, nhưng do yếu đuối mà con người tự tạo ra cho mình một vực thẳm ngăn cách với Đấng đã tạo dựng nên mình qua hình ảnh hai ông bà Ađam, Eva phạm tội nơi vường địa đàng. Từ đó giữa Đấng Tạo Hóa và nhân loại bị cách nhau bởi vực thẳm ngăn cách là tội lỗi.
Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương nhân loại Ngài đã lấp đầy vực thẳm đó qua việc Thiên Chúa sai Con yêu dấu của Người xuống thế gian để ở giữa nhân loại, đồng hóa với nhân loại qua hình ảnh và cuộc đời của Đức Kitô, Đức Kitô đã lấp đầy vực thẳm ngăn cách Thiên Chúa và nhân loại bằng chính cuộc đời, khó nghèo, yêu thương, phục vụ. Và cuối cùng là hiến thân trở thành chất liệu san bằng vực thẳm ngăn cách đó, qua cái chết và sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài.
Mẹ Maria cũng được mời gọi cộng tác vào công trình lấp đầy vực thẳm ngăn cách đó, Mẹ đã đáp trả và thực hiện công việc của mình bằng lời xin vâng, bằng cả con người và cuộc đời của Mẹ.
Thánh Cả Giuse cũng được mời gọi vào một công việc đó, Ngài đã mau mắn xin vâng qua việc đón nhận Mẹ Maria làm bạn trăm năm trong việc nuôi dưỡng Con Thiên Chúa. Trong đời sống khó nghèo, tận tụy, hy sinh, khiêm nhường.
Trải dài theo lịch sử Giáo Hội, các Thánh Tông Đồ, các Thánh Nam Nữ, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các Ngài đã được Thiên Chúa mời gọi cộng tác vào công việc lấp đầy những vực thẳm ngăn cách giữa Thiên Chúa và nhân loại và nhân loại với nhau. Các Ngài đã mau mắn đáp trả bằng sự hy sinh dâng trọn cuộc đời và cả mạng sống để trở thành những chất liệu lấp đầy những vực thăm ngăn cách đáng sợ đó.
Qua đó cũng nhắc nhở ta trong từng ngày sống, luôn lắng nghe và đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong khiêm nhường. Nhờ ơn của Chúa giúp ta dần trở thành những chất liệu lấp đầy những vực thẳm ngăn cách đó, bằng đời sống “cúi xuống” và “cho đi” sự hy sinh, phục vụ, yêu thương và tha thứ.
Ước chi lời nhắc nhở, là kim chỉ nam cho ta trong sách Huấn Ca luôn đọng lại trong suy nghĩ và hành động của cuộc đời Kitô hữu: “Đừng xoè tay ra nhận, rồi nắm lại khi phải cho đi” ( Hc 4, 11 ), hoặc: “Phúc thay ai không bị lương tâm cắn rứt, và kẻ không rơi vào thất vọng, đố kỵ và hà tiện” ( Hc 14, 2 ).
Lạy Chúa ! Chúa không tạo vực thẳm ngăn cách tình yêu của Chúa với con, nhưng chính con đã tạo ra những vực thẳm ngăn cách với Chúa và với nhau qua cách sống ngược lại Tin Mừng trong đời sống hằng ngày của con.
Xin giúp con lấp đầy vực thẳm do quyền lực, vực thẳm của thiếu yêu thương và tha thứ; vực thẳm do giàu nghèo, do lòng ích kỷ của chính con, xin giúp con nhận ra được tiếng gọi mời của Chúa qua Lời Chúa, qua Giáo Hội và người thân, để con dần trở thành những chất liệu lấp đầy những vực thẳm ngăn cách đã và đang hình thành nơi đời sống của con và của thế gian này.
Xin cho con luôn sống trong mối tương quan mật thiết với Chúa và với anh em bằng tình yêu ngay đời này và cả đời sau. Amen.
Antôn LƯƠNG VĂN LIÊM
Sàigòn, Chúa Nhật 26.9.2010
http://huongvedaihoidanchua.net/thumbnail.php?file=Nguoi_an_may_950164610.jpg&size=article_medium
“Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được” ( Lc 16, 26 )
Hằng ngày trong cuộc sống, nhất là vùng sông nước khu vực đồng bằng sông cửu long, người dân sinh sống chung với những con kênh, giòng sông lớn nhỏ. Để giúp cho mọi người qua lại những con sông, kênh rạch được dễ dàng, người ta dùng nhiều cách và nhiều phương thức, từ đơn sơ như những chiếc cầu khỉ, lớn lao và tốn kém như cầu mỹ thuận, cầu cần thơ, chưa dủ điều kện thì dùng những chiếc phà, cùng lắm thì người ta dùng những chiếc xuồng ba lá. Tất cả chỉ với một mục đính là giúp, phục vụ cho con người từ việc nhỏ nhất là thăm viếng nhau, lớn lao hơn là việc phát triển kinh tế, phục vụ nhu cầu đưa đón ma chay, cưới hỏi…
Trình thuật Tin Mừng hôm nay giới thiệu cho ta một vực thẳm ( giòng sông ) để rồi giữa hai bờ vực tuy xa mà lại gần, tuy gần nhưng lại rất xa, vực thẳm đó được hình thành trong mối tương quan giữa con người và con người ngay lúc còn sống cũng như khi đã qua đời, qua hình ảnh anh Ladarô người hành khất và nhà phú hộ giàu sang phú quý. Nhiều người nói có gì đâu phải bàn, phải bận tâm, cứ lấp đi là mọi sự trở nên dễ dàng, người ta còn ngăn sông lấp biển được chứ cái vực đó dễ ợt ! ... Cứ lấp đầy đi là qua lại như trở bàn tay.Vâng ! Cứ lấp đầy đi là xong, nếu lấp bằng ngôn ngữ, bằng cái miệng thì trong tích tắc nó đã được lấp đầy, nhưng nếu được lấp bằng hành động thì phải coi lại !
Thời gian là bao lâu ? Có khi cả đời người không lấp được, dù vực thẳm đó chỉ bằng một bước chân, bằng tư tưởng, bằng một lời nói. Kinh Thánh diễn tả, giữa người hành khất Ladarô và nhà phú hộ chỉ cách nhau có một vực thẳm ban đầu tuy nhỏ, sẽ được lấp đầy và vượt qua với động tác “cúi xuống” và “cho đi”, nhưng nhà phú hộ đã không lấp và vượt qua được, không những lấp không được, vực thẳm đó ngày càng lớn dần. Để rồi sau khi chết ông ta muốn nối kết lại chỉ với một động tác cũng rất nhỏ, đó là xin tổ phụ Ápraham sai Ladarô dùng ngón tay nhỏ mấy giọt nước vào lưỡi ông cho mát cũng không được, vì lý do duy nhất là sự ngăn cách bởi vực thẳm, mà chính ông đã không lấp khi có thể trong tầm tay của ông.
Trong cuộc sống và trong mối tương quan hằng ngày giữa ta và những người chung quanh, còn đó những vực thẳm ngăn cách tưởng chừng như dễ vượt qua và dần lấp đầy, nhưng thực tế lại rất khó. Đại loại như:
Vực thẳm ngăn cách do quyền lực:
Vực thẳm này, luôn cám dỗ ta, trong gia đình, trong cộng đoàn, xã hội và Giáo Hội, điển hình như chuyện sảy ra giữa một người là chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ và người kia là trưởng khu giáo.
Vào dịp Khu Giáo mừng lễ Bổn Mạng, ngoài việc bàn tính việc tổ chức Thánh Lễ cho bà con Khu Giáo, song song đó là mời gọi bà con toàn Giáo Xứ hiệp ý tạ ơn, chia vui, trong đó có những người có chức vụ trong Giáo Xứ. Với trách nhiệm của một trưởng Khu Giáo sau khi đã viết những tấm thiệp mời, chẳng hiểu vì thân tình hay vô ý, bì thư gởi cho vợ chồng anh chủ tịch lại không để chức danh mà chỉ đề kính mời anh chị và tên người nhận.
Vui, cộng với trách nhiệm, cầm tấm thiệp trên tay đến nhà anh chủ tịch, tưởng chừng được lời cám ơn, động viên, chúc mừng. Nào ngờ ! Khi đón nhận tấm thiệp mời đọc lướt sơ qua, người mời nhận được một câu của anh chủ tịch: “Làm việc mà không biết tôn ti trật tự, ghi thiệp sao không ghi chức danh, lần sau có mời thì phải ghi đầy đủ: kính mời ông chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ”.
Niềm vui, lòng nhiệt huyết giờ được đáp trả, là những giọt nước mắt ( vì người trong cuộc là nữ giới ).
Loại vực thẳm này rất khó lấp đầy, vì sao ? Xin thưa, thứ nhất: Do bản chất của con người vẫn thích ở trên mọi người, muốn được người ta biết đến không vì công việc mà vì chức danh; thứ hai: Áo mão cân đai, ngồi nơi danh dự, sai khiến người khác, thích người khác phục vụ mình; thứ ba: kiêu ngạo, tự tôn, khoe khoang; tứ tư: Quyền thường đi đôi với lợi, có quyền, sẽ có tất cả, nếu ngoài đời thì tiền bạc, tài sản bao la, trong đạo thì được trọng vọng, ngồi chỗ danh dự khi hội họp, tiệc tùng, kề cận với các đấng bậc. Chính loại vực thẳm này đưa đến sự thù oán, chia rẽ, bất hợp tác, có hợp tác thì cũng trong tình trạng ức chế, chứ không tự nguyện.
Vực thẳm ngăn cách giữa giàu và nghèo:
Vào thời đại người ta kéo nhau lao vào đời sống hưởng thụ, đánh giá nhau với hình thức bên ngoài, thì vực thẳm ngăn cách này ngày càng lớn. Trong gia đình, giữa con cái với cha mẹ, giữa anh em trong cùng huyết thống cũng có những vực thẳm ngăn cách theo cách nói: “Phù thịnh chứ không phù suy” ( trọng giàu chứ không trọng nghèo ), điều này không nhiều nhưng cũng không ít; ngoài xã hội, người ta đánh giá và chọn bạn để quan hệ theo cấp bậc, công việc, tài sản, xe cộ, nhà cửa, bất động sản, thời trang và trang sức; nơi trường học thì hình thành và chia ra từng nhóm, nhà nghèo chơi với nhà nghèo, giàu chơi với giàu; trong nhà đạo cũng thế, tuy không nhiều nhưng không phải là không có.
Một anh là tân tòng sau khi qua đất Mỹ định cư, nhà gần thánh đường nên anh và vợ tham gia những hội đoàn, riêng vợ anh thì vào hội các Bà Mẹ Công Giáo, ngày về thăm quê hương và cũng là ngày giỗ của người thân, sau khi kinh nguyện, ngồi hàn huyên anh và vợ chia sẻ: Không biết hội các Bà Mẹ Công Giáo ở Việt Nam sinh hoạt ra sao ? Chứ ở Mỹ, mấy chỗ khác thì không biết, chứ chỗ tụi em thì: Không hội họp thì thôi, nếu có hội họp thì ôi thôi ! Các bà ngắm nghía và bàn tán với nhau nào xe, nào áo, quần, vòng vàng, hột xoàn, và chia ra thành từng nhóm chơi với nhau một cách riêng rẽ, mình mới qua nghèo, nhiều khi tủi thân lắm ! ...
Loại vực thẳm này đưa đến thực trạng người thì ăn không hết, kẻ thì lần không ra; người thì nhà cửa hai ba cái, còn người thì kiếm một mái lá đơn sơ cũng không có; người thì sở hữu những chiếc xe bạc tỷ, người thì cuốc bộ miệt mài. Chính do sự ngăn cách của vực thẳm giàu và nghèo mà người nghèo luôn bị coi thường cả đời lẫn đạo, điều mà Giáo Hội luôn đau đầu và tìm mọi biện pháp để mời gọi sự hợp tác làm cho vực thẳm này ngày càng được xích lại gần nhau.
Vực thẳm ngăn cách của thiếu yêu thương và tha thứ:
Có phải chăng từ ngữ “yêu thương, tha thứ” hiện nay được biết đến trong văn học, trong những vần thơ, lời nhạc, tiếp đến dành cho các đôi tình nhân mới yêu hoặc đang chập chững học yêu ? Còn lại trong các mối tương quan từ trong gia đình trở đi, từ ngữ “yêu thương, tha thứ” bị lãng quên trong mối tương quan, trong cách nghĩ, hành động giữa con người với con người. Chính vì thế mà con người hành xử với nhau bằng nắm đấm, chứ không bằng con tim và khối óc.
Vì thiếu yêu thương, tha thứ nên con người thời nay hành xử với nhau không còn như những lời hay ý đẹp của ca dao tục ngữ Việt Nam: ( Bán bà con xa, mua láng giềng gần; anh em như thể tay chân, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau; bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn… ); vì thiếu yêu thương, tha thứ, hiện tượng ly hôn ngày càng trầm trọng, ngay cả những gia đình trong nhà đạo; vì thiếu yêu thương và tha thứ đã đưa đến việc chính bản thân của người mẹ, cũng như sự áp đặt của những bậc cha mẹ vì bảo vệ quyến lợi, danh dự, vì sợ trách nhiệm, đã tước đoạt mạng sống của người thân qua hình thức phá thai; vì thiếu yêu thương và tha thứ mà tình cảm giữa chủ chăn và đàn chiên bị sứt mẻ, tình cảm giữa hội này đoàn kia, cá nhân cũng như tập thể bị tổn thương và chia rẽ…
Vực thẳm ngăn cách này đã đưa đến một gia đình, xã hội và Giáo Hội những xáo trộn, những hệ lụy, cũng như những gánh nặng cả về vật chất lẫn tinh thần, đưa đẩy con người hành xử với nhau không bằng tâm người, nhưng bằng tâm thú.
Vực thẳm ngăn cách do ích kỷ:
Nhân chi sơ, tánh bản thiện, nhưng càng lớn dần theo năm tháng, tánh bản thiện ngày càng giảm dần theo cấp số trừ. Vì thế, vực thẳm ngăn cách do ích kỷ dần hình thành và ngày càng lớn dần, từ ích kỷ dẫn đến ganh ghét và bước tiếp theo là tàn ác, điều này đã được sách Sáng Thế Ký diễn tả qua sự việc Cain vì ích kỷ, ganh ghét đã giết em ruột của mình là Aben ( x. St 4, 1 – 16 ).
Giữa thời đại ta đang sống, hình ảnh Cain và Aben vẫn sảy ra hằng ngày điển hình như: Hiện tượng chiến tranh lạnh cũng như nóng sảy ra giữa các cường quốc; nạn giết người cướp của tràn lan và ngày càng táo bạo, tinh vi; gia đình ly tán, trẻ em mồ côi, cha mẹ già bị bỏ rơi; hiện tượng phá thai vô tội vạ ngày càng trầm trọng, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên; chia rẽ, bất hòa trong gia đình, cộng đoàn, nhóm, giáo xứ và Giáo Hội.
Tất cả những hệ quả đó đều khởi đi từ vực thẳm ngăn cách do ích kỷ gây ra; lòng ích kỷ dẫn đến con người đóng của lòng, cửa nhà mình lại trước những mối tương quan với nhau và với cả Thiên Chúa; lòng ích kỷ làm cho con người không còn vị tha, tình nghĩa bị cắt đứt; lòng ích kỷ đã đưa đến những cái chết oan uổng, những thương tật cho người anh em trong gia đình cũng như ngoài xã hội; do ích kỷ, người ta buôn bán ma túy công khắp các hang cùng ngõ hẻm, từ thành thị tới nông thôn, dẫn đến một thế hệ trẻ mất đi sức sống,sự hồn nhiên; nhiều gia đình tan nát, nhiều cảnh xử án đau lòng vì người gây án mặt còn búng ra sữa, còn cắp sách đến trường; cũng do lòng ích kỷ mà nhiều trẻ em, thiếu nữ bị xâm hại tình dục, dẫn đến tình trạng làm mẹ bất đắc dĩ… Đây là mối ưu tư của Giáo Hội, xã hội, gia đình, nhất là những bậc làm cha, làm mẹ.
Làm sao để lấp đầy những vực thẳm đáng sợ đó, những vực thẳm đưa con người ngày càng xa rời Thiên Chúa và xa rời nhau, ngay đời này và cả đời sau ? Xin thưa ! Từ nơi Thiên Chúa và trong Thiên Chúa.
Ngày khởi đầu khi nhân loại được Thiên Chúa tác dựng, mối tương quan giữa Đấng Tạo Hóa và nhân loại được đan kết trong tình nghĩa Cha con, giữa Đấng Tạo Hóa và nhân loại không bị ngăn cách bởi bất cứ một hình thức nào và vực thẳm nào, nhưng do yếu đuối mà con người tự tạo ra cho mình một vực thẳm ngăn cách với Đấng đã tạo dựng nên mình qua hình ảnh hai ông bà Ađam, Eva phạm tội nơi vường địa đàng. Từ đó giữa Đấng Tạo Hóa và nhân loại bị cách nhau bởi vực thẳm ngăn cách là tội lỗi.
Thiên Chúa là Đấng luôn yêu thương nhân loại Ngài đã lấp đầy vực thẳm đó qua việc Thiên Chúa sai Con yêu dấu của Người xuống thế gian để ở giữa nhân loại, đồng hóa với nhân loại qua hình ảnh và cuộc đời của Đức Kitô, Đức Kitô đã lấp đầy vực thẳm ngăn cách Thiên Chúa và nhân loại bằng chính cuộc đời, khó nghèo, yêu thương, phục vụ. Và cuối cùng là hiến thân trở thành chất liệu san bằng vực thẳm ngăn cách đó, qua cái chết và sự Phục Sinh vinh hiển của Ngài.
Mẹ Maria cũng được mời gọi cộng tác vào công trình lấp đầy vực thẳm ngăn cách đó, Mẹ đã đáp trả và thực hiện công việc của mình bằng lời xin vâng, bằng cả con người và cuộc đời của Mẹ.
Thánh Cả Giuse cũng được mời gọi vào một công việc đó, Ngài đã mau mắn xin vâng qua việc đón nhận Mẹ Maria làm bạn trăm năm trong việc nuôi dưỡng Con Thiên Chúa. Trong đời sống khó nghèo, tận tụy, hy sinh, khiêm nhường.
Trải dài theo lịch sử Giáo Hội, các Thánh Tông Đồ, các Thánh Nam Nữ, các Thánh Tử Đạo Việt Nam, các Ngài đã được Thiên Chúa mời gọi cộng tác vào công việc lấp đầy những vực thẳm ngăn cách giữa Thiên Chúa và nhân loại và nhân loại với nhau. Các Ngài đã mau mắn đáp trả bằng sự hy sinh dâng trọn cuộc đời và cả mạng sống để trở thành những chất liệu lấp đầy những vực thăm ngăn cách đáng sợ đó.
Qua đó cũng nhắc nhở ta trong từng ngày sống, luôn lắng nghe và đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa trong cầu nguyện, trong khiêm nhường. Nhờ ơn của Chúa giúp ta dần trở thành những chất liệu lấp đầy những vực thẳm ngăn cách đó, bằng đời sống “cúi xuống” và “cho đi” sự hy sinh, phục vụ, yêu thương và tha thứ.
Ước chi lời nhắc nhở, là kim chỉ nam cho ta trong sách Huấn Ca luôn đọng lại trong suy nghĩ và hành động của cuộc đời Kitô hữu: “Đừng xoè tay ra nhận, rồi nắm lại khi phải cho đi” ( Hc 4, 11 ), hoặc: “Phúc thay ai không bị lương tâm cắn rứt, và kẻ không rơi vào thất vọng, đố kỵ và hà tiện” ( Hc 14, 2 ).
Lạy Chúa ! Chúa không tạo vực thẳm ngăn cách tình yêu của Chúa với con, nhưng chính con đã tạo ra những vực thẳm ngăn cách với Chúa và với nhau qua cách sống ngược lại Tin Mừng trong đời sống hằng ngày của con.
Xin giúp con lấp đầy vực thẳm do quyền lực, vực thẳm của thiếu yêu thương và tha thứ; vực thẳm do giàu nghèo, do lòng ích kỷ của chính con, xin giúp con nhận ra được tiếng gọi mời của Chúa qua Lời Chúa, qua Giáo Hội và người thân, để con dần trở thành những chất liệu lấp đầy những vực thẳm ngăn cách đã và đang hình thành nơi đời sống của con và của thế gian này.
Xin cho con luôn sống trong mối tương quan mật thiết với Chúa và với anh em bằng tình yêu ngay đời này và cả đời sau. Amen.
Antôn LƯƠNG VĂN LIÊM
Sàigòn, Chúa Nhật 26.9.2010