gioanha
24-06-2011, 07:25 AM
MÁU CỨU NGƯỜI VÀ MÁU TRAO BAN SỰ SỐNG
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Hàng năm ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đều có ngày hiến máu nhân đạo, những giọt máu quý giá này đã cứu sống hàng trăm người những khi nguy kịch. Những câu khẩu hiệu: Hiến máu cứu người, đã trở thành những câu vận động quen thuộc. Suy nghĩ kỹ chúng ta thấy những câu khẩu hiệu ấy có một chiều sâu rất linh thiêng vì nó phát xuất từ tình yêu đồng loại, và nó phản ánh một sự trao ban chia sẻ cao quý, đó là chia sẻ sự sống.
Nhiều dân tộc trên thế giới có một cái nhìn rất thánh thiêng về máu, máu được tượng trưng cho sự sống, còn máu là còn sống, mất máu là chết, máu còn tượng trưng cho ý chí và nghị lực sống trong huyết quản của con người, khi người ta diễn tả dòng máu anh hùng, dòng máu tuổi trẻ sục sôi lòng yêu nước, nhiệt huyết của tuổi trẻ để cống hiến cho đời vv... Trong tình huynh đệ khi người ta thề nguyền gắn bó với nhau, họ cũng cắt máu cho vào ly để cùng nhau uống bày tỏ tình huynh đệ trung thành
Cũng cùng mang những ý nghĩa nêu trên, người Do Thái còn tin rằng, máu tượng trưng cho sự sống và thuộc về Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm chủ sự sống của mọi loài, không ai được phép ăn máu cũng không được đụng đến máu vì máu là phần linh thiêng nhất nơi con người. Vì thế, người Do Thái bị cấm đụng chạm đến máu, vì nó như là vật thánh. Chính vì thế hôm nay khi Chúa Giêsu nói thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống, những người Do Thái không dễ gì chấp nhận.
Để chuẩn bị cho con người người đón nhận Bánh Thánh Thể, Thiên Chúa đã chuẩn bị từ rất lâu bằng hình ảnh Manna trong cựu ước. Nếu như Manna đã được Thiên Chúa dùng để nuôi sống dân Do Thái suốt 40 năm trong sa mạc, thì Bánh Thánh Thể mà Chúa trao ban là lương thực nuôi sống con người trên hành trình trần thế này. Tuy nhiên Manna vẫn chỉ là bánh nuôi thể xác, còn Bánh Thánh Thể là lương thực nuôi sống linh hồn và là bánh bảo đảm cho sự sống đời đời.
Bài đọc một hôm nay Mose nhắc lại cho Israel về tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người trong lịch sử. Tình yếu ấy được thể hiện qua sự yêu thương sóc của Thiên chúa như người cha đối với con. Nếu như nhiều người cha người mẹ trần gian đã dám hy sinh quên mình vì con cái, dám hy sinh cả mạng sống mình cho các con, vất vả một nắng hai sương để tìm kiếm cơm bánh cho con, lo từng miếng ăn giấc ngủ của con thế nào, thì bài đọc một hôm nay cũng muốn diễn tả một Thiên Chúa yêu con người như vậy; một Thiên Chúa hy sinh tận tụy với con người, Ngài đã cứu họ khỏi cảnh nô lệ, huấn luyện họ từ một đám dân tạp lục trở thành dân riêng của Ngài và nuôi dưỡng họ bằng Mana trong suốt hành trình 40 năm sa mạc. Thiên Chúa yêu thương con người, Ngài chẳng được thêm gì, ngài yêu con người không vì họ đáng yêu mà chỉ vì Thiên Chúa muốn yêu, và Thiên Chúa đã yêu con người, nên con người trở nên đáng yêu trước mặt Thiên Chúa. Mose đã cho Israel thấy rõ điều đó, khi diễn tả một vị Thiên Chúa yêu con người đến nỗi đã để mình như bị trói buộc và liên lụy với con người; Thiên Chúa không thể làm ngơ trước đau khổ của con người mà Ngài đã làm mọi cách để giải thoát con người, và còn trung thành với con người cho đến cùng. Cách diễn tả của Kinh Thánh thật tuyệt vời, Thiên Chúa giống như một người cha bênh con đến điên cuồng, dám xả thân liều chết để cứu con khi con mình gặp nguy hiểm.
Diễn tả như thế không hề xúc phạm đến Thiên Chúa, vì thực tế có người cha nào có thể đứng nhìn, khi thấy con mình gặp nguy hiểm? Cũng vậy khi thấy con người chìm ngập trong tội và trong sự trói buộc của Satan, thì Thiên Chúa đã bất chấp mọi nguy hiểm, để con mình lao xuống cứu con người. Những hành động được thúc đẩy bởi tình yêu như thế thì không thể giải thich bằng lý lẽ, mà phải giải thích bằng trái tim, bằng tình yêu - tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người hoàn toàn vượt trên những lý lẽ và sự hiểu biết của con người.
Một Thiên Chúa vì yêu con người đã dám chấp nhận cả cái chết để lấy máu mình tẩy rửa và cứu con người. Dòng máu của Con Thiên Chúa đã cứu sống không chỉ con người mà còn cứu cả vũ trụ này. Dòng máu ấy được truyền cho con người qua cái chết thập giá, để cứu mạng sống con người. Không chỉ dừng ở đó, vì muốn ở lại mãi với con người, Đức Giêsu đã để máu thịt mình làm của ăn, của uống cho con người. Con người yêu nhau thì muốn ở gần bên nhau, còn Thiên Chúa Ngài không chỉ giang rộng tay trên thập giá để ôm chúng ta vào lòng, mà còn muốn đi vào tận trong tâm hồn, trong tim mạch của con người, đi vào từng đường gân thớ thịt của chúng ta để được yêu thương và nên một với con người: Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy.
Đây là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời- một Thiên Chúa đang khát khao chờ đợi con người ăn Ngài, và chờ con người cho phép Ngài đi vào tâm hồn mình. Nói như thế, là vì Thiên Chúa vẫn cứ chờ đợi sự đồng ý đón tiếp của con người, chờ đợi chúng ta đến với Ngài mỗi ngày bằng những cuộc gặp gỡ trong cầu nguyện riêng tư và đặc biệt trong việc cử hành Thánh lễ và chầu Thánh Thể mỗi ngày.
Nhiều người có thể đến, có thời giờ, có điều khiện, mà họ vẫn từ chối không đến với Ngài; Có những người khi gặp thử thách, thay vì tìm đến tâm sự với Chúa, họ lại đi tìm một cái gì khác, một ai khác không phải là Thiên Chúa. Đến với Bí Tích Thánh Thể, chúng ta sẽ đón nhận được sức sống từ chính Chúa trao ban, được bồi bổ sức lực, được nghỉ ngơi và tìm được sự bình an cho tâm hồn và thể xác, và là bảo đảm cho hạnh phúc đời đời.
Thưa quý ông bà anh chị em
Khi đón nhận Thánh Thể, chúng ta được nên một với Chúa được nuôi dưỡng bằng máu thịt của Đức Giêsu, tất cả cùng mang chung một món nợ đó là món nợ cứu mạng, món nợ tình yêu của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nói trong bài đọc hai: Chúng ta tuy nhiều người, nhưng chia sẻ cùng một tấm bánh, điều đó có nghĩa là, cùng ăn một tấm bánh, cùng uống chung ly rượu, chúng ta được mời gọi sống tình yêu thương huynh đệ con cùng một cha một Chúa. Ăn tấm bánh của Chúa, chúng ta không thể để trong lòng mình sự giận dỗi thù ghét anh em, uống cùng một chén, chúng ta không thể sống nhỏ nhen hẹp hòi ích kỷ mà đòi chúng ta phải biết cảm thông và chia sẻ.
Như tấm bánh của Chúa, chúng ta cũng phải trở thành tấm bánh khác để trao cho anh em, chấp nhận bị bẻ ra, bị nhai, bị nghiền nát vì anh em và cho anh em. Trước hết các bậc làm cha mẹ hãy trở thành tấm bánh bẻ ra ngay trong gia đình, bằng sự hy sinh thời giờ và sức lực để vun đắp cho đời sống đạo đức và cho hạnh phúc của vợ chồng và con cái trong Gia đình. Chấp nhận bỏ đi sự nóng nảy những thú vui riêng như rượu chè, cờ bạc, để sống làm gương tốt cho con và vì hạnh phúc của con cái. Hãy trở thành tấm bánh chia sẻ cách cụ thể với những người đói khát nghèo túng, những người đang cần đến sự rộng tay rộng lòng của chúng ta.
Bí Tích Thánh Thể là thày dạy tình yêu thương, siêng năng đến lãnh và viếng Thánh Thể, Chúa Giêsu Thánh Thể dạy chúng ta biết yêu thương và biết hành động vì tình yêu. Amen
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Hàng năm ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đều có ngày hiến máu nhân đạo, những giọt máu quý giá này đã cứu sống hàng trăm người những khi nguy kịch. Những câu khẩu hiệu: Hiến máu cứu người, đã trở thành những câu vận động quen thuộc. Suy nghĩ kỹ chúng ta thấy những câu khẩu hiệu ấy có một chiều sâu rất linh thiêng vì nó phát xuất từ tình yêu đồng loại, và nó phản ánh một sự trao ban chia sẻ cao quý, đó là chia sẻ sự sống.
Nhiều dân tộc trên thế giới có một cái nhìn rất thánh thiêng về máu, máu được tượng trưng cho sự sống, còn máu là còn sống, mất máu là chết, máu còn tượng trưng cho ý chí và nghị lực sống trong huyết quản của con người, khi người ta diễn tả dòng máu anh hùng, dòng máu tuổi trẻ sục sôi lòng yêu nước, nhiệt huyết của tuổi trẻ để cống hiến cho đời vv... Trong tình huynh đệ khi người ta thề nguyền gắn bó với nhau, họ cũng cắt máu cho vào ly để cùng nhau uống bày tỏ tình huynh đệ trung thành
Cũng cùng mang những ý nghĩa nêu trên, người Do Thái còn tin rằng, máu tượng trưng cho sự sống và thuộc về Thiên Chúa, vì Thiên Chúa làm chủ sự sống của mọi loài, không ai được phép ăn máu cũng không được đụng đến máu vì máu là phần linh thiêng nhất nơi con người. Vì thế, người Do Thái bị cấm đụng chạm đến máu, vì nó như là vật thánh. Chính vì thế hôm nay khi Chúa Giêsu nói thịt tôi thật là của ăn, máu tôi thật là của uống, những người Do Thái không dễ gì chấp nhận.
Để chuẩn bị cho con người người đón nhận Bánh Thánh Thể, Thiên Chúa đã chuẩn bị từ rất lâu bằng hình ảnh Manna trong cựu ước. Nếu như Manna đã được Thiên Chúa dùng để nuôi sống dân Do Thái suốt 40 năm trong sa mạc, thì Bánh Thánh Thể mà Chúa trao ban là lương thực nuôi sống con người trên hành trình trần thế này. Tuy nhiên Manna vẫn chỉ là bánh nuôi thể xác, còn Bánh Thánh Thể là lương thực nuôi sống linh hồn và là bánh bảo đảm cho sự sống đời đời.
Bài đọc một hôm nay Mose nhắc lại cho Israel về tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người trong lịch sử. Tình yếu ấy được thể hiện qua sự yêu thương sóc của Thiên chúa như người cha đối với con. Nếu như nhiều người cha người mẹ trần gian đã dám hy sinh quên mình vì con cái, dám hy sinh cả mạng sống mình cho các con, vất vả một nắng hai sương để tìm kiếm cơm bánh cho con, lo từng miếng ăn giấc ngủ của con thế nào, thì bài đọc một hôm nay cũng muốn diễn tả một Thiên Chúa yêu con người như vậy; một Thiên Chúa hy sinh tận tụy với con người, Ngài đã cứu họ khỏi cảnh nô lệ, huấn luyện họ từ một đám dân tạp lục trở thành dân riêng của Ngài và nuôi dưỡng họ bằng Mana trong suốt hành trình 40 năm sa mạc. Thiên Chúa yêu thương con người, Ngài chẳng được thêm gì, ngài yêu con người không vì họ đáng yêu mà chỉ vì Thiên Chúa muốn yêu, và Thiên Chúa đã yêu con người, nên con người trở nên đáng yêu trước mặt Thiên Chúa. Mose đã cho Israel thấy rõ điều đó, khi diễn tả một vị Thiên Chúa yêu con người đến nỗi đã để mình như bị trói buộc và liên lụy với con người; Thiên Chúa không thể làm ngơ trước đau khổ của con người mà Ngài đã làm mọi cách để giải thoát con người, và còn trung thành với con người cho đến cùng. Cách diễn tả của Kinh Thánh thật tuyệt vời, Thiên Chúa giống như một người cha bênh con đến điên cuồng, dám xả thân liều chết để cứu con khi con mình gặp nguy hiểm.
Diễn tả như thế không hề xúc phạm đến Thiên Chúa, vì thực tế có người cha nào có thể đứng nhìn, khi thấy con mình gặp nguy hiểm? Cũng vậy khi thấy con người chìm ngập trong tội và trong sự trói buộc của Satan, thì Thiên Chúa đã bất chấp mọi nguy hiểm, để con mình lao xuống cứu con người. Những hành động được thúc đẩy bởi tình yêu như thế thì không thể giải thich bằng lý lẽ, mà phải giải thích bằng trái tim, bằng tình yêu - tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người hoàn toàn vượt trên những lý lẽ và sự hiểu biết của con người.
Một Thiên Chúa vì yêu con người đã dám chấp nhận cả cái chết để lấy máu mình tẩy rửa và cứu con người. Dòng máu của Con Thiên Chúa đã cứu sống không chỉ con người mà còn cứu cả vũ trụ này. Dòng máu ấy được truyền cho con người qua cái chết thập giá, để cứu mạng sống con người. Không chỉ dừng ở đó, vì muốn ở lại mãi với con người, Đức Giêsu đã để máu thịt mình làm của ăn, của uống cho con người. Con người yêu nhau thì muốn ở gần bên nhau, còn Thiên Chúa Ngài không chỉ giang rộng tay trên thập giá để ôm chúng ta vào lòng, mà còn muốn đi vào tận trong tâm hồn, trong tim mạch của con người, đi vào từng đường gân thớ thịt của chúng ta để được yêu thương và nên một với con người: Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy.
Đây là bánh từ trời xuống, ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời- một Thiên Chúa đang khát khao chờ đợi con người ăn Ngài, và chờ con người cho phép Ngài đi vào tâm hồn mình. Nói như thế, là vì Thiên Chúa vẫn cứ chờ đợi sự đồng ý đón tiếp của con người, chờ đợi chúng ta đến với Ngài mỗi ngày bằng những cuộc gặp gỡ trong cầu nguyện riêng tư và đặc biệt trong việc cử hành Thánh lễ và chầu Thánh Thể mỗi ngày.
Nhiều người có thể đến, có thời giờ, có điều khiện, mà họ vẫn từ chối không đến với Ngài; Có những người khi gặp thử thách, thay vì tìm đến tâm sự với Chúa, họ lại đi tìm một cái gì khác, một ai khác không phải là Thiên Chúa. Đến với Bí Tích Thánh Thể, chúng ta sẽ đón nhận được sức sống từ chính Chúa trao ban, được bồi bổ sức lực, được nghỉ ngơi và tìm được sự bình an cho tâm hồn và thể xác, và là bảo đảm cho hạnh phúc đời đời.
Thưa quý ông bà anh chị em
Khi đón nhận Thánh Thể, chúng ta được nên một với Chúa được nuôi dưỡng bằng máu thịt của Đức Giêsu, tất cả cùng mang chung một món nợ đó là món nợ cứu mạng, món nợ tình yêu của Thiên Chúa. Thánh Phaolô đã nói trong bài đọc hai: Chúng ta tuy nhiều người, nhưng chia sẻ cùng một tấm bánh, điều đó có nghĩa là, cùng ăn một tấm bánh, cùng uống chung ly rượu, chúng ta được mời gọi sống tình yêu thương huynh đệ con cùng một cha một Chúa. Ăn tấm bánh của Chúa, chúng ta không thể để trong lòng mình sự giận dỗi thù ghét anh em, uống cùng một chén, chúng ta không thể sống nhỏ nhen hẹp hòi ích kỷ mà đòi chúng ta phải biết cảm thông và chia sẻ.
Như tấm bánh của Chúa, chúng ta cũng phải trở thành tấm bánh khác để trao cho anh em, chấp nhận bị bẻ ra, bị nhai, bị nghiền nát vì anh em và cho anh em. Trước hết các bậc làm cha mẹ hãy trở thành tấm bánh bẻ ra ngay trong gia đình, bằng sự hy sinh thời giờ và sức lực để vun đắp cho đời sống đạo đức và cho hạnh phúc của vợ chồng và con cái trong Gia đình. Chấp nhận bỏ đi sự nóng nảy những thú vui riêng như rượu chè, cờ bạc, để sống làm gương tốt cho con và vì hạnh phúc của con cái. Hãy trở thành tấm bánh chia sẻ cách cụ thể với những người đói khát nghèo túng, những người đang cần đến sự rộng tay rộng lòng của chúng ta.
Bí Tích Thánh Thể là thày dạy tình yêu thương, siêng năng đến lãnh và viếng Thánh Thể, Chúa Giêsu Thánh Thể dạy chúng ta biết yêu thương và biết hành động vì tình yêu. Amen