gioanha
01-07-2011, 10:54 PM
CÓ THỂ SỐNG HIỀN LÀNH ĐƯỢC KHÔNG?
Thưa quý ông bà anh chị em
Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta bài học hiền lành và khiêm nhường trong cách sống và cách ứng xử theo gương của Chúa Giêsu. Thế nhưng có lẽ ở xã hội chúng ta ngày nay hai chữ hiền lành và khiêm nhường dường như là thứ quý hiếm. Một xã hội mà sự khiêm nhường bị coi là cù lần, hiền lành thì bị coi là nhu nhược, thì thay vào đó chỉ còn là bạo lực và sức mạnh, giết chóc và trả thù. Chúng ta thấy các hình thức bạo lực thù oán đang diễn ra ở khắp nơi, mở tivi trong giờ vàng, là những bộ phim tàu mà nội dung là chém giết và trả thù, nó tạo nên những mẫu người gọi là anh hùng hảo hán, những người nuôi căm thù từ thế hệ này qua thế hệ khác. Còn ngoài đời, đang diễn ra cảnh bạo lực, bạo hành người lớn, trẻ em, trả thù băng nhóm, thanh thiếu niên giải quyết bất đồng bằng hung khí, bằng dao, mã tấu.
Trong một môi trường xã hội mạnh được yếu thua như thế, Lời Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta: Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Thế nào là hiền lành và khiêm nhường? Người hiền lành là người biết kiềm chế, làm chủ cảm xúc và sự nóng giận, không đối xử gian ác, không làm điều bất công hại người, có lòng yêu thương và thông cảm. Người khiêm nhường là người biết nhường nhịn, không giành điều có lợi về cho mình, nhìn nhận đúng về con người và khả năng của mình, không khoe khoang khoác lác, biết tôn trọng người khác.
Thiên Chúa của chúng ta – Đức Giêsu là một vị Thiên Chúa hiền lành và khiêm nhường, Ngài là người duy nhất trên trần gian này mời mọi người học ờ nơi Ngài. Bài đọc một tiên tri Zacaria đã diễn tả một vị Cứu Thế, là Đức vua khiêm nhường chính trực, Ngài không sử dụng bạo lực và vũ khí, cũng không dùng sức mạnh quân sự để thống trị đàn áp muôn dân, Ngài không ngồi trên chiến xa hay chiến mã như chúng ta thường thấy trong phim, trái lại, là một vị vua quyền năng toàn thắng, Ngài khiêm tốn ngồi trên lưng một con lừa vậy mà, Ngài đã xua đuổi hết chiến tranh chết chóc, xua trừ những kẻ gây ra đau khổ và bất an, để xây dựng nên một thế giới hòa bình.
Đức vua mà Zacaria tiên báo trong bài đọc một, chính là Đức Giêsu là Thiên Chúa, là vua trời. Ngài là hiện thân của Thiên Chúa tình yêu, Ngài chính là Đấng hiền lành và khiêm nhường. Là một vị Thiên Chúa, vậy mà Ngài đã không đòi cho được địa vị ngang hàng với Thiên Chúa song lại chấp nhận xuống thế làm con của con người, được sinh ra trong cảnh ngèo hèn cùng cực
Là một vị Thiên Chúa quyền năng, Đức Giêsu đã chấp nhận mang lấy sự giới hạn của thân phận con người yếu đuối, chung chia cái no cái đói, niềm vui và đau khổ của con người. Ngài hiền lành đến độ chấp nhận bị người ta điệu đi, như con cừu bị đem đi làm thịt mà không kêu than trách móc. Vì yêu thương nhân loại đến tột cùng, Ngài đã chấp nhận bị người đời đặt lên mình một bản án bất công và sau cùng là cái chết tất tưởi trên thập giá để cứu nhân loại. Ngài hiền lành, không để trong mình sự thù oán, trên cây thập giá, Đức Giêsu không chỉ xin Thiên Chúa tha thứ cho những kẻ làm khổ mình mà còn biện minh cho họ: Xin tha cho chúng ví chúng lầm không biết.
Ngài hiền lành nhưng không nhu nhược, khiêm nhường nhưng không cù lần, bị tên lính vả vào mặt, Đức Giêsu đã phản ứng lại bằng cách hỏi anh ta: nếu tôi nói sai, thì nói cho tôi biết sai ở chỗ nào, còn nếu tôi nói đúng, sao lại đánh tôi. Ngài hiền lành, nhưng không làm ngơ trước bất công, Ngài không chấp nhận tội lỗi nhưng lại sẵn sàng tha thứ cho tội nhân. Trong khi mọi người tìm cách ném đá người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, thì Đức Giêsu lại nói với đám đông: ai vô tội thì hãy ném đá người này trước đi, và nói với người phụ nữ: Tôi không kết án chị đâu, chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa. Ngài là một Thiên Chúa hiền lành và khiêm nhường, nhưng không chấp nhận làm ngơ khi người khác xúc phạm đến sự thánh thiện của Thiên Chúa và đền thờ, Ngài đã dùng dây làm roi để xua đuổi, lật đổ bàn ghế của những người buôn bán và nói với họ: Đừng biến nhà cha ta thành nơi buôn bán.
Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường. Là mội vị Thiên Chúa khiêm nhường, Ngài không giành vinh quang về cho mình, mà Ngài dành vinh quang và vinh dự về cho Thiên Chúa Cha Đấng đã sai Ngài. Là một Thiên Chúa, đồng bản tính và quyền năng với Thiên Chúa cha, Ngài sống khiêm nhường trọn vẹn, chu toàn bổn phận làm con với Thiên Chúa cha, hoàn toàn yêu mến và vâng lời, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết. Là một vị Thiên Chúa của trời đất, Đức Giêsu đón nhận tất cả từ Thiên Chúa cha: Cha tôi đã trao phó mọi sự cho tôi. Là một vị Thiên Chúa khiêm nhường, Đức Giêsu không hề xa cách con người, Ngài đã đồng bàn với những kẻ thu thuế và tội lỗi, Ngài để cho nhửng người tội lỗi được động chạm tiếp xúc với Ngài như với người bạn
Ngài khiêm nhường thật trong lòng mà không hề giả dối, Ngài đã kiên nhẫn để huấn luyện các tông đồ, đã làm gương cho các ông trước khi giảng dạy, đã cúi xuống rửa chân cho các tông đồ để dạy các ông bài học yêu thương phục vụ: Anh em hãy yêu thương nhau như thày đã yêu thương anh em. Ngài khiêm nhường nhưng không cù lần, Ngài phát hiện sự giả dối thâm độc của nhữ người Do Thái khi họ muốn gài bẫy người trong lời nói và việc làm. Khiêm nhường, nhưng Ngài hết mực bênh vực giáo lý và lề luật của Thiên Chúa, kiến cho những kẻ ghét Ngài nhiều lần phải câm miệng
Là môn đệ, những người tin theo Đức Kitô, chúng ta được mời gọi thực hành bài học của Chúa. Để có thể ghi nhớ và thực hành được bài học này, Thánh Phaolô khuyên chúng ta anh em đừng hành xử theo con người xác thịt, đừng phản ứng theo bản năng, theo sự nóng nảy tự nhiên, nhưng hãy để cho Thánh Thần chi phối chúng ta. Thánh Phaolô giải thích: Ai không có thần khí của Đức Kitô thì không thuộc về Đức Kitô. Chúng ta được cứu chuộc bằng máu Đức Kitô và thuộc về Đức Kitô vì thế chúng ta phải sống và hành động theo Đức Kitô, để cho Thần Khí của Chúa Kitô hướng dẫn.
Sống hiền lành và khiêm nhường trong thế giới bạo lực và kiêu ngạo này, chúng ta sẽ trở thành chứng nhân của Chúa Kitô. Sống hiền lành và khiêm nhường không làm cho mình thành tầm thường nhu nhược, nhưng làm cho chúng ta có sức mạnh nội tâm, giúp chúng ta sống siêu thoát khỏi những cái nhỏ nhen thấp kém trong đời. Sống hiền lành và khiêm nhường theo gương Chúa Giêsu, không làm cho chúng ta cù lần, nhưng giúp chúng ta tự chủ, kìm chế và giải quyết những vấn đề một cách tốt đẹp
Là học trò của vị Thày hiền lành và khiêm nhường, chúng ta không dùng ác báo ác, không dùng bạo lực để đối đầu với bạo lực, nhưng dùng “nhu thắng cương”. Hãy cư xử hiền lành và khiêm nhường với mọi người, các bậc làm cha mẹ đừng để sự nóng giận của mình khiến cho con cái kiếp sợ hoảng loạn, đừng để những sự nóng nảy làm đổ vỡ bầu khí hạnh phúc của gia đình. Cha mẹ hiền lành, con cái sẽ hiền lành, cha mẹ hung dữ bạo lực, con cái cũng sẽ sử dụng bạo lực
Hãy cư xử hiền lành nhân hậu với anh em, với đồng nghiệp, đừng để sự kiêu căng che mờ con mắt, khiến mình không nhận ra những người bên cạnh là anh em, những người đang cần mình cúi xuống để giúp đỡ họ, đừng dùng bạo lực đấm đá cùng sự nóng nảy mà đối xử với nhau, nhưng trái lại biết kiềm chế, quảng đại và thứ tha. Sống như thế là chúng ta thực hành lời dạy của Chúa và là người học trò ngoan của Chúa. Amen
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí
Thưa quý ông bà anh chị em
Lời Chúa hôm nay dạy chúng ta bài học hiền lành và khiêm nhường trong cách sống và cách ứng xử theo gương của Chúa Giêsu. Thế nhưng có lẽ ở xã hội chúng ta ngày nay hai chữ hiền lành và khiêm nhường dường như là thứ quý hiếm. Một xã hội mà sự khiêm nhường bị coi là cù lần, hiền lành thì bị coi là nhu nhược, thì thay vào đó chỉ còn là bạo lực và sức mạnh, giết chóc và trả thù. Chúng ta thấy các hình thức bạo lực thù oán đang diễn ra ở khắp nơi, mở tivi trong giờ vàng, là những bộ phim tàu mà nội dung là chém giết và trả thù, nó tạo nên những mẫu người gọi là anh hùng hảo hán, những người nuôi căm thù từ thế hệ này qua thế hệ khác. Còn ngoài đời, đang diễn ra cảnh bạo lực, bạo hành người lớn, trẻ em, trả thù băng nhóm, thanh thiếu niên giải quyết bất đồng bằng hung khí, bằng dao, mã tấu.
Trong một môi trường xã hội mạnh được yếu thua như thế, Lời Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta: Hãy học cùng ta vì ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Thế nào là hiền lành và khiêm nhường? Người hiền lành là người biết kiềm chế, làm chủ cảm xúc và sự nóng giận, không đối xử gian ác, không làm điều bất công hại người, có lòng yêu thương và thông cảm. Người khiêm nhường là người biết nhường nhịn, không giành điều có lợi về cho mình, nhìn nhận đúng về con người và khả năng của mình, không khoe khoang khoác lác, biết tôn trọng người khác.
Thiên Chúa của chúng ta – Đức Giêsu là một vị Thiên Chúa hiền lành và khiêm nhường, Ngài là người duy nhất trên trần gian này mời mọi người học ờ nơi Ngài. Bài đọc một tiên tri Zacaria đã diễn tả một vị Cứu Thế, là Đức vua khiêm nhường chính trực, Ngài không sử dụng bạo lực và vũ khí, cũng không dùng sức mạnh quân sự để thống trị đàn áp muôn dân, Ngài không ngồi trên chiến xa hay chiến mã như chúng ta thường thấy trong phim, trái lại, là một vị vua quyền năng toàn thắng, Ngài khiêm tốn ngồi trên lưng một con lừa vậy mà, Ngài đã xua đuổi hết chiến tranh chết chóc, xua trừ những kẻ gây ra đau khổ và bất an, để xây dựng nên một thế giới hòa bình.
Đức vua mà Zacaria tiên báo trong bài đọc một, chính là Đức Giêsu là Thiên Chúa, là vua trời. Ngài là hiện thân của Thiên Chúa tình yêu, Ngài chính là Đấng hiền lành và khiêm nhường. Là một vị Thiên Chúa, vậy mà Ngài đã không đòi cho được địa vị ngang hàng với Thiên Chúa song lại chấp nhận xuống thế làm con của con người, được sinh ra trong cảnh ngèo hèn cùng cực
Là một vị Thiên Chúa quyền năng, Đức Giêsu đã chấp nhận mang lấy sự giới hạn của thân phận con người yếu đuối, chung chia cái no cái đói, niềm vui và đau khổ của con người. Ngài hiền lành đến độ chấp nhận bị người ta điệu đi, như con cừu bị đem đi làm thịt mà không kêu than trách móc. Vì yêu thương nhân loại đến tột cùng, Ngài đã chấp nhận bị người đời đặt lên mình một bản án bất công và sau cùng là cái chết tất tưởi trên thập giá để cứu nhân loại. Ngài hiền lành, không để trong mình sự thù oán, trên cây thập giá, Đức Giêsu không chỉ xin Thiên Chúa tha thứ cho những kẻ làm khổ mình mà còn biện minh cho họ: Xin tha cho chúng ví chúng lầm không biết.
Ngài hiền lành nhưng không nhu nhược, khiêm nhường nhưng không cù lần, bị tên lính vả vào mặt, Đức Giêsu đã phản ứng lại bằng cách hỏi anh ta: nếu tôi nói sai, thì nói cho tôi biết sai ở chỗ nào, còn nếu tôi nói đúng, sao lại đánh tôi. Ngài hiền lành, nhưng không làm ngơ trước bất công, Ngài không chấp nhận tội lỗi nhưng lại sẵn sàng tha thứ cho tội nhân. Trong khi mọi người tìm cách ném đá người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, thì Đức Giêsu lại nói với đám đông: ai vô tội thì hãy ném đá người này trước đi, và nói với người phụ nữ: Tôi không kết án chị đâu, chị về đi và từ nay đừng phạm tội nữa. Ngài là một Thiên Chúa hiền lành và khiêm nhường, nhưng không chấp nhận làm ngơ khi người khác xúc phạm đến sự thánh thiện của Thiên Chúa và đền thờ, Ngài đã dùng dây làm roi để xua đuổi, lật đổ bàn ghế của những người buôn bán và nói với họ: Đừng biến nhà cha ta thành nơi buôn bán.
Hãy học cùng tôi vì tôi hiền lành và khiêm nhường. Là mội vị Thiên Chúa khiêm nhường, Ngài không giành vinh quang về cho mình, mà Ngài dành vinh quang và vinh dự về cho Thiên Chúa Cha Đấng đã sai Ngài. Là một Thiên Chúa, đồng bản tính và quyền năng với Thiên Chúa cha, Ngài sống khiêm nhường trọn vẹn, chu toàn bổn phận làm con với Thiên Chúa cha, hoàn toàn yêu mến và vâng lời, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết. Là một vị Thiên Chúa của trời đất, Đức Giêsu đón nhận tất cả từ Thiên Chúa cha: Cha tôi đã trao phó mọi sự cho tôi. Là một vị Thiên Chúa khiêm nhường, Đức Giêsu không hề xa cách con người, Ngài đã đồng bàn với những kẻ thu thuế và tội lỗi, Ngài để cho nhửng người tội lỗi được động chạm tiếp xúc với Ngài như với người bạn
Ngài khiêm nhường thật trong lòng mà không hề giả dối, Ngài đã kiên nhẫn để huấn luyện các tông đồ, đã làm gương cho các ông trước khi giảng dạy, đã cúi xuống rửa chân cho các tông đồ để dạy các ông bài học yêu thương phục vụ: Anh em hãy yêu thương nhau như thày đã yêu thương anh em. Ngài khiêm nhường nhưng không cù lần, Ngài phát hiện sự giả dối thâm độc của nhữ người Do Thái khi họ muốn gài bẫy người trong lời nói và việc làm. Khiêm nhường, nhưng Ngài hết mực bênh vực giáo lý và lề luật của Thiên Chúa, kiến cho những kẻ ghét Ngài nhiều lần phải câm miệng
Là môn đệ, những người tin theo Đức Kitô, chúng ta được mời gọi thực hành bài học của Chúa. Để có thể ghi nhớ và thực hành được bài học này, Thánh Phaolô khuyên chúng ta anh em đừng hành xử theo con người xác thịt, đừng phản ứng theo bản năng, theo sự nóng nảy tự nhiên, nhưng hãy để cho Thánh Thần chi phối chúng ta. Thánh Phaolô giải thích: Ai không có thần khí của Đức Kitô thì không thuộc về Đức Kitô. Chúng ta được cứu chuộc bằng máu Đức Kitô và thuộc về Đức Kitô vì thế chúng ta phải sống và hành động theo Đức Kitô, để cho Thần Khí của Chúa Kitô hướng dẫn.
Sống hiền lành và khiêm nhường trong thế giới bạo lực và kiêu ngạo này, chúng ta sẽ trở thành chứng nhân của Chúa Kitô. Sống hiền lành và khiêm nhường không làm cho mình thành tầm thường nhu nhược, nhưng làm cho chúng ta có sức mạnh nội tâm, giúp chúng ta sống siêu thoát khỏi những cái nhỏ nhen thấp kém trong đời. Sống hiền lành và khiêm nhường theo gương Chúa Giêsu, không làm cho chúng ta cù lần, nhưng giúp chúng ta tự chủ, kìm chế và giải quyết những vấn đề một cách tốt đẹp
Là học trò của vị Thày hiền lành và khiêm nhường, chúng ta không dùng ác báo ác, không dùng bạo lực để đối đầu với bạo lực, nhưng dùng “nhu thắng cương”. Hãy cư xử hiền lành và khiêm nhường với mọi người, các bậc làm cha mẹ đừng để sự nóng giận của mình khiến cho con cái kiếp sợ hoảng loạn, đừng để những sự nóng nảy làm đổ vỡ bầu khí hạnh phúc của gia đình. Cha mẹ hiền lành, con cái sẽ hiền lành, cha mẹ hung dữ bạo lực, con cái cũng sẽ sử dụng bạo lực
Hãy cư xử hiền lành nhân hậu với anh em, với đồng nghiệp, đừng để sự kiêu căng che mờ con mắt, khiến mình không nhận ra những người bên cạnh là anh em, những người đang cần mình cúi xuống để giúp đỡ họ, đừng dùng bạo lực đấm đá cùng sự nóng nảy mà đối xử với nhau, nhưng trái lại biết kiềm chế, quảng đại và thứ tha. Sống như thế là chúng ta thực hành lời dạy của Chúa và là người học trò ngoan của Chúa. Amen
Lm. Giuse Đỗ Đức Trí