mary phuongthuy
05-07-2011, 07:14 AM
Một tấm lòng
Tin ông mất làm nhiều người sửng sốt. Mấy phút ngơ ngẩn rồi hai mắt căng nhức, nước mắt tràn ra, ràn rụa. Có thật không? Hay chỉ là tin đồn hoảng như những lần trước? Người ta ngập ngừng hỏi nhau, tìm tòi trên mặt người đối diện một lời cải chính mơ hồ. Không. Tịnh không. Chỉ có sự im lặng. Ông mất thật rồi tuy trên cửa phòng mạch của ông vẫn còn lời hẹn ông sẽ khám bệnh trở lại vào ngày mùng hai Tết âm lịch. Ông không thưởng thức mùa xuân ở quê người. Ông chính là mùa xuân chứa chan niềm vui và hy vọng của số đồng hương kém may mắn quanh khu Tiểu Sàigòn. Nhờ ông, họ cất được cơn đau. Nhờ ông, họ qua được cơn đói. Nhờ ông, họ biết thế nào là cưu mang và tha thứ. Nhờ ông, họ tiếp tục tin tưởng vào loài người và cuộc đời.
Ông từng đuợc ơn kêu gọi hiến mình phụng sự giáo hội. Rồi ông được mặc khải một ơn mầu nhiệm khác: hiến mình cho hạnh phúc của nhân quần xã hội, ngay giữa cuộc đời nhiều khổ đau và bất công mà Đức Chúa Con từng giáng sinh để cứu chuộc.
Ông đem tuổi thanh xuân cùng sở học ra chiến trường khi Tổ Quốc kêu gọi, nỗ lực dành lại sinh mạng các đồng ngũ của ông từ bàn tay tử thần, đem trả họ về với cha mẹ già, con thơ, vợ dại.
Chiến tranh chấm dứt. Ông tiếp tục sứ mạng trên một trận địa khác của lòng nhân đạo. Chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái nên người hữu dụng, ông cũng chăm lo sự an nguy của những gia đình và những người cần ông. Hai mươi bảy năm ở một địa điểm dễ tìm, dễ tới cho đồng hương. Hai mươi bảy năm chữa trị với cùng một sự tận tâm, ân cần, các bệnh nhân đến với ông không phân biệt hoàn cảnh, tín ngưỡng. Cần thuốc có thuốc. Cần trợ giúp được trợ giúp. Luôn luôn với tấm lòng. Luôn luôn với bàn tay từ ái.
Chắc cũng có người chép miệng: “Tốt xấu để làm gì, rồi cũng theo với người tan vào hư vô.”
Tiếng thơm không tan vào hư vô. Gương sáng không tan vào hư vô mà phản chiếu lên nhiều thế hệ tiếp nối.
bbh.
Một cử chỉ đơn giản
Một hôm, khi về nhà sau buổi học. Mark để ý thấy một cậu trai đang đi trước cậu, bị sẩy chân, làm rơi ra tất cả những quyển sách của mình, cùng với hai cái áo thể thao, một cây gậy, một găng tay chơi baseball và một chiếc máy ghi âm nhỏ. Mark dừng lại và giúp cậu trai nhặt lại các thứ vung vãi. Rồi họ cùng đi về một hướng, Mark tình nguyện mang giúp một phần gánh nặng.
Trên đường, Mark được biết cậu bạn tên Bill, cậu thích trò chơi điện tử, thích môn bóng bầu dục, và môn Sử, cậu gặp nhiều khó khăn trong các môn khác và cậu vừa chia tay với cô bạn gái của mình.
Khi họ tới trước nhà Bill, cậu mời Mark uống một lon Coca và xem truyền hình. Họ cười cười, nói nói suốt buổi chiều, rồi Mark về. Họ tiếp tục gặp nhau, cùng ăn với nhau một, hai lần, rồi cả hai lên trung học, nơi họ có những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi qua nhiều năm. Rồi năm cuối cùng mong đợi đã đến, và ba tuần trước ngày lễ trao văn bằng tốt nghiệp, Bill yêu cầu được nói chuyện với Mark.
Bill nhắc Mark nhớ ngày họ gặp nhau vào nhiều năm trước. “Cậu có tự hỏi tại sao mình mang trở về nhà lắm thứ vào cái ngày đó không? Cậu biết không, mình đã dọn sạch cái tủ của mình trong trường, bởi mình không muốn để đồ đạc xô bồ. Mình đã lấy cắp mấy viên thuốc ngủ của mẹ và về nhà với ý định tự tử. Nhưng sau khi chúng ta đã trải qua một thời gian để nói chuyện và cười vui với nhau, mình nghĩ rằng nếu tự tử, hẳn mình đã không có được những khoảnh khắc đó và dĩ nhiên nhiều khoảnh khắc khác nữa có thể tiếp theo sau đó. Thế là Mark, cậu thấy đó, khi cậu nhặt trở lên những quyển sách của mình ngày hôm đó. Cậu đã làm hơn thế nhiều. Cậu đã cứu sống mình.”
John W. Schlatter (http://www.vietherald.com/D_1-2_2-51_11-John+W.+Schlatter_12-author/viet-herald.html)
Tin ông mất làm nhiều người sửng sốt. Mấy phút ngơ ngẩn rồi hai mắt căng nhức, nước mắt tràn ra, ràn rụa. Có thật không? Hay chỉ là tin đồn hoảng như những lần trước? Người ta ngập ngừng hỏi nhau, tìm tòi trên mặt người đối diện một lời cải chính mơ hồ. Không. Tịnh không. Chỉ có sự im lặng. Ông mất thật rồi tuy trên cửa phòng mạch của ông vẫn còn lời hẹn ông sẽ khám bệnh trở lại vào ngày mùng hai Tết âm lịch. Ông không thưởng thức mùa xuân ở quê người. Ông chính là mùa xuân chứa chan niềm vui và hy vọng của số đồng hương kém may mắn quanh khu Tiểu Sàigòn. Nhờ ông, họ cất được cơn đau. Nhờ ông, họ qua được cơn đói. Nhờ ông, họ biết thế nào là cưu mang và tha thứ. Nhờ ông, họ tiếp tục tin tưởng vào loài người và cuộc đời.
Ông từng đuợc ơn kêu gọi hiến mình phụng sự giáo hội. Rồi ông được mặc khải một ơn mầu nhiệm khác: hiến mình cho hạnh phúc của nhân quần xã hội, ngay giữa cuộc đời nhiều khổ đau và bất công mà Đức Chúa Con từng giáng sinh để cứu chuộc.
Ông đem tuổi thanh xuân cùng sở học ra chiến trường khi Tổ Quốc kêu gọi, nỗ lực dành lại sinh mạng các đồng ngũ của ông từ bàn tay tử thần, đem trả họ về với cha mẹ già, con thơ, vợ dại.
Chiến tranh chấm dứt. Ông tiếp tục sứ mạng trên một trận địa khác của lòng nhân đạo. Chăm lo gia đình, nuôi dạy con cái nên người hữu dụng, ông cũng chăm lo sự an nguy của những gia đình và những người cần ông. Hai mươi bảy năm ở một địa điểm dễ tìm, dễ tới cho đồng hương. Hai mươi bảy năm chữa trị với cùng một sự tận tâm, ân cần, các bệnh nhân đến với ông không phân biệt hoàn cảnh, tín ngưỡng. Cần thuốc có thuốc. Cần trợ giúp được trợ giúp. Luôn luôn với tấm lòng. Luôn luôn với bàn tay từ ái.
Chắc cũng có người chép miệng: “Tốt xấu để làm gì, rồi cũng theo với người tan vào hư vô.”
Tiếng thơm không tan vào hư vô. Gương sáng không tan vào hư vô mà phản chiếu lên nhiều thế hệ tiếp nối.
bbh.
Một cử chỉ đơn giản
Một hôm, khi về nhà sau buổi học. Mark để ý thấy một cậu trai đang đi trước cậu, bị sẩy chân, làm rơi ra tất cả những quyển sách của mình, cùng với hai cái áo thể thao, một cây gậy, một găng tay chơi baseball và một chiếc máy ghi âm nhỏ. Mark dừng lại và giúp cậu trai nhặt lại các thứ vung vãi. Rồi họ cùng đi về một hướng, Mark tình nguyện mang giúp một phần gánh nặng.
Trên đường, Mark được biết cậu bạn tên Bill, cậu thích trò chơi điện tử, thích môn bóng bầu dục, và môn Sử, cậu gặp nhiều khó khăn trong các môn khác và cậu vừa chia tay với cô bạn gái của mình.
Khi họ tới trước nhà Bill, cậu mời Mark uống một lon Coca và xem truyền hình. Họ cười cười, nói nói suốt buổi chiều, rồi Mark về. Họ tiếp tục gặp nhau, cùng ăn với nhau một, hai lần, rồi cả hai lên trung học, nơi họ có những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi qua nhiều năm. Rồi năm cuối cùng mong đợi đã đến, và ba tuần trước ngày lễ trao văn bằng tốt nghiệp, Bill yêu cầu được nói chuyện với Mark.
Bill nhắc Mark nhớ ngày họ gặp nhau vào nhiều năm trước. “Cậu có tự hỏi tại sao mình mang trở về nhà lắm thứ vào cái ngày đó không? Cậu biết không, mình đã dọn sạch cái tủ của mình trong trường, bởi mình không muốn để đồ đạc xô bồ. Mình đã lấy cắp mấy viên thuốc ngủ của mẹ và về nhà với ý định tự tử. Nhưng sau khi chúng ta đã trải qua một thời gian để nói chuyện và cười vui với nhau, mình nghĩ rằng nếu tự tử, hẳn mình đã không có được những khoảnh khắc đó và dĩ nhiên nhiều khoảnh khắc khác nữa có thể tiếp theo sau đó. Thế là Mark, cậu thấy đó, khi cậu nhặt trở lên những quyển sách của mình ngày hôm đó. Cậu đã làm hơn thế nhiều. Cậu đã cứu sống mình.”
John W. Schlatter (http://www.vietherald.com/D_1-2_2-51_11-John+W.+Schlatter_12-author/viet-herald.html)