PDA

View Full Version : Tại sao cần lãnh nhận bí tích thêm sức ?



AugustineTuanBao
06-07-2011, 12:08 AM
TẠI SAO CẦN LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THÊM SỨC ?


Thư mục vụ 2008-2009 của Đức Cha Bruno Forte

ROME, 18/01/2009 – « Lãnh nhận bí tích Thêm Sức, tại sao ? ». Đó là tựa đề của thư mục vụ 2008-2009 của Đức Tổng Giám mục giáo phận Chieti-Vasto (Ý), Đức Cha Bruno Forte. Ngài giải thích « bí tích Thêm Sức là gì, lãnh nhận nó có nghĩa gì, làm thế nào chuẩn bị và làm lợi nó trong suốt cuộc sống ».
Theo Đức Cha, bí tích này thường được « ít hiểu, được sống như là một bổn phận phải thực hiện chứ không như là một sự gặp gỡ quyết định », mà Thánh Thần có thể ghi dấu tâm hồn bằng dấu ấn tình yêu của Thiên Chúa để làm cho có khả năng « tin, cậy và mến bên kia mọi nỗ lực, mọi thửu thách và mọi thách đố » mà cuộc sống đem lại cho chúng ta.
Ngài nói tiếp, bí tích Thêm Sức, đối với nhiều người, là « một giai đoạn khó khăn mà việc chuẩn bị nó thường được sống với một tình cảm bó buộc, trong sự pha trộn giữa phiền toái và tò mò, mà người ta chờ đợi cách vội vã để kết thúc nó ».
Trong bối cảnh này, « người ta có nguy cơ rơi vào nanh vuốt của kẻ thù, đang vui mừng tách rời nó khỏi Thiên Chúa ».
« Do đó, bất chấp tất cả những ý định tốt, xảy ra là cậu thiếu niên hay cô thiếu nữ vừa được thêm sức xa rời với việc thực hành tôn giáo và bắt đầu giong buồm một mình trên sóng nước mờ đục của cuộc đời. Như thế, đối với nhiều người, giây phút thêm sức trở nên giờ nghỉ việc ».
Vì những lý do này, ĐC Forte muốn đào sâu ý nghĩa của bí tích Thêm Sức, một bí tích qua đó « Thánh Thần đến chiếm hữu tâm hồn chúng ta ».

Chúa Thánh Thần là Đấng nào ?

Trả lời cho câu hỏi « Thánh Thần là Đấng nào ? », Đức cha đáp : « Trong Thiên Chúa là Tình Yêu, có một Người Yêu muôn thuở, là Chúa Cha, từ muôn đời và cho đến muôn đời là nguồn mạch của tình yêu ; có một Người được yêu mến, là Chúa Con, đón nhận Tình Yêu và đáp lại Tình Yêu, như thế dạy cho chúng ta rằng đón nhận Tình Yêu cũng là một hành vi thần linh ; và có một Tình Yêu cá vị, được trao ban từ Đấng Này đến Đấng Kia, là Thánh Thần, mà đồng thời là mối liên hệ liên kết Chúa Cha và Chúa Con và là mối liên hệ mở ra tình yêu của các Ngài để lan tỏa tình yêu đó trong công trình tạo dựng ».
Những người bước theo Thánh Thần là những người « sống đức tin, đức cậy và đức mến, bằng cách làm chứng vẻ đẹp của Thiên Chúa cho người khác, với niềm vui và lòng xác tín ».
Đức cha giải thích tiếp : Thánh Thần « đổ tràn trong chúng ta các ơn của Ngài, giúp chúng ta đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta ».

Bảy ơn Chúa Thánh Thần

Bảy ơn Chúa Thánh Thần là : ơn khôn ngoan (sagesse), ơn thông hiểu (intellect), ơn lo liệu (conseil), ơn sức mạnh (force), ơn suy biết (science), ơn đạo đức (piété) và ơn kính sợ Thiên Chúa (crainte de Dieu).
Ơn khôn ngoan là ơn « giúp nhìn xem toàn bộ thế giới và cuộc sống nơi Thiên Chúa » ; ơn thông hiểu là ơn để « học biết giải mã trong mỗi hoàn cảnh sự hiện diện của Ngài và phân định cách cụ thể những gì Ngài đòi hỏi chúng ta » ; ơn lo liệu là « một sự hướng dẫn để chúng ta có thể, tùy theo những quyết định phải thực hiện, xem trọng hơn những gì là đúng đắn trước mặt Thiên Chúa và những gì xem ra hữu ích cho chúng ta trước mặt thế gian » ; ơn sức mạnh là ơn để « chúng ta học biết trung thành với Chúa trong những khoảnh khắc và những mùa khác nhau của cuộc sống ».
Về ơn suy biết, « nó dẫn chúng ta cân nhắc mỗi hiểu biết về mầu nhiệm cuối cùng bao quanh tất cả mọi sự », và ơn đạo đức giúp chúng ta « thắp lên trong chúng ta lòng trìu mến đối với Thiên Chúa, yêu mến Ngài và ước môn tôn vinh Ngài trong mọi sự ». Sau cùng, ơn kính sợ Chúa là « thái độ làm cho chúng ta sống liên lỉ dưới cái nhìn của Chúa, trong mối ưu tư duy nhất là làm đẹp lòng Ngài hơn là làm đẹp lòng người đời ».
Đối với Đức cha Forte, tầm quan trọng của bí tích Thêm Sức đến từ sự kiện là « chúng ta hết thảy đều cần được củng cố bởi ân huệ của Thiên Chúa, để trở nên có thể tin, cậy, và yêu mến bên kia những yếu đuối của chúng ta, bằng cách học biết hành động trong sự hiệp thông với Giáo Hội, với đà truyền giáo mà thúc đẩy chúng ta muốn thông truyền cho hết mọi người vẻ đẹp của Chúa ».
« Chính cộng đồng đức tin và tình yêu này, là Giáo Hội mà Thánh Thần được ban cho chúng ta, không thể truyền cho chúng ta sự sống thần linh, nếu sự sống này không được liên lủ nuôi dưỡng bởi ân sủng của Đấng An Ủi ».
Do đó, bí tích Thêm Sức là « một ân huệ cho tất cả cộng đoàn chứ không chỉ cho một người duy nhất, tức người được thêm sức ».
Bí tích Thêm Sức có ba giai đoạn : « chuẩn bị, phụng vụ bí tích và con đường sự sống mới được mở ra với nó ».
Con đường sự sống mới mà bắt đầu với bí tích Thêm Sức « là một sự thực hiện dần dần đời sống theo Thánh Thần, tùy theo ơn gọi của mỗi người. Đối với mỗi người, nó hệ tại khám phá ra những ân huệ mà Thiên Chúa đã đặt để trong tâm hồn của mình, diễn tả chúng trong cuộc sống của mình, truyền bá chúng bằng cách chứng tá niềm vui nảy sinh từ việc nhìn nhận ân huệ được lãnh nhận và từ sự kiện là người ta sống ân huệ đó trong sự hiệp thông với những người khác, phục vụ mọi người ».
« Ở điểm này, mỗi người thấy mở ra con đường ơn gọi của riêng mình, nghĩa là mối tương quan độc nhất của nó với Thiên Chúa. Thánh Thân được lãnh nhận ở bí tích Thêm Sức do đó mang lấy những nét của khuôn mặt của người nỗ lực đón nhận Ngài và trung thành với Ngài ».
Sau hết, đối với Đức Cha Forte, điều kiện để tất cả những điều này được thực hiện là « sự ngoan ngoãn, việc đón nhận khiêm tốn và sẵn sàng », để bí tích Thêm Sức là « khởi đầu mới của một lịch sử đức tin và đức mến làm chiếu sáng trong lịch sử nhân loại những nét của vẻ đẹp vô tân của Thiên Chúa ».

Isabelle Cousturié, Zenit (http://www.zenit.org/article-19837?l=french), chuyển ngữ từ tiếng Ý
Lm Võ Xuân Tiến chuyển ngữ từ tiếng Pháp.