PDA

View Full Version : Sư phạm chuyện kể



AugustineTuanBao
06-07-2011, 02:10 AM
I. LÝ DO KỂ CHUYỆN TRONG GIÁO LÝ

Bài giáo lý được trình bày theo lối Qui Nạp thường dùng một câu chuyện cụ thể để làm khởi điểm, rồi dựa vào câu chuyện ấy để trình bày đề tài giáo lý. Chính Chúa Giêsu thường áp dụng đường lối giảng dạy này.

II. PHÂN LOẠI CHUYỆN KỂ

Ta có thể phân chia chuyện kể thành 4 thể loại:

1. Chuyện Thánh Kinh

Những chuyện này dùng để trình bày giáo lý rất tốt và thích hợp nhất, nhờ tính chất và nội dung tôn giáo của nó, cũng như để thông truyền kiến thức Thánh Kinh cho trẻ. Vd: Tạo dựng Ađam - Evà; Cain và Abêlê; Lửa cháy bụi gai; Vượt Biển Đỏ...

2. Chuyện Lịch sử Giáo Hội và Hạnh các Thánh.

Cần trung thực, tránh những chi tiết ly kỳ, huyền thoại, phi lịch sử có thể làm hại đức tin cho trẻ sau này.

3. Chuyện Dụ ngôn, chuyện Đời xưa.

Cần hiểu rõ được giá trị ẩn dụ để sự áp dụng được kết quả tốt đẹp, không gượng ép, lạc đề.

4. Chuyện đời thường hay thời sự

Việc lựa chọn loại chuyện này khó hơn, cần hội đủ 2 điều kiện:

+ Có thích hợp hay không, có mâu thuẫn với chủ đề giáo lý?

+ Có thể chuyển mạch từ câu chuyện sang đề tài giáo lý cách dễ dàng, không gượng ép, giả tạo.

III. GIÁ TRỊ CHUYỆN KỂ

Chuyện kể là con đường chạy thẳng vào tâm hồn, trí tưởng tượng và bản năng của con người.

IV. NGUYÊN TẮC CHỌN và SỬ DỤNG CHUYỆN KỂ

Có 4 nguyên tắc quan trọng:

1. Lên chương trình cẩn thận: Câu chuyện được chọn phải ăn khớp với chủ đề và mục tiêu của mỗi bài học, cũng như phải thích hợp với hoạt động và nhịp điệu tiến triển của lớp Giáo lý.

2. Chọn chuyện hợp tâm lý lứa tuổi. Mẫu giáo, nhi đồng: Truyện thú vật, cổ tích, thần tiên, có âm điệu, hò hát. Thiếu niên 10-13: Truyện phiêu lưu, viễn tưởng, anh hùng, truyền thống. Tráng niên 13-18: Truyện dũng cảm, thiên nhiên, có chất thơ, vần điệu.

3. Chuẩn bị kể chuyện cẩn thận. Cần đọc trước câu chuyện mà bạn muốn sử dụng. Tìm thấy cái hay, cái đẹp, ý nghĩa của câu chuyện. Nếu bạn không cảm thấy hứng thú, hay cảm thấy không có gì sâu sắc trong chuyện kể, thì các trẻ cũng sẽ cảm thấy thế, nên đừng chọn.

4. Đừng “lên lớp”. Hãy kể chuyện như là chuyện, đừng vội nhấn mạnh đến những điểm chính hoặc tính cách luân lý của câu chuyện. Tốt hơn, nên để các trẻ nói cho bạn biết câu chuyện nói gì về cuộc sống và về chúng.

V. NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN

1. Chuyện kể hay, phải có các yếu tố:

Có nội dung hay và tình tiết hấp dẫn: có đối thoại, mô tả, gợi cảm.
Cảm hứng ngay từ đầu và có kết thúc linh hoạt, không dài dòng.
Liên quan đến người nghe: rút được bài học, dẫn đến chân lý.

2. Người kể chuyện hay, và hấp dẫn, cần phải:

Thích câu chuyện và muốn người khác nghe.
Nắm vững kết cấu việc kể chuyện.
Chuẩn bị chuyện kể cách chu đáo.

Biết thay đổi giọng nói cho phù hợp với tình tiết : nói rõ và chậm, nói to - nhỏ - vừa... có thể bắt chước giọng nói, điệu bộ thích ứng với nhân vật trong chuyện.

3. Kết cấu việc kể chuyện : gồm 5 giai đoạn

1. Giao đãi: giới thiệu, dẫn nhập, khởi đầu câu chuyện.

2. Thắt nút: lúc có vấn đề, có mâu thuẫn, có xung đột, gây khó chịu, thắc mắc.

3. Phát triển thắt nút : đẩy mâu thuẫn lên cao, bằng những tình tiết hấp dẫn, gây cấn.

4. Cao trào: Mâu thuẫn đạt đỉnh cao, cần thiết phải gây thách đố cách giải quyết.

5. Mở nút: giải quyết vấn đề, kết cục. Rút ra bài học liên hệ cuộc sống.

4. Luyện tập kể chuyện

a). Chuẩn bị chuyện kể

Chọn truyện thích hợp người nghe, liên quan vấn đề muốn truyền đạt.
Đọc truyện nhiều lần, thạo lời nói và động tác câu chuyện.
Nhớ động tác kế tiếp, những điểm gay cấn, những hình ảnh.
Thử kể chuyện trước gương, làm cử chỉ phù hợp lời nói.
Giọng nói bình dị, chậm rãi, trầm tĩnh, trực tiếp.
Ghi dàn bài, nhớ những điểm then chốt.

b). Khi kể chuyện

Quên hết mọi việc, chỉ cần biết câu chuyện và người nghe.
Tiếng nói đủ nghe, đủ lớn, đừng quá cao, quá đều.
Lời nói của nhân vật trong truyện phải phát biểu rõ ràng.
Khi tới điểm gay cấn, phải kết mau lẹ, đừng đặt câu hỏi và tán rộng ý nghĩa luân lý, sẽ làm mất hứng thú nghe chuyện.
Kể truyện cách vui vẻ, hào hứng, vì sự hăng say của người kể có sức truyền cảm cho người nghe.
Khi có những lời nói, tình tiết then chốt cần nhấn mạnh, ngưng một chút.
Cần sự tham gia của thính giả: hết chuyện đứng lên ho to: Hạ màn, Chấm dứt.

c). Bí quyết dẫn đến thành công:
Biết mình có chuẩn bị.




Tin rằng mình sẽ làm được việc.
Nhìn cử toạ như là những người về phe mình, bạn mình.
Biết cách hít thở để tăng dưỡng khí, bớt hồi hộp.


(ST Internet)