PDA

View Full Version : Thượng Nghị sĩ Obama và bức tường bụng mẹ



littlewave
30-07-2008, 07:31 AM
Thượng Nghị sĩ Obama và bức tường bụng mẹ
VietCatholic News (Thứ Hai 28/07/2008 13:22)

CHESAPEAKE, VA (Catholic Online) - Vị Thượng nghị sĩ bang Illinois, người chắc sẽ được Đảng Dân chủ mới trẻ trung hóa đề cử ra tranh chức Tổng thống, bước lên diễn đàn tại Đức, ánh sáng mặt trời chiếu sáng viền quanh chiếc bóng thô tháp của một con người điển trai.

Đám đông dân chúng phía dưới đã sẵn sàng đáp ứng nồng nhiệt tiếng nói trẻ trung đòi hỏi “đổi thay” đến từ Hiệp chủng quốc Hoa kỳ.

Quang cảnh dường như đã đi ra ngoài những điều dự đoán. Theo ước tính, có đến khoảng 200 ngàn người đã tập hợp tại nơi đây để nghe ông.

Những chiếc máy quay phim rà quét trên biển người, đại diện đủ mọi sắc tộc, làm lộ ra những niềm hy vọng dồn nén của một thế hệ mới muốn có một loại người lãnh đạo mới.

Ở đây cũng như những trường hợp tương tự suốt cuộc tranh cử của ông, trong đám đông đầy những người trẻ nồng nhiệt đáp ứng lời người ứng cử viên này.

Chúng tôi không thể không nghĩ đến việc đem đặt cạnh nhau những biến cố xảy ra trên thế giới hai tuần lễ vừa qua.

Chỉ mới trước đây ít ngày, 400 ngàn người trẻ tuổi nam nữ cũng như bao nhiêu người khác nữa đã tụ tập ở vùng đất cuối thế giới bên kia để lắng nghe một tiếng nói khác, tiếng nói của người kế nhiệm Thánh Phêrô, đó là Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney, Autralia.



http://vietcatholic.net/pics/80720FinalMass21.jpg



Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2008



Là biên tập viên thông tấn xã CatholicOnline, chúng tôi đã loan tin cuộc tụ tập lịch sử này, đã đưa lên mạng các bài giảng thuyết, những diễn từ tuyệt vời của Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Vậy mà, có rất ít giới truyền thông thế tục đã chú ý theo rõi những biến cố lịch sử đó.

Tại đó, trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Sydney, Australia, một thông điệp về đổi thay và hy vọng đích thực đã được rao truyền. Tuy nhiên, thông điệp truyền rao tại đó nói với giới trẻ rằng con đường đi tới đổi thay thực sự và lâu bền và nền hoà bình chân chính cần phải có ơn ban của Chúa và niềm hối cải.




Ở Đức, vị Thượng nghị sĩ cất tiếng nói bằng phong cách đặc sắc và tài hùng biện thiên phú. Bài diễn văn của ông tạo hứng khởi và làm cảmđộng đám đông


http://vietcatholic.net/pics/122348-6-20080724174658.jpg


Mà, chúng tôi biết đó, chúng tôi đã nhận được những bức thư giận dữ gửi đến từ những người tưởng chúng tôi khuyến khích, ủng hộ ứng cử viên này chỉ vì lý do chúng tôi công nhận các sự kiện cho biết đây là một người có tài, thực sự biết nói năng.

Và, ông tới đúng vào lúc mà cả một thế hệ người nam nữ trẻ tuổi sẵn sàng muốn được thách đố để vượt lên trên những điều tầm thường và làm cho cuộc sống của họ có một mục đích cao cả hơn. Nhưng câu hỏi đặt ra là: ông sẽ dẫn dắt họ đi tới đâu?

Chung cuộc, chúng ta có một thế hệ đang tỉnh thức từ giấc ngủ của chủ nghĩa duy vật, chủ thuyết công cụ, chủ nghĩa hư vô, và được thách đố - như thế hệ chúng tôi – xây dựng một đường lối khác, một đường lối mới và tốt đẹp hơn.

Bài diễn văn của Obama cũng thật khéo léo.

Nó đan dệt bằng những lạc quan và rao truyền những niềm hy vọng vào một thế giới tốt đẹp hơn. Nó cũng chứa đầy những lời lẽ đề cập đến việc phá bỏ “những bức tường” phân chia ngăn cách giữa chúng ta. Quả thật, những bức tường này cần phải giật sập.

Hiển nhiên, lối nói ẩn dụ này là một nỗ lực trực tiếp muốn lặp lại những lời từng gây hứng khởi của một nhà hùng biện chính trị khác là Ronald Reagan, ông này bất chấp lời cố vấn của những người “hướng dẫn”, đã kêu gọi Tổng thống Nga lúc đó là Mikael Gorbachev hãy “giật sập bức tường Bá Linh này”. Và ông đã thay đổi dòng lịch sử khi làm như thế.

Tập đoàn Obama biết rằng đây là cơ hội của họ để toàn cầu biết tới. Họ cũng là những người tài ba. Họ hiểu – khác với phe đối thủ - rằng nhân loại giao tiếp nhau bằng những ký hiệu. Đối với họ đây là cơ hội đặc biệt dành cho bộ ba: John F. Kennedy, Ronald Reagan và nay đến lượt ứng cử viên của họ là Barack Obama.

Dĩ nhiên, hai người kia đã là Tổng thống khi những lời họ nói vang dội giữa những đám đông người Đức. Còn người này mới là một ứng cử viên, dù ông có nói ông tới đây “không phải như một người ra tranh cử mà là một công dân”, nhưng ông cũng đã xuất hiện tại đây như là một ứng cử viên rồi. Nói cho cùng, ông chỉ mới là một Thượng nghị sĩ khóa đầu trong quốc hội Hoa kỳ. Ông lôi cuốn được đám đông chính bởi vì ông là một ứng viên ra tranh chức vụ Tổng thống.

Chuyện về ông là một tấm gương tuyệt vời về mảnh đất Hoa kỳ đầy hứa hẹn. Ông thành thật nói về quá khứ khiêm tốn của mình và, mọi người chúng ta phải công nhận rằng đó là một câu chuyện tuyệt vời xảy ra tại Mỹ.

Tôi muốn đi xa hơn để nói thêm rằng toàn văn bản diễn từ của ông nên trở thành một tài liệu trong các lớp học về tu từ, về chính trị, về lịch sử cho nhiều thập niên sau này. Chúng tôi đăng vào bản tin ngày thứ Sáu để cho các độc giả coi, vì rất đáng đọc.

Tuy nhiên chúng tôi cũng đăng tải – một lần nữa – bài thuyết giảng cuối đầy hứng khởi của Vị Đại diện Đức Kitô là Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI trước đám đông hàng trăm ngàn người tại Sydney. Ngài nói với sự khôn ngoan đích thực và có thẩm quyền về đạo đức.

Thượng nghị sĩ Obama không thừa nhận rằng toàn bộ lớp người, những đứa trẻ trong ngôi nhà đầu tiên của loài người nơi bụng mẹ, là người thân cận của chúng ta. Ông nói về những quyền bất khả nhượng, nhưng không bao gồm những đứa trẻ này vào số những kẻ đầu tiên được hưởng các quyền đó, quyền được sống.

Ông cũng không bao gồm những con người bé nhỏ đó trong các điều ông đòi hỏi dành sự săn sóc cho người nghèo và mối quan tâm của ông về người di dân. Vậy mà, những bé thơ này bao gồm trong đó, nói theo lời của một nhân vật đáng trân quý nhất trong thời đại chúng ta, người “Mẹ” đã quá vãng, nay được tôn vinh là “Chân phước” Têrêxa Calcutta, “người nghèo nhất trong những kẻ nghèo.”

Những đứa bé trai bé gái nhỏ bé này bị đẩy ra khỏi ngôi nhà đầu tiên của chúng, là lòng dạ người mẹ, mỗi ngày hàng ngàn em. Không, đúng thực ra chúng bị giết, bị thiêu hủy, bị cắt khúc, trong một cuộc chiến xảy ra ngay trong lòng mẹ hoàn toàn với vũ khí giải phẫu và hóa chất. Và ông ta ủng hộ toàn bộ cuộc chiến đó, gọi điều ác này là một “quyền lợi’.

Thành thực mà nói, chúng tôi chúng tôi không thể đứng im, cứ để cho con người này đi tới mà không có ai đưa ra lời thách thức nào cả.

Chúng tôi bất mãn sâu xa vì cuộc tranh cử chức vụ Tổng thống Hoa kỳ đã trở thành đường lối như đã xảy ra. Chúng tôi là người phò sự sống, phò người nghèo, phò hôn nhân và phò hòa bình. Chúng tôi cũng không có tham vọng gì trong nền chính trị Mỹ.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chẳng bầu cho bất cứ ai không công nhận phẩm giá con người nơi một đứa trẻ còn trong bụng mẹ, những ai ủng hộ việc tiếp tục hành quyết những đứa bé này, che dấu điều ác dưới câu dối lừa của nền văn hoá phá thai, bảo rằng đó là một sự “chọn lựa”.

Một con người như thế không thích đáng được coi là người cổ võ cho nhân quyền. Ông không công nhận những quyền này được áp dụng đồng đều cho mọi người nam nữ ở mọi lứa tuổi, ở mọi giai đoạn. Ông có thể nói tất cả những gì ông muốn về việc giật sập những bức tường, nhưng thông điệp của ông vẫn còn là nông cạn cho đến khi nào ông tôn trọng bức tường trong lòng dạ người mẹ, là thánh đường của mọi con người.

Tôi mong muốn rằng Thượng nghị sĩ Obama sẽ đến lúc nhìn thấy được ý nghĩa của đức tin Kitô giáo ở nơi ông về chân lý căn bản này. Trong khi cầu mong như thế, chúng tôi phải nói đôi điều quan trọng để kết thúc.

Barack Obama là một diễn giả tài ba và là một trong những ứng cử viên có tài thiên bẩm nhất về chính trị trong thời đại chúng ta. Nhiều điều ông đã nói ở Bá Linh (Berlin), chúng tôi và bao nhiêu người khác đều đồng ý và hoan nghênh.

Tuy nhiên, chúng tôi sẽ không ủng hộ ông trong cuộc tranh cử này cho đến khi nào ông đi tới chỗ công nhận điều chúng tôi tin ông thực sự biết đấy là chân lý: đó là bổn phận liên đới của chúng ta buộc chúng ta phải trợ giúp mọi người ở mọi lứa tuổi và mọi giai đoạn, suốt toàn bộ tiến trình cuộc sống, một quà tặng cao quý nhất.

Chúng tôi thay vào đó yêu chuộng một con người già nua hơn, con người khiêm tốn, vị Đại diện của Đức Kitô, người đã tới Sydney và truyền giảng chỉ một thông điệp có thể giúp cho toàn thế giới giật sập được những bức tường thù hận chia cách chúng ta, người đó là Bênêđictô Con người Từ tâm.

Ngài biết rằng bức tường trong bụng dạ người mẹ là một nơi thánh địa và ngài kêu gọi tất cả chúng ta bảo vệ những kẻ ở trong nơi trú ẩn đó, chống lại những người muốn giết hại chúng. Ngài nói lên sự thật cho những ai không bảo vệ trước hình thức khủng bố này, loại khủng bố chống lại trẻ thơ trong bụng mẹ được pháp luật chân chính che chở.

Tông đồ Phaolô, vị thánh không xa lạ gì với Barack Obama, đã viết những lời này cho Kitô hữu ở thị trấn Êphêsô về Đấng duy nhất có thể giật sập các bức tường, đó là Đức Giêsu Kitô:

“Thật vậy, chính Người là bình an của chúng ta: Người đã liên kết đôi bên, dân Do-thái và dân ngoại, thành một; Người đã hy sinh thân mình để phá đổ bức tường ngăn cách là sự thù ghét; Người đã huỷ bỏ Luật cũ gồm các điều răn và giới luật. Như vậy, khi thiết lập hoà bình, Người đã tác tạo đôi bên thành một người mới duy nhất nơi chính bản thân Người. Nhờ thập giá, Người đã làm cho đôi bên được hoà giải với Thiên Chúa trong một thân thể duy nhất; trên thập giá Người đã tiêu diệt sự thù ghét.

Người đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần.

Thật vậy, nhờ Người, cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí duy nhất mà đến cùng Chúa Cha.

Vậy anh em không còn phải là người xa lạ hay người tạm trú, nhưng là người đồng hương với các người thuộc dân thánh, và là người nhà của Thiên Chúa, bởi đã được xây dựng trên nền móng là các Tông Đồ và ngôn sứ, còn đá tảng góc tường là chính Đức Ki-tô Giê-su.

Trong Người, toàn thể công trình xây dựng ăn khớp với nhau và vươn lên thành ngôi đền thánh trong Chúa. Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác thành ngôi nhà Thiên Chúa ngự, nhờ Thần Khí.”

Đức giáo hoàng Bênêđictô hiểu rằng Thánh Phaolô nói về một nhân loại mới, đó là Giáo hội. Giải pháp căn bản để chấm dứt sự chia rẽ giữa chúng ta là cần phải có sự chuyển cải đích thực, chứ không phải những lời khoa trương hoa mỹ. Xin cám ơn Chúa vì chúng ta có được những nhà lãnh đạo tôn giáo cao cả trong thời đại chúng ta, như Đức giáo hoàng Bênêđictô, người đã nói tất cả sự thật cho chúng ta.

Chúng ta cũng cần những nhà lãnh đạo dân sự cao cả để phục vụ Quốc gia và công ích.

Tuy nhiên đó phải là những ông những bà không được lựa lọc trong số những người phải nghe theo tiếng nói của số người trọng bọn họ. Trong định nghĩa của mình, họ không được loại trừ những trẻ thơ vô tội đáng thương trong bụng mẹ. Chúng tôi sẽ không bao giờ xem xét đến việc ủng hộ ông cho tới khi nào Thượng nghị sĩ Obama nghe được tiếng kêu khóc của những đưa trẻ nằm sau bức tường bụng dạ người mẹ.

Lời khẳng định của ông muốn nói với uy thế luân lý đạo đức lại bị ngầm phá hoại bởi sự ủng hộ không nao núng cho cái được gọi là “quyền” phá thai. Thưa Thượng nghị sĩ Obama, còn bức tường đó thì sao, bức tường bằng thịt da, bức tường che chở cho thế hệ sắp tới? Trước đây, đó là nơi chốn an toàn nhất trên mặt đất này. Nay thì nó trở thành bãi chiến trường trong một chiến dịch khủng bố mới.

Nguồn: Keith Fournier/Catholic Online

Trích lời Obama tại Bá Linh (Berlin): “Những bức tường giữa các quốc gia vĩ đại nhất và các quốc gia nhỏ bé nhất không thể đứng vững. Những bức tường giữa các sắc tộc và bộ lạc, giữa người bản xứ và người di dân, giữa người Kitô giáo, Hồi giáo và Do thái giáo, không thể đứng vững. Bây giờ là lúc những bức tường đó phải giật sập xuống.”

Phụng Nghi