duoc1706
08-07-2011, 06:17 PM
Theo các nhà sử học, truyền thống xử tử Thập Giá của La Mã buộc mọi tử tội phải lột trần truồng hoàn toàn trước khi bị đóng đinh, bất luận nam nữ. Ở trên Thập Giá, tội nhân vừa phải đau đớn, lại vừa phải chịu nhục nhã kinh khủng.
Tuy nhiên, Đức Giêsu Chúa chúng ta thì không phải chịu như vậy. Thần Đô Huyền Nhiệm viết:
“Một đau khổ rất lớn Chúa chịu bấy giờ là phải lột trần trước con mắt dân chúng. Chúa chịu hy sinh ấy vì yêu thương loài người, và dạy cho loài người biết phải hết sức ở khó nghèo, hoàn toàn siêu thoát mọi của cải trần gian. Nhưng Chúa vẫn giữ lại được chiếc quần ngắn, chiếc quần mà bọn lý hình làm hết sức cũng không sao cất bỏ đi được. Quần ấy được táng vào mồ cùng với thân xác Chúa sau này” (Chương 35 – Thần Đô Huyền Nhiệm).
Một đoạn trước đó viết:
“Người ta chọn sáu tên lính vừa vạm vỡ vừa tàn nhẫn để đánh Chúa. Chúng đem Chúa vào một sân quen dành để tra tấn tội nhân bắt chúng thú nhận tội lỗi. Trước hết, chúng lột áo trắng dài Hêrôđê đã mặc cho Chúa trước, cởi dây và xiềng xích đã lẳn vào cánh tay và cổ tay Chúa, nên khi cởi ra đã làm nên những vết thương sưng mọng nứt máu. Chúng vừa chửi rủa, vừa bắt Chúa tự cởi áo ngắn ra, và khi thấy Chúa cởi ra quá chậm, chúng sấn vào kéo ra rất mạnh. Chúng cũng muốn cởi nốt cả chiếc quần lót trong, chiếc quần mà Mẹ Maria đã may cho Chúa hồi lưu ngụ bên Ai Cập. Nhưng chúng không sao cởi ra được, tay chúng bị cứng đơ y như bọn lính ở trong hầm nhà Caipha. Tuy nhiên, chúng không hề xúc động vì phép lạ đó; chúng tin đấy là một trò phù phép mà Chúa làm. Chúa chỉ cho phép chúng xắn chiếc quần đó lên một chút để chịu đánh cho đau hơn thôi” (Chương 34 – Thần Đô Huyền Nhiệm).
Vậy nên, chúng ta chớ có suy nghĩ rằng: ‘Chúa đã trần truồng trước mặt thiên hạ’; cũng chớ có rao truyền về điều đó. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chúa Giêsu nói: "Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần" (Lc 9,26).
Thực tế là Chúa đã có một chiếc quần lót che thân trên Thập Giá, một chiếc quần đúng nghĩa, đủ để che kín, chứ không phải trần truồng như hiểu biết xưa nay, cũng không phải chỉ là một tấm vải quấn như thấy trên nhiều bức ảnh tượng.
Tuy nhiên, Đức Giêsu Chúa chúng ta thì không phải chịu như vậy. Thần Đô Huyền Nhiệm viết:
“Một đau khổ rất lớn Chúa chịu bấy giờ là phải lột trần trước con mắt dân chúng. Chúa chịu hy sinh ấy vì yêu thương loài người, và dạy cho loài người biết phải hết sức ở khó nghèo, hoàn toàn siêu thoát mọi của cải trần gian. Nhưng Chúa vẫn giữ lại được chiếc quần ngắn, chiếc quần mà bọn lý hình làm hết sức cũng không sao cất bỏ đi được. Quần ấy được táng vào mồ cùng với thân xác Chúa sau này” (Chương 35 – Thần Đô Huyền Nhiệm).
Một đoạn trước đó viết:
“Người ta chọn sáu tên lính vừa vạm vỡ vừa tàn nhẫn để đánh Chúa. Chúng đem Chúa vào một sân quen dành để tra tấn tội nhân bắt chúng thú nhận tội lỗi. Trước hết, chúng lột áo trắng dài Hêrôđê đã mặc cho Chúa trước, cởi dây và xiềng xích đã lẳn vào cánh tay và cổ tay Chúa, nên khi cởi ra đã làm nên những vết thương sưng mọng nứt máu. Chúng vừa chửi rủa, vừa bắt Chúa tự cởi áo ngắn ra, và khi thấy Chúa cởi ra quá chậm, chúng sấn vào kéo ra rất mạnh. Chúng cũng muốn cởi nốt cả chiếc quần lót trong, chiếc quần mà Mẹ Maria đã may cho Chúa hồi lưu ngụ bên Ai Cập. Nhưng chúng không sao cởi ra được, tay chúng bị cứng đơ y như bọn lính ở trong hầm nhà Caipha. Tuy nhiên, chúng không hề xúc động vì phép lạ đó; chúng tin đấy là một trò phù phép mà Chúa làm. Chúa chỉ cho phép chúng xắn chiếc quần đó lên một chút để chịu đánh cho đau hơn thôi” (Chương 34 – Thần Đô Huyền Nhiệm).
Vậy nên, chúng ta chớ có suy nghĩ rằng: ‘Chúa đã trần truồng trước mặt thiên hạ’; cũng chớ có rao truyền về điều đó. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chúa Giêsu nói: "Ai xấu hổ vì tôi và những lời của tôi, thì Con Người cũng sẽ xấu hổ vì kẻ ấy, khi Người ngự đến trong vinh quang của mình, của Chúa Cha và các thánh thiên thần" (Lc 9,26).
Thực tế là Chúa đã có một chiếc quần lót che thân trên Thập Giá, một chiếc quần đúng nghĩa, đủ để che kín, chứ không phải trần truồng như hiểu biết xưa nay, cũng không phải chỉ là một tấm vải quấn như thấy trên nhiều bức ảnh tượng.