Ðăng Nhập

View Full Version : Di sản văn hóa Huế trong tác phẩm của Đào Hoa Nữ



hongbinh
12-07-2011, 07:02 AM
Di sản văn hóa Huế trong tác phẩm của Đào Hoa Nữ

"Huế đất thần kinh, quê mẹ của tôi. Tôi được chào đời và lớn lên từ mảnh đất ấy, nên Huế đã ăn sâu vào lòng tôi, cũng như Huế đã đi vào lòng biết bao người con xứ Huế và những người yêu Huế.... Tôi càng tự hào hơn về Huế của tôi, bởi Huế ngày nay là thành phố chứa đựng một di sản văn hóa đã được thế giới công nhận và xếp hạng.

Tôi là đứa con được Huế cưu mang, sanh ra, lớn lên và ra đi từ đấy. Để bày tỏ tấm lòng mình với Huế, tôi gởi tặng Huế đứa con tinh thần mang tên: HUẾ - ĐẤT MẸ CỦA TÔI. Tôi nghĩ rằng đây mới chỉ là những gì mà bản thân thấy, sưu tầm và ghi nhận đuợc nơi đất mẹ, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót vfi một mình tôi không thể nào phản ảnh đầy đủ về văn hóa, con người và vẻ đẹp kiều diễm, kiêu sa của đất mẹ thần kinh..."

Đào Hoa Nữ


"... Có lẽ thiên nhiên đã giữ một vai trò nào đó, thực sự quan trọng, trong sự tổng hợp nên cái mà người ta có thể gọi là "bản sắc Huế". Bởi vì thiên nhiên bao giờ cũng hiển hiện một cách nhất quán giữa cái hằng cửu và cái biến dịch và cái tĩnh tại. Hình như khi xây dựng nên đô thị của mình, người Huế không bộc lộ cái ham muốn chế ngự thiên nhiên theo cách của người Hy Lạp, La Mã, mà chỉ tìm cách tổ chức thiên nhiên trở thành một kẻ có văn hóa để tham dự một cách hài hòa vào cuộc sống của con người, cả bên ngoài và bên trong...".

Hoàng Phủ Ngọc Tường






http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/chieusonghuong.gif

Chiều Sông Hương



http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/chiutrensonghuong.gif

Chiều trên Sông Hương


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/hotinhtam.gif

Hồ Tịnh Tâm



http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cautrangtien.gif

Cầu Tràng Tiền



http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/chieudamchuon.gif

Chiều Đầm Chuồn



http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/damlapan.gif

Đầm Lập An



http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/demtranvongcanh.gif

Đêm trăng Vọng Cảnh


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/caungoithanhtoan.jpg

Cầu Ngói Thanh Toàn

Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn
Cho tôi về với một đoàn cho vui (Hò Huế)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/bendotuyvan.gif

Bến đò Túy Vân


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/nuibachma.gif
Núi Bạch Mã
ct... chutluulai.com

hongbinh
14-07-2011, 08:24 AM
Di sản văn hóa Huế trong tác phẩm của Đào Hoa Nữ


Bãi biển Chân Mây

Ảnh: Đào Hoa Nữ

http://www.truongviet.net/music/52007/31_1179384661.bmp

Chân mây

(Vịnh Chân Mây )


Tên Champa là Bến Ôn công, các sử triều Nguyễn gọi là Chu Mai, người Pháp viết là Chou May. Bờ vịnh Chân Mây có bãi tắm Cảnh Dương là vùng nghỉ mát lý tưởng. Vịnh Chân Mây cũng là vịnh chiến lược, khống chế Huế qua các thời kỳ lịch sử. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ lúc ở Phú Xuân (1788-1792) đã lập cứ điểm quân sự trên Núi Rùa (Quy Sơn), chúa Nguyễn tiến vào Phú Xuân năm 1801 cũng qua vịnh này, quân Pháp của tướng Le Bris cũng đổ bộ vào Chân Mây để tái chiếm Huế năm 1947. Vùng vịnh Châm Mây có bề rộng, độ sâu đủ để che chắn gió bão.

(Theo Nguyễn Đắc Xuân )


Ban mai sông Đào

Ảnh: Đào Hoa Nữ


http://www.truongviet.net/music/52007/97_1179384662.bmp


Sông Hộ Thành


Là con sông nhỏ từ sông Hương chảy quanh Thành Nội ở 3 mặt Tây, Bắc, Đông, được đào từ năm Gia Long thứ 4 (1805) và được đặt tên là sông Hộ Thành từ thời Minh Mạng (1821). Sông này chảy ở mặt Tây gọi là sông Kẻ Vạn, chảy qua mặt Bắc gọi là sông An Hoà và chảy qua phía Đông thì gọi là sông Đông Ba. Trên sông Hộ Thành có nhiều cầu bắc qua:

1. Cầu Bạch Hổ (tức cầu Lợi Tế)

2. Cầu Cửu Lợi tức cầu Bạch Yến lúc ban sơ, năm 1821 đổi lại là cầu Kim Long rồi sau đó 1839 đổi lại là cầu Cửu Lợi.

3. Cầu Trường Lợi ở cửa Tây Bắc (đời Gia Long gọi là cầu Huyền Yến ) đời Minh Mạng thứ 21 (1840) gọi là cầu Trường Lợi và đến năm Thành Thái thứ 10
(1898) thì làm cầu sắt nhưng sau đó thì bị phá để xây ở góc sông cầu An Hoà bây giờ.

4. Cầu Tịnh Tế ngoài cửa chính Bắc (tức gọi là Cầu Hậu vì ở phía sau kinh thành, cầu bằng gỗ, nay đã mất tích)

5. Cầu Bao Vinh ở phía đông bắc kinh thành (xây bằng xi măng, ở bến đò ngang trước kia (dưới triều Khải Định)

6. Cầu Thế Lại tức cầu Kẻ Trài (làm năm Minh Mạng thứ 18, nay đã mất tích)

7. Cầu Đông Hội ngoài của Đông Bắc, nguyên là cầu Thanh Tước đổi qua cầu Đông Hội hồi Minh Mạng thứ 19, làm bằng gỗ và đã phá từ lâu (Chỗ này và chỗ cửa Chính Đông tức cửa Đông Ba bây giờ là nơi đô hội nhất Kinh Thành hồi xưa)

8. Cầu Hoàng Tế ở phía ngoài Tây Thành Thuỷ Quan (làm năm Minh Mạng thứ 6 khi đào sông Ngự Hà)

9. Cầu Thăng Long tức cầu Hàm Tế, nằm trên đường từ Gia Hội về Bao Vinh

10. Cầu Đông Ba ngoài cửa Chính Đông (có tên là cầu Đông Giã từ thời Minh Mạng thứ 20 nhưng dân chúng vẫn quen gọi là cầu Đông Ba, nguyên bằng gỗ đổi qua bằng sắt từ thời Thành Thái thứ 4 (1892). Gần cầu này và cũng gần cửa Chính Đông tức là cửa Đông Ba hồi xưa có chợ Quy Giả tức chợ Đông Ba, sau này được đổi ra bờ sông Hương hồi đời Thành Thái thứ 12.

11. Cầu Gia Hội ở góc đông nam Kinh Thành (nguyên tên là cầu An Hội, đổi thành cầu Gia Hội năm Minh mạng thứ 18 (1837), và làm lại bằng xi măng năm Thành Thái thứ 18 (1906). Ở đầu cầu này hồi xưa có chợ Được lập ở bồn cỏ phường Phú Cát từ thời Gia Long, nổi tiếng hồi thế kỷ thứ 19, được nói đến trong các du ký của du khách ngoại quốc.

(Theo Ngàn Năm Xứ Huế của Nguyễn Châu và Đoàn Văn Thông)



Cầu đá Khánh Ninh

Ảnh: Đào Hoa Nữ

http://www.truongviet.net/music/52007/30_1179384664.bmp




Cầu Thăng Long

Ảnh: Đào Hoa Nữ


http://www.truongviet.net/music/52007/33_1179384666.bmp


vietnamcayda.com