PDA

View Full Version : ĐÔI ĐIỀU VỀ HÁT THÁNH CA PHỤC VỤ



nicol
23-07-2011, 04:06 PM
ĐÔI ĐIỀU VỀ HÁT THÁNH CA PHỤC VỤ

Nhận thấy việc sống đạo-truyền giáo nói chung hiện nay rất khó khăn do xã hội phát triển không chọn lọc. Vì thế, Tôi xin có đôi lời thống kê nhắc lại những điều chúng ta đã biết nhưng có thể quên đi do ảnh hưởng sự phát triển xã hội không chọn lọc đó.
I.MỤC ĐÍCH HÁT THÁNH CA PHỤC VỤ:
Làm sáng Danh Chúa và Thánh hóa Tín Hữu”.
Có câu : “Hát tốt là cầu nguyện hai lần !”
Vậy hát không tốt ?-Có thể hại đến hai lần
- Danh Chúa không được cả sáng:
Thì đương nhiên TÌNH YÊU không được loan truyền. “Thiên Chúa Là Tình Yêu”.
Cộng đồng không tình yêu thì sẽ như thế nào ?!
- Làm chai sần Tín Hữu trong thánh lễ:
Thánh ca là nghệ thuật Thánh. Con người dễ cảm nhận vấn đề hơn nếu có nghệ thuật và nhất là nghệ thuật âm nhạc.
Nếu hát không tốt : một giờ lễ chia trí, phản cảm, Tín Hữu khó hiểu ý Chúa, khó phó thác, khó gần Chúa hơn, khó nhiều TÌNH YÊU hơn…
Vậy chưa phải “Hát là cầu nguyện hai lần”.
Mà phải là : “Hát tốt mới là cầu nguyện hai lần”.
II. TINH THẦN HÁT THÁNH CA PHỤC VỤ :
Với tinh thần : “Cùng làm giàu nước Chúa”.
Tôi được trao một đồng, Chị được trao ba đồng, Anh được trao năm đồng Nếu đem chôn ở góc nhà thì không còn là sống đạo-truyền giáo nữa. Nếu một mìmh Chị có ba đồng bỏ ra làm việc trong thời khó khăn hiện nay thì hiệu quả là mấy ? Vậy Tôi một đồng, Quí vị người ba đồng, người năm đồng cùng góp vốn, cùng bắt tay làm việc, mọi việc dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.
“Ở đâu có hai, ba người họp nhau cầu nguyện, Ta sẽ ở đó”.
III. ĐỘNG LỰC CA HÁT :
A. ĐỘNG LỰC CA HÁT BÌNH THƯỜNG NGOÀI ĐỜI :
- Ca hát bị cưỡng chế, bắt buộc :
Vì lý do nào đó, người ta bị bắt buộc hát những bài không muốn hát, hát không tự chủ, tiếng hát nghe nặng nề u ám, vô hồn…
- Ca hát vì thương mại :
Mục đích kiếm tiền, giới hạn bằng tiền, phục vụ những người bỏ tiền ra thỏa mãn chốc lát của cuộc sống.
- Ca hát vì yêu thích :
Chỉ để thỏa mãn khả năng ca hát vốn có, chứng tỏ mình có yêu thích nghệ thuật âm nhạc, mang tính tự phát cá nhân.
B. ĐỘNG LỰC HÁT THÁNH CA PHỤC VỤ :
- Ca hát phải bắt buộc :
Với những ai được trao cho có khả năng ca hát, đó là được giao cho sứ mệnh sống truyền giáo bằng lời ca tiếng hát, nên “không thể chối từ sứ mệnh”.
- Ca hát để làm giàu nước Chúa (thương mại) :
Theo tinh thần phục vụ như đã nói ở phần trên (phần II), chúng ta cùng nhau góp vốn mà Chúa đã chọn và giao cho chúng ta, chúng ta cùng nhau làm sinh lời những đồng vốn đó để nhiều người biết đến Chúa hơn, TÌNH YÊU được lan tỏa hơn.
- Ca hát vì yêu thích sứ mệnh :
Ý thức được sứ mệnh, việc yêu thích say mê ca hát phục vụ được nâng lên tầm nghệ thuật Thánh. Phục vụ bằng sứ mệnh thiêng liêng.

“TÌNH YÊU là cốt lõi của sự sống
Âm Nhạc là đường dẫn vào Tâm Hồn”.

Ngày 01 tháng 05 năm 2010
Giáo Phận Sài Gòn.
Giáo Hạt Hóc Môn
Giáo Xứ Tân Đông

augustino.nghia
23-07-2011, 04:36 PM
Chào bạn,
Tôi là kẻ mù mờ về chuyện hát hò lắm, nhất là Thánh Ca.
Nhưng về bài của bạn, tôi chỉ có 1 ý xin chia sẻ với bạn vầy :
Thánh Augustino là người nói lên câu "Hát là cầu nguyện Hai lần!" Ngài đâu có nói "Hát phải tốt" đâu! Mà nếu giờ ta lại sửa cái câu nói của ngài, thì, không lẽ hồi xưa ngài nói chưa chuẩn sao?
Còn chuyện hát tốt hay không hát tốt? Dĩ nhiên khi hát, không kể gì hát Thánh ca, người hát nào cũng muốn mình hát tốt cả! Tuy nhiên, "tốt" hay không "tốt" còn tùy vào tai của người nghe nữa chứ! Nên chi tôi thấy cái ý "PHẢI" hát "tốt" Thánh ca có vẻ đòi hỏi như ca sĩ chuyên nghiệp quá! Khó đấy bạn ơi!

chư dân
23-07-2011, 07:50 PM
Hát là cầu nguyện hai lần.
Hát cho người khác nghe để nâng lòng lên với Chúa là cầu nguyện thêm hai lần nữa:4:
Vị chi hát trong phụng vụ có giá trị bằng bốn lần cầu nguyện.
Ước mong sao các anh chị em ca viên chỉ biết hát để phục vụ thôi, chứ không cần phải biểu diễn trong nhà thờ. Hát hay ,hát chưa hay còn tùy vào kỹ thuật, nhưng tinh thần chung vẫn là phục vụ dân Chúa khi tham gia Phụng vụ. Chưa cần phải bàn tới chất lượng, chỉ cần nhìn nỗ lực của họ để làm cho các thánh lễ thêm sốt sắng thì cũng đã đáng được biết ơn lắm rồi. Phần chấm điểm chắc để Chúa tùy nghi định đoạt :4: Và phần chau chuốt lời ca tiếng hát thì cũng cần có thời gian nữa...

maria_huong
23-07-2011, 08:00 PM
Tôi đồng ý với anh Nghĩa, vì chính bản thân tôi hát không tốt có thể là rất tồi nữa, nhưng nhiều khi tôi hát một bài thánh ca trong tâm tình cầu nguyện với hết tâm hồn, tôi hát rất dở nhưng vẫn phải tập hát cho một số người mà tôi hướng dẫn cầu nguyện, họ hát vẫn rất sốt sắng, còn nữa, nhóm ca đoàn của tôi phần đông đều lớn tuổi, u 50, u 60, chỉ có rất ít là u 40, tuy già nhưng vẫn hát lễ CN tuy một tháng chỉ một lần, nhưng có khi hát cả lễ cưới, lễ trọng. Dĩ nhiên là nhóm chúng tôi hát không ra gì, có khi sai cả nhạc, nhưng chúng tôi đặt hết tâm tình trong đó nên buổi lễ vẫn sốt sắng. Vậy hát thế nào mới gọi là tốt...

hongbinh
23-07-2011, 08:59 PM
Thánh Au tinh viết : “Qui bene cantat bis orat” Ai hát tốt là cầu nguyện gấp đôi, để hiểu hơn thế nào là hát tốt mời các bạn tham khảo bài chia sẻ của cha Đỗ Xuân Quế nguyên trưởng ban Thánh nhạc Giáo phận Sài Gòn, hy vọng sẽ tháo gỡ cho chúng ta phần nào giữa hát hay và hát tốt và như thế nào là hát tốt hầu giúp chúng ta không hiểu lệch lạc vấn đề.....


HÁT THẾ NÀO CHO TỐT


Thánh Au tinh viết : “Qui bene cantat bis orat” Ai hát tốt là cầu nguyện gấp đôi. Người ta thường nói làm tốt, nghĩ tốt, nói tốt, chơi tốt mà ít nghe ai nói hát tốt, vì chữ tốt là tĩnh từ thường theo sau danh từ; còn nếu là biến từ dùng như trạng từ thì xem ra chỉ thích hợp với một số động từ hạn chế thôi, như mới nói trên. Tuy ít nghe, ít nói, nhưng nghĩa của chữ tốt đi liền với chữ hát xem ra lại phong phú hơn dịch xuôi là hát hay, vì hát hay chưa chắc đã là hát tốt. Bởi vậy nội dung của chữ tốt bao gôm nhiều điều hơn chữ hay. Dưới đây, tôi xin mạo muội trình bày cái phong phú của chữ tốt sánh với chữ hay.

Hát hay là hát nghe êm tai, ngọt ngào, lâm ly, cảm động hay oai nghiêm hùng tráng làm mê mẩn lòng người hay cảm hóa, thuyết phục. Cái hay của người hát nằm trong tiếng hát, cung giọng và sức cảm hóa của người hát. Phần đông ca sĩ là những người hát hay, nhưng chưa hẳn đã là hát tốt, vì họ có thể hát những bài tình ca ướt át, lãng mạn thật hay nhưng không tốt, vì nội dung của những bài hát đó không hướng người nghe về những gì lành mạnh, xứng đáng, xây dựng mà chỉ khơi sầu gợi thảm làm ủy mị lòng người. Cho nên hát tốt còn đòi hỏi nhiều hơn là hát hay tuy trong cái tốt vẫn phải có cái hay.

Vậy hát tốt là hát đúng , hát hay là hát có sức cảm hóa. Người hát tốt là người hát hay, hát đúng cung giọng và rung cảm được lòng người đưa tới chân, thiện, mỹ. Hát như thế đòi phải mất nhiều công phu luyện tập và tinh thần chăm chú. Các ca sĩ chuyên nghiệp thường làm công việc này. Nhưng chúng ta, những người hát trong nhà thờ không phải là ca sĩ, càng không phải là ca sĩ chuyên nghiệp. Vậy làm thế nào để hát tốt, vì hát tốt là cầu nguyện gấp đôi.

Tất nhiên, không đòi chúng ta phải mất nhiều công phu luyện tập như ca sĩ, nhưng ít ra chúng ta phải chấp nhận một số hy sinh, như nếu là ca viên thì năng đi tập tành đều đặn trong ca đoàn; nếu là giáo dân thì chịu khó nghe tập hát ít phút trước giờ cử hành thánh lễ ngày Chúa Nhật, dưới sự điều khiển của một ca trưởng khá thông thạo. Ngoài ra là các bài hát phải được chọn lựa kỹ lưỡng theo tiêu chuẩn của âm nhạc trong phụng vụ, nghĩa là lời ca có nội dung Kinh thánh, Phụng vu; dòng nhạc chuyển âm liền bậc, không gay cấn, rùm beng, nhảy nhót loạn xạ và hát với tâm tình của những người cầu nguyện. Điều này khá đòi hỏi về phía người hát cũng như người tập hát. Nhưng có như vậy mới là cầu nguyện gấp đôi. Đó là cái giá phải trả để đạt được thành tích gấp đôi kia.

Nói tóm lại, hát tốt đòi phải lưu tâm chú ý và đầu tư công sức về phía người tập cũng như người hát. Nếu cả hai bên đồng tình chấp nhận một thứ khổ chế nào đó trong việc tập tành ca hát, thì về lâu về dài mới mong đạt tới kết quả.

http://www.dunglac.org/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=65&ia=1582
Tác giả: Đỗ Xuân Quế, Lm.