PDA

View Full Version : TIỂU SỬ HỌ ĐẠO HÒA THÀNH (HẠT CÀ MAU)



Dom Khoa
26-07-2011, 09:02 PM
TIỂU SỬ HỌ ĐẠO HOÀ THÀNH.
Sử liệu để viết:
-Trường bác cố Viễn đông (Émile Gaspardonne, Turnal Asiatique trang 283- 285)
- Dựa theo tài liệu được đánh máy của cha Alphongso Nguyễn Thiên Tứ, nguyên cha sở họ đạo Hoà Thành, đương nhiệm họ Tham Tướng B. Cần Thơ.
-Bài về họ Rạch Nhà, mẫu văn bình dân truyền tụng trong dân gian gồm 442 vần thơ lục bát đôi khi có xen song thất lục bát.
-Những cuộc them hỏi các bật trưởng lão của vùng.
I- Lời mở.
Hễ nói đến Hoà Thành thì cần nhắc đến Cà Mau mới thấy được lớp rêu phong cổ kính của Họ. Do sử liệu của Bác cố nói trên, có vùng cà mau xưa là một trong 7 làng do Mạc Cửu khai phá từ suốt vịnh Xiêm La (1695). Từ tay Mạc Cửu sang tay con là Mạc Thiên Tứ, xã Cà Mau rộng lớn, sầm uất mà người ở lại thưa that, mặc thích cho những cuộc phiêu lưu săn cọp, ăn ong, bắt cá, đuổi chim lấy lông, chưa nghĩ đến việc khai phá trồng trà. Vùng cà Mau vẫn giữ nguyên hiện trạng một xã, mãi đến năm 1879 mới trở thành huyện Cà Mau lúc bấy giừo phân ra làm 2 Tổng: Tổng Quản Long và Tổng Quản Xuyên. Hoà Thành lúc ấy chỉ là một xóm nhỏ chưa có địa danh, sáp nhập vào Tổng Quản Long.
II- Hoà Thành xưa:
Địa danh là Rạch Nhà vì từ Cà Mau đổ ra vùng Duyên Hải cứ theo con sông Gành Hào độ 6000 thước không có nhà ở mãi cho tới một cái vàm rạch tả ngạn Gành Hào, Rạch quanh co như con rắn nước giữa thảm cỏ xanh. Hai bên rạch là lá dừa nước, tràm, bần lưa thưa, từng khoảng có bến ăn sâu vào xóm nhà nửa ẩn nửa hiện, san sát bên nhau, chi chít như tổ ong. Đó là xóm Rạch Nhà, xóm giáo duy nhất đầu tiên của vùng Cà Mau. Chuông Đạo Thánh Chúa vang lên thuở ấy cho đến đến nay có hơn 100 năm dư.
Điều nguyên, thì họ rạch Nhà gồm những giáo dân miền trung gốc Bình Định chạy loạn vào lập nghiệp và lánh nạn tại đây, dồn vào một chỗ hẻo lánh lấy tên là xã Tân Hoá (ngày nay là ấp Tân Hoá đối diện với nhà Thờ Hoà Thành). Lúc bấy giờ chỉ có địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài do các cha thừa sai Ba-lê trực tiếp viếng thăm, nâng đỡ, ủi an lập họ nhưng chưa có cha sở thường xuyên
Các cố thừa sai tục truyền là Cố Kính, Cố Tri, Cố Phan trong số đó có co Cố Du (Marchand) sau này tử đạo và được truy phong chân phước. Nhờ các Cố tổ chức họ Rach Nhà thành Giáo xứ có Quới chức đầu tiên, hãy nghe mấy câu vè:
"Lúc này người ở Trung kỳ,
Ông Nhất, ông Bửu lại thì ông Nhơn,
Trùm Ngợi, Biện Thảo, Ông Đơn,
Ông Quế, Ông Phó, Trùm Thơm, Xã Tòng,
Ông Loi, ông Chúc, Xã Thông,
Ông Xuân, Ông Điễm, Xã Long, Ông Kỳ,
Ông Cua, xã Phước, Ông Duy:
Thảy đều người ở thành trì Quy Nhơn
Cùng nhau tách dặm quang sơn
Vào ở Tân Hoá tùng quờn làm ăn…"
Sau đó lại có cuộc di dân từ những miền lân can đến lập nghiệp:
Rủ người Châu Đốc, nàng Rền
Rach Giá, Rach gốc, Cạnh Đền, Cựu khai…
Xã Tân Hoá đông dân, nay lập xã mới gọi là xã Tân Phong. Họ rạch Nhà bấy giờ nằm gọn trong xã Tân phong. Họ Hoà Thành ngày nay gồm hai ấp: Tân phong A và Tân Phong B tức xóm dưới và xóm trên của Họ Đạo. Giáo dân lúc ấy độ 800 linh hồn. Nhà nguyện lúc ấy được tả như sau:
Thánh đường xinh lịch một toà bảy căn
Điện tiền sẵn có tám ngăn,
Hậu đài đào một dãy đăng ngư trì.
Cứ theo truyền kẩu và bài vè Họ rạch Nhà thì dưới thời Minh Mạng, Tự Đức nhà nguyện bị triệt hạ và bổn đạo bồng bế nhau chạy tỵ nạn sng Cái Hưu (Vĩnh Mỹ) và Sakeo trong thời gian 31 năm, và Rach Nhà chỉ còn lơ thơ năm bảy nhà, rồi một nhóm giáo dân từ Cần Chong (Mặc Bắc) chạy sang Rạch Nhà vừa tỵ nạn, vừa lập nghiệp. Cuộc bắt bớ cũng dịu dần. Ông Câu Nhường hợp với Tổng Trực( TỔng Quản Long) lên tiếng gọi anh em Rach Nhà đang tỵ nạn hãy lo hồi cư về quê cũ. Một số người chịu trở về, nhưng một số người ở luôn Cái Hưu và Sakeo lập nghiệp sinh ra hai Họ đạo nói trên. Một số anh em chịu trở về tiến hành tái thiết nhà thờ ngay, nhờ sự đôn đốc của Câu Nhường và Tổng Trực. Lúc ấy Pháp đang chiếm nước ta khiến cho việc bắt bớ đạo giáo cũng tan đi. Tổng Trực đã có công thương giúp giáo dân nên được thăng chức Huyện hàm Cà mau. Huyện Trực còn muốn hào hiệp hơn nữa đối với nhóm giáo dân Rạch Nhà mới hồi cư nên Trực tiếp tục ra tay giúp đỡ cho có ngôi thánh đường đẹp hơn xưa, đồng thời ủng hộ các vị thưà sai Ba-lê được them viếng giáo dân, mời các vị thừa sai mỗi khi đến có chỗ ăn, chỗ nghĩ tại dinh thự Huyện Trực. Đây thánh đường tái thiết lập nhờ sự ủng hộ Tổng Trực được diễn tả trong mấy vần thơ:
"Nhà thờ cất lại ân cần,
Bảy căn rộng rãi lần lần lập thêm,
Bông hoa trồng ở trước thềm,
Sau có giếng nước kẻ tìm người xin,
Ao này nghe nói that kinh,
Xưa kia cọp ở U Minh rừng già,
Tục kêu Ao Soái Rạch Nhà.."
Ao này theo tài liệu của cha Nguyễn Thiên Tứ, do Chúa Nguyễn Ánh cũng gọi là Đại nguyên soái chạy giặc Tây Sơn, cho đào để trữ nước mưa cho binh sĩ uống. Cách Ao này 2000 thước có một cái Ao khác mang tên Ao Kho, tức là hầm trữ vũ khí và tiền tệ, vì dân chúng có tìm được vào năm 1968 có sắt vụn và tiền xưa bị rỉ sét không còn xài được, cũng không đọc đuợc các chữ trên các đồng tiền. Hiện diện của chúa Nguyễn Ánh tại xứ Rạch Nhà lúc bấy giờ để lại hai ảnh hưởng phai dần theo thời gian: Một là võ nghệ. Võ Cà Mau khét tiếng một thời, vừa là võ chống với người, vừa là võ chống với thú. Hai là đình chùa khá nguy nga co kính, nhưng rồi cũng bị trào lưu kháng chiến cuốn đi mất, nay chỉ còn một làn khói cảm nhớ mông lung trong dân gian. Riêng về họ Rạch Nhà hồi ấy phong trào làng, xã được cương thịnh, giáo dân ra tham chính vì nhân hoà địa lợi hơn là tham vọng khoa bảng.
III- RẠCH NHÀ TRONG ĐỊA PHẬN MỚI- NAM VANG (1850)
Hãy nghe mấy vần thơ truyền tụng:
"Đoạn này tới co GONET
Sửa soạn trong họ mị bề phân minh.
Cố thì ở tại tỉnh thành,
Bạc Liêu là sở đăng trình khắp nơi.
Sai cha phó KÍA giúp người,
Cha Đông nối tiếp đến nơi Rạch Nhà.
Gaỉng khuyên bổn đạo gần xa,
Quy về một mối hiệp hoà đàn chiên.
Thầy Thơm dạy rõ răn khuyên,
Đồng nhi Nam Nữ cần chuyên kinh phần.

Lúc này cha sở GONET
Đổi về lập họ nhà quê Trà Lồng.
Cha này that rất nhiều công
Mở mang đạo thánh công lao tư bề.
Đoạn này tới co DUQUET ,
Lệnh trên sai xuống đòi về Bạc Liêu.
Xa xa họ nhánh cũng nhiều,
Vãng lai an ủi đìu hiu một mình.
Rạch Nhà cha tới an bình,
Khuyên lơn bổn đạo hết tình mến thương.
Cha thì trong do lo lường,
Hưá xin cha sở ở cùng các con.
Cha về cách mấy tháng tròn,
Lệnh trên chỉ dạy cha KÈN xuống đây.(1897)"
Cha sở đầu tiên là người Việt Nam, một trong những cha đầu sổ Linh Mục bổn quốc cỉa địa phận Nam Vang xuất thân từ Đại chủng viện Cù Lao Giêng, 47 năm sau ngày khai sinh địa phận, gần nửa thế lỷ mới có Linh Mục Việt Nam, kể cũng quá chậm chạp và mò mẫm.
1)Thân thế và sự nghiệp của cha sở Kèn :
Theo lời truyền tụng, Cha Kèn là một ngườicâo lớn phương phi như người Âu, có oai phong làm cho người phi nể, phường trộm cướp gian phi phi ngán con roi của Ngài. Nhưng đồng thời Ngài cũng là người rộng lượng hay thương giúp kẻ ngheò. Ngài có công tái lập nhà xứ. Nhà thờ rộng lớn có sàn, thời ấy người ta gọi là nhà lầu (1899). Đây hãy nghe cảnh tấp nập đạo đời:
"Viên quan quới chức thôn hương,
Các nơi tựu lại thánh đường rất đông.
Trong thì Dâng lễ tạ lòng,
Ngoài thì kinh hát nhạc ròng bản đưa.
Lễ xong tiệc đãi chẳng chừa,
Viên quan, Làng, Tổng có thừa năm trăm…"
Nghề dệt chiếu cổ truyền cũng do tài phóng tác của Ngài theo lối dệt của Miên và Thái Lan:
"Dệt chiếu, chẻ lát hết tình đảm đương
Dạy lạy cổ đổng, từ đường,
Chữ Pháp, chữ Hán thường thường bán ra.
Nổi danh chiếu họ Rạch Nhà
Co đồ, bát bửu, ban khoa, bàn co…"
Cha sở Kèn còn có công lập họ Cái Cấm, Tân Lộc giao cho cha phó Thông (1901). Sau 7 năm tạo lập, Cha sở Kèn đổi đi Vĩnh Lợi (Campốt)
2) rồi đến cha sở thứ nhì, Cha Sớm có tài mở đất làm ruộng, trồng cau, trồng dừa, trồng ít cây ăn trái. Sau 3 năm, cha Sớm được lệnh đổi đi Thới Lai.
3) Bây giờ đến cha sở Tây LARRABURE (1907) từ Cần Giọt (Kampot) đổi về rach Nhà mua đất thêm, cất trường học, dựng Nhà Bà Phước, kế rồi cha đau đi Hồng Kông mổ, sau đó trở về Rạch Nhà được 10 năm rồi đổi về Cần Thơ.
4) Cha sở Triệu, một cha đạo đức hiền lành đến trấn nhậm họ Rạch Nhà (1917). Châ này là một tay xây cất bằng vật lieu cứng: gạch ngói, vôi, cát…
"Cát vôi tràm ngói mua đây sẵn sàng.
Co tràm âm tán dọc ngang,
Bổn đaọ cả làng xúm đỏ bít ton.
Mới xây nền đã vừa xong,
Căm xe mua sẵn để mong làm kèo.
Đòn tay xiêng trích đủ theo,
Rui mè của sổ thao lao rặc ròng.
Cát thì cát núi mua đong,
Mỗi thước bốn đồng vựa sẵn đóng cao…."
5) đến cha Sư (1926) thay thế cha Triệu vừ mở thêm họ Sông Ông Đốc, Bàu Sen, Huyện Sử.
6) Su khi cha Sư đi cha QUIMBROT đến (1929) nối tiếp công cuộc xây cất của cha Triệu.
7) Cha Gioan Baotixita Vàng (1932)
8) Cha Phaolô Rơi (1936)
Không thấy sử sách nhắc đến lịch sử các cha trên, tuy nhiên có lẽ haii cha để tâm việc tôn giáo nhiều hơn.
IV- HOÀ THÀNH NAY
9) Cha Alphongsô Tứ ( 1939) xác nhận họ co Rạch Nhà đã do Cha được cải tên ra Hoà Thành ( tên của xã hiện ttại). Tuy nhiên phải công nhận phong trào cải tên họ đạo của địa phận Cần Thơ dưới thời Đúc Cha Bình… Cha Alp.Tứ có lập họ Nhà Phấn và họ Khánh Bình, nay cũng đã tàn vì chiến tranh.
10) Cha Giuse Nguyễn Văn Đầy (1957) có công trùng tu nhà thờ Hoà Thành đã bị tàn phá Nhà thờ ngói trên nền đất co, cất nhà cha sở bằng go lợp thiếc, xây nhà các nữ tu họ đạo, cất trường học bằng vật lieu cứng. Nhờ phong trào Dinh Điền, cha lập họ Hoà Trung và Hoà Nam gồm đa số người miền Trung do phong trào Dinh Điền mang đến. Nhưng thời của cha khá gian lao vì chiến tranh nhẫn tâm trắc ẩn lợi dụng cũng có mà lạm dụng cũng không chừa…. Thật khá tội nghiệp cho cha! Sau khi cha ra đi, Hoà Thành mà nhất là các họ lẻ bị bỏ rơi vào thế bất ổn, phong trào binh đao mỗi ngày một ray rức hơn, bóng giặc lấp ló như ma gây sợ ssệt cho co vùng.
11) Linh mục Tađêô Lý Thành Truyền (12.05.1967) đến trong một ngày mưa tầm at: Điềm vui hay điềm buồn? Bất chấp ngoại cảnh , cha sở mới không tuyên bố cungx không hưúa hẹn chỉ mời tất co mọi người hôm sau 13.05.1967 đi do lễ that đông đủ hồi 12 giờ trưa kỷ niệm Đức Mẹ hiện ra tại FATIMA. Và thánh lễ này là điểm gặp gỡ của Cha Sở với toàn thể giáo dân, anh em binh sĩ, tất co mọi người kể co anh em lương dân. Lúc ấy mới thấy rõ hơn việc phải làm:
Gây tâm lực đạo đức cho anh em Binh sĩ, mở rộng vòng đai an ninh.
Thâu hồi các họ lẻ như Kinh Xáng, Hoà Nam, Cái Cấm, Cái Keo…
Tói lui với người lương làm lễ cầu an cho họ, mở thí điểm truyền giáo: Bùng Binh, Xóm Chùa, Tân Hoá, Cai Tự, Cầu nhum, Sông Cái II ấp Sở Tại.
Đắp đường để gợi công tác chi chính quyền đồng thời tiện tiếp cứu khi có hữu sự, tiện cho trẻ em lương đến trường công giáo (sĩ số lúc đầu là 240 lúc đầu lên đến 500 sau này) Xe đạp, xe tự động nổ máy suốt ngày. Ân ninh dần dần they rõ hơn ở hai ấp Nhà thờ tạo cho xã Hoà Thành có co hội nâng lên xã kiểu mẫu thuộc lọai A trong xã An Xuyên(1969)
Nuôi quỹ bác ái- một công thức mới để giúp đỡ mà bảo vệ danh do cho kẻ thụ hưởng nhất là đồng bào tỵ nạn trong dịp tết Mậu Thân (1968)
Gia tăng số học sinh Trung học, củng co các thí sinh tiểu học. Mỗi năm trung bình 40 chúng chỉ tiểu họ, 30 thí sinh vào trung học.
Canh tân nông nghiệp: đập nước, máy cày, máy bơm, máy xay lúa.
V- VỐN THIÊNG CỦA HOÀ THÀNH
Theo lời linh mục Alphongsô Tứ, Hoà Thành đi tu khá đông nhưng chỉ được hai linh mục gốc Hoà Thành: Cha DOM NGUYỄN VĂN ĐỜI dạy chủng viện và Đại học Cần
Thơ và Cha Gioan Baotixita phạm Minh Mẫn đang du học ngaọi quốc. Các ơn goi nữ tu khá đông của hai dòng Chúa Quan Phòng và Mến Thánh Giá. Số chủng sinh địa henna Dòng Chúa Cứu Thế khá đông và đang lên.
Nguyện cho Hoà Thành miền cuối Việt được giữ toàn diện bản lĩnh của nó như ngày nào.!!!