Ðăng Nhập

View Full Version : Chim công đuà nghịch TUYỆT VỜI !!!



hongbinh
05-08-2011, 06:24 AM
Chim công đuà nghịch TUYỆT VỜI !!!


http://ca6.upanh.com/11.17.15179439.ZPN0/cong1.jpg

Hai con công này đang đùa chứ không phải đánh nhau thực sự.

http://ca3.upanh.com/11.17.15179448.KUX0/cong2.jpg

Chúng gần như không chạm vào nhau ngoại trừ chạm lông đuôi vì quá dài

http://ca4.upanh.com/11.17.15179453.KUX0/cong3.jpg

http://ca5.upanh.com/11.17.15179454.KUX0/cong4.jpg

Tạo hóa chỉ cho công mới có bộ lông vũ đẹp lộng lẫy như thế này

http://ca5.upanh.com/11.17.15179462.KUX0/cong5.jpg

Tuy nhiên trong trường hợp này, chúng có vẻ muốn khoe bộ lông lộng lẫy của mình hơn là làm nhau sứt đầu mẻ trán

http://ca6.upanh.com/11.17.15179467.KUX0/cong6.jpg

Chú công trắng với vẻ đẹp tinh khiết và dáng bay tuyệt đẹp của mình gần như lấn át chú công thường với bộ lông sặc sỡ đủ màu

http://ca6.upanh.com/11.17.15179471.KUX0/cong7.jpg

Và cũng có thể nói chú luôn chiếm thế thượng phong so với đối thủ


http://ca4.upanh.com/11.17.15179473.KUX0/cong8.jpg

http://ca3.upanh.com/11.17.15179480.UKU0/cong9.jpg

http://ca6.upanh.com/11.17.15179487.KUX0/cong10.jpg

http://ca5.upanh.com/11.17.15179490.KUX0/cong11.jpg

http://ca4.upanh.com/11.17.15179493.UKU0/cong12.jpg

http://ca4.upanh.com/11.17.15179501.KUX0/cong14.jpg

http://ca4.upanh.com/11.17.15179509.ZPN0/cong15.jpg

http://ca4.upanh.com/11.17.15179517.OON0/cong16.jpg

http://ca4.upanh.com/11.16.15178973.ZPN0/cong17.jpg

http://ca3.upanh.com/11.16.15178976.ZPN0/cong18.jpg

http://ca6.upanh.com/11.16.15178979.KUX0/cong19.jpg

http://ca5.upanh.com/11.16.15178986.UKU0/cong20.jpg

http://ca5.upanh.com/11.16.15178990.ZPN0/cong21.jpg

http://ca4.upanh.com/11.16.15178997.KUX0/cong22.jpg

http://kbchaingoai.wordpress.com/2011/07/21/chim-cong-dua-ngh%E1%BB%8Bch-tuy%E1%BB%87t-v%E1%BB%9Di/

hongbinh
05-08-2011, 06:38 AM
Vẻ đẹp tuyệt vời của chim hồng hạc



Hồng hạc là các loài chim lội nước thuộc chi Phoenicopterus và họ Phoenicopteridae. Chúng sống ở cả Tây Bán Cầu và Đông Bán Cầu, nhưng sống ở Tây Bán Cầu nhiều hơn. Có 4 loài sống ở châu Mỹ và 2 loài sống ở Cựu Thế giới.

Loài lớn nhất cao ngang bằng một người trưởng thành, trong khi loài bé hơn chỉ cao bằng một học sinh lớp Một. Đó là các loài: hồng hạc Caribbean, hồng hạc châu Âu (phân bố ở châu Âu, châu Á, châu Phi), hồng hạc Chile (Nam Mỹ ôn đới), hồng hạc bé (châu Phi và Ấn Độ), hồng hạc Andean (dãy núi Andes ở Nam Mỹ), và hồng hạc James ở Nam Mỹ (các nhà khoa học tin rằng chúng đã tuyệt chủng năm 1924, song lại tái phát hiện chúng vào năm 1957).

Màu lông của hồng hạc thay đổi tuỳ theo loài, từ hồng phai cho tới đỏ thẫm hoặc đỏ son. Hồng hạc thường sống trong các phá hoặc hồ, nơi có nhiều bùn và nước. Chiều sâu của nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ đối với việc hồng hạc kiếm ăn mà còn làm tổ. Các vùng hồ có thể nằm sâu trong đất liền hoặc gần biển.

Thức ăn của hồng hạc chủ yếu là tảo cát, hạt, tảo lục, giáp xác, động vật thân mềm lọc được từ nước. Sử dụng đôi chân dài và bàn chân có màng, hồng hạc bước trên đáy bùn để trộn các hạt thức ăn với nước. Các loài hồng hạc khác nhau có mỏ khác biệt. Hình dạng khác biệt giúp chúng lấy được những loại thức ăn khác nhau.

Dưới đây là một số hình ảnh tuyệt đẹp về hàng triệu con chim hồng hạc tại hồ Natron của Tanzania – địa điểm thu hút hàng nghìn du khách tới tham quan mỗi năm…


http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20883898_images1891228_1.jpg

Hồ Natron của Tanzania là nơi sinh sống của hàng triệu chim hồng hạc.

http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20883898_images1891229_2.jpg

Chim hồng hạc con đang cùng bố mẹ dạo chơi trên mặt hồ phẳng lặng.

http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20883898_images1891231_3.jpg

Điều kiện ở hồ Natron rất lý tưởng để cho chim hồng hạc sinh sản và phát triển.

http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20883898_images1891234_4.jpg

Chim hồng hạc con được nuôi dưỡng bằng một loại sữa có màu đỏ sẫm và rất giàu chất béo cũng như protein, được tiết ra từ tuyến tiêu hoá trên của chim bố mẹ.

http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20883898_images1891235_5.jpg

Chúng thường phải chạy lấy đà trước khi có thể bay lên không trung.

http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20883898_images1891236_6.jpg

Chim hồng hạc có thể thích nghi tốt với nhiệt độ cao (có lúc lên tới 50 độ C) ở vùng hồ Natron.

http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20883898_images1891237_7.jpg

Loài chim này luôn phải đối mặt với nguy hiểm từ các động vật ăn thịt.

http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20883898_images1891238_8.jpg

Các loại tảo dưới lòng hồ là thức ăn chủ yếu cho hàng triệu chim hồng hạc sống ở đây.

http://a9.vietbao.vn/images/vn902/khoa-hoc/20883898_images1891239_9.jpg

Chim hồng hạc mới nở có thể đi theo bố mẹ khi chúng được 2 tuần tuổi.

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Ve-dep-tuyet-voi-cua-chim-hong-hac/20883898/188/