PDA

View Full Version : BÍ TÍCH HÔN NHÂN



AugustineTuanBao
09-08-2011, 10:53 PM
BÍ TÍCH HÔN NHÂN
(Phần I)




"Sự gì Thiên Chúa kết hợp thì người ta chớ có phân ly" Mt 19:6


Nguồn gốc của Bí tích

Nguồn gốc của Bí tích xuất phát từ Chúa Giêsu. Bí tích là nguồn tuôn chảy mọi sự tốt lành của Thiên Chúa cho nhân loại, nguồn mạch tốt lành ấy là Chúa Thánh Thần.

Mục đích cuộc tử nạn phục sinh của Ðức Giêsu là để ban Thánh Thần, mà chỉ duy nhất nơi Chúa Giêsu nhân loại mới có thể đón nhận được Thần Khí Cứu Ðộ của Thiên Chúa. Kinh Thánh nói: "Tự lòng Ðức Giêsu có những giòng sông tuôn chảy nước sinh sự sống." Ðiều ấy Ðức Giêsu nói về Thần Khí các kẻ tin vào Ngài sẽ lĩnh lấy. (Yn 7: 38t). Lòng là Trái tim, Máu và Nước tự Trái tim bị đâm thâu của Ðức Giêsu sinh ra Hội thánh và Bí tích.

Chịu Bí tích là chịu ai?

Khi chịu Bí tích chúng ta không chỉ chịu lấy những ơn này ơn kia, mà là chịu lấy chính Thần Khí của Ðức Kitô, Ðấng Phục sinh. Ðức Kitô Giêsu nói "Thần Khí mới tác sinh, xác thịt thì không ích gì." (Yn 6: 63).
Qua Bí tích, khởi đầu là Bi tich Rửa tội, Ðức Kitô giải thoát kiếp sống phù sinh của ta và cho ta hội nhập vào giới của Thiên Chúa: "Thiên Chúa đã sai Thần Khí Con của Người vào lòng anh em, Thần Khí kêu lên Abba! Cha ơi! Cho nên anh em không còn là nô lệ, nhưng là con". (Gal 4: 6-7).

Quyền năng của Bí tích


Quyền năng Bí tích là gì? Là quyền năng tình thương Thiên Chúa từ trái tim của Ðức Giêsu mở ra nơi thập giá. (Yn19: 34).Quyền năng ấy đến trong tâm hồn kẻ tin, để chiến thắng tất cả sự dữ, sự ác đè nặng trên họ, và ban cho họ bình an hơn hết tất cả bình an của thế gian. Quyền năng Bí tích không hời hợt bên ngoài mà gắn liền, hội nhập với cuộc đời kẻ tin bằng: Ở với; Ở cùng; Ở trong; và Nên một với người chịu Bí tích.

Chúng ta hãy lấy lòng tin mà đọc những lời này:
"Thần Khí của Tôi sẽ ở nơi anh em và ở trong anh em." (Yn 14: 17b).
"Tôi sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Mt 28: 20).
"Lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu những kẻ Cha yêu ở trong Chúng ta.." (Yn 17: 21).
Một tình thương như thế, cho dù cha mẹ đối với con cái, vợ chồng khắn khít với nhau cũng không thể có được, cho dù thế gian ma qủi dấy lên cũng không thể phá nổi. Tình thương đã được Chúa TT niêm ấn, làm cho người chịu Bí tích trở thành chi thể của Ðức Kitô Giêsu, được Thiên Chúa bảo vệ cho suốt đời, (2C1: 22).

Quyền năng hỏa ngục luôn chống lại lòng thương xót của Thiên Chúa, làm cho người ta thờ ơ với Bí tích. Nhưng quyền năng của chúng đã bị đánh bại nơi Thập giá của Ðức Giêsu rồi. (Yn 12: 31)
Quyền năng Bí tích là tích cực. Khi Ðức Giêsu bị giương cao đã kéo kẻ tin lên với Ngài, tới nguồn vui sung mãn của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu, hôm nay và trong cõi vĩnh hằng ngày mai. (Yn 12: 32).

Chúa Kitô Giêsu là Chủ động

Chủ động Bí tích là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu là nguồn Bí tích, là người trao ban Bí tích và là người đi tìm kiếm người ta đến chịu lấy Bí tích.
"Chính Ta sẽ tìm kiếm chiên của Ta, và Ta sẽ chăm nom đến chúng." (Ez 34:11).
"Tất cả những ai lao đao gánh nặng, hãy đến với Tôi." (Mt 11: 28).

Người chăn chiên bỏ 99 con nơi hoang vắng, mà ruổi theo con chiên lạc. (Lc 15:4)
Bí tích là một sự rong ruổi, kêu mời, tìm kiếm của Chúa Giêsu đối với những kẻ đang bị trói buộc trong tội lụy là chúng ta. Tất cả những người chịu Bí tích là những kẻ được Chúa Giêsu lôi kéo đến với Ngài.

Người chịu Bí tích không phải là đứng ngoài Chúa Giêsu cố gắng dọn mình thanh sạch trước đã, để mình xứng đáng trước đã, rồi mới đến đón rước Chúa. Tôi có khả năng ấy sao? Thử hỏi một kẻ cùi hủi, mà bắt tự nó phải làm cho mình sạch những vết lở lói, để xứng đáng đón tiếp bác sĩ. Nếu nó làm được, cần chi bác sĩ! Kẻ chịu Bítích cũng vậy, hãy chân thành đem tất cả nhơ uế tội lỗi yếu hèn của mình lao vào lòng thương xót của Chúa Giêsu, Ngài sẽ lo cho. (Mc 10:50)

Lòng Tin trong Bí tích

Nhưng quyền năng ấy chỉ tỏ hiện được nơi lòng Tin mà thôi, như Kinh thánh nói: "Quyền năng cao cả tuyệt vời của Thiên Chúa trong chúng ta là những Kẻ Tin. (Ep 1:19). Lòng tin rất quan trọng đối với người chịu Bí tích.

Khi Ðức Giêsu về Nazareth, nơi Ngài được dưỡng dục, ở đó Ngài không thể làm được phép lạ nào, vì lòng cứng tin của những người dân ở đây. (Mc 6:5). Lòng Tin là điều căn cốt của người chịu Bí tích. Tin thì mới thầy được quyền năng của Thiên Chúa. Không tin không thấy gì hết.

Uống một viên thuốc, (thuốc bổ, thuốc bệnh, thuốc độc,) không cần tin, thuốc vẫn tác động trong cơ thể. Chịu Mình Thánh Chúa Giêsu, không có lòng tin, không tác động gì cả, chỉ như ăn một tấm bánh mỏng thôi. Chính vì thế, suốt đời tôi, không biết bao nhiêu lần chịu Bí tích, tôi thấy không tác dụng bao nhiêu, có khi còn không thấy tác dụng gì cả; mặc dầu Chúa Kitô Giêsu vẫn ở đó, trong tôi.

Tôi còn nhớ câu chuyện một vị dạy giáo lý đã kể lại, hiện giờ anh ấy đang ở Hoa Kỳ. Anh ấy nói:
"Vào khoảng cuối thập niên 80, ở xứ đạo Tân Việt, Sàigon, sau buổi Giáo lý cho những anh chị sắp bước vào hôn nhân, một thầy giúp xứ, thường gọi là thầy Bộ, thuộc dòng Thánh Thể, đến gặp tôi, (tên thật của thầy là Giuse Trần đình Long, hiện nay đã là linh mục). Thầy nói với tôi: "Bác ra gặp chị này một chút." Vừa nói thầy vừa nhìn về phía hành lang nhà xứ, trên chiếc ghế dài, một cô gái độ trên 20, mảnh mai xinh đẹp, dáng tư lự, đang ngồi nhìn ra phía vườn hoa của nhà xứ. Tôi hỏi thầy: "Liên quan gì đến tôi?" Thầy nói: "Chị ấy từ Ðalạt về để lên cụ. Chị ấy sắp kết hôn với một thanh niên ở xứ mình." Tôi nói: "Thì thầy dẫn chị ấy gặp cha xứ." Thầy khẩn trương: "Không đơn giản thế đâu, chị ấy là một Giáo lý viên rất giỏi ở Ðalạt, bác ra gặp chị ấy một chút. Cháu chịu thua rồi." Nói xong thầy kéo tôi đến chỗ chị ấy và giới thiệu: "Ðây là thầy X, là một giáo dân có gia đình, đã được học nhiều khóa giáo lý tại ÐCV thánh Giuse và DCCT, hiện đang phụ trách các lớp giáo lý hôn nhân cho giáo xứ, thầy nghĩ em có tâm tình dễ chia sẻ với thầy này hơn." Chị nhìn tôi: "Cám ơn thầy, chắc thầy cũng chẳng giúp gì được em đâu! Tất cả những gì là giáo lý căn bản em đã thuộc hết, vì em đã dạy giáolý 3 năm ở trên Ðàlạt. Nhưng có một điều là em không tin cái gì cả." Tôi sửng sốt đến bàng hoàng. Sau vài giây, tôi nói: "Chúng ta là những người dạy giáo lý, nên đều biết rằng: Ðức Tin là do Chúa ban, không ai có thể dạy cho ai được, vậy tôi có một đề nghị với em, và với thầy Bộ nữa, bây giờ cả ba chúng ta cùng cầu nguyện để xin Chúa ban những gì em đang cần thiết, được không?" Cô gái nói: "Em đã không tin, làm sao mà cầu nguyện." Nghe thế, nhưng, trước mặt cô gái, thầy Bộ và tôi, chúng tôi vẫn cúi đầu cầu nguyện."

Ranh giới lòng tin trong tâm hồn kẻ chịu Bí tích chỉ mỏng manh như một sợi tơ vô hình, nếu tôi ở bên thế giới lòng tin, tất cả mọi sự an lành sẽ xảy ra cho tôi. Ở bên thế giới của vô tín, thì bế tắc vô cùng.

Cho nên Ðức Giêsu đã nói với những người được Ngài chữa lành: "Lòng tin đã cứu con." (Lc 7:49).
Có một người đem đứa con bị thần câm ám hại đến với Ðức Giêsu và nói: "Nếu có thể, xin Thầy cứu giúp chúng tôi với." Ðức Giêsu nói với ông: "Tại sao lại Nếu có thể! Tất cả đều có thể cho kẻ tin." (Mc 9:23).

Ðức Maria được phúc làm mẹ Thiên Chúa không phải do công của Mẹ, mà do bởi Mẹ tin và bỏ ngỏ hoàn toàn đời mình vào bàn tay Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần đã cho bà Elizabeth, thấy được lòng tin ấy, nên khi gặp Maria, Elizabeth đã nói lớn tiếng lên rằng: "Maria ơi! Phúc cho bà là kẻ đã Tin." (Lc 1:45)

Tin chiếm được Thiên Chúa

Ðức Tin là cốt lõi cho người chịu Bí tích. Kẻ tin dìm mình vào bàn tay của Thiên Chúa như bé thơ trong tay mẹ hiền, không so đo, không tính toán.

Ðức Tin làm cho người ta cậy nhờ. Tin càng nhiều, thì nhờ cậy càng nhiều, nhờ cậy càng nhiều thì Chúa càng dễ làm việc, và ta càng lãnh được nhiều. Khi lòng tin tưởng và cậy nhờ của tôi, người chịu Bí tích, đến mức bỏ ngỏ hoàn toàn cho Chúa Giêsu, hiệu qủa của Bí tích sẽ tuyệt vời, tôi sẽ thấy phép lạ xảy ra hàng ngày cho tôi, và cho mọi người thân của tôi. Tôi sẽ cùng với Chúa Giêsu bước đi bình an trên mọi sóng gió cuộc đời. Hết lo âu sợ sệt. Lo âu sợ hãi thuộc về ma qủi. Chính lúc ấy lòng yêu mến Thiên Chúa đã được đổ xuống lòng tôi nhờ Thánh Thần. (Rm 5:5). Lòng Mến ấy chính là Chúa Giêsu, lúc đã có được Thiên Chúa trong tôi. Tôi còn thiếu thốn chi? Bí tích là thế! Bí tích là nên một với Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta.

AugustineTuanBao
09-08-2011, 10:54 PM
BÍ TÍCH HÔN NHÂN

(Phần 2)

“Sự gì Thiên Chúa kết hợp người ta chớ có phân ly”. (Mt 19:6)

Bí tích Hôn Phối

Bí tích là một sự kết hợp giữa Thiên Chúa và loài người, nói rõ hơn, giữa Chúa Giêsu và người chịu Bítích.

Lời Chúa Giêsu hứa với hội thánh qua các tông đồ khi về trời: "Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế", hôm nay đã nên trọn nhờ Bí tích. Vậy có thể nói: Bí tích là sự ở lại của Chúa Kitô Giêsu với hội thánh và trong từng tín hữu.

Sự kết hợp linh thiêng và thắm thiết này khởi đầu bằng Bí tích Rửa Tội. Qua Bí tích đó tín hữu được trở nên thân mình của Chúa Giêsu, rồi sau mới có khả năng lãnh nhận hồng ân Bí tích khác.

Bí tích Hôn phối là sự "Thiên Chúa kết hợp." Việc kết hợp thánh thiêng này là Chúa Giêsu làm cho hai người nam nữ trong hôn nhân nên một với nhau và với Ngài, bằng tình yêu của Trái Tim chảy máu nơi Thập giá. Thần Khí Chúa Giêsu phục sinh sẽ bảo vệ tình yêu của hai người trước sự tội và sự dữ, để họ sống hạnh phúc với nhau mọi ngày đời, không thể phân ly. Tình yêu ấy mạnh đến độ dù mẹ chồng nàng dâu, dù phong tục tập quán, dù giặc giã tù đầy, dù đau khổ bệnh tật, cũng không thể làm cho họ phân ra. Mà cho dù họ có bị những bạo lực bắt buộc phải chia cách, họ vẫn là vợ chồng gắn bó thủy chung với nhau ở trong Chúa suốt đời. (Rm 8: 35-38).

"Sự gì Thiên Chúa kết hợp người ta chớ có phân ly." Câu này không chỉ cắt nghĩa đơn giản theo luật buộc đôi nam nữ đã lấy nhau thì phải sống chung suốt đời, nếu bỏ nhau thì có tội trọng. Như vậy là đã cột hai người với nhau chung một cái còng, còn gì là hạnh phúc hôn nhân gia đình? Không phải như thế, vì Ðức Giêsu nói: "Ách của Ta thì êm ái, gánh của Ta lại nhẹ nhàng."

Sự "Chúa kết hợp người đời không được phân ly", là lời khuyến cáo 2 vợ chồng cũng như cha mẹ của hai bên.

Về phía bậc làm cha mẹ, vì Chúa đã kết hợp con cái họ nên vợ chồng bằng một tình yêu tự do, có ý thức, và chân thành. Cha mẹ họ hàng phải bồi đắp và câù nguyện cho con cái mình, đừng có làm trở ngại cuộc hôn nhân của họ. Xúc siểm, đun đẩy cho vợ chồng bất hoà chia rẽ nhau. Tội này nặng lắm.

Còn về phía hai vợ chồng lúc đã nên một với nhau qua Bitích, thì đã thành xương thịt của nhau trong một thân mình (Kn 2: 23), thì phải để Chúa Kitô làm chủ, điều khiển cuộc sống hai người hồn cũng như xác: Từ cuộc sống gối chăn, đến cuộc sống đời thường. Từ công ăn việc làm, đến sinh dưỡng con cái v.v. Gặp khó khăn thì để Chúa Giêsu giải quyết bằng kiên trì cầu nguyện và Bitích, rồi cứ yên tâm bỏ ngỏ cho Ngài. Hai người cứ ở lại trong Chúa, thì hạnh phúc tươi vui. Nều bên nào, phần thịt xương nào tự ý phân ra, thì bên ấy, phần ấy sẽ chết, giống cành nho rời khỏi cây nho, sẽ héo khô đi thành củi.

Bởi vì khi hai người kết hợp nhau bằng Bí tích hôn nhân, thì Chúa Giêsu sẽ xin Cha cho họ được nên một với nhau trong thân mình của Ngài: "Ðể tất cả chúng nên một, cũng như lạy Cha, Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, ngõ hầu chúng ở trong chúng ta." (xem Yn 17: 21 & Ep 5: 32).Cùng lúc ấy , cả hai được Thiên Chúa ban một tình yêu mạnh hơn sự chết ấy, nên họ có đủ sức mạnh chống trả tội lỗi, và vượt qua những gian nan thử thách như bệnh hoạn, đói nghèo, tuổi tác, để sẽ yêu nhau cho đến hết đời.

Từ chân lý này, mà hội thánh rất ngại làm phép chuẩn cho những đôi Nữ hoặc Nam đã chịu phép Rửa kết hôn với Nữ hoặc Nam chưa chịu phép Rửa. Vì cho dù họ có được phép chuẩn, thì chỉ một người đã Rửa tội được thông chia sự sống hạnh phúc của Chúa, người kia, vì chưa là thân mình của Chúa Giêsu, nên không nhận được, cuộc đời hôn phối sẽ gặp nhiều khó khăn về mặt tâm linh. Nhất là khi đã có con cái, cuộc sống vợ chồng rất dễ xảy ra: Ðồng Sàng Dị Mộng.

Và mặt khác nữa, hội thánh khi nhìn ra có những đôi hôn nhân công giáo, tuy đã chịu Bí tích nhưng trước mặt Chúa, sự thật đã không được Ngài liên kết họ với nhau, nên họ vẫn không là một thân mình với nhau trong Chúa Kitô, mà chỉ là sự kết hợp theo xác thịt. Những đôi này, hội thánh có thể giải hôn ước bítích cho họ.

Bí tich và Hội thánh

Chính vì như đã nói trên, trong sứ mạng làm Mẹ và làm Thầy, đối với con cái mình đang sống giữa trần gian, Hội thánh đã ra những luật lệ cụ thể như kim chỉ nam, để chỉ dẫn cho những đôi nam nữ sắp hoặc đã bước vào cuộc sống hôn nhân, nhờ đó họ có thể biết thế nào là một hôn nhân thành hay không thành Bí tích.

Xin ghi một ít điều khoản của luật hôn phối, trích trong bộ giáo luật Codex Juris Canonici, (Code of Canon Law) gồm 1752 điều.

I - Hôn nhân là một khế ước
Trong Kitô Giáo, Bítích hôn nhân và Khế ước hôn nhân chỉ là một (1055,2). Qua khế ước này, hai người nam nữ có quyền trên thân xác nhau. (1057,2). Do đó, cũng đòi hỏi một số điều kiện như sau:

• Hiểu biết và có chủ ý: Mỗi bên phải có sự hiểu biết tương đối đủ về hôn nhân, Maturity (1095-96). Không có sự nhầm lẫn về đối tượng, hoặc bị gạt gẫm. (1097-98). Người điên, người đang say sưa, không thể ký hôn ước.
• Tự do: Hai người không bị áp lực nào từ bên ngoài, và bất chính. (1103). Cưới cho vui lòng Mẹ.
• Hỗ tương: Nghĩa là song phương, cả hai bên cùng ưng thuận. Chỉ cần một bên không ưng thuận hoặc giả vờ ưng thuận, thì hôn ước vô hiệu. (1101-2).
• Tỏ ra bên ngoài: Phải bộc lộ ra bên ngoài dưới bất cứ một hình thức nào. Thường là nói. Ðể người ta có thể nhận ra được; vì đây là một Bítích. (1104,2).
• Tuyệt đối: Không được đặt một điều kiện nào cho hôn nhân. Nếu đặt điều kiện ngược lại với mục đích hoặc ngược với đặc tính của hôn nhân thì hôn ước vô hiệu. (1102). Ví dụ, lấy nhau với điều kiện không sinh con, (không thành). Lấy tôi, nếu không tôi sẽ có biện pháp trả thù đốt nhà, đào mộ v.v.(không thành.)

II - Giáo luật với Hôn nhân

Hôn nhân đã là một khế ước, thì cần được bảo vệ khế ước ấy bằng luật pháp. Giáo luật đã dành 111 khoản cho hôn nhân (1055-1165), và 37 khoản liên quan đến tố tụng hôn nhân. (1671-1707).

Vì là luật của Hội thánh nên chỉ bắt buộc và có giá trị đối với các tín hữu, những người đã chịu Bítích Rửa tội. Chính vì lẽ ấy, nên trong nghi thức hôn phối khi hai người nam nữ làm Bítích cho nhau, phải cử hành chính thức trước mặt vị đại diện hội thánh, cùng với 2 người làm chứng.

Hội thánh đã có những qui định rõ rệt về thành sự, hay vô hiệu của Hôn nhân, có nghĩa là, những gì thuộc về luật Chúa, hội thánh không có quyền thay đổi hoặc miễn chuẩn. Những gì do hội thánh quy định thì hội thánh có quyền miễn chuẩn.

III - Những điều làm vô hiệu hôn ước

• Về tuổi- Bên nam phải đủ 16 tuổi, bên nữ phải đủ 14 tuổi, tuy nhiên tuổi hợp pháp thường ấn định lớn hơn. (1083,2). Dân luật VN ấn định nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi.
• Huyết tộc- Trong trực hệ, tuyệt đối cấm. Trong bàng hệ, hôn phối vô hiệu đến cấp thứ tư. Chi tiết xin hỏi các linh mục.
• Thích tộc- (Họ do việc kết hôn), theo trực hệ thì ở cấp nào cũng tiêu hủy hôn phối. Về bàng hệ, giáoluật không cấm, xem ra còn khuyến khích để bảo vệ những đứa con nếu có.
• Tội ác- Kẻ giết vợ hoặc chồng của một người, để lấy người ấy, hoặc giết chính vợ hoặc chồng mình để lấy người khác, hoặccả hai đồng tình giết người hôn phối của mình để lấy nhau. Hôn phối không thành.
• Dị giáo- Hôn phối giữa một người đã Rửa tội và một người không được Rửa tội.
• Thanh danh- (Công, hạnh, liêm sỉ.); Giữa hai người đã từng chung sống với nhau một cách công khai như vợ chồng, (chưa cần hôn phối hôn thú phần đời hay không, chẳng thành vấn đề), nay lại muốn lấy con riêng của vợ hay chồngmình, tức là trực hệ cấp một, không thành hôn phối.
• Bất lực- Khi một trong hai người (nam/nữ) bất lực, không thể giao hợp được, (chứ không phải không thể sinh con), việc này có trước khi kết hôn và mang tính vĩnh viễn thì không thành. Nhưng xảy đến sau kết hôn, thì vẫn thành sự (1084).
• Hôn phối, Hôn hệ- Khi vợ hay chồng còn sống, (dù chưa hoàn hợp), mà hôn phối cũ chưa đoạn tiêu, thì tái hôn bất thành.
• Thánh Chức- Khi một người đã chịu thánh chức, kết hôn vô hiệu.
• Lời khấn- Kẻ tu dòng đã công khai khấn giữ khiết tịnh trọn đời. Kết hôn vô hiệu.
• Ðoạt nữ - Dùng vũ lực bắt cóc người nữ, giam giữ bắt ép kết hôn, thì không thành. Nếu khi người nữ được thả ra, có an ninh, có tự do rồi, tự ý lựa chọn sau đó, thì hôn nhân thành. (1089).
• Dưỡng hệ- Người thânthuộc do dưỡng hệ, được pháp luật nhìn nhận, trong trực hệ hay cấp thứ 2. Ví dụ giữa cha mẹ với con nuôi. Giữa con ruột và con nuôi. Hôn nhân không thành v.v.


(ST INTERNET)