PDA

View Full Version : BIÊN NIÊN SỬ GIÁO PHẬN CẦN THƠ



pr_hoaian
10-08-2011, 03:26 PM
BIÊN NIÊN SỬ GIÁO PHẬN CẦN THƠ



I. GIAI ĐOẠN KHỞI ĐẦU TRUYỀN GIÁO (1550-1954)

A. THỜI KỲ SƠ KHAI (1550-1658):
Vào khoảng năm 1550, đã có vị giáo sĩ đặt chân truyền giáo tại miền nam Việt nam. Đó là cha GASPAR DA SANTA CRUZ dòng Đa-minh, cha từ Malacca (Malaysia) đổ bộ lên đất Cần Cao (Kang Kao), Hà tiên ngày nay.
Sau đó có các giáo sĩ dòng Tên, dòng Phanxicô, đủ mọi quốc tịch từ Macao hay Mã lai sang, như vào khoảng 1580 đến 1586, có 2 cha Luís da Fonseca người Bồ đào nha và Grégoire de la Motte người Pháp đã đến giảng đạo tại Quãng nam đời chúa Nguyễn Hoàng; ngày 18-2-1615 cha Fracesco Buzomi người Ý, cha Diego Carvalho cùng với thầy Antonio Dias người Bồ đào Nha, và hai thầy José Tshchimochi và Paulo Saito người Nhật từ Macau đến cửa Hàn (Hội An ngày nay).
Như thế, trang đầu lịch sử truyền giáo ở miền nam Việt nam được chính thức mở ra. Từ Hội An, cha Buzomi xin vào trấn Quãng nam. Đầu năm 1616, có cha Anre Fernandez người Bồ, thay cha Diego Carvalho được chuyển sang Nhật. Do nhận thấy công việc truyền giáo ở miền nam Việt nam có nhiều hứa hẹn, nên năm 1617 cha Franςisco de Pina và cha Barreto người Bồ dòng Phanxico sang giúp cha Buzomi. Ba năm sau, cha Buzomi có thêm năm cha nữa tới giúp, và cuối năm 1624 là cha Alexandre de Rhodes (quen gọi là Đắc lộ), người Pháp đến hoạt động.
Cha Đắc lộ hoạt động ở Đàng Trong đến năm 1626 thì được Bề Trên gọi về Macau để sau nầy truyền giáo ở Đàng Ngoài. Năm 1630, cha Đắc Lộ bị trục xuất, nhưng đến năm 1640, ngài lại được cử đến Đàng Trong để thay thế cha Buzomi mới từ trần. Năm 1645, cha Đắc lộ bị án tử hình, nhưng được cải thành án trục xuất. Nhân dịp nầy, cha về Rôma để vận động Tòa Thánh cử Giám mục sang hoàn thành việc truyền giáo tại Việt nam.
Trong giai đoạn 40 năm đầu (1615-1658), số người theo đạo ngày càng nhiều, Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài khoảng 300.000 người, nhưng chưa thành lập giáo phận, vì chưa có linh mục bản xứ, chưa có Giám mục ở Việt nam, do đó số giáo dân đông nhưng chưa ai lãnh bí tích Thêm sức. Thấy tình trạng không thể chấp nhận được, nên cha Đắc lộ kiên trì vận động để có linh mục bản xứ, có Giám mục. Nhờ sự vận động lâu dài của cha và các bậc vị vọng trong Tòa Thánh Vatican, mà ngày 29-7-1658, Đức giáo hoàng Alexanrdô VII tấn phong hai vị Giám mục đầu tiên để cử sang Viễn đông, đặc trách truyền giáo. Đó là Giám mục Lambert de la Motte và Giám mục Franςois Pallu.
Nhưng cũng trong giai đoạn nầy, giáo hội Việt nam thời kỳ sơ khai khởi sự chịu đựng cuộc bách hại. Cuộc bách hại nầy làm cản trở bước tiến của giáo hội Việt nam, nên từ 1615 tới năm 1840, nghĩa là khoảng 225 năm sau, giáo dân chỉ mới tăng lên 420.000 người

pr_hoaian
10-08-2011, 03:26 PM
B. GIÁM MỤC TIÊN KHỞI VỚI HAI GIÁO PHẬN ĐÀNG TRONG VÀ ĐÀNG NGOÀI (1659-1843)
Vào ngày 9-9-1659, Đức Giáo Hoàng thiết lập hai giáo phận đầu tiên ở Việt nam. Giáo phận Đàng Ngoài gồm các tỉnh từ sông Gianh trở ra các tình miền Bắc, gồm cả mạn nam nước Trung Hoa, giao cho Đức Giám mục Pallu cai quản giáo phận; giáo phận Đàng Trong gồm các tỉnh từ sông Gianh trở vào các tỉnh miền Trung, cả Chiêm Thành (vương quốc Champa), Campuchia, và Xiêm (Thái lan), giao cho Đức Cha Lambert làm đại diện Tông tòa.
Đến năm 1671, Đức Cha Lambert de la Motte mới có thể về giáo phận Đàng Trong và triệu tập Công đồng địa phương đầu tiên tại Hội An 1672. Về sau, Đức Cha Pallu không sang Việt nam, ở lại Pháp lo lập hội Thừa Sai, nên Tòa Thánh giao luôn địa phận đàng ngoài cho Đức Cha Lambert phụ trách.
Qua nhiều năm, có nhiều Giám mục tiếp nối nhau đại diện Tông tòa Đàng Trong. Nhưng thời Đức cha Pigneaux de Behaine (=Bá đa Lộc), là thời có tình hình xã hội hết sức nhiễu nhương, phức tạp và tế nhị. Vài ngày 24-2-1774, khi được tấn phong Giám mục hiệu tòa Adran và làm Giám mục đại diệnTông tòa Đàng Trong thay thế Đức Cha Piguel, Đức cha Bá đa Lộc cố gắng hết sức lo cho công cuộc truyền giáo. Vào những thập niên cuối cùng của thế kỷ 18, tuy chịu ảnh hưởng của thời cuộc, chiến tranh giữa Tây Sơn và nhà Nguyễn, việc truyền giáo cũng không được bao nhiêu, nhưng Đức Cha vẫn luôn thấy những việc phải làm là nhấn chỉnh lại công cuộc truyền giáo trong giáo phận, quan tâm việc đào tạo linh mục bản xứ. Đức Cha tổ chức lại cơ sở các họ đạo (giáo xứ). Năm 1750, do thiếu linh mục và kinh phí, chỉ huấn luyện ông Câu, ông Trùm biết điều hành họ đạo, và sống đạo chỉ còn là nghi thức và kinh hạt.
Khoảng năm 1783, thời Tây sơn, ba anh em Tây sơn tuy không yêu nhưng cũng không ghét đạo nào, mà chỉ lo lắng cho sự hưng vong của Nho giáo, vì họ vốn được giáo dục trong nền học vấn nho giáo. Tình hình công giáo nam bộ dưới quyền kiểm soát của Tây sơn thật bi đát, không phải do Tây sơn ngược đãi công giáo, mà vì chiến tranh, loạn lạc, và nhất là thiếu linh mục.
Sau khi Tây sơn chấm dứt, là thời cai trị của Gia long, công giáo đã có thời yên ổn và công khai truyền đạo. Nhưng đến những vị vua kế tiếp: Minh Mạng (1820-1840) – Thiệu Trị ( 1841-1847) – Tự Đức (1847-1883) đối với người công giáo là một chuỗi dài đau khổ và chết chóc.

pr_hoaian
10-08-2011, 03:27 PM
C. CHIA THÀNH GIÁO PHẬN NAM VANG (1844-1954)
Số giáo dân ngày thêm đông, nên năm 1844, thời vua Thiệu Trị. Tòa Thánh chia giáo phận đàng trong thành hai: ĐÀNG TRONG PHÍA ĐÔNG là Qui Nhơn, từ sông Gianh tới Biên Hòa, và ĐÀNG TRONG PHÍA TÂY là Sài Gòn, từ Biên Hòa tới Hà tiên, Châu Đốc và bao gồm cà nước Campuchia và nam nước Lào tới Viên-chăn (Vientian).
Năm 1850, thời vua Tự Đức, Tòa Thánh thành lập giáo phận NAM VANG, và sáp nhập vào giáo phận mới các tỉnh miền Hậu Giang là Châu Đốc và Hà Tiên (thời Pháp thuộc, hai tỉnh Châu Đốc và Hà tiên gồm 8 tỉnh: Châu Đốc, Hà tiên, Long xuyên, Rạch giá, Cần thơ, Sa đéc, Sóc trăng, Bạc liêu).
Năm 1858, quân đội Pháp đổ bộ Đà nẳng, chiếm Sài gòn, nam bộ, trung bộ, bắc bộ đặt nền đô hộ trên đất nước Việt nam. Giai đoạn nầy, việc truyền giáo tiến triển có phần chậm chạp, vì các cuộc bách hại đạo; nhưng cũng vì ảnh hưởng nếp sống của thực dân, người công giáo bị mang tiếng theo Tây, nên không truyền giáo mạnh mẽ được.
Tại Cần Thơ trước 1880, cha thừa sai Gonet khởi đầu đến Cần Thơ và lập họ đạo Cần thơ; nhưng mãi về sau, vào 1914-1916 nhà thờ mới được cha thừa sai Duquet xây dựng như hiện nay và khánh thành.
Ø Vào năm 1928[1] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn1), thời ĐGM Jean-Claude BOUCHUT, hiệu tòa Panémotique, trong địa phận Nam vang có cha Hergott Valentin bề trên thay mặt ĐGM, ngoài ra có 35 cha Pháp và 70 cha Việt nam.
Ø Năm 1942[2] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn2), thời Đức Cha Jean-Baptiste CHABALIER, hiệu tòa Pharanitano; có cha Yves-Louis Quimbrot, bề trên thay mặt ĐGM tại Cần Thơ và cha Raballand thay mặt ĐGM tại Pnom-penh; ngoài ra có 22 linh mục Pháp, 84 linh mục Việt.
Ø Năm 1944[3] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn3), có 25 linh mục Pháp và 83 linh mục Việt nam.
Vào cuối năm 1938, thời Pháp thuộc, trên phần đất của giáo phận Cần thơ ngày nay, chỉ có 21 giáo xứ, 66 giáo họ, với 28.226 giáo dân do 5 linh mục người Pháp và 25 linh mục Việt nam đảm trách.
Ø Năm 1951[4] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn4), trong toàn địa phận có 23 cha Pháp, 84 cha Việt phục vụ tại các họ đạo trong địa phận.
Ngoài ra, giáo hội Việt nam có một tổ chức rất đặc biệt so các giáo hội trên toàn cầu. Đó là BAN QUỚI CHỨC (QC). Một tổ chức đặc biệt của giáo hội Việt nam mà thế giới không có nơi nào có. Các cha thừa sai phỏng theo cơ cấu của Hội Tề làng xã Việt nam mà lập thành ban Quới chức. Ban Quới chức thật sự là Công giáo Tiến hành hay tông đồ giáo dân trước Hội thánh ban HIến chương Công giáo Tiến hành. Được tổ chức chặt chẽ và huấn luyện kỷ lưỡng. Ban Quới chức trở thành cộng sự viên đắc lực cho hàng giáo phẩm. Thời kỳ cấm đạo ở Việt nam, những khi vắng bóng linh mục, Quới chức đã đảm nhận trách nhiệm hướng dẫn giáo dân, bảo vệ đức tin và tỏ ra rất xứng đáng với nhiệm vụ mình. Lúc bình yên, Qưới chức cộng tác đắc lực với linh mục để xây dựng họ đạo. Từ thời đầu đã có các danh xưng về các thành phần trong ban Quới chức. Mới giới thiệu làm việc vài năm gọi là Giáp (như Ban trị sự khu ngày nay); sau 5 năm đến 7 năm làm việc, được chọn là Biện (như ban chuyên trách, có khi trách nhiệm khu); làm việc lâu hơn, sáng suốt, được Đức Cha đề cử gọi là Câu (như Ban Thường vụ ngày nay); làm việc lâu năm, sáng suốt, khoảng 70 tuổi trở lên gọi là Trùm (như chủ tịch Hội đồng giáo xứ), phải do Đức Cha đề cử. Từ khi lập giáo phận, Ban quới chức vẫn được tiếp tục duy trì làm việc và phát triển

pr_hoaian
10-08-2011, 03:28 PM
II. GIAI ĐOẠN TỪ HÌNH THÀNH GIÁO PHẬN CẦN THƠ ĐẾN NAY (1955-2010)


A. GIÁO PHẬN NHÌN LẠI
SEQ Figure \* ARABIC 1. LỊCH SỬ KHAI SINH CỦA GIÁO PHẬN (1955-1960)
Do Tòa thánh sáng suốt nhận định sự trưởng thành của Giáo hội Việt nam, nên đã giao giáo phận cho hàng giáo sĩ Việt nam cai quản. Ngày 20-9-1955, Đức Giáo Hoàng Piô XII ban sắc chỉ ‘QUOD CHRISTUS’ thành lập giáo phận mới là giáo phận Cần Thơ tại tỉnh Cần thơ, tách khỏi giáo phận Nam Vang (Phnom-Pênh), trong phần đất thuộc Việt nam gồm các tỉnh Phong Dinh, Ba xuyên, Bạc liêu, An xuyên, Chương thiện, An giang, Kiên giang, đảo Phú quốc, Hà tiên Châu đốc, Sađéc; đồng thời bổ nhiệm Đức Cha Phaolô NGUYỄN VĂN BÌNH làm Giám mục đại diện Tông tòa đầu tiên của địa phận Cần thơ.
(1) Giáo phận Cần Thơ thời Đức Cha Phaolô NGUYỄN VĂN BÌNH (1955-1960)
Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Bình, sinh 1/9/1910, du học Rôma và thụ phong linh mục tại Rôma 27/3/1937[5] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn5), kiêm nhiệm giáo sư Đại Chủng viện Sài Gòn, ngày 30/11/1955 được Đức Cha Ngô đình Thục tấn phong Giám mục, tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, hiệu tòa Giám mục AGNO, với khẩu hiệu Euntes docete (=hãy đi rao giảng); và ngày 20/12/1955[6] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn6) Đức cha đã chính thức về nhận giáo phận Cần thơ.
Cuộc đưa rước Đức Cha Phaolô Bình thật long trọng! Có các Đức Cha Ngô đình Thục, Lê hữu Từ, Phạm ngọc Chi, Trương cao Đại, Simon Nguyễn văn Hiền, các cha bề Trên và các cha địa phận khác đưa đi. Đức Cha đi bằng chiếc Peugeot 203 trắng để tới Cần Thơ.
Vào lúc 3g50 chiều 20/12/1955 đến Cầu Bắc Cần Thơ. Tại Cần Thơ, cha Bề trên Antôn Nguyễn văn Thiện tổ chức lễ với nghi thức đón Giám mục, có tiếng kèn của ban nhạc, với những lời chúc mừng và diễn từ. Sau đó, cha Bề Trên hướng dẫn Đức Cha làm phép và tuyên bố khánh thành núi Đức Mẹ Lộ Đức và rước kiệu Đức Mẹ Lộ Đức khắp thành phố Cần Thơ.
Sáng ngày 21/12/1955, Đức tân Giám mục Cần Thơ dâng lễ đầu tiên trong giáo phận tại núi Đức Mẹ Lộ Đức, dường như mọi người ý thức Mẹ hiền Maria luôn hiện diện, đi theo và bảo trợ đoàn con cái giáo phận Cần Thơ.
Mới về địa phận Đức Cha đã biết, giáo phận Cần thơ mới gồm 10 tỉnh với diện tích đất là 23.583 csv, số giáo dân ước chừng 83.610 người. Và từ khi tách rời khỏi giáo phận Nam vang, giáo phận mới không hưởng được một cơ sở vật chất nào, không có Tòa Giám mục, không có chủng viện, không có cơ sở cho dòng tu, không cơ sở truyền giáo; tài chánh kể như không có gì. Tòa giám mục, lúc đầu Đức Cha phải ở tạm 3 năm tại nhà cha sở Cần thơ; sau nầy, vào năm 1957, khi vay được tiền mới mua được đất và nhà của hãng Nam Kỳ địa ốc, tọa lạc tại số 12, đường nguyễn Trãi, Cần thơ và sửa lại làm Tòa Giám mục cho đến nay. Về nhà thờ chánh tòa, năm 1955, Đức cha đặt nhà thờ Cần thơ làm nhà thờ chánh tòa hiện nay.
Với khẩu hiệu ‘Hãy đi giảng dạy’, Đức Cha khởi sự triệu tập các cha về địa phận, và cùng với các cha hoạch định chương trình làm việc chung. Với sự thỏa thuận của các cha, Đức Cha ra lệnh tập trung tài chánh, thành lập nhiều Ủy ban như, ủy ban Tài chánh, ủy ban Điền địa, ủy ban Kiến thiết… để mọi ngành hoạt động cho công việc kiến thiết giáo phận mới.
Về phương diện văn hóa, thời nầy, đất nước Việt Nam đang tiến bước trên con đường văn minh, và nền văn chương chữ nghĩa được đẩy mạnh. Đức Cha cho mua một nhà in lớn, đặt tại Cần Thơ và giao cho cha Alphongso Nguyễn thiên Tứ kiêm nhiệm Giám đốc, mục đích phát hành sách vở báo chí công giáo; đồng thời xuất bản sách vở báo chí đời, truyền bá văn chương và góp phần giúp học sinh có sách giáo khoa. Nhà in có tên ‘CẦN THƠ ẤN QUÁN’ và có đặc điểm in ấn mỹ thuật, mau lẹ, đủ kiểu chữ, quan tâm khách hàng, lịch sự giao hàng tận nơi.
Hơn nữa, về việc học vấn, Đức Cha còn nhận thấy người công giáo cần có học vấn hơn mọi người dân khác, mà Cần Thơ xưa nay chưa có trường tiểu học chính thức trừ trường sư huynh La-san ở Sóc Trăng và trường các Sơ ở Cù lao gieng; một trường ở Bạc Liêu. Vì thế, Đức Cha khuyến khích các Cha lập trường tư thục công giáo, và có thêm 2 trường tư thục công giáo mới. Tại Cần thơ, cha Antôn Nguyễn văn Thiện lập trường trung học ‘Tây đô’; tại Bạc liêu cha Phêrô Trần minh Ký xây trường trung học ‘Tương Lai’, cả 2 khai giảng niên học 1956-1957. Ngoài ra, có thêm 4 trường tiểu học: ở Cần Thơ, Năng Gù, Cù lao tây, Cù lao gieng. Cần thơ có thêm 2 trường mẫu giáo, ở Cần Thơ và Bò ót.
Theo chương trình của Đức Cha, trường học công giáo phải có mặt trong mỗi tỉnh, mỗi quận, mỗi làng. Trường không phân biệt lương giáo và dạy đúng theo chương trình chính phủ.
Về phương diện vật chất, do nhận thấy số linh mục hiện tại là 45 cha phục vụ cho số giáo dân khoảng hơn 80.000 người. Với số linh mục không cân xứng đó, khiến Đức Cha băn khoăn về việc đào tạo linh mục tương lai.
Việc xây cất chủng viện, Đức Cha nghĩ đến việc xây cất chủng viện và đem chủng sinh ở Nam Vang về. Sở dĩ quyết định đem chủng sinh Nam vang về vì thấy giao thông giữa hai nước ngày càng khó khăn và do Phnom-Penh quá xa làm mất nhiều tiền lộ phí, mà phần đông phụ huynh chủng sinh là dân lao động nghèo. Vì thế sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, vào hết tháng 6 năm 1956, đã cho các chủng sinh từ Nam vang về; đồng thời tiểu chủng viện được khởi đầu xây dựng tại Sóc Trăng.
Đức Cha mời mọi người trong giáo phận cộng tác xây dựng tiểu chủng viện và chủng viện được dựng lên với mái lá, lát gạch tàu cạnh nhà thờ Sóc Trăng. Ngày 30/8/1956 ban Trung học nhập trường, ngày 15/9/1956 các chủng sinh ban Tiểu học nhập trường, tất cả 138 chủng sinh. Cha Giám đốc Huỳnh văn Mão và ban Giám đốc đón rước mọi người. Đức Cha định lễ khánh thành chủng viện mới ngày 17/10/1956 tại Sóc trăng.
Và dịp nầy Đức Cha kêu gọi cầu nguyện cũng như hiệp ý trong ngày quan trọng, khởi đầu cho việc đào tạo nầy. Giáo phận mới khai sinh, thiếu thốn về mọi phương diện, tài chánh nghèo nàn. Đức Cha lo lắng việc nuôi dưỡng chủng sinh, nên sáng kiến để thực hiện một số điều:
· Mời giáo dân góp sức bằng việc hy sinh cụ thể, nuôi gà dành một con cho chủng viện, trồng chuối cho một cây và cuối năm tiền tiết kiệm ấy bỏ vào ngân quỹ giáo phận.
· Đức Cha mua 05 (năm) mẫu đất Bình Thủy, Cần thơ để trồng vườn, làm rẩy, với hy vọng kết quả cung cấp cho chủng sinh, dư ra sẽ bổ thêm vào ngân quỹ kiến thiết giáo phận.
· Đức Cha cũng xét thấy, kết quả hoa trái của mảnh đất trồng trọt sinh lợi cần được chuyên chở tiếp tế cho chủng viện và các nhà Chung khác như tu viện; đồng thời có thể giao thông liên lạc giữa các họ đạo toàn giáo phận, nhất là thời buổi cần vật liệu xây dựng kiến thiết và hàng hóa, nên không ngại mua một chiếc xe vận tải hạng nhẹ mới để phục vụ.
Việc xây cất thánh đường: qua 10 năm chính biến, nhiều nhà thờ trong địa phận Cần Thơ bị triệt hạ. Nay ổn định trở lại, địa phận Cần Thơ cố gắng kiến thiết thánh đường. Có 4 nhà thờ mọc lại như nhà thờ Trà Kiết, Rau râm, Trà Đư, Thường phước, Ômôn. Riêng tại Cái Răng, Cái Tắc, cha Bề trên Nguyễn văn Thiện thương lượng mua đất.
Xây nhà cho cácsơ Con Đức Bà Russeykeo: cũng trong năm 1956 nầy Đức Cha địa phận Nam Vang nhận thấy ích lợi việc phân chia nhà dòng tại Russeykeo, và Đức Cha Phaolô đồng ý chuyển các chị về. Tuy lúc nầy là gánh nặng vì chưa có nhà ở cho các Sơ, nhưng Đức Cha bình tỉnh phó thác cho Chúa quan phòng sắp xếp, việc phải làm cứ làm; thế là nhà các Sơ chuẩn bị vật liệu xây dựng, và xe tải của địa phận chuyên chở sắt về Sóc Trăng để xây cất.
Các Sơ Russeykeo rất khiêm tốn, giàu hy sinh và sẳn sàng phục vụ. Đức Cha muốn nâng đỡ trình độ học vấn các Sơ, nên gởi 3 chị học tại nhà Dòng Chợ Quán; và hy vọng với kiến thức rộng rãi, khi trở về sẽ giúp Giám mục địa phận nhiều hơn.
Thời nầy, các Sơ dòng Chúa Quan Phòng đã được Bề trên dòng dạy dỗ kỹ lưỡng, phụ trách các trường trong các họ đạo, giúp bệnh viện. Phần đông các nữ tu được huấn luyện tại quê nhà, nhưng có khoảng 20 chị được gởi đi du học tại nhà dòng Mẹ ở Pháp; và khi tốt nghiệp sẽ trở về làm việc trong địa phận.
Xây cất nhà tạm trú (nay là trụ sở Cần Thơ, 2A, Lương hữu Khánh, Phạm ngũ Lão, thành phố Hồ chí Minh): Đức Cha thấy các linh mục thường đi Sài gòn để lo việc địa phận mà không có nơi trú ngụ, Đức Cha không an tâm, nên quyết định cất một nhà tạm trú tại Sài Gòn. Nhà tạm trú nầy được tiến hành nhờ sự ủng hộ của Đức Cha Sài gòn là Simon Nguyễn văn Hiền, cha sở chợ Đủi và cha sở Cầu Kho[7] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn7). Và vào tháng 10 năm 1957, ngôi nhà nầy hoàn thành và làm trụ sở địa phận Cần Thơ tại Sài gòn
[8] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn8)
Ý hướng xây cất nhà mát: Về mặt khác, Đức Cha chú trọng đến sức khỏe các Cha, nên cho các cha mỗi năm được nghĩ 1 tháng, hy vọng nhờ đó các cha có sức khỏe để làm việc lâu dài. Đức Cha thấy địa phận Cần Thơ có 1 thắng cảnh, không khí mát mẻ, đó là Hòn Chong. Hòn Chong cũng có một họ đạo, có nhà thờ đẹp nhưng bị tàn phá chưa trùng tu được. Hy vọng tương lai là nơi có kiến thiết nhà mát để các Cha nghỉ ngơi. Dự định ấy cho thấy Đức Cha nghĩ tới người khác hơn là chính mình, vì lúc ấy Đức Cha chưa có Tòa Giám mục, và còn phải tá túc nhà xứ họ đạo Chánh tòa.
Về phương diện tinh thần, khi đứng trước cánh đồng truyền giáo bao la, gồm dãy đất dài từ Châu đốc đến Cà mau, Đức Cha nhận thấy thiếu thốn linh mục, nên Ngài đề xướng lập Hội cựu tu sĩ để tiếp các linh mục làm việc Tông đồ như dạy giáo lý…; và Đức Cha chọn cha Nguyễn thiên Tứ kiêm nhiệm Giám đốc.
Khi quy tụ xong, từ ngày 19/8 đến 23/8/1956 Đức Cha cho cấm phòng, học hỏi thêm, thảo luận. Sau đó được đưa đi xem thực tế, tại Sóc trăng, Ômôn, Bình Thủy để quan sát những thiếu thốn của giáo phận, việc xây cất tiểu chủng viện…và họ đã quyết tâm hiến thân làm tông đồ giáo dân. Có 17 người được đào tạo và sai đi.
Đức Cha cũng đề xướng thành lập đoàn thể giáo dân như, đoàn thể giáo viên, tuyển chọn thanh niên có thiện chí chưa lập gia đình, huấn luyện về giáo lý, phương pháp giáo dục và sai đi dạy các trường đạo vùng quê, và định lỳ, mỗi tam cá nguyệt trở về huấn luyện thêm.
Đức Cha đôn đốc trong địa phận thành lập các hội đoàn như, phong trào Hùng Tâm Dũng Chí, Đạo Binh Đức Mẹ.
· Hùng Tâm Dũng Chí huấn luyện giới thanh thiếu niên có kỷ luật, ngừa những bệnh thời đại, bớt chạy theo danh lợi tiền tài, hạn chế cảnh sống nhung lụa, biết lo lắng sống công bình bác ái. HTDC giúp các người trẻ sống Phúc Âm và dấn thân đi rao giảng Tin Mừng.
· Đạo Binh Đức Mẹ là nhóm giáo dân hoạt động dưới sự trợ giúp của Mẹ Maria, đến những nơi Linh mục, Giám mục không đến được, đến với những người không có cảm tình với hàng giáo sĩ. Đức Cha khích lệ lập hội nầy trong địa phận để mở mang Nước Chúa.
Vào năm 1956, tổng cộng có 166[9] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn9) họ vừa lớn vừa nhỏ, trong số đó có 36 họ có linh mục và 130 họ không có linh mục. Ngoài ra, còn có các trại định cư trong địa phận Cần Thơ: tổng cộng 20 trại trong các quận, tỉnh như quận Phụng Hiệp tỉnh Cần Thơ, Quận Kế sách tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bạc Liêu, Quận Tân Hiệp tỉnh Rạch giá (Long xuyên, Cái sắn) với khoảng hơn 50.000 đồng bào di cư cả lương giáo dưới quyền điều khiển của 45 linh mục di cư. Vì thế, cộng thêm số đồng bào di cư, đã nâng số tín hữu lên là 148.610 trong tổng số 2.183.597 người dân khu vực trong thời nầy.
Đức Cha khuyến khích các linh mục lập thêm nhiều họ đạo mới như họ Cái khế, họ Thới lai, họ Phong phú, họ Bảy ngàn, họ Vĩnh hiệp và tái lập các họ đạo cũ như Hòn chong, họ Tham tướng A, họ Tham Tướng B; đồng thời Đức Cha cũng giúp đỡ các linh mục và giáo dân định cư tại Cái sắn, Đại hải, Khánh bình đông, Phú quốc.
Ø Năm 1957[10] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn10),Đức Cha Phaolô nguyễn văn Bìnhcai quản địa phận nhưng vẫn còn là đại điện TôngTòa. Có cha bề trên địa phận và thay mặt ĐGM tại Cần Thơ là cha Antôn Nguyễn văn Thiện, cha Phêrô Trần minh Ký, thay mặt ĐGM vùng Bạc Liêu. Trong địa phận, số linh mục tại địa phương là 57; ngoài ra, có thêm 46 linh mục từ Bắc vào, nâng lên tất cả là 104 linh mục, 9 Đại chủng sinh (4 học Sài gòn, 5 du học ngoại quốc), và một cha dòng Tiểu Đệ là Philipphê Nguyễn kim Điền.
Dòng Tiểu đệ Chúa Giêsu cũng có mặt tại Cần thơ vào khoảng thời gian nầy. Vào ngày đầu tháng 1/1957[11] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn11), làm cha Philipphê Điền làm Bề Trên dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu; dòng đã về ở Bình Thủy cách châu thành Cần Thơ 6 km. Cùng với Cha có 5 thầy dòng khác, cùng tề tựu, tay làm hàm nhai dưới mái nhà lá, sống tinh thần Nadaret. Vào tháng 6, cha Voillaume Bề Trên Cả dòng Tiểu Đệ CG, ghé Cần Thơ viếng tu viện nghèo khó tịnh mạc của cha Philipphê Điền[12] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn12). Riêng Cha Philiphphê, khởi đầu cho việc cộng tác trong địa phận, ngày 14/9/1957 cha đã giảng phòng cho 54 cha địa phận Cần Thơ, và còn đi nhiều nơi trong địa phận để giảng phòng nữa.
Dòng Mến Thánh Giá Khánh Hưng: đầu năm 1957, khởi sự xây dựng cơ sở, cha sở Sóc Trăng cho một thửa đất và một ngôi nhà cũ, Đức Cha cho sửa sang lại. Ngày 7/10/1957[13] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn13), có thêm 3 chị Con Đức Bà từ Nam vang về và 8 chị sẽ tụ về nhà mới tại Sóc Trăng để thành lập và nhà dòng khởi sự hoạt động.
Từ năm 1957-1958[14] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn14) nhận được 32 thanh thiếu nữ gia nhập và năm 1959 thêm 28 đệ tử sinh. Từ đó, dòng MTG có được sự chăm sóc của Đức cha, các cha khác như Nicôla Tri bửu Nhơn, Tađêô Lý thành Truyền, Augustinô Huỳnh văn Mão, Phêrô Nguyễn văn Chính; và dần dà hình thành dòng Mến Thánh Giá Cần thơ ngày nay. Và để huấn luyện các đệ tử dòng mới, Đức Cha nhờ sự giúp đỡ của các dòng chị như, 4 nữ tu sĩ dòng Con Đức Bà, Kinh sĩ Augustinô, MTG Hà nội, MTG Chợ Quán. Dòng MTG Sóc trăng mỗi ngày phát triển mạnh thêm. Năm 1963, đã có một lớp khấn đầu tiên. Nhà Tập, lúc đầu gởi tại Đà lạt, chung với MTG Hà nội, nhưng năm 1970 tập trung về Sóc trăng. Và đến năm 1980, dòng có được 52 chị khấn và giúp 19 họ đạo trong giáo phận Cần thơ.
Cũng trong giai đoạn nầy, ngày 7/11/1956, Tòa thánh phê chuẩn Hiến chương Công Giáo Tiến Hành (CGTH); cả giáo phận hăng say phát động phong trào tông đồ giáo dân dưới sự hướng dẫn của cha chính giáo phận Antôn Nguyễn văn Thiện, trực tiếp trách nhiệm việc đào tạo nhân sự CGTT. Để đào tạo có hiệu quả, có tổ chức hàng loạt khóa huấn luyện được tổ chức ngay tại các họ đạo hoặc ngay tại trung tâm Đà Lạt.
Để khởi động cho CGTH, ngày 13-15/3/1957[15] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn15), cha Bề trên Thiện và cha Phêrô Trọng đi Sài Gòn nghiên cứu về ban Giám đốc và tuyên úy công giáo tiến hành Việt nam để chuẩn bị cho việc tổ chức CGTH trong địa phận.
Mặt khác, để khích động và nuôi dưỡng phong trào CGTH, địa phận có nhà in ‘CẦN THƠ ẤN QUÁN’, Đức Cha cho thực hiện tờ báo bán nguyệt san ‘THỰC HÀNH’ vừa để thắt chặt mối giây thân ái giữa các giáo dân và linh mục trong giáo phận, cũng vừa tạo khởi động cho các hội đoàn CGTH hình thành và hăng say hoạt động.
Từ ngày 22-26/4/1957[16] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn16), hội cựu tu sĩ địa phận Cần thơ cấm phòng. Tất cả có 75 người; và trong những ngày cấm phòng nhắc nhở: - Làm gương cho người khác – Năng xem lại giáo lý – Giữ bác ái, công bằng, giúp đỡ các gia đình nghèo kế cận – Giữ phép công bằng và chỉ rõ cho người ta biết phép công bằng.
Ngày 30/6/1957[17] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn17), tại Sóc Trăng có tổ chức tuần huấn luyện cho Ban Trị sự hội con Đức Mẹ cho toàn địa phận Cần thơ.
Ngày 30 Tết nguyên đán Đinh Dậu (1957), có một số Việt kiều Campuchia hồi hương về Việt nam, định cư gần Cà Mau. Địa phận cần thơ có thêm giáo dân hơn 2000 người thành lập những họ gần Thới Bình, Cà mau.
Khởi từ ngày 11/2 đến 16/2/1957 và nhiều năm về sau nầy, Đức Cha đi kinh lược nhiều nơi trong giáo phận. Việc chăm sóc mục vụ của Đức Cha không chỉ đi ban bí tích Thêm sức thôi, mà còn đi kinh lược nữa. Cuộc kinh lược không có tính du ngoạn, nhưng với chủ đích là trực tiếp tiếp xúc với một số giáo dân, để có phương pháp hiệu quả truyền bá Phúc Âm; đồng thời khuyến khích giáo dân sống theo nguyên tắc loan báo Tin Mừng. Ngoài việc thăm viếng giáo dân, Đức Cha thăm cha sở, cha phó, và những HĐGX, kiểm xét nhà thờ, bàn thờ, và hiện trạng bất cứ những gì thuộc phụng vụ.
Qua việc kinh lược[18] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn18), mới thấy Đức Cha có nhiều đức tính của người lãnh đạo: điềm tỉnh bên họng súng, sửa dạy cách khoa học, thanh toán dứt khoát, khiêm tốn với nhiệm vụ, có tinh thần kỷ luật, có tính đoàn kết dân tộc và gần gủi quần chúng.
Riêng cơ sở tiểu Chủng viện Sóc Trăng, hoạt động vẫn bình thường, mọi việc trôi qua tốt đẹp; như tại đây, đất hẹp, nước hiếm, khó sinh hoạt, nên vào năm 1957, Đức Cha lo mua đất và nhà của hãng Fontaine tại Cái Răng, sửa chữa lại và định dời chủng viện về Cái Răng vào năm 1960.
Ø Đầu năm 1958[19] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn19), do nhận thấy địa phận Cần Thơ chưa có Tòa giám mục, phải trọ nhà cha sở chánh tòa, vừa chật hẹp, khó làm việc, lại vừa có nhiều bất tiện, nên Đức Cha tha thiết kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người trong ngoài địa phận giúp đỡ như Vĩnh Long. Sài Gòn, Nam Vang. Còn trong địa phận, ở nhiều họ hội Con Đức Mẹ đã nuôi gà hoặc đi mót lúa; có nơi các em nhỏ nhịn kẹo bánh gởi tiền về Tòa giám mục. dù chưa đủ tiền, địa phận cố gắng chạy tiền thêm để mua một ngôi nhà cũ của tư nhân và sữ chữa lại để làm Tòa Giám mục. Và ngày 20/9/1958[20] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn20) làm phép và khánh thành Tòa Giám mục Cần Thơ.
Ngày 30/4/1958, địa phận tổ chức huấn luyện các đoàn thể và các giới trong địa phận như,
- Hội con Đức Mẹ, Legio Mariae, quới chức và cựu tu sĩ, đoàn thể Phạt tạ, giáo viên, hội hát, học trò giúp lễ.
- Đàn bà có đôi bạn, đàn ông có đôi bạn, thanh niên.
Đức Cha cũng có ý nhờ các dòng tu để tiếp tay trong việc truyền giáo. Với các dòng nữ, như dòng Bác ái Vinh Sơn, vào năm 1958[21] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn21), do Đức Cha nhận thấy khu lao động Cái khế tại Cần thơ cần người giúp đỡ, nên xin các chị Nữ tử Bác ái đến hoạt động tại khu vực nầy. Lúc đó khu vực nầy toàn là nhà lá, ổ chuột. các chị đến phát thuốc, thăm gia đình nghèo, giữ trẻ, mở lớp dạy cắt may… giai đoạn nầy có được 3 nữ tu Dòng Nữ tử Bác ái đến phục vụ. Ngoài ra có 10 nữ tu Con Đức Mẹ.
Riêng Dòng Chúa Quan Phòng (CQP) thời nầy cũng đang phục vụ trong các họ đạo. Khi tách giáo phận Cần thơ, số nữ tu đang phục vụ tại các họ đạo khá đông. Nhà chánh lúc đầu đặt tại Cù lao gieng, sau năm 1945 dời về Nam vang. Năm 1958, được đưa về Cần thơ, nhưng Bề Trên vẫn là người Pháp. Dòng ráo riết huấn luyện cấp lãnh đạo, để người Việt tham gia lãnh đạo. Trong thời nầy có 299 nữ tu Dòng Chúa quan Phòng (trong đó có 280 Việt, 19 Pháp),
Các dòng nam như Lasan, khi tách giáo phận Nam vang, có 11 sư huynh Lasan điều khiển trường trung học ‘Taberd’ tại Sóc trăng. Dòng Phanxicô, Đức cha cho tạo lập cơ sở tại nền cũ của Tiểu chủng viện Cù lao gieng.
Ø Theo tổng kết dịp kỷ niệm đệ tứ chu niên[22] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn22) ngày Đức Cha Phaolô thụ phong Giám mục 30/11/1955-30/11/1959, và cai quản Cần thơ, cho thấy kết quả rất khả quan về mọi mặt:

pr_hoaian
10-08-2011, 03:30 PM
1) Về mặt KIẾN THIẾT:
- Ngôi nhà đồ sộ bên Tòa Giám mục đã hoàn thành, sẽ là nơi tĩnh tâm cho các linh mục và huấn luyện các đoàn thể và cc1 giới
- Nhà ở và phòng phát thuốc tại Cái Khế cũng hoàn tất, và đã giao cho các Sơ dòng Bác Ái điều khiển.
- Nhiều họ đạo và nhà thờ đã được xây dựng:
· 11 họ đạo được thành lập.
· 7 nhà thờ bị tàn phá được lập lại; và 12 nhà thờ mới ở các trại di cư.
2) Về mặt GIÁO DỤC: Đức Cha lo có nhiều trường và thúc đẩy trẻ em đi học. Ngài sẳn sàng dùng tiền lễ riêng mình để giúp cho em nào quá nghèo được đi học. Với nữ tu và chủng sinh, gởi 15 chị ở tu viện Con Đức Bà Khánh Hưng đi Chợ Quán và một số chủng sinh đi Sài Gòn học.
Tổng kết về giáo dục:
- Trung học ở các địa sở: 3 không kể trường Taberd và các Sơ dòng CQP. Số học sinh trên 700.
- Tiểu học, hầu hết các họ đều có.
- Các Sơ dạy: 145
- Nam giáo viên công giáo: 243
- Nữ giáo viên công giáo: 60
- Số nam học sinh có đạo: 11.630; không đạo là 700
- Số nữ học sinh có đạo: 9.150; không đạo là 649
- N ăm 1958, số thi đậu tiểu học: 459
3) Về mặt tổ chức các ĐOÀN THỂ VÀ CÁC GIỚI: các đoàn thể và các giới được chỉnh đốn hoàn bị hơn.
- Hội Con Đức Mẹ: có 44 đoàn với số đoàn viên là 1.094; số đoàn viên tập sự là 1.012, số đoàn viên chính thức là 682.
- Legio Mariae: số Curia là 3, số Praesidia là 65, số hoạt động viên là 743, số Tán trợ là 4.648.
- Đoàn thể phạt tạ: có 60 đoàn với số đoàn viên hoạt động là 944, số đoàn viên thường là 3.109.
- Dòng Ba Phanxicô do Cha dòng hướng dẫn.
- Hùng tâm dũng chí do các Sơ CQP Khánh Hưng phụ trách.
- Hiệp hội Thánh Mẫu do Sư huynh Lasan điều khiển.
- Hội Cựu tu sĩ: gần 500 hội viên, có cha giám đốc điều khiển, có hội nghị mỗi tam cá nguyệt, có kết quả rất tốt.
- Các giới: Gia trưởng, Hiền mẫu, nam thanh niên và thiếu niên, có ban chấp hành bắt đầu làm việc.
4) Về mặt THIÊNG LIÊNG
- Có cuộc tĩnh tâm chung ở Khánh Hưng năm 1959, các Đoàn thể và các Giới đưa đại diện đi Tĩnh Tâm học tập ở Đà Lạt mỗi tuần hoặc mỗi tháng.
- Số giáo dân năm 1959 tăng lên: người lớn 590 người, trẻ con 2.192, số giáo dân Việt nam 149.512, số giáo dân ngoại kiều 689. Tổng cộng là 150.201.
o Rửa tội trẻ con: 8793
o Rửa tội người lớn: 894
o Rửa tội cho trẻ con ngoại gần chết: 1.549
o Thêm sức: 4.140.
o Xưng tội trong năm: 485.523
o Rước lễ trong năm: 1.875.303
o Nếu kể người lớn rước lễ : 100.000 người , thì mỗi người trong năm rước lễ 18 lần.
- Quới chức và các Thầy giảng giúp việc là 1.427
- Tổng số cha trong địa phận là 142: gồm 15 cha ngoài nhập địa phận, 6 cha ngoài giúp địa phận, 68 cha coi xứ định cư, 3 cha dòng Phanxicô và 3 Cha dòng Tiểu đệ CG.
Địa phận Cần Thơ trong giai đoạn nầy có một bước tiến khá dài. Nhưng mối lo vẫn còn, đó là không đủ Thầy dạy giáo lý cho anh chị em lương dân; nhất là 142 linh mục kể cả các cha bệnh, già yếu không đủ cung cho cánh đồng truyền giáo mênh mông của đồng bằng sông Cửu Long nầy.
Năm 1959[23] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn23), giáo phận có tất cả 69 linh mục triều và 4 linh mục Dòng (1 Tiểu đệ CG và 3 dòng Phanxicô); có 53 cha miền Bắc định cư ở vùng cái Sắn và khu vực Phong Dinh, Ba Xuyên; cha quản hạt khu Phong Dinh, Ba Xuyên là Dominico Trần quang Huy, cha quản hạt khu Cái Sắn là Giuse Vũ ngọc Bân.
Sau khi chăm sóc Giáo phận Cần thơ được 5 năm thì ngày 24/11/1960, Đức Cha Phaolô Nguyễn văn Bình được Tòa thánh đặt lên làm Tổng Giám mục Sài gòn nhân dịp thiết lập hàng giáo phẩm tại Việt nam. Sau khi làm Tổng Giám mục Sài gòn 35 năm, đến 1/7/1995 từ trần.
(1) Tách chia giáo phận Long Xuyên (1960)
Sau 5 năm tách chia khỏi giáo phận Nam vang, giáo phận Cần thơ ngày càng phát triển nhanh chóng. Ngày 24-11-1960, Đức Thánh Cha Gioan 23 đã ký sắc lệnh ‘VENERABILIUM NOSTRORUM’ thiết lập hàng giáo phẩm Việt nam, nghĩa là từ nay các Giám mục Việt nam không còn là đại diện Tông tòa, mà là giám mục Chánh tòa; thiết lập 3 Tòa Tổng Giám mục, Hà nội, Huế, Sài gòn
Ngày 8-12-1960 sắc lệnh được công bố. Và cũng từ đó giáo phận Cần thơ trở thành giáo phận Chánh tòa, nhưng phải chia cắt phần đất giáo phận Cần thơ ra, cắt các tỉnh ra để thành lập thêm giáo phận Long xuyên như An giang, Kiên giang (Châu đốc đã nhập với An giang và Hà tiên nhập với Kiên giang) và 1/3 tỉnh Chương Thiện mới lập; còn một phần đất khá rộng là Cù lao Tây và vùng Hồng ngự nhập vào giáo phận Mỹ tho, còn một phần khác là toàn tỉnh Sađec nhập vào giáo phận Vĩnh Long.
Trong đoạn sắc lệnh Venerabilium Nostrorum[24] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn24) có nhắc đến giáo phận Cần Thơ mới gồm tỉnh Phong dinh, Ba xuyên (với Bạc Liêu), An xuyên (và một phần tỉnh Chương thiện mới), với diện tích đất 13.400 csv, dân số chung là 1.385.000; có 51.572 giáo dân; có 67 linh mục ở trong 85 họ đạo, trong đó có 34 họ có linh mục và 52 họ không linh mục thường trú; 41 đại chủng sinh; 94 tiểu chủng sinh. Ngoài ra, có 159 nữ tu Việt nam, 5 nữ tu người Pháp dòng Chúa Quan Phòng và có Cha Marie Stéphane Guillo, Dòng Đa-minh, tỉnh Lion làm tuyên úy nữ tu viện Dòng CQP; 10 nữ tu Con Đức Bà (Con Đức Mẹ ngày nay), và 3 chị Nữ tử Bác ái, có 12 sư huynh Lasan,
Cho tới lúc này, giáo phận Cần thơ nằm trên địa bàn tỉnh Cần thơ (trừ huyện Thốt nốt thuộc giáo phận Long xuyên) Sóc trăng, Hậu giang, Bạc liêu và Cà mau. Chia thành 4 hạt: Cần thơ, Khánh hưng, Trà lồng, Bạc liêu.

pr_hoaian
10-08-2011, 03:33 PM
2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN GIÁO PHẬN CẦN THƠ (1960-2010)
(1). Giáo phận Cần thơ thời Đức cha Philipphê NGUYỄN KIM ĐIỀN (1960-1964)
Đức Cha Philipphê Nguyễn kim Điền sinh ngày 13/3/1921, chịu chức linh mục ngày 21/9/1947. Cha đang là Bề Trên dòng Tiểu đệ Chúa Giêsu, thì ngày 18/6/1960, cha được chọn cùng tháp tùng theo Đức Cha Phaolô đi Rôma yết kiến Đức giáo Hoàng Gioan 23. Ngày 24/12/1960, Tòa thánh ra sắc lệnh thiết lập hàng giáo sĩ Việt nam, Tòa thánh cũng đã cử Đức Cha Phaolô Bình làm Tổng Giám mục giáo phận Sài gòn; đồng thời, ngày 22/1/1961[25] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn25) tấn phong cha Philipphê NGUYỄN KIM ĐIỀN, thuộc dòng Tiểu Đệ Chúa Giêsu, làm Giám mục, với khẩu hiệu ‘Nên mọi sự cho mọi người’, và bổ nhiệm Đức Cha làm Giám mục Chánh tòa Cần Thơ. Ngày 3/4/1961 chính thức về địa phận Cần Thơ.
Tuy thay đổi chủ chăn, nhưng đường lối vẫn như trước. Trong giai đoạn Đức Cha Philipphê Điền làm chủ chăn, Đức Cha tiếp tục công việc còn bỏ dở dang của vị tiền nhiệm.
Vào năm 1961, Đức Cha cho xây dựng một dãy nhà khu A, có hai tầng lầu, dài 64m và khởi sự dời Tiểu chủng viện về đó. Ngoài ra, tại tiểu chủng viện Cái Răng để đủ chỗ thu nhận chủng sinh; đồng thời cũng xây cất nhà hưu dưỡng cho các cha già.
Và cũng do nhu cầu truyền giáo cấp bách, Đức Cha lập Nhà tu sĩ truyền giáo tại Cái khế, cho lập thêm nhiều họ đạo như, An hội, Lộ 19, Lộ 20, Ômôn, Cờ đỏ; tổ chức những lớp ’giáo sinh’ và thúc đẩy việc huấn luyện các chị dòng Mến Thánh Giá Sóc Trăng, để có đủ người dạy các trường họ. Sau khi Đức Cha Philiphhê Điền làm Giám mục, dòng Tiểu Đệ tiếp tục lý tưởng của mình là thánh hóa lao động giữa người nghèo. Tháng 3 năm 1960, dòng Tiểu Đệ CG (ngành Nadaret) rời Bình Thủy về ở xóm Chài, bên kia sông đối diện nhà thờ Chánh Tòa Cần thơ, có 3 tu sĩ, không tăng không giảm[26] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn26).

Dòng Tiểu Đệ có tại nông trường Cờ Đỏ từ lúc nào?
Trong giáo phận cũng có các dòng ba: ngày 19-3-1961, dòng ba Phanxicô (Phan-sinh tại thế), có 12 tập tu đầu tiên chính thức được nhận tại nhà thờ họ Cần thơ. Đến năm 1972 có 26 hội viên, được chia ra 6 nhà thử, 1 tập tu và 19 khấn. Dòng ba Đa-minh, vào năm 1965 thành lập tại Đại hải, và năm 1972 có khoảng 100 hội viên.
Vào năm 1962 vẫn chỉ có 67 linh mục;
Ø Vào năm 1963, thống kê có 38 giáo xứ với khoảng 56.200 giáo dân trên tổng số dân 1.410.000 người, và 74 linh mục.
Ø Đến năm 1964[27] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn27) cha chính địa phận Cyprianô Nguyễn Thạnh Mậu, có 71 linh mục tại các họ đạo và 2 cha tuyên úy Dòng, Cha Jerôme Guibert dòng Đa-minh, tỉnh Lyon, dòng CQP và cha? Antôn Nguyễn thần Hổ, Dòng Tiểu Đệ, Cần Thơ.
Ø Năm 1965[28] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn28), có 60.786 giáo dân, có 72 linh mục và cha tuyên úy dòng CQP Henri Marie Nerdeux, có 62 đại chủng sinh, 241 tiểu chủng sinh, 12 nam tu sĩ và 195 nữ tu sĩ.
Với biến cố 1963, đảo chính Ngô đình Diệm, Đức Cha Phêrô Ngô đình Thục phải ra nước ngoài. Từ đó, giáo phận Huế vắng bóng chủ chăn, và năm 1964, tòa thánh cử Đức cha Philipphê Điền làm Giám quản giáo phận Huế, khiến Đức Cha thêm vất vả lo cho hai giáo phận cùng một lúc. Tới năm 1965, Tòa thánh cử Đức Cha làm Tổng Giám mục Huế và sau một thời gian dài 23 năm làm Tổng Giám mục Huế, Đức Cha đã từ trần ngày 8-6-1988.
Tòa Thánh sau khi cử Đức cha Philipphê Nguyễn kim Điền làm Tổng Giám mục Huế, tấn phong Giám mục Đức cha Giacôbê Nguyễn ngọc Quang tại Vĩnh Long và bổ nhiệm Đức cha làm Giám mục chánh tòa Cần Thơ.
(2). Giáo phận Cần thơ thời Đức Cha Giacôbê NGUYỄN NGỌC QUANG (1965-1990)
(a) Giáo phận Cần thơ từ 1965-1975
Đức cha Giacôbê Nguyễn ngọc Quang, sinh ngày 25/7/1909 tại Phước Lễ, Bà Rịa, chịu chức linh mục ngày 21/9/1935, là cha sở và là cha chính địa phận Vĩnh Long năm 1948. Cha được tấn phong Giám mục ngày 5/5/1965, với khẩu hiệu “ Hãy nâng tâm hồn lên”; và ngày hôm sau, 6/5/1965, Đức cha về nhận lãnh địa phận.
Năm 1966[29] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn29), thống kê có 54.000 giáo dân, 74 linh mục và 2 cha tuyên úy dòng CQP và cha? Bernard Jagueneau Dòng Tiểu Đệ Cần Thơ; có 69 đại chủng sinh, 250 tiểu chủng sinh, 12 nam tu sĩ, 322 nữ tu sĩ
Trong thời gian nầy, khởi đầu hội đồng cố vấn địa phận, gồm có 7 cha : Phêrô Nguyễn tấn Đức, Phêrô Trần minh Ký, Augustinô Huỳnh văn Mão, Alphongsô Nguyễn thiên Tứ, Nicôla Tri bửu Nhơn, Phêrô Trần văn Long và cha Giuse Trần minh Chiêu. Năm 1967 có thêm cha Đôminicô Đỗ kim Thành thay cha Phêrô Trần minh Ký qua đời.
Ø Năm 1967[30] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn30), có 60.786 giáo dân, 73 linh mục và 3 cha tuyên úy, cha Nerdeux OP. dòng CQP, cha? Jagueneau Dòng Tiểu Đệ và cha Stanislao Hoàng đắc Ánh OP. tuyên úy sinh viên. Riêng Dòng Đa-minh đến giúp giáo phận, khi Đại học Cần thơ ra đời (1966). Với cây ván của Tòa giám mục cho, cha Hoàng Đắc Ánh dựng lên cư xá sinh viên, và số người cư trú ngày thêm đông, nên cơ sở phải xây thêm. Ngoài ra còn có 71 đại chủng sinh, 12 nam tu sĩ, 250 nữ tu sĩ.
Riêng các hội đoàn, hội đoàn nào đang hoạt động, thì được quan tâm để nâng cao. Thời nầy, dòng ba Carmêlô (Cát-minh) tại họ đạo Cần thơ được thành lập vào ngày 17-10-1967, từ ban đầu đã có 60 hội viên.
Trong năm nầy, ngày 6-5-1967, Tòa giám mục Cần thơ quyết định một số họ được thành lập chánh xứ:
+ Tỉnh Phong Dinh: họ CẦN THƠ, Phụng Hiệp, Thới Lai
+ Tỉnh Ba Xuyên: họ KHÁNH HƯNG, Xuân Hòa, Đại Hải, Hòa Tú, Bãi Giá.
+ Tỉnh Bạc Liêu : họ BẠC LIÊU, Vĩnh Mỹ.
+ Tỉnh An Xuyên : họ CÀ MAU, Quản Long, Hòa Thành, Bình Hưng
+ Tỉnh Chương Thiện: họ TRÀ LỒNG, Chương Thiện, Tân Long, Tân Phú, Vị Thanh.
Hội đồng cố vấn địa phận có 7 cha, gồm: Phêrô Nguyễn tấn Đức, Alphongsô Nguyễn thiên Tứ, Nicôla Tri bửu Nhơn, Augustinô Huỳnh văn Mảo, Phêrô Trần văn Long, Giuse Trần minh Chiêu, Đôminicô Đỗ kim Thành.
Năm 1968[31] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn31), tổng kết có 73.422 giáo dân, 83 linh mục triều, 3 linh mục dòng, trong đó có thêm cha Antôn Vũ thanh Nghị dòng Tiểu Đệ; 71 đại chủng sinh (gởi học tại ĐCV Sài Gòn 17 học tại Giáo hoàng học viện Đà Lạt, 31 tại ĐCV Xuân Bích Vĩnh Long); 269 tiểu chủng sinh (24 học tại TCV Long xuyên, 245 tại TCV Cái Răng).
Ø Các Dòng nam như, tu sĩ Truyền giáo có 20 tập sinh, 34 đệ tử; dòng Lasan có 12 sư huynh Lasan, và cũng trong năm nầy, phát triển và mở thêm trung học kỷ thuật tại Cần thơ.
Ø Các Dòng nữ có, nữ tu Mến Thánh Giá Khánh Hưng có 26 chị khấn, 20 tập sinh, 120 đệ tử; nữ tu Bác ái Vinh sơn có 5 chị.
Đặc biệt dòng Con Đức Bà: khi địa phận Cần Thơ còn thuộc về địa phận Nam vang, có 6 chị tại Russeykeo được gởi đến giúp một ít họ đạo vùng Cần thơ. Do tình hình chính trị căng thẳng giữa Việt nam và Campuchia các chị ở Cần thơ không liên lạc được với dòng chính tại Russeykeo. Năm 1/9/1967, sau khi thỏa thuận với Đức Cha Nam vang, Dòng tách ra thành lập ngánh mới tại Bình thủy, Cần thơ. Địa phận cung ứng 5 mẫu vườn để lập cơ sở. Đến năm 1970, do chính biến ở Campuchia, dòng tại Russeykeo phải tản cư về Việt nam, một số ít chị xin gia nhập vào Con Đức Bà Bình thủy, phần đông đi định cư tại giáo phận Phú cường. Đức Cha ban sắc lệnh chính thức thiết lập và đặt danh hiệu mới “DÒNG CON ĐỨC MẸ BÌNH THUỶ (Cần Thơ).
Còn nữ tu CQP lúc nầy là 185 chị khấn, 33 tập sinh,186 đệ tử. Trong năm 1968, có một sự kiện quan trọng, là Dòng mẹ tách Việt nam thành Tỉnh dòng và trao quyền điều khiển cho người Việt nam.
Trong việc giáo dục, có 7 trường Trung học với 5.300 học sinh, 60 trường Tiểu học và sơ cấp, 14.876 học sinh.
Cho tới lúc nầy, đời sống đạo trong các họ đạo tiếp tục phát triển, 817 có người lớn rửa tội, 8.834 trẻ em rửa tội, 582 tân tòng, 44 sở có linh mục, 66 sở không có linh mục. Hội đoàn Legio Mariae, có 68 người; Phạt tạ có 15 phân đoàn; Con Đức Mẹ có 20 phân đoàn; Thiếu nhi Thánh Thể có 8 đoàn; có 2 chẩn y viện; 3 cô nhi viện.
Ø Năm 1969[32] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn32), có 90 linh mục triều, 3 linh mục dòng; 62 ĐCS học tại các ĐCV Sài gòn, Vĩnh Long, Rôma; có 260 Tiểu chùng sinh, 17 đệ nhất học tại Long xuyên.
o Các dòng nam như, sư huynh Lasan 12 Thầy phụ trách trường Trung tiểu học Lasan Khánh hưng và Trung tiểu học Cần Thơ; tu sĩ truyền giáo có 3 Thầy khấn, Giám đốc là cha Phêrô Nguyễn văn Chính; dòng Tiểu đệ CG có 3 anh.
o Các Dòng nữ như, CQP, bề trên là Sơ Bénidictine, có 180 chị khấn, phụ trách 4 cô nhi viện, 2 trường Trung học, 15 Tiểu học và sơ cấp trong 15 họ đạo; dòng bác ái Vinh Sơn có 5 chị khấn, bề trên Sơ Pierre René, phụ trách 1 cô nhi viện và 1 phát chẩn; Mến Thánh Giá Khánh Hưng có 28 chị khấn, bề trên Sơ Maria Lucia, phụ trách 1 trường Trung học, 4 Tiểu học; dòng Con Đức Bà Bình Thủy có 8 chị khấn, bề trên là Sơ Maria Madalena, phụ trách 2 trường Tiểu học.
Trong địa phận Cần Thơ lúc nầy, Hội đồng cố vấn có thêm cha Cypriano Nguyễn thanh Mậu, cha Gioakim Nguyễn văn Nhì và cha Simeon Huỳnh văn Tông; ngoài Hội đồng cố vấn địa phận, còn có Hội đồng Linh mục gồm các Cha: cha Bề Trên địa phận Cypriaô Nguyễn thanh Mậu, cha Augustinô Nguyễn lạc Hóa, Tađêô Nguyễn thành Truyền, cha Phêrô Huỳnh tiến Bộ, cha Anrê Đào tiến Tình, cha Giuse Nguyễn văn Định, cha Gabriel Văn công Phong, cha Alphongso Nguyễn tấn Thinh, cha Giuse Vũ văn Minh, cha Piô Ngô phúc Hậu, cha Đa-minh Vũ ngọc Tường.
Tại Tòa giám mục, cho khai giảng nhiều khóa ‘Kitô học’ như, ‘Cursillos de Christiandad’. Ngày 12-8-1969 khóa Cursillos được mở và sau 1 năm tổng kết tại Tòa giám mục dịp Đại hội kỷ niệm 1 năm hình thành. Có văn phòng của Cursillos giáo phận Cần Thơ:
Giám đốc : Cha Phêrô Nguyễn văn Chính
Chủ tịch : Ông Giuse Vũ minh Trân
Thơ ký : Ông Inhatio Nguyễn văn Thạch
Thủ quỹ : Ông Gioan Baotixita Phạm hữu Nghi
Tất cả có 102 khóa sinh, gồm 25 linh mục và 77 giáo dân.

Ø Năm 1970[33] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn33), số giáo dân là 85.000 người, có 93 linh mục địa phận, 2 linh mục Dòng; 64 ĐCS; 320 TCS.
o Dòng nam: sư huynh Lasan có sư huynh Maxime giám đốc Trung tiểu học Lasan Khánh Hưng, sư huynh Cyprien giám đốc Trung tiểu học Lasan Cần Thơ; tu sĩ truyền giáo 8 thầy khấn và 40 đệ tử.
o Dòng nữ: CQP có 198 chị khấn, 80 đệ tử; MTG 24 chị khấn, 80 đệ tử; CĐM có 10 chị khấn, 25 đệ tử
Tiếp tục công việc lo cho đoàn chiên, Đức Cha chủ tâm đến chủng viện Cái Răng, nên năm 1970, mua thêm đất và xây thêm dãy nhà khu B, sửa chữa khu A như hiện nay. Đức Cha cũng quan tâm đến cơ sở vật chất cho hai dòng Mến Thánh Giá và Con Đức Mẹ. Và để có đủ tài chánh nuôi chủng sinh và đệ tử các dòng địa phận, Đức Cha cho khai triển nhà máy nước đá, nhà bán sách, hãng sản xuất tàu vị yểu. Đức Cha cũng chuẩn bị việc xây cất nhà thờ Chánh tòa mới, đã cho mua trước một số khá lớn vật liệu xây dựng.
Đức Cha cũng đẩy mạnh công cuộc truyền giáo đến tận Năm Căn, Cái Nước. Mặt khác khuyến khích các họ đạo mở trường Tiểu học và Trung học, thúc đẩy việc dạy giáo lý trẻ em trong các họ đạo.
Ø Năm 1971[34] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn34), có 99 linh mục, 90 ĐCS, 330 TCS.
o Dòng nam: Tu sĩ truyền giáo có 8 thầy khấn, 9 tập sinh, 31 đệ tử; sư huynh Lasan có 13 Thầy.
o Dòng nữ: CQP 143 khấn trọn, 38 khấn tạm, 34 tập sinh, 70 thỉnh sinh và đệ tử; BAVS có 4 chị khấn; MTG 23 chị khấn, 14 tập sinh, 84 đệ tử, bề Trên là Sơ Bibiane; CĐM 24 chị khấn, 2 tập sinh, 38 đệ tử.
Hội đồng linh mục năm 1971 có cha bề Trên địa phận là Dominico Đỗ kim Thành, A. Hóa, G. Chiêu, T. Truyền, A. Tình, Pr. Bộ, G. định, Pio Hậu, cha P. Vũ thạch Nghị, cha V. Nguyễn văn Chung, cha G. Bùi đức Hiền, Gabxt Nguyễn thanh Tước.
Ø Năm 1972[35] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn35), có 105 linh mục địa phận, 2 linh mục dòng; 90 ĐCS, 320 TCS.
o Các Dòng nam: 13 thầy Lasan, 2 anh Dòng Tiểu đệ, và Dòng tu sĩ truyền giáo có 12 thầy khấn, 40 đệ tử và tập sinh, Dòng phụ trách 5 thí điểm truyền giáo.
o Các Dòng nữ: CQP 252 chị khấn, 55 tập sinh và thỉnh sinh, 175 đệ tử; Dòng BAVS 4 chị khấn, bề trên là Sơ Gertrude; MTG 33 chị khấn, 13 tập sinh, 80 đệ tử; CĐM có 22 chị khấn, 5 tập sinh, 40 đệ tử, bề trên là Sơ Régina.
§ Địa phận chia ra làm 6 hạt và 21 họ chánh sở
1) Hạt CẦN THƠ: họ Cần Thơ, Xuân Hòa, Phụng Hiệp, Thới Lai.
2) Hạt KHÁNH HƯNG: họ Khánh Hưng, Đại Hải, Hòa Tú,, Trung Bình, Tân Thạnh.
3) Hạt BẠC LIÊU: họ Bạc Liêu,Vĩnh Mỹ, Vĩnh Hiệp
4) Hạt TRÀ LỒNG: họ Trà Lồng, Tân Long, Mỹ Phước.
5) Hạt CHƯƠNG THIỆN: họ Vị Thanh, Vị Hưng, Tân Phú.
6) Hạt CÀ MAU: Họ Cà Mau, Hòa Thành, Quản Long.
§ Ngày 09/10/1972[36] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn36), Đức Cha công bố Quy chế Hội đồng giáo xứ bằng 1 văn thư số 276/72/VPGM và cho áp dụng khắp địa phận Cần Thơ trong 3 năm, từ 10/10/1972-10/10/1975, phân phối cho mỗi Cha trong địa phận một bản và tha thiết yêu cầu các cha hãy xúc tiến việc thành lập HĐGX trong các họ đạo làm cơ sở cho các hoạt động mục vụ và truyền giáo, để thống nhất trong toàn địa phận. Quy chế nầy áp dụng mỗi họ đạo thành lập HĐGX gồm có:
- Ban trị sự khu (chia khu trong giáo xứ).
- Có người đảm nhiệm các ngành chuyên biệt như các UB của giáo phận.
- Có đại diện đoàn thể hoặc phong trào công giáo tiến hành
§ Hội đồng tư vấn địa phận có 8 cha, gồm: Cha Bề Trên Đỗ kim Thành, Cypriano Nguyễn thanh Mậu, Nicola Tri bửu Nhơn, Augustino Huỳnh văn Mão, Phero Trần văn Long, Giuse Trần minh Chiêu, Gioakim Nguyễn văn Nhì, Simeon Huỳnh văn Tông.
§ Hội đồng linh mục gồm 14 cha: Cha Bề Trên địa phận, A. Nguyễn lạc Hóa, Giuse Trần minh Chiêu, Gabrien Văn kim Phong, Alphongso Nguyễn tấn Thinh, A. Đào tiến Tình, Alberto Phan túc Trí, G. Nguyễn công Định, G. Vũ văn Minh, Emmanuel Lê phong Thuận, Anton Nguyễn mạnh Đồng, Phero Nguyễn văn Chính, Pio Ngô phúc Hậu, P. Châu văn Ảnh

Ø Năm 1973[37] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn37), có 111 linh mục địa phận, 2 linh mục dòng; 102 ĐCS, 320 TCS; có 54 họ đạo có linh mục, 52 họ đạo và địa điểm truyền giáo không có linh mục.
o Các Dòng nam: sư huynh Lasan 15 thầy; Dòng Tu sĩ truyền giáo 7 thầy, 17 đệ tử, cha Anrê Đào tiến Tình làm Giám đốc. Riêng Dòng Thánh gia trước năm 1948, cũng đã có gởi Thầy Alexi đến phục vụ tại nhà thờ Trà Rầm nhiều năm (nay thuộc họ đạo Trà Lồng); tại Trà Ếch (hạt Sóc Trăng) cũng có một cộng đoàn và Thầy Ambroise đến phục vụ. Còn nhà Dòng, vào tháng 5 năm 1970, xảy ra cơn chính biến tại Campuchia, với chiến dịch “Cáp Duôn’ (chém giết người Việt nam), tất cả tu sĩ Thánh Gia, vì là người Việt nên cũng bị trục xuất về Việt nam. Do đó, dòng Thánh gia tại Banam phải tản về Việt nam. Ngày 12/8/1970, Dòng được Tòa Thánh cho phép chính thức sát nhập vào giáo phận Long Xuyên. Lúc đó, nhà Dòng cũng gởi nhà tập và một số thầy đến giúp giáo phận Cần thơ.
Để giúp cho dòng có cơ sở, Đức Cha quyết định giao Nhà Dòng Truyền Giáo thánh Phaolô tại Cái Khế Cần thơ cho các Thầy Banam điều khiển. Và ngày 5/6/1973[38] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn38), ĐC chứng kiến và chủ tọa lễ bàn giao giữa linh mục Đào tiến Tình, cựu bề trên dòng Truyền Giáo và sư huynh Giám đốc Đệ tử viện dòng Thánh Gia.
Theo số liệu năm 1974, có 7 thầy và 48 đệ tử, giám đốc là sư huynh Thanh Liêm; và cho tới ngày nay, tại giáo phận Cần thơ có cộng đoàn Tu sinh Cần thơ và cộng đoàn Trà Ếch, giúp việc dạy giáo lý tại họ đạo.
o Các Dòng nữ:
- CQP có 252 chị khấn, 55 tập sinh và thỉnh sinh, 175 đệ tử, dòng phụ trách 4 cô nhi viện, 23 Trung và Tiểu học trong các họ đạo.
- Tại MTG ngày 8/7/1973, ĐC Giacôbê chủ toạ, hai cha đại diện là Tri bửu Nhơn(cha sở Sóc trăng) và Nguyễn văn Chính(tuyên uý dòng), nhà Dòng đã tổ bầu Ban quản trị cho nhiệm kỳ mới. Kết quả, chị Bibiane Bề Trên tu viện, chị Agatha Phụ tá Bề Trên, chị Claire cố vấn, chị Denise phụ trách tập viện, chị Donatienne phụ trách đệ tử viện. Lúc nầy, dòng có 33 chị khấn, 13 tập sinh, 80 đệ tử.
- CĐM ngày 7/7/1973 ĐGM chấp nhận lời khấn 4 chị khấn lần đầu, 3 chị khấn lại, trao tu phục cho 8 chị tập viên. Lúc nầy, tu viện có 23 nữ tu, 8 tập sinh, 29 đệ tử[39] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn39), cha tuyên úy là F. Lê văn Phiên.
- BAVS có 4 chị khấn.
o Tu hội Tận Hiến (Institutum Consecratorum): ngày 25/3/1953 Đức Cha đã chính thức cho phép Tu hội Tận Hiến là tu hội đời được hoạt động tại địa phận Cần Thơ, đặt cơ sở tại nhà thờ An Hội Cần Thơ.
Việc tổ chức địa phận được chia làm 7 Hạt, 21 giáo xứ, 32 giáo sở có linh mục thường trực, 52 họ nhỏ hay giáo điểm:

pr_hoaian
10-08-2011, 03:34 PM
) Hạt CẦN THƠ:
+ Giáo xứ: CẦN THƠ, THỚI LAI
+ Giáo sở: An Hòa, An Hội, An Thạnh, Bình Thủy, Kho đạn (Fatima), Lộ 19, Lộ 20, Phong Phú, Thuận Trung, Thới Thạnh, Vùng 4 Q.K.
2) Hạt KHÁNH HƯNG:
+ Giáo xứ: KHÁNH HƯNG, HÒA TÚ, TRUNG BÌNH, TÂN THẠNH.
+ Giáo sở: Đại Ngãi, Tuân Tức.
3) Hạt ĐẠI HẢI:
+ Giáo xứ: ĐẠI HẢI, XUÂN HÒA, PHỤNG HIỆP
+ Giáo sở: Thuận Hưng, Trung Hải, Thái Hải, Lương Hiệp, Phụng Tường, Thiết An.
4) Hạt BẠC LIÊU:
+ Giáo xứ: BẠC LIÊU, VĨNH MỸ, VĨNH HIỆP
+ Giáo sở: Hưng Hội, Tắc Sậy, Ninh Sơn, Tiểu Khu, sư đoàn 21.
5) Hạt CÀ MAU:
+ Giáo xứ: CÀ MAU, HÒA THÀNH, QUẢN LONG.
+ Giáo sở: Năm Căn, Tiểu Khu
6) Hạt TRÀ LỒNG:
+ Giáo xứ: TRÀ LỒNG, TÂN LONG, MỸ PHƯỚC
+ Giáo sở: Bôna, Kinh Đức Bà.
7) Hạt CHƯƠNG THIỆN
+ Giáo xứ: VỊ THANH, VỊ HƯNG, TÂN PHÚ
+ Giáo sở: Long Mỹ, Vị Tín, Vịnh chèo.
§ Hội đồng tư vấn địa phận gồm 8 cha: Dom. Thành, Cypriano Mậu, Nicola Nhơn, Augustino Mão, Phero Long, Giuse Chiêu, Gioakim Nhì, Simeon Tông.
§ Hội đồng linh mục gồm 14 cha: Bề trên địa phận Dom.Thành, G. Chiêu. Alphongso Thinh, Alberto Trí, G. Minh, Anton Đồng, Pio Hậu, A Hóa, Gabriel Phong, A. tình, G. Định, Emmanuel Lê phong Thuận, Phero Nguyễn văn Chính, P. Châu văn Ảnh.
§ Có thêm Tòa án hôn phối, gồm 4 cha: chánh án, Emmanuel Lê phong Thuận; Chưởng lý, P. Nguyễn chí Thiết; Kháng lý, G. Nguyễn công Định; Lục sự, T. Nguyễn công Hiển. Văn phòng tại 12 Nguyễn Trãi Cần Thơ.
§ Các Ủy Ban: vào 23/3/1971 Đức Cha đã lập ra các ban như, Phụng vụ, Giáo dục, Truyền bá Phúc Âm và Phát triển, nhưng chưa làm việc được vì trong các họ đạo chưa có Hội đồng Giáo xứ rõ ràng để làm cơ sở cho các Ủy Ban; mãi đến ngày 17/1/1973[/URL][40] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn40), sau khi bàn hỏi với các Cha và rút tỉa kinh nghiệm trong những năm qua, Đức Cha đã quyết định chính thức thành lập 6 ban, có thêm Truyền thông xã hội và Ban Giáo lý. Mỗi ban có cha phụ trách với nhiệm kỳ 3 năm:
1. UB Truyền bá Phúc Âm: Cha Đinh trọng Tự
2. UB Truyền thông Xã Hội: Cha Nguyễn công Định
3. UB Giáo dục: Cha Phạm minh Mẫn
4. UB Giáo lý: Cha Lê phong Thuận
5. UB Phụng vụ: Cha Nguyễn mạnh Đồng
6. UB Phát triển: Cha Phan túc Trí (ủy toàn quyền cho cha Nguyễn hữu Văn)
Ngày 17/1/1973, Đức Cha tổ chức đầu phiếu, và các cha trong địa phận chọn cha Nguyễn công Định làm việc truyền thông xã hội của địa phận. Từ đó, số báo ĐỒNG HƯỚNG số 1, tháng 5-6 năm 1973 đã ra đời, ghi lại những suy tư, những cảm nghĩ, những khắc khoải, những tư tưởng, những tin tức, để qui tụ mọi tầng lớp, mọi thành phần dân Chúa, mọi đoàn thể trong giáo phận cùng nhắm về một hướng.
[41] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn41)
Các Ban trên khởi động chương trình hành động bằng việc lần lượt trình bày phương hướng và những việc làm cụ thể đã được thể hiện rõ nét qua báo ĐỒNG HƯỚNG.
- UBTruyền bá PÂ: Khóa huấn luyện Con Đức Mẹ cho toàn địa phận; khóa huấn luyện cho Đoàn thể Gia đình Phạt tạ
- UB Giáo dục: mở khóa tu nghiệp Giáo chức Tiểu học; mở khóa quản trị học đường cho Hiệu trưởng Trung tiểu học.
- UB Giáo lý: mở khóa huấn luyện cho giáo lý viên.
- UB Truyền thông XH, có tổ chức giờ phát thanh vào mỗi tối Chúa nhật tại Đài phát thanh Cần Thơ, từ 8g10 đến 8g30; phát thanh công giáo trong chương trình ‘Giờ loan Tin Mừng’.
§ Ngày 10/6/1973, ĐGH Phaolô 6 khai mạc năm thánh toàn cầu theo chu kỳ 25 năm. Liền sau đó, HĐGM VN đã ra thông cáo chỉ thị giáo dân chuẩn bị năm thánh. Giáo phận Cần Thơ hòa nhập với giáo hội toàn cầu để tổ chức năm Toàn xá 1975. Đức Cha đã chuẩn bị bằng việc lập một Ủy Ban Năm Thánh giáo phận Cần Thơ và đã ấn định ngày lễ T. Phanxicô Xavier 3/12/1973 là ngày khai mạc Năm Thánh cho toàn giáo phận với mục tiêu ‘CANH TÂN VÀ HÒA GIẢI’.
[42] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn42)
Trong năm 1973, Đức Cha tổ chức cuộc lạc quyên cho truyền giáo, được các họ đạo và tu viện. Số tiền thu được chi cho việc tái thiết các nhà thờ, mở các thí điểm truyền giáo, gởi về Ủy ban Giám mục, gởi về hội Giáo hoàng chi cho việc truyền giáo trong giáo phận[43] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn43).
o Hội đoàn phát triển rầm rộ, như thiếu nhi Thánh Thể, có các linh mục ban lãnh đạo địa phận, cha Vũ đức Thông, cha Nguyễn thanh Tước, cùng các anh chị trong ban lãnh đạo TNTT giáo phận, hoạch định chương trình hàng năm, tổ chức các khóa huấn luyện huynh trưởng cao cấp, trung cấp, sơ cấp tại chủng viện Cái Răng
[44] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn44)
- Hiệp hội như Y tá công giáo cũng đã hoạt động. Cha bề trên Thành làm linh hướng cho hiệp hội, ngày 14/7 là lễ thánh Camillô bổn mạng hiệp hội, có tổ chức qui mô, nhiều thành phần y, bác sĩ và số đông các hội viên tham gia tại nhà thờ Chánh toà.
- Gia đình phạt ta địa phận Cần thơ cũng tĩnh tâm và hội thảo. Hơn 90 hội viên trong toàn địa phận tham dự.
- Hội Con Đức Mẹ giáo phận Cần Thơ cũng được huấn luyện ngày 19-22/7 tại trường Lasan Sóc trăng, gồm ban trị sự của 19 họ đạo trong giáo phận có CĐM.
- Thời nầy, Caritas Việt nam cũng phát triển, hoạt động cụ thể tại giáo phận Cần thơ, để cứu trợ khẩn cấp, phát triển các địa phương, hở trợ chương trình khẩn hoang lập ấp[45] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn45).
§ Việc Đại kết, ngày 13/8/1973 (15/7 âl) lễ Vu lan là ngày báo hiếu. Tại nhà thờ chánh toà tổ chức đặc biệt gồm khách mời Phật giáo, Cao đài. Trong nhà thờ, cử hành thánh lễ đồng tế có đầy sắc áo khác nhau, trắng vàng lẫn lộn của các tín hữu tôn giáo bạn và các vị đại diện tôn giáo. Ca đoàn các Sơ CQP ca lên những bài ca nâng cao tâm hồn các tín đồ tôn giáo bạn trong tình yêu hợp nhất. Sau khi dự lễ, phái đoàn công giáo gồm một số đông các cha, các Sơ và HĐGX đến dự lễ tại chùa Khánh quang và chùa Vạn Đức tự.
§ Ngày 3/12/1973, ĐGM long trọng khai mạc Năm Thánh toàn xá bằng việc, địa phận tổ chức thánh lễ mời chính quyền và đại diện các tôn giáo bạn, và quý quan khách khác, công bố khai mạc năm thánh để khởi đầu cho cuộc Canh Tân và Hoà Giải.
Ø Năm 1974[46] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn46), giáo dân phỏng là 85.000, có 115 linh mục đại phận, 3 linh mục dòng, 134 ĐCS, 290 TCS, 54 họ có linh mục, 52 họ không linh mục và địa điểm truyền giáo, khoảng 40 họ đạo có HĐGX.
o Các dòng nam: 20 sư huynh Lasan, phụ trách 3 trường, trong đó có trường thêm kỷ thuật Lasan Cần Thơ; 2 anh dòng Tiểu đệ CG.
o Các dòng nữ, CQP có 252 chị khấn, 34 tập sinh và thỉnh sinh, 103 đệ tử; dòng MTG có 45 chị khấn, 17 tập sinh, 10 thỉnh sinh và 80 đệ tử; CĐM có 23 chị khấn, 8 tập sinh, 27 đệ tử, chị Bề trên là Maria Eugenie
Hội đồng tư vấn linh mục có 7 cha: Bề Trên Dom. Đỗ kim Thành, Nicôla Tri bửu Nhơn, Gioakim Nguyễn văn Nhì, Anrê Đào tiến Tình, Alphongsô Nguyễn tấn Thinh, Antôn Nguyễn hữu Văn, Piô Ngô phúc Hậu.
Hội đồng linh mục gồm 8 cha: Cha Bề Trên địa phận, Albertô Phan túc Trí, Antôn Nguyễn mạnh Đồng, G. Nguyễn công Định, Emmanuel Lê phong Thuận, P. Châu văn Ảnh, Gioanbxt Phạm minh Mẫn, Phanxicô Đinh trọng Tự.
Phụ trách 6 Ủy Ban gồm 7 cha:
* UB Truyền bá Phúc Âm: Phanx. Đinh trọng Tự
* UB Giáo dục : Gioanbxt Phạm minh Mẫn
* UB Giáo lý : Emmanuel Lê phong Thuận
* UB Truyền thông xã hội: G. Nguyễn công Định
* UB Phụng vụ: Antôn Nguyễn mạnh Đồng
* UB Phát triển: Albertô Phan túc Trí và Antôn Nguyễn hữu Văn
* Tuyên úy ĐP phụ trách các hội đoàn
* Hội đoàn trực thuộc UTBPA: P. Châu văn Ảnh
* Hội đoàn trực thuộc UBGD: G. Vũ đức Thông
* Tòa án hôn phối: chánh án, Emmanuel Lê phong Thuận; Chưởng lý, P. Nguyễn chí Thiết; Kháng lý, G. Nguyễn công Định; Lục sự, T. Nguyễn công Hiển
Tổ chức giáo phận trong 7 hạt có thêm các giáo sở:
1) Hạt CẦN THƠ
2) Hạt KHÁNH HƯNG: Giáo sở có thêm Ba Rinh.
3) Hạt ĐẠI HẢI
4) Hạt BẠC LIÊU
5) Hạt CÀ MAU: Giáo sở có thêm Cái Keo
6) Hạt TRÀ LỒNG
7) Hạt CHƯƠNG THIỆN
Tại các Hạt, cũng đã bầu lại cha Quản hạt nhiệm kỳ 3 năm (1974-1977), kết quả[47] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn47):
Hạt Cần thơ cha Giacôbê LÊ VĂN TỎ
Hạt Khánh Hưng cha Alphongso NGUYỄN TẤN THINH
Hạt Bạc Liêu cha Gioakim NGUYỄN VĂN NHÌ
Hạt Chương Thiện cha Augustino TRẦN MINH KHANH
Hạt Trà Lồng cha Simêon HUỲNH VĂN TÔNG
Hạt Cà Maucha Gabriel VĂN KIM PHONG
o Riêng HĐGX, ngày 10/3/1974, khoá huấn luyện đầu tiên cho các thành viên trong ban Thường vụ HĐGX hạt Cần thơ được tổ chức tại trung tâm mục vụ (lộ 20) các giáo hạt khác cũng tiếp tục được mở khoá huấn luyện hoặc tại lộ 20, hoặc tại địa phương, để BTV thông suốt đường hướng mục vụ và am tường phương pháp hành động[48] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn48).
o Các uỷ ban trong địa phận khởi sự hoạt động:
- Đặc biệt có Uỷ ban giáo dục bắt đầu mở trường học Công giáo. Trường nầy được tổ chức và hướng dẫn theo tinh thần công giáo dưới sự điều khiển của Giáo hội. Đường hướng phát triển về trí dục, thể dục và đức dục. Quyết định của Đức Giám mục về Quy chế học đường địa phận Cần Thơ rất rõ ràng. Có tổ chức các khoá tu huấn cho giáo chức và hiệu trưởng, khoá sư phạm học đường và khoá quản trị học đường.
o Giáo phận yêu mến mẹ Maria, ngày 12/5/1974, tượng Đức Mẹ Fatima, nữ vương hoà bình chính thức đặ chân lên giáo phận cần Thơ. Từ đó các Hạt thay phiên để cung nghinh Đức Mẹ tại các họ đạo trong Hạt mình. Trong dịp nầy, ban truyền thông có dịp trình chiếu phim về ĐGH đi Liên hiệp quốc và ĐGH đi Fatima dự lễ kim khánh 50 năm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tại Fatima.
(b) Giáo phận Cần thơ từ 1975-1990
Ø Năm 1975[49] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn49), giáo phận Cần thơ đầu năm 1975 thống kê phỏng có 95.000 giáo dân, có 118 linh mục triều và 3 linh mục dòng, có 54 họ có linh mục và 62 họ đạo và địa điểm truyền giáo không có linh mục thường trú, 166 đại chủng sinh và 250 tiểu chủng sinh.
Các dòng nam: Tiểu Đệ CG có 3 anh; dòng Thánh Gia, giám đốc là sư huynh Roland, có 7 thầy, 10 tập sinh, 40 đệ tử. Riêng dòng Đa-minh, vào đầu năm 1975, khi có chính biến, các cha Đaminh quyết định trở về Sài gòn, giao cư xá lại cho giáo phận và giáo phận giao lại cho dòng Thánh gia đảm nhận. Dòng Lasan có 20 sư huynh, nhưng sau năm 1975, cơ sở văn hóa được trao cho chánh phủ, các thầy vì chỉ chuyên ngành giáo dục, nay không được phục vụ theo tôn chỉ Dòng nữa, các thầy phải đi tản mát khắp nơi.
o Dòng BAVS có 8 nữ tu công tác tại Cái Khế, Cái Tắc và Năm Căn. Sau năm 1975, dòng cho một số khá đông các nữ tu đi giúp các họ đạo. Năm 1980, địa phận có 33 chị khấn và phục vụ lo họ đạo. MTG có 56 chị khấn, 23 tập sinh và thỉnh sinh, 80 đệ tử; CĐM có 30 chị khấn, 27 đệ tử; tu hội tận hiến IC (hội dòng NHẬP THỂ-TẬN HIẾN-TRUYỀN GIÁO) có 3 anh và 36 chị, phụ trách 5 giáo điểm và 2 cơ sở xã hội, Giám đốc là cha Tôma Trần quang Định, trụ sở tại An hội, 64 Hai bà Trưng, Cần Thơ.
Dòng CQP có 252 chị khấn, 34 tập sinh và thỉnh sinh, 103 đệ tử. Sau năm 1975, các cơ sở giáo dục, từ thiện được giao cho chánh phủ, nhưng có nơi, các chị được lưu dụng như trước. Hiện nay các chị vẫn tiếp tục phục vụ tại 36 họ đạo trong khắp giáo phận Cần thơ. Và năm 1980, có một sự kiện quan trọng, đó là số nữ tu của tỉnh dòng Việt nam hơn 400, gần phân nửa tổng số của các tỉnh dòng CQP và một nữ tu Việt nam được bầu vào ban Tổng Quản trị dòng ở Pháp. Và ở tại các nơi nầy, các chị vẫn đảm trách học đường, bệnh viện, cô nhi viện, viện dưỡng lão.
Tổ chức giáo phận trong 7 hạt có thêm các giáo sở:
1) Hạt CẦN THƠ
2) Hạt KHÁNH HƯNG:.
3) Hạt ĐẠI HẢI
4) Hạt BẠC LIÊU: Giáo sở có thêm Giá Rai
5) Hạt CÀ MAU: Giáo sở có thêm Tân Lộc
6) Hạt TRÀ LỒNG
7) Hạt CHƯƠNG THIỆN
Hội đồng tư vấn địa phận có 8 cha: Cha bề trên Dom. Đỗ kim Thành, Simeon Huỳnh văn Tông, Gioakim Nguyễn văn Nhì, Gabriel Văn kim Phong, Giacobe Lê văn Tỏ, Alphongso Nguyễn tấn Thinh, Augustino Trần minh Khanh, Alphongso Nguyễn tiến Thuận.
Hội đồng linh muc có 8 cha: cha bề trên địa phận, Dom. Thành, Alberto Phan túc Trí, Antôn Nguyễn mạnh Đồng, Giuse Nguyễn công Định, Emmanuel Lê phong Thuận, Phero Châu văn Ảnh, Gioanbxt Phạm minh Mẫn, Phanxico Đinh trọng Tự.
Tòa án hôn phối vẫn tiếp tục hoạt động với các cha phụ trách chuyên môn.
Phụ trách các Ủy Ban gồm có:
UB linh mục: Linh mục Dom Đỗ kim Thành
Đại chủng sinh : Em. Lê phong Thuận
Tiểu CS: Gioanbxt. Phạm minh Mẫn
UB Truyền bá Phúc Âm: Phanxico Đinh trọng Tự
UB Tông đồ giáo dân: Giuse Nguyễn công Định
UB Giáo dục: Gioanbxt. Phạm minh Mẫn
UB Giáo lý: Emm. Lê phong Thuận
UB Phụng vụ: Antôn Nguyễn mạnh Đồng
UB Phát triển: Albertô Phan túc Trí & Antôn Nguyễn hữu Văn
UB Truyền thông xã hội: Gioanbxt. Nguyễn thanh Tước &Phêrô Nguyễn quốc Túy

Đầu năm 1975, tuy đất nước Việt nam đang có những biến chuyển, địa phận Cần Thơ vẫn tiếp tục chương trình hoạt động của mình để phát triển và thực hiện những việc làm thiết thực:
- Đầu tháng 3, Caritas khai giảng các khoá cắt may tại nhiều trung tâm khác nhau nhằm huấn nghệ cho các phụ nữ.
- HĐGM kêu gọi cứu trợ chiến nạn, giáo dân trong địa phận Cần Thơ đáp lời gọi phần bằng tiền bạc, quần áo cụ, gạo… và gởi lên Caritas Việt nam.
Với biến cố 30/4/1975 kết thúc chiến tranh, mọi sự ngừng lại chờ xem tình hình mới. Có nhiều thay đổi về công việc cũng như nhân sự. Một số đang linh mục đang học ở ngoại quốc hay đang làm việc ở ngoài giáo phận không trở về được, 14 linh mục đang học tập cải tạo, 9 linh mục qua đời. Trái lại, có 5 cha nhập giáo phận và 18 cha mới được thụ phong. Tổng cộng là 106 cha, nhưng chỉ có 86 đang phục vụ trong giáo phận.
Về việc đào tạo ơn gọi linh mục, chủng sinh, vì thấy hoàn cảnh khó khăn, tiểu chủng viện tạm ngưng, Đức Cha cho phép tự do trở về giáo phận gốc, các tiểu chủng sinh còn ở lại được gởi học tại các trường Nhà nước, đại chủng sinh tựu về chủng viện Cái răng để bồi dưỡng thần học tiếp tục. Năm 1979, số chủng sinh thần học là 80, được phân phối cư trú tại các họ đạo, vừa để lao động sản xuất vừa thực tập mục vụ dưới sự hướng dẫn của cha sở. Hằng năm, cứ bốn tháng thay phiên nhau trở về chủng viện dự các khóa thần học tại chủng viện Cái răng. Chủng viện hoạt động điều hòa được, nhờ sự đóng góp quý báu về tài chánh của giáo dân các họ đạo. Chủng viện hoạt động một thời gian và mãi đến ngày 27/12/1988, Đại chủng viện liên địa phận Cần thơ-Vĩnh long-Long xuyên thuộc vùng ĐBSCL mới chính thức khai giảng. Cha giám đốc tiên khởi là Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn (nay là Hồng y)
Trong hoàn cảnh mới, vì tuổi già sức yếu, Đức Cha dùng quyền đặt biệt Tòa thánh ban, chọn và phong chức Giám mục cho Đức Cha EMMANUEL LÊ PHONG THUẬN ngày 6-6-1975, làm Giám mục phó với quyền kế vị, để tiếp tay cai quản giáo phận.
Vào năm 1976, Nhà nước thực thi chủ trương mới về ruộng đất. Trong dịp nầy, Đức Cha và các cha trong lần cấm phòng năm có bàn về việc góp phần với chính quyền cách mạng bằng việc hiến nhượng tất cả ruộng đất địa phận canh tác, để chính quyền phân phối cho nhân dân; và ngày 02-8-1976[50] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn50), Tòa Giám mục có văn thư xác nhận nguồn gốc đất canh tác của giáo phận do khai khẩn, hoặc do tạo mãi…và nay vẫn còn quyền sở hữu. Bây giờ muốn hiến nhượng đất và xin giữ lại đất phượng tự và một ít đất cho các họ đạo và linh mục tu sĩ canh tác.
Theo thống kê 1979, số giáo dân là 88.965 Việt, 678 Việt gốc Khmer và 416 Việt gốc Hoa, tổng cộng 90.059. Còn một số khá nhiều giáo dân ở vùng kinh tế mới, nông trường, hợp tác xã, chưa biết bao nhiểu, phỏng đoán 5.000. Tổng kết khoảng 95.000 giáo dân, có 65 họ có linh mục và 51 họ chưa có linh mục; có 64 họ có chủng sinh giúp và 73 họ có nữ tu cộng tác. Trong đó, dòng CĐM Cần Thơ, vào năm 1980, có 45 chị khấn, phục vụ 7 họ đạo trong giáo phận Cần thơ.
Sau khi nắm chính quyền, Chính quyền Cách mạng quyết định phân chia ranh giới hành chánh và đặt tên mới cho các tỉnh, thì giáo phận Cần Thơ nằm trong 2 tỉnh Minh Hải và Hậu Giang, trừ thốt nốt thuộc giáo phận Long xuyên. Tình hình ngày thêm sáng tỏ, Chính quyền áp dụng chính sách giãn dân. Các họ đạo thành phố lần lần bớt dân số; trái lại, họ đạo thôn quê ngày càng thêm đông người, nhờ đó có nhiều nơi bị chiến tranh tàn phá, bây giờ được xây dựng lại. Từ năm 1975 đến năm 1980, có hơn 20 nhà thờ được trùng tu hay xây cất, nhiều họ trước kia không có linh mục, nay có cha thường trú.
Các trường công giáo giáo phận đã đóng góp cho nền văn hóa dân tộc trong nhiều năm qua. Từ năm 1955 khi tách rời khỏi giáo phận Nam vang, cả giáo phận Cần thơ chỉ vỏn vẹn có 2 trường trung học tại Sóc Trăng của dòng Lasan và của dòng Chúa Quan Phòng, 2 trường tiểu học, một tại Cần thơ và một tại Bạc liêu, ngoài ra có 73 trường sơ cấp với tất cả 11.697 học sinh. Và sau 1975 thì đã chuyển giao các cơ sở cho chánh phủ, góp phần cho Nhà nước 13 trường trung học phổ thông và kỷ thuật, 38 trường tiểu học, 23 vườn trẻ với tổng số học sinh là 26.928 học sinh.
Trong địa phận Cần Thơ, từ năm 1972 tuy đã có quy chế HĐGX và đã thực hiện ít nhiều, nhưng do hoàn cảnh đất nước, mãi đến năm 1980 mới ổn định và được cụ thể hoá theo hoàn cảnh mới. Việc xây dựng họ đạo được hướng dẫn cụ thể theo quy chế HĐGX 1980[URL="https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn51"][51] (https://thanhcavietnam.net/forum/#_ftn51), xây dựng họ đạo thành một cộng đoàn đức tin, phượng tự và bác ái, nhằm mục tiêu truyền giáo. Trên cơ sở đó, nhân sự HĐGX được tổ chức, huấn luyện nhiều năm. Và sau nầy, quy chế HĐGX đã được điều chỉnh đôi lần hợp với nhu cầu hoàn cảnh; theo quy chế nầy, HĐGX cũng nhận lãnh nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cộng đồng dân Chúa. HĐGX các họ đạo trong giáo phận hầu hết được thành lập, với số thành viên là 1.447 người.
Sau một thời gian dài, lo cho giáo phận, Đức cha bệnh nặng và qua đời tại Tòa Giám mục Cần thơ ngày 20-7(6?)-1990. Ngài cai quản giáo phận 25 năm, và từng bước đưa giáo phận Cần thơ vượt qua giai đoạn khó khăn của đất nước.
(3). Giáo phận Cần Thơ thời Đức Cha Emmanuel Lê Phong Thuận (1990-2010)
Đức Cha Emmanuel Lê phong Thuận, sinh ngày 2/12/1930, tại Cồn Phước (Mỹ Luông), 29/8/1957 chịu phép ‘Cắt Tóc’ tại Sài gòn, tháng 4/1959 chịu 4 chức nhỏ, 20/10/1959 chịu chức 5 tại Sài gòn, và ngày 31/5/1960 chịu chức linh mục, sau đó ngày 7/6/1960 về Cồn phước dâng lễ vinh qui long trọng! Từ năm 1960-1964 ở Tiểu Chủng viện Cái Răng.
Từ năm 1965-1967, du học tại Rôma, 1968 du học tại Munchen (Allemagne Fédérale) nước Đức, 1971 bí thư Tòa Giám Mục Cần Thơ năm 1972, kiêm nhiệm trong Hội đồng linh mục địa phận, năm 1973 kiêm nhiệm chánh án tòa án Hôn phối, năm 1974 phụ trách Ủy ban Giáo lý của địa phận; và ngày 6/6/1975, được tấn phong làm Giám mục phó cộng quản với quyền kế vị, Đức Cha chọn khẩu hiệu “Chính nhờ Người với Người và trong Người’, và năm 1990, sau khi Đức cha Giacôbê qua đời, Ngài tiếp tục kế vị chăm sóc giáo phận Cần Thơ.
Năm 1997 Đức Cha đã quyết định chọn Tắc sậy, là nơi có mộ cha Phanxico Xavier thành ‘Trung tâm truyền giáo’, vì bổn mạng cha Trương bửu Diệp là Phanxicô Xavier, nơi nầy có nhiều người xin ơn và được nhiều ơn lành kể cả lương giáo.
Năm 1999, Đức Cha cho xây 2 dãy nhà mới sử dụng sinh hoạt mục vụ của giáo phận, sinh hoạt các ban mục vụ, các khóa Thần học, sinh hoạt dự tu.
- Sáng kiến tạo điều kiện để mỗi linh mục hàng năm đến Tòa giám mục bồi dưỡng 1 tuần.
- Khuyến khích lập các giới
- Hình thành các lớp giáo lý phổ thông, và lập Ban giáo lý
- Ngày 6-11-2002, theo Tông sắc của ĐTC Gioan Phaolo II, bổ nhiệm Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên Giám mục phó giáo phận Cần Thơ; và ngày 18-2-2003, được Đức cha Emmanuel tấn phong Giám mục tại Đại Chủng Viện Thánh Quý, Cần Thơ.
- 8.8.2010: Tạ ơn Thượng thọ bát tuần – kim khánh linh mục – 35 năm giám mục.
- 17.10.2010: Được Chúa gọi về với Người trong an bình. Thánh Lễ an táng được tổ chức trọng thể tại Nhà Thờ Chánh Toà vào ngày 21.10.2010 và được an táng bên trong Nhà Thờ Chánh Toà.
(2) Giáo phận Cần Thơ thời Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên (2010-)
Đức cha Stêphanô Tri Bửu Thiên được tấn phong Giám mục Phó GP. Cần Thơ vào ngày 18-2-2003, với khẩu hiệu “AD GENTES” (Đến với muôn dân). Ngài trở thành Giámmục Chánh Toà Cần Thơ từ ngày 17.10.2010.