PDA

View Full Version : Đôi mắt của tâm hồn



Thumai
29-08-2011, 02:49 AM
ĐÔI MẮT CỦA TÂM HỒN


Thường tình, người ta nhìn đời bằng những sự kiện rất vật chất và có khi lấy những thành công vật chất bên ngoài để đo lường giá trị cuộc đời. Nhưng còn một đôi mắt tâm hồn để con người nhìn ra sự việc. Chính vì thế ta thấy dân Ấn Độ thường hay chấm một nốt đỏ ngay trán giữa hai con mắt như thầm nhắc nhớ rằng, con người còn một con mắt tâm hồn nữa. Để nói lên tâm tình ấy. Tôi mượn câu chuyện trích trong ``A cup of confort`` gửi đến các bạn.
Khi sinh ra, tôi đã có đôi mắt không bình thường như những người khác. Chúng lệch nhau và không cùng nhìn về một hướng. Tôi không thể nhìn thấy xung quanh một cách bình thường. Các bạn bè cùng lứa tuổi thường hay nhạo báng tôi! Khi biết bò, tôi luôn va đầu vào tường, chân bàn hoặc cạnh ghế. Đến khi chập chững biết đi, lại càng tệ hơn! Có khi tôi cứ loạng choạng như một kẻ say rượu! ngày nào người tôi cũng có những vết bầm tím do va vấp chỗ nọ chỗ kia!
Một hôm, mẹ dẫn tôi đến cửa hàng nhạc cụ trên phố, tình cờ tay tôi chạm vào một cây đàn dương cầm, vài phím đàn dưới tay tôi vang lên. Một cảm xúc rất lạ dâng lên trong lòng tôi và nghe như tim tôi rạo rực phồng lên cách kỳ lạ. Từ đó, tôi bắt đầu say mê học đàn dương cầm. Các nốt đen, nốt trắng trên những bản nhạc làm tôi thích thú say mê như trái tim điên cuồng của một người con gái biết yêu lần đầu . Chẳng bao lâu, tôi đã có thể chơi được những bản nhạc cổ điển mà mẹ tôi yêu thích. Đối với tôi lúc ấy, hạnh phúc là được đắm chìm trong những âm thanh tuyệt diệu của tiếng đàn dương cầm. Và trong tim của cô bé mười tuổi như tôi, cây đàn dương cầm trở thành một vật không thể xa rời được nữa.
Rồi tai nạn đột nhiên xảy đến. Hôm ấy nắng thu nhuộm vàng cả một khu vườn sau nhà, lá thu rơi lả tả buồn như tâm tư một người đang vỡ mộng đời. Tôi ra vườn chơi và mải mê nhặt xác những chú ve sầu vừa chết sau cơn lạnh ập đến đêm qua! Nhưng tôi không để ý đám mây đen kịt đang giăng kín bầu trời! khi cơn mưa bắt đầu ập xuống như một kẻ độc ác chụp cái bẫy trên đầu tôi, tôi luống cuống chạy vào nhànhư con chim mắc lưới người thợ săn đang tìm cách trốn thoát thân; đôi chân loạng choạng của tôi đã vấp phải gốc cây gần đó. Ầm! thế là tôi chẳng nhớ gì ngoài cơn đau không thể tả được ở con mắt tôi rồi lan dần đến đầu khiến tôi ngất lịm! Một màu tối đen bao trùm khung trời đời tôi như cơn mây đen kéo đến trong chiều mưa!
Tôi được chuyển tới bệnh viện và ra về với hai miếng băng trên mắt. Nghĩ đến buổi trình diễn âm nhạc đầu tiên tôi được mời tham gia ở trường, tôi đã òa khóc. Thấy tôi chán nản, mẹ quyết tâm bắt tôi phải trình diễn trong chương trình đó. Tôi tuyệt vọng la lên:
- Mẹ không hiểu con à, con không làm được vì không thể nhìn bản nhạc và phím đàn. Con phải làm sao đây?
- Con chỉ việc đàn như trước đến giờ con đã từng làm. – Mẹ tôi trả lời đơn giản thế thôi!
- Mẹ không hiểu được đâu. Con không làm được! Tôi cay đắng nói trong nước mắt! Con không nhìn được mà mẹ ơi!
Mẹ ngồi xuống bên tôi cương quyết: Con không cần nhìn. Con đã chơi bản nhạc ấy cả ngàn lần rồi. Và mẹ đặt tay lên ngực tôi- Con hãy tin vào bản thân mình. Âm nhạc ở ngay trong tim con. Con hãy để mọi người biết điều đó.
Tôi lặng thinh không nói gì, hai tay mò mẫm cây đàn thân quen. Chợt có một điều gì đó dâng lên trong lòng tôi- một cảm giác vừa sợ hãi, vừa quyết tâm. Tối hôm đó, cô giáo dắt tay tôi bước lên sân kháu, tôi run lên vì hồi hộp. Nhưng khi tôi vừa chạm vào phím đàn thì kỳ diệu thay, mọi lo âu biến mất… Âm nhạc như tuôn trào từ trong tim tôi. Chưa bao giờ tôi chơi hay như đêm hôm đó.
Sau buổi trình diễn, mọi người vây quanh tôi chúc mừng. Mẹ ôm chặt tôi trong nỗi vui sướng và hạnh phúc đến nỗi tôi nghe rõ nỗi xôn sao trong lồng ngực mẹ. Bàn tay ấm áp của cô giáo nắm lấy tay tôi. Một người bạn đến bên tôi thì thầm: làm sao cậu có thể chơi hay đến thế khi cậu không thể nhìn thấy gì chứ? Tôi mỉm cười nói: Cậu có tin là tớ còn có một đôi mắt khác trong tim nữa không?
Hãy tỉnh thức, sống hết mình với hiện tại, lạc quan nhìn đời và coi mọi bất ngờ xảy đến như cơ may Thiên Chúa dành cho mỗi người, đó chính là sứ điệp SỐNG mà Hội Thánh mời gọi con người hôm nay.
( ST)