gioanha
02-09-2011, 04:39 PM
CÓ HAY KHÔNG THÁI ĐỘ VÔ CẢM TRONG TÔI?
LM. Giuse. Đỗ Đức Trí
Một trong những vấn đề mà báo chí gần đây hay đề cập đến đó là thái độ vô cảm nơi nhiều người và người ta còn gọi nó bằng cái tên là “bệnh vô cảm” trong xã hội. Thái độ vô cảm này xuất hiện hầu như nơi mọi lứa tuổi, cách đây không lâu khi những video clip nữ sinh đánh nhau cách dã man ở đưởng phố được tung lên mạng, vậy mà người ta thấy ở trong đoạn fim đó bạn bè của những em này và những người qua kẻ lại không ai lên tiếng, thậm chí họ còn dửng dưng lấy điện thoại quay film hoặc ngồi nói chuyện như không có chuyện gì xảy ra trước mắt. Hoặc, một tai nạn va quẹt giữa xe bus và người đi honda, nạn nhân ngất xỉu nằm giữa đường, vậy mà người qua đường cũng chỉ xúm lại để xem, mà không có ai ra tay đưa nạn nhân đi cấp cứu; trường hợp khác khi thấy nạn nhân bị tai nạn, có người vẫy xe đứng lại để đưa nạn nhân đi bệnh viện, thì thường gặp phải ánh mắt dửng dưng và cái lắc đầu vô cảm của các tài xế. Có ngưới biện minh cho thái độ vô cảm này bằng câu trả lời: Sợ phiền phức đến mình, không phải là chuyện của mình, để đó có người khác làm và nhiều câu trả lời giống như thế. Gọi là căn bệnh của xã hội có lẽ cũng không sai, vì tình trạng này đang diễn ra tràn lan trong xã hội, nó thể hiện ra bên ngoài bằng thái độ dửng dưng trước những đau khổ và làm ngơ trước những nguy khốn của anh em đồng loại trong khi khả năng họ có thể làm và giúp người khác.
Thưa quý ông bà anh chị em
Thái dộ dưng dưng vô cảm ấy không phù hợp với người Kitô hữu là những người được mời gọi sống giới răn yêu thương. Lời Chúa hôm nay muốn chúng ta xây dựng đời sống cộng đoàn bằng việc phải đi bước trước trong việc sửa lỗi cho anh em, giúp nhau sống tốt và cũng là để ngăn ngừa cái xấu xảy ra, vì mỗi người đều có liên đới và có trách nhiệm với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Bài đọc một, qua miệng tiên tri Ezekiel Thiên Chúa đã cảnh báo Israel và cũng là cảnh báo chúng ta nếu mỗi người sống dửng dưng với anh em, thì Thiên Chúa sẽ hỏi tội chúng ta, vì mỗi ngưới chúng ta đều được trao trách nhiệm giúp anh em mình tiến bộ, sống tốt hơn. Vì thế nếu chúng ta im lặng làm ngơ để cho sự xấu xảy ra, là chúng ta có lỗi trước mặt Chúa, và nếu chúng ta vì lý do nào đó mà ngậm miệng trước những điều sai lỗi của anh em, tức là chúng ta đồng lõa với những hành động sai trái ấy, chúng ta phải mang lỗi như lời trong sách Ezêkiel: Hỡi con người ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel,… hãy thay ta mà cảnh báo chúng, nếu ngươi không cảnh báo nó và để nó chết trong tội của nó, Ta sẽ đòi ngươi nợ máu của nó. Còn nếu ngươi cảnh báo nó, mà nó không hối lỗi, nó sẽ phải chịu trách nhiệm về sai lỗi của nó.
Qua đoạn Kinh Thánh vừa nêu trên, Thiên Chúa đã đòi hỏi dân Chúa phài có một thái độ sống cùng, sống với và sống vì anh em, đòi hỏi ấy đối với chúng ta trong thời hiện đại này, lại càng có tính thời sự hơn, khi mà xã hội ngày càng gieo vào tâm hồn con người thói hưởng thụ và tính ích kỷ, người ta chỉ còn biết nghĩ đến mình mà không hề chạnh lòng trước những nhu cầu và những sai lỗi của anh em. Có người nói rằng dường như ngày nay những căn nhà ngày càng được xây to ra, mà cánh cửa thì hẹp lại; con người ngày nay cái bụng và cái đầu dường như lớn ra, còn trái tim và đôi tay lại teo tóp lại, vì vậy nó dẫn đến sự dửng dưng đáng sợ và sự vô cảm đến lạnh lùng. Là người Kitô hữu chúng ta không thể có thái độ như thế, vì tất cả đều là con cái Chúa và là anh em với nhau, một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ, chúng ta phải biết đau nỗi đau của anh em, lo lắng cho phần rỗi linh hồn của anh em mình, sông như thế là chúng ta sống tình yêu thương như Thánh Phaolô trong thư Roma đã nhắc lại: Người phải yêu người thân cận như chính mình, và còn thêm rằng, khi sống tình yêu thương liên đới là chu toàn lề luật của Chúa.
Góp ý sửa lỗi cho nhau vẫn là một việc khó, dù là nơi những người bạn thân, vì thông thường những lời khen ngợi ai cũng muốn nghe, còn việc lắng nghe và đón nhận những lời phê bình góp ý thì không dễ dàng chút nào; Cũng chính vì thái độ tâm lý này, khiến nhiều người chỉ tìm cách tâng bốc xu nịnh lẫn nhau mà không dám nhìn thẳng và góp ý cho những sai lỗi của nhau.
Hôm nay Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta những bước cần thiết để góp ý xây dựng và sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ và giúp xây dựng công đoàn: Nếu người anh em trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, mội mình anh với nó mà thôi, đó là bước thứ nhất, tức là hãy lấy tình anh em, tình bạn, trong chân thành tìm đến với người anh em đó, trong kín đáo xây dựng để góp ý sửa lỗi cho nhau, chứ không mang mang thái độ kẻ cả quan tòa để xét hỏi, kết tội nhau.
Bước thứ hai là nếu nó không nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa để công việc được giải quyết. Bước thứ ba, là đưa kẻ ấy ra trước Hội Thánh, và bước thứ tư là nếu nó cũng không nghe Hội Thánh thì kể nó như người dân ngoại. Cộng đoàn Hội Thánh là nơi mọi thành viên sống tình yêu thương, vì thế việc đưa kẻ sai lỗi ra trước công đoàn Hội Thánh, không phải để xét xử cho bằng để kẻ có lỗi cảm nhận được sự yêu thương đùm bọc của Hội Thánh, và Hội Thánh như người mẹ luôn muốn, và tạo cơ hội tốt nhất, và có những phương thế giúp con cái mình sửa chữa những sai lỗi. Nếu kẻ có lỗi từ chối tình yêu thương và sự nâng đỡ của Hội Thánh, thì chính người ấy đã tự tách mình ra khỏi sự hiệp thông với Hội Thánh, và từ chối tình yêu thương của mẹ Hội Thánh.
Chúa Giêsu đã nhắc lại thẩm quyền mà Ngài đã ban cho các tông đồ khi quyết định thiết lập Hội Thánh: Dưới đất anh em ràng buộc điều gì, trên trời cũng ràng buộc, dưới đất anh em tháo cởi điều gì trên trời cũng tháo cởi. Nhắc lại thẩm quyền này, để cho thấy vai trò và sự tín nhiệm Chúa đã trao cho Phêrô và các tông đồ trong việc lãnh đạo Hội Thánh, Ngài hoàn toàn tin tưởng vào những con người này và cách hành hành xử yêu thương của các ông, vì Hội Thánh là hiện thân của Chúa Kitô để tiếp tục sứ mạng yêu thương của Ngài; Hơn thế nữa Chúa Giêsu còn hứa sẽ ở với Hội Thánh và nhận lời những người tụ tập cầu nguyện nhân danh Ngài, tức là khi chúng ta cùng nhau tụ tập nhân danh Ngài dù chỉ hai người với nhau thì Ngài hiên diện ở giữa.
Thưa quý ông bà anh chị em và các bạn trẻ
Là con Chúa, là thành viên của Hội Thánh, chúng ta không thể sống dửng dưng vô cảm với anh em, với những người chung quanh, trái lại chúng ta được mời gọi sống trong tình liên đới với nhau, chúng ta không thể để trái tim mình trở nên băng giá lạnh lùng trước những đau khổ, những nhu cầu và sự sai lỗi của anh em, không thể dửng dưng đứng nhìn anh em mình sống trong tình trạng nguy hiểm mà không ra tay cứu giúp.
Tình liên đới đòi chúng ta phải lên tiếng để chống lại sự xấu và sự dữ, sự bất công; chúng ta không thể vì sợ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân hay gia đình mà im lặng làm ngơ để cho sự xấu xảy ra, vì im lặng như thế là đồng lõa với sự xấu. Có những bậc cha mẹ đã không chỉ làm ngơ mà còn tán đồng với những hành động làm ăn gian dối của con cái, chỉ vì mỗi tháng chúng cung cấp tiền lương cho bố mẹ và gia đình. Có những người biết bạn của mình sống gian dối, bê tha nghiện ngập mà không dám lên tiếng sửa sai cho bạn mình, và rất nhiều lần chúng ta đã vô cảm nhắm mắt làm ngơ trước những sai lầm của anh chi em xung quanh, không giúp họ sửa sai khắc phục.
Nhờ việc siêng năng tham dự thánh lễ mỗi ngày, xin Chúa giúp chúng ta cảm nghiệm được tình huynh đệ con cùng một Chúa là Cha và là con của Mẹ Hội Thánh, biết không ngừng hoàn thiện bản thân và đồng thời giúp anh em mình sống tốt hơn. Vì, khi giúp một người anh em trở về với con đường công chính là chúng ta cứu chính mình. Amen
LM. Giuse. Đỗ Đức Trí
Một trong những vấn đề mà báo chí gần đây hay đề cập đến đó là thái độ vô cảm nơi nhiều người và người ta còn gọi nó bằng cái tên là “bệnh vô cảm” trong xã hội. Thái độ vô cảm này xuất hiện hầu như nơi mọi lứa tuổi, cách đây không lâu khi những video clip nữ sinh đánh nhau cách dã man ở đưởng phố được tung lên mạng, vậy mà người ta thấy ở trong đoạn fim đó bạn bè của những em này và những người qua kẻ lại không ai lên tiếng, thậm chí họ còn dửng dưng lấy điện thoại quay film hoặc ngồi nói chuyện như không có chuyện gì xảy ra trước mắt. Hoặc, một tai nạn va quẹt giữa xe bus và người đi honda, nạn nhân ngất xỉu nằm giữa đường, vậy mà người qua đường cũng chỉ xúm lại để xem, mà không có ai ra tay đưa nạn nhân đi cấp cứu; trường hợp khác khi thấy nạn nhân bị tai nạn, có người vẫy xe đứng lại để đưa nạn nhân đi bệnh viện, thì thường gặp phải ánh mắt dửng dưng và cái lắc đầu vô cảm của các tài xế. Có ngưới biện minh cho thái độ vô cảm này bằng câu trả lời: Sợ phiền phức đến mình, không phải là chuyện của mình, để đó có người khác làm và nhiều câu trả lời giống như thế. Gọi là căn bệnh của xã hội có lẽ cũng không sai, vì tình trạng này đang diễn ra tràn lan trong xã hội, nó thể hiện ra bên ngoài bằng thái độ dửng dưng trước những đau khổ và làm ngơ trước những nguy khốn của anh em đồng loại trong khi khả năng họ có thể làm và giúp người khác.
Thưa quý ông bà anh chị em
Thái dộ dưng dưng vô cảm ấy không phù hợp với người Kitô hữu là những người được mời gọi sống giới răn yêu thương. Lời Chúa hôm nay muốn chúng ta xây dựng đời sống cộng đoàn bằng việc phải đi bước trước trong việc sửa lỗi cho anh em, giúp nhau sống tốt và cũng là để ngăn ngừa cái xấu xảy ra, vì mỗi người đều có liên đới và có trách nhiệm với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Bài đọc một, qua miệng tiên tri Ezekiel Thiên Chúa đã cảnh báo Israel và cũng là cảnh báo chúng ta nếu mỗi người sống dửng dưng với anh em, thì Thiên Chúa sẽ hỏi tội chúng ta, vì mỗi ngưới chúng ta đều được trao trách nhiệm giúp anh em mình tiến bộ, sống tốt hơn. Vì thế nếu chúng ta im lặng làm ngơ để cho sự xấu xảy ra, là chúng ta có lỗi trước mặt Chúa, và nếu chúng ta vì lý do nào đó mà ngậm miệng trước những điều sai lỗi của anh em, tức là chúng ta đồng lõa với những hành động sai trái ấy, chúng ta phải mang lỗi như lời trong sách Ezêkiel: Hỡi con người ta đã đặt ngươi làm người canh gác cho nhà Israel,… hãy thay ta mà cảnh báo chúng, nếu ngươi không cảnh báo nó và để nó chết trong tội của nó, Ta sẽ đòi ngươi nợ máu của nó. Còn nếu ngươi cảnh báo nó, mà nó không hối lỗi, nó sẽ phải chịu trách nhiệm về sai lỗi của nó.
Qua đoạn Kinh Thánh vừa nêu trên, Thiên Chúa đã đòi hỏi dân Chúa phài có một thái độ sống cùng, sống với và sống vì anh em, đòi hỏi ấy đối với chúng ta trong thời hiện đại này, lại càng có tính thời sự hơn, khi mà xã hội ngày càng gieo vào tâm hồn con người thói hưởng thụ và tính ích kỷ, người ta chỉ còn biết nghĩ đến mình mà không hề chạnh lòng trước những nhu cầu và những sai lỗi của anh em. Có người nói rằng dường như ngày nay những căn nhà ngày càng được xây to ra, mà cánh cửa thì hẹp lại; con người ngày nay cái bụng và cái đầu dường như lớn ra, còn trái tim và đôi tay lại teo tóp lại, vì vậy nó dẫn đến sự dửng dưng đáng sợ và sự vô cảm đến lạnh lùng. Là người Kitô hữu chúng ta không thể có thái độ như thế, vì tất cả đều là con cái Chúa và là anh em với nhau, một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ, chúng ta phải biết đau nỗi đau của anh em, lo lắng cho phần rỗi linh hồn của anh em mình, sông như thế là chúng ta sống tình yêu thương như Thánh Phaolô trong thư Roma đã nhắc lại: Người phải yêu người thân cận như chính mình, và còn thêm rằng, khi sống tình yêu thương liên đới là chu toàn lề luật của Chúa.
Góp ý sửa lỗi cho nhau vẫn là một việc khó, dù là nơi những người bạn thân, vì thông thường những lời khen ngợi ai cũng muốn nghe, còn việc lắng nghe và đón nhận những lời phê bình góp ý thì không dễ dàng chút nào; Cũng chính vì thái độ tâm lý này, khiến nhiều người chỉ tìm cách tâng bốc xu nịnh lẫn nhau mà không dám nhìn thẳng và góp ý cho những sai lỗi của nhau.
Hôm nay Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta những bước cần thiết để góp ý xây dựng và sửa lỗi cho nhau trong tình huynh đệ và giúp xây dựng công đoàn: Nếu người anh em trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, mội mình anh với nó mà thôi, đó là bước thứ nhất, tức là hãy lấy tình anh em, tình bạn, trong chân thành tìm đến với người anh em đó, trong kín đáo xây dựng để góp ý sửa lỗi cho nhau, chứ không mang mang thái độ kẻ cả quan tòa để xét hỏi, kết tội nhau.
Bước thứ hai là nếu nó không nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa để công việc được giải quyết. Bước thứ ba, là đưa kẻ ấy ra trước Hội Thánh, và bước thứ tư là nếu nó cũng không nghe Hội Thánh thì kể nó như người dân ngoại. Cộng đoàn Hội Thánh là nơi mọi thành viên sống tình yêu thương, vì thế việc đưa kẻ sai lỗi ra trước công đoàn Hội Thánh, không phải để xét xử cho bằng để kẻ có lỗi cảm nhận được sự yêu thương đùm bọc của Hội Thánh, và Hội Thánh như người mẹ luôn muốn, và tạo cơ hội tốt nhất, và có những phương thế giúp con cái mình sửa chữa những sai lỗi. Nếu kẻ có lỗi từ chối tình yêu thương và sự nâng đỡ của Hội Thánh, thì chính người ấy đã tự tách mình ra khỏi sự hiệp thông với Hội Thánh, và từ chối tình yêu thương của mẹ Hội Thánh.
Chúa Giêsu đã nhắc lại thẩm quyền mà Ngài đã ban cho các tông đồ khi quyết định thiết lập Hội Thánh: Dưới đất anh em ràng buộc điều gì, trên trời cũng ràng buộc, dưới đất anh em tháo cởi điều gì trên trời cũng tháo cởi. Nhắc lại thẩm quyền này, để cho thấy vai trò và sự tín nhiệm Chúa đã trao cho Phêrô và các tông đồ trong việc lãnh đạo Hội Thánh, Ngài hoàn toàn tin tưởng vào những con người này và cách hành hành xử yêu thương của các ông, vì Hội Thánh là hiện thân của Chúa Kitô để tiếp tục sứ mạng yêu thương của Ngài; Hơn thế nữa Chúa Giêsu còn hứa sẽ ở với Hội Thánh và nhận lời những người tụ tập cầu nguyện nhân danh Ngài, tức là khi chúng ta cùng nhau tụ tập nhân danh Ngài dù chỉ hai người với nhau thì Ngài hiên diện ở giữa.
Thưa quý ông bà anh chị em và các bạn trẻ
Là con Chúa, là thành viên của Hội Thánh, chúng ta không thể sống dửng dưng vô cảm với anh em, với những người chung quanh, trái lại chúng ta được mời gọi sống trong tình liên đới với nhau, chúng ta không thể để trái tim mình trở nên băng giá lạnh lùng trước những đau khổ, những nhu cầu và sự sai lỗi của anh em, không thể dửng dưng đứng nhìn anh em mình sống trong tình trạng nguy hiểm mà không ra tay cứu giúp.
Tình liên đới đòi chúng ta phải lên tiếng để chống lại sự xấu và sự dữ, sự bất công; chúng ta không thể vì sợ ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân hay gia đình mà im lặng làm ngơ để cho sự xấu xảy ra, vì im lặng như thế là đồng lõa với sự xấu. Có những bậc cha mẹ đã không chỉ làm ngơ mà còn tán đồng với những hành động làm ăn gian dối của con cái, chỉ vì mỗi tháng chúng cung cấp tiền lương cho bố mẹ và gia đình. Có những người biết bạn của mình sống gian dối, bê tha nghiện ngập mà không dám lên tiếng sửa sai cho bạn mình, và rất nhiều lần chúng ta đã vô cảm nhắm mắt làm ngơ trước những sai lầm của anh chi em xung quanh, không giúp họ sửa sai khắc phục.
Nhờ việc siêng năng tham dự thánh lễ mỗi ngày, xin Chúa giúp chúng ta cảm nghiệm được tình huynh đệ con cùng một Chúa là Cha và là con của Mẹ Hội Thánh, biết không ngừng hoàn thiện bản thân và đồng thời giúp anh em mình sống tốt hơn. Vì, khi giúp một người anh em trở về với con đường công chính là chúng ta cứu chính mình. Amen