PDA

View Full Version : Tình người ở ốc đảo bình yên...



Angelus
20-09-2011, 11:10 AM
Toạ lạc tại xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố 20km, cơ sở Lê Minh Xuân của bệnh viện Tâm thần TP.HCM tách rời khu dân cư chung quanh không khác gì một ốc đảo. Mặc dù chuyên chữa trị các bệnh tâm thần (chủ yếu là tâm thần phân liệt), nhưng ở đây bình yên, sạch sẽ và ngăn nắp lạ thường. Có được điều này là nhờ công sức của toàn thể cán bộ, nhân viên ở đây, đặc biệt là những nhân viên nữ.


http://i214.photobucket.com/albums/cc199/laffffree/Linh%20tinh/6f81fdbb9dae5b75ffc318b9c63e52f6.jpg

Bệnh nhân được hướng dẫn tự chơi đàn, ca hát để mau chóng hoà nhập trở lại với cuộc sống.


http://i214.photobucket.com/albums/cc199/laffffree/Linh%20tinh/aaa8860d86e208ee7c9eb37a057ddcc4.jpg

Tuyết, một điều dưỡng mới ra trường đã chọn cơ sở điều trị tâm thần Lê Minh Xuân để làm việc.


http://i214.photobucket.com/albums/cc199/laffffree/Linh%20tinh/4bb9226042edbe2d69745619d42d417b.jpg

Nhiều bệnh nhân không tự ăn uống được, các điều dưỡng làm luôn việc đút cơm cho bệnh nhân ăn.


http://i214.photobucket.com/albums/cc199/laffffree/Linh%20tinh/2385f684a026a4117ffadb5c46b04809.jpg

Cơ sở tạo ra một không gian điều trị mở, bệnh nhân và nhân viên y tế không có khoảng cách. Điều này giúp cho việc điều trị hiệu quả, nhưng cũng khiến không ít nhân viên bị bệnh nhân hành hung, đánh đập. “Phải yêu nghề nhiều lắm, thương bệnh nhân như người nhà của mình thì mới trụ lại được với nghề”, một nữ nhân viên ở đây tâm sự.


http://i214.photobucket.com/albums/cc199/laffffree/Linh%20tinh/fad8456aa4e0fc2457e58741f1cc5f86.jpg

Cẩm Linh, một hộ lý bám trụ ở đây tròn 30 năm, khi nơi này còn là một bệnh viện đa khoa xuống cấp, trước khi chuyển sang điều trị bệnh tâm thần. Bệnh nhân vẫn gọi chị là “má Linh”, vì chị luôn chăm sóc thương yêu bệnh nhân. Giờ đây, con gái chị cũng làm việc ở đây với công việc của một điều dưỡng.


http://i214.photobucket.com/albums/cc199/laffffree/Linh%20tinh/03810601bdebe9badf8d7c04e408bba2.jpg

Đã mắc bệnh ai cũng phải dùng thuốc, nhưng đối với bệnh tâm thần, bệnh nhân còn được áp dụng lao động trị liệu (may, vẽ, đan lát, làm báo tường…) Trong ảnh, cô Trần Kim Khang, 50 tuổi, người có thâm niên gần 30 năm làm công việc hướng dẫn lao động trị liệu cho bệnh nhân tâm thần.


Trần Việt Đức - Phan Sơn (sgtt.vn (http://sgtt.vn))


Mình đã từng vào đây thăm thân nhân, hoàn cảnh các bệnh nhân ở đây nhìn cảm động.

Trong vài phút le lói tỉnh trí hiếm hoi, nhìn họ ân cần lo lắng cho nhau, phải bặm môi để không ai thấy thằng đàn ông rỉ nước từ khóe mắt!

Chúc sức khỏe và an bình đến từng bệnh nhân, từng nhân viên tại đây!