PDA

View Full Version : Xoicuc đề....



xoicucnong
11-08-2008, 05:45 PM
Pà kon ui, lâu lắm òi xoicuc mới "lắm điều" 1 bữa, pà kon vui lòng giúp xoicuc nha(đừng chửi là mừng òi...):nhay:

Pàkon cho xoicuc hỏi vài câu nhá:


Đan viện là gì, sự khác nhau giữa Đan Viện và Tu Viện
Đức Viện Phụ là gì, tại sao gọi là VIện Phụ mà ko gọi là VIện Trưởng
Đức Viện phụ có vai trò như thế nào, phẩm hàm của các Ngài ra sao
Đức Viện Phụ có Mũ Mitra và Gậy MỤc tữ giống như Giám MỤc, tại sao. Cách thức dùng gậy của các Ngài ra sao
Đức Viện Phụ có thế là Nam hay Nữ
Đức Viện Phụ do ai tấn phong

Đó là 6 câu hỏi "zô ziên" của xoicuc, mong bà con vui lòng trả lời dùm!!!

Còn bây h cho em thêm 1 câu nữa nha. Có ACE nào có các hình về các nơi Mẹ hiện ra, và hình ảnh về Đức MẸ ở những nơi đó ko, cho em với nhé

NẾu được ACE có thể cho em chi tiết những ngày lễ của MẸ trong năm được ko, cả những lễ Kính tại nơi Mẹ hiện ra nữa... Xoicuc cám ơn rất nhiều!!!

Chúa và MẸ luôn ở cùng mọi người!!!:love:

littlewave
13-08-2008, 11:57 AM
Bít dzì trả bài đó trước nha. Xôi click vào mỗi link để lấy thông tin chi tiết

CÁC NGÀY LỄ KÍNH ĐỨC MẸ theo phụng vụ nè


http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 01. Lễ Mẹ Vô Nhiễm (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/01.htm) ngày 08 tháng 12
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 02. Lễ Mẹ Guadalupe (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/02.htm) ngày 12 tháng 12
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 03. Lễ Mẹ Thiên Chúa (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/03.htm) ngày 01 tháng 01
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 04. Lễ Mẹ Dâng Chúa (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/04.htm) ngày 02 tháng 02
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 05. Lễ Mẹ Lộ Đức (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/05.htm) ngày 12 tháng 02
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 06. Lễ Truyền Tin (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/06.htm) ngày 25 tháng 03
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 07. Lễ Mẹ Thăm Viếng (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/07.htm) ngày 31 tháng 05
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 08. Lễ Trái Tim Mẹ (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/08.htm) Thứ Bảy Tuần II sau Lễ Hiện Xuống
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 09. Lễ Mẹ Núi Carmêlô (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/09.htm) ngày 16 tháng 07
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 10. Lễ Cung Hiến Đền Thờ... (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/10.htm) ngày 05 tháng 08
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 11. Lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/11.htm) ngày 15 tháng 08
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 12. Lễ Mẹ Nữ Vương (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/12.htm) ngày 22 tháng 08
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 13. Lễ Sinh Nhật Mẹ (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/13.htm) ngày 08 tháng 09
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 14. Lễ Thánh Danh Mẹ (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/14.htm) ngày 12 tháng 09
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 15. Lễ Mẹ Sầu Bi (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/15.htm) ngày 15 tháng 09
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 16. Lễ Mẹ Mân Côi (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/16.htm) ngày 07 tháng 10
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 17. Lễ Mẹ Dâng Mình (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/17.htm) ngày 21 tháng 11
http://www.dongcong.net/Content2/arrow.jpg 18. Lễ Ngày Thứ Bảy (http://www.dongcong.net/MeMaria/NhungNgayCuaMe/18.htm) Lễ ngoại lịch về Đức Mẹ

CÁC NƠI MẸ HIỆN RA TỪ 1924 :

1. Mẹ hiện ra với thánh Đaminh, năm 1214 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/01_VoiThanhDaminh.htm)
2. Mẹ hiện ra với thánh Simon Stock, năm 1251 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/02_VoiThanhSimonStock.htm)
3. Chúa Giêsu và Mẹ hiện ra với thánh Brigit, năm 1310 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/03_VoiThanhBrigit.htm)
4. Mẹ hiện ra tại Gadalupé, Mễ Tây Cơ, năm 1531 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/04_GuadalupeMexico.htm)
5. Mẹ hiện ra với nữ tu Maria d'Agreda, năm 1627 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/05_NuTuMariaThanhAgreda.htm)
6. Mẹ hiện ra tại La Vang, Việt Nam, năm 1798 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/06_LangVangVN.htm)
7. Mẹ hiện ra tại Paris, Pháp, năm 1830 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/07_ChiCatherineParisPhap.htm)
8. Mẹ hiện ra tại Paris, Pháp, năm 1836 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/08_DucBaThangTranParis.htm)
9. Mẹ hiện ra với nữ tu Justine Bisqueyburu, năm 1840 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/09_VoiNuTuJustinBisqueyburu.htm)
10. Mẹ hiện ra tại La Salette, Pháp, năm 1846 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/10_LaSalettePhap.htm)
11. Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, Pháp, năm 1858 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/11_LoDucPhap.htm)
12. Mẹ hiện ra tại Pontmain, Pháp, 1871 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/12_PontmainPhap.htm)
13. Mẹ hiện ra tại Knock, Ái Nhĩ Lan, năm 1879 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/13_KnockAiNhiLan.htm)
14. Mẹ hiện ra tại Tilly-Sur-Seulles, Pháp, 1896 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/14_TillySurSeullesPhap.htm)
15. Mẹ hiện ra tại Mantara, Lebanon, năm 1908-1911 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/15_MantaraLebanon.htm)
16. Mẹ hiện ra tại Belgique, năm 1910 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/16_BerthePetitBi.htm)
17. Mẹ hiện ra tại Fatima, Bồ Đào Nha, năm 1917 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/17_FatimaBodaonha.htm)
18. Mẹ hiện ra tại Beauraing, Belgique, năm 1932-1933 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/18_BeauraingBi.htm)
19. Mẹ hiện ra tại Banneux, Belgique, năm 1933 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/19_BanneuxBi.htm)
20. Mẹ hiện ra tại Kerizinen, Pháp, năm 1938 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/20_KerizinenPham.htm)
21. Mẹ hiện ra tại Montichari, Nước Ý, năm 1947-1966 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/21_MontichiariY.htm)
22. Mẹ hiện ra tại Lipa, Phi luật tân, năm 1948-1949 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/22_LipaPhiluattan.htm)
23. Mẹ hiện ra tại Necedah, Wisconsin, Hoa kỳ, năm 1949-51 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/23_WisconsinHoaKy.htm)
24. Mẹ hiện ra tại Jerusalem, Do thái, năm 1954 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/24_JerusalemDothai.htm)
25. Mẹ hiện ra tại Garabandal, Tây ban nha, năm 1961 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/25_GarabandalTayBanNha.htm)
26. Mẹ hiện ra tại San Samiano, Nước Ý, năm 1964 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/26_SanDamianoY.htm)
27. Mẹ hiện ra tại Zeitoun, Ai cập, năm 1968 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/27_ZeitounAiCap.htm)
28. Mẹ hiện ra tại Bayside Hills, Queens, Nữu Ước, năm 1970 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/28_BaysideQueensNuuUoc.htm)
29. Mẹ hiện ra tại Milan, Nước Ý, năm 1972 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/29_MilanY.htm)
30. Mẹ hiện ra tại Betania, Venezuela, năm 1976 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/30_BetaniaVenezuela.htm)
31. Mẹ hiện ra tại Kibeho, Rwanda, năm 1981 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/31_RwandaPhiChau.htm)
32. Mẹ hiện ra tại Medjugorje, Nam tư, năm 1981 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/32_MejugorjeNamTu.htm)
33. Mẹ hiện ra tại Hrushiv, Liên sô, năm 1987 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/33_UkraineLienXo.htm)
34. Mẹ hiện ra tại Scottsdale, Arizona, năm 1987 (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/34_ScottdaleArizonaHoaKy.htm)
35. Me hiện ra khóc tại Sicily, Akita, Naju (http://thanhlinh.net/memaria/MeMariaSuGiaTinhYeu/35_NajuDaiHan.htm)

caoduc
13-08-2008, 12:02 PM
Những Nghi Lễ Phụng Vụ Kính Ðức Mẹ Maria
Nguồn: Đài phát thanh chân lý Á châu

Ngày 01 Tháng Giêng
Ðức Maria Mẹ Thiên Chúa

Nhờ Mẹ mà Ngôi Hai đã nhập thế. Bởi đó trong lúc thờ lạy Hài Nhi nơi máng cỏ Bêlem, chúng ta cũng hãy ca ngợi Mẹ là Mẹ Thiên Chúa. Tư tưởng đó đã được diễn tả qua phụng vụ Giáng Sinh và Giáo Hội đã chọn ngày hôm nay để tôn kính tước hiệu ấy.

Mỗi khi dâng lời kinh chúc tụng Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, chúng ta đừng bao giời quên rằng Mẹ cũng là Mẹ thật của chúng ta, Mẹ của tất cả những ai kết hiệp và làm thành Nhiệm Thể Ðức Kitô, "Mẹ của Giáo Hội".

Ngày hôm nay còn là ngày thứ tám trong tuần bát nhật, ngày kỷ niệm Hài Nhi được dâng hiến cho Thiên Chúa tại đền thánh Giêrusalem qua nghi thức cắt bì và được đặt tên là Giêsu. Ngày hôm nay là ngày bắt đầu của một năm mới: Thời gian sẽ đi qua nhưng Ðức Kitô sẽ tồn tại mãi mãi. Sau cùng ngày hôm nay cũng là ngày Hòa Bình thế giới, chúng ta hãy nguyện cầu để Chúa thương ban cho dân tộc Việt Nam chóng dập tắt ngọn lửa hận thù chiến tranh. Tất cả những ý nghĩa đó đều dẫn đưa chúng ta tới Chúa Giêsu và Mẹ Thánh Ngài.

Ngày 02 Tháng Hai
Ðức Mẹ Dâng Chúa Giêsu Vào Ðền Thánh

Theo luật Do Thái thì tất cả các con trai đầu lòng đều thuộc về Thiên Chúa, vì vậy cha mẹ con trẻ phải chuộc các em bằng một con chiên hay đôi chim bồ câu. Những lễ vật này sẽ được dâng hiến Thiên Chúa thay cho các em.

Ðức Maria đã tự khép mình vâng theo luật. Nhưng khi dâng Chúa Giêsu trong đền thánh, Mẹ biết rằng đây không phải là chuộc lại nhưng chính là khởi đầu cho lễ hy sinh mà Con Mẹ sẽ hoàn tất trên núi Sọ để cứu chuộc chúng ta. Trong thánh lễ hôm nay, Giáo Hội muốn trình bày cho chúng ta hai ý nghĩa, thứ nhất là kỷ niệm cuộc gặp gỡ đầu tiên của Ðấng Cứu Thế với dân riêng Ngài qua ông già Simêon là đại diện; thứ hai Chúa Giêsu là ánh sáng chiếu soi cho mọi dân tộc trên mặt đất.

Ngày 11 Tháng Hai
Ðức Mẹ Hiện Ra Ở Lộ Ðức (1858)

Bốn năm sau ngày Ðức Piô IX tuyên bố tín điều "Vô Nhiễm Nguyên Tội" của Ðức Mẹ thì từ ngày 11 tháng 02 đến ngày 16 tháng 7 năm 1858, Ðức Mẹ đã hiện ra cả thảy 18 lần với một thiếu nữ nghèo hèn tên là Berdette tại một hang đá ở Lộ Ðức thuộc địa phận Tarbes nước Pháp. Trong những lần hiện ra này, Ðức Trinh Nữ đã khuyên Berdette hãy siêng năng lần hạt và làm việc đền tội thay cho các tội nhân. Ngài còn yêu cầu người ta xây cất tại đó một đền thờ dâng kính Ngài. Berdette tả: "Bà đẹp lắm, đẹp đến nỗi nếu được xem thấy bà một lần người ta sẽ ao ước được chết để chiêm ngắm bà mãi mãi...".

Vào dịp lễ truyền tin năm ấy, Ðức Mẹ đã hiện ra và mạc khải cho Berdette biết tên của mình: "Ta là Ðấng Vô Nhiễm Nguyên Tội". Từ đó, Lộ Ðức đã trở thành một trung tâm hành hương cho cả thế giới, vì chính ở đây, Ðức Mẹ đã tỏ lòng thương con cái loài người qua nhiều phép lạ chữa lành các bệnh nhân và ban cho nhiều người ơn ăn năn trở lại. Ðức Giáo Hoàng Lêô XIII đã ban phép được vài miền được mừng kính lễ này. Và Ðức Piô X đã phổ biến Giáo Hội năm 1908.

Trong mọi hoàn cảnh, lúc vui cũng như khi gặp cơn khốn khó, chúng ta hãy mau mắn chạy đến cùng Ðức Mẹ để được Mẹ phù giúp và lãnh được ơn an ủi dịu dàng của Người.

Ngày 25 Tháng Ba
Lễ Truyền Tin

Ðúng chín tháng trước lễ Giáng Sinh, phụng vụ hôm nay mừng kính Mầu Nhiệm xuống thế của Con Một Chúa. Ðược sứ thần Gabrie trình bày chương trình của Thiên Chúa, Ðức Maria đã khiêm tốn chấp nhận, nhờ đó Ngôi Hai đã nhập thể làm người và ở giữa chúng ta.

Khi suy niệm về hai chữ "Xin vâng" của Ðức Maria, các giáo hữu thời xưa đã quen tuyên xưng Ðức Mẹ là "Evà mới". Chính sự bất tuân của Evà thứ nhất đã khiến chúng ta phải chết, thì sự ưng thuận của Ðức Maria đã làm cho Ngài trở nên Mẹ của một dòng dõi mới, vì Ngài đã ban cho chúng ta chính Chúa Giêsu nguồn mạch sự sống.

Bởi đó mỗi khi đọc kinh truyền tin, chúng ta nhắc lại biến cố trọng đại nhất của lịch sử nhân loại: Mầu Nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa và lời kinh kính mừng được dâng lên Mẹ, chính là lời ca tụng đẹp nhất mà thiên sứ Gabrie đã dùng để kính chào Mẹ Chúa Trời.

Ngày 31 Tháng Năm
Ðức Mẹ Ði Thăm Bà Isave

Ngay sau biến cố truyền tin, Ðức Maria đã vội vã lên đường đi thăm chị họ mình là Elisabeth sắp tới ngày sinh. Thoạt khi nghe lời Maria chào, người con trong lòng bà đã nhảy mừng. Ðược Chúa Thánh Thần linh ứng, bà đã thốt lên: "Bởi đâu tôi được diễm phúc Mẹ Thiên Chúa đến thăm tôi... và phúc cho em vì em đã tin và lời Chúa phán truyền cho em sẽ được ứng nghiệm".

Trong lần gặp gỡ này, Ðức Trinh Nữ tràn ngập nỗi hân hoan, đã đáp lời bằng ca khúc Magnificat, bài ca biểu lộ lòng biết ơn và tình yêu đối với Thiên Chúa, bài ca Người đã thầm hát trong lòng ngay từ giây phút thiên sứ báo tin.

Giáo Hội đã đặt ngày lễ hôm nay để kính nhớ cuộc hội ngộ đầu tiên của Ðấng Cứu Thế và vị Tiền Hô của ngài. Lễ này đã được thánh Bonaventura cổ vũ bên Tây phương, và đến năm 1389 được phổ biến trong toàn thể Giáo Hội.

Chúng ta hãy xin Ðức Mẹ ban cho chúng ta được tâm tình bác ái như ngài đã có trong cuộc viếng thăm và giúp đỡ bà Elisabeth.

Thứ Bảy sau Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lễ Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Mẹ

Theo từ ngữ Kinh Thánh, Trái Tim ám chỉ những gì sâu thẳm nhất nơi con người, hướng về Thiên Chúa. Nhất là trái tim biểu tượng tình yêu và sự phó thác một con người dành cho một người khác.

Trái Tim Mẹ Maria đầy lửa yêu mến Chúa và hoàn toàn trong sạch, vì không có một hình bóng tội lỗi làm hoen ố. Từ lúc tượng hình, trái tim Mẹ đã được hiến dâng cho Thiên Chúa.

Việc tôn sùng khiết tâm Mẹ có từ thế kỷ 17 và được Thánh Gioan Eudes phổ biến. Việc sùng kính càng lan rộng sau những biến cố xảy ra ở Fatima, Bồ Ðào Nha năm 1917. Việc Ðức Mẹ hiện ra tại đây đã được Giáo Hội công nhận. Thể theo sự ước muốn của Ðức Mẹ khi hiện ra ở Fatima, Ðức Piô XII đã hiến dâng toàn thể thế giới cho Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Mẹ. Các Giáo Hoàng kế tiếp cũng đã làm lại việc hiến dâng ấy.

(* Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu được cử hành vào ngày Thứ Sáu sau Chúa Nhật II sau Lễ Hiện Xuống, thông thường vào khoảng tháng 7 hằng năm. Lễ Trái Tim Vẹn Sạch Ðức Mẹ được cử hành vào ngày Thứ Bảy sau Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu)

Linh Mục Hồng Phúc, CSsR

Ngày 16 Tháng Bảy
Ðức Bà Núi Carmêlô

Thánh Kinh đã ca tụng vẻ đẹp của Carmêlô như là một ngọn núi thánh. Vào thế kỷ IX trước Chúa Kitô, tiên tri Elia đã lên núi đó để giữ lòng trung thành với Thiên Chúa. Ngọn lửa nhiệt thành ấy vẫn cháy sáng qua muôn thế hệ. Dưới thời thập tự quân, những hang động Carmêlô đã tiếp đón các vị ẩn tu, nhưng từ thế kỷ XIII, tất cả đã liên kết thành một nhà dòng và Ðức Thượng Phụ Albert thành Giêrusalem đã ban hành những quy luật được Ðức Thánh Cha Honorius III (1226) chuẩn y. Núi Carmêlô đứng sừng sững trên đồng bằng Galilêa, gần Nazareth, nơi Ðức Mẹ đã sống và lưu giữ trong lòng những kỷ niệm về Chúa Giêsu. Bởi đó dòng Carmêlô đã được đặt dưới quyền điều khiển của Ðức Mẹ.

Ngày 16/7/1251, Ðức Mẹ đã hiện ra với thánh Simon Cột, bấy giờ đang giữ chức Bề Trên của dòng, và người hứa sẽ bảo trợ đặc biệt không những các thầy trong dòng mà còn tất cả những người mang áo của dòng này (mà chúng ta quen gọi là áo Ðức Bà núi Carmêlô). Người phán: "Hỡi các con, hãy nhận lấy áo của dòng, đó là dấu hiệu của đặc ân mà Ta dành cho các con. Người nào chết khi mang áo này sẽ tránh được ngọn lửa thiêu đốt đời đời".

Năm 1726, Ðức Giáo Hoàng Benoit XIII đã phổ biến lễ này trong toàn Giáo Hội để kính nhớ lần hiện ra đó của Ðức Mẹ và lời hứa can thiệp đặc biệt của Người cho những ai mang áo ấy.

Ngày 05 Tháng Tám
Cung Hiến Ðền Thờ Ðức Bà Cả

Ðức Giáo Hoàng Sixtô III đã khởi công xây cất đền thờ Ðức Bà Cả ngay sau khi khai mạc công đồng Êphêsô (431) để đáp ứng lòng sùng kính Mẹ Thiên Chúa của dân thành Rôma. Với sự rực rỡ của những khung kính màu, với sự cân đối của hai hàng cột bằng cẩm thạch, ngôi đền thờ đầu tiên dâng kính Ðức Maria thực là một bài thơ đầy ý nghĩa ca tụng chức vị Mẹ Thiên Chúa: từ thánh tích máng cỏ cho đến bức họa của Tortiri diễn tả cảnh Chúa ân thưởng, đội triều thiên cho Ðức Mẹ... Tất cả đã nói lên đặc ân duy nhất của Mẹ, đấng đã ban cho chúng ta "một Hài Nhi Thiên Chúa từ trước muôn đời". Và sau cùng, những khung kính màu đã trình bày những vẻ hào hùng của các tổ phụ, cuộc lưu đày và trở về miền đất hứa. Tất cả như vang vang lời kinh quen thuộc: Nữ Vương các Thánh Tổ Tông, Nữ Vương các Thánh Tiên Tri. Ðức Bà như tháp ngà báu vậy, Ðức Bà là Tòa Ðấng Khôn Ngoan, xin hãy nhận lời chúng tôi cầu nguyện.

Ngày 15 Tháng Tám
Ðức Mẹ Lên Trời

Ngày hôm nay chúng ta hân hoan mừng lễ Ðức Mẹ lên Trời, chúng ta chúc tụng những kỳ công mà Thiên Chúa đã thực hiện nơi Mẹ: Ngay từ giây phút đầu tiên, Mẹ đã được ấp ủ giữ gìn, không vương chút tội truyền, xứng đáng với danh hiệu Mẹ Thiên Chúa, và khi cuộc sống ở trần gian này chấm dứt, Mẹ đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác để hưởng ánh vinh quang bất diệt.

Ðặc ân lên Trời do hậu quả của tước vị Mẹ Thiên Chúa: Thiên Chúa đã bảo toàn thân xác Mẹ, thân xác đã cưu mang Con Một Ngài và đã sinh Ðấng ban sự sống. Ðó không những chỉ là một đặc ân cho riêng Mẹ mà còn cho toàn thế giới, vì một ngày kia, nhân loại trong Thiên Chúa cũng sẽ được về Trời. Dưới mắt thánh Gioan, hình ảnh một người nữ huy hoàng xuất hiện trên bầu trời chính là hình ảnh của Ðức Mẹ cũng như của Giáo Hội. Mẹ là hình ảnh vẹn toàn nhất của Giáo Hội ngày mai, là bình minh của Giáo Hội khải hoàn. Mẹ hướng dẫn và nâng đỡ niềm hy vọng của cộng đoàn dân Chúa đang tiến bước. Chiêm ngắm Mẹ thông phần vào cuộc khải hoàn và thống trị cùng với Chúa Giêsu, chúng ta ao ước những sự kiện trên Trời, và chúng ta hãy nguyện cầu Thiên Chúa, nhờ lời bầu cử của Mẹ, cho chúng ta cũng được lên Trời vinh hiển với Mẹ. Chúng ta biết rằng, cũng như Mẹ, chúng ta mang trong thân xác yếu hèn của chúng ta hạt giống của cuộc sống vĩnh cửu.

Ngày 08 Tháng Chín
Sinh Nhật Ðức Trinh Nữ Maria

Cuộc đời Ðức Mẹ được bao trùm bởi những dấu lạ. Ðức Mẹ sinh ra, mặc dù nghèo khó tầm thường trước mắt người đời, nhưng dưới ánh sáng đức tin đó là một ngày trọng đại trong lịch sử cứu rỗi. Chính Giáo Hội đã hân hoan thốt lên: "Lạy Mẹ, Mẹ Thiên Chúa, nhờ việc Mẹ sinh ra mà thế gian được tràn ngập hoan lạc và khích lệ, vì nơi lòng Mẹ, mặt trời công chính là Ðức Giêsu đã đến trong thế gian, chính Người đã kéo chúng tôi ra khỏi sự chết và đưa vào đời sống vĩnh cửu".

Thực vậy, ngày lễ này phải là một niềm vui mừng cho toàn thế giới chứ không riêng cho một dân tộc hay một nhóm người nào. Và nhân loại sẽ không ngớt lời ngợi khen Mẹ.

Ngày 15 Tháng Chín
Kính Bảy Sự Thương Khó Ðức Maria

Những đau khổ của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn thật vô cùng lớn lao. Tiên tri Isaia đã gọi Ngài là "Con người của đau khổ". Bên cạnh những thống khổ ấy, đau khổ trong đời Mẹ Maria cũng vượt mức chịu đựng của loài người, và chúng ta không làm sao diễn tả đầy đủ được. Nếu Ðức Giêsu đã đau khổ như một Thiên Chúa, Mẹ Maria cũng đã vô cùng đau đớn khi nhìn con Mẹ xuôi tay trước những cực hình phải chịu.

Trong một mức độ nào đó, Mẹ đã đóng góp rất nhiều vào công trình cứu rỗi của Chúa Giêsu bằng việc liên kết những khổ đau của Mẹ với những đau khổ của Chúa.
Giáo Hội suy tôn Ðức Maria là Nữ Vương các thánh tử đạo và đã cụ thể hóa những đau khổ của Mẹ qua các sự kiện sau:

- Lúc nghe lời tiên tri Simêon, khi dâng Chúa Giêsu trong đền thánh.
- Lúc ẵm bế Chúa Hài Ðồng trốn sang Ai Cập.
- Lúc lạc mất Chúa tại Giêrusalem.
- Lúc gặp Chúa vác thánh giá.
- Lúc Chúa chịu đóng đinh.
- Lúc hạ xác Chúa xuống khỏi thập giá.
- Lúc táng xác Chúa.

Cùng với Giáo Hội, chúng ta dâng lên Chúa lời nguyện: "Lạy Chúa, Chúa đã muốn cho Ðức Mẹ Ðồng Trinh cộng khổ đứng kề bên Con Chúa chịu treo trên thánh giá, xin ban cho Hội Thánh Chúa, khi đã thông phần đau khổ với Chúa Kitô thì cũng đáng được sống lại với Người".

Ngày 07 Tháng Mười
Ðức Mẹ Mân Côi

Lễ Ðức Mẹ Mân Côi ngày hôm nay làm chúng ta liên tưởng đến biến cố đạo binh Công Giáo chiến thắng quân Thổ vào năm 1571 tại Lêpan. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng muốn chúng ta tìm hiểu vai trò của Ðức Maria trong lịch sử cứu chuộc. Với tiếng "Xin, vâng!", Ðức Mẹ đã chấp nhận và tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa, hầu cùng với Ngài thực hiện chương trình cứu rỗi. Phụng vụ hôm nay cũng nói đến các biến cố lớn trong đời Chúa: Nhập Thể, Khổ Nạn và Phục Sinh.

Chúng ta hãy nguyện xin nhờ lời cầu bàu của Mẹ Maria và với tước hiệu là Mẹ Thiên Chúa, cho mỗi phần tử trong Giáo Hội biết lướt thắng biển trần gian để một ngày kia cũng được khải hoàn vinh phúc như Mẹ.

Ngày 21 Tháng Mười Một
Ðức Mẹ Dâng Mình Vào Ðền Thờ

Theo truyền thống Do Thái, người ta thường dâng con trẻ vào đền thờ để được thánh hiến và sau đó con trẻ sẽ ở trong đền thờ một thời gian giúp việc các vị chủ tế... Phúc Âm không đề cập đến thời thơ ấu của Ðức Trinh Nữ Maria. Nhưng theo Thánh Truyền thì Ðức Mẹ cũng đã thi hành tập tục nói trên. Tại đền thánh Giêrusalem, ngài đã thực hành biết bao hy sinh với một tâm hồn quảng đại.

Mười hai năm suy gẫm và cầu nguyện, chính là thời gian chuẩn bị cho chức vụ Mẹ Thiên Chúa. Theo thánh Hiêronimô, chương trình ngày sống của Ðức Mẹ trong đền thờ được phác họa như sau: Từ hừng đông đến 9 giờ sáng, Ngài cầu nguyện; từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, Ngài làm việc chân tay và sau đó ngài lại cầu nguyện, sốt sắng suy gẫm Thánh Kinh và siêng năng đọc Thánh Vịnh.

Ngày lễ Mẹ dâng mình như bước đầu dẫn tới Ðức Khiết Tịnh Kitô giáo. Sau Ngài, biết bao trinh nữ đã tận hiến toàn thân cho Thiên Chúa. Vì thế Mẹ Maria thực là gương mẫu bất diệt, là Ðấng bảo trợ nhiệt thành và là Ðấng hướng dẫn chắc chắn trên đường nhân đức vậy.

Ngày 08 Tháng Mười Hai
Ðức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội

"Thánh Maria, Mẹ Thiên Chúa". Ngay từ những thế kỷ đầu, Giáo Hội đã hân hoan chúc tụng với niềm tin tưởng vào chức vị cao trọng của Mẹ. Nhưng Giáo Hội phải trải qua một thời gian lâu dài, để dần dần khám phá ra những kỳ công của ân sủng gói ghém qua lời Kinh hằng được van xin trên môi miệng của các tín hữu. Thánh Irênê đã cảm thấy trước đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ khi ngài ca ngợi Mẹ là "Evà mới". Mãi tới thế kỷ XV, chúng ta mới thấy Giáo Hội diễn tả trong phụng vụ "Thiên Chúa đã dọn cho Con Ngài một chỗ ở xứng đáng nhờ đặc ân Vô Nhiễm Nguyên Tội của Ðức Trinh Nữ. Mẹ được giữ sạch không vương chút tội lỗi nhờ vào ân sủng do cuộc tử nạn của Chúa Giêsu", và Ðức Giáo Hoàng Piô IX đã lập lại những ý tưởng đó khi long trọng công bố tín điều Mẹ Vô Nhiễm (08/12/1854).

Với đắc ân Vô Nhiễm, Mẹ không phải chỉ được giữ sạch, không chút tội lỗi, mà Mẹ còn được tràn đầy ơn phước: Thiên Chúa đã đổ tràn muôn hồng ân cho Mẹ, đã phủ kín gấu áo Mẹ bằng một vẻ trắng trong tinh tuyền. Cũng như đặc ân lên trời, sự Vô Nhiễm bắt nguồn từ chức vụ Mẹ Thiên Chúa. Và cũng như đặc ân lên trời, với Sự Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ chính là hình ảnh của Giáo Hội: Thiên Chúa đã gìn giữ Giáo Hội, hiền thê của Ngài, không tì ố, rực sáng vẻ đẹp thánh thiện và Vô Nhiễm.

xoicucnong
13-08-2008, 03:14 PM
tuyệt vời lun!!! còn 6 câu hỏi kia...

Cám ơn Lit với anh CaoDuc nhiu, iu 2 ngời lắm, cả NX nữa nghen vì đã bỏ thời gian vô đây!!!

josviet
14-08-2008, 02:10 PM
Pà kon ui, lâu lắm òi xoicuc mới "lắm điều" 1 bữa, pà kon vui lòng giúp xoicuc nha(đừng chửi là mừng òi...):nhay:

Pàkon cho xoicuc hỏi vài câu nhá:


Đan viện là gì, sự khác nhau giữa Đan Viện và Tu Viện

Xin được trả lời những câu hỏi của xcn theo sự hiểu biết hạn hẹp của mình. Nếu có những gì sai hay chưa đầy đủ thì quí anh chị em sửa và bổ sung giúp nhé.

Theo mình thì đan viện cũng giống như tu viện, là một nơi để tu trì. Nhưng sự khác biệt chính là: mục đích của tu viện đó chính là truyền giáo bằng chính đời sống tu trì bên trong cũng như bên ngoài tu viện (vd: đi giúp xứ, hoạt động bác ái...) tất nhiên là cũng phải luôn cầu nguyện, sống kết hợp với Chúa và mở mang Hội Thánh bằng những công việc cụ thể. Những người ở trong tu viện được gọi là tu sĩ. Còn mục đích của đan viện chính là kết hợp với Chúa hoàn toàn bằng lời cầu nguyện và công việc của đan viện cũng chính là cầu nguyện: cầu nguyện cho Hội Thánh, cầu nguyện cho việc truyền giáo... Những người trong đan viện được gọi là đan sĩ, họ chỉ sống trong đan viện, không được ra khỏi những bức tường rào của đan viện, luôn luôn cầu nguyện, đứng đầu đan viện là Đức Viện Phụ. Bên trong đan viện cũng trồng rau, hoa quả, nuôi cá... và còn có rất nhiều thứ ngon lành, nhưng bữa ăn rất đạm bạc, những thứ ngon lành đó chỉ dành cho khách đến thăm đan viện, vì quan niệm của đan viện chính là: đón khách cũng chính là đón Chúa Giêsu...

josviet
14-08-2008, 02:26 PM
Đức Viện Phụ là gì, tại sao gọi là VIện Phụ mà ko gọi là VIện Trưởng
Đức Viện phụ có vai trò như thế nào, phẩm hàm của các Ngài ra sao
Đức Viện Phụ có Mũ Mitra và Gậy MỤc tữ giống như Giám MỤc, tại sao. Cách thức dùng gậy của các Ngài ra sao
Đức Viện Phụ có thế là Nam hay Nữ
Đức Viện Phụ do ai tấn phong


Đức Viện phụ là người đứng đầu trong đan viện, ngài có quyền bính trong đan viện, ta thấy chữ "phụ" tiếng Hán Việt có nghĩa là cha, vậy viện phụ có nghĩa là cha của đan viện, cha của các đan sĩ, ngài có trách nhiệm là một người cha lo lắng cho các anh em đan sĩ trong đan viện, chứ nếu là viện trưởng thì chỉ có trách nhiệm trong công việc, chứ không có tình thương của một người cha đối với người con.
Đan tu là một hình thức tu trì cổ xưa của Giáo Hội, vì mục đích đặc biệt là dành tất cả thời gian để cầu nguyện cho tất cả các công việc của Hội Thánh và cũng vì truyền thống nên Hội Thánh ưu ái đặc biệt cho đan viện là có một người đứng đầu (tức viện phụ) có phẩm phục như một Giám mục nhưng quyền hạn hay quyền bính thì khác nhau.
Viện phụ là một linh mục trong đan viện, được anh em đan sĩ tín nhiệm bầu lên làm viện phụ (hình như mình nhớ là có theo nhiệm kì), chính vì thế mà viện phụ mặc phẩm phục như Giám mục nhưng viện phụ không thể truyền chức linh mục vì ngài cũng chỉ là linh mục mà thôi. Khi mặc phẩm phục có cầm gậy, thì viện phụ quay đầu gậy (tức đầu cuốn tròn) vào phía bên trong thể hiện quyền bính chỉ ở trong đan viện mà thôi, còn Giám mục thì quay đầu gậy ra ngoài thể hiện quyền bính lan toả ra toàn giáo phận của mình.

xoicucnong
15-08-2008, 09:53 PM
ko còn gì để nói nữa...cám ơn anh Jos hết sức lun!!! Nêu trả công anh dc gì là em trả liền!!! Cám ơn anh lần nữa nhé!!!

emmanuel_2512
17-08-2008, 10:48 PM
chị Lit, anh caduc và anh Jos chu đáo ghê, còn thằng nhox Xôi nhìu chiện thiệt, mà thui nhờ nhìu chiện dậy nên Emma bít thêm dc nhìu cái hay, Chúc Xôi mỗi ngày một nhìu chiện hơn ... để emma nhờ...hô hô... àh đúng òi, lúc nào rỗi emma muốn rủ ACE cùng đi đan viện Benedictus một bữa, Emma đi dc 2 lần thích dễ sợ...

xoicucnong
19-08-2008, 12:37 PM
Huuuuu...nhớ ơn phúc của Emma mà xoicuc nhìu chiện thêm quá!!!


Hồng y đoàn là gì???
Hồng y đẳng là gì, có bao nhiu đẳng hồng y???
Hồng y giáo chủ là gì???
Đức thượng phụ giáo chủ là gì???


Xin ACE vui lòng giúp xoicuc nha, thương thì thương cho trót...các AC giúp em út nghen!!! Cám ơn anh chị rất nhìu!!!

josviet
20-08-2008, 12:14 PM
Mình biết gì thì trả lời nấy nha, mình có gì sai hay cần bổ sung thì xin mọi người sửa sai và bổ sung giúp. Cám ơn!

Ở trong Giáo Hội Công giáo thì hàng giáo sĩ gồm: Giám mục, Linh mục và Phó tế.
Giám mục là chức tư tế trọn vẹn nhất, chính vì thế mà Giám mục có thể truyền chức linh mục.
Giáo hoàng thật ra cũng chính là chức Giám mục, và ngài là Giám mục Rôma.
Để bầu chọn một người làm Giáo hoàng thì Giáo Hội đã thiết lập ra hồng y đoàn, tức là một nhóm tất cả các vị hồng y trên thế giới từ 80 tuổi trở xuống. Khi một Giáo hoàng băng hà thì hồng y đoàn sẽ nhóm họp tại cơ mật viện để bầu Giáo hoàng mới.
Hồng y là một tước hiệu, ngài cũng chính là Giám mục.
Chúng ta có Đức Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài Gòn.
Theo mình hiểu thì chữ giáo chủ ở đây tức là người đứng đầu một Hội Thánh địa phương, có thể là chủ tịch hội đồng Giám mục (ở chỗ này thì mình không rõ lắm, nếu có ai có câu trả lời chính xác thì xin giúp mình).
Tước hiệu Đức Thượng Phụ thường được dùng trong Chính Thống giáo, là người đứng đầu của Chính Thống giáo địa phương (tựa như Giáo hoàng). Giáo Hội Chính thống Nga, Giáo Hội Chính thống Contantino.
Tước hiệu Đức Thượng phụ cũng được dùng trong Giáo Hội Công Giáo theo nghi lễ Đông Phương. Các ngài cũng chính là Giám mục.

xoicucnong
20-08-2008, 02:18 PM
Cám ơn anh Jos nhìu, theo như em đọc trên mạng thì thấy có danh từ :Hồng y đẳng, hồng y đẳng giám mục, hồng y đẳng phó tế, Hồng y đẳng linh mục...em thật sự ko hỉu về những điểm này...Mong ACE giúp đỡ cho!!!

giusehien
21-08-2008, 04:45 AM
Hồng y đoàn là gì???
Hồng y đẳng là gì, có bao nhiu đẳng hồng y???
Hồng y giáo chủ là gì???


Thưa cha,
Nhân dịp ĐHY Sepe thăm Việt nam, xin cha cho biết tước vị Hồng Y trong Giáo Hội là gì?
Nguyễn (Pháp).

Cho tới nay, có nhiều giả thuyết về ý nghĩa nguyên thủy của từ Cardinal được dịch ra tiếng Việt là Hồng y, dựa trên sự kiện phẩm phục màu đỏ của các vị chức sắc này. Tuy nhiên theo đa số các học giả từ Cardinal xuất phát từ chữ Cardi có nghĩa ‘bản lề’. Vì vậy ĐGH Eugenio IV sống từ cuối thế kỷ 14 tới giữa thế kỷ 15 nói: "Như cánh cửa nhà dựa và xoay trên bản lề, cũng vậy, Tòa thánh là cánh cửa của toàn thể Giáo hội dựa trên và tìm được sự nâng đỡ nơi Hồng y đoàn."
Một số tác giả khác cho rằng Cardinal bắt nguồn từ chữ incardinare chỉ định các linh mục đã nhập vào Giáo phận Rôma. Họ là các cha sở làm cố vấn cho ĐTC, và cũng là Giám mục thành Rôma. Trước năm 1567, các giáo phận bên Ý có các Hồng y gồm Rôma, Milanô, Ravela; bên Pháp có Paris và Lyon. Đây là những cha sở làm cố vấn cho ĐGM giáo phận. Riêng tại giáo phận Rôma từ thời ĐGH Lêô IX đầu thế kỷ 11, Hồng y gồm các Giám mục phụ cận Rôma và các linh mục làm cố vấn trợ giúp ĐGH. Sau ĐGH Lêô IX, năm 1059 ĐGH Nicôlas II ban sắc lệnh quy định các Hồng y có nhiệm vụ bầu Giáo Hoàng.
Như thế nguyên thủy chức vị Hồng y là cha sở Rôma, hoặc các Giám mục giáo phận phụ cận Rôma. Họ kế vị các tông đồ, hoặc là các cộng tác viên của các tông đồ. Do đó, Hồng y không phải chỉ là một chức vị hoàn toàn do Giáo hội đặt ra.
Trong lịch sử Giáo hội, có bao giờ Hồng y không có chức thánh?
Trong thời kỳ Giáo hội bị sa sút, đã có những Hồng y không có chức thánh. Hồng y cũng không phải là một chức thánh, nhưng là một tước hiệu danh dự. Vì thế, trong lịch sử Giáo hội, có một số người thuộc hoàng gia, hoặc thân quyến của ĐGH cũng được mang tước hiệu Hồng y. Thí dụ như Đức Innôcentê thứ VIII đã bổ nhiệm người cháu làm Hồng y lúc mới 14 tuổi. Hoặc như theo lời thỉnh cầu của vua François I nước Pháp, Đức Clêmentê VII đã phong chức cho Obe de Categuou tước hiệu Hồng y lúc mới 11 tuổi. Tuy nhiên từ năm 1876 tục lệ này không còn nữa. Năm 1917, Đức Bênêdictô XV ban hành bộ giáo luật mới, và quy định để được phong Hồng y không cần là người đã chịu chức linh mục.
Nhưng với thời gian chức Hồng y ngày càng trở nên quan trọng, và Hồng y đoàn được coi như thượng nghị viện, cố vấn của ĐGH, và có nhiệm vụ bầu vị Giáo Hoàng mới. Năm 1586 theo quy luật do ĐGH Sixtô V ấn định, Hồng y đoàn không được quá 70 vị. Quy luật này được duy trì trong suốt bốn trăm năm, cho tới khi ĐGH Gioan XXIII bãi bỏ và nâng tổng số Hồng y lên 80 vị. Ngoài ra, trong tự sắc Cum Travisiena ban hành năm 1962, ĐGH Gioan XXIII còn quy định: "các Hồng y phải là người có chức Giám mục, hoặc chưa có thì phải chịu chức Giám mục trước khi trở thành Hồng y". Luật này hiện nay vẫn còn hiệu lực, nhưng có thể xin miễn chuẩn, như trường hợp một số linh mục thần học gia nổi tiếng khi được phong Hồng y nhưng đã lớn tuổi, một số vị đã xin ĐGH chuẩn chức để không chịu chức Giám mục.
Năm 1973 ĐGH Phaolô VI quy định các Hồng y trên 80 tuổi không còn quyền tham dự mật nghị bầu Giáo Hoàng nữa. Ngoài ra ngài còn ấn định con số Hồng y tới 80 tuổi chỉ là 120 vị, và chỉ có các Hồng y này mới có quyền bầu Giáo Hoàng.
Hồng y đoàn được tổ chức thế nào? và nghĩa vụ của Hồng y đoàn là gì?
Các nghĩa vụ và tổ chức của Hồng y đoàn được bộ giáo luật hiện hành quy định gồm 11 điều khoản từ số 349 tới số 359. Trong khoản 349 giáo luật xác định vai trò Hồng y đoàn như sau: "Các Hồng y lập thành một tập đoàn riêng biệt với thẩm quyền bầu ĐGH chiếu theo quy luật riêng. Ngoài ra các Hồng y còn giúp ĐGH hoặc cách tập đoàn khi được triệu tập, để cùng xét những vấn đề hệ trọng, hoặc với tính cách cá nhân tức là nhờ các nhiệm vụ khác nhau mà các ngài đang đảm nhận, để giúp ĐGH trong việc quản trị thường nhật Giáo hội hoàn vũ".
Giáo luật hiện hành vẫn còn duy trì ba đẳng Hồng y: Hồng y Giám mục, Hồng y linh mục, và Hồng y phó tế, tương ứng với ba cấp Hồng y xưa kia. Trong thực tế, việc phân biệt ngày nay chỉ có tính cách truyền thống và hình thức mà thôi. Vì hầu hết các vị đều có chức Giám mục. Có 6 Hồng y thuộc đẳng Giám mục mang tước hiệu 6 giáo phận phụ cận Rôma. Phần lớn các Hồng y khác được gọi là Hồng y linh mục, đây là các Hồng y đang coi sóc các giáo phận rải rác trên khắp thế giới, như ĐHY Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn tại Saigon. Sau cùng là các Hồng y phó tế, phần lớn là các Hồng y tổng trưởng hoặc chủ tịch các cơ quan trung ương của Toà thánh. Thường thường sau 10 năm làm Hồng y phó tế, các vị được chuyển lên hàng Hồng y linh mục. Và khi có chỗ trống trong hàng Hồng y Giám mục sẽ được ĐGH chỉ vào cấp Hồng y này.
Hồng y đoàn có một vị niên trưởng mang tước hiệu Giám mục giáo phận Ostia do các Hồng y Giám mục bầu lên. Hồng y niên trưởng có nhiệm vụ truyền chức Giám mục cho một Giáo Hoàng, nếu vị này được bầu lên mà chưa có chức Giám mục.
Để được chọn làm Hồâng y cần phải có những điều kiện nào?
Giáo luật số 351 triệt 1 quy định: "để được chọn làm Hồng y thì ngoài phẩm tính đạo đức, khôn ngoan trổi vượt còn cần phải ít là linh mục". Tuy nhiên, nếu chưa là Giám mục cần phải chịu chức Giám mục trước. Triệt 3 số 351 nói tới trường hợp các Hồng y được ĐGH chọn nhưng chưa công bố danh tánh, vị đó chưa bị ràng buộc bởi nghĩa vụ Hồng y và cũng không được hưởng quyền lợi của chức vụ này. Sau khi danh tánh được ĐGH công bố, vị ấy có mọi nghĩa vụ và quyền lợi, và thứ tự ưu tiên xét tính từ ngày được tiến cử.
Khoản 356 giáo luật qui định: "các Hồng y có nghĩa vụ cộng tác đắc lực với ĐGH. Vì thế các Hồng y đảm trách bất cứ chức vụ nào trong các cơ quan Toà thánh, nếu không phải là Giám mục giáo phận, thì buộc phải cư trú tại Rôma. Các Hồng y coi sóc các giáo phận như Giám mục giáo phận, thì phải về Rôma mỗi khi Giáo Hoàng triệu tập". Về tài chính các Hồng y ở địa phương nào, các địa phương đó phải đài thọ chi phí trong việc sinh sống. Còn các vị ở Rôma hay đã hoặc đang làm việc trong các cơ quan toà thánh, nhận lương bổng và các trợ cấp khác của Tòa thánh để có thể sống xứng đáng.
Lm. Thêôphilê
Theo tìm hiểu để sống đạo Radio Vatican.

http://danchua.org/1987.0.html?&tx_ttnews%5Btt_news%5D=1157&cHash=cf587b346a

xoicucnong
21-08-2008, 11:50 PM
HU...em ảm động quá, cám ơn anh Hien vo cung lun!!! HIc.cám ơn anh rất nhiều!!!