PDA

View Full Version : Nhạc lý căn bản dành cho người viết ca khúc



hongbinh
05-10-2011, 04:42 PM
Xin được mượn giáo án của Ban Biên Tập Giai Điệu Xanh biên soạn để trao đổi với thành viên thích tìm hiểu và học hỏi âm nhạc như đề nghị https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?p=129053#post129053, sẽ rất phức tạp cho người học qua online, nhưng cứ thử xem sao, thành viên cứ đặt câu hỏi và mời các nhạc sỹ ca trưởng hãy sẵn sàng trả lời cho thành viên mọi thắc mắc


Nhạc Lý căn bản dành cho người viết ca khúc
Chương I: Khái niệm tổng quát


1. Muốn hiểu ngôn ngữ viết, tối thiểu ta phải biết đánh vần, đọc chữ. Tương tự như vậy, muốn xem và hiểu một bản nhạc, ta cũng phải hiểu được các ký hiệu âm nhạc, và biết xướng âm. Có thể nói Nhạc pháp (gồm nhạc lý và xướng âm) là cửa ngõ dẫn vào âm nhạc.

2. Âm nhạc là một bộ mộn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình ý của con người. Nó được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó gợi ý, gây cảm giác hơn là nói lên một tình cảm nào rõ rệt. Cần phải học hỏi nhiều hơn mới lĩnh hội được.

3. Nghệ thuật là kết quả của hoạt động của con người biết dùng các phương tiện khả giác một cách khéo léo, tài tình, để thông đạt tình ý của mình. Trong âm nhạc, các phương tiện đó là âm thanh. Do đó, âm nhạc chủ yếu làm cho tai nghe. Muốn thưởng thức âm nhạc, phải nghe thực thụ chứ xem bằng mắt thì chưa đủ.

4. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính này :

4.1. Cao thấp (cao độ)
4.2. Ngắn dài (trường độ)
4.3. Mạnh nhẹ (cường độ)
4.4. Đục trong, sáng tối ... (âm sắc).

Thiếu một trong các đặc tính trên thì chỉ là tiếng động. Hiện nay người ta dùng nhiều tiếng động khác nhau trong âm nhạc, nhằm tăng cường mức độ diễn cảm cũng như tính tiết tấu của âm nhạc. Đó là các nhạc cụ thuộc bộ gõ như trống con, trống cái, phách, maracas, triangle, cymbal ...

5. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy mực.

Câu hỏi ôn tập:

1.âm nhạc là gì?
2.Nghệ thuật là gì?
3.Âm thanh có mấy đặc tính? kể ra
4.Ký hiệu âm nhạc là gì?

hongbinh
05-10-2011, 05:02 PM
Chương II: Các ký hiệu ghi cao độ

1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).

2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : đô : c, rê : D, mi : E, fa : F, xon : G, la : A, xi : B (hiện nay B chỉ Xi giáng, còn H chỉ Xi thường).

3. Ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản ... người ta còn dùng số thay cho tên gọi bằng chữ. Thí dụ : 1 : đô, 2 : rê, 3 : mi ... (1 chỉ dấu bậc I, 2 chỉ dấu bậc II, 3 chỉ dấu bậc III ..., 7 chỉ dấu bậc VII, muốn lên cao một bát độ, ta thêm dấu chấm trên con số, muốn xuống thấp một bát độ, ta thêm dấu chấm dưới con số 1, 1 ...). Số có 1 gạch là dấu móc, dấu có một gạch ngang là dấu trắng. Dấu không có gì là dấu đen...



http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/td1.gif

Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Xon La Xi (Đô). 4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.

-Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô. -Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.
Ta có sơ đồ :


http://www.catruong.com/tailieu/nhacly/khoangcach.gif

Đô--Rê--Mi-Fa--Xon--La--Xi-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa cung).
Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750)và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này).


5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.
5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.
- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung.
5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.
- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung.
5.3. - Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên, không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường.
Ở một số nước như Đức, Nga ... khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C ... người ta thêm vần is thay dấu thăng : Cis : Đô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Đôx ... và thêm vần es thay dấu giáng : Ces : Đôb ; Ceses : Đôbb ; Des : Rêb ; Ees —> Es : Mib ; Aes —> As : Lab.

câu hỏi ôn tập:

1. có bao nhiêu dấu nhạc? hãy kể ra
2. Hãy ghi tên các dấu nhạc bằng chữ cái La Tinh
3. Hãy đọc thuộc khoảng cách cung của 7 dấu nhạc.
4. Dấu hóa là gì? kể tên các dấu hóa và nói rõ tác dụng của nó.
(còn tiếp)

Titanic
05-10-2011, 11:49 PM
Xin được hỗ trợ
Phát biểu

Các thanh nhạc được chia làm 7 âm (thất âm) gồm có Đô,Rê,Mi,fa,Xon,La,Xi được biểu diễn trên 1 thang có 5 dòng kẻ dài và 4 hàng dài.

Trên thang thất âm trong hình,vị trí số 3 đọc là Mí và số 6 đọc là Lá vì có dấu chấm bên cạnh. Ở số 4 là dấu móc vì nó có 1 gạch chân. Dấu ở vị trí số 1 là dấu trắng .
Khoảng cách trong thất âm được chia làm nửa cung và nguyên cung
ví dụ thể hiện các cung trong thất âm Đô--Rê--Mi-Fa--Xon--La--Xi-Đô
có 1 gạch ngang là nửa cung , 2 gạch là 1 cung, tổng cộng có 12 gạch chia 2 => 6 cung
trong đó từ Mi - Fa và Xi - Đô là 1 nửa cung vì chỉ có 1 gạch ngang.Không biết có đúng chưa?
- Trong thang thất âm hình trên kí hiệu C 2/4 là gì?
- vị trí 6 và 7 lại nối nhau đọc là gì, tác dụng của nó?

hongbinh
06-10-2011, 07:38 AM
Xin được hỗ trợ
Phát biểu
Không biết có đúng chưa?
- Trong thang thất âm hình trên kí hiệu C 2/4 là gì?
- vị trí 6 và 7 lại nối nhau đọc là gì, tác dụng của nó?

C : Do
2/4: nhịp 2/4 ( trong mỗi ô nhịp có giá trị bằng 2 dấu đen( 1/4)
- 6 và 7 nối nhau hãy lưu ý dấu chấm và 2 gạch ở dưới 9 nghiên cứu và đọc lại ở mục 3..

có lẽ tìm hiểu như thế nầy phức tạp mà chưa cần thiết lắm, các bạn chỉ cần học thuộc 7 tên dấu nhạc và vị trí của 7 dấu nhạc đó nằm trên khuông nhạc, nào bây giờ mời các bạn nghiên cứu lại mấy nét căn bản từ đầu sau đây nhé:


CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC:

KHUÔNG NHẠC Để ghi lại âm thanh cao thấp, dài ngắn... người ta dùng các kí hiệu ghi nhạc.
Trước đây ở Việt Nam, người ta chưa dùng hệ thống ghi âm trên 5 dòng kẻ như bây giờ mà dùng các âm tượng thanh như tính tình tang..
Lối ghi nhạc trên 5 dòng kẻ đã được phát minh từ đầu thế kỉ XX và được sử dụng ở Việt Nam từ khoảng năm 1929.

Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngang
khoảng trống giữa 2 dòng kẻ gọi là khe
Thứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/khuongnhac.png

Khuông nhạc giúp ta nhận ra cao độ của âm thanh ghi lên đó - Tuy nhiên phải kết hợp với khoá nhạc ở đầu khuông nhạc. Khoá nhạc khác nhau thì tên nốt nhạc sẽ khác nhau. Cụ thể sẽ được trình bày ở các bài sau.
Có những nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn không thể ghi lên khuông nhạc chính nên người ta thêm vào những dòng kẻ phụ và khe phụ

dòng kẻ phụ trên

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/dongkephu.jpg

dòng kẻ phụ dưới

Những dòng và khe phụ chỉ kẻ nhỏ chỉ đủ để ghi nốt nhạc và chỉ xuất hiện khi cần thiết
Thứ tự của dòng và khe phụ được tính từ khuông nhạc chính tính ra.
KHOÁ NHẠC
Khoá nhạc là một hình vẽ nằm ở đầu mỗi khuông nhạc. Khoá nhạc giúp ta nhận ra tên các âm (tên nốt nhạc) trên khuông nhạc.
Có nhiều loại khoá nhạc nhưng thường dùng nhất là khoá Son và khoá Pha. Những ca khúc thanh nhạc (bài hát) thường chỉ dùng khoá Son.
Khoá Son có miệng khoá mở từ dòng 2. Tên nốt nhạc nằm ở dòng 2 là nốt Son. Từ nốt Son ta tính được các nốt khác trên khuông.


Khoá Son

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/khoason.png

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/khoason2.png

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/khoason31.png

........................Nốt Son





Khoá Fa:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/30113424.png

................................Nốt Fa

Nốt nhạc ở dòng 4 là nốt Fa. Từ nốt Fa ta tính được các nốt khác trên khuông.

..

hongbinh
06-10-2011, 07:46 AM
(Tiếp )



TÊN NỐT NHẠC

Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là:
Đô - Rê - Mi - Pha -Son - La - Si
Viết tắt : Đô (C); Rê (D); Mi (E); Pha (F); Son (G); La (A); Si (B)

7 âm cơ bản được sắp xếp trên khuông nhạc như sau:


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/7notnhactrenkhuong.png


HÌNH NỐT NHẠC

Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc:
Có 7 loại hình nốt nhạc sau:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/hinhnot.png

Hình nốt tròn ngân dài gấp đôi hình nốt trắng
Hình nốt trắng ngân dài gấp đôi hình nốt đen
Hình nốt đen ngân dài gấp đôi hình nốt móc đơn
Hình nốt móc đơn ngân dài gấp đôi hình nốt móc kép...

hongbinh
06-10-2011, 12:21 PM
Bài tập đọc nốt nhạc và xướng âm.

bây giờ các bạn hãy viết lại vào vở riêng của mình ( nhớ phải viết) thật đúng 2 bài tập dưới đây.

Bước1. Đọc đúng tến nốt và hình nốt ( thí dụ: Đô đen, La trắng......)
Bước 2. Xướng âm đúng tên nốt nhạc, đúng cao độ và trường độ....( các bạn nên cài phần mềm encore để có thể xướng âm và gõ nhịp theo encore)
Lưu ý: 2 bài tập nầy chỉ có 2 loại hình nốt nhạc : đen và trắng
nốt đen gõ 1 cái ( phách) trắng bắng 2 nốt đen gõ 2 cái ( phách)


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/xa12.jpg

hongbinh
06-10-2011, 07:14 PM
Bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu tiếp những bước rất cơ bản của âm nhạc, nắm vững cơ bản chúng ta sẽ dễ dàng tiến vào căn bản
CÁCH GHI NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG



Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau:

1.Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc:
-Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải.
-Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cachghinotnhac1.png

2.Cách ghi đuôi nốt có dấu móc:

Các nốt nhạc có dấu móc cách ghi hướng đuôi cũng như trên nhưng hướng của dấu móc bao giờ cũng ở phía bên phải:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cachghinotnhac2.png

3.Cách ghi nhạc ở bài hát một bè:

-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.
-Nốt nhạc viết ở dòng 3 (nốt Si) viết tuỳ ý.
-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cachghinot4a.png

4.Cách ghi nhạc ở bài hát hai bè (tham khảo)

-Tất cả các nốt ở bè trên đuôi nốt viết quay lên.
-Tất cả các nốt ở bè dưới đuôi nốt viết quay xuống.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cachghinot4b.png

5.Gạch ngang trường độ:

Thông thường khi viết một ca khúc, các nốt nhạc được tách rời ứng với lời ca.
Đối với các bản nhạc không lời, các dấu móc đi liền nhau có thể được thay bằng các dấu gạch nối gọi là gạch ngang trường độ.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cachghinotnhac4.png




VỊ TRÍ CÁC NỐT NHẠC

TRÊN KHUÔNG NHẠC KHOÁ SON


Theo thứ tự 7 tên nốt (Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si) vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son như sau:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/ntnhctrnkhung.png

hongbinh
07-10-2011, 07:09 AM
( tiếp cơ bản)

DẤU HOÁ
Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Có 3 loại dấu hoá thường dùng:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/dauhoa3.png

ẢNH HƯỞNG CỦA DẤU HOÁ

Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau:

A.DẤU HOÁ THEO KHOÁ:

Dấu hoá theo khoá viết ở đầu mỗi khuông nhạc. Dấu hoá này ảnh hưởng đến tất cả nốt nhạc nào mang tên dấu hoá đó.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/dauhoa4aa.png

Tất cả các nốt Pha trong bài nhạc đều phải nâng cao lên 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hóa pha thăng ở đầu khoá.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/dauhoa4c.png

Tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải hạ thấp xuống 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hoá Si giáng ở đầu khoá.

*Lưu ý: Chỉ có 2 loại dấu hoá là dấu thăng và dấu giáng được sử dụng làm dấu hoá theo khoá.

*Khi sáng tác bài hát hoặc bản nhạc, việc lựa chọn xây dựng bài hát, bản nhạc trên một gam nào đó tuỳ thuộc vào chủ ý của tác giả. Nếu xây dựng trên gam Đô trưởng hoặc La thứ thì không xuất hiện dấu hoá theo khoá. Còn nếu xây dựng trên một gam khác 2 gam trên thì bắt buộc phải sử dụng dấu hoá theo khoá. Cụ thể chúng ta sẽ được tham khảo ở những bài sau.

*Trình tự xuất hiện dấu thăng: theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống)
Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si

*Trình tự xuất hiện dấu giáng : theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống)
Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha

*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu thăng :

Từ dấu thăng cuối cùng tính lên quãng 2 thứ (0,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song:
VD: Từ dấu thăng nốt Đô tính lên Đô-Rê:Ta được giọng Rê trưởng, tính tiếp xuống Đô-Si-La ta được giọng La thứ.

*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu giáng :

Từ dấu giáng cuối cùng tính xuống quãng 4 giảm (2,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song:

VD: Từ dấu giáng nốt Mi tính xuống Mi-Rê-Đô-Si:Ta được giọng Si giáng trưởng, tính tiếp xuống Si giáng-La giáng-Son ta được giọng Son thứ.
Đối với các hoá biểu có 2 dấu giáng trở lên, lấy tên nốt có dấu giáng áp út chính là tên của giọng trưởng.

B.DẤU HOÁ BẤT THƯỜNG:

Dấu hoá bất thường không có vị trí cố định, thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc nên gọi là dấu hoá bất thường.
Dấu hoá bất thường đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng trong một ô nhịp.
*Tất cả 5 loại dấu hoá: thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, dấu bình đều được dùng làm dấu hoá bất thường.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/dauhoa4b.png

( các bạn học bài nầy thật kỹ
. 1. thuộc lòng: *Trình tự xuất hiện dấu thăng: theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống)
Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si

*Trình tự xuất hiện dấu giáng : theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống)
Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha

hongbinh
07-10-2011, 03:10 PM
Bài tập đọc nốt nhạc và xướng âm.


Các bạn chịu khó viết lại ra vở của mình sẽ giúp các bạn làm quen rất nhanh với hình nốt và vị trí của các nốt nhạc.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/xuongam3.jpg

hongbinh
07-10-2011, 03:25 PM
( tiếp phần cơ bản)

NHỊP

Khi nghe một bản nhạc hay một bài hát, ta thường thấy cách một khoảng thời gian đều nhau nào đó có một tiếng đệm mạnh (hay một tiếng trống đệm theo). Khoảng thời gian đều nhau giữa tiếng mạnh trước với tiếng mạnh sau gọi là nhịp.
Để phân biệt nhịp nọ với nhịp kia người ta dùng một vạch thẳng đứng trên khuông nhạc gọi là vạch nhịp.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/nhip1.png

- Khoảng cách giữa 2 vạch nhịp gọi là ô nhịp hoặc nhịp trường canh.

- Khi kết thúc 1 đoạn nhạc hay thay đổi khoá nhạc, thay đổi nhịp, người ta dùng 2 vạch nhịp, gọi là vạch kép.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/vachnhip.png

- Chấm dứt bài nhạc người ta dùng vạch kết thúc bao gồm 1 vạch bình thường và 1 vạch đậm hơn ở phía ngoài.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/vachketthuc.png

hongbinh
07-10-2011, 08:51 PM
( tiếp cơ bản)


PHÁCH

Trong mỗi nhịp (ô nhịp hay nhịp trường canh) lại chia ra nhiều quãng thời gian đều nhau nhỏ hơn gọi là phách.
Mỗi nhịp đều có phách mạnh, phách nhẹ. Phách mạnh bao giờ cũng nằm ở đầu ô nhịp. Nhờ có phách mạnh, phách nhẹ ta mới phân biệt được các loại nhịp khác nhau.
Số lượng phách trong mỗi ô nhịp tuỳ thuộc vào số chỉ nhịp.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/phach.png

Phách có thể chia ra làm nhiều phần nhỏ hơn một nốt nhạc hoặc có thể có nhiều phách trong một hình nốt nhạc.

Ví dụ:

Trong nhịp 4/4, một phách có thể bằng một hình nốt đen hoặc 2 hình nốt đơn hoặc 4 hình nốt móc kép…; một hình nốt tròn có 4 phách, một hình nốt trắng có 2 phách… (cụ thể sẽ nói rõ hơn trong phần Số chỉ nhịp)

hongbinh
07-10-2011, 09:03 PM
( tiếp cơ bản)


SỐ CHỈ NHỊP

Số chỉ nhịp ghi đầu bản nhạc, sau khoá nhạc và chỉ ghi một lần ở khuông nhạc đầu tiên (trừ trường hợp có sự thay đổi nhịp)
Số chỉ nhịp trông giống như một phân số
-Số ở trên biểu thị số phách có trong mỗi ô nhịp.
-Số ở dưới biểu thị độ dài của mỗi phách là bao nhiêu (tương ứng với hình nốt nào)

*Một số loại nhịp thông dụng:
-Nhịp 2/4:

Nhịp 2/4 trong mỗi ô nhịp có 2 phách, mỗi phách có độ dài bằng 1 hình nốt đen (mỗi ô nhịp có hai hình nốt đen)


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/sochinhip1.png

-Nhịp 3/4:

Nhịp 3/4 trong mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách có độ dài thời gian bằng một hình nốt đen (mỗi nhịp có 3 hình nốt đen…)


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/sochinhip2.png

-Nhịp 3/8:

Nhịp 3/8 trong mỗi ô nhịp có 3 phách, mỗi phách bằng 1 hình nốt móc đơn. (mỗi nhịp có 3 hình nốt móc đơn)


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/sochinhip3.png

-Nhịp 6/8:

Nhịp 6/8 trong mỗi ô nhịp có 6 phách, mỗi phách bằng 1 nốt móc đơn. (mỗi nhịp có 6 hình nốt móc đơn)


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/sochinhip4.png

*Những nhịp có số bên dưới là 4: độ dài của phách là nốt đen.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/sochinhip5.png

*Những nhịp có số bên dưới là 8: độ dài của phách là nốt móc đơn.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/sochinhip6.png

--------------------------

hongbinh
08-10-2011, 07:31 AM
( tiếp cơ bản)


DẤU LẶNG

Trong khi trình bày một bài hát, bản nhạc, có những lúc ta phải ngưng nghỉ. Thời gian ngưng nghỉ đó có các dấu hiệu để ghi lại, các dấu hiệu đó gọi là dấu lặng.

Ứng với các hình nốt chỉ độ dài thời gian vang lên của âm thanh, có các dấu lặng để chỉ thời gian ngưng nghỉ như sau:


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/daulang.png

Dấu lặng tròn thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt tròn
Dấu lặng trắng thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt trắng
Dấu lặng đen thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt đen
Dấu lặng đơn thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt đơn
Dấu lặng kép thời gian ngưng nghỉ bằng 1 nốt móc kép
Những dấu lặng có độ dài ngắn hơn ít dùng trong ca khúc.

hongbinh
08-10-2011, 07:36 AM
( tiếp cơ bản)


DẤU NỐI - DẤU LUYẾN

DẤU CHẤM DÔI-DẤU CHẤM NGÂN

Dấu nối, dấu chấm dôi, dấu chấm ngân là những kí hiệu bổ sung để tăng thêm độ dài của âm thanh.

1.Dấu nối thường được sử dụng khi tăng thêm độ dài của nốt nhạc cùng tên nhau.

2.Dấu luyến là kí hiệu dùng để nối cao độ của các nốt nhạc khác tên nhau. Hay nói cách khác, muốn thể hiện một tiếng hát ở hai nốt nhạc khác nhau người ta dùng dấu luyến.

3.Dấu chấm dôi là kí hiệu tăng độ dài của nốt nhạc trong cùng một ô nhịp mà tổng độ dài của các nốt nhạc trong ô nhịp không vượt quá số phách quy định trong ô nhịp được ghi ở số chỉ nhịp. Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc và có giá trị tăng thêm 1/2 độ dài của chính nốt đó.

4.Dấu chấm ngân là kí hiệu ghi ở trên nốt nhạc, khi gặp dấu này, người hát hoặc người đàn có thể xử lí tự do.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/daunoiluyen.png

hongbinh
08-10-2011, 11:01 AM
CUNG, QUÃNG

1.Cung:
Trong 7 tên nốt, khoảng cách cao độ của chúng không đồng đều nhau, có khoảng cách 1 cung, có khoảng cách nửa cung. Các khoảng cách cao độ được ghi như sau:


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cungquang1.png

*Do ảnh hưởng của dấu hoá nên có 2 loại nửa cung như sau:

a) Nửa cung Diatonic (nửa cung dị):

Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc khác tên nhau. Nửa cung Diatonic được tạo ra giữa 2 bậc liền kề nhau của hàng âm.
Ví dụ:


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cungquang2.png

b) Nửa cung Crômatic (nửa cung đồng):

Là tên gọi nửa cung của 2 nốt nhạc cùng tên nhau. Nửa cung Crômatic được tạo ra trong một bậc cơ bản với sự nâng cao hoặc hạ thấp chính nó.

VD:


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cungquang3.png

2.Quãng :

Quãng là sự liên kết giữa hai hoặc nhiều âm thanh phát ra cùng một lúc (hay phát ra lần lượt). Nốt thấp nhất của quãng gọi là nốt nền, nốt cao của quãng gọi là nốt đỉnh.

Tóm lại : Khoảng cách cao độ giữa hai nốt nhạc được gọi là quãng.

Ví dụ : Nốt Son và nốt La có khoảng cách là quãng 2, nốt Đô với nốt Đô là quãng 1, nốt Rê với nốt Pha là quãng 3...
Có hai loại quãng là quãng giai điệu và quãng hoà thanh

-Quãng giai điệu là quãng mà các nốt nhạc phát ra lần lượt nốt nọ đến nốt kia.
-Quãng hoà thanh là quãng mà các nốt nhạc phát ra đồng thời cùng một lúc.

hongbinh
08-10-2011, 11:19 AM
Bài Tập Xướng âm

2 bài trên các bạn đã tập làm quen với hình nốt, với quãng 2,quãng 3, quãng 4.
Bây giờ mời các bạn tập với nét nhạc quãng 5.

Các bạn chịu khó đọc nhuần nhuyễn sẽ rất hữu ích cho các bạn về sau và sẽ thấy vô cùng thu vị


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/xuongam5.jpg

hongbinh
08-10-2011, 08:34 PM
DẤU NHẮC LẠI – DẤU HỒI TẤU
KHUNG THAY ĐỔI

1.DẤU NHẮC LẠI:
Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.
-

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/b142.png

2.KHUNG THAY ĐỔI:

Khi sử dụng dấu nhắc lại, ở lần 2, nếu có sự thay đổi ở những ô nhịp cuối cùng người ta dùng khung thay đổi.
Lần 1: trình diễn bình thường
Lần 2: đến những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 1 ta phải bỏ qua không trình diễn, mà trình diễn qua những ô nhịp trong vùng ảnh hưởng của khung thay đổi 2 trở về sau.
-


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/b144.png

3.DẤU HỒI TẤU:

Khi có thêm yêu cầu phải diễn lại một phần hoặc toàn bài nhạc, người ta dùng thêm dấu hồi tấu. Dấu hồi tấu được ghi 2 lần.
-


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/b146.png

4.DẤU CO-ĐA:

Khi trình bày lần thứ hai, nếu có yêu cầu phải bỏ bớt phần nào đó người ta dùng dấu Cô-đa. Dấu cô-đa cũng được ghi 2 lần.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/b147.png
-

hongbinh
08-10-2011, 08:44 PM
HƯỚNG DẪN CÁCH XỬ LÍ KHI GẶP CÁC KÍ HIỆU



1.Kí hiệu dấu nhắc lại không có khung thay đổi:
-
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/b148.png

Thứ tự trình diễn như sau:1-2-3-4-5-6-3-4-5-6-7-8.

2.Kí hiệu dấu nhắc lại có khung thay đổi:
-
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/b149.png

Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8.

3.Kí hiệu dấu hồi tấu không có dấu cô-đa:
-
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/b1410.png

Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8.

4.Kí hiệu dấu hồi tấu có dấu cô-đa:
-
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/b1411.png

Thứ tự trình diễn như sau: 1-2-3-4-5-6-3-4-5-7-8-1-2-3-7-8.

hongbinh
09-10-2011, 06:12 AM
NHỊP LẤY ĐÀ

Một ô nhịp thông thường thì số lượng phách được qui định bởi số chỉ nhịp (không được ít hơn hoặc nhiều hơn)

Ví dụ:

Nhịp 2/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 2 phách ứng với 2 hình nốt đen;
Nhịp 3/4: mỗi nhịp (ô nhịp) có 3 phách ứng với 3 hình nốt đen;
Nhịp 6/8: mỗi nhịp (ô nhịp) có 6 phách ứng với 6 hình nốt móc đơn;
...
Tuy nhiên có khi ở ô nhịp đầu, do chủ ý của tác giả, bản nhạc được bắt đầu từ một phách yếu, ô nhịp đó không đủ số phách theo qui định. Ô nhịp đó gọi là nhịp lấy đà.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/nhiplayda.png

hongbinh
09-10-2011, 06:50 AM
GAME - GIỌNG
Game ( âm giai,tông) là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc trong một quãng 8 (từ chủ âm đến chủ âm)
I – II – III – IV – V – VI – VII – (I )

I.GAME TRƯỞNG - GIỌNG TRƯỞNG

1.Game trưởng:

Game trưởng là hệ thống gồm 7 bậc âm tự nhiên được sắp xếp liền bậc, hình thành dựa trên công thức cung và nửa cung như sau:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/gamtruong.png

Ví dụ game Đô trưởng:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/gamdotruong.png

Âm ổn định nhất trong game gọi là âm chủ (bậc I)
Trong game Đô trưởng, âm chủ là Đô

2.Giọng trưởng:

Các bậc âm trong game trưởng dùng để xây dựng giai điệu một bài hát, một bản nhạc thì được gọi là giọng trưởng kèm theo tên âm chủ.

Ví dụ bài Thật là hay của Hoàng Lân, được xây dựng trên công thức gam trưởng, gồm các âm: Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/thatlahaydotruong.png

II.GAM THỨ - GIỌNG THỨ:

1.Game thứ:

Là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc, hình thành trên công thức cung và nửa cung như sau:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/gamthu.png

Ví dụ: Game La thứ:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/gamlathu.png

Đoạn bài hát sau được viết ở game La thứ:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/duongchungtadi.png


Trong trường hợp này, sử dụng từ Game hay Giọng đều được!

hongbinh
09-10-2011, 09:47 AM
Bài tập đọc nốt nhạc và xướng âm.



Các bạn sẽ cảm thấy thích thú vô cùng khi tập luyện bài xướng âm nầy, bài viết với nhịp 3/4 ( trong mỗi ô nhịp có giá trị là 3 nốt đen, mỗi nốt đen ta giữ 1 phách). trong bài nầy các bạn được ôn tập các quãng 2,3,4,5......)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/xuongambai6.jpg

hongbinh
11-10-2011, 08:28 PM
chúng ta đã kịp làm quen với những điểm đơn giản mà chúng ta đã gọi là cơ bản, bây giờ đã quen hơn nên mời các bạn chúng ta cùng tiến vào những điểm căn bản nhé:

Chương II: Các ký hiệu ghi cao độ (tiếp)


6. Nhờ các dấu hoá đặt trước các dấu nhạc trên khuông nhạc, các bậc cơ bản được nâng cao hoặc hạ thấp tạo thành các “bậc chuyển hoá" : Đồ - Đô# (Rêb) - Rê - Rê# (Mib) - Mi - Fa - Fa# (Xonb) - Xon - Xon# (Lab) - La - La# (Xib) - Xi - Đô (các dấu hoá này được gọi là các dấu hoá bất thường. Chỉ ảnh hưởng đến các dấu nhạc cùng tên trong cùng một ô nhịp, khác với các dấu hoá cấu thành ghi ở đầu khuông nhạc, còn gọi là hoá biểu, ảnh hưởng đến mọi dấu nhạc cùng tên trong cùng một đoạn nhạc).
- Nửa cung dị chuyển : (diatonic đọc là đi-a-tô-ních) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc khác tên kề nhau.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td2.gif

- Nửa cung đồng chuyển : (chromatic đọc là crô-ma-tích) là nửa cung tạo nên bởi 2 bậc cùng tên.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td3.gif

- Nguyên cung dị chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc khác tên kề nhau.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td4.gif

- Nguyên cung đồng chuyển : được tạo nên bởi 2 bậc cùng tên như Fa - Fa x, Xon - Xon bb hoặc 2 bậc khác tên không kề nhau : Đô# - Mib, Xon# - Xib. Trên thực tế đây là quãng ba giảm.
TD 5 a) 2 bậc cùng tên B) 2 bậc khác tên không kề nhau (= quãng 3 giảm)


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td5.gif

hongbinh
11-10-2011, 08:58 PM
Các ký hiệu ghi cao độ (tiếp)

7. Muốn ghi cao độ tuyệt đối của các âm thanh, người ta dùng đến khuông nhạc và khoá nhạc.
7.1. Khuông nhạc : Hiện nay người ta dùng 5 đường kẻ song song, tạo thành 4 khe song song, tính thứ tự từ dưới lên. Trên khuông nhạc đó, ta có 11 vị trí khác nhau, ghi được 11 bậc cơ bản. Muốn ghi thêm, người ta dùng các dòng kẻ phụ :

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/khuongnhac-1.gif

7.2. Khoá nhạc : dùng để xác định tên các dấu nhạc ghi trên khuông nhạc. Khoá nhạc được ghi ở đầu mỗi khuông nhạc.
Hiện nay thường dùng 3 loại khoá chính sau :

a) Khoá Xon dòng 2 :
- Dành cho bè nữ và các đàn âm khu cao như violon, Flute, Oboe …

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/sonc.gif

- Dành cho các bè nam cao và trầm : gồm khoá Xon Ricordi và khóa Xon hạ quãng 8

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/sont.gif

b) Khoá Fa dòng 4 : dành cho các giọng nam và các dàn thuộc âm khu trầm như Violoncello (cello), Contrabasso, Fagotto, Trombone …

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/fa.gif

c) Khoá Đô dòng 3 : dùng cho đàn viola.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/do.jpg

8. Âm La mẫu có tần số 440 là âm chuẩn được đa số chấp nhận : nó được ghi trên khuông nhạc khoá Xon 2, nằm ở khe thứ 2. Người ta gọi đó là âm La 3, vì nó nằm trong bát độ thứ 3 của 4 bát độ hợp ca của giọng người.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/batdo.gif

Với hai khoá Xon và Fa, chúng ta có thể xác định chính xác độ cao tuyệt đối của các âm thanh thuộc âm vực giọng hát hợp ca trải dài trong 4 bát độ. Có những nhạc khí có thể phát ra âm thanh trầm hơn quá 1 bát độ (La – Xi – Đồ – Rê … Đô1) hoặc cao hơn 2 bát độ (Đô5 – Rê – Mi … Đô6). Để khỏi dùng đến quá nhiều dòng kẻ phụ, ta dùng dấu chuyển độ :
- Dấu chuyển độ lên : Phải tấu âm thanh lên cao hơn 1 bát độ : Ghi số 8 ở trên dòng nhạc, ngay chỗ bắt đầu phải chuyển độ, và thêm những vạch ngang rời song song với khuông nhạc cho đến khi diễn tấu bình thường như cao độ ghi trên khuông nhạc (có khi người ta viết chữ Octava đúng hơn Ottava Alta (8va Alta) ….. loco, loco báo hiệu trở lại bình thương (TD 6a).
- Dấu chuyển độ xuống : Phải tấu âm thanh thấp hơn 1 bát độ : Ghi số 8 dưới khuông nhạc với các vạch ngang rời cho đến khi không phải chuyển độ nữa (có khi thay bằng chữ Ottava bassa (8va bassa) ….. loco (TD 6b)).
TD 6 : Dấu chuyển độ
a) chuyển độ lên Ottava ….. loco b) chuyển độ xuống Ottava bassa ….. loco

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td6.gif

hongbinh
11-10-2011, 09:34 PM
Bài tập đọc nốt nhạc và xướng âm.



http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/xabai78.jpg

hongbinh
12-10-2011, 08:40 PM
TRƯỜNG ĐỘ TƯƠNG ĐỐI:

1. Để ghi trường độ tương đối giữa các âm thanh, người ta dùng các dấu nhạc với 7 hình dạng khác nhau.
- Dấu tròn (whole)lâu bằng 2 dấu trắng (half)
- Dấu trắng (half) lâu bằng 2 dấu đen(quarter)
- Dấu đen (quarter) lâu bằng 2 dấu móc đơn (eighth)
- Dấu móc đơn (eighth) lâu bằng 2 dấu móc đôi (sixteenth)
- Dấu móc đôi (sixteenth) lâu bằng 2 dấu móc ba (thirty second)
- Dấu móc ba (thirty second) lâu bằng 2 dấu móc tư (sixty fourth)
Như vậy một dấu tròn : 2 trắng : 4 đen : 8 móc đơn : 16 móc đôi : 32 móc ba : 64 móc tư.
2. Dấu lặng : là những ký hiệu cho biết phải ngưng, không diễn tấu âm thanh trong một thời gian nào đó. Các dấu lặng trong thời gian tương ứng với dạng dấu nhạc nào, thì cũng có tên gọi tương tự.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/daulang-1.gif

3. Dấu chấm : là ký hiệu đi sau dấu nhạc, hoặc dấu lặng, có giá trị bằng nửa trường độ ký hiệu đi trước nó.
Thí dụ :

4. Dấu nối : là đường vòng cung nối liền nhiều dấu nhạc với nhau. Có 2 loại :
4.1. Dấu nối 2 dấu nhạc cùng cao độ làm kéo dài trường độ dấu nhạc đầu, bằng tổng số trường độ của cả hai dấu nhạc.

4.2. Dấu nối nhiều dấu nhạc khác cao độ (còn gọi là dấu luyến) cho biết phải diễn tấu các dấu nhạc đó liền tiếng với nhau.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td7.gif

5. Dấu lưu (Dấu miễn nhịp) : là nửa vòng cung nhỏ có một chấm ở giữa U đặt trên hoặc dưới ký diệu âm nhạc nào thì cho nó được kéo dài bao lâu tuỳ ý.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td8.gif

6. Ô nhịp : là phần khuông nhạc được giới hạn bởi 2 vạch nhịp.

Trong nhạc mới, thường người ta chia bài nhạc thành nhiều ô nhịp. Các ô nhịp có tổng số các ký hiệu bằng nhau. Muốn biết mỗi ô nhịp có trường độ bao nhiêu ta căn cứ vào số loại nhịp (số tiết nhịp) viết ở đầu bài nhạc, gọi tắt là số nhịp.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td9.gif

7. Số nhịp : là một phân số cho ta biết phải chia dấu tròn ra làm mấy phần, và tử số cho ta biết trong mỗi ô nhịp có mấy phần như vậy. Thí dụ 2/4 : dấu tròn chia làm 4 phần, mỗi phần bằng một dấu đen và trong mỗi ô nhịp ta có 2 dấu đen hoặc các ký hiệu tương đương hai dấu đen (xem thí dụ 9).

8. Phách : là đơn vị thời gian trong âm nhạc, giống như bước chân người đi trong không gian. Nhờ phách mà ta cảm nhận được sự chuyển động của âm thanh trong thời gian.

8.1. Phách chia 2 : là loại phách có thể chia ra 2 phần đều nhau.
Thí dụ : Trong loại nhịp 2/4, mỗi ô nhịp có hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen. Dấu đen này có thể chia thành hai dấu móc đơn :
q = e e
Loại nhịp gồm phách chia 2 gọi là loại nhịp chia 2 (nhị phân) hoặc nhịp đơn.

8.2. Phách chia 3 : Là loại phách có thể chia ra 3 phần đều nhau.
Thí dụ : Trong loại nhịp 6/8 gồm hai phách, mỗi phách là 1 dấu đen chấm. Phách này có thể chia thành 3 dấu móc đơn :
q .= e e e
Loại nhịp gồm phách chia 3 gọi là loại nhịp chia 3 (tam phân) hoặc loại nhịp kép.

hongbinh
12-10-2011, 09:02 PM
9. Các nhóm dấu bất thường :

9.1. Liên ba : Là 3 dấu nhạc có trường độ bằng nhau, nhưng khi diễn tấu thì trường độ của chúng bằng trường độ 2 dấu nhạc cùng hình dạng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/lienba_td10.gif

9.2. Liên năm, liên sáu, liên bảy : Là diễn tấu 5, 6 hoặc 7 dấu thay vì chỉ phải diễn tấu 4 dấu cùng hình dạng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/lienba_td11.gif

9.3. Liên hai : là 2 dấu nhạc có trường độ bằng nhau nhưng được diễn tấu trong thời gian bằng 3 dấu cùng hình dạng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/lienhai_td12.gif

Nói cách khác là dấu nhạc có chấm (loại phách chia 3) thay vì được chia 3 như thường lệ thì chỉ được chia 2 thôi.
9.4. Liên tư : Là diễn tấu 4 dấu thay vì cần diễn 6 dấu cùng hình dạng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td13.gif

10. Các ký hiệu dùng để lặp lại :
10.1. Lặp lại một âm hình giai điệu nào đó trong cùng một ô nhịp, thay vì viết ra cả thì chỉ cần viết 1 lần rồi ghi các vạch xiên chỉ trường độ.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td14.gif

10.2. Một âm thanh hoặc một hợp âm cần nhắc lại thì ghi tổng số trường độ và thêm các gạch chỉ trường độ phải lặp lại :

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td15.gif

10.3. Lặp lại luân phiên nhiều lần âm thanh hoặc hợp âm (trémolo)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td16a.gif

10.4. Lặp lại nguyên 1 hoặc 2 ô nhịp :

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td16b.gif

10.5. Lặp lại một đoạn nhạc : dùng dấu hồi đoạn ] } (Td 18a)
10.6. Lặp lại một đoạn dài, hoặc cả bài : Dùng dấu hồi tống @ (Td 18b)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td18.gif

Khi phần cuối đoạn lặp lại có khác biệt với phần cuối đoạn đầu thì người ta ghi dấu ngoặc vuông với số 1 hoặc chữ a trên phần khác biệt của đoạn đầu, và ghi dấu ngoặc vuông với số 2 hoặc chư b trên phần cuối của đoạn lặp lại.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td19a.gif

Lần đầu diễn theo số một (còn gọi là volta 1) cho đến dấu hồi tống thì lặp lại lần 2, bỏ volta 1, nhảy qua volta 2.
Người ta có thể thay dấu hồi tống bằng chữ DC (Da Capo nghĩa là trở lại từ đầu. Da Capo al fine = Trở lại từ đầu cho đến chỗ TẬN của bài).

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/td19b.gif

Bài nhạc nào có đoạn kết riêng, gọi là CODA thì người ta ghi dấu A hoặc để báo hiệu chỗ phải sang đoạn kết. Dấu báo kết A … được ghi 2 lần, lần đầu thường kèm theo chữ Al Coda (sang đoạn kết), lần hai ghi ngay đầu đoạn kết với chữ CODA. (Td 19c)

hongbinh
13-10-2011, 03:15 PM
Bài tập đọc nốt nhạc và xướng âm.
Trong bài nầy các bạn sẽ sẽ làm quen với nốt nhạc đen, đơn và kép, dấu nối, dấu lặng đen và lặng đơn

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/xa9.jpg

hongbinh
14-10-2011, 07:14 AM
TRƯỜNG ĐỘ TUYỆT ĐỐI:

Muốn biết một âm thanh phải kéo dài bao nhiêu giây, người ta phải dùng tới những ký hiệu khác để diễn tả tốc độ của các âm thanh, còn gọi là nhịp độ của âm thanh (Tempo).

1. Ký hiệu ghi nhịp độ đều đặn : các chữ ghi nhịp độ thường cho ta 3 mức độ chính, đó là vừa, chậm và nhanh. Muốn chính xác hơn, người ta ghi thêm số phách hoặc số dấu nhạc phải diễn tấu trong một phút gọi tắt là số nhịp đoä.

1.1. CHỮ VIẾT / Ý NGHĨA / SỐ NHỊP ĐỘ

Nhịp độ chậm:

Largo / Chậm rãi / 40-60
Larghetto / Bớt chậm rãi / 60-66
Lento / Chậm
Adagio / Chậm / 66-76
Grave / Trịnh trọng

Nhịp độ vừa:

Andante / Khoan thai / 76
Andatino / Bớt khoan thai / 108
Moderato / Vừa / 108-120
Allegro Moderato / Nhanh vừa / 120
Allegretto / Chưa nhanh lắm

Nhịp độ nhanh:

Allegro / Nhanh / 120-168
Vivace / Khá nhanh
Presto / Hối hả, rất nhanh / 168
Prestissimo / Cực nhanh / 208

1.2. Người ta còn thêm các chữ để nói rõ sắc thái hơn như :

Molto : Rất
Assai : Rất
Non troppo : Không quá
Non Tanto : Không đến thế
Sempre : Luôn luôn (Sempre marcato : Luôn luôn rời mạnh)
Meno : Ít hơn (Meno mosso : Kém linh hoạt hơn)
Pìu : Hơn (Pìu andante : nhanh hơn Andante)
Poco : Ít, một chút (Poco a poco : Từ từ)
Quasi : Gần như.

2. Ký hiệu ghi nhịp độ thay đổi :

2.1. Tăng nhịp độ :

Accelerando (Accel.) : Nhanh dần lên
Animando : Linh động, hào hứng
Stretto : Dồn dập, gấp rút

2.2. Giảm nhịp độ :

Ritardando (Ritard.) : Chậm lại
Rallentando (Rall.) : Chậm dần
Allargando (Allarg.) : Mở rộng ra, giãn ra.
Ritenuto (Rit.) : Giữ lại, ghìm lại
Poco lento : Hơi chậm.

2.3. Nhịp độ tư do :

Ad libitum (ad lib.) : Nhịp độ tuỳ ý
A piacere : Tuỳ thích
Senza tempo : Không cần giữ nhịp
Rubato : Lơi nhịp

2.4. Vào nhịp độ bắt buộc :

Tempo : Vào nhịp (sau một đoạn nhạc ad lib.)
A tempo, Tempo primo : Trở về nhịp độ ban đầu

(AT), (1 Tempo)

L'istesso tempo : Giữ y nhịp độ cũ dù có thay đổi số nhịp, nghĩa là một phách ở loại nhịp trước vẫn bằng 1 phách ở loại nhịp sau.
Thí dụ 2/4 đổi qua 6/8 thì q trong 2/4 =q . trong 6/8

hongbinh
14-10-2011, 07:14 PM
Ký hiệu ghi cường độ

1. Các chữ dùng để ghi cường độ thường dùng là:

Pianissimo..........(pp)......: Rất nhẹ

Piano.................(p).......: Nhẹ

Mezzo-Forte.......(mf)......: Mạnh vừa

Forte.................(f)........: Mạnh

Fortissimo...........(ff).......: Rất mạnh

Có khi người ta còn dùng ppp để chỉ cực nhẹ và fff để chỉ cực mạnh

2. Các chữ hoặc ký hiệu dùng để báo hiệu thay đổi cường:

Crescendo........(Cresc.).....: Mạnh dần lên

Decrescendo.....(decresc.)..: Nhẹ dần lại

Diminuendo.......(dim.)........: Bớt lại

Morendo..........(mor.).........: Lịm dần (thường dùng cuối đoạn, cuối bài)

Smorzando ......(Smor.).......: Tắt dần

Subito forte .....(Sf.) ..........: Mạnh đột ngột

Sforzando .......(Sfz.)..........: Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ ngay (fp)

Marcato ..........(>) ............: Mạnh mà rời

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/marcato.gif

Staccato ....(dấu chấm trên dấu nhạc): Nhẹ mà rời

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/staccato.gif

Sostenuto (gạch ngang trên dấu nhạc): Cẩn trọng, nâng niu (pfp)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/gachngang.gif

Sotto voce : Hát nửa tiếng, êm nhẹ

Dolce : Dịu dàng, nhẹ nhàng

Ngoài ra, để chỉ phải liên kết các dấu nhạc mạnh dần hoặc nhẹ dần một cách liên tục, không rời rạc, người ta dùng chữ Legato (liền tiếng, liền giọng).

3.Phân loại cường độ:

Có 2 cách phân định cường độ

3.1.Cường độ cố định: là cường độ được qui định trước theo nguyên tắc "Phách đầu mạnh,phách cuối nhẹ", mà không cần để ý đến giai điệu cũng như ý nghĩa của nó.

Cụ thể -trong loại nhịp 2 phách: phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ ( Mạnh, nhẹ....)

-trong loại nhịp 3 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 nhẹ ( Mạnh, Mạnh vừa, nhẹ);

-trong loại nhịp 4 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ. Loại cường độ nầy thường dùng cho nhạc vũ đạo, quân hành, sinh hoạt, có tính cách bình dân đaị chúng, hoặc dùng cho người mới học nhạc để tập luyện giữ đúng nhịp. Nó có tính cách máy móc vì không để ý đến ý nghĩa của bài nhạc.

3.2.Cường độ diễn cảm: là cường độ do tiết tấu hoặc do ý nghĩa lời ca gợi ý. Chính loại cường độ nầy mới tạo "hồn" cho âm nhạc. Cần học phân tích tiết tấu thì mới biết phân phối cường độ sao cho phù hợp với từng dấu nhạc, từng nét, từng vế, từng câu, từng đoạn, từng bài nhạc.

4. Khi tác giả ghi các ký hiệu về cường độ thì đó cũng chỉ mới là hướng dẫn sơ khởi cho từng chỗ, từng đầu câu mà thôi, chứ không thể ghi chi tiết cường độ của tất cả mọi dấu nhạc trong câu trong bài được. Dù ghi hay không ghi ký hiệu cường độ, chúng ta cũng phải dựa trên tiết tấu của từng câu, từng đoạn và dựa trên ý nghĩa lời ca để phân phối cường độ cho xứng hợp, vì cường độ là yếu tố chủ chốt làm cho bài nhạc có hồn, có sinh khí. Người ca hát có hồn, có tâm tình là người biết dùng cường độ đúng lúc, đúng nơi. Chúng ta không nên dùng cách diễn tấu máy móc của các loại nhạc vũ,nhạc quân hành, nhạc sinh hoạt để diễn tấu các loại nhạc khác, đòi hỏi mức thưởng ngoạn cao hơn.

hongbinh
14-10-2011, 07:30 PM
Bài tập đọc nốt nhạc và xướng âm.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/xa10.jpg

hongbinh
15-10-2011, 08:57 PM
Quãng nhạc

Quãng là gì?

Quãng là khoảng cách giữa hai nốt nhạc. Ðể xác định một quãng ta phải biết được kích cỡ số học và chất lượng của nó.

Kích cỡ số học của quãng

Bằng cách tính toán số lượng nốt nhạc trong một quãng mà chúng ta có thể xác định được kích cỡ số học của nó. Khi tính toán phải bao gồm cả nốt đầu tiên và nốt kết thúc. Ví dụ từ Ðô tới Mi chúng ta có một quãng 3 (C-1, D-2, E-3). Trong phần kế tiếp bạn sẽ biết được mối quan hệ giữa số nốt và kích cỡ số học của quãng:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intNumerical.gif

Tuy nhiên, không phải tất cả các quãng có cùng giá trị số học như nhau đều có kích cỡ giống nhau. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần phải xác định chất lượng của quãng bằng cách xác định chính xác số cung và nửa cung trong quãng.

Cung và nửa cung

Trong hệ thống bình quân, quãng tám được chia chính xác thành 12 nốt. Khoảng cách giữa hai nốt kề nhau là nửa cung. Các phím bất kỳ trên bàn phím này đều cách nốt liền trước và liền sau nó nửa cung.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intStep1.gif


Một cung bao gồm hai nửa cung. tất cả các phím trắng được chen giữa bởi một phím đen đều cách nhau một cung. Những phím trắng không bị chia cách bởi phím đen thì cách nhau nửa cung:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intStep2.gif

Các nốt tương ứng tại các phím trắng được gọi là: Ðô, Rê, Mi, Fa, Sol, La và Si tương ứng C, D, E, F, G, A và B. Những nốt này được xem là những nốt nhạc tự nhiên (nốt bình). Chúng có thể được tăng lên nửa cung với dấu thăng và giảm nửa cung với dấu giáng. Một phím đen, ví dụ phím nằm giữa Ðô và Rê, có thể được xem là Ðô thăng hoặc Rê giảm:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intStep3.gif

hongbinh
15-10-2011, 09:37 PM
Chất lượng quăng

Bằng cách sử dụng bàn phím để xác định số lượng nửa cung giữa các nốt chúng ta có thể thấy tuy rằng các quăng có cùng giá trị số học nhưng lại có số nửa cung khác nhau. Ví dụ, quăng 2 giữa Đô và Rê là một cung (tức hai nửa cung) trong khi quăng hai giữa Mi và Fa chỉ có một nửa cung:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intQuality1.gif

Đối với các quăng khác cũng tương tự. Ví dụ, quăng 3 giữa Rê và Fa là một một cung rưỡi (tức 3 nửa cung) trong khi quăng 3 giữa Đô và Mi có tới 2 cung (tức 4 nửa cung):

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intQuality2.gif

Trên đây là lư do tại sao chúng ta phải xác định chất lượng của quăng. Hăy tham khảo từng quăng để biết thêm về chất lượng quăng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intInversion.gif
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/daoqung.jpg
Xác định quãng bằng cách đảo quãng

Cách dễ dàng nhất để xác định quãng 6 và quãng 7 là đảo quãng và phân tích kết quả các quãng 2 và quãng 3 tạo thành

Ví dụ, thay vì phải tính toán số lượng cung và nửa cung trong quãng 6 F# - D#, bạn có thể đảo quãng và phân tích quãng 3 tạo thành. Vì quãng 3 D#-F# là quãng 3 thứ nên quãng 6 F#-D# phải là quãng 6 trưởng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intIDInvers1.gif

Quãng E-Db là một quãng 7 giảm vì nó trở thành quãng 2 tăng sau khi đảo quãng


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intIDInvers2.gif

hongbinh
16-10-2011, 01:49 PM
Một số thuật ngữ

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cacdau61hoa1.jpg
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cacdau61hoa2.jpg
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/cacdau61hoa3.jpg

hongbinh
16-10-2011, 02:04 PM
Quãng 2

Quãng 2 có các loại quãng 2 trưởng, quãng 2 thứ, quãng 2 tăng và quãng 2 giảm. Sau đây bạn có thể thấy được số lượng nửa cung phụ thuộc vào chất lượng của quãng 2:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos8.gif

Quãng 2 giảm,: 0 nửa cung

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos5.gif

Quãng 2 thứ: 1 nửa cung

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos6.gif

Quãng 2 trưởng: 2 nửa cung

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos7.gif

Quãng 2 tăng: 3 nửa cung

Xác định chất lượng quãng 2

Quãng 2 là loại quãng dễ xác định nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thành thạo việc xác định quãng 2 trước khi đi vào xác định các quãng khác.

Ðể xác định chất lượng của quãng 2 chúng ta phải biết:

Số lượng nửa cung chứa trong mỗi loại quãng 2

Thứ tự các nốt nhạc (C, C#-Db, D v.v...). Chúng ta phải nhớ rằng ngoài Mi-Fa và Si-Ðô, khoảng cách giữa hai nốt tự nhiên là một cung.
Khi thuộc lòng những yếu tố này, chúng ta có thể tính ra được số nửa cung trong nháy mắt.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intSeconds1.gif

Một cách khác để xác định chất lượng quãng 2

Nếu là hai nốt tự nhiên, chúng ta không cần phải tính số nửa cung nếu như vẫn nhớ rằng chỉ có Mi-Fa và Si-Ðô là nửa cung. Nếu có dấu hóa, chúng ta sử dụng phương pháp sau:

Ðưa tất cả các nốt về tự nhiên để xác định chất lượng
Cộng thêm dấu hoá và xem xét ảnh hưởng của nó đối với quãng

Ví dụ: G#-A#:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intSeconds2.gif

Ðưa các nốt về tự nhiên ta được G-A là một quãng 2 trưởng. (vì chỉ có E-F và B-C là quãng 2 thứ).
Cộng thêm dấu thăng của nốt Sol. Quãng này bây giờ nhỏ lại và nó trở thành

quãng 2 thứ.

Cộng thêm một dấu thăng vào nốt La. Quãng này lớn lên và trở thành một quãng 2 trưởng.

Một ví dụ khác: C#-D (dấu thăng kép)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intSeconds3.gif

Ðưa các nốt về tự nhiên ta được C-D là một quãng 2 trưởng (vì chỉ có E-F và B-C là quãng 2 thứ).
Cộng một dấu thăng vào nốt Ðô. Quãng này nhỏ lại trở thành quãng 2 thứ.
Cộng một dấu thăng nốt Rê. Quãng này lớn lên trở thành quãng 2 trưởng.
Công tiếp một dấu thăng vào nốt Rê. Quãng này tiếp tục lớn thêm và trở thành quãng 2 thăng.
Phương pháp này rất hữu dụng đối với những quãng có chứa dấu hóa

hongbinh
16-10-2011, 04:00 PM
Quãng 3


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/Qung3.jpg
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/Xcd_nhch_tlu_ngqung3.jpg

hongbinh
16-10-2011, 07:50 PM
Quãng 4

Quãng 4 có thể có các loại quãng 4 đúng, quãng 4 tăng và quảng 4 giảm. Dưới đây chúng ta có thể biết số cung của các quãng 4 theo chất lượng của nó:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos15.gif

Quãng 4 giảm: 2 cung (tức 4 nửa cung)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos13.gif

Quãng 4 đúng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos14.gif

Quãng 4 tăng: 3 cung (tức 6 nửa cung )

Xác định chất lượng của quãng 4

Khi phân tích chất lượng của quãng 4 chúng ta nên biết rằng:

Một quãng 4 gọi là quãng 4 đúng nếu như tất cả các nốt trong quãng đều là nốt tự nhiên ngoại trừ quãng 4 Fa - Si là quãng 4 tăng.
Nếu như có dấu hoá thì bạn có thể xác định không quan tâm đến dấu hóa rồi sau đó phân tích sự ảnh hưởng của các dấu biến lên quãng đó.

Ví dụ,: G-C#:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intFourths1.gif

Một ví dụ khác: C#-F#:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intFourths2.gif

Việc xác định quãng 4 bằng cách tính toán số cung và nửa cung sẽ rất chậm và dễ nhầm lẫn.

hongbinh
16-10-2011, 07:59 PM
Quãng 5

Chúng ta có các loại cung quãng 5 đúng, quãng 5 tăng và quãng 5 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 5 theo chất lượng của nó.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos18.gif

Quãng 5 giảm: 3 cung (tức 6 nửa cung)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos16.gif

Quãng 5 đúng: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos17.gif

Quãng 5 tăng: 4 cung (tức 8 nửa cung)

Xác định chất lượng quãng 5

Khi phân tích chất lượng của quãng 5 cần biết:

Quãng 5 là một quãng 5 đúng nếu như các nốt là nốt tự nhiên ngoại trừ Si - Fa là quãng 5 giảm
Nếu như có dấu biến thì bạn cũng xác định không quan tâm đến dấu hóa, sau đó phân tích sự ảnh hưởng của dấu hóa lên chất lượng quãng.

Ví dụ:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intFifths2.gif

Việc xác định quãng 5 bằng cách tính toán số cung và nữa cung sẽ rất chậm và dễ nhầm lẫn

hongbinh
17-10-2011, 06:19 AM
Quãng 6

Quãng 6 có thể có các loại quãng 6 trưởng, quãng 6 thứ, quãng 6 tăng và quãng 6 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 6 theo chất lượng của nó

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos221.gif

Quãng 6 giảm: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos19.gif

Quãng 6 thứ: 4 cung (tức 8 nửa cung)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos20.gif

Quãng 6 trưởng: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos21.gif

Quãng 6 tăng: 5 cung (tức 10 nửa cung)

Xác định chất lượng quãng 6

Cách dễ dàng nhất để xác định chất lượng của quãng 6 là đảo quãng và xác định chất lượng của quãng 3 tạo thành. Ví dụ, C#-A#:

Quãng nghịch đảo là A#-C#.
Chúng ta xác định quãng ba tạo thành này.
A#-C# là quãng 3 thứ nên C#-A# là quãng 6 trưởng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos48.gif

Một quãng 6 trưởng sẽ trở thành một quãng 3 thứ sau khi nghịch đảo

hongbinh
17-10-2011, 06:35 AM
Quãng 7

Quãng 7 có thể có các loại quãng 7 trưởng, quãng 7 thứ, quãng 7 tăng và quãng 7 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 7 theo chất lượng của nó.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos26.gif

Quãng 7 giảm: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos23.gif

Quãng 7 thứ: 5 cung (tức 10 nửa cung)

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos24.gif

Quãng 7 trưởng: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos25.gif

Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung)

Xác định chất lượng quãng 7

Cách dễ dàng nhất để xác định chất lượng của quãng 7 là đảo quãng và xác định chất lượng của quãng 2 tạo thành. Ví dụ, quãng C-B:

Quãng nghịch đảo là B-C.
Chúng ta xác định quãng 2 tạo thành.
B-C là một quãng 2 thứ nên C-B là một 7 trưởng

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos49.gif

Quãng 7 trưởng trở thành quãng 2 thứ sau khi đảo quãng

Quãng 8

Quãng 8 có thể có các loại quãng 8 đúng, quãng 8 tăng và quãng 8 giảm. Dưới đây chúng ta có thể biết được số cung của quãng 8 theo chất lượng của nó.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos28.gif

Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/intervalos27.gif

Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung)

hongbinh
17-10-2011, 04:11 PM
Hợp âm là gì?

Ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc thì tạo thành một hợp âm. Thông thường, một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Ví dụ, các nốt C-E-G tạo thành một hợp âm trưởng. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm (nốt nền). Các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes1.gif

Hợp âm và chuỗi hòa âm

Nhà âm nhạc học người Pháp Jacques Chailley, trong cuốn Traite d'analyse harmonique, đã bình luận rằng thật là một sai lầm khi giải thích sự hình thành hợp âm là sự kết hợp các quãng 3. Theo ông, hình thành hợp âm dựa trên chuỗi hòa âm một cách ngẫu nhiên.

Chuỗi hòa âm là một hiện tượng vật lý, nó giải thích âm sắc của các nhạc cụ cũng như các vật khác. Khi bạn nghe một âm thanh, không chỉ nghe một âm đơn lẻ mà là một chuỗi các âm thanh được gọi là họa âm chồng chéo lên nhau. Khi lấy nốt Ðô làm nốt cơ bản, thì thứ tự của các nốt họa âm được sắp xếp như sau:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes34.gif

Ðây là cách tạo ra hợp âm theo chuỗi hòa âm. Các hợp âm ba nốt chứa họa âm 4; các hợp âm 7 chứa họa âm 6 và các hợp âm chín chứa họa âm 8. Chailley bình luận rằng các hợp âm ba nốt và hợp khác không phải hình thành từ việc chồng chéo các quãng 3 mà là sự chồng chéo của các họa âm trong chuỗi của nốt chủ âm.

Chúng ta không phủ nhận ý kiến của Chailley, nhưng để thuận tiện thì người ta tạo hợp âm bằng cách kết hợp các quãng 3.

Hợp âm đảo

Một hợp âm được cho là vị trí chủ khi âm chủ (nốt nền) của nó là nốt có âm vực thấp nhất trong hợp âm. Một hợp âm 3 nốt cũng có thể nằm tại vị trí đảo thứ nhất hoặc thứ hai. Một hợp âm nằm tại vị trí đảo thứ nhất khi bật 3 là nốt thấp nhất. Một hợp âm nằm tại vị trí đảo thứ hai khi bật 5 của nó là nốt thấp nhất. Trong ví dụ dưới đây, hợp âm Ðô trưởng được lần lượt xếp vào vị trí chủ, đảo thứ nhất và đảo thứ hai.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes10.gif

Một hợp âm càng chứa nhiều nốt thì nó càng có nhiều hợp âm đảo. Trong ví dụ đưới đây, hợp âm G7 được trình bày ở 4 vị trí đảo.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes11.gif

hongbinh
17-10-2011, 04:25 PM
Hợp âm 3

Hợp âm 3 là một hợp âm hình thành từ 3 nốt nhạc. Hợp âm 3 nốt có thể là hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm tăng và hợp âm giảm. Các ví dụ dưới đây biểi diễn cấu trúc của từng hợp âm nói trên.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes3.gif

Hợp âm trưởng: Quãng 3 trưởng., Quãng 5 đúng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes4.gif

Hợp âm thứ: Quãng 3 thứ, quãng 5 đúng

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes5.gif

Hợp âm giảm: Quãng 3 thứ, quãng 5 giảm

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes6.gif

Hợp âm tăng: Quãng 3 trưởng, quãng 5 tăng

Hợp âm thứ và hợp âm trưởng được xem là đúng bở vì chúng luôn có quãng 5 đúng. Hợp âm tăng và hợp âm giảm thì được gọi theo tên của quãng 5 mà nó chứa.

Xây dựng hợp âm ba nốt trong âm giai trưởng

Các ví dụ dưới đây biểu diễn các hợp âm 3 nốt mà chúng được hình thành bằng cách sử dụng các nốt trong âm giai trưởng.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes2.gif


Trong tất cả các âm giai trưởng, các hợp âm 3 nốt nằm tại các bậc I, IV và V là hợp âm trưởng. Tại các bậc II, III và VI là hợp âm thứ và hợp âm ba nốt ở cấp VII phải là hợp âm giảm

Xây dựng hợp âm ba nốt trong âm giai thứ

Hợp âm ba nốt trong âm giai thứ phong phú hơn bởi chúng ta có tới 3 loại âm giai thứ, đó là tự nhiên, hòa âm và giai điệu.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes7.gif

Hợp âm 3 nốt trong âm giai thứ tự nhiên

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes9.gif

Hợp âm 3 nốt trong âm giai thứ hòa âm

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes8.gif

Hợp âm nốt trong âm giai thứ giai điệu

hongbinh
18-10-2011, 10:59 AM
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/CcBccahpmvmgiai.jpg
Thành lập hợp âm 7 trong âm giai trưởng

Các ví dụ sau đây cho thấy các hợp âm 7 được hình thành bằng cách sử dụng âm giai trưởng:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes20.gif
Hợp âm 7 trong âm giai trưởng

Thành lập hợp âm 7 trong âm giai thứ

Kể từ khi có 3 loại âm giai thứ (tự nhiên, hòa âm và giai điệu) thì các hợp âm 7 trong âm giai này trở nên phong phú hơn.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes21.gif

Hợp âm 7 trong âm giai thứ tự nhiên

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes22.gif

Hợp âm 7 trong âm giai thứ hòa âm

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes23.gif

Hợp âm 7 trong âm giai thứ giai điệu

Trong âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa âm, có hai loại hợp âm 7 không có một tên nào được chấp nhận bởi vì chúng không được sử dụng trong âm nhạc truyền thống. Trong các trường hợp này, người ta sử dụng hợp âm 3 nốt và quãng 7 để xác định các hợp âm này. Về sau, cái tên augmented seventh (quãng 7 tăng) đã được sử dụng cho hợp âm được thành lập bởi một hợp âm 3 nốt và một quãng 7 trưởng. Tuy nhiên, hầu hết các giáo trình về hòa âm sau này không chấp nhận thuật ngữ đó.

hongbinh
18-10-2011, 12:00 PM
Hợp âm 7 và các bậc của âm giai


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/Hpm7vccbccamgiai1.jpg
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/Hpm7vccbccamgiai2.jpg
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/Hpm7vccbccamgiai3.jpg

hongbinh
18-10-2011, 12:08 PM
Hợp âm 9
Một hợp âm 9 được tạo ra bằng cách thêm vào hợp âm 7 một quãng 9

Các hợp âm 9 thông dụng nhất được xây dựng ở bậc át (V). Khi hợp âm 9 hình thành từ một hợp âm trưởng thì gọi là hợp âm át trưởng 9 và khi nó hình thành từ một hợp âm thứ thì gọi là hợp âm thứ 9.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes35.gif

Các hợp âm 9 cũng có thể được hình thành trên hợp âm trưởng 7 và thứ 7


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes36.gif
Hợp âm 9 tăng được hình thành từ việc cộng thêm vào hợp âm át 7 một quãng 9 tăng. Trong nhiều trường hợp quãng 9 được đơn giản hóa theo cách hòa âm. Trong trường hợp này thì hợp âm trở thành hợp âm át 9 với một quãng 3 trưởng và quãng 3 thứ.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes40.gif

Ðơn giản như trong âm nhạc của Chopin, hợp âm này thành lập theo hình thức một hợp âm rải

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes41.gif

Thông thường loại hợp âm này không được đề cập đến trong thuyết hòa âm.

hongbinh
19-10-2011, 09:05 PM
Âm giai là gì?

Theo hệ thống bình quân thì quãng 8 được chia đều thành 12 nốt nhạc. Âm giai là chuỗi những nốt nhạc được tuyển chọn từ 12 nốt này.

Mỗi nốt nhạc này được gọi là một bậc. Mỗi bậc đều có tên riêng, nhưng thông thường được ký hiệu bằng chữ số La mã

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas2.gif


Hai âm giai được phân biệt bởi:

Số lượng nốt mà chúng có
Khoảng cách giữa các bậc
Ví dụ, 7 âm giai khác nhau có thể được xây dựng với 7 nốt tự nhiên như trong ví dụ sau đây:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas7.gif

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas8.gif


Mỗi âm giai trên có thứ tự cung và nửa cung khác nhau. Âm giai đầu tiên gọi là âm giai trưởng, âm giai thứ hai thì thuộc điệu thức Gregorian. Những tên này ám chỉ cấu trúc riêng của từng âm giai. Một âm giai có thể được xây dựng bắt đầu bằng một nốt nhạc bất kỳ và sử dụng dấu hóa nhằm duy trì đúng thứ tự của cung và nửa cung. Ví dụ, để hình thành một âm giai trưởng với nốt Rê thì nốt Fa và Ðô phải bị thay đổi thành Fa thăng và Ðô thăng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas3.gif

Âm giai Ré trưởng

Âm giai này được gọi là âm giai Rê trưởng. Nó là âm giai trưởng bởi vì theo cơ cấu trưởng của nó và là âm giai Rê bởi vì nốt bắt đầu là nốt Rê.

Có rất nhiều âm giai. Các âm giai cũng có thể được tạo ra khi soạn nhạc. Trong thời gian qua, các nhà soạn nhạc như Claude Debussy, Olivier Messiaen, Bela Bartok và một số người khác cũng đã làm như vậy


Âm giai trưởng
Âm giai trưởng gồm 7 nốt. Các nốt cách nhau một cung ngoại trừ các bậc III-IV và VII-I:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas2-1.gif

Âm giai trưởng và âm giai thứ là những âm giai phổ biến nhất bởi vì chúng được sử dụng thường xuyên trong 4 thế kỷ qua.

Âm giai song song

Âm giai Ðô trưởng và La thứ có các nốt nhạc giống nhau, vì vậy gọi là song song nhau. Ðô trưởng là âm giai trưởng song song với La thứ và La thứ là âm giai thứ song song với Ðô trưởng.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas20.gif

Âm giai Ðô trưởng và La thứ

Ðể xác định được âm giai thứ song song của một âm giai trưởng thì cần phải xác định nốt bậc VI của nó. Ví dụ, âm giai thứ song song của Fa trưởng là Rê thứ vì nốt bậc VI của nó là Rê

Ðối với việc tìm âm giai trưởng song song thì ta xác định nốt bậc III. Ví dụ, âm giai trưởng song song của Ðô thứ là Mi giáng trưởng vì nốt bậc ba của nó là mi giáng

hongbinh
19-10-2011, 09:23 PM
Các dấu hóa cơ bản

Âm giai trưởng và âm giai thứ tự nhiên được xây dựng tương ứng trên cơ sở âm giai Ðô và La (Ðô trưởng, La thứ) bởi các âm giai này không chứa dấu hóa. Nhằm xây dựng các âm giai này nhưng bắt đầu bằng một nốt khác thì phải thay đổi một hay nhiều nốt nhạc. Ví dụ, trong âm giai Sol trưởng, có nốt Fa thăng. Nếu bạn muốn soạn một giai điệu trên âm giai Sol trưởng, bạn cần phải thay đổi nốt Fa. Những dấu hóa cơ bản này giúp bạn tránh viết ra quá nhiều dấu hóa trong bài nhạc

Các dấu hoá cơ bản được đặt ở mỗi đầu ô nhịp, nằm giữa khóa và dấu chỉ định nhịp.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas9.gif

Bộ hóa của âm giai Sol trưởng

Theo mẫu âm giai trên đây, tất cả các nốt Fa đều tăng. Bởi thế, nếu như bạn muốn viết một nốt Fa tự nhiên, thì cần có một dấu bình trước nó.

Những âm giai có dấu khóa thăng là những âm giai sau:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas10.gif

Những âm giai có dấu giáng tại dấu khóa là những âm giai sau đây:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas11.gif

hongbinh
21-10-2011, 11:05 AM
Xác định bộ khóa
Mỗi bộ khóa đều liên quan đến một âm giai trưởng và một âm giai thứ song song. Khi thực hành, có thể học thuộc lòng một số dấu khóa trong mỗi âm giai tiêu biểu. Ðồng thời, chúng ta cũng có thể xác định dấu khóa cho từng âm giai.

Xác định âm giai có dấu khóa thăng

Âm giai trưởng sẽ được xác định cao hơn dấu thăng cuối cùng trong bộ khóa 1/2 cung. Âm giai thứ thấp hơn dấu thăng cuối cùng 1 cung.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas12.gif

Xác định âm giai có dấu khóa giáng

Âm giai trưởng sẽ được xác định nằm dưới dấu giáng cuối cùng một quãng 5 đúng. Trong trường hợp có nhiều dấu giáng thì bộ khóa cũng được xác định bởi dấu giáng áp cuối.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/acordes13.gif


Xây dựng các bộ khóa

Âm giai trưởng

Ðể có thể xây dựng dấu khóa của một âm giai hoặc một bộ khóa, chúng ta cần phải biết rằng âm giai Ðô trưởng không có bất kỳ dấu khóa nào. Ngược lại bất kỳ âm giai nào khác cũng đều có thể có dấu thăng hoặc dấu giáng.

Tất cả các âm giai trưởng dựa vào một nốt giáng nào đó như là Fa giáng, Sol giáng... thì thì sử dụng bộ khóa là những dấu giáng. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất đó là Fa trưởng. Bởi thế, khi bạn đi tìm một dấu khóa, bạn có thể hiểu rằng âm giai đó có sử dụng dấu thăng và không phải là Fa thì sẽ không bắt đầu bằng một dấu giáng.



Ngay sau khi tìm ra các dấu biến cho bộ khóa thì có thể dùng quy tắc sau đây để xây dựng bộ khóa.

Xây dựng bộ khóa các dấu thăng

Tuân thủ thứ tự các dấu thăng cho đến khi bạn gặp được một dấu thăng thấp hơn nữa cung so với âm giai trưởng được chọn. Ví dụ, La trưởng là F#, C#, G#. G# thấp hơn La nửa cung. Bởi vậy, các dấu thăng là F#, C#, G#.

Xây dựng bộ khóa các dấu giáng

Tuân thủ theo thứ tự của các dấu giáng cho đến khi bạn gặp được một nốt nằm sau một nốt khác cùng tên với âm giai trưởng được chọn. Ví dụ, chọn âm gia La trưởng giảm có Si giáng, Mi giáng, La giáng, Rê giáng. Rê giáng đứng sau La giáng nên các nốt giáng là , Bb, Eb, Ab và Db.
http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/phuongphapnay.jpg

hongbinh
21-10-2011, 11:12 AM
Các âm giai ngũ âm
Âm giai ngũ âm là các âm giai được hình thành từ 5 nốt nhạc. Các âm giai này được sử dụng rất nhiều trong các làn điệu dân ca tại nhiều nước.

Mặc dù bất kỳ âm giai nào được hình thành từ 5 nốt nhạc theo lý thuyết thì đều được gọi là ngũ âm, nhưng các hình thức ngũ âm phổ biến nhất là hai loại sau:

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas16.gif

Hai loại âm giai ngũ âm trên đây có lẽ có liên quan đến các âm giai thứ và âm giai trưởng. Âm giai đầu tiên thì giống như âm giai trưởng bỏ đi bậc IV và cấp VII. Âm giai thứ hai tương tự âm giai thứ bỏ đi bậc II và cấp VI. Do tính chất này các nhà nghiên cứu đặt tên chúng là ngũ âm trưởng và ngũ âm thứ.

Âm giai nửa cung

Âm giai nữa cung là âm giai chứa 12 nốt riêng biệt,mỗi nốt cách nhau nửa cung.


http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas17.gif


Âm giai một cung

Âm giai một cung là âm giai chứa 6 nốt nhạc riêng biệt và mỗi nốt cách nhau một cung.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas18.gif

Âm giai giảm

Âm giai giảm gồm 8 nốt nhạc. Khoảng cách giữa các nốt nhạc là một cung hoặc nửa cung. Thuật ngữ "giảm" xuất phát từ các bậc I, III, V và VII của âm giai này hình thành một hợp âm 7 giảm.

http://i1085.photobucket.com/albums/j425/hongbinh/escalas19.gif