PDA

View Full Version : Kim chỉ nam cho công tác truyền giáo: Bốn chủ đề Thánh Kinh



littlewave
12-08-2008, 10:02 PM
Kim chỉ nam cho công tác truyền giáo: Bốn chủ đề Thánh Kinh

Đối với Cha Chris Saenz, một linh mục Mỹ đi truyền giáo ở Chile, bốn đoạn Thánh Kinh sau đây là kim chỉ nam cho công tác truyền giáo của ngài.

1. Chúa Giêsu bảo: “Ta chỉ được sai đến với các con chiên lạc nhà Israel thôi”. Nhưng người đàn bà Canaan thưa lại: “tuy thế, chó cũng có thể ăn vụn bánh chủ để rơi xuống đất” (Mt 15:21-28). Cha Saenz cho hay: cuộc đối thoại đa văn hóa này đã “thay đổi” khuynh hướng thiên vị về văn hóa trần thế nơi Chúa Giêsu và “thay đổi” quan điểm truyền giáo của Người. Chưa thấy bao giờ Chúa Giêsu lại “chịu thua” một người đàn bà ngoại giáo như vậy. Nhà truyền giáo cần khiêm tốn như chính Người.

2. “Nhưng Ta còn nhiều chiên khác không thuộc đoàn chiên này; ta cũng cần phải hướng dẫn chúng và chúng sẽ lắng nghe tiếng nói của Ta. Rồi ra sẽ chỉ có một đoàn chiên và một chúa chiên” (Ga 10:16). Khi dọn từ nhà xứ Puerto Saavedra tới Wapi, một khu vực của người Mapuche, cha quyết định ở lại đây toàn thời gian. Đây là chuyện mới xẩy ra lần đầu trong cả một trăm năm truyền giáo của Dòng Thánh Columban, khiến một nhà lãnh đạo người Mapuche cảm động quá, nói với bà con: “Hôm nay là ngày vui mừng vì linh mục của chúng ta quyết định sống với giáo dân của mình”. Họ đã tiếp nhận ngài như người của họ, như mục tử của họ.

3. “Mẹ đi đâu, con đi đó, mẹ ở lại đâu, con ở lại đó. Dân của mẹ là dân của con, Chúa của mẹ là Chúa của con” (Rút 1:16). Khi cha từ giã Wapi để về Mỹ, các bà già khóc nức nở. Một ông trưởng giáo xứ tâm sự “Cha Chris ra đi, nhưng tôi không muốn nói đến chuyện đó vì nó làm tôi chỉ muốn khóc”. Nghe thấy thế, chính cha Chris cũng cảm thấy một nỗi buồn và và một niềm thương yêu lớn đối với họ.

4. “Quả thật, tôi nói cho các ông hay không tiên tri nào được nhìn nhận tại chính quê hương mình” (Lc 4:24). Cha Chris khôi hài nhận thấy kinh nghiệm truyền giáo đã thay đổi chính cha. Sau nhiều năm nói tiếng Tây Ban Nha và giao tiếp với các nền văn hóa khác, phong cách và hành vi của ngài đã ra khác. Ngay như tiếng Anh của ngài cũng có giọng khác. Trở lại Mỹ, nhiều người chưa biết ngài bao giờ tưởng ngài là người ngoại quốc vì cái thứ tiếng Anh ‘hơi lạ’ kia.

Vũ Văn An