PDA

View Full Version : dấu ấn trên cánh đồng (1991- 2011)



hatbui.
25-10-2011, 12:42 PM
DẤU ẤN – 20 năm trên cánh đồng (1991 – 2011) (http://gpkontum.wordpress.com/2011/05/02/dấu-ấn-20-nam-tren-canh-dồng/)

http://pixel.quantserve.com/pixel/p-ab3gTb8xb3dLg.gif
http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/05/hold-tight.jpg?w=119&h=198 (http://gpkontum.files.wordpress.com/2011/05/hold-tight.jpg)

HAI MƯƠI NĂM trên cánh đồng, một hành trình dài in đậm dấu ấn ân phúc và lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho nhân thế, dấu ấn của một con tim giữa ngàn vạn trái tim được nối kết và được hòa quyện với nhau trong tình yêu của Thiên Chúa Cha, đấng yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một…(Ga 3.16). Ngày đầu tiên đặt chân lên vùng đất của bà con sắc tộc, vùng đất trước kia chưa bao giờ tôi nghĩ tới, thế mà chỉ cần một khoảnh khắc gặp gỡ, tôi đã bị những con người nơi đây giữ chân lại. Con tim bé nhỏ mở ra trước những con người như thể bơ vơ lạc lõng giữa núi rừng đang cần ơn giải thoát, một cơn khát trào lên từ tận chốn thâm sâu hối thúc tôi lên đường đem Tin Mừng đến cho những con người nghèo hèn cơ cực này.
Gặp nhau đó rồi chia tay, một tháng sau trở lại, tôi ở với bà con suốt hai tuần lễ, sáng ra rẫy, vào rừng hay vui đùa với bọn trẻ bên suối nước, tối đến quây quần trong ngôi nhà tranh đơn sơ cầu nguyện. Một ngôi nhà tranh rách nát nhưng tới giờ cầu nguyện, từng người bước vào với lòng tôn kính, lặng lẽ quỳ gối lâm râm khấn nguyện rồi đừng dậy chung lời kinh. Cái làng Stiêng nhỏ bé này truớc kia có được một chú Giáo Lý Viên người Mạ tới truyền giáo, vài ba gia đình xin theo. Mới chỉ có dịp tham dự một hai thánh lễ, nhưng có hai chị vẫn còn nhớ một ít kinh bằng tiếng K’hor dạy lại cho bà con. Vì thế, dù là người Stieng nhưng lại đọc kinh K’hor chẳng hiểu gì mấy. Dẫu vậy, lời kinh vẫn dòn dã và tha thiết, tôi nghe như rung động núi rừng và rung động cả ngai tòa Thiên Chúa.
Thiên Chúa ở đây đúng thật là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ôm trọn từng con người trong lời kinh của họ.
Từ đó, từng mái nhà, từng con người, từng ngôi làng – với tôi – là những chặng hành hương, và hành trình trở thành cuộc hành hương. Tôi nhìn thấy rất rõ là dù vắng bóng người của Hội Thánh, nhưng Thiên Chúa vẫn có mặt, và có mặt ngay giữa lương dân. Và dĩ nhiên, tôi biết mình cũng không thể tự tung tự tác, mà phải học với Đấng là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thời gian tiếp, theo tôi đã dành ra suốt 3 năm trời, đều đặn đến với bà con, như một cậu học trò nhỏ, lắng nghe và ngắm nhìn bàn tay Chúa đang dẫn dắt, nuôi sống và nâng đỡ bà con trong đời sống hằng ngày, và cũng học ở đây lòng tín thác, nét đơn sơ hồn nhiên ngang qua mọi hoàn cảnh. Dĩ nhiên, học để trở thành người thợ trên cánh đồng của Chúa…
Thấm thoắt thế là đã 20 năm.
Ngày cất bước lên đường, tôi xin Chúa 10 năm, rồi 10 năm nữa, và hôm nay tôi lại xin Chúa 10 năm nữa. Ở tuổi 65 mà xin 10 năm nữa thì cũng hơi dài đấy, nhưng tôi nghĩ rằng mỗi tuổi đời, tùy theo sức khỏe Chúa ban, cứ bước tới, miễn sao luôn buớc đi trong vòng tay Chúa là được rồi.
Những năm đầu hành trình, con đường phía trước mịt mù, từng bước chân là bước đi với lòng tín thác và trông cậy và cũng đầy vui tươi hoan lạc. Những con tim mở rộng đón nhận một con người cũng bé nhỏ nghèo nàn, nhưng càng được đón nhận, tôi càng ý thức bổn phận của mình, được sai đến với bà con nhân danh Thiên Chúa và Hội Thánh, đến với tư cách người của Thiên Chúa và Hội Thánh.Mình không còn thuộc về mình, mà là của bà con, vì thế có đôi lần ghé ngang một làng, bụng bảo dạ chỉ ở vài tiếng đồng hồ, nhưng bà con không cho đi, bà con không chấp nhận một ông bố tới thăm con mà cứ như thể “thăm bẩy”. Vì thế, đều đặn mỗi nơi, tôi thường ở lại một buổi chiều và một buổi sáng.
Âm thầm nhưng không tránh khỏi ồn ào. Tôi vào làng nào thì chỉ 10 phút sau là bà con chạy lại vây kín, và việc đầu tiên của người khách hành hương là cùng bà con cầu nguyện, sau đó đi cầu nguyện từng nhà. Vào nhà trong lời ca, thăm hỏi và kết thúc trong lời kinh, cứ thế, tôi đi từ nhà này qua nhà khác. Dĩ nhiên là đi suốt đêm, vì mỗi xã đâu chì một làng, mà là ba bốn làng. Lần tới trở lai, thế nào cũng có thêm những gia đình mới và thậm chí thêm làng mới xin tới cầu nguyện, những bước đi đơn giản quá, nhưng để lại nhiều dấu ấn của ơn thánh trên mỗi con người. Dễ thương lắm!
Hai mươi năm rảo bước khắp cánh đồng, chiêm ngắm đôi tay quyền năng Thiên Chúa, Đấng giải thoát con người, những con người đã nghèo khổ còn bị truyền thống lạc hậu đè nặng. Có gì bất ổn trong các truyền thống thường gắn liền với mê tín, vì các thầy Mo thầy Cúng luôn vẽ thêm các đường nét gây sợ hãi, chứ thần thánh chỉ có làm ơn mà không bao giờ báo oán. Và Tin Mừng đã thực sự đem lại ơn giải thoát cho bà con, và người đi loan báo Tin Mừng mà chỉ cần vào cầu nguyện từng nhà chứ không phải nói gì, dễ quá chứ. Thực ra, với những người nhỏ bé nghèo nàn thì họ cần tình bạn, một trái tim chân thành: Theo chân Con Thiên Chúa đi loan báo Tin Mừng, không chỉ bằng lời nói, mà bằng chính sự có mặt của mình Hiện diện là để bày tỏ đôi tay ân cần và cặp mắt trìu mến của Thiên Chúa, trở nên chứng nhân hồn nhiên và nhiệt thành. Ngược lại, luôn thấy đó bàn tay Chúa hiển hiện khắp nơi và cho moi người. Chỉ cần người đến, đến với niềm vui, hoan lạc và bình an và cả đôi đàng được tắm gội trong dòng nước mát. Cánh đồng cứ thế trổ bông và sinh hoa trái.
Những đêm nằm giữa đám trẻ trong làng hay đong đưa trên chiếc võng giữa hàng chục chiếc vòng đan xen nhau trong một căn chòi nhỏ ngoài nương rẫy, đơn nghèo nhưng thắm đượm ân tình. Cái cảnh ông bố nằm giữa đoàn con thấy thương làm sao. Bố thì được cái ơn là lũ rệp với bọ chét nó buông tha, chắc bọn chúng ngửi thấy cái mùi quen quen cứ ngỡ đồng bọn, nhưng mấy chú muỗi thì chúng chẳng biết phân biệt gì cả, mà nằm giữa bà con nghèo thì lấy đâu ra mùng. Có được cái mền đắp khi trời lạnh là hạnh phúc lắm rồi, nếu không có mền thì đốt lửa sưởi ấm. Có những đêm đông lạnh, con cái nhường mền cho bố, và dĩ nhiên nếu thương con thì phải nhận cái mền, con cái quen rồi, lạnh quá thì thức dậy đốt lửa sưởi ấm rồi lại ngủ tiếp. Nhớ có đêm 3 bố con đắp chung 1 cái mền, ông bố nằm giữa, hai con kéo qua kéo lại la oai oái, ông bố ở giữa chỉ tủm tỉm cười thầm chứ biết nói sao bây giờ.
Nghĩ đến đây tôi nhớ lại căn nhà đêm đó, và hình ảnh của một người con yêu dấu, tôi đi dâu cũng phải kè kè theo để đừng ai gây chuyện, anh bị lao và ra đi đã lâu. Vào một buổi chiều 24 tháng 12, khi tôi đến làng thì đã 5giờ chiều. Đêm nay tôi lại muốn đi sâu thêm vài chục cây số nữa, tới một làng mới. Khi tới nhà, anh đang nướng thịt để mừng lễ Giáng Sinh. Nhưng vừa nghe tôi ngỏ ý, anh buông xâu thịt và theo đi. Ngồi trên chiếc xe gắn máy, tôi quay lại nói nhỏ, con an tâm, xe của bố đã được Đức Mẹ cấp giấy bảo hiểm rồi, thế nào bố con mình cũng tới nơi. Thật vây, đi băng qua quãng đường rừng, 7 giớ tối, tối thui, hai bố con tới nơi trong tiếng reo vui và ngỡ ngàng của bà con. Một cuộc gặp mặt không hẹn trước, và dĩ nhiên chẳng có cuộc gặp mặt nào được hẹn trước đâu. Đêm ấy, năm đói, đón ông bố là một nồi cháo to, đổi lại, ông bố đem theo mấy gói kẹo, cùng nhau hát thánh ca suốt đêm, thỉnh thoảng chia nhau mỗi người một cục kẹo, rồi lại hát thánh ca. Đúng 12 giờ đêm, chú Giáo Lý Viên đứng ra cất kinh và cùng nhau cử hành mầu nhiệm Giáng Sinh: Ngay sau khi Tin Mừng Giáng sinh được cống bố, từng người một hoặc từng gia đình lăng lẽ đến trước máng cỏ, đặt bên cạnh Chúa Hài đồng một chút gạo rồi quỳ gối khẩn nguyện. Hai tiếng đồng hồ để từng người nhận mặt Hài Nhi mới sinh là Thiên Chúa ở cùng chúng ta và để Hài Nhi nhận mặt từng người con dân của mình. Sau đó, cùng nhau chung lời kinh kết thúc. Kết thúc rồi thì người lớn với con nhỏ về, các thanh thiếu niên vẫn ở lại hát thánh ca cho tới gần 5 giờ sáng, một số lăn dài ra đất năm ngủ. Tỉnh bơ! Chỉ mình ông bố vẫn thức, ngắm nhìn và ôm giữ tất cả khung cảnh diễn ra, suy đi nghĩ lại trong lòng.
Ngắm nhìn bà con từng người tiến lên máng cỏ, tôi thấy mình như đang có mặt trong hang đá Belem, cùng với những con người nghèo khổ chiêm ngắm Đấng cứu độ sinh ra cho nhân thế, và tôi hiều tại sao Thiên Chúa Cha lại chọn chuồng bò làm điểm hẹn cho ngày đầu đời phận người của Ngôi Con, một điểm hẹn tuyệt hảo để Thiên Chúa trở thành Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Khung cảnh đêm nay ấm áp quá, những con người cơ cực giữa mùa đói đang nép mình vào vòng tay của Thiên Chúa đất trời, và họ gặp được niềm vui, an bình và thánh thiện
Có lần tôi đã viết một loạt những mẩu chuyện được gọi tên là “những chuyện vui buồn”. Thế nhưng, chuyện buồn hay chuyện vui gì tôi cũng nhìn thấy dấu ấn của Thiên Chúa. Khi tất cả được nhìn trong viễn ảnh của Tin Mừng, thì dấu ấn để lại nơi sâu thẳm lòng minh cuối cùng chính là Tin Mừng. Mấy năm nay tôi thường dạy giáo lý cho các anh chị em muốn tìm hiểu đạo, nhưng nói gì thì nói cũng không ngoài Tin Mừng đã cảm nghiệm như đã được giải bầy ngang qua mọi nẻo đường trên cánh đồng sứ vụ dọc suốt 20 năm qua. Người ta bảo rằng ông Thầy trình bày đơn sơ lắm, nhưng dễ cầu nguyện, còn ông thầy biết rằng mình nghèo nàn chỉ có bấy nhiêu thì chia sẻ bấy nhiêu. Chia sẻ với tất cả niềm xác tín, như muốn đẩy mọi người lao mình về phía trước, để không còn những con tim nửa vời hoặc những bước đi ngập ngừng.
Vâng vì với người được đặt trên đường thì Lời Chúa luôn là mệnh lệnh. Mang cơn khát của Đấng đã đặt vào lòng mình lời kinh lạy Cha, cất tiếng gọi Cha trên mọi nẻo đường:
Cha ơi, xin cho Danh cha cả sáng, Nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện!

Tháng 04.201

MMsj
BAN LOAN BÁO TIN MỪNG GIÁO PHẬN KONTUM

hatbui.
25-10-2011, 12:56 PM
Trong một lớp giáo lý ở vùng truyền giáo tây nguyên.
- giáo lý viên: cho anh hỏi một chúa có mấy ngôi
kpă bru nhanh nhẩu đáp:
- co 3 ngôi
- tốt lắm, thế ba ngôi ngôi nào lớn nhất rơ lan ôk
- ngôi cha bắn ngôi con ngôi con bắn ngôi cha ngôi cha bắn ngôi thánh thần ba ngôi bắn nhau có một Chúa
từ cuối lớp có một già làng đứng lên vội vàng : trên trời 3 đứa thương nhau như vậy thì ở dưới đất mình cũng phải thươn nhau như chúng nó thôi...


thật dễ thương!
Tạ ơn Chúa!