AugustineTuanBao
08-11-2011, 11:42 AM
Lm. Trăng Thập Tự
Tháng 7-1993, nhờ ơn Chúa, một cuộc gặp gỡ khá rộng rãi ba ngày giữa những người lo công tác giáo lý, gồm 67 thành viên thuộc 11 giáo phận và 7 dòng tu nam nữ, đã được thực hiệtn tại Toà Giám Mục Nha Trang. Một trong mấy điểm được Hội nghị ấy nhất trí là vận động chọn ngày làm chứng của Thầy Giảng Anrê Phú Yên, 26-7 làm ngày Giáo Lý Viên. Hồi ấy, Thầy Giảng Anrê chưa được phong chân phước. Từ đó, tại một số nơi, các giáo lý viên đã bắt đầu chọn ngày 26-7 làm ngày truyền thống.
Ngày 26-7-1994, Ngày Giáo Lý Viên lần thứ I đã được cử hành long trọng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn. Trong dịp này, các đại diện Giáo Lý Viên đã ký thỉnh nguyện thư trình Toà Thánh xin sớm phong Chân Phước cho Thầy An Rê. Rồi từ 1994 tới nay, năm nào Giáo Lý Viên Tổng Giáo Phận Sài Gòn cũng đều cử hành Ngày Giáo Lý Viên vào 26-7.
Tại Đà Lạt, trong những năm đầu, ngày GLV 26-7 được tổ chức ở quy mô liên xứ, rồi về sau đã được tổ chức ở quy mô Hạt Đà Lạt.
Tại Vinh, lịch Công Giáo của Giáo Phận từ năm 1996 đã ghi ngày 26-7 là “Ngày Giáo Lý Viên Việt Nam”.
Cả trong hồ sơ chính thức của Thánh Bộ về Phong Thánh cũng có phần về Ngày Giáo Lý Viên Việt Nam 26-7. Hồ sơ này gồm 2 quyển dày mang tên: “Congregatio de Causis Sanctorum, Prot. No 1122 beatificationis seu declarationis martyrii servi Dei ANDREAE viri laici et catechistae, proto-martyris de Vietnam, Positio super martyrio, Roma 1998”. Trong quyển II, về “Rapport de la commission historique et appendices”, ở trang 213 ta đọc thấy: “26 Juillet 1996 à Ho Chi Minh Ville, Journée des catéchistes vietnamiens, chant en l’honneur du catéchiste André” (Ngày 26-7-1996, tại TP HCM, ngày Giáo Lý Viên Việt Nam, bài hát kính thầy giảng Anrê), kèm theo là bản chụp tờ bướm của ngày lễ, với bản nhạc Anrê Phú Yên của cha Trương Đình Hiền, lời ca hài Hành Trang Người Trẻ và đáp ca thánh lễ.
Tại Mằng Lăng, quê hương của Thầy Giảng An Rê Phú Yên, năm nào ngày 26-7 cũng có các đoàn Giáo Lý Viên về hành hương. Cách riêng, từ năm 2004, kỷ niệm 360 năm Anrê Phú Yên, đã luôn có Hội Trại Giáo Lý Viên với sự tham dự của đại biểu Giáo Lý Viên từ nhiều Giáo Phận. Năm 2007 một đền kinh Chân Phước An Rê Phú Yên đã được xây dựng tại khuôn viên Nhà Thờ Mằng Lăng. Muốn đến Mằng Lăng (xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), ta theo Quốc Lộ 1, đến km 1301, rẽ về phía Đông 2 km.
Tháng Ba 2008, tại Hội Nghị thường niên ở Bãi Dâu, HĐGMVN đã chính thức chấp thuận chọn ngày làm chứng của Chân Phước Anrê Phú Yên, 26-7, làm Ngày Giáo Lý Viên Việt Nam. Chắc hẳn từ đây đền Chân Phước Anrê Phú Yên và Nhà Thờ Mằng Lăng sẽ được anh chị em tín hữu, cách riêng là các giáo lý viên trong và ngoài giáo phận quan tâm hơn.
ĐXT số này gom góp một số bài thơ về vị Chân Phước mến yêu của chúng ta, về hình ảnh người Giáo Lý Viên và Ngày Truyền Thống Giáo Lý Viên. Mong rằng dịp này những năm sau chúng ta có thể có được một tuyển tập đáng giá để vinh danh Chân phước An Rê Phú Yên và vinh danh người Giáo Lý Viên.
Sưu Tầm : Dunglac
Tháng 7-1993, nhờ ơn Chúa, một cuộc gặp gỡ khá rộng rãi ba ngày giữa những người lo công tác giáo lý, gồm 67 thành viên thuộc 11 giáo phận và 7 dòng tu nam nữ, đã được thực hiệtn tại Toà Giám Mục Nha Trang. Một trong mấy điểm được Hội nghị ấy nhất trí là vận động chọn ngày làm chứng của Thầy Giảng Anrê Phú Yên, 26-7 làm ngày Giáo Lý Viên. Hồi ấy, Thầy Giảng Anrê chưa được phong chân phước. Từ đó, tại một số nơi, các giáo lý viên đã bắt đầu chọn ngày 26-7 làm ngày truyền thống.
Ngày 26-7-1994, Ngày Giáo Lý Viên lần thứ I đã được cử hành long trọng tại Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn. Trong dịp này, các đại diện Giáo Lý Viên đã ký thỉnh nguyện thư trình Toà Thánh xin sớm phong Chân Phước cho Thầy An Rê. Rồi từ 1994 tới nay, năm nào Giáo Lý Viên Tổng Giáo Phận Sài Gòn cũng đều cử hành Ngày Giáo Lý Viên vào 26-7.
Tại Đà Lạt, trong những năm đầu, ngày GLV 26-7 được tổ chức ở quy mô liên xứ, rồi về sau đã được tổ chức ở quy mô Hạt Đà Lạt.
Tại Vinh, lịch Công Giáo của Giáo Phận từ năm 1996 đã ghi ngày 26-7 là “Ngày Giáo Lý Viên Việt Nam”.
Cả trong hồ sơ chính thức của Thánh Bộ về Phong Thánh cũng có phần về Ngày Giáo Lý Viên Việt Nam 26-7. Hồ sơ này gồm 2 quyển dày mang tên: “Congregatio de Causis Sanctorum, Prot. No 1122 beatificationis seu declarationis martyrii servi Dei ANDREAE viri laici et catechistae, proto-martyris de Vietnam, Positio super martyrio, Roma 1998”. Trong quyển II, về “Rapport de la commission historique et appendices”, ở trang 213 ta đọc thấy: “26 Juillet 1996 à Ho Chi Minh Ville, Journée des catéchistes vietnamiens, chant en l’honneur du catéchiste André” (Ngày 26-7-1996, tại TP HCM, ngày Giáo Lý Viên Việt Nam, bài hát kính thầy giảng Anrê), kèm theo là bản chụp tờ bướm của ngày lễ, với bản nhạc Anrê Phú Yên của cha Trương Đình Hiền, lời ca hài Hành Trang Người Trẻ và đáp ca thánh lễ.
Tại Mằng Lăng, quê hương của Thầy Giảng An Rê Phú Yên, năm nào ngày 26-7 cũng có các đoàn Giáo Lý Viên về hành hương. Cách riêng, từ năm 2004, kỷ niệm 360 năm Anrê Phú Yên, đã luôn có Hội Trại Giáo Lý Viên với sự tham dự của đại biểu Giáo Lý Viên từ nhiều Giáo Phận. Năm 2007 một đền kinh Chân Phước An Rê Phú Yên đã được xây dựng tại khuôn viên Nhà Thờ Mằng Lăng. Muốn đến Mằng Lăng (xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), ta theo Quốc Lộ 1, đến km 1301, rẽ về phía Đông 2 km.
Tháng Ba 2008, tại Hội Nghị thường niên ở Bãi Dâu, HĐGMVN đã chính thức chấp thuận chọn ngày làm chứng của Chân Phước Anrê Phú Yên, 26-7, làm Ngày Giáo Lý Viên Việt Nam. Chắc hẳn từ đây đền Chân Phước Anrê Phú Yên và Nhà Thờ Mằng Lăng sẽ được anh chị em tín hữu, cách riêng là các giáo lý viên trong và ngoài giáo phận quan tâm hơn.
ĐXT số này gom góp một số bài thơ về vị Chân Phước mến yêu của chúng ta, về hình ảnh người Giáo Lý Viên và Ngày Truyền Thống Giáo Lý Viên. Mong rằng dịp này những năm sau chúng ta có thể có được một tuyển tập đáng giá để vinh danh Chân phước An Rê Phú Yên và vinh danh người Giáo Lý Viên.
Sưu Tầm : Dunglac