PDA

View Full Version : LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM



hungdung
24-08-2008, 11:11 PM
LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM


SỬ LƯỢC GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM

( 1533 - 2000 )

Lm Trần Anh Dũng, Paris

Non sông gấm vóc đất nước Ðại việt đón nhận Tin Mừng cứu độ Ðức Kitô từ những ngày đầu thế kỷ XVI . "Khâm Ðịnh Sử Việt Thông Giám Cương Mục " ghi nhận sự kiện :"năm Nguyên Hoà nguyên niên(1533), tháng ba, ngày. đời vua Lê trang Tôn, có người Tây Dương tên I-nê-Khu lén vào xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân, và xã Trà Lũ huyện Giao Thuỷ, âm thầm truyền bá Da Tô tả đạo (1) . Năm 1533 ghi dấu vàng son ,và lịch sử truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo Việt nam có thể phân chia làm ba giai đoạn :


I. Khai sinh trong đau khổ ( thế kỷ XVI- XVII và XVIII )

II. Trưởng thành trong máu đào ( thế kỷ XIX )

III. Phát triển trong phục vụ (thế kỷ XX )

I. KHAI SINH TRONG ÐAU KHỔ ( Thế kỷ XVI - XVII - XVIII )

Thời phôi thai của Giáo Hội Việt Nam ghi dấu bước chân rao giảng Tin Mừng tại Hà Tiên của các giáo sĩ dòng Ða Minh đến từ quần đảo Malacca như Luis de Foncesca, Grégroire de la Motte và Gaspar de Santa Cruz vào năm 1550. Tại Ðàng Ngoài, các giáo sĩ Diego Doropesa, Bartolomeo Ruiz, Pedro Ortiz, Francisco de Montila và bốn trợ sĩ đến từ tỉnh dòng Ða Minh Phi luật tân, truyền đạo tại vùng An Quảng (Quảng Yên), năm 1583 .

Tại Ðàng Trong, mùa xuân 1615, hai giáo sĩ Francesco Buzomi, Diego Carvalho và ba trợ sĩ Dòng Tên cập bến Cửa Hàn, Quảng Nam để rao truyền Tin Mừng, dưới quyền Chúa Nguyễn cát cứ. Những thế hệ tiếp nối như Francois de Pina, Christopho Bori; nhất là Alexandre de Rhodes ( Ðắc Lộ ), khuôn mặt nổi bật trong việc sáng tạo chữ "quốc ngữ " dựa theo mẫu tự latinh và thiết lập đoàn "thầy giảng " .

Tháng 2 năm 1626, tại kinh đô Ðàng Ngoài, Chúa Trịnh Tráng tiếp kiến giáo sĩ Julien Baldinotti, nhưng công việc truyền giảngTin Mừng chỉ đạt kết quả khả quan với sự cập bến Cửa Bạng (thanh Hoá ) vào ngày lễ thánh Giuse 19-3-1627, của hai giáo sĩ dòng Tên : Ðắc Lộ và Pierre Marquez. Giáo đoàn Kẻ Chợ mỗi ngày thêm tăng trưởng số giáo hữu nhờ sự cộng tác đắc lực của các "Thày giảng ". Phát động công trình biên soạn giáo lý, sáng tác kinh nguyện, thơ, vãn bằng chữ Nôm do các giáo sĩ khởi xướng như Gaspar d'Amaral, Antoine Barbosa và nhất là Gieronimo Majorica với sự đóng gop quan trọng của các thày giảng nhiệt thành .

Trong chuyến trở về Roma, giáo sĩ Ðắc Lộ đã vận động Bộ Truyền Giáo ấn hành hai tác phẩm chữ quốc ngữ đầu tiên(1651) của chính tác giả :

Phép giảng tám ngày cho kẻ muấn chịu phép rửa tội mà beào đạo Ðức Chúa Blời , sách dày 324 trang, mỗi trang in song ngữ Latin và Việt .

Tự điển Việt - Bồ - latinh (Dictionarium Annamiticum - Lusitanum et Latinum ) , sách dày 500 trang, một chứng từ lịch sử vô giá về chữ quốc ngữ thời phôi thai .

Do tường trình của giáo sĩ Ðắc Lộ về hiện trạng cánh đồng truyền giáo đang chín vàng trên đất Việt và đề nghị của Bộ Truyền Giáo, Ðức Thánh Cha Alexandre thứ VII ban hành Tông thư "Super Cathedram " thiết lập hai giáo phận truyền giáo đầu tiên trên đất Việt ngày 09-09-1659 và đồng thời tuyển chọn hai thừa sai Hội Truyền Giáo Ba Lê làm " Giám quản tông toà " :

* Giáo phận Ðàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam, bao gồm phần đất Chiêm Thành, Chân Lạp, và đề cử Giám Mục Lambert de la Motte (MEP ) làm Giám quản tông toàđầu tiên.

* Giáo phận Ðàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc và bao gồm miền Nam Trung Hoa, đồng thời ủy nhiệm Giám Mục Francois Pallu (MEP ) làm Giám quản tông toà tiên khởi .

Giờ đây trên cánh đồng truyền giáo, công cuộc rao giảng Tin Mừng được tiếp nối với hàng giáo sĩ bản quốc, bốn thày cả tiên khởi được tuyền chức tại chủng viện Juthia, Thái Lan, do việc đặt tay của Giám mục Lambert de la Motte là Giuse Trang (tháng3-1668),Gioan Huệ và Bênêdictô Hiền (6-1668) và Luca Bền (1669). Các giáo sĩ dòng Tên đã tuyển chọn và huấn luyện tổ chức các "Thày giảng " qua việc hình thành "nhà Ðức Chúa Trời " để trợ lực trong công tác tông đồ, giảng dạy giáo lý cho tân tòng, thay thế các giáo sĩ khi các ngài bị trục xuất hoặc tình thế khó khăn và quản trị tài sản cộng đoàn .

Năm 1670, Giám mục Lambert de la Motte chính thc viếng thăm giáo phận Ðàng Ngoài và tổ chức công đồng đầu tiên tại Phố Hiến (tháng 2) truyền chức cho 7 thày cả, 48 thày nhận lãnh bốn chức nhỏ. Vào mùa chay, ngài khởi xướng đời sống tu trì cho người phụ nữ bản xứ qua việc thiết lập và phê chuẩn luật "Dòng Mến Thánh Giá ", các chị sống cộng đoàn, đặt của cải làm tài sản chung, dưới quyền của bà bề trên, hằng ngày nguyện ngắm sự khổ nạn của Chúa Kitô trên Thánh giá. Công việc mục vụ của các chị là dạy giáo lý cho người nghèo, viếng thăm người già yếu, bán thuốc viên và nhất là rửa tội cho các em nhỏ hấp hối con nhà nghèo túng trong mọi hang cùng ngõ hẻm của thôn làng .

Tiếp tay đắc lực trong công việc truyền giảng Tin Mừng với các giáo sĩ, thừa sai, thày cả, và thày giảng là "Hội đồng quý chức ", các ông chánh trương, ông trùm, ông biện, họ là những giáo hữu hăng say, niệt thành, can đảm, hi sinh chính mạng sống để bảo toàn, che giấu, bao bọc các thừa sai, các thầy cả trong thời cấm cách bắt đạo. Quý chức là những chứng nhân đức tin, củng cố niềm tin của anh chị em tín hữu trong cảnh tù đầy hay phân sáp giữa những gia đình trong làng các lương dân. Những nét thắm đậm, vàng son viết nên trang sử oai hùng của Giáo Hội trên quê hương đất Việt là hàng giáo sĩ bản quốc, các thày giảng, các chị em dòng Mến Thánh Giá và hàng quý chức.

Vào cuối thế kỷ XVIII, một trong các khuôn mặt nổi bật giữa các vị Thừa sai là Giám mục Bá đa Lộc (Pigneau de Béhaine ) bên cạnh hoàng tử Cảnh và Chúa nguyễn phúc Ánh; không nên quá chú ý đếnhoạt động trần thế của nhà thừa sai tràn đầy nhiệt huyết mà thiếu quan tâm đến những đóng góp tích cực về lãnh vực tôn giáo, văn hoá. Giám mục Bá đa lộc là tác giả hai tác phẩm :

* Thánh Giáo Yếu Lý bằng chữ Nôm, ấn hành năm1774 bao gồm 230 câu hỏi và trả lời, dày 70 trang, bản khắc in chữ chân phương rất đẹp .

* Dictionarium Anamitico Latinum năm 1772, thủ bản dày 729 trang, tàng trữ tại văn khố Hội Thừa sai Ba Lê, ký hiệu V.1060 (128 rue du Bac - 75007 Paris ) .

II. TRƯỞNG THÀNH TRONG MÁU ÐÀO



Năm 1802, Vua Gia Long thống nhất sơn hà, mở ra triều đại nhà Nguyễn, tình hình ổn định, lắng đọng. Tình trạng Giáo Hội Công Giáo Việt nam được ghi nhận như sau :

Giáo phận Ðàng Trong : 1 giám mục, 5 hừa sai, 15 thầy cả và 60.000 tín hữu

Giáo phận Tây Ðàng Ngoài : 1 giám mục, 4 thừa sai, 41 thầy cả và 120.000 giáo dân.

Giáo phận Ðông Ðàng Ngoài : 1 giám mục, 4 thừa sai, 41 thầy cả và 140.000 giáo dân.(2)

Hạt giống Tin Mừng được gieo vào lòng dân Việt, âm thầm lớn lên và đâm hoa kết trái; nhưng biết bao giông tố kinh hoàng, bắt bớ, giam cầm, tra tấn, thảm sát và phân sáp các tín hữu vì niềm tin sắt son vào Ðức Kitô qua những thăng trầm lịch sử các triều đại :

-30.000 anh hùng Việt nam Tử Ðạo dưới thời Chúa Trịnh Ðàng ngoài; Chúa nguyễn và Nhà Tây Sơn ở Ðàng Trong.

-40.000 chiến sĩ đức tin đã anh dũng tuyên xưng đức tin dưới ba triều đại: Minh Mạng (1820-1841), Thiệu Trị (1841-1847) và Tự Ðức (1848-1883).

-60.000 tín hữu kiêu hùng chết vì tin vào Chúa Kitô do việc bắt bớ, thảm sát, phân sáp của phong trào Văn Thân (1862-1885).

Trong số 130.000 tiền nhân anh dũng hi sinh mạng sống để bảo vệ đức tin :

-64 vị được tôn phong "chân phước" do Ðức Thánh Cha lêo XIII ngày 07-05-1900

-8 vị được nâng lên hàng "chân phước" do Ðức Thánh Cha Piô X ngày 15-04-1906 và thêm 20 Vị vào ngày 11-04-1909 .

-25 Vị được tuyên xưng "chân phước " do Ðức Thánh Cha Piô XII ngày 29-04-1951 .

117 Chân phước tử đạo Việt nam gồm có 96 Vị thánh Việt nam, 10 Thánh thuộc hội Thừa sai ba lê và 11 Vị thuộc dòng Ða minh Tây ban Nha. Các ngài bao gồm mọi thành phần dân Chúa :

-8 Giám mục (6 dòng Ða Minh, 2 Hội Thừa sai Ba Lê )

-50 linh mục (37 linh mục Việt nam, 5 giáo sĩ dòng Ða Minh Tây ban Nha và 8 thừa sai Pháp )

-16 thầy giảng và 1 chủng sinh (Tôma Trần văn Thiện )

-42 giáo dân (1 phụ nữ : Thánh Annê Lê thị Thành ).

Theo giòng thời gian, giữa 117 anh hùng đức tin có :

-2 Vị tử đạo thời Chúa Trịnh Doanh (1740 -1767 )

-2 Vị đổ máu đào dưới đời Chúa Trịnh Sâm (1767 -1782 )

-2 Vị đời Vua Cảnh Thịnh (1782 - 1802 )

-57 Vị tử đạo đời Vua Minh Mạng (1820 - 1841 )

-3 Vị đời Vua Thiệu Trị ( 1841 - 1847 )

-51 Vị dưới đời Vua Tự Ðức (1847 - 1883)

Bên cạnh những vị thừa sai và thầy cả can trường, sống chết với đoàn chiên để bảo vệ đức tin, vẫn còn những thừa sai âm thầm thu thập những tài liệu, nghiên cứu, như giám mục Jean Louis Taberd (Từ ) (MEP) với sự cộng tác tích cực của chủng sinh Philipphê Phan văn Minh và Gioan Ðoàn trinh Hoan ( hai vị Thánh linh mục tử đạo tương lai ) tại chủng viện Pénang. Các vị lưu lại hai cuốn tự điển được đánh giá cao về phương diện ngữ học Việt Nam :

* Nam Việt Dương hiệp Tự Ðiển (Dictionarium Anamitico - latinum ), sách dày 820 trang, khổ lớn 21 cm x 27 cm .

* Dictionarium latino - Anamiticum, dày 708 trang với 85 trang phụ lục học tiếng Latin; 135 trang đàm thoại 4 thứ tiếng Việt - Latin - Pháp - Anh ; "Inê Tử Ðạo văn " dài 563 câu và phụ thêm "An Nam Ðại Quốc hoạ đồ " (75 x 50 cm), sách ấn hành tại Bengale (Ấn Ðộ) vào năm 1838 .

Năm 1868, dưới triều Vua Tự Ðức, một chiếu chỉ được ban hành, triều đình phân loại hai hạng con dân trong nước :"lương dân " bao gồm những con dân hiền lành, lương thiện, an phận thủ thường; và "dữu dân " là những người theo đạo "Da Tô ", đạo Tây phương, những người xấu như chính từ ngữ "dữu " diễn tả, dữu là tên loài cỏ dại, mọc chung và phá hoại ruộng lúa? Phải chăng triều đình muốn áp dụng hình ảnh dụ ngôn "giống cỏ dại " trong Tin Mừng Matthêu 13,24-30 ? Vì thế, những đóng góp xây dựng bảo vệ đất nước của sĩ phu Công giáo như Nguyễn trường Tộ không được triều đình nhà Nguyễn chấp nhận .

Máu đào tử đạo làm phát sinh hạt giống đức tin, vào cuối thế kỷ XIX, tình hình Giáo Hội tăng trưởng không ngừng, trong cánh đồng truyền giáo có thêm sự góp mặt của các dòng tu đến từ Âu Châu : Dòng Kín chiêm niệm, Dòng Sư huynh Lasan, Dòng Chúa Quan Phòng, Dòng Thánh Phaolô thành Chartres tiếp tay trong các hoạt động văn hoá, xã hội. Thống kê vào năm 1889 của 8 giáo phận như sau :

1-Giáo phận Tây Ðàng Trong : Giám mục Jean Dépierre Ðễ (MEP), 52 thừa sai, 42 thầy cả, 189 nhà thờ và nhà nuyện, 2 chủng viện với 214 chủng sinh, 1 nhà Dòng Kín, 12 cơ sở xã hội Dòng Phaolô thành Chartres với 130 nữ tu, 4 nhà Dòng Mến Thánh Giá với 295 dì phước, 110 trường học dạy 7.236 học sinh, 5 viện mồ côi chăm sóc 620 trẻ em, 5 bệnh viện thường xuyên điều trị 4000 bệnh nhân và 56.000 giáo hữu .

2-Giáo phận Ðông Ðàng Trong : Giám mục Désiré Van Camelbeke (MEP), 25 thừa sai, 14 thầy cả, 40 nhà thờ, 1 chủng viện với 54 chủng sinh, 12 nhà dòng nữ với 440 nữ tu, 2 viện mồ côi chăm sóc 894 em, 10 trường học dạy 472 học sinh và 17.773 giáo dân .

3-Giáo phận bắc Ðàng Trong : Giám mục Louis Marie Caspar Lộc (MEP) 20 thừa sai, 26 thầy cả , 58 nhà thờ và nhà nguyện, 2 chủng viện với 51 chủng sinh, 7 tu viện với 420 chị em Dòng Mến Thánh Giá, 34 trường học dạy 920 học sinh, 2 viện mồ côi chăm sóc 200 em và 19.932 giáo dân .

4-Giáo phận Cao Miên : 1 Giám mục, 26 thừa sai, 3 thầy cả, 24 thầy giảng, 58 nhà thờ và nhà nguyện, 1 chủng viện với vơi 96 chủng sinh, 3 tu viện Dòng Chúa Quan Phòng với 42 nữ tu, 3 tu viện dòng Mến thánh Giá, 4 viện mồ côi 2 bệnh viện, 5 trường học dạy 1.947 học sinh và 17.500 bổn đạo .

5-Giáo phận Tây Ðàng Ngoài : Giám mục Pierre Jean Marie Gendrau Ðông (MEP), 43 thừa sai, 97 thầy ca, 3 củng viện với 355 chủng sinh, 425 nhà thờ và nhà nguyện và 200.000 tín hữu .

6-Giáo phận Ðông Ðàng Ngoài : giám mục José Terres Hiến (OP), 8 giáo sĩ Ða minh Tây ban Nha và 2 Việt nam, 32 thầy cả, 82 thầy giảng, 40 đại chủng sinh, 281 tiểu chủng sinh, 3 tu viện với 58 nữ tu Ða Minh, 6 nữ tu dòng Phaolô thành Chartres, 1 bệnh viện, 4 viện mồ côi, 21 hạt với 208 họ đạo và 41.120 tín hữu .

7-Giáo phận Nam Ðàng Ngoài : Giám mục Louis Pineau Trị (MEP), 22 thừa sai, 59 thầy cả, 2 chủng viện với 160 chủng sinh, 58 trường học dạy thường xuyên 2.410 học tròvà 72.000 tín hữu .

8-Giáo phận Trung Ðàng Ngoài : Giám mục Mazime Fernandez Ðịnh (OP), 12 giáo sĩ Ða minh Tây ban Nha và 4 Việt Nam, 66 thầy cả, 52 đại chủng sinh, 66 tiểu chủng sinh, 19 tu viện nữ Ða Minh, 3 bệnh viện, 710 họ đạo và 189.110 giáo dân (3)

Những thập niên cuối thế kỷ XIX, Giáo Hội quan tâm thiết lập các nhà in để phổ biến sách kinh, giáo lý, tu đức, phụng vụ, Kinh Thánh, các lọai tự điển, sách giáo khoa như nhà in Tân Ðịnh, Kẻ Sở, Ninh Phú đường, Trung hòa, Làng Sông ... Về mặt văn hoá có những tác phẩm lịch sử, tự điển, phiên dịch của Trương vĩnh Ký và Huỳnh tịnh Của; về phần thiêng liêng tu đức không thể không đề cập đến các sách của cha Phaolô Qui, cha Hồ ngọc Cẩn. Tuần báo "Nam Kỳ địa phận " phát hành liên tục từ năm 1908 - 1945 (4)

III. PHÁT TRIỂN TRONG PHỤC VỤ ( THẾ KỶ XX)

Cánh đồng truyền giáo Việt nam thắm đậm máu đào tử đạo để tăng trưởng không ngừng. Trong phiên họp ngày 30-06-1924 dưới sự chủ toạ của Giám mục Henri Lecroat (SJ) thanh tra Toà Thánh, các giám mục miền Ðông Dương đã đề nghị Bộ Truyền Giáo đổi tên các giáo phận, từ đây các giáo phận sẽ lấy tên thành phố có Toà Giám mục thay vì sử dụng danh xưng theo hành chánh dân sự. Toà thánh thiết lập Tòa khâm Sứ tại Ðông Dương, đặt tại Phủ Cam, Huế, vào năm 1925. Vào đúng 400 năm (1533- 1933) sau ngày Tin Mừng được rao giảng trên đất Việt, Ðức Thánh Cha Pio XI đã tấn phong Giám mục tiên khởi Việt Nam : Gioan Baotixita Nguyễn bá Tòng ngày 11-06-1933 tại Ðền thờ Thánh Phêrô.

Ðức Khâm sứ Colomban Dreyer triệu tập công đồng Ðông Dương tại Hà Nội từ 16-11 đến 06-12-1934 với sự tham dự của 19 giám mục, 5 bề trên thượng cấp các dòng Ða Minh, Phan Sinh, Xitô, Chúa Cứu Thế và Hội linh mục Xuân Bích cùng với 21 linh mục cố vấn và chuyên viên, chia thành 5 tiểu ban nhóm họp, thảo luận và đúc kết thành quả "Quy chế mục vụ công đồng Ðông Dương " gồm 5 cuốn với 426 khoản nhằm mục đích :

-Thiết lập tiệm tiến hàng giáo phẩm Việt nam .

-Ðào tạo và thăng tiến hàng giáo sĩ Việt nam nhằm đáp ứng nhu cầu mục vụ thời đại.

-Cổ võ tinh thần sống đạo và truyền đạo của giáo dân qua các phong trào công giáo tiến hành .

Thành qủa đường hướng mục vụ của công đồng ghi dấu bước tiến quan trọng, nhiều giáo phận mới được chia và thành lập : Giáo phận Phát Diệm, Thanh Hoá (1932), Thái Bình (1936), Vĩnh Long (1938), Lạng Sơn (1939), Cần Thơ (1955), song song với việc tuyển chọn và liên tiếp tấn phong các giám mục Việt Nam : Gm hồ ngọc Cẩn (1935), Gm Ngô đình Thục (1938), Gm Phan đình Phùng (1940), Gm Lê hữu Từ (1945), các Gm Trịnh như Khuê, Phạm ngọc Chi, Trương cao Ðại (OP), Hoàng văn Ðoàn (OP) (1950), Gm Trần hữu Ðức (1951), Gm Nguyễn văn Bình và Nguyễn văn Hiền (1955) .

Theo nhịp thăng trầm của đất nước, hiệp định Genève ngày 20-07-1954, phân chia hai miền nam bắc; số đông giáo sĩ, tu sĩ nam nữ và hơn 650.000 giáo hữu di cư vào miền nam; Giáo Hội miền Bắc còn lại trong 10 giáo phận có : 7 giám mục,374 linh mụ và số ít tu sĩ phục vụ 750.000 tín hữu ( 5 ).

Theo thống kê Bộ Truyền Giáo, Giáo Hội tại Miền nam năm 1957 có : 1.100.000 giáo dân, 67.854 tân tòng, 254 đại chủng sinh, 1.672 thầy giảng và 1.264 linh mục. Giáo Hội phát triển không ngừng để phục vụ tha nhân qua các môi trường tôn giáo, văn hoá, xã hội : Viện đại học công giáo Ðàlạt khánh thành năm 1958; Giáo Hoàng Học Viện Pio X khai giảng năm 1958 do các giáo sĩ Dòng Tên đảm trách .

Ðể kỷ niệm 300 năm thành lập hai giáo phận đầu tiên (1659 - 1959 ) và ghi dấu sự phát triển của giáo Hội Việt nam : Ðại Hội Thánh Mẫu toàn quốc được tổ chức tại Saigon ngày 17 đến 19-02-1959 dưới sự chủ toạ của Ðức Hồng y Gregogio Agagianian, quyền Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo .

Và ngày 24 -11-1960 qua Tông thư "Venerabilium Nostrrorum " Ðức Thánh Cha Gioan XXIII thiết lập hàng Giáo Phẩm Công GiáoViệt Nam " với ba Giáo tỉnh : Hà Nội, Huế, và Sàigòn. Tông Thư được công bố ngày Lễ kính Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, ngày 08-02-1960 :

-Giáo tỉnh Hà Nộibao gồm các Giáo phận Lạng Sơn, Hai Phòng, bắc Ninh, Hưng Hoá, Thái Bình, Bùi Chu, Phát Diệm, Thanh Hoá và Vinh .

-Giáo tỉnh Huế gồm các giáo phận : Quy Nhơn, Nha Trang và Komtum .

-Giáo Tỉnh Saigon quy tụ các giáo phận Vĩnh Long, Cần Thơ, và ba giáo phận mới được thành lập : Ðàlạt, Mỹ Tho và Long Xuyên .

Hạt giống Tin Mừng đâm sâu trong lòng đất mẹ, phát sinh hoa trái đời sống đức tin kiên cường của người tín hữu, thêm nhiều Giáo phận mới liên tục được thiết lập : Giáo phận Ðà nẵng (1963), Phú Cường và Xuân Lộc (1966), Ban Mê Thuộc (1967) và sau cùng là Phan Thiết (1975). Trong hoài bão và ước vọng mang Tin Mừng Ðức kitô cho các dân tộc lân bang như Cao miên, Ai lao, và Thái lan, Hội Thừa sai việt nam được thành hình năm 1972 .

Biến cố tháng 4 năm 1975, một số đồng bào di tản, vượt biển ra nước ngoài; đất nước hoàn toàn thống nhất, sức sống của Mẹ Giáo Hội Việt Nam kiên cường, mãnh liệt dưới sự hướng dẫn tinh thần của Hội Ðồg Giám Mục Việt nam. Trong phiên họp đầu tiên tại Hà Nội, ngày 01-05-1980, các Giám mục Việt Nam minh định và cương quyết theo đường hướng mục vụ :"Giáo Hội Việt Nam sống Phúc âm và hoà mình giữa lòng dân tộc ".

Lần đầu tiên tong dòng lịch sử Giáo Hội Việt nam, Ðức Tổng Giám Mục Giuse Maria Trịnh như Khuê, Tổng giám Mục Hà Nội, đuợc thăng lên hàng Hồng Y tiên khởi do Ðức Thánh Cha Phaolô VI vào ngày 30-06-1978.

Ngày vinh quang, khải hoàn, ngày 19-06-1988, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã long trọng tôn phong 117 Thánh Tử đạo Việt nam tại Công trường Thánh Phêrô với sự tham dự của hàng ngàn giáo hữu Việt nam trong niềm tri ân các tiền nhân anh dũng, bất khuất, trung kiên đổ máu đào vì niềm tin son sắt vào Ðức Kitô và Giáo Hội .

Như lời Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong sứ điệp gửi cho Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam dịp kỷ niệm 25 năm thành lập (1960-1985) :" Nếu hạt giống hôm qua gieo vào lòng lịch sử đã có một quá khứ oai hùng, cũng sẽ bảo đảm muôn phần phong phú cho tương lai mùa hoa nở trong vườn hoa Giáo Hội Việt Nam của quý chư huynh " .

Theo bản thống kê năm 1995, Mẹ Giáo Hội Việt nam hôm nay hiện diện trong 25 giáo phận, với 4 triệu 500.000 tín hữu,trên tổng số 73 ttiệu dân, chiếm 6,5 % dân số toàn quốc; được chăm sóc bởi 32 Giám Mục, 1866 linh mục, 850 đại chủng sinh trong 6 Ðại chủng viện : Thánh Giuse (Thành Phố Hồ chí Minh), Cần Thơ, Sao Biển Nha Trang, Xuân Bích Huế, Vinh Thanh, và Thánh Giuse Hà Nội. Hiện diện giữa lòng dân Chúa còn có các cộng đoàn tu trì, sống đời chiêm niệm hay hoạt động tông đồ, mỗi ngày càng tăng trưởng về phẩm cũng như lượng .

Số tu sĩ các dòng nam là 1.523 trên toàn nước; được ghi nhận vào năm 1993 : Dòng Biển Ðức (53 đan sĩ), Dòng Chúa Cứu Thế (124 tu sĩ), Dòng Tên (40), Dòng ÐaMinh Lyon (9), Tỉnh Dòng Ða Minh Việt Nam (112), Dòng Ðồng Công(140), Dòng Ðức Mẹ người nghèo (10), Dòng Lasan (66), Dòng Phan Sinh Việt Nam (109), Dòng Sa-lê-diêng (108), Dòng Thánh Thể (20), Dòng Xitô (230), Dòng Thánh Tâm Huế (40), Dòng Thánh Giuse Nha Trang (50), Dòng Tiểu Ðệ Giêsu (6), Hội linh mục Xuân Bích (13). Và các tu hội đời nam : Tu Hội Nhà Chúa (59), Tu Hội Nhà Chúa truyền giáo (3), Tu hội Nhập Thể tận hiến ( 33), Tu Hội Tôi Tá Thánh Linh (5) .

Ơn gọi "Hiến Dâng Phục Vụ " nữ được thống kê vào năm 1993 như sau : Dòng Biển Ðức (21 đan sĩ), Dòng Cát Minh (73), Dòng Clara (18), Dòng Con Ðức Mẹ Mân Côi (245 nữ tu), Dòng Con Ðức Mẹ phù hộ (23) Dòng Ðức Bà (30), Dòng Ðức Bà Truyền Giáo (65), Dòng Nữ Lasan (25), Dòng Phan Sinh Thừa Sai Ðức Mẹ (103), Dòng Thánh Phaolô thành Chartres (300), Dòng Thánh Phaolô Thiện Bản (4)Dòng Nữ tu bác ái Vinh Sơn (250), Dòng Con Ðức Mẹ, Mẹ Thiên Chúa (60), Dòng Khiết Tâm Ðức Mẹ Nha Trang (110), Dòng Thánh Phao lô Mỹ Tho (134), Dòng Thánh Phaolô Ðà Nẵng (320), Dòng Ðức Mẹ người nghèo (4), Dòng Nữ tỳ Chúa Giêsu linh mục (142), Dòng Nữ tỳ thánh Thể (20), Dòng Cát Minh Bình triệu (73), Dòng Mến Thánh Giá Hưng Hoá (51), Dòng Mến Thánh Giá Thánh Mẫu Hà Nội (139), Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá (52), Dòng Mến Thánh Giá Lưu Phương Phát Diệm (22), Dòng Mến Thánh Giá Vinh Xã Ðoài (167), Dòng Mến Thánh Giá Huế Cố Ðô (263), Dòng Mến Thánh Giá Cái Nhum (131), Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm (287), Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn (292), Dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán (318), Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm (303), Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá Ðàlạt (263), Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội Thủ Ðức (71), Dòng Mến Thánh Giá Tân Bình Nha Trang (106), Dòng Mến Thánh Giá Quy nhơn (221), Dòng Mến Thánh Giá Cần Thơ Sóc Trăng (77), Dòng Mến Thánh Giá Tân Lập Thái Bình (91), Dòng Mến Thánh Giá Tân An (20), Dòng Mến Thánh Giá Bắc Ninh (65), Dòng Mến Thánh Giá Tân Việt (74), Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết (63), Dòng Mến Thánh Giá Huế, Xuân Lộc (77), Dòng Chúa Quan Phòng (496), Dòng Con Ðức Mẹ đi viếng (96), Dòng Con Ðức Mẹ Lavang Phú Cường (60), Dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm (66), Dòng Ðức Mẹ Trinh Vương (192), Dòng Nữ Vương Hoà Bình Ban mê Thuộc (123), Dòng nữ ÐaMinh Lạng Sơn (82), Dòng Nữ ÐaMinh Rosa de Lima Thái Bình-Bắc Ninh- Hải Phòng (297), Dòng Nữ ÐaMinh Thánh Thể (7), Dòng Nữ ÐaMinh Thánh Tâm (140), Dòng Nữ ÐaMinh Tam Hiệp, Bùi Chu nam (151), Dòng tự hiến ÐaMinh Bùi Chu bắc (137), Dòng Chúa Giêsu Hài Ðồng (2),Dòng Tiểu Muội Chúa Giêsu (8), Dòng Dâng Truyền (10), Dòng Ảnh Phép lạ Komtum (63). Và các tu hội đời nữ :Tu Hội bác ái (30), Tu Hội nữ lao động truyền giáo (16), Tu Hội Nhập Thể tận hiến (67), Tu Hội Nô Tỳ Thiên Chúa (68), Tu Hội Nô Tỳ Công Giáo Maria (45), Tu Hội Tôi tá Thánh Tâm (20), Tu Hội Thăm Viếng (100). Tổng số tương đối là 8.822 nữ tu trên toàn quốc ( 6 ) .

Sau 20 năm (1975-1995) phát triển tại hải ngoại, Cộng đồng công giáo Việt nam bao gồm khoảng 300.000 tín hữu trên 27 quốc gia định cư ( khoảng 15 % người Việt nam tại hải ngoại ) được phục vụ bởi 633 linh mục, 30 tu sĩ, 31 phó tế vĩnh viễn, 96 Ðại chủng sinh, và 241 nữ tu ( 7 ) .

Năm 1997, năm thật đặc biệt với giáo xứ Việt Nam tại Paris mừng kỷ niệm 50 năm (1947-1997) thành lập : đây là cộng đoàn tín hữu Việt Nam tại hải ngoại kỳ cựu nhất. Thánh lễ tạ ơn do Ðức tổng Giám Mục Mario Tagliaferri, Sứ Thần toà thánh tại Pháp chủ tế vào ngày 11-05-1997 .

Ngày 09-03-1998, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Ðức Cha Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ chí Minh và Ðức Cha Têphanô Nguyễn như Thể làm Tổng giám Mục Tổng Giáo phận Huế .

Hàng trăm ngàn tín hữu hành hương về linh Ðịa La Vangđể tham dự tam Nhật đại lễ kỷ niệm 200 năm đức Mẹ hiện ra tại La Vang (1798-1998) từ 13 đến 15-08-1998 là một biến cố tôn giáo trọng đại, là lễ chung của Giáo Hội Công giáo Việt Nam. Thánh lễ bế mạc do Ðức hồng y đặc sứ Phaolô Phạm đình Tụng chủ tế với sự hiện diện của nhiều Giám Mục và linh mục đồng tế. Toàn thể dân Chúa tạiViệt nam được mời gọi sám hối, đổi mới đời sống , học hỏi noi gương Mẹ Maria và " Cùng Mẹ LaVang tiến về Năm Thánh Cứu Ðộ 2000 " .

Mùa xuân 1999, Mùa xuân của Giáo Hội Việt Nam trước ngưỡng cửa năm 2000 với việc Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm 5 tân Giám Mục : Ðức tân giám mục Phêrô Trần đình Tứ, Giám mục Phú Cường, tấn phong tại Roma ngày 06-01; Ðức tân giám mục Bùi văn Ðọc, Giám mục Mỹ Tho, tấn phong tại Nhà Thờ Chính Toà Ðàlạt ngày 20-05 ; Ðức tân giám mục Giuse Ngô quang Kiệt, giám mục Lạng Sơn và Ðức tân Giám mục phó Giuse Trần xuân Tiếu, Giáo phận Long Xuyên, tấn phong ngày 29-06 tại Nhà Thờ Chính Toà long Xuyên. Và Ðức tân giám mục Phêrô Nguyễn Soạn, Giám Mục Quy Nhơn, tấn phong ngày 12-08-1999 tại Nhà Thờ Chánh Toà Quy Nhơn .

Hội Ðồng Giám mục Việt Nam trong phiên họp thường niên từ ngày 11 đến 16-10 tại Ðại chủng viện Sao Biển Nha Trang được báo tin vui về Ðại chủng viện Xuân Lộc mở cửa đón nhận chủng sinh các giáo phận Xuân Lộc, Ðàlat, và Phan thiết sau thời gian dài chờ đợi .

Lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt nam, một minh chứng hùng hồn đức tin quả cảm, hiên ngang của dân Chúa giữa lòng quê hương và đồng bào, bước theo tấm gương sống đức tin can trường của các thế hệ tiền nhân tử Ðạo. Người tín hữuViệt Nam hiên ngang làm chứng nhân của Tin Mừng, sống niềm tin mãnh liệt vào Ðức kitô trên non sông đất Việt; người giáo dân Việt Nam hải ngoại kiên trì giữ vững và sống đức tin trên các miền đất mới theo bước chân, tinh thần truyền giáo của Thầy giảng Anrê Phú yên tử đạo ngày 27-06-1644, được Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II tôn phong lên hàng chân phước vào ngày 05-03 tại Quảng Trường Thánh Phêrô dịp Ðại Năm Thánh 2000 .

Ðồng hành với chân phước Tử đạo Thầy giảng Anrê Phú Yên, mẫu gương người giảng viên giáo lý thế kỷ 17, hiên ngang truyền giảng Tin Mừng và dâng hiến mạng sống giữa tuổi 19 thanh xuân vì tin tưởng tuyệt đối vào tình yêu cứu nhân độ thế của đức Kitô : "hôm qua, hôm nay và mãi đến muôn đời ". (Dt. 13,8 ) .

CHÚ THÍCH

(1)Khâm Ðịnh Sử Việt Thơng Giám cương Mục, quyển XXXIII, tờ 6a và 6b .

(2)Eugène L.Louvet, Les Mission catholiques au XIXè siècle, trang 207 .

(3)Adrien launay, Atlas des Missions de la socìt des MEP, Lille 1890 .

(4)Trần anh Dũng, Sơ thảo thư mục Công Giáo Việt nam, Paris 1992

(5)Trần anh Dũng, Lịch sử biên niên G.HC.G.Việt nam, Orlando, 1986

(6)nguyễn ngọc sơn, người Mục tử Cộng đồng, 1994, trang 74-80

(7) Niên lịch Công Giáo Việt nam 1995, Dân Chúa Âu Châu phát hành .

hungdung
24-08-2008, 11:17 PM
SẮC LỆNH



ÐỔI TÊN CÁC ÐỊA PHẬN MIỀN ÐÔNG DƯƠNG (1924 )



Lm Trần anh Dũng



Các Giám mục miền Ðông Dương trong Hội nghị dưới quyền chủ toạ của Ðức cha Henri Lecroart, Giám quản tông Tòa Ðông Nam, và Thanh tra Toà Thánh tại Ðông Dương, đã xin Bộ Truyền Giáo đổi tên các địa phận của miền, để từ nay, các địa phận sẽ lấy tên các thành phố có Toà Giám Mục, thay vì lấy tên theo miền dân sự. Các viên chức cao cấp của Bộ Truyền Giáo, sau khi suy nghĩ đắn đo, đã xét nên chấp thuận lời yêu cầu của các vị giám mục Ðông Dương, trong phiên họp ngày 30 tháng 6 năm 1924. Do đó :
-Ðiạ phận Ðông Ðàng Ngoài sẽ gọi là Ðịa phận Hải Phòng (Bắc kỳ ).
-Ðịa phận Bắc Ðàng Ngoài sẽ gọi là Ðịa phận Bắc Ninh (Bắc Kỳ )
-Ðịa phận Trung Ðàng Ngoài sẽ gọi là Ðịa phận Bùi Chu (Bắc kỳ )
-Ðịa phận Tây Ðàng Ngoài sẽ gọi lmà Ðịa phận Hà Nội (Bắc kỳ )
-Ðịa phận Duyên hải Ðàng Ngoài sẽ gọi là Ðịa phận Phát Diệm (Bắc kỳ )
-Ðịa phận Nam Ðàng Ngoài sẽ gọi là Ðịa phận Vinh (Bắc kỳ )
-Ðịa phận Bắc Ðàng Trong sẽ gọi là Ðịa phận Huế (Trung kỳ )
-Ðịa phận Ðông Ðàng Trong sẽ gọi là địa phận Quy Nhơn (Trung kỳ )
-Ðịa phận Tây Ðàng Trong sẽ gọi là địa phận Sài Gòn (Nam kỳ )
-Ðịa phận Cao Mên sẽ gọi là Ðịa phận Nam Vang (Cao Mên )
-Ðịa phận Xiêm La sẽ gọi là Ðịa phận Bangkok (Xiêm La )
Tên các Ðịa phận của Lào, Cao Bằng, và Lạng Sơn vẫn giữ y nguyên không thay đổi.

Ðức Thánh Cha Pio XI, trong buổi triều yết ngày 14 tháng 7 năm 1924 đã chuẩn y và ban bố Sắc lệnh này .


Làm tại Rôma tại Bộ Truyền Giáo, ngày 3 tháng 12 năm 1924, ngày lễ thánh Phanxicô Xavier .



Hồng y G.M. Van Rossum, Bộ truởng
Tổng Giám Mục F.Marchetti-Selvagiani, Thư ký
Ký tên và Ðóng dấu

xoicucnong
25-08-2008, 01:06 AM
Mẹc xi póp cu anh HungDung nghen!!!

loidinhobe
18-04-2009, 10:49 AM
xin cảm ơn anh về bài lược sử .hi vọng sẽ ngày càng có nhiều người đọc đươc tài liệu qua trọng này.
cảm ơn rất nhiều!

xoicucnong
18-04-2009, 10:46 PM
CÀng đọc càng...nhức mắt quá...!!! quá trùi lun à!!!

hungdung
09-10-2009, 10:01 PM
"cháu thấy trên trang https://thanhcavietnam.net/forum/newreply.php?do=postreply&t=3688 có bài viết của chú về công giáo
cháu đang muốn tìm hiểu về công giáo
chú có thể cho cháu biết về lịch sử và quá trình hình thành công giáo được không ạ ?
và quá trình du nhập của công giáo vào Việt Nam ?
cháu xin cảm ơn !"

(Trích tin nhắn của doi_giatao000 trên yahoo )

Cháu doi_giatao000 thân ! Chú sẽ post tiếp tài liệu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam của Cha Ant. NGUYỄN NGỌC SƠN để cháu tham khảo và tìm hiểu thêm về Công giáo.Hy vọng tài liệu này sẽ giúp doi_giatao000 hiểu thêm về lịch sử Giáo hội Công giáo.



Lịch sử Giáo Hội Việt Nam


NHẬP ĐỀ

Như Giáo Hội toàn cầu được sinh ra từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu trên thập giá và phát triển theo từng giai đoạn với những cuộc bách hại, Giáo hội Việt Nam cũng đi lại những quãng đường gian khổ như thế trong lịch sử đời mình. Ôn lại lịch sử đó không phải là chúng ta muốn khơi lại những kỷ niệm đau buồn, những mối bất hoà, nhưng là để giúp nhau nhận ra hồng ân Thiên Chúa trong mọi biến cố thăng trầm, tạo nên sự cảm thông giữa mọi thành phần dân tộc và xây dựng Giáo hội Việt Nam, theo đường hướng hiệp thông và đối thoại của Công đồng Vatican II đã được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhiều lần nhắc đến (x. Tông huấn Giáo Hội tại châu Á, số 1,6,24-31).

Từ mầu nhiệm Nhập Thể...

Mầu nhiệm Con Thiên Chúa Nhập Thể đã dạy cho người tín hữu Việt Nam khám phá ra giá trị của bối cảnh lịch sử trong cuộc đời và sứ mạng của từng người cũng như của Giáo hội Việt Nam. Thật vậy, “nơi Đức Giêsu, người Nazareth, Thiên Chúa đã nhận lấy những yếu tố đặc thù của bản tính nhân loại, kể cả việc thuộc về một dân tộc nhất định và một xứ sở nhất định... Nét đặc thù vật lý của xứ sở và những yếu tố địa lý của miền đất ấy là điều không thể tách rời được với sự thật là Ngôi Lời đã nhận lấy thân xác con người” (ĐTC Gioan Phaolô II, Tông huấn Giáo hội tại châu Á, số 5). Trong tinh thần ấy, người tín hữu Việt Nam gắn bó với đất nước và dân tộc của mình.

Đất nước Việt Nam có dáng hình cong chữ S, thuộc khu vực Đông Nam Á, trong vùng khí hậu nhiệt đới. Lãnh thổ dài và hẹp mở rộng về phía Tây. Vùng hẹp nhất là tỉnh Quảng Bình, khoảng 50km, vùng rộng nhất tính từ ngã ba biên giới Việt – Lào – Trung đến Móng Cái, rộng trên 300km. Phía Bắc có các đồng bằng rộng lớn nằm dọc theo lưu vực sông Hồng, sông Lô và sông Chảy. Phía Nam có đồng bằng sông Cửu Long tạo nên vựa lúa lớn nhất cho cả nước. Miền Trung nằm giữa hai miền Bắc Nam, có dãy núi Trường Sơn ở phía Tây chạy dọc theo bờ biển với các con sông ngắn, tạo nên nhiều đồng bằng nhỏ hẹp về phía Đông. Phía Tây Nam là các cao nguyên rộng lớn với độ cao trên 1.000m, có lớp đất bazan màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp như cao su, trà, cà phê, ca cao.

Đất nước thân yêu này là chốn nương thân của nhiều dân tộc với những nền văn hoá khác nhau trong suốt dòng lịch sử: từ những người Việt cổ ở Bắc Bộ với nền văn hoá Sơn Vi cách đây khoảng 23.000 năm trước Công Nguyên (CN), văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn 10.000 năm trước CN, đến nền văn hoá Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ với hiện vật tiêu biểu là những chiếc trống đồng lớn, có trang trí hoa văn, vào khoảng 2.700 năm trước CN. Các dân tộc sống thuận hoà với nhau trong quốc gia Văn Lang của các vua Hùng cho đến khi An Dương Vương Thục Phán lập nước Âu Lạc với thành Cổ Loa vào thế kỷ III (TCN). Trong khi đó, nhiều dân tộc ở Nam Trung bộ, từ Thừa Thiên đến lưu vực sông Đồng Nai, đã xây dựng thành nền văn hoá Sa Huỳnh. Họ có thể là tổ tiên của người Chăm, đã xây dựng thành vương quốc Champa sau này. Nền văn hoá Óc Eo ở miền cực Nam với vương quốc Phù Nam ở các tỉnh Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp (bây giờ) và nền văn hoá của người Khơ Me ở các tỉnh khác của đồng bằng Nam bộ trải rộng khắp vùng châu thổ sông Cửu Long. Tất cả các dân tộc ấy tạo thành cộng đồng người Việt hiện nay với 54 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 90% tổng dân số cả nước.

Trong quá trình xây dựng đất nước, tất cả các dân tộc ấy đã đổ biết bao công sức, mồ hôi, nước mắt trên mảnh đất quê hương để khai hoang, phục hoá, phá rừng làm rẫy, đắp đê chống lũ, ngăn mặn lấn biển… Chúng ta phải thành thật nhìn nhận rằng các dân tộc đều nhân danh giang sơn gấm vóc để đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, hay nhân danh dân tộc mình để mở rộng biên cương. Cuối cùng, đất nước, núi sông vẫn còn đó, không phải dành riêng cho ai, nhưng cho tất cả mọi người.

Tuy nhiên không giọt mồ hôi nào vì yêu thương đồng bào đổ xuống trên mặt đất này lại trở thành vô nghĩa, không giọt máu hồng nào vì chính nghĩa thấm vào lòng đất này lại không có giá trị vô song. Mọi sự đều được biến đổi trong Đức Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể làm người. Người đã đưa thần tính vô hạn, vĩnh hằng của Thiên Chúa vào trong thế giới vật chất hữu hạn, nhất thời của con người để biến đổi và thăng hoa tất cả trong cuộc Phục Sinh của Người.

... đến Giáo hội Việt Nam trong lòng dân tộc

Tin vào Đức Giêsu Kitô, người dân Việt Nam sẽ nhìn đất nước mình bằng một ánh mắt mới. Người dân Việt hôm nay, dù là người Kinh hay dân tộc thiểu số, sẽ nhìn nhau với ánh mắt đầy tin tưởng và hy vọng, bao dung và nhân ái, vì sự sống bất diệt trong mình được khởi đầu từ chính đất nước này. Thật vậy, những cây lúa, ngọn rau rút tinh hoa từ lòng đất nước đã ngấm bao mồ hôi, xương máu của cả người Việt, người Hoa lẫn người Chăm, người Khơ Me,... trong suốt dòng lịch sử đang nuôi sống tất cả… Do đó, ta có thể nói rằng, tất cả đều cùng chung một huyết thống, đều là anh em ruột thịt của nhau. Sự sống tự nhiên này, nhờ lòng tin vào Đức Giêsu, sẽ biến đổi thành sự sống siêu nhiên.

Những nét khác biệt của mỗi dân tộc trong dòng lịch sử chỉ biểu lộ những giới hạn của vật chất và con người. Chính Đức Giêsu Cứu Thế sẽ quy tụ và biến đổi mọi người để không còn là Kinh hay Hoa, Chăm hay Thượng, “Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả chỉ là một trong Đức Giêsu Kitô” (x. Gl 3,28). Điều này Chúa Thánh Thần đã thực hiện trong ngày Người hiện xuống để quy tụ tất cả những con người thuộc các ngôn ngữ khác nhau làm thành Giáo Hội của Đức Giêsu (x. Cv 2,1-12).

Từ hạt giống Tin Mừng được các thừa sai nước ngoài gieo vãi vào thế kỷ XVI, Giáo Hội Đức Kitô đã sinh những người con ở Việt Nam. Những người con ấy đã lớn lên, đã trưởng thành và rồi lại tiếp tục sinh ra những người con mới cho Thiên Chúa, cho Đức Giêsu Kitô để trở thành Giáo hội Mẹ Việt Nam. Giáo Hội ấy được thể hiện cách cụ thể trên mảnh đất quê hương hôm nay với hơn 80 triệu người dân Việt, trong đó có 5.667.428 tín hữu Công giáo gồm đủ các dân tộc. Giáo hội ở Việt Nam tính đến 31-12-2003 có: 2.518 giáo xứ thuộc 25 giáo phận và tổng giáo phận, với 42 giám mục và tổng giám mục, 2.460 linh mục triều, 467 linh mục dòng, 1.833 nam tu, 11.421 nữ tu, 1.419 chủng sinh và 52.513 giáo lý viên.

“Là Hội Thánh trong lòng dân tộc Việt Nam, chúng ta quyết tâm gắn bó với vận mạng quê hương, noi theo truyền thống dân tộc, hoà mình vào cuộc sống hiện tại của đất nước... Quê hương này là nơi chúng ta được Thiên Chúa mời gọi để sống làm con của Người, đất nước này là lòng mẹ cưu mang chúng ta trong quá trình thực hiện ơn gọi làm con Thiên Chúa, dân tộc này là cộng đồng mà Chúa trao cho chúng ta để phục vụ...” (HĐGM VN, Thư Chung 1980, số 9). Người tín hữu Việt Nam luôn gắn bó với quê hương, dân tộc và liên kết sâu xa với Giáo hội Mẹ Việt Nam, vì chính người mẹ này đã sinh ra mình trong đức tin và biến đổi mình từ con người thành con Chúa.

Với tâm tình con cái, trong ít trang sau đây, chúng ta cùng ôn lại một vài đoạn đời của Mẹ từ lúc khai sinh, hình thành, cho đến khi phát triển, trưởng thành. Nhiều người đã từng kể lại đời Mẹ, kẻ ít người nhiều, điều đúng điều sai. Nhưng nếu không nhìn dưới ánh sáng Tin Mừng, đời Mẹ vẫn chỉ là những biến cố rời rạc, những con số vô hồn, những năm tháng tủi nhục vô nghĩa, như nhìn những giọt nước rơi từ đôi mắt của một người xa lạ. Chỉ có những người con gần gũi thân thương mới hiểu được ý nghĩa và cảm nhận được niềm vui hay nỗi khổ từ những giọt nước mắt này. Trong tâm tình ấy, chúng tôi kể lại đời Mẹ, để mọi người cảm thông với chúng tôi và đồng cảm với Mẹ Giáo hội Việt Nam qua các thời kỳ:

- Khai sinh (1533 - 1659)
- Hình thành (1659 - 1802)
- Thử thách (1802 - 1885)
- Phát triển (1885 - 1960)
- Trưởng thành (1960 đến nay)

Chúng tôi chọn cách phân chia các thời kỳ như trên dựa theo mốc thời gian với những biến cố quan trọng đánh dấu sự thay đổi lớn lao của cơ cấu Giáo hội Việt Nam.



1. THỜI KỲ KHAI SINH (1533-1659)

Sau khi Lê Lợi chiến thắng quân Minh, triều đại Lê kéo dài hơn 350 năm (1428-1788) có lúc thịnh, lúc suy và đầy biến động. Trong thế kỷ XV, xã hội Việt Nam ổn định, nông nghiệp được phục hồi và phát triển, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống và Phật giáo trở thành tôn giáo của dân gian. Sang thế kỷ XVI, nhà Lê suy yếu với các ông vua ham mê tửu sắc, triều đình thiếu người tài trí, xã hội bắt đầu hỗn loạn. Năm 1527, Mạc Đăng Dung lật đổ vua Lê lập ra triều Mạc ở Thăng Long, Hà Nội. Họ Trịnh từ vùng Thanh Hoá, với danh nghĩa phò Lê, gây chiến với họ Mạc và năm 1592, chiếm được Thăng Long, đưa vua Lê trở lại ngai vàng nhưng nắm giữ mọi quyền hành. Nhà Mạc rút lên cố thủ ở Cao Bằng. Chiến tranh Trịnh – Mạc chưa chấm dứt thì các chúa Nguyễn lại nổi lên ở phía Nam sông Gianh (Quảng Bình). Các cuộc chiến tranh liên miên giữa hai nhà Trịnh – Nguyễn kéo dài từ 1662 đến 1772 đã làm cho dân chúng vô cùng khốn khổ, sinh mạng con người bị coi thường, người dân kiệt quệ vì sưu cao thuế nặng để chi phí cho súng đạn, vũ khí. Trong bối cảnh đó, đạo “Thiên Chúa” (Kitô giáo) được các thừa sai nước ngoài giới thiệu cho người dân Việt.

Giai đoạn dò dẫm đầu tiên

Từ cuối thế kỷ XVI, nhất là từ thế kỷ XVII, quan hệ ngoại thương của nước ta với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và cả Nhật Bản ở phương Đông phát triển. Các chúa Trịnh, Nguyễn muốn giao hảo với người nước ngoài để bán hàng hoá trong nước và nhất là để mua được nhiều súng đạn, tàu chiến. Trong khi đó, Giáo Hội Công giáo toàn cầu lại phát động công cuộc truyền giáo và gửi các nhà thừa sai đi khắp nơi, nhất là đến Ấn Độ và Trung Quốc như Thánh Phanxicô Xaviê (1541), cha Matteo Ricci. Nhiều vị thừa sai đi theo các đoàn tàu buôn đến truyền giáo tại các miền Á Châu và Viễn Đông, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, tất cả chỉ là những bước dò dẫm sơ khởi và không đạt được kết quả đáng kể.

Trong bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục được soạn thảo dưới triều vua Tự Đức từ năm 1856, quyển 33, phần chính biên, tờ 5-6, khi nói đến chỉ dụ cấm đạo Thiên Chúa (hay đạo Giatô, phiên âm từ Giêsu của chữ Hán), vào năm 1663 dưới triều vua Lê Huyền Tông, đã chú thích như sau: “Gia-tô, dã lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hoà nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dương nhân I-nê-khu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thuỷ chi Trà Lũ âm dĩ Gia-tô tả đạo truyền giáo”. Dịch nghĩa: “Đạo Gia-tô, theo bút ký của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây dương tên I-Nê-Khu, lén đến truyền đạo Gia-tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thuỷ” (thuộc tỉnh Nam Định, giáo phận Bùi Chu hiện nay. Vì thế, nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 như khởi đầu cho đạo tại Việt Nam.

Năm 1550, linh mục Gaspar da Santa Cruz, O.P., đến giảng đạo tại Hà Tiên. Năm 1558, đời vua Lê Thế Tông, hai giáo sĩ Bồ Đào Nha là Alonso da Costa và Gonsalves đến giảng đạo ở vùng Vạn Lại, thủ đô của Nam Triều. Tiếp theo là các linh mục dòng Đa Minh người Bồ Đào Nha khác như: Luís da Fonseca, Grégoire de la Motte đến truyền giáo ở Đàng Trong (1580) và bị vua Chiêm Thành hãm hại tại Quảng Nam. Năm 1583, các linh mục dòng Đa Minh từ Philippines đã đến truyền giáo như Diego Doropesa, Bartolomeo Ruiz, Pedro Ortiz, Francisco de Montilla tại An Quảng (Quảng Yên), Đàng Ngoài. Năm 1591 tại Thanh Hoá, linh mục Pedro Ordođez de Cevallos, người Tây Ban Nha, bị bão, đã đến An Trường, kinh đô nhà Lê lúc bấy giờ và rửa tội cho công chúa Mai Hoa (Maria Flora) cùng khoảng 100 người khác. Công chúa là chị của vua Lê Thế Tông. Hiện nay, ở làng Vạn Lại vẫn còn nền nhà thờ và giếng Giatô của công chúa (x. C. A. Poncet, La Princesse Marie, trong Bulletin des Amis du Vieux Hué, tháng 12-1941, tr. 351-358, Lê Triều Thượng Cổ truyền giáo, tr. 111).

Giai đoạn mở đạo chính thức

Tuy nhiên, những cố gắng của các nhà truyền giáo trên mới chỉ là những bước chân dọ dẫm chuẩn bị cho giai đoạn khai phá chính thức. Giai đoạn này kéo dài từ năm 1615-1665 với các vị thừa sai dòng Tên, ở cả hai miền Nam Bắc, lấy sông Gianh làm ranh giới. Phía Nam gọi là Đàng Trong, do các chúa Nguyễn cai quản. Phía Bắc gọi là Đàng Ngoài do vua Lê, chúa Trịnh nắm quyền. Nhờ kinh nghiệm hội nhập văn hoá của linh mục Matteo Ricci (1582) ở Trung Quốc và Valignano ở Nhật Bản, các thừa sai quan tâm đến việc học ngôn ngữ, phong tục dân Việt và giảng đạo bằng tiếng Việt.

Công cuộc truyền giáo ở Đàng Trong bắt đầu năm 1615 với linh mục (lm.) Francesco Buzomi, lm. Diego Carvalho và các trợ sĩ ở Cửa Hàn, Đà Nẵng. Tiếp theo là các lm. Francisco de Pina, Cristoforo Borri, nhất là Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ).

Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh Tráng đón tiếp giáo sĩ Giuliano Baldinotti, người Ý, nhưng việc truyền giảng Tin Mừng chỉ đạt được nhiều kết quả tốt đẹp sau khi hai cha Pedro Marques (Bồ Đào Nha) và Đắc Lộ (người Pháp) cập bến Cửa Bạng, Thanh Hoá, ngày 19-3-1627. Các thừa sai biên soạn giáo lý, sáng tác kinh nguyện thơ văn bằng chữ Nôm, chữ Quốc ngữ với sự trợ giúp của các thầy giảng có học thức như cụ Gioakim, sư cụ chùa Phao, sư cụ Manuel, cụ Nghè Giuse… Đáng kể nhất là các thừa sai Gaspar d’Amaral, António Barbosa, Girolamo Majorica (người Ý), đặc biệt là cha Đắc Lộ với tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên ấn hành ở Roma năm 1651: Phép Giảng Tám Ngày và Từ điển Việt-Bồ-La.

Trong giai đoạn này, chúng ta lưu ý đến sự phát triển của cả chữ Nôm và chữ Quốc ngữ. Kho tàng văn chương Hán Nôm Công giáo rất lớn. Chỉ riêng giáo sĩ Girolamo Majorica, trong khoảng 1632-1656, đã viết 45 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm, nổi tiếng nhất là cuốn Các Thánh Truyện viết năm 1646. Nhiều tác phẩm bị hư hỏng và mất mát do thời gian, chiến tranh và bách hại tôn giáo. Hiện nay chỉ còn lại 15 cuốn, gồm 4.200 trang lưu trữ ở Thư viện Quốc gia Paris. Mỗi trang có từ 9 đến 12 dòng, mỗi dòng trung bình có 30-34 chữ Nôm, tổng cộng là 1.400.000 chữ (x. Lm. Nguyễn Hưng, Sơ thảo Thư mục Hán Nôm Công giáo Việt Nam, lưu hành nội bộ, 2000, tr. 23).

Còn chữ Quốc ngữ chúng ta đang dùng là chữ viết ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái La Tinh. Đây là thứ chữ được các linh mục dòng Tên gốc Bồ Đào Nha như João Ruis, Gaspar Luis, Cristoforo Borri, Gaspar d’ Amaral, Alexandre de Rhodes với sự cộng tác âm thầm của nhiều người Việt như Igesico Văn Tín, Bento Thiện, đã sáng tạo ra trong những năm 1620-1659 (x. Đỗ Quang Chính, Lịch Sử Chữ Quốc Ngữ, 1620-1659, Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn, 1972).
Nhờ các “Thầy Giảng” và “Câu Trùm” là những tông đồ giáo dân nhiệt thành, việc truyền giáo đã đạt được những kết quả ngoài sức tưởng tượng. Sau 37 năm truyền giáo ở Đàng Ngoài (25 linh mục và 5 trợ sĩ) và 50 năm truyền giáo ở Đàng Trong (39 linh mục và 1 trợ sĩ), các thừa sai dòng Tên đã rửa tội khoảng 100.000 tín hữu (20.000 ở Đàng Trong và 80.000 ở Đàng Ngoài; x. Công giáo Việt Nam sau quá trình 50 năm, 1945–1995, Công giáo và Dân Tộc XB, 1996, tr. 86). Việc rao giảng Tin Mừng được vua chúa Việt Nam quy định rõ ràng trong một số nơi chốn với nhiều hạn chế của các quan lại địa phương, nên các tín hữu gặp nhiều khó khăn trong việc giữ đạo và có nơi đã phải đổ cả máu đào để làm chứng đức tin như thầy giảng Anrê Phú Yên ở Quảng Nam ngày 26-7-1644.

(còn tiếp)

huongtham89
10-10-2009, 01:50 AM
. cháu là người có nick doi_giatao000.chú ơi viết tiếp đi cháu đang tìm hiểu về công giáo lên muốn cần có tài liệu mà.chú có thể nói cho cháu biết về lịch sử phát triển của công giáo trên thế giới đc không ạ? cháu xin cảm ơn!

hungdung
10-10-2009, 10:58 PM
Lịch sử Giáo Hội Việt Nam



2. THỜI KỲ HÌNH THÀNH (1659-1802)

Sau khi bị trục xuất vĩnh viễn khỏi Việt Nam năm 1645, cha Đắc Lộ về châu Âu tường trình cánh đồng truyền giáo chín vàng ở Việt Nam để kêu gọi có thêm thừa sai và giám mục sang Việt Nam. Ngày 9-9-1659, Đức Thánh Cha Alexander VII, qua Sắc chỉ Super Cathedram, quyết định thiết lập ở Việt Nam hai giáo phận và chọn hai vị thừa sai thuộc Hội Truyền giáo Paris (MEP) làm Đại diện Tông toà. Giáo phận Đàng Trong từ sông Gianh trở vào Nam, gồm cả phần đất Chiêm Thành, Chân Lạp do Đức cha Pierre Lambert de la Motte cai quản. Giáo phận Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra Bắc, bao gồm cả Lào và 5 tỉnh miền Nam Trung Quốc do Đức cha François Pallu coi sóc.

Đức cha Pallu đã nhiều lần muốn tới Đàng Ngoài để nhận nhiệm sở, nhưng bị cản trở nên đành nhờ Đức cha Lambert de la Motte giám quản giùm và đặt cha François Deydier Phan làm cha chính (tổng đại diện) giáo phận. Đến năm 1679, Toà Thánh bổ nhiệm Đức cha Pallu làm giám mục giáo phận Phúc Kiến (Trung Quốc). Ngày 27-1-1684, Đức cha lên đường nhận nhiệm sở và 9 tháng sau, ngài qua đời tại đó. Năm 1669, Đức cha Lambert tới Phố Hiến (Hưng Yên). Đầu năm 1670, ngài truyền chức linh mục cho 7 thầy, chủ toạ công đồng đầu tiên ở Phố Hiến, lập dòng Mến Thánh Giá tại Kiên Lao (Bùi Chu) và Bái Vàng (tỉnh Hà Tây, giáo phận Hà Nội).

Năm 1679, giáo phận Đàng Ngoài được chia thành hai: Tây và Đông, lấy sông Hồng và sông Lô làm ranh giới. Tây Đàng Ngoài do Đức cha Jacques de Bourges Gia, MEP (1679-1714) coi sóc. Đông Đàng Ngoài được trao cho Đức cha François Deydier Phan (MEP). Trong suốt hơn một thế kỷ, các giám mục Đại diện Tông toà kế tiếp nhau (7 vị ở Đàng Trong, 7 vị ở Tây Đàng Ngoài, 9 vị ở Đông Đàng Ngoài). Tất cả đã làm việc hết sức mình, trải qua nhiều gian khổ, để xây dựng Giáo Hội trong địa phương được giao phó cho mình. Chúng ta ghi nhận một số khó khăn chính của thời kỳ này.

Khó khăn trước hết là sự bất hoà giữa các thừa sai dòng Tên và các giám mục Đại diện Tông toà thuộc Hội Thừa sai Paris cũng như giữa các thừa sai thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Khó khăn thứ hai là tính cách bất hợp pháp của Công giáo do các sắc chỉ cấm đạo của vua chúa. Nhiều vị thừa sai nước ngoài cũng như linh mục Việt Nam đã bị giết hại dưới thời các chúa Trịnh Cương, Trịnh Doanh, Trịnh Sâm ở ngoài Bắc, cũng như thời vua Cảnh Thịnh, nhà Tây Sơn ở miền Trung. Hàng chục ngàn giáo dân đã bị giết chết chỉ vì muốn bảo vệ đức tin của mình. Trước tình cảnh đó, các vị thừa sai đã đi tìm một giải pháp mới, khiến cho sau này người Pháp có điều kiện can thiệp và xâm chiếm Việt Nam bằng vũ lực (x. Nguyễn Văn Kiệm, Một số vấn đề lịch sử đạo Thiên Chúa trong lịch sử dân tộc Việt Nam, UBKHXH, Viện KHXH và Ban Tôn giáo của Chính phủ, 1988, tr. 29-42).

Sau khi vua Quang Trung Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh ở Thăng Long ngày 30-1-1789 và mất năm 1792, con là Quang Toản mới 10 tuổi lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Mọi việc triều đình do các quan lại chuyên quyền nắm giữ, tướng tá thì ganh ghét xâu xé lẫn nhau, trong khi thế lực của chúa Nguyễn Phúc Ánh ngày một mạnh ở Gia Định. Ông là người biết tổ chức, chỉnh đốn lại xã hội về mọi lĩnh vực, không xâm phạm đến tín ngưỡng của dân chúng nên ông được người dân Nam bộ tin tưởng.

Đức cha Pigneau de Béhaine, quen gọi là Bá Đa Lộc, Đại diện Tông toà Đàng Trong (1771-1799), đã hết lòng giúp đỡ Nguyễn Phúc Ánh, lúc đó đang bị khốn đốn bởi cuộc vây hãm của quân Tây Sơn. Ngài đã đưa hoàng tử Nguyễn Phước Cảnh (lúc bấy giờ mới lên 4 tuổi) sang Pháp và vận động người Pháp giúp đỡ tàu chiến, vũ khí để Nguyễn Phúc Ánh chống Tây Sơn và chúa Trịnh. Ước nguyện của các vị thừa sai và của Đức cha Bá Đa Lộc là chỉ muốn cho người Công giáo Việt Nam được an thân giữ đạo và đạo Chúa được mở rộng, vừa có lợi cho Giáo Hội, vừa tốt đẹp cho dân tộc Việt Nam. Đức cha đã nuôi dạy hoàng tử Cảnh ở dinh Tân Xá. Năm 13 tuổi, hoàng tử được phong làm Nguyên Soái Quận Công, theo cha đi chinh chiến, lập nhiều chiến công. Sau khi ở Pháp về năm 1789, hoàng tử Cảnh không chịu làm lễ bái trước bàn thờ chư vị tiên đế khiến vua Gia Long rất bực tức. Đây cũng là một trong những nguyên nhân sâu xa khiến vua Gia Long không chọn hoàng tôn Đán mà lại chọn người con nuôi là hoàng tử Đảm sau này. Chính Đức cha cũng đã khuyên hoàng tử Cảnh phải tôn trọng tục lệ thờ kính ông bà và lễ bái trước bàn thờ chư vị tiên đế (x. Trần Đình Sơn, Vua Gia Long với quyết định chọn người kế vị, tạp chí Xưa và Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 81B, tháng 11-2000, tr. 26-27.34). Ước mơ của các thừa sai về một ông vua theo đạo Công giáo và cho người Công giáo được hoàn toàn tự do hành đạo như vua Constantinus ở đế quốc Roma vào năm 313 hoàn toàn tan biến với cái chết của Đức cha Bá Đa Lộc (9-10-1799) và của hoàng tử Cảnh (1801).

Tuy nhiên, dù chịu nhiều thử thách và bách hại vì đức tin, số tín hữu ở cả 3 giáo phận vẫn tăng lên không ngừng. Vào năm 1802, Giáo hội Việt Nam đã thành hình cơ cấâu tổ chức gồm 3 giáo phận với 121 linh mục Việt Nam, khoảng 320.000 tín hữu.

- Đàng Trong: 1 giám mục, 5 thừa sai, 15 linh mục, 60.000 giáo dân.

- Tây Đàng Ngoài: 1 giám mục, 5 thừa sai, 65 linh mục và 120.000 giáo dân.

- Đông Đàng Ngoài: 1 giám mục, 4 thừa sai, 41 linh mục và 140.000 giáo dân (x. Eugène L. Louvet, Les Missions Catholiques au XIXè siècle, tr 207).

truongminhdang
21-10-2009, 07:56 AM
cám ơn Cha
xin cha viết tiếp phần tiếp theo
còn lịch sự giáo hội Công giáo thế giới coi ở đâu ạ

Angelus
24-10-2009, 03:06 PM
Nhiều thông tin ghia lun...
:nhay::6: