PDA

View Full Version : Công giáo



hungdung
25-08-2008, 08:43 PM
Công giáo

Công giáo là thuật ngữ được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kit%C3%B4_gi%C3%A1o). Nó có xuất xứ từ chữ Hi Lạp (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Hi_L%E1%BA%A1p) καθολικος có nghĩa "chung" hay "phổ quát". Công giáo được dùng với một số nghĩa như sau:


Do ảnh hưởng lịch sử và hiện tại của Giáo hội Công giáo Rôma (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_R%C3%B4ma), "Công giáo" thường được dùng để chỉ hệ thống niềm tin tôn giáo của giáo hội này.
Trong cách dùng không chính thức, thuật ngữ này có thể được giới hạn thêm nữa để chỉ các thành viên, truyền thống hay thần học của nghi lễ La Tinh thuộc Giáo hội Công giáo Rôma (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_R%C3%B4ma).
Thuật ngữ này cũng được dùng để chỉ mọi giáo hội 'Công giáo về bản chất' qua việc họ tuyên bố giữ niềm tin Công giáo và có tính tông truyền vì đã ở phía Công giáo trong cuộc Đại li giáo (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%A1i_li_gi%C3%A1o&action=edit&redlink=1), như Giáo hội Công giáo Cổ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_C%E1%BB%95&action=edit&redlink=1) (tách khỏi Giáo hội Công giáo Rôma năm 1870 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1870)) hay Giáo hội chính thức của Anh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_Anh).
Nó lần đầu được dùng để phân biệt giáo hội Kitô giáo tiên khởi (Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền) với các nhóm lạc giáo.

Trong tiếng Việt, thuật ngữ Công giáo được dùng dể dịch chữ καθολικος, Catholica (Catholique), với ý nghĩa đó là đạo chung, đạo phổ quát, đạo công cộng đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Ngoài ra, Công giáo tại Việt Nam (http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_t%E1%BA%A1i_Vi%E1%BB%87t_Nam) còn được gọi là đạo Gia Tô, Thiên Chúa giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_Ch%C3%BAa_gi%C3%A1o) hoặc Kitô giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kit%C3%B4_gi%C3%A1o).

"Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền"

Giám mục Ignatius thành Antiokia lần đầu sử dụng từ "giáo hội công giáo" (Catholic Church) để chỉ mọi tín hữu Kitô, trong bức thư gửi các tín hữu ở Smyrna, năm 107 (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=107&action=edit&redlink=1). Từ Công giáo được sử dụng kể từ đó để chỉ giáo hội duy nhất, nguyên thuỷ của Chúa Kitô, sáng lập bởi Chúa Kitô và các Tông đồ, và xuất hiện trong các Kinh Tin Kính Kitô giáo, đáng chú ý là Kinh Tin Kính của các Tông đồ và Kinh Tin Kính Nicea. Vì vậy, nhiều người theo Kitô giáo tuyên bố mang danh hiệu "công giáo". Những người này có thể được chia thành 2 nhóm:

1.Các giáo hội như Công giáo Rôma (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_R%C3%B4ma), Chính Thống giáo Đông phương (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_Th%E1%BB%91ng_gi%C3%A1o_%C4%90%C3%B4ng_ph%C6%B0%C6%A1ng) và Đông phương không Chalcedon, Công giáo Thượng cổ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_c%E1%BB%95&action=edit&redlink=1) (Ancient Catholic), Công giáo Cổ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_C%E1%BB%95&action=edit&redlink=1) (Old Catholic), Công giáo Tự do (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_T%E1%BB%B1_do&action=edit&redlink=1) và Công giáo Anh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_gi%C3%A1o) tuyên bố có tính tông truyền từ giáo hội tiên khởi; và

2.Các giáo hội tin rằng họ là hậu duệ tinh thần của các Tông đồ mà không cần có nguồn gốc tổ chức từ giáo hội lịch sử.
Nhìn chung, từ "công giáo" thường được các thành viên của nhóm đầu dùng để chỉ chính họ. Thành viên của nhóm sau thường không tự gọi mình là công giáo, mặc dù họ vẫn xem mình là một phần của giáo hội "công giáo" vô hình.
Các tín đồ Kitô giáo của hầu hết các giáo phái, trong đó có hầu hết các giáo phái Tin Lành (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tin_L%C3%A0nh), xác nhận niềm tin vào Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Đối với những người Tin Lành, mà hầu hết tự xem là hậu duệ tinh thần của các Tông đồ (nhóm thứ 2 bên trên), sự xác quyết này cho thấy niềm tin của họ vào sự hợp nhất cuối cùng của mọi giáo hội dưới một Thiên Chúa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_Ch%C3%BAa) và Đấng Cứu Độ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=%C4%90%E1%BA%A5ng_C%E1%BB%A9u_%C4%90%E1%BB%99&action=edit&redlink=1) duy nhất, hơn là một giáo hội hợp nhất hữu hình. Trong cách dùng này, công giáo thường được viết với chữ "c" thường; đây cũng là cách viết được dùng trong Kinh Tin Kính Nicea và Kin Tin Kính của các Tông đồ.

Các giáo hội Công giáo

Giáo hội Công giáo Rôma

Giáo hội Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất trong số các nhóm tự gọi mình là Công giáo. (Tên "Công giáo Rôma" có thể gây hiểu nhầm vì một số người, trừ bản thân Giáo hội, dùng tên này để chỉ thành phần nghi lễ La Tinh của giáo hội). Như trên có đề cập, thuật ngữ "Công giáo" thường được dùng để nói về "Công giáo Rôma". Từ "Rôma" dùng để chỉ vai trò trung tâm của Giáo Hoàng Rôma đối với giáo hội này và theo định nghĩa mọi tín đồ Công giáo Rôma có sự hiệp thông trọn vẹn với vị giáo hoàng này khi là thành phần của Giáo hội La Tinh (Tây phương) chiếm đa số hay thuộc hơn 20 Giáo hội Đông phương nhỏ hơn, chấp nhận "quyền lực phổ quát, tối cao và trọn vẹn trên Giáo hội hoàn vũ" của Giáo Hoàng tại Rôma (Giáo lí vấn đáp Giáo hội Công giáo (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%A1o_l%C3%AD_v%E1%BA%A5n_%C4%91%C3%A1p_Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o&action=edit&redlink=1), 882[1] (http://www.vatican.va/archive/catechism/p123a9p4.htm#).)

Các nhóm Công giáo khác

Trong Kitô giáo Tây phương (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kit%C3%B4_gi%C3%A1o_T%C3%A2y_ph%C6%B0%C6%A1ng) các nhóm chính tự xem là "Công giáo" mà không có sự hiệp thông đầy đủ với Giáo hoàng là Giáo hội Công giáo Thượng cổ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_c%E1%BB%95&action=edit&redlink=1) (Ancient Catholic), Giáo hội Công giáo Cổ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_C%E1%BB%95&action=edit&redlink=1) (Old Catholic), Giáo hội Công giáo Tự do (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Gi%C3%A1o_h%E1%BB%99i_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_T%E1%BB%B1_do&action=edit&redlink=1) (Liberal Catholic), Hiệp hội Công giáo yêu nước Trung Hoa (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hi%E1%BB%87p_h%E1%BB%99i_C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_y%C3%AAu_n%C6%B0%E1%BB%9Bc_Trung_Hoa&action=edit&redlink=1), các nhóm tương tự ở Philippines (http://vi.wikipedia.org/wiki/Philippines) và Ba Lan (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ba_Lan), và một số thành phần của Anh giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_gi%C3%A1o) (High Church Anglicans hay "Công giáo Anh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_gi%C3%A1o)"). Các nhóm này giữ các niềm tin tinh thần và thực hành nghi lễ tôn giáo tương tự như Công giáo Rôma nghi lễ La Tinh mà từ đó họ xuất phát, nhưng từ chối địa vị và thẩm quyền của Giáo hoàng (http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_ho%C3%A0ng). Một số nhóm Công giáo Truyền thống (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=C%C3%B4ng_gi%C3%A1o_Truy%E1%BB%81n_th%E1%BB%91ng&action=edit&redlink=1) không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ các cải cách của Công đồng Vatican II cũng ở tình trạng tương tự.
Anh giáo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Anh_gi%C3%A1o) (Anglican Communion) thực tế được chia thành 2 cánh chính, "Giáo hội Anh giáo Cao" (High Church Anglicans), còn được gọi là Công giáo Anh (Anglo-Catholicism), và "Giáo hội Anh giáo Thấp" (Low Church Anglicans), còn được gọi là cánh Phúc Âm. Mặc dù tất cả các thành tố bên trong Anh giáo đều áp dụng các tín điều như nhau, Giáo hội Anh giáo Thấp xem chữ "Công giáo" theo nghĩa lí tưởng nêu trên, còn Giáo hội Anh giáo Cao xem đó là tên của giáo hội Chúa Kitô mà họ bao gồm chính mình cùng với Công giáo Rôma và một vài giáo hội Chính Thống giáo.
Công giáo Anh giữ nhiều nét giống với nghi lễ La Tinh của Công giáo Rôma cũng như nhiều yếu tố tình thần có liên quan, như niềm tin vào 7 bí tích, "chuyển bản thể" (Transubstantiation) chứ không "lưỡng thể đồng tại" (Consubstantiation), sùng bái Trinh nữ Maria (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Trinh_n%E1%BB%AF_Maria&action=edit&redlink=1) và các thánh (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1nh), gọi tu sĩ đã được truyền chức là "linh mục" — được xưng hô là "Cha" — mặc lễ phục trong các nghi thức lễ nhà thờ, và đôi khi gọi lễ ban Thánh Thể là lễ "Missa". Cánh Công giáo Anh của Anh giáo phát triển chủ yếu vào thế kỉ thứ 19 (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%BF_k%E1%BB%89_th%E1%BB%A9_19) và có liên hệ mạnh mẽ với Phong trào Oxford (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Phong_tr%C3%A0o_Oxford&action=edit&redlink=1). Hai người lãnh đạo nổi bật của nó, John Henry Newman (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=John_Henry_Newman&action=edit&redlink=1) và Henry Edward Manning (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Henry_Edward_Manning&action=edit&redlink=1), cả hai đều là tăng lữ Anh giáo, cuối cùng gia nhập Giáo hội Công giáo Rôma và trở thành Hồng Y (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%93ng_Y).
Một vài giáo hội Chính Thống giáo Đông phương (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%ADnh_Th%E1%BB%91ng_gi%C3%A1o_%C4%90%C3%B4ng_ph%C6%B0%C6%A1ng) và Chính Thống giáo Đông phương không Chalcedon (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ch%C3%ADnh_Th%E1%BB%91ng_gi%C3%A1o_%C4%90%C3%B4ng_ph%C6%B0%C6%A1ng_kh%C3%B4ng_Chalcedon&action=edit&redlink=1) tự xem là giáo hội Công giáo chân thực và hoàn vũ, và xem các giáo hội khác cùng hệ thống hoặc các giáo hội Công giáo Tây phương là dị giáo và rời bỏ Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Thượng phụ của các giáo hội Chính Thống giáo này là các tổng giám mục độc lập, nghĩa là mỗi vị không bị một vị khác giám sát trực tiếp khác (mặc dù vẫn ở dưới quyền, tuỳ theo truyền thống riêng của họ, của hội đồng giám mục hoặc quyết định chung của các thượng phụ cùng hiệp thông với nhau).



Bách khoa toàn thư

vante
25-08-2008, 09:27 PM
Mình Chuyển bài này vì mình thấy bài này nên nằm ở mục này.
Chúc bạn luôn tràn đầy ơn chúa.