PDA

View Full Version : Những Câu Hỏi và Trả Lời về những Lạm Dụng hiện có trong Phụng Vụ



littlewave
25-08-2008, 09:58 PM
VietCatholic News (Thứ Tư 20/08/2008 09:31)
Những Câu Hỏi và Trả Lời về những Lạm Dụng hiện có trong Phụng Vụ (Phần 1)

A. Các Văn Kiện Được Đề Cập Tới trong Bài Viết:

Văn Kiện 1. Chỉ Dẫn Chung về Sách Lễ Rôma riêng cho riêng Giáo Hội Công Giáo tại Hoa Kỳ (General Instruction of the Roman Missal (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml) hay GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml)) về Novus Ordo Mass (tức về Thánh Lễ theo hình thức như hiện nay sau Công Đồng Chung Vaticăn II) tại địa chỉ:

http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml

hay GIRM cho cả Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20030317_ordinamento-messale_en.html

Văn Kiện 2. Bộ Giáo Luật (The Code of Canon Law (http://www.vatican.va/archive/ENG1104/_INDEX.HTM) theo Anh Ngữ hay Codex Iuris Canonici (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)tức CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html) theo La Tinh) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/archive/ENG1104/_INDEX.HTM

Văn Kiện 3. Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Constitution on the Sacred Liturgy (http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html) hay Sacrosanctum Concilium (http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html)) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html

Văn Kiện 4. Thông Điệp về Phụng Vụ Thánh (On Sacred Liturgy (http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html) hay Mediator Dei (http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html)) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html

Văn Kiện 5. Thông Điệp về Phép Bí Tích Thánh Thể của Giáo Hội (Ecclesia de Eucharista (http://www.vatican.va/holy_father/special_features/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_20030417_ecclesia_eucharistia_en.html)) do Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị ban hành tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/special_features/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_20030417_ecclesia_eucharistia_en.html

Văn Kiện 6. Chỉ Dẫn Chung về Thánh Lễ phiên bản La Tinh gốc (Institutio Generalis Missalis Romani (http://www.vietcatholic.org/News/Html/www.ewtn.com/library/CURIA/cdwlgrm.htm)) tại địa chỉ:

www.ewtn.com/library/CURIA/cdwlgrm.htm (http://www.vietcatholic.org/News/Html/www.ewtn.com/library/CURIA/cdwlgrm.htm)

Văn Kiện 7. Tự Sắc của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị có liên quan đến Một Số Khía Cạnh của Việc Cử Hành Bí Tích Hòa Giải (Misericordia Dei (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/motu_proprio/documents/hf_jp-ii_motu-proprio_20020502_misericordia-dei_en.html)) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/motu_proprio/documents/hf_jp-ii_motu-proprio_20020502_misericordia-dei_en.html

Văn Kiện 8. Tông Hiến của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về một số Cải Cách trong Giáo Triều Rôma để cũng cố sự Hiệp Nhất của Đức Tin và việc Giao Tiếp với các Thành Phần Dân Chúa (Pastor Bonus (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_constitutions/documents/hf_jp-ii_apc_19880628_pastor-bonus-index_en.html)) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_constitutions/documents/hf_jp-ii_apc_19880628_pastor-bonus-index_en.html (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_constitutions/documents/hf_jp-ii_apc_19880628_pastor-bonus-index_en.html)

Văn Kiện 9. Tông Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị về Về Chuổi Tràng Hạt / Kinh Mân Côi của Đức Trinh Nữ Maria (Rosarium Virginis Mariae (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_20021016_rosarium-virginis-mariae_en.html)) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_20021016_rosarium-virginis-mariae_en.html

Văn Kiện 10. Tông Thư của Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô Đệ Nhị về Việc Kỷ Niệm 25 Năm của Việc Ban Hành Ra Tông Hiến về Phụng Vụ Thánh (Vicesimus Quintus Annus (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_04121988_vicesimus-quintus-annus_en.html)) tại địa chỉ:

http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_04121988_vicesimus-quintus-annus_en.html


http://www.vietcatholic.org/pics/LiturgyP1.JPG


B. Phần Giới Thiệu:

1. Tôi biết rằng Giáo Hội đã cho xuất bản ra một văn kiện nhằm giải quyết đến những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ. Thế tôi có thể biết được gì về văn kiện này?

Thưa, văn kiện đó có tên là "Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)" (tức theo Anh Ngữ chính là "The Sacrament of Redemption," hay theo Việt Ngữ chính là "Bí Tích Cứu Rỗi/Chuộc").

Văn kiện này được soạn thảo ra bởi Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/index.htm)) theo yêu cầu của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, nhằm đưa ra những luật lệ (quy phạm / chuẩn tắc / norms) rất cụ thể có liên quan đến cách mà Thánh Lễ được cử hành và việc nên tôn kính Phép Thánh Thể như thế nào.

Văn kiện này cũng đề cập tới những lạm dụng phổ biến nhất vốn hãy còn tồn tại trong Phụng Vụ, nhất là trong những năm gần đây.

2. Giáo Hội nghiêm khắc như thế nào trong việc giải quyết những vấn nạn có liên quan đến việc lạm dụng rất phổ biến trong Phụng Vụ ngày nay?

Thưa, không thể nào có thể hoàn toàn im lặng cho được đối với những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ, thậm chí đối với những lạm dụng trầm trọng và trắng trợn nhất, vốn đi ngược lại với bản chất tự nhiên của Phụng Vụ và của các Phép Bí Tích cũng như truyền thống và quyền bính của Giáo Hội, mà trong thời đại ngày nay chúng được coi như là chuyện đương nhiên theo lẽ thường, tức không còn có ai coi đó như là một thứ bệnh dịch hết sức lạ kỳ và hiếm thấy nữa trong việc cử hành Phụng Vụ tại Giáo Hội địa phương này, hay Giáo Hội địa phương khác.

Tại một số nơi, việc lạm dụng trắng trợn này hầu như đã trở thành một thói quen, một sự kiện vốn rõ ràng không được sự cho phép của Giáo Hội và phải chấm dứt ngay (xem thêm Đoạn 4 trong Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

3. Giáo Hội nói ra điều gì đối với những ai vốn đã cam kết và che mắt để cho những lạm dụng đó cứ thế mà được tiếp diễn?

Thưa, hãy để cho các vị Giám Mục, các vị Linh Mục và các Phó Tế - những Vị thực thi sứ vụ Thánh (Sacred ministry), tự kiểm điểm lại chính lương tâm của các Vị vốn liên quan đến tính đích thực và sự trung thành trọn vẹn của những hành động mà các Vị đó thực hiện nhân danh chính Chúa Kitô và Giáo Hội trong việc cử hành Phụng Vụ Thánh.

Hãy để cho từng Vị thực thi sứ vụ Thánh tự chất vấn và tự nhìn lại chính bản thân mình - thậm chí đối với cả những Vị thích phóng tác và khống chế cách cử hành Thánh Lễ theo lối tự biên, và tự diễn nhất - hãy để cho Vị đó tự kiểm tra lại xem là mình có tôn trọng đến các quyền của người giáo dân, của cả cộng đoàn tín hữu của Chúa Kitô - những người vốn tín thác trọn vẹn sự tin tưởng của họ và của con cái họ vào chính Vị tư tế đó, để mong rằng Vị ấy chu toàn và trung tín vào những chức năng Thánh (sacred functions) mà Giáo Hội muốn thực thi qua việc cử hành Phụng Vụ Thánh theo phán lệnh của chính Chúa Giêsu Kitô. Vì từng người trong các Vị ấy phải luôn nhớ rằng mình chính là tôi tớ, chứ không phải là ông chủ của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 186 có trong Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

C. Quy Định về Phụng Vụ:

4. Ai có quyền để quy định về Phụng Vụ?

Thưa, việc quy định về Phụng Vụ Thánh hoàn toàn phụ thuộc vào quyền bính của Giáo Hội, hay nói một cách cụ thể hơn đó là quyền của Tòa Thánh, và theo đúng với những quy phạm (chuẩn tắc / norms) của luật lệ thì đó là quyền của vị Giám Mục địa phương (xem thêm Đoạn 22 Mục 1 của Tông Hiến Sacrosanctum Concilium (http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html)).

Người tín hữu của Chúa Kitô có quyền để mong những Vị có quyền bính trong Giáo Hội nên biết quy định một cách trọn vẹn và hiệu quả về những gì có liên quan đến Phụng Vụ Thánh, cũng như thực hiện đúng đắn với những gì đã được Tòa Thánh quy định một cách rõ ràng và rạch ròi có liên quan đến Phụng Vụ Thánh, để tránh tình trạng xem Phụng Vụ Thánh "như là tài sản của riêng bất kỳ ai, cho dẫu đó là vị cử hành Phụng Vụ hay cộng đoàn mà các mầu nhiệm có trong Phụng Vụ Thánh được cử hành," (xem thêm các Đoạn 14, 18 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 52 của Ecclesia de Eucharista (http://www.vatican.va/holy_father/special_features/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_20030417_ecclesia_eucharistia_en.html)).

5. Liệu vị Giám Mục địa phương có quyền điều chỉnh hay quy định về Phụng Vụ theo kiểu nào mà Vị ấy muốn được không? Hay nói một cách cụ thể là liệu vị Giám Mục địa phương có quyền bỏ đi những phần phụ hay chọn lựa (options) có trong các sách có liên quan đến Phụng Vụ của Giáo Hội bằng cách cấm không cho các Linh Mục hay giáo dân của mình được thực hành những phần phụ hay chọn lựa đó không?

Thưa, vị Giám Mục địa phận hay địa phương có quyền rất giới hạn để quyết định về những gì thuộc vào quyền hạn của mình mà thôi... . tức "trong những giới hạn thuộc vào quyền hạn của vị Giám Mục địa phương, để đưa ra những chuẩn tắc về Phụng Vụ có trong Giáo Phận của mình, vốn không đi ngược lại với những quy định chung hết của Tòa Thánh."

Do đó, vị Giám Mục địa phương phải hết sức cẩn thận không được cho phép việc bỏ đi một cách tùy tiện những gì thuộc về chuẩn tắc có trong các sách Phụng Vụ để việc cử hành được tuân thủ một cách chặt chẽ và thích ứng với nhóm giáo dân tín hữu đang hiện diện, hay vào những hoàn cảnh mục vụ cụ thể (xem thêm CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html) Đoạn 838 Mục 4; hay Đoạn 21 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

6. Vị Giám Mục địa phận phải có trách nhiệm hành động kịp thời để ngăn ngừa ngay những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ đúng không?

Thưa, chính các cộng đoàn giáo hữu, chính giáo dân, và từng người Kitô hữu có quyền mong đợi vị Giám Mục địa phận phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn tất cả những vụ lạm dụng, hiện đang xảy ra trong Phụng Vụ, bằng cách kỷ luật những vị có vi phạm, đặc biệt là những lạm dụng có liên quan đến mục vụ Lời Chúa, việc cử hành các Phép Bí Tích, những gì có liên quan đến Phép Thánh Thể, việc tôn thờ Thiên Chúa, và việc tôn kính các Thánh (xem thêm Đoạn 21 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

7. Các vị Giám Mục và Hội Đồng Giám Mục có quyền để cho phép việc thử nghiệm (experimentation) về Phụng Vụ có trong từng lãnh vực riêng của các Vị đúng không?

Thưa, vào đầu năm 1970, Tòa Thánh đã công bố việc ngưng hẳn ngay lập tức tất cả mọi thử nghiệm có liên quan đến việc cử hành Thánh Lễ và đã nhắc lại rất rõ về điều này vào năm 1988. Theo đó, các vị Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục không có quyền để cho phép việc thử nghiệm về các bản văn của Phụng Vụ hay bất cứ vấn đề nào khác vốn đã được quy định rất rõ trong các sách Phụng Vụ.

Để muốn thực hiện bất kỳ việc thử nghiệm theo kiểu này trong tương lai, thì các vị Giám Mục và các Hội Đồng Giám Mục buộc phải có sự cho phép và chấp thuận của Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/index.htm)). Yêu cầu này phải được trình bày bằng văn bản, và phải được thực hiện trên danh nghĩa của cả Hội Đồng Giám Mục, chứ không phải của từng vị Giám Mục riêng lẽ được. Và hầu như những yêu cầu này đều bị Thánh Bộ từ chối nếu như sự yêu cầu đó không có lý do chính đáng nào cả.

Còn liên quan đến việc cố hội nhập những yếu tố của nền văn hóa địa phương vào Phụng Vụ, thì những chuẩn tắc cụ thể vốn đã được quy định một cách trọn vẹn, rõ ràng, và nghiêm ngặt nhất phải được tôn trọng (xem thêm Đoạn 22 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

8. Có người đã cho tôi thấy một văn kiện - vốn được soạn thảo bởi một ủy ban của một Hội Đồng Giám Mục địa phương, thế nhưng những gì mà tôi biết được thì văn kiện đó chưa được cả Hội Đồng Giám Mục bỏ phiếu đồng ý hay được phê chuẩn bởi Tòa Thánh. Thế thì văn kiện đó có sức nặng hay hiệu lực nào không?

Thưa, tất cả những chuẩn tắc về Phụng Vụ mà một Hội Đồng Giám Mục sẽ thiết lập lên cho riêng lãnh vực địa phương của mình, đều buộc phải tuân thủ một cách chính xác và đúng đắn với những luật lệ mà Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/index.htm)) đã đề ra, nếu không thì văn kiện đó chẳng có tính hiệu lực bắt buộc nào cả (xem thêm Đoạn 28 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

D. Việc Tham Dự của Người Giáo Dân Trong Thánh Lễ:

9. Vị giám đốc đặc trách về Phụng Vụ trong giáo xứ của tôi có vẽ rất quan trọng hóa việc người giáo dân phải tích cực tham gia vào trong Phụng Vụ không những phải chú ý, phải ca hát, và phải đối đáp sao cho đúng khi chúng tôi tham dự Thánh Lễ, mà vị ấy còn đòi hỏi nhiều hơn thế nữa. Thế Giáo Hội hiểu như thế nào về việc tham dự của người giáo dân trong Thánh Lễ?

Thưa, sự thật đúng là việc cử hành Phụng Vụ rõ ràng có liên quan đến hoạt động, thế nhưng nó không đòi hỏi rằng tất cả mọi người phải làm một điều gì đó hết sức cụ thể vượt ra ngoài những gì thuộc về bổn phận của người giáo dân, trong việc tích cực tham dự vào trong Thánh Lễ. Mà trái lại, người giáo dân phải biết cách làm sao để suy niệm một cách sâu xa, để hướng cả lòng lẫn trí một cách trọn vẹn đến những mầu nhiệm có liên quan đến đức tin, đó chính là Phép Thánh Thể, để phần nào hiểu được vẽ đẹp, tính vĩ đại và cao siêu của Mầu Nhiệm Thánh (xem thêm Đoạn 40 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

10. Một người giáo dân có thể phục vụ trong một vai trò đặc biệt nào đó trong Thánh Lễ được không? Đôi lúc tại giáo xứ của tôi, có trường hợp giáo dân lên giảng đạo như Ông Cha, hay phục vụ trong các vai trò khác, hay cố áp đặt ý tưởng của mình vốn đi ngược lại với học thuyết về đạo đức và luân lý của Giáo Hội.

Thưa, người tín hữu Kitô Giáo được kêu gọi để trợ giúp vào việc cử hành Phụng Vụ, chỉ khi nào người đó được giáo huấn một cách rõ ràng và người đó phải là những người có đời sống Kitô Giáo đạo đức thật sự, biết trung tín một cách tuyệt đối với những giảng dạy của Giáo Hội.

Còn việc chọn lựa ra người để phục vụ hay giúp đỡ trong Thánh Lễ vốn là những người thuộc phe phái của Ông Cha Sở, hay Ông Cha Phó; hay những kẻ thích nịnh đầm trong giáo xứ; hay những kẻ vốn đâm thuê chém mướn, lọc lừa, có đời sống ác nhân, ác đức; hay có đời sống đạo hạnh kém cỏi, lười biếng, ích kỷ, ti tiện, vân vân... thì chỉ làm ô uế thêm cho Phụng Vụ Thánh của Thiên Chúa mà thôi.

Sự chọn lựa theo kiểu này cần phải chấm dứt ngay để tránh gây ra sự khiếp đảm, sự kinh ngạc hay sửng sốt của những người giáo dân nào vốn có lòng đạo hạnh và tinh thần yêu mến Chúa thật sự nhưng vì quá nghèo về tiền bạc (chứ không phải về tri thức lẫn tinh thần), vốn không quen thói mánh khóe, tính sân si, hay tìm cách nịnh đầm Ông Cha này, Ông Cha nọ trong giáo xứ để có thể được phục vụ trong giáo xứ (xem thêm Đoạn 46 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

11. Vì người nam trưởng thành có thể được huấn luyện để trợ giúp trong Thánh Lễ hay Phụ Tế (acolytes), do đó phải chăng nên duy trì thói quen theo truyền thống là chỉ có những chú (chứ không phải những cô hay bà) giúp lễ mà thôi đúng không?

Thưa, điều đáng khen là nên duy trì truyền thống cao quý này, vốn những người giúp lễ thường là các cậu thanh niên hay các bạn thanh niên trẻ tuổi, như truyền thống từ bấy lâu nay đã là như vậy rồi. Cũng không nên quên rằng phần lớn các sứ vụ viên Thánh hay các nhân viên Thánh chức (sacred ministers) qua suốt dòng thế kỷ, đều xuất thân từ trong số các cậu bé nay là những chú giúp lễ như thế này (xem thêm Đoạn 47 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

12. Tôi biết được rằng theo giáo luật chỉ có nam giới mới có thể được huấn luyện hay đào tạo để trở thành những người trợ giúp trong Thánh Lễ hay Phụ Tế (acolytes) mà thôi (theo CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html) Đoạn 230 Mục 1), thế nhưng những cô gái và các bà lại trở thành những người giúp Lễ mà không hề được đào tạo như là những Phụ Tế, nghĩa là sao vậy?

Thưa, các cô gái hay các bà cũng có thể được cho phép để phục vụ nơi bàn thành, theo sự cho phép của vị Giám Mục địa phận mà thôi (chứ không phải quyền hay sự cho phép của riêng Ông Cha Sở hay Ông Cha Phó) trong việc tôn trọng và gìn giữ đến các chuẩn tắc được thiết lập và hiện có trong Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 47 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

E. Việc Cử Hành Thánh Lễ Theo Cách Đúng Đắn Nhất:

E1. Vấn Đề Có Liên Quan Đến Phép Thánh Thể:

13. Giáo xứ của tôi thỉnh thoảng dùng đến bánh mì trong Thánh Lễ vốn có tố chất hay kết cấu lạ kỳ. Thế loại bánh nào mới được cho phép sử dụng trong Thánh Lễ?

Thưa, loại bánh được sử dụng trong việc cử hành Hy Tế Thánh Thể Cực Thánh phải là bánh không men, thuần tuý là bột mì (wheat), và vừa mới làm ra để tránh tình trạng bánh bị phân hủy hay mục rữa (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

14. Thế nếu các thành phần khác được dùng đến thì sao? Hay nếu chỉ có một phần nhỏ các thành phần khác được thêm vào mà thôi, để cho chất liệu vẫn có thể được xem là bánh theo ý kiến của đại đa số người?

Thưa, bánh được làm từ các chất liệu khác, thậm chí nếu chất liệu đó là hạt gạo hay ngũ cốc (grain), hoặc nếu nó được trộn lẫn với một chất liệu hoàn toàn khác hẳn so với cây lúa mì tới một mức độ nào đó, vốn không thể nào cho đó là bánh mì làm từ hạt lúa mì, thì loại bánh đó không chứa đủ các thành chất để được pha chế trở thành Sự Hy Tế và Bí Tích Thánh Thể được (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

15. Thế còn các gia vị với số lượng rất nhỏ, như mật ong, chẳng hạn thì sao? Thêm vào đó, xin hỏi có phải ai nấy cũng đều có thể làm bánh Thánh (the Host) cho giáo xứ của họ đúng không?

Thưa, sẽ là một sự lạm dụng trầm trọng và trắng trợn khi thêm vào các gia vị khác như: trái cây, đường, hay mật ong, vân vân... vào trong bánh để được thánh hóa trở thành Mình Thánh Chúa. Bánh Thánh hiển nhiên phải được làm ra bởi những người không những được xem là những người thành thật nhất trong xứ đạo, mà còn có khả năng trổi vượt trong việc làm Bánh Thánh với những dụ cụ thích hợp (xem thêm Đoạn 48 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

E2. Lời Nguyện Thánh Thể:

16. Đôi lúc một Phó Tế hay vị trợ tá mục vụ hay thậm chí cả cộng đoàn được mời gọi để cùng đọc chung phần Lời Nguyện Thánh Thể (Eucharistic Prayers). Liệu điều này có được phép không?

Thưa, việc công bố hay đọc ra các Lời Nguyện Thánh Thể, chỉ dành cho vị Linh Mục mà thôi. Do đó, sẽ là một sự lạm dụng trắng trợn khi bất kỳ ai khác, ngoài vị Linh Mục chủ tế, như giáo dân, cộng đoàn, hay Phó Tế được đọc một phần nào đó của các Lời Nguyện Thánh Thể này. Lời Nguyện Thánh Thể chỉ được vị Linh Mục đọc hết một mình mà thôi (xem thêm Đoạn 52 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

17. Tại giáo xứ của tôi, thỉnh thoảng ca đoàn vẫn chơi đàn organ và hát với gịong nhẹ nhẹ trong lúc đang diễn ra các Lời Nguyện Thánh Thể. Vị giám đốc đặc trách về Phụng Vụ của giáo xứ nói rằng sở dĩ có điều này là để cho mọi người có thể dự phần tích cực hơn, để tránh tình trạng họ trở thành những người thụ động. Điều này có đúng không?

Thưa, trong khi vị Linh Mục chủ tế đang đọc các Lời Nguyện Thánh Thể, "sẽ không có bất kỳ sự ca hát, cầu nguyện, hay gảy đàn nào, mà tất cả phải im lặng hết hoàn toàn," trừ phi đến phần mọi người tuyên xưng theo đúng trình tự của Thánh Lễ mà thôi (xem thêm Đoạn 53 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 32 có trong GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml)).

18. Cha Sở của tôi, ngay lúc thánh hóa, đã bẻ Bánh và đọc rằng "Vào đêm bị đem nộp, Chúa Giêsu cầm lấy Bánh và bẻ ra" (On the night He was betrayed, Jesus took Bread and broke it). Thì liệu ngài có được phép làm như vậy không?

Thưa, tại một số nơi, vẫn tồn tại sự lạm dụng theo kiểu này, nghĩa là vị Linh Mục chủ tế bẻ bánh cùng lúc mà việc thánh hiến trong Thánh Lễ được diễn ra. Đây là một sự lạm dụng, hoàn toàn trái ngược với truyền thống của Giáo Hội. Hành động này chính là tội lỗi, là sự trụy lạc (reprobated) và phải được sửa chữa gấp ngay (xem thêm Đoạn 55 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

E3. Những Phần Khác Của Thánh Lễ:

19. Tôi biết rằng các Linh Mục được phép để áp dụng một số lời giải thích vốn xảy ra trong Thánh Lễ (theo như Đoạn 31 có trong GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml)), thế nhưng vị Linh Mục nơi giáo xứ của tôi tự động thay đổi trình tự của các từ ngữ có trong một đoạn văn bản cố định để "giữ cho mọi người chú ý" theo như lời giải thích của Vị ấy. Thì xin hỏi vị Linh Mục có được phép làm như vậy không?

Thưa, cách thực hành trụy lạc, tội lỗi chính là cách mà các vị Linh Mục, các vị Phó Tế hay giáo dân tại nơi này nơi nọ, tự động ngang nhiên thay đổi, cắt xén, thêm bớt có chủ ý, những đoạn văn bản được trình bày cố định hiện có trong Phụng Vụ Thánh. Hành động này chính là sự xúc phạm trầm trọng đến Phụng Vụ Thánh, và phải cần được chấm dứt ngay. Hành động này cũng được xem như là cách làm méo mó và gây ra tính bất ổn, đối với ý nghĩa đích thực của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 59 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

20. Tại một tu viện nhỏ ở địa phương, thỉnh thoảng họ có một trong các Nữ Tu lên đọc sách Phúc Âm. Thế điều này có đúng không?

Thưa, trong phạm vi của việc cử hành Phụng Vụ Thánh, việc đọc sách Phúc Âm phải được dành cho một vị Tư Tế hay nói cách khác một vị được Giáo Hội phong chức để trở thành Linh Mục, theo đúng như truyền thống vốn có từ ngàn đời của Giáo Hội. Do đó, người giáo dân, lẫn các nam/nữ tu sĩ - không được phép để đọc bài Phúc Âm trong khi việc cử hành Thánh Lễ được diễn ra, lẫn trong bất kỳ trường hợp nào khác mà các chuẩn tắc dứt khoát không cho phép về chuyện này (xem thêm Đoạn 63 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

[Lưu Ý: Người viết cũng sẽ giới thiệu trong phạm vi của một bài viết khác về sự lạm dụng của Phụng Vụ Thánh hiện có nơi các Dòng Tu - NV.]

21. Ai được cho phép để giảng trong Thánh Lễ?

Thưa, bài giảng, vốn được đưa ra trong phạm vi của việc cử hành Thánh Lễ, và tự bài giảng cũng chính là một phần của Phụng Vụ Thánh, do đó "chỉ có vị Linh Mục chủ tế mới được đưa ra bài giảng" cho cộng đoàn mà thôi. Vị Chủ Tế đó thỉnh thoảng nhường cho vị Linh Mục cùng đồng tế với ngài để đưa ra bài giảng, hay trong một số trường hợp giới hạn nào đó, có thể để cho vị Phó Tế đưa ra bài giảng cho cả cộng đoàn tín hữu, chứ không hề nhường sứ vụ này cho bất kỳ người giáo dân nào, kể cả các nam/nữ tu sĩ.

Trong một số trường hợp cụ thể và vì lý do chính đáng, bài giảng có thể được đưa ra bởi vị Giám Mục hay vị Linh Mục cùng hiện diện trong lúc cử hành Thánh Lễ, nhưng không thể cùng đồng tế với vị Linh Mục chủ tế được (xem thêm Đoạn 64 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 66 có trong GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml)).

22. Tại giáo xứ của tôi, Cha Sở đã cho phép một Chủng Sinh - người đang ở vào năm "Mục Vụ" (Pastoral Year), thỉnh thoảng đưa ra bài giảng trong Thánh Lễ cho giáo dân, để giúp cho vị Chủng Sinh này "thực tập điều mà Chủng Sinh này sẽ giảng sau khi trở thành Linh Mục." Liệu điều này có được cho phép không?

Thưa, điều này hoàn toàn sai trái với luật lệ của Phụng Vụ Thánh. Luật lệ của Phụng Vụ Thánh cấm tất cả mọi thành phần giáo dân không được phép giảng trong Thánh Lễ, và dĩ nhiên cũng áp dụng luôn cho cả các Chủng Sinh, các Sinh Viên hiện đang theo học các môn Thần Học, và những ai khoác áo đi tu, vốn chưa trở thành Thầy Sáu, cũng như với bất kỳ các nhóm giáo dân, các nhóm cộng đoàn nào đi chăng nữa (xem thêm Đoạn 66 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

23. Thỉnh thoảng trong giáo xứ của tôi có một người giáo dân lên "nói chuyện về đức tin" (give a faith talk) sau và trong lúc diễn ra bài giảng của vị Linh Mục chủ tế. Thì liệu điều này có được cho phép không?

Thưa, nếu có nhu cầu gia tăng cho các cộng đoàn tín hữu đang tham dự, nên nghe được những lời chứng thực hay lời khuyên nào từ một người giáo dân trong Giáo Hội có liên quan đến đời sống Kitô Giáo, thì điều này có thể được cho phép nếu như chuyện này được thực hiện bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ, tức sau khi Kết Lễ rồi, muốn làm gì thì làm.

Sẽ là một Tội Trọng nếu cho phép kiểu chia sẽ hay lời chứng thực này được diễn ra trong hay sau phạm vi của một bài giảng do chính vị Linh Mục chủ tế đưa ra. Thế nhưng, điều này chỉ có thể được cho phép sau khi kết thúc việc cho Rước Lễ mà thôi, và việc này phải cần tránh để có thể trở thành một thói quen không hay.

Hơn nữa, những kiểu chứng thực hay chia sẽ này không nên đi ngược hẳn với nội dung của bài giảng, gây ra sự hiểu lầm hay rối bời, hoặc dùng nó để thay thế cho bài giảng (xem thêm Đoạn 74 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

24. Một người giáo dân có thể nào giảng trong Nhà Thờ được không, thậm chí nếu đó không phải là một bài giảng?

Thưa, bài giảng, theo đúng bản chất và tầm quan trọng của nó, chỉ được dành riêng cho vị Linh Mục hay Phó Tế trong Thánh Lễ mà thôi. Còn liên quan đến những dạng khác của việc giảng thuyết, nếu cần thiết và do nhu cầu đòi hỏi trong một vài hoàn cảnh cụ thể nào đó, hay nếu sự giảng thuyết đó là hữu dụng trong những trường hợp đặc biệt, thì các thành viên trong cộng đoàn dân Chúa có thể được cho phép giảng thuyết trong Nhà Thờ hay trong một Nhà Nguyện (Oratory) bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ, phù hợp với các chuẩn tắc của luật lệ có liên quan đến Phụng Vụ Thánh.

Điều này chỉ có thể trở thành hiện thực trong trường hợp thiếu vắng hay khan khiếm Linh Mục tại một số nơi hẻo lánh hay xa xôi nào đó mà thôi, để đáp ứng nhu cầu lúc đó, chứ không phải là cớ để trở thành một thói quen, hay được hiểu như là một dạng thăng tiến đích thực của giáo dân. Điều này chỉ có thể nếu như người giáo dân đó, chính thức nhận được sự cho phép của vị Giám Mục bản quyền thuộc địa phương mà thôi, và ngay cả các vị Linh Mục hay Phó Tế cũng không có quyền để cho phép điều này xảy ra (xem thêm Đoạn 161 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

25. Giáo Hội muốn gì nơi bài giảng? Tức bài giảng phải được cấu trúc như thế nào, vì trong giáo xứ của tôi, Ông Cha với giọng nói đều đều cứ thế mà nói đi, nói lại, do đó khiến người nghe rất khó mà biết được là liệu nội dung của bài giảng có gắn liền với nội dung của các bài đọc hay không. Thường thì có vẻ Vị ấy dành ra những lời ngợi khen hay tâng bốc nào đó cho một nhóm người nào đó, hay nói về tính đạo đức hết sức nhàm chán, hay sự hổ trợ của Vị ấy cho một đảng phái chánh trị nào đó?

Thưa, bài giảng cần phải được soạn ra hay chuẩn bị trước một cách rất kỹ càng và mạch lạc, không thể nào tự động giảng ngang được mà không được dựa vào các mầu nhiệm của việc cứu rỗi, của việc giải nghĩa về các mầu nhiệm của đức tin, và về các chuẩn tắc của đời sống Kitô Giáo từ trong các bài đọc Sách Thánh và các bản văn Phụng Vụ, cho đến cả năm Phụng Vụ.

Tất cả những lời giảng trong bài giảng phải được quy chiếu hết về cho chính Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Rỗi của cả nhân loại và Đấng là Chủ Vũ Trụ của cả Trời lẫn Đất. Bài giảng cần phải được đưa ra để làm sáng danh Chúa Kitô qua các sự kiện xảy ra của các bài đọc. Chứ bài giảng chỉ toàn là những lời lên án, hay tâng bốc một phe phái nào đó, hay ca ngợi hoặc tâng bốc chính bản thân mình, hay chỉ toàn là những gì hết sức trần tục, thì đó chính là sự xúc phạm trầm trọng đến tính thánh thiêng của bài giảng và của Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 67 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

26. Tất cả những vị Linh Mục trong giáo phận của tôi có vẻ đều là những vị giảng rất dở (lousy preachers), chắc có lẽ là vì nền học vấn hay sự đào tạo mà các Vị ấy nhận được khi còn trong chủng viện. Thế có thể làm được điều gì ngoài việc mong đợi một thế hệ các Linh Mục mới?

Thưa, vị Giám Mục địa phận phải tích cực nhạy bén và giám sát việc giảng thuyết và nội dung của bài giảng trong Thánh Lễ, cũng như việc ban hành ra các chuẩn tắc, đưa ra những lời chỉ dẫn rõ ràng, và các công cụ phụ khác cho chính các vị Thánh Chức này, và cổ võ ra những cuộc gặp gỡ và tạo nhiều cơ hội để các Vị này có được dịp cùng học hỏi thêm cách giảng, nghệ thuật giảng thuyết, và bản chất của bài giảng để cho chính xác hơn, cũng như giúp các vị Linh Mục biết chuẩn bị kỹ càng hơn về từng bài giảng một có trong Thánh Lễ (xem thêm Đoạn 68 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

27. Sau khi việc bỏ coi (collection) được hoàn tất, những ông trùm bỏ tất cả những gì thâu được trong một cái giỏ và đặt nó trên bàn thờ. Đôi lúc, họ cũng đặt cả những thứ hay hộp thực phẩm thâu nhận được cho người nghèo trên hay dưới bàn thờ. Liệu họ có được phép làm như vậy không?

Thưa, để gìn giữ vẽ trang nghiêm và tính đích thực của Phụng Vụ Thánh, trong bất kỳ trường hợp nào đi chăng nữa, việc dâng cúng phải được nghiêm trang đưa lên bàn thờ qua cử điệu tôn kính, chứ không phải ngang nhiên chạy lên để trên bàn thờ.

Tiền và các đóng góp khác dành cho người nghèo, phải được đặt tại một nơi thích hợp nào đó, chứ không phải ngay trên bàn thờ để cử hành Phụng Vụ Thánh Thể.

Ngoại trừ tiền, còn các thứ dâng cúng nào khác, nên được thực hiện bên ngoài phạm vi của Thánh Lễ mà thôi, chứ không được diễn ra trong lúc cử hành Thánh Lễ (xem thêm Đoạn 70 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

28. Mọi người thường hay băng xuyên qua các lối đi và hàng ghế của họ để chúc bình an cho nhau, còn những ông từ (hay những người chỉ chổ ngồi trong Nhà Thờ mà tiếng Anh gọi là ushers) thì lại đi lên và đi xuống các lối đi để giơ tay chúc bình an cho những người ngồi dọc theo các hàng ghế, và vị Linh Mục cũng thế, cũng đi hết khắp cả mọi nơi để chúc bình an cho giáo dân. Thế điều này có được cho phép không?

Thưa, vấn đề bắt tay để chúc bình an cho nhau, suy cho cùng, đã là một sự lạm dụng trong Phụng Vụ rồi, vì Thánh Lễ không phải là nơi tiêu khiển, để bắt tay và giới thiệu nhau. Do đó, nếu việc bắt tay chúc bình an cho nhau diễn ra thì nó chỉ dành cho những ai đứng kế cạnh nhau mà thôi trong một cung cách nghiêm túc, chứ không có việc phải rời chổ ngồi của mình, để chúc bình an cho những người ở vào các dãy ghế khác, hay bạn bè gì gì đó của mình ngồi tại những hàng ghế đó.

Và dĩ nhiên, sẽ trái với Phụng Vụ Thánh nếu như vị Linh Mục tự động rời khỏi cung Thánh, để chúc bình an cho giáo dân (xem thêm Đoạn 72 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); Đoạn 82 có trong GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml); và Đoạn 154 có trong Institutio Generalis Missalis Romani (http://www.vietcatholic.org/News/Html/www.ewtn.com/library/CURIA/cdwlgrm.htm)).

Riêng tại Hoa Kỳ, chỉ trong một số trường hợp đặc biệt cụ thể nào đó, như "trong lễ tang, lễ cưới, hay khi có sự hiện diện của vị lãnh đạo dân sự, thì vị Linh Mục chủ tế có thể đưa dấu hiệu chúc bình an cho một vài người này khi họ đến gần cung Thánh mà thôi" (xem thêm Đoạn 154 có trong GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml)).

E4. Chèn Các Nghi Thức Khác Vào Trong Thánh Lễ:

29. Giáo xứ của tôi có các "nghi thức sám hối" nghĩa là tín hữu đến xưng tội trong khi Thánh Lễ đang diễn ra. Thế điều này có được phép không?

Thưa, theo truyền thống cổ xưa của Giáo Hội La Mã, không được phép chèn bí tích hòa giải vào trong phạm vi của Thánh Lễ để biến thành một sự cử hành chung và duy nhất về Phụng Vụ được (xem thêm Đoạn 76 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

30. Có phải điều đó có nghĩa là việc xưng tội không thể nào được thực hiện trong Thánh Lễ đúng không? Thỉnh thoảng tôi muốn đi xưng tội, nhưng không thể nào đến trước khi Thánh Lễ được diễn ra cả. Tôi muốn đến xưng tội với vị Linh Mục trong giáo xứ vốn không có cử hành Thánh Lễ ngày hôm đó, và được bảo rằng: không được làm chuyện đó vì gây ra sự chia trí của cộng đoàn đang tham dự Thánh Lễ, hay chuyển sự chú ý của Thánh Lễ vào việc xưng tội.

Thưa, điều đó không được kể đến, trường hợp có những Linh Mục - vốn không có cử hành Thánh Lễ hay không có đồng tế trong Thánh Lễ, có thể ngồi tòa giải tội, để giải tội cho những tín hữu nào muốn đến xưng tội, trong cùng một nơi mà Thánh Lễ đang được cử hành, để đáp ứng tất cả mọi nhu cầu đức tin của người tín hữu. Tuy nhiên việc này chỉ nên làm trong hình thức đúng đắn mà thôi (xem thêm Đoạn 76 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

31. Giáo xứ của tôi đã giới thiệu ra một số lời cầu nguyện mà vị giám đốc về Phụng Vụ nói rằng: những lời nguyện cầu đó được dựa trên "tâm linh của những người Mỹ gốc" (Native American spirituality). Điều này có được cho phép không?

Thưa, việc đó sẽ hoàn toàn được xem như là một sự lạm dụng trắng trợn, coi thường đến Phụng Vụ Thánh, khi giới thiệu vào việc cử hành Thánh Lễ những yếu tố nào đó vốn trái ngược hẳn với những gì đã được quy định rất rõ ràng trong các Sách Phụng Vụ, hay lấy từ các nghi thức của các tôn giáo khác (xem thêm Đoạn 79 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

F. Việc Rước Lễ:

32. Đôi lúc có những người mà tôi biết được họ không phải là Công Giáo đã lên Rước Lễ. Cha sở của tôi cũng thừa biết họ không phải là Công Giáo, thế nhưng lại trả lời rằng: "không phải là công việc của ngài khi kiểm tra Thẻ Nhân Dạng (I.D.) của họ" trước khi cho Rước Lễ. Thì liệu Giáo Hội nói gì về điều này?

Thưa, khi Thánh Lễ được cử hành cho một đám đông, chẳng hạn tại các thành phố lớn - thì phải chú ý rõ ràng về ai không phải là những người Kitô Giáo, và ai không phải là những người Công Giáo khi họ tiến lên để Rước Lễ, mà không hề ngó ngàng hay chú ý gì cả đến những giảng dạy của Giáo Hội trong những vấn đề có liên quan đến tính học thuyết và kỷ luật.

Trách nhiệm của các Cha Sở hay của vị Linh Mục chủ tế là phải thông báo trước cho những ai đang hiện diện trong Thánh Lễ, về tính đích thực và tính kỷ luật vốn phải được tuân thủ một cách rất chặt chẽ và nghiêm khắt, để tránh việc coi thường đến Mình Thánh Chúa, bằng cách cho những ai không phải là Công Giáo được Rước Lễ (xem thêm Đoạn 84 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

Trách nhiệm của những ông trùm hay những người chỉ chổ ngồi cho giáo dân nên được thể hiện trong việc giúp vị Linh Mục chủ tế ngăn ngừa những người không phải là Công Giáo, tiến lên hàng Rước Lễ.

Ở Hoa Kỳ, những người nào vốn không phải là Công Giáo, vẫn có thể xếp hàng theo đoàn người lên Rước Lễ - trong những trường hợp rất hạn chế và theo đúng giáo luật mà thôi - để lên nhận ơn chúc lành từ vị Linh Mục chủ tế, bằng cách để chéo hai tay trên đôi vai.

33. Những em mới Rước Lễ Lần Đầu có được phép lên Rước Lễ trước khi các em đi xưng tội lần đầu không? Trong giáo xứ của tôi, có những em chỉ biết chút ít về đức tin của các em, thế mà được Rước Lễ lần đầu, trong khi đó có những em biết về đức tin nhiều hơn lại không được cho phép Rước Lễ lần đầu chỉ vì các em chưa đến tuổi.

Thưa, việc Rước Lễ lần đầu của các trẻ em phải được bắt đầu trước bằng bí tích xưng tội và giải tội lần đầu trước đã. Hơn nữa, chỉ có vị Linh Mục mới chủ tế Thánh Lễ Rước Lễ lần đầu của các em mà thôi, và điều này phải được diễn ra trong phạm vi của việc cử hành Thánh Lễ.

"Các trẻ em nào chưa đến tuổi hiểu biết," hay vị Linh Mục giáo xứ "quyết định là các em chưa được chuẩn bị một cách kỹ càng và đầy đủ" thì các em đó không nên xếp hàng lên Rước Lễ, hay được chọn để được Rước Lễ và Xưng Tội lần đầu (xem thêm Đoạn 87 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 914 có trong CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

34. Đâu chính là điệu bộ đúng đắn và tôn kính nhất để lãnh nhận Mình Thánh Chúa, và có phải tôi nên tỏ ra một dấu hiệu tôn kính trước khi đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa không?

Thưa, "người giáo dân nên đón nhận Mình Thánh Chúa bằng cách quỳ xuống hay đứng, theo quy định hiện tại của Hội Đồng Giám Mục tại đất nước đó," chỉ với sự nhìn nhận, cho phép hay chấp thuận của Tòa Thánh mà thôi.

Tuy nhiên, "nếu người giáo dân đón nhận Mình Thánh Chúa trong tư thế đứng, thì trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, thì người đó nên cung kính cuối đầu chào, trước khi đón nhận Mình Thánh Chúa, như đã được quy định bởi các chuẩn tắc" (xem thêm Đoạn 90 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 160 có trong Institutio Generalis Missalis Romani (http://www.vietcatholic.org/News/Html/www.ewtn.com/library/CURIA/cdwlgrm.htm)).

35. Cha sở của tôi đã từ chối việc cho phép tôi đón nhận Mình Thánh Chúa bằng cách quỳ xuống. Tôi chưa bao giờ cảm thấy hết sức xấu hổ như vậy trong suốt cả cuộc đời tôi. Vậy xin hỏi hành động đó là đúng hay sai?

Thưa, hành động đó là hoàn toàn sai, và ngược lại với Phụng Vụ Thánh, vì vị Linh Mục không có quyền từ chối việc cho Rước Lễ bởi những người tín hữu nào biết tôn kính Phép Thánh Thể bằng cách quỳ xuống để đón nhận Mình Thánh Chúa vào trong cung lòng của mình (xem thêm Đoạn 91 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 843 có trong CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

36. Liệu vị Linh Mục có được phép hay bắt buộc người tín hữu phải đón nhận Mình Thánh Chúa trên hay bằng tay không?

Thưa, việc Rước Lễ bằng tay chỉ được phép diễn ra nếu như Hội Đồng Giám Mục của quốc gia đó, có trình bày điều này lên cho Tòa Thánh, và được Tòa Thánh chính thức chấp thuận hay cho phép, bằng văn bản trả lời chính thức, thì điều này mới được phép diễn ra. Vị Linh Mục không có quyền áp đặt người tín hữu phải đón nhận Mình Thánh Chúa trên hay bằng tay (xem thêm Đoạn 92 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

37. Vị Linh Mục chủ tế nên lãnh nhận Mình Thánh Chúa trước hay sau cộng đoàn tín hữu? Một vị Linh Mục trong giáo xứ của tôi cứ nhất quyết lãnh nhận Mình Thánh Chúa sau khi cả cộng đoàn đã Rước Lễ rồi để xem đó như là "một dấu chỉ của việc phục vụ đàn chiên." Thì hỏi điều này có đúng không?

Thưa, điều đó hoàn toàn không đúng và đi ngược lại với Phụng Vụ Thánh. Vị Linh Mục chủ tế cùng các vị Linh Mục cùng đồng tế khác phải lãnh nhận Phép Thánh Thể trước khi phân phát Phép Thánh Thể cho giáo dân (xem thêm Đoạn 97 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

38. Việc đón nhận cả Mình và Máu Thánh Chúa có nên tự động ban cho các tín hữu, hay là có một số trường hợp nào đó để người giáo dân chỉ có thể đón nhận Mình Thánh Chúa không thôi?

Thưa, người giáo dân không được phép đúng tới Chén Thánh (chalice) để uống vào Máu Thánh Chúa trong trường hợp có số tín hữu tham dự Thánh Lễ quá đông (xem thêm Đoạn 102 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 285 Mục a có trong GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml)).

39. Thế nếu có quá nhiều tín hữu hiện diện nếu như một Chén Thánh duy nhất được sử dụng đến thì sao?

Thưa, nếu một Chén Thánh không đủ để cho Phép Thánh Thể được phân phát dưới cả hai dạng Mình và Máu Thánh Chúa cho cả các vị Linh Mục đang cùng đồng tế và cả cộng đoàn tín hữu của Chúa Kitô thì không có lý do gì mà vị Linh Mục chủ tế lại không dùng đến các Chén Thánh khác. Vì điều mà chúng ta phải ghi nhớ rằng: tất cả các vị Linh Mục cùng đồng tế trong Thánh Lễ phải đón nhận Phép Thánh Thể dưới cả hai dạng: Mình và Máu Thánh Chúa. Việc làm này chỉ được thực hiện bởi vị Linh Mục mà thôi, chứ không phải giáo dân trong tư cách là thừa tác viên Thánh Thể.

Việc đổ Máu của Chúa Kitô sau khi đã thánh hóa từ Ly Thánh này sang Ly Thánh khác là điều cần phải được tránh hoàn toàn, vì sợ rằng sẽ tổn thương đến Mầu Nhiệm Thánh nếu như còn sót lại một vài giọt Máu nào nhỏ nhất đi chăng nữa. Cũng không được phép dùng các bình, lọ hay hũ, các tô, hay các chậu nào đó để chứa Máu Thánh Chúa, vì điều này hoàn toàn trái ngược với các chuẩn tắc đã được quy định rất rõ trong các Sách Phụng Vụ Thánh (xem thêm Đoạn 105 và 106 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

40. Tôi đã đọc các báo cáo cho biết rằng có người đã đổ Máu Thánh Chúa vào trong bể nước Thánh (sacrarium) sau Thánh Lễ hơn là uống hết các phần Máu Thánh còn lại đó. Thế Giáo Hội có sự trừng phạt nào cho những người làm điều này?

Thưa, theo đúng với những gì đã được trình bày rất rõ trong Bộ Giáo Luật, "những ai đổ bất kỳ các chất liệu đã được Thánh Hóa rồi, hay lấy đi hoặc giữ nó vì một mục đích phạm thượng, coi thường thần thánh, thì tự động phạm vào tội bị vạ tuyệt thông khỏi Giáo Hội ngay lập tức, bởi chính Tòa Thánh; còn nếu đó là một vị Linh Mục, thì ngoài việc bị vạ tuyệt thông, vị ấy còn bị mất cả luôn chức thánh nữa" (xem thêm Đoạn 107 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 1367 có trong CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

T.B. Bài viết tuần tới sẽ có nhan đề "Những câu Hỏi và Trả Lời về những Lạm Dụng hiện có trong Phụng Vụ (Phần Cuối)," kính mời Quý Vị nhớ dõi theo!

Anthony Lê

emmanuel_2512
25-08-2008, 11:08 PM
cảm ơn chị Lit, hay wa', pót típ đi.....

Sang vip boy
26-08-2008, 09:41 AM
mà chị lít lấy đâu tư liệu này zdậy

littlewave
26-08-2008, 10:06 PM
mà chị lít lấy đâu tư liệu này zdậy

từ VietCatholic đó Sang vip boy à!

littlewave
27-08-2008, 09:39 PM
Những câu Hỏi và Trả Lời về những Lạm Dụng hiện có trong Phụng Vụ (Phần Cuối)

G. Việc Gìn Giữ Phép Thánh Thể:




http://www.vietcatholic.org/pics/StJosephAltar.JPG


41. Nhà Tạm nên được đặt ở đâu?

Thưa, Nhà Tạm nên được đặt ngay bên trong Nhà Thờ, tại một chổ xứng đáng, cao cả, dễ nhìn thấy được bởi tất cả những người tín hữu, và rất thích hợp cho việc cầu nguyện (xem thêm Đoạn 130 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 314 có trong GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml)).

Nhà Tạm không nên được đặt tại một nơi hoàn toàn cách xa Nhà Thờ, hay tại một địa điểm khác trong khuôn viên của giáo xứ (xem thêm Đoạn 315 có trong GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml)).

42. Một người đem Mình Thánh Chúa đến cho người bệnh, thì người ấy nên đi thẳng tới nhà của người bệnh ngay sau khi người ấy nhận lấy Mình Thánh Chúa từ tay của vị Chủ Tế, hay là người ấy có thể làm những chuyện khác trước đã, rồi hẳn tới nhà của bệnh nhân sau đó?

Thưa, chỉ có vị Linh Mục, Phó Tế hay vị thừa tác viên Thánh Thể mới có thể đem Mình Thánh Chúa đến cho người bệnh. Thừa tác viên Thánh Thể chỉ có thể đem Mình Thánh Chúa đến cho người bệnh trong trường hợp vị Linh Mục hay Phó Tế vắng mặt và không thể làm được chuyện đó mà thôi, và sau khi lấy Mình Thánh Chúa, thừa tác viên Thánh Thể phải trực tiếp đến thẳng nhà bệnh nhân ngay, chứ không được đi lang thang đây đó để làm những chuyện riêng tư khác, rồi mới đến nhà của bệnh nhân sau, vì rằng người đó đang cầm trong tay chính Mình Thánh của Chúa, và hành động "cà kê dê ngỗng" đó chỉ làm tổn thương đến Mình Thánh Chúa và coi thường đến Mình Thánh Chúa mà thôi, và hành động này được xem như là Tội Trọng (xem thêm Đoạn 133 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

43. Vị Giám Mục địa phận nên làm gì đối với việc tôn kính Phép Thánh Thể?

Thưa, vị Giám Mục địa phận nên tích cực cổ võ việc chầu Thánh Thể, cho dẫu trong khoảng thời gian ngắn hay lâu dài liên tục nào đó, cùng với sự tham dự của giáo dân. Trong những năm gần đây, tại rất nhiều nơi "việc Chầu Thánh Thể chính là lối thực hành rất quan trọng mỗi ngày, và từ đó trở thành một nguồn của ơn nên thánh rất phong phú và dồi dào," mặc dầu cũng có rất nhiều chổ mà vị Giám Mục địa phận đã tỏ ra "quá thờ ơ và nguội lạnh trước việc cổ võ về chầu Thánh Thể 24 tiếng trong 1 ngày và 7 ngày trong 1 tuần," sự lãnh đạm và thờ ơ này cần phải tránh càng sớm chừng nào càng tốt chừng nấy (xem thêm Đoạn 136 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 10 có trong Ecclesia de Eucharista (http://www.vatican.va/holy_father/special_features/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_20030417_ecclesia_eucharistia_en.html)).

Tại Hoa Kỳ, hầu như tại Giáo Phận hay Tổng Giáo Phận nào cũng đều có ít nhất trên 4 hay 5 giáo xứ có Chầu Thánh Thể 24 tiếng đồng hồ / ngày và 7 ngày trong tuần.

Riêng tại Việt Nam, đặc biệt là ở Sài Gòn, Giáo Xứ Tân Định ở Quận I là có Chầu Thánh Thể liên tục như tại Hoa Kỳ và đã có rất nhiều ơn ích thánh thiện được ban xuống cho Giáo Xứ này - một Giáo Xứ đầu tiên trong cả Giáo Hội Việt Nam có Chầu Thánh Thể 24 tiếng trong ngày và 7 ngày trong tuần.

44. Có được phép Lần Chuổi Mân Côi trước Phép Thánh Thể không? Cha sở của tôi nói rằng không nên làm chuyện đó vì sẽ chia trí và làm ảnh hưởng đến việc tôn thờ Chúa Giêsu.

Thưa, trước Phép Thánh Thể, việc lần hạt Mân Côi, là điều rất đáng được ngợi khen "vì sự đơn giản và tính tôn kính cao độ," của Kinh Mân Côi dành cho Thiên Chúa đang ngự trong Phép Thánh Thể, và đó không phải là chuyện bị cấm cả. Kinh Mân Côi chính là sự suy niệm về các mầu nhiệm có liên quan đến cuộc đời của Chúa Kitô - Đấng Cứu Thế và là Đấng Chủ Thể của cả trời lẫn đất, Đấng thực hiện công cuộc cứu chuộc của Chúa Cha (xem thêm Đoạn 137 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 2 có trong Rosarium Virginis Mariae (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_20021016_rosarium-virginis-mariae_en.html)).

45. Việc Chầu Thánh Thể liên tục có nên được thực hiện ở khắp mọi nơi không?

Thưa, ít ra tại các thành phố và thị trấn lớn, vị Giám Mục địa phân nên dành ra một nơi trong giáo phận có việc chầu Thánh Thể liên tục. Thánh Lễ nên được cử hành thường xuyên, thậm chí là mỗi ngày, và Mình Thánh được đặt trong Nhà Tạm để mọi người Chầu Thánh Thể, phải được thánh hóa rồi ngay trong Thánh Lễ, để tất cả mọi người đến chầu Phép Thánh Thể (xem thêm Đoạn 140 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

H. Trách Nhiệm Đặc Biệt Của Người Giáo Dân:

46. Với tình trạng thiếu vắng Linh Mục như hiện nay tại một số quốc gia, thì liệu có nên thay thế giáo dân vào trong những trường hợp đặc biệt đó không?

Thưa, không có người giáo dân nào, kể cả các nam/nữ tu sĩ có thể thay thế chức vụ Tư Tế Linh Mục được. Nếu cộng đoàn đó thiếu vắng Linh Mục, thì giáo dân không thể nào tự động thực hiện vai trò của vị Linh Mục được (xem thêm Đoạn 146 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 900 Mục 1 có trong CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

47. Các thừa tác viên Thánh Thể có phải được gọi là "Ministers of the Eucharist" hay "Eucharistic Ministers" không?

Thưa, không.

Người giáo dân nào thực hiện việc phân phát Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn - sau khi đã được vị Linh Mục đào tạo và giáo huấn rất kỹ càng - được gọi là thừa tác viên Thánh Thể, hay tiếng Anh gọi là "extraordinary minister of the Holy Communion," chứ không phải là "special minister of Holy Communion," hay "extraordinary minister of the Eucharist."

Còn "Ministers of the Eucharist" hay "Eucharistic Ministers" (tức Thánh Chức Thánh Thể) chỉ được dùng cho các vị Linh Mục mà thôi - những vị "thực hiện việc Hy Tế của Phép Thánh Thể nhân danh Chúa Kitô, Vị Tư Tế Đích Thực và Duy Nhất của cả Giáo Hội" (xem thêm Đoạn 154 và 156 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 900 Mục 1 có trong CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

Suy cho cùng, cụm từ "Eucharistic Minister" chính là một cách định nghĩa không chính xác được dùng trong Giáo Hội, nhất là khi việc dùng đến những người giáo dân trong vai trò là các thừa tác viên Thánh Thể một cách lạm dụng và sai trái (xem thêm Mục Số 10 có trong Inaestimabile Donum (http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM)).

48. Thế người giáo dân nào có thể trở thành thừa tác viên Thánh Thể? Có đúng là phải có một nghi lễ đặc biệt trong Phụng Vụ để công nhận những người giáo dân vào chức vị thừa tác viên Thánh Thể không?

Thưa, nói đúng ra, người giáo dân đó phải có sự cho phép của vị Giám Mục địa phận, rồi mới được phép trở thành thừa tác viên Thánh Thể. Và dĩ nhiên, người giáo dân đó phải có đời sống đạo và đức hạnh trỗi vượt mới xứng đáng trở thành thừa tác viên Thánh Thể. Việc bổ nhiệm hay chỉ định này của vị Giám Mục địa phận không cần phải được thực hiện dưới dạng của Phụng Vụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, thì vị Linh Mục được phép để chỉ định ra ai xứng đáng trở thành thừa tác viên Thánh Thể (xem thêm Đoạn 155 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

49. Thế các thừa tác viên Thánh Thể này được sử dụng đến khi nào? Tôi thấy thậm chí trong Thánh Lễ, có những vị Linh Mục cùng đồng tế, hay các vị Linh Mục Phó Xứ lại không ra cho giáo dân Rước Lễ mà để cho các thừa tác viên Thánh Thể này phân phát Mình Thánh Chúa, như vậy có đúng không?

Thưa, thừa tác viên Thánh Thể chỉ được dùng đến khi thiếu vắng các Linh Mục hay các Phó Tế để cho giáo dân Rước Lễ mà thôi.

Còn nếu các Linh Mục cùng đồng tế, hay các vị Linh Mục Phó Xứ có hiện diện, nhưng vì tuổi cao sức yếu hay tật bệnh, thì khi đó mới dùng đến thừa tác viên Thánh Thể. Còn ngược lại, thì không cần dùng đến các thừa tác viên Thánh Thể.

Còn những vị Linh Mục đồng tế, và các vị Linh Mục Phó Xứ có đó mà không đứng lên hay ra để cho giáo dân Rước Lễ, thì đó chính là hình thức phạm tội, vì chây lười, và coi thường Mình Thánh Chúa (xem thêm Đoạn 157-158 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

50. Việc dùng đến các giáo dân trong vai trò là thừa tác viên Thánh Thể hiện đang phổ biến rất rộng trong Giáo Phận của tôi. Điều này có đúng không?

Thưa, hãy để cho chính các vị Giám Mục địa phận tự xem xét lại cách thực hành cẩu thả này, nhất là trong những năm gần đây, vì đây chính là một sự lạm dụng đang có tính lan tràn mạnh, thêm vào đó, theo sự chú ý và dõi theo của riêng người viết khi đi tham dự Thánh Lễ, người viết nhận thấy có không ít những vị thừa tác viên Thánh Thể này có đời sống đạo hạnh bất chính, tham dự Thánh Lễ trễ, hay nói chuyện trong Thánh Lễ, vân vân.. .thế mà vẫn dám tiến lên bàn thờ để thi hành nhiệm vụ thừa tác viên Thánh Thể của họ.

Vị Giám Mục địa phận trong trường hợp này phải đưa ra những chuẩn tắc đặc biệt để quy định xem trong cung cách nào mà chức năng thừa tác viên Thánh Thể được thi hành theo đúng với luật lệ và truyền thống lâu đời của Giáo Hội, vì việc cho giáo dân Rước Lễ là nhiệm vụ của các Linh Mục và Phó Tế mà thôi (xem thêm Đoạn 160 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)) chứ không phải của các thừa tác viên Thánh Thể.

51. Tôi thường thấy có một số thừa tác viên Thánh Thể tự động cho phép mình Rước Lễ. Điều này có đúng không?

Thưa, điều này hoàn toàn sai trái.

Bất kỳ người giáo dân nào, trong bất kỳ vai trò nào, kể cả là nữ tu hay nam tu sĩ hay là thừa tác viên Thánh Thể, cũng đều không có quyền để tự cho phép mình Rước Lễ, hay tự động ngang nhiên tiến lên Bàn Thánh, lấy Mình và Máu Thánh Chúa ngay từ Chén Thánh, và Chén Rượu Thánh. Hành động này chính là sự xúc phạm trắng trợn đến Phép Thánh Thể, và người giáo dân nào làm việc này đều phạm Tội Trọng.

Chỉ có vị Linnh Mục chủ tế cùng các vị Linh Mục đồng tế mới có quyền làm điều này, và tất cả mọi người giáo dân đều phải đón nhận Mình và Máu Thánh Chúa từ chính vị Linh Mục chủ tế đó (xem thêm Mục Số 9 có trong Inaestimabile Donum (http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM)).

52. Nếu vị Linh Mục vắng mặt, thì tại giáo xứ của tôi thỉnh thoảng có một việc phụng tự khác thay thế vào những ngày Chủ Nhật do chính các vì trợ tá về mục vụ của Linh Mục đó trực tiếp hướng dẫn và chủ trì. Điều này có được phép không?

Thưa, điều cần thiết là nên tránh bất kỳ sự mơ hồ nào giữa kiểu quy tụ này và việc cử hành Phép Thánh Thể. Các vị Giám Mục địa phận phải hết sức cẩn thận để suy xét xem là có nên để cho Mình Thánh Chúa được phân phát trong những kiểu quy tụ như thế này không.

Việc quy tụ này không nên do một người giáo dân nào đó chủ trì và tự trực tiếp hướng dẫn, mà phải đợi cho đến khi có vị Linh Mục hay vị Phó Tế (xem thêm Đoạn 165 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

53. Giáo xứ của tôi có phân phát Mình Thánh Chúa (communion services) vào những ngày thường nếu như vị Linh Mục đi vắng. Điều này có được phép không?

Thưa, đặc biệt nếu Mình Thánh Chúa được phân phát trong những dịp quy tụ như thế này, thì chỉ có vị Giám Mục giáo phận mới có đủ quyền hành để quyết định về chuyện này, và vị Giám Mục đó không nên cho phép việc này được xảy ra một cách quá dễ dàng như vậy, đặc biệt là vào Chủ Nhật trước đó đã có Thánh Lễ rồi. Các vị Linh Mục do đó được khẩn thiết yêu cầu là phải bằng mọi cách cử hành Thánh Lễ mỗi ngày cho giáo dân tại một trong những Nhà Thờ nào đó mà vị ấy có trách nhiệm coi sóc đàn chiên (xem thêm Đoạn 166 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

54. Giáo xứ của tôi có một vị là cựu Linh Mục, người thỉnh thoảng đóng nhiều vai trò khác nhau trong Thánh Lễ, chẳng hạn như đọc các Bài Đọc. Một số người phân vân tự hỏi là liệu Ông này có thể cử hành Thánh Lễ hay lắng nghe giải tội không nếu như vị Linh Mục chính thức của giáo xứ vắng mặt. Thì Giáo Hội nói gì về điều này?

Thưa, "một vị vốn đã mất đi chức thánh theo đúng luật lệ của Giáo Hội thì hoàn toàn bị cấm khỏi việc thực thi quyền hạn Linh Mục của mình." Do đó, ông ta không được phép hành động như là một vị Linh Mục (Điều 1335 trong CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

Những người thuộc vào loại này không được phép giảng hay thực hiện việc cử hành Hy Tế Thánh cả (xem thêm Đoạn 168 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 292 có trong CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp, nghĩa là một giáo dân trong cộng đoàn tự dưng lâm vào cảnh hấp hối, sắp qua đời, thì một vị cựu Linh Mục có thể cử hành các phép Bí Tích cho người sắp hấp hối đó. Và mặc dầu, Ông này không có đủ thẩm quyền để lắng nghe giải tội, nhưng Ông ta vẫn có thể tha thứ bất kỳ tội lỗi nào mà người sắp hấp hối đó phạm phải, thậm chí ngay cả khi có sự hiện diện của vị Linh Mục chính thức nữa (xem thêm Đoạn 976 có trong CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

I. Các Vấn Đề Khác:

55. Giáo xứ của tôi có Thánh Lễ Chủ Nhật dành cho các bạn thanh thiếu niên (teen Mass) và trong Thánh Lễ đó, các bạn thanh thiếu niên được mời gọi để đứng chung quanh bàn thờ khi vị Linh Mục chủ tế thực hiện việc Hy Tế Thánh Thể, vốn theo như tôi biết là hoàn toàn trái ngược với luật lệ của Giáo Hội liên quan đến Phụng Vụ Thánh. Vì đây là Thánh Lễ cho một nhóm đặc biệt, do đó có phải vì thế mà không hề có sự vị phạm tới lề luật của Phụng Vụ Thánh không?

Thưa, đúng là Thánh Lễ có thể được cho phép để được cử hành cho những nhóm cụ thể nào đó theo đúng với các chuẩn tắc của luật lệ, thế nhưng những nhóm này không phải vì thế mà được miễn trừ khỏi việc tuân thủ chặt chẽ các chuẩn tắc có trong Phụng Vụ Thánh. Hay nói cách khác, việc đứng chung quanh bàn Thánh khi vị Chủ Tế diễn lại Sự Hy Tế Thánh của Chúa Kitô nơi Thập Giá là hoàn toàn sai trái, và cần phải được chấm dứt ngay (xem thêm Đoạn 114 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

56. Các Chén Thánh có thể được làm bằng thủy tinh hay đất sét có đúng không?

Thưa, các Chén Thánh để chứa đựng Mình và Máu Thánh của Chúa Kitô phải được làm bằng các chất liệu, vốn tuân thủ một cách rất nghiêm ngặt đến những chuẩn tắc của truyền thống và của các Sách Phụng Vụ Thánh. Phải dùng bằng kim loại hay các chất liệu khác vốn không dễ dàng bị rỏ rĩ hay bị phân hóa (xem thêm Đoạn 117 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

57. Trong giáo xứ của tôi, mọi người thường đề cập tới Thánh Lễ như là một "bữa ăn" cho cả "cộng đoàn," hay là một "bữa tiệc," mà cả cộng đoàn được mời đến để "dự tiệc." Chẳng lẽ Thánh Lễ trước và sau hết không phải là một Sự Hy Tế Thánh sao?

Thưa, Giáo Hội luôn giảng dạy rằng, bản chất của Phép Thánh Thể không chỉ là một bữa ăn, hay bữa tiệc thuần tuý, mà đó trên hết chính là một Sự Hy Tế Thánh, mà chính Chúa Giêsu trên Thập Giá đã dâng hiến lên cho Thiên Chúa Cha, và nay chúng ta cùng với Ngài thực hiện lại Hy Tế Thánh Thiện đó, do vậy người giáo dân phải luôn hết sức tích cực tham gia vào Thánh Lễ một cách trọn vẹn chứ đừng để cho tâm trí lẫn con tim, và cả tâm hồn của chính mình bị chia trí hay bi cuốn theo những dòng suy nghĩ trần tục và tội lỗi (xem thêm Đoạn 38 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

Chính qua Thánh Lễ, công cuộc Cứu Rỗi của Chúa Giêsu dành cho chúng ta mới được hoàn tất, và chính Chúa Giêsu đã tự dâng hiến chính bản thân Ngài lên cho Chúa Cha, do đó không có gì có thể quan trọng và cao vời như Thánh Lễ được, vì qua Thánh Lễ chúng ta được dự phần trước hết vào Phụng Vụ ở trên nước thiêng đàng, vốn được cử hành tại thành Thánh Giêrusalem (xem thêm Đoạn 2, 7 và 8 có trong Tông Hiến Sacrosanctum Concilium (http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html); và Mục Số 1330, 1336, 1367 và 1368 có trong CCC (http://www.vatican.va/archive/ENG0015/_INDEX.HTM)).

Suy cho cùng, nếu theo đúng sự giải thích của các văn kiện kể trên và của CIC (http://www.vietcatholic.org/News/Html/%3CI%3E%3Ca%20href=) Số 897, thì Thánh Lễ không phải là một "bữa ăn," hay một "bữa tiệc," mà là một Sự Hy Tế Thánh, và đây chính là tín điều của Giáo Hội Công Giáo về Thánh Lễ.

58. Vị giám đốc đặc trách Phụng Vụ trong giáo xứ của tôi nói rằng nếu việc tự do chế biến không bị hạn chế bởi các luật lệ thì Thánh Lễ trở nên cứng nhắc và làm chán nản cả cộng đoàn mà thôi. Phải chăng những luật lệ của Giáo Hội có liên quan đến Phụng Vụ Thánh đã làm cho Thánh Lễ trở nên cứng nhắc và không được uyển chuyển cho lắm?

Thưa, sự uyển chuyển phong phú chỉ được Giáo Hội cho phép khi đó thực chất là một sự sáng tạo đúng đắn sao cho phù hợp với nhu cầu, sự hiểu biết và việc chuẩn bị nội tâm của cả cộng đoàn tín hữu, theo đúng với các chuẩn tắc đã được Giáo Hội đề ra. Việc chọn các bài hát, việc chọn các giai điệu, việc chọn các lời nguyện và các bài đọc, việc chuẩn bị lời nguyện cầu của tín hữu, việc trang trí Nhà Thờ theo từng mùa Phụng Vụ khác nhau, được Giáo Hội cho phép để làm phong phú hơn, sao cho điệp với truyền thống vốn đã có từ ngàn xưa trong Phụng Vụ Thánh, chứ không phải để đi ngược lại với truyền thống. Hãy luôn nhớ rằng: cách cử hành các nghi thức của Phụng Vụ thì không bao giờ thay đổi, mà trái lại luôn được duy trì để nhắm sâu vào Lời của Thiên Chúa và mầu nhiệm đang được cử hành (xem thêm Đoạn 39 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

59. Vị giám đốc đặc trách Phụng Vụ trong giáo xứ của tôi chỉ muốn đặt trọng tâm và tất cả mọi chú ý vào Thánh Lễ mà thôi, còn tất cả những sự sùng kính khác đều bị loại ra và được coi như là quá lỗi thời. Thế Giáo Hội nói gì về điều này?

Thưa, để khuyến khích, cổ võ, và dưỡng nuôi đời sống nội tâm và sự hiểu biết sâu sa hơn về việc tham gia một cách trọn vẹn của người tín hữu vào trong Phụng Vụ Thánh, thì việc cử hành các Giờ Kinh Phụng Vụ (Liturgy of the Hours), việc dùng đến các phép bí tích và việc thực hành lòng sốt mến đạo đức Kitô Giáo liên tục và lan rộng là điều hết sức hữu ích. Những việc thực hành này "tuy không hẳn tùy thuộc vào Phụng Vụ, thế nhưng vẫn có tầm quan trọng và giá trị cụ thể đặc biệt" - và được xem như là có một sự kết nối nào đó với Phụng Vụ, nhất là khi việc sùng kính này được ca ngợi và làm chứng tá bởi các vị Giáo Hoàng, như việc sùng kính lần hạt Mân Côi chẳng hạn (xem thêm Đoạn 41 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Mục Số 182 có trong Mediator Dei (http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_20111947_mediator-dei_en.html)).

60. Vị Linh Mục có thể cùng đồng tế với các vị Lãnh Đạo của các tôn giáo khác trong Thánh Lễ được không?

Thưa, vì sự nhân danh "của việc đối thoại đại kết," có một số vị Linh Mục đã cử hành Thánh Lễ đồng tế với các vị lãnh đạo của các tôn giáo khác, thì đây chính là một sự lạm dụng trắng trợn, không được phép của Giáo Hội và làm vô hiệu hóa Thánh Lễ (xem thêm Mục Số 908 của CIC (http://www.vietcatholic.org/News/Html/%3CI%3E%3Ca%20href=)).

61. Trong suốt Mùa Chay, tại giáo xứ của tôi, Cha Sở thực hiện việc rửa chân cho các trẻ em và phụ nữ trong ngày thứ Năm Tuần Thánh, thì điều này có đúng không?

Thưa, vào Thứ Năm Tuần Thánh, nghi thức Rửa Chân chỉ là một nghi thức phụ có thể có hoặc không có. Nếu nghi thức rửa chân được thực hiện, thì chỉ có những người nam mới được vị Linh Mục chủ tế rửa chân mà thôi, giống như việc Chúa Giêsu tự rửa chân cho các Môn Đệ của Ngài xưa kia vào Bữa Tiệc Ly, chứ không có chuyện rửa chân cho các trẻ em hay những người phụ nữ.

Trong Sách Bộ Lễ (Sacramentary (http://www.amazon.com/Sacramentary-Catholic-Book-Publishing-Co/dp/0899420222)) - cuốn sách vốn cung cấp tất cả mọi chỉ dẫn về Phụng Vụ của từng ngày, đã nêu rất rõ về điều này, và vào năm 1988 Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật các Phép Bí Tích cũng đã tái khẳng định việc chỉ có người nam mới được vị Linh Mục chủ tế rửa chân mà thôi (xem thêm Mục Số 51 trong Paschales Solemnitatis (http://www.ewtn.com/library/CURIA/CDWEASTR.HTM)).

J. Các Giải Pháp:

62. Người giáo dân có nên tham gia vào việc chỉnh đốn lại những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ ngày nay không, hay chỉ đơn giản làm ngơ để chuyện này cho các chuyên gia về Phụng Vụ và các Cha Sở?

Thưa, để ngăn chặn hay chỉnh đốn một sự lạm dụng, thì "cả Cha Sở lẫn giáo dân đều phải được giáo dục và đào tạo về Thánh Kinh và Phụng Vụ," để đức tin và kỷ luật của Giáo Hội có liên quan đến Phụng Vụ Thánh được hiểu rõ và được thực hiện theo đúng với truyền thống. Tuy nhiên, nếu sự lạm dụng cứ thế mà tiếp diễn, thì các biện pháp - bằng mọi cách - cần phải được đưa ra, theo đúng với các quyền và lề luật của Giáo Hội, để bảo tồn di sản đức tin của Cha-Ông (xem thêm Đoạn 170 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 15 có trong Vicesimus Quintus Annus (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_letters/documents/hf_jp-ii_apl_04121988_vicesimus-quintus-annus_en.html)).

63. Ở cấp địa phương thì ai có nhiệm vụ chính để xử lý những vụ lạm dụng này?

Thưa, vị Vị ấy phải duy trì sự hiệp nhất với cả Giáo Hội Hoàn Vũ, nên vị Giám Mục địa phận phải có nhiệm vụ để cổ võ việc tuân hành đúng tất cả những gì có liên quan đến Phụng Vụ Thánh cho toàn thể Giáo Hội, và do đó phải là người giám sát chặt chẻ về những quy luật này của Giáo Hội. Vị đó phải luôn tỉnh thức để ngó ngàng và chú ý ngay đến những lạm dụng, vốn có sức tàn phá và hủy hoại đi đức tin đích thực và tông truyền của cả Giáo Hội, cũng như sự xúc phạm trắng trợn đến chức vụ Tư Tế Thánh, đến việc cử hành các Phép Bí Tích, đến việc phụng thờ Thiên Chúa và việc tôn kính các Thánh (xem thêm Đoạn 392 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

64. Điều gì sẽ xảy ra khi vị Giám Mục địa phận được báo cho biết là có một sự lạm dụng đáng kể trong Phụng Vụ Thánh đang được diễn ra tại một giáo xứ nào đó?

Thưa, bất cứ vị Giám Mục địa phương hay vị Bề Trên của một Dòng Tu, khi được thông báo cho biết về sự lạm dụng này, nhất là sự lạm dụng có liên quan đến Phép Thánh Thể, thì hãy để cho Vị ấy cẩn thận xem xét, điều tra, cũng như gặp gỡ trực tiếp thân tình với vị Linh Mục có hành vi lạm dụng, để đưa ra lời chỉ báo và giáo huấn cần thiết.

Nếu sự lạm dụng đó thuộc vào tội nhẹ hay tội trọng có liên quan đến việc cử hành Phép Thánh Thể và các bí tích khác - vốn có thể làm xói mòn và bóp méo đi đức tin đích thực, thánh thiện và tông truyền của Giáo Hội - thì sự việc đó phải được trình gấp lên cho Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích, để xem xét và kỷ luật, và nếu cần thiết Thánh Bộ sẽ rút phép thông công hay cắt bỏ đi chức Thánh của Vị đó theo đúng với các chuẩn tắc có trong lề luật của Giáo Hội.

Còn bằng không thì vị Giám Mục địa phận cứ tiến hành xử lý sự việc theo đúng với những chuẩn tắc của Bộ Giáo Luật, và các luật lệ có liên quan đến Phụng Vụ Thánh (xem thêm Mục 1326 của CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)). Còn nếu vấn đề lạm dụng trở nên trầm trọng hơn, thì vị Giám Mục địa phận hay vị Bề Trên của một Dòng Tu phải báo cáo ngay cho Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích (xem thêm Đoạn 178 đến 180 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); và Đoạn 52 có trong Pastor Bonus (http://www.vatican.va/holy_father/john_paul_ii/apost_constitutions/documents/hf_jp-ii_apc_19880628_pastor-bonus-index_en.html)).

65. Điều gì xảy ra khi Tòa Thánh nhận được báo cáo về một sự lạm dụng đang xảy ra?

Thưa, bất cứ khi nào Thánh Bộ đặc trách việc Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Phép Bí Tích nhận được một báo cáo hợp lệ về sự lạm dụng nhẹ hay nặng có liên quan đến Phép Thánh Thể, thì Thánh Bộ sẽ thông báo cho vị Giám Mục của địa phận đó biết để Vị ấy điều tra vấn đề. Khi vấn đề lạm dụng trở nên quá trầm trọng, thì vị Giám Mục địa phận phải tức tốc gởi lại cho Thánh Bộ bản sao của những hành động mà vị Giám Mục đó đã điều tra và kỷ luật đến vị thực hiện sự lạm dụng đó (xem thêm Đoạn 181 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html)).

66. Có phải giáo dân phải có quyền để đưa ra những lời than phiền có liên quan đến những vụ lạm dụng trong Phụng Vụ ngày nay không? Và giáo dân nên hướng những lời than phiền đó lên cho ai?

Thưa, bất kỳ người Công Giáo nào, cho dẫu là Linh Mục, Phó Tế hay giáo dân trong cộng đoàn tín hữu của Chúa Kitô, cũng đều có quyền (ngang nhau) bày tỏ sự than phiền hay quan ngại về những lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ đến cho vị Giám Mục địa phận, hay Tòa Thánh - vốn là đại diện của Đức Thánh Cha. Tuy nhiên, nếu có thể, thì sự than phiền hay báo cáo về sự lạm dụng đó nên lễ độ gởi tới cho vị có những hành vi lạm dụng đó trước đã, rồi sau đó mới đến vị Giám Mục địa phận, và bước cuối cùng chính là Tòa Thánh. Hành động này nên được thực hiện trong tinh thần bác ái và huynh đệ của những người con trong một đại gia đình có cùng Một Cha ở trên trời (xem thêm Đoạn 184 của Redemptionis Sacramentum (http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/ccdds/documents/rc_con_ccdds_doc_20040423_redemptionis-sacramentum_en.html); Mục Số 528-2 có trong CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html); và Inaestimabile Donum (http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM)).

[Người viết sẽ có bài chỉ dẫn chi tiết cách viết và trình bày những lạm dụng đó trong phạm vị của bài viết sau - NV]

67. Nếu liên lạc với Tòa Thánh thì phải liên lạc ở địa chỉ nào?

Thưa, việc này phải là giải pháp sau cùng hết, sau khi đã kiên nhẫn đợi chờ và cầu nguyện, để cho những lạm dụng không còn được tiếp diễn hay tái phạm nữa. Hãy liên lạc về địa chỉ sau:
Cardinal Francis Arinzé

Prefect

Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments

Piazza Pio XII, 10

Vatican City (Europe) 00120





68. Nói về việc lạm dụng hiện có trong Phụng Vụ Thánh, thế có mấy mức độ về sự lạm dụng này?

Thưa, có hai mức độ lạm dụng đó là: Invalid (tức không có hiệu lực, hay vô hiệu); và Illicit (tức không có hợp pháp, hay trái phép).

Hình thức lạm dụng trầm trọng nhất, vốn khiến cho Thánh Lễ trở nên "invalid," có nghĩa là việc Thánh Hóa của Mình và Máu Thánh Chúa trong Phép Thánh Thể không được diễn ra.

Nếu người giáo dân nào tham dự một Thánh Lễ "vô hiệu," thì cũng giống như việc chẳng có đi tham dự Thánh Lễ nào cả là bởi vì Chúa Giêsu thật sự không có hiện diện về mặt thể lý lẫn tâm linh qua phép lạ của việc hóa thể hay thánh hóa (transubstantiation) (xem thêm văn kiện có liên quan đến Mầu Nhiệm của Đức Tin - Mysterium Fidei (http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/encyclicals/documents/hf_p-vi_enc_03091965_mysterium_en.html) - mà người viết đã đề cập đến trong bài viết vào các tuần trước).

Nếu đây là Thánh Lễ Chủ Nhật, thì cả vị Chủ Tế lẫn giáo dân đều không chu toàn bổn phận phải đi tham dự Thánh Lễ ngày Chủ Nhật của mình, và việc bỏ lễ ngày Chủ Nhật (không có lý do chính đáng theo đúng với luật lệ hiện hành của Giáo Hội) là phạm Tội Trọng (xem tiếp trong Câu 71).

Một hình thức lạm dụng khác nhẹ hơn được gọi là "illicit." Những kiểu lạm dụng này có tính chất kém trầm trọng hơn và không gây ra sự ảnh hưởng nào đến việc hóa thể. Những kiểu lạm dụng này khiến cho người giáo dân lẫn vị Chủ Tế khó có thể trở nên thánh và làm mất đi sự tôn kính vốn rất cần có trong Thánh Lễ Nhiệm Mầu. Một Thánh Lễ "trái phép" vẫn là một Thánh Lễ đúng, chứ không phải là "vô hiệu" như trường hợp kể trên.

Và hẳn nhiên, ơn ích nhận được cũng không là bao so với một Thánh Lễ được hoàn toàn cử hành hết sức đúng đắn và nghiêm ngặt theo từng nghi thức một có trong luật chữ đỏ (rubrics) và các Sách về Phụng Vụ Thánh - nghĩa là không có sự chèn vào, thêm bớt hay cắt xén nào cả của bất kỳ sự lạm dụng nào đi chăng nữa như là trong Thánh Lễ Truyền Thống được cử hành bằng tiếng La Tinh chẳng hạn. Thì Thánh Lễ như vậy mới mang về được nhiều ơn ích cho cả cộng đoàn lẫn giáo xứ, và từng người tín hữu một, kể cả vị Chủ Tế để tất cả mọi vấn nạn của trần tục - từ đó mới có thể được hóa giải hết.

Sự lạm dụng, dưới bất kỳ hình thức nào đi chăng nữa, cũng đều có thể gây ra những vụ xì-căng-đan, có nghĩa là những kiểu thực hành tùy tiện như vậy chính là những cản ngăn về đức tin của người tín hữu, hay nói cách khác, nó làm xói mòn và hư hại đi đức tin yếu ớt và mỏng dòn của người tín hữu, khiến cho đức tin của người tín hữu bị suy yếu và mai một dần đi qua dòng thời gian, nhất là trước những cám dỗ và lo lắng của thực tại đời sống lam lũ.

Như chính Chúa Giêsu trong bài giảng về Giáo Hội đã nói như thế này:

"Nhưng ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin Thầy đây phải sa ngã, thì thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn. Khốn cho thế gian, vì làm cớ cho người ta sa ngã. Tất nhiên phải có những cớ gây sa ngã, nhưng khốn cho kẻ làm cớ cho người ta sa ngã" (Máthêu 18:6-9).

Và trong văn kiện Inaestimabile Donum (http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM) nó rất rõ như sau:

"Việc dùng đến các bản văn không chính thức có nghĩa là đưa đến một sự mất mát (thiệt hại) của sự kết nối cần thiết giữa the lex orandi và the lex credendi" [tức giữa việc người tín hữu tin (xác tín) khi họ cầu nguyện - NV]

69. Đối với những lạm dụng trầm trọng nhất, vốn vô hiệu hóa Thánh Lễ hay làm cho Thánh Lễ trở nên vô hiệu, thì có mấy điều kiện thuộc vào loại lạm dụng trầm trọng nhất này?

Thưa, chúng ta phải cần hiểu rõ hơn về đâu là điều đã làm cho Thánh Lễ trở nên vô hiệu.

Giáo Hội định nghĩa rất rõ ràng và cụ thể về đâu là điều phải và đâu là điều không phải xảy ra để việc hóa thể được thành hiện thực. Có 4 điều kiện đòi hỏi cho việc Thánh Hóa Bánh và Rượu được trở nên hiệu lực hay được thực sự xảy ra, và 4 điều kiện này chính là tín điều (tức là điều Giáo Hội buộc chúng ta phải tin hay nói cách khác đây chính là đức tin được tông truyền xuống cho chúng ta - NV). Do đó, nếu bất kỳ ai chối từ những điều kiện này tức là họ thuộc về lạc giáo.

Điều Kiện 1: Chỉ Có Linh Mục vốn phải là Nam Giới Được Chịu Chức Đúng Đắn

Mới có thể thực hiện việc Thánh Hóa Bánh và Rượu để trở thành Mình và Máu Thánh Chúa mà thôi (tức làm cho bánh và rượu được hóa thể). Điều này được đề cập rất rõ trong các Mục 530, 834-1, 900-1 của CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html); Mục Số 28 trong Lumen Gentium (http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19641121_lumen-gentium_en.html); và Mục Số 4 trong Liturgicae Instaurationes (http://www.adoremus.org/LiturgicaeInstaurationes.html) mà thôi).

Có nghĩa là bất kỳ vị Phó Tế nào (kể cả Phó Tế Vĩnh Viễn) hay người giáo dân nào, lẫn bất kỳ người phụ nữ nào cho dẫu là nữ tu hay không, cũng không được phép thực hiện việc Thánh Hóa này.

Thêm vào đó, theo Notitiae (17 [1981] 186) thì vị Linh Mục chủ tế không được phép mời cả cộng đoàn cùng đứng chung quanh bàn thờ và cùng nắm tay nhau trong khi thực hiện việc Thánh Hóa Bánh và Rượu được.

Điều Kiện 2: Ý Định của vị Linh Mục

Vị Linh Mục phải có ý định hay chủ ý thực hiện những gì mà Giáo Hội ràng buộc và quy định, nghĩa là có chủ ý hay có ý làm cho Chúa Giêsu được thật sự hiện diện qua phép lạ của việc hóa thể ngay lúc đọc các lời nguyện Thánh Hóa. Công Đồng Trent - một công đồng vốn phổ biến toàn là các tín điều, đã đáp trả lại những kiểu lạc giáo của Tin Lành, vốn từ chối ý định, ý hướng hay chủ ý của vị Linh Mục chủ tế. Chính Thánh Thomas Aquinas cũng đề cập đến điều kiện nay trong Summa Theologica (http://www.sacred-texts.com/chr/aquinas/summa/index.htm) (Phần 3, Câu Hỏi Số 64, với Các Mục 8-10).

Điều Kiện 3: Chất Liệu của Bánh và Rượu

Đôi với quy định trong Nghi Lễ La Tinh ở Phương Tây, thì Bánh phải được làm bằng lúa mì không men, và Rượu phải là rượu nho (như đã được quy định rất rõ trong Mục 924-1, và 926 của CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html); và các Đoạn 282-285 có trong GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml)).

Do đó, những loại bánh như: bánh ngọt, cookies, vân vân.. . đều khiến cho việc hóa thể không thể nào có thể trở thành hiện thực được. Thánh Thomas Aquinas đã đề cập đến điều kiện nay trong Summa Theologica (http://www.sacred-texts.com/chr/aquinas/summa/index.htm) (Phần 3, Câu Hỏi Số 74, với Các Mục 1-8).

Có những trường hợp đặc biệt rất hiếm hoi nghĩa là vị Giám Mục địa phận cho phép những vị Linh Mục nào đó vốn bị dị ứng hay có vấn đề khi uống Rượu, thì vị đó được phép dùng đến loại bánh ít chất hóa học (low-gluten altar breads) hay rượu mustem (tức một dạng của nước trái nho nhưng không có lên men - NV).

Sẽ phạm Tội Trọng nếu như vị Linh Mục nào đó cử hành Thánh Lễ khi biết rõ chất liệu của Bánh và Rượu không đúng với những gì mà Giáo Hội quy định.

Điều Kiện 4: Hình Thức Đọc Lời Nguyện Thánh Hóa

Khi thực hiện việc Thánh Hóa, vị Linh Mục chủ tế phải đọc rõ ràng và đúng đắn từng câu chữ một, được quy định bởi các luật chữ đỏ hay các luật có trong các Sách Phụng Vụ Thánh, để thực sự cho thấy rằng vị Linh Mục đang thực hiện việc Thánh Hóa trong chính Con Người và Bản Tính của Chúa Kitô Thật Sự

"Hãy cầm lấy mà ăn, đây là Mình Ta".. .... "Hãy cầm lấy mà uống, đây là chén Máu Ta. Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta."

Thánh Ambrose giải thích việc đọc ra những lời nguyện này rất kỹ càng trong Summa Theologica (http://www.sacred-texts.com/chr/aquinas/summa/index.htm) (Phần 3, Câu Hỏi Số 78, với Các Mục 1-6).

Việc vị Linh Mục chủ tế thay đổi các từ ngữ, hay tự động gộp chung lại những phần hiện có trong Lời Cầu Nguyện Thánh Thể, chính là Tội Trọng, và trái phép. xét về chính bản thân của vị Linh Mục chủ tế, mặc dầu hành động đó không làm vô hiệu hóa việc hóa thể miễn là câu "Đây là Mình Ta, ..." và "Đây là Máu Ta,.. ." được đọc ra.

70. Thế còn đối với những lạm dụng trái phép thì sao?

Thưa, những lạm dụng theo kiểu này chính là những lạm dụng làm cho mơ hồ, khó hiểu, lạ kỳ, hay rối loạn đức tin. Dạng này rất phổ biến tại hầu hết các giáo phận trên khắp cả thế giới.

Vào Thứ Tư - Ngày 13 Tháng 8, người viết đã giới thiệu về loại lạm dụng này rồi qua bài viết có nhan đề "Những Lạm Dụng phổ biến nhất vẫn thường thấy trong Phụng Vụ (http://vietcatholic.net/News/Html/57383.htm)" tại địa chỉ: http://vietcatholic.net/News/Html/57383.htm.

Xin lưu ý: đối với những kiểu lạm dụng phổ biến nhất, mặc dầu chúng không làm cho Thánh Lễ trở nên vô hiệu như đã đề cập ở trên, thế nhưng xét về bản thân của vị Linh Mục chủ tế - người thực hiện những vi phạm, thì vị ấy phạm Tội Trọng, vì đã xúc phạm đến Phụng Vụ Thánh.

Nói một cách tóm tắt, những lạm dụng phổ biến nhất chính là: việc tự động thay đổi các bản văn đã được quy định của Thánh Lễ (như Mục 22 của Sacrosanctum Concilium (http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html); Mục 928 của CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html); và Mục 5 của Inaestimabile Donum (http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM)); việc thay thế hay bỏ bài giảng trong Thánh Lễ ngày Chủ Nhật và các Ngày Lễ Buộc (như Mục 52 của Sacrosanctum Concilium (http://www.vatican.va/archive/hist_councils/ii_vatican_council/documents/vat-ii_const_19631204_sacrosanctum-concilium_en.html); Mục 13 của GIRM (http://www.usccb.org/liturgy/current/revmissalisromanien.shtml); và Mục 767 từ 1-3 của CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)); việc cấm người giáo dân lãnh nhận Mình Thánh Chúa trên lưỡi bằng cách quỳ xuống (như Mục 912 của CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html); và Mục 11 của Inaestimabile Donum (http://www.ewtn.com/library/PAPALDOC/JP2INAES.HTM)); vân vân.. ..

71. Hiểu như thế nào cho đúng về việc chu toàn bổn phận tham dự Thánh Lễ vào ngày Chủ Nhật?

Thưa, việc tham dự Thánh Lễ vào ngày Chủ Nhật là bổn phận của từng người tín hữu, và việc tham dự này chỉ được chu toàn nếu như Thánh Lễ được cử hành có "hiệu lực" (valid), mặc dầu có những lạm dụng "trái phép" (illicit), vốn tỏ ra sự bất kính đối với Thánh Lễ (xem thêm Mục Số 1247 và 1248 từ 1-2 của CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

Nếu như Quý Vị không biết chắc là liệu Thánh Lễ Chủ Nhật tại giáo xứ của mình có hiệu lực hay không, thì trước tiên phải đọc trọn các bài viết về chủ đề này để biết đến những lạm dụng hay sai phạm hiện có trong Phụng Vụ Thánh, kế đến là tham dự Thánh Lễ khác, hoặc tham dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.

72. Thế nào là Phụng Vụ Thuần Túy hay Phụng Vụ Đúng Nghĩa Nhất?

Thưa, Phụng Vụ Thuần Túy hay Phụng Vụ Đúng Nghĩa Nhất chính là Phụng Vụ không hề có sự lạm dụng nào cả, hoàn toàn thuần túy về mặt Đức Tin Truyền Thống của Giáo Hội, là Phụng Vụ xoay quanh về các Mầu Nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã chịu chết và sống lại, là cách mà vị Linh Mục chủ tế cử hành Thánh Lễ theo đúng với các chuẩn tắc được nêu ra trong các luật về chữ đỏ cũng như các quy luật đã được quy định sẳn trong các Sách về Phụng Vụ Thánh, và đó cũng chính là điều mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 luôn nhắc nhở tất cả các vị Giáo Sĩ của Giáo Hội, để ý nghĩa cao cả nhất của Thánh Lễ chính là Sự Hy Tế Thánh của Chúa Kitô luôn được diễn ra hằng ngày cho cả cộng đoàn xứ đạo.

T.B. Bài viết tuần tới sẽ có nhan đề "Những Lạm Dụng Hiện Có Trong Phụng Vụ Nơi Các Dòng Tu," kính mời Quý Vị nhớ dõi theo!

Anthony Lê

emmanuel_2512
29-08-2008, 04:27 AM
Cảm ơn chị Lit...

teenvnlabido
06-06-2011, 05:08 PM
XIN LÀM CHO CHÚNG EM YÊN TÂM

Kính chào chị Littlewave :
Chắc chắn là chị hơn tuổi em (1985) nên em cứ gọi như thế ,hơn nữa ,chức vụ như chị (Administrator) ,là phải xưng hô như khi xưng hô với các sơ ,các thày.
Hôm qua (5/6/2011) ,em đọc thấy trong mục Tài liệu Công Giáo bài viết của chị có tựa đề Những câu Hỏi và Trả Lời về những Lạm Dụng hiện có trong Phụng Vụ (Phần Cuối) ,ở đoạn 68 và 71 có nhắc về vấn đề thánh lễ có hiệu lực và không hiệu lực như sau :
68 .”… Thưa, có hai mức độ lạm dụng đó là: Invalid (tức không có hiệu lực, hay vô hiệu); và Illicit (tức không có hợp pháp, hay trái phép).

Hình thức lạm dụng trầm trọng nhất, vốn khiến cho Thánh Lễ trở nên "invalid," có nghĩa là việc Thánh Hóa của Mình và Máu Thánh Chúa trong Phép Thánh Thể không được diễn ra.

Nếu người giáo dân nào tham dự một Thánh Lễ "vô hiệu," thì cũng giống như việc chẳng có đi tham dự Thánh Lễ nào cả là bởi vì Chúa Giêsu thật sự không có hiện diện về mặt thể lý lẫn tâm linh qua phép lạ của việc hóa thể hay thánh hóa (transubstantiation) (xem thêm văn kiện có liên quan đến Mầu Nhiệm của Đức Tin - Mysterium Fidei (http://www.vatican.va/holy_father/paul_vi/encyclicals/documents/hf_p-vi_enc_03091965_mysterium_en.html) - mà người viết đã đề cập đến trong bài viết vào các tuần trước).

Nếu đây là Thánh Lễ Chủ Nhật, thì cả vị Chủ Tế lẫn giáo dân đều không chu toàn bổn phận phải đi tham dự Thánh Lễ ngày Chủ Nhật của mình, và việc bỏ lễ ngày Chủ Nhật (không có lý do chính đáng theo đúng với luật lệ hiện hành của Giáo Hội) là phạm Tội Trọng (xem tiếp trong Câu 71)….”
Và :
71. Hiểu như thế nào cho đúng về việc chu toàn bổn phận tham dự Thánh Lễ vào ngày Chủ Nhật?

Thưa, việc tham dự Thánh Lễ vào ngày Chủ Nhật là bổn phận của từng người tín hữu, và việc tham dự này chỉ được chu toàn nếu như Thánh Lễ được cử hành có "hiệu lực" (valid), mặc dầu có những lạm dụng "trái phép" (illicit), vốn tỏ ra sự bất kính đối với Thánh Lễ (xem thêm Mục Số 1247 và 1248 từ 1-2 của CIC (http://www.vatican.va/latin/latin_codex.html)).

Nếu như Quý Vị không biết chắc là liệu Thánh Lễ Chủ Nhật tại giáo xứ của mình có hiệu lực hay không, thì trước tiên phải đọc trọn các bài viết về chủ đề này để biết đến những lạm dụng hay sai phạm hiện có trong Phụng Vụ Thánh, kế đến là tham dự Thánh Lễ khác, hoặc tham dự Thánh Lễ La Tinh Truyền Thống.
Sau khi đọc những dòng này ,em hoang mang và thắc mắc nên muốn hỏi chị gấp :
____Không lẽ ngoài một chuyện rất quan trọng là tham dự vào HyTế Thánh mỗi sáng Chúa nhật , việc em cần phải làm cũng quan trọng không kém ,đó là trắc nghiệm (test) thử xem buổi lễ vị linh mục hôm đó có “ valid” hay không ?.Vì dù em có sốt sắng ,thành tâm ,kết hợp thâm sâu với Chúa đến cỡ nào đi nữa mà do lỗi của vị linh mục khi cử hành Thánh lễ ,là những gì em đã làm theo như giáo hội đã dạy ,sẽ đổ xuống sông xuống biển sạch ? Có nghĩa là em sẽ mắc tội không chu toàn Thánh lễ Chúa nhật ,tức là đã phạm tội nhẹ ,hoặc tội nặng về một vụ việc mà em không biết ?
Nếu như thế thì đây là một việc cần nói cho thật rõ ràng ,chứ không thì quá nghiêm trọng !
Cứ như sự liên tưởng của em ,thì mọi tín hữu kể như mắc tội nhẹ ,hoặc tội trọng khi tham dự thánh lễ do các vị linh mục bất xứng ,hoặc không thực hiện đúng nghi thức Truyền Phép cử hành . Tôi sẽ phạm tội khi không phải lỗi của tôi ,mà của một ngưởi khác ? Nếu nghĩ như thế ,theo em ,thật là trái với giáo lý Công giáo về vấn đề như thế nào là phạm tội hay không phạm tội !
Đọc Lịch sử Giáo Hội Công Giáo của cha Sinh , em thấy ngài Alexandro 6 là một Giáo hoàng ,và trong cuộc đời của ngài chắc chắn có rất nhiều thánh lễ “Invalid” ,vì một cuộc sống có thể gọi là đại bất xứng của ngài . Thiên Chúa là đấng công minh và chính trực ,vậy chẳng lẽ Chúa lại phạt tội những người tham dự thánh lễ “invalid” do đức giáo hoàng Alexandro chủ tế ,mặc dù họ không làm điều lỗi ?
Em xin nói rõ với chị và tất cả mọi người rằng : VÂNG PHỤC BỀ TRÊN là tâm niệm của em .Nếu Giáo hội truyền dạy điều gì ,em sẵn sàng tuân theo ,nhưng trước mắt ,theo như em nhận xét ,hình như ngài Anthony Lê sử dụng các văn kiện của Giáo hội để minh chứng cho những điều ngài đã viết ra ,chứ không phải tất cả những câu trong bài viết Những câu Hỏi và Trả Lời về những Lạm Dụng hiện có trong Phụng Vụ đều là nguyên văn trong các văn kiện của Giáo hội .
Có thể em chưa hiểu hết ý của tác giả bài viết (Anthony Lê) ,nhưng xét theo mạch văn ,rõ ràng là người đọc như em chỉ có thể hiểu như vậy ,vì nếu muốn tránh mọi ngộ nhận ,tác giả phải viết bằng những lời lẽ khác …
Tóm lại ,những điều em muốn nói cùng chị là : Em cảm thấy không ổn ,và không đồng ý với những gì của tác giả Anthony Lê như vừa nêu . Em chỉ là một kẻ bé mọn ,không có một ý tưởng gì ngông cuồng ,nên trình bày tất cả những điều trên cho chị .Giả sử em hiểu chưa tường tận ,em sẵn sàng lắng nghe lời chỉ bảo ,để an tâm cùng đi về nhà Cha trong tình yêu thương của Người .

night dew
12-04-2013, 11:53 AM
ND thấy rằng, ngay chữ “lạm dụng” ở đây cũng thiếu chính xác, vì việc dâng lễ mà không truyền phép thì có thể là do “quên” hoặc “cố tình” (nếu có), chứ không phải là “lạm dụng”.
Hoan hô anh teenlabido phân tích rất hay về việc bỗng dưng chúng mình nhiều lúc đi lễ mà vô tình không biết mình dự lễ sốt sắng mà ra về mắc tội trọng.