PDA

View Full Version : Làm phước mà sợ phải...tội!



chư dân
14-01-2012, 09:19 PM
Chào cả nhà,

Hôm nay, SCD mạo muội post topic này cũng không nằm ngoài mục đích làm sáng tỏ vấn đề "nhân tâm" của người đời.:4: Nghe có vẻ to tát nhưng chuyện cũng không có gì ồn ào,chỉ là một "hiện tượng" mà SCD đã chứng kiến không dưới 3 lần.
Chuyện là vầy: mấy hôm trước và nhiều hôm trước nữa, khi đứng chờ đổ xăng thì có một người, thường là nam giới, đi xe máy hơi cũ, ngỏ lời xin "vài đồng" để đổ xăng. Lý do: nhà xa, đi giữa đàng, xe hết nhiên liệu mà tiền thì không có. Nhìn vẻ mặt rất "hiền" và cũng rất "hoàn cảnh"của họ, SCD tự hỏi không biết họ bị nhỡ đường thật hay đang "diễn" để trực lợi? Họ chỉ nhờ mình giúp đỡ hay còn xin của bá tánh nữa?...Một thoáng suy nghĩ, cuối cùng, vì cầm lòng không đặng nên cũng dúi vào tay họ..."vài đồng" đủ đổ xăng mà trong lòng cứ boăn khoăn: Liệu tôi đang giúp một người cần giúp đỡ hay đang tiếp tay cho những người lợi dụng lòng tốt của người khác?Haizzz...Thế mới nói, SCD chỉ sợ phải tội khi ra tay làm phước là vậy!
Ai đó hãy cho SCD biết chuyện này là gì vậy???

Bố Già
15-01-2012, 01:38 AM
SCD và các bạn thành viên thân mến,

Chuyện xin tiền để đổ xăng, để đón xe về quê, để chữa bệnh...nếu mình cầm lòng không đặng thì cứ chia sẻ. Chắc chắn bản thân ta không có lỗi hay có tội trong việc đó. Biết đâu được đã giúp đúng 1 hoàn cảnh, một người đang cần giúp đỡ thật sự.

Nhưng chuyện xin giúp đỡ kiểu ấy, nhiều người gặp, và nhiều khi người ấy cứ xin tiền đổ xăng hoài mà xe cứ "không có giọt nào", vì cứ đẩy, cho đến khi nặng nặng túi thì, xe tự nhiên có xăng và chạy được.

BG là người chạy xe ôm liên khúc, liên tỉnh... cũng có những lúc hết xăng, hay xì bánh, mà trong túi 3 cái không : không tiền, không điện thoại, không giấy tờ ... vì quá vội mà để quên ở nhà, không liên lạc được, và cũng không có cái cầm cố thế chấp... đành đẩy bộ 3-4km đến chỗ quen để nhờ sửa, và mượn xe chạy về nhà mang tiền lên thanh toán.

Cũng nhiều lần BG bị chặn đường khi vừa ra khỏi cổng nhà thờ với câu chào xởi lởi, ngọt ngào như là quen biết từ lâu :"anh đi lễ về có lộc, ơn trời, và người công giáo tốt lắm" rồi tiếp luôn "anh cho em xin tiền đổ xăng, vì rằng đi ngang đường thấy lễ vào, giờ ra xe hết xăng." BG đã từ chối, vì đi lễ thường túi trống rỗng. Cùng luôn nhớ gương 1 anh bạn tật nguyền ngồi xe lăn và mang theo trong mình căn bệnh nguy hiểm ( do người vợ quá cố truyền cho) vẫn ngày ngày đi bán vé số để nuôi lấy bản thân, cùng chỉ nhận sự chia sẻ của chòm xóm, của các nhà hảo tâm khi họ mời lên, hay mang đến nhà trao cho. BG chưa thấy anh bạn ấy ngữa tay xin, dù chắc chắn hoàn cảnh của anh bạn ấy rất là khó khăn.

Một tí chia sẻ nho nhỏ sau ngày làm việc và trong đêm trực ca.

Thân ái.

duoc1706
15-01-2012, 08:48 AM
Về yếu tố để thẩm định các việc làm của con người tốt xấu theo luân lý, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số 1750 liệt kê như sau: “Tính cách luân lý về các việc thuộc nhân tùy ở: đối tượng được chọn lựa; mục đích nhắm tới hay ý hướng; hoàn cảnh tác hành”. Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng đã phân biệt ba yếu tố chính yếu ấy thế này:

• “Đối tượng được chọn lựa là sự thiện mà ý muốn con người tự mình qui hướng về. Nó là chất thể của tác động thuộc nhân. Đối tượng được chọn lựa theo luân lý phân loại tác hành của ý muốn, tùy theo trí khôn nhận biết và phán đoán xem đối tượng ấy có phù hợp hay không phù hợp với sự thiện đích thực. Các tiêu chuẩn khách quan của luân lý, được lương tâm chứng thực, cho thấy thứ tự hợp lý của sự thiện và sự dữ” (số 1751);

• “Ngược lại với đối tượng, ý hướng ở ngay nơi chủ thể tác hành. Vì ở ngay nguồn ý muốn hành động và định đoạt hành động bằng mục đích của mình mà ý hướng là yếu tố chính để thẩm định một việc làm theo luân lý. Mục đích là những gì ý hướng nhắm tới trước nhất và là mục tiêu hành động theo đuổi. Ý hướng là tác động của ý muốn hướng đến mục đích, tức nó liên quan đến mục tiêu của hoạt động...” (số 1752);

• “Hoàn cảnh, kể cả các thành quả, là yếu tố phụ thuộc của hành động luân lý. Nó góp phần vào việc làm tăng thêm hay giảm bớt tính cách tốt lành hay xấu xa về luân lý nơi hành động thuộc nhân (chẳng hạn, số lượng ăn cắp). Nó cũng có thể làm giảm bớt hay tăng thêm trách nhiệm của tác nhân (như làm vì sợ chết). Hoàn cảnh tự nó không thể làm đổi thay tính chất về luân lý của chính các việc làm; chúng cũng không làm cho một hành động tự nó là xấu trở thành tốt hay đúng” (số 1754).

Ngoài ra, còn một yếu tố khách quan hết sức liên quan đến đời sống luân lý của con người nữa đó là đam mê, tức “các xúc động hay biến động của cảm giác đưa chúng ta đến việc tác động hay không tác động có liên quan tới một cái gì đó chúng ta cảm thấy hoặc tưởng là tốt hay xấu” (số 1763), một yếu tố cũng được Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo xác nhận như sau: “Đam mê tự chúng không tốt cũng chẳng xấu” (số 1767). “... Những đam mê tốt về phương diện luân lý ở việc chúng góp phần vào việc lành, ngược lại thì chúng là xấu...” (số 1768)

(Theo http://www.thoidiemmaria.net/GIAOHOI/Hoi%20Ngo%20Tam%20Linh/giaoly-31.htm)

Bố Già
15-01-2012, 10:35 PM
Về yếu tố để thẩm định các việc làm của con người tốt xấu theo luân lý, Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo số 1750 liệt kê như sau: “Tính cách luân lý về các việc thuộc nhân tùy ở: đối tượng được chọn lựa; mục đích nhắm tới hay ý hướng; hoàn cảnh tác hành”. Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo cũng đã phân biệt ba yếu tố chính yếu ấy thế này:

• “Đối tượng được chọn lựa là sự thiện mà ý muốn con người tự mình qui hướng về. Nó là chất thể của tác động thuộc nhân. Đối tượng được chọn lựa theo luân lý phân loại tác hành của ý muốn, tùy theo trí khôn nhận biết và phán đoán xem đối tượng ấy có phù hợp hay không phù hợp với sự thiện đích thực. Các tiêu chuẩn khách quan của luân lý, được lương tâm chứng thực, cho thấy thứ tự hợp lý của sự thiện và sự dữ” (số 1751);

• “Ngược lại với đối tượng, ý hướng ở ngay nơi chủ thể tác hành. Vì ở ngay nguồn ý muốn hành động và định đoạt hành động bằng mục đích của mình mà ý hướng là yếu tố chính để thẩm định một việc làm theo luân lý. Mục đích là những gì ý hướng nhắm tới trước nhất và là mục tiêu hành động theo đuổi. Ý hướng là tác động của ý muốn hướng đến mục đích, tức nó liên quan đến mục tiêu của hoạt động...” (số 1752);

• “Hoàn cảnh, kể cả các thành quả, là yếu tố phụ thuộc của hành động luân lý. Nó góp phần vào việc làm tăng thêm hay giảm bớt tính cách tốt lành hay xấu xa về luân lý nơi hành động thuộc nhân (chẳng hạn, số lượng ăn cắp). Nó cũng có thể làm giảm bớt hay tăng thêm trách nhiệm của tác nhân (như làm vì sợ chết). Hoàn cảnh tự nó không thể làm đổi thay tính chất về luân lý của chính các việc làm; chúng cũng không làm cho một hành động tự nó là xấu trở thành tốt hay đúng” (số 1754).

Ngoài ra, còn một yếu tố khách quan hết sức liên quan đến đời sống luân lý của con người nữa đó là đam mê, tức “các xúc động hay biến động của cảm giác đưa chúng ta đến việc tác động hay không tác động có liên quan tới một cái gì đó chúng ta cảm thấy hoặc tưởng là tốt hay xấu” (số 1763), một yếu tố cũng được Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo xác nhận như sau: “Đam mê tự chúng không tốt cũng chẳng xấu” (số 1767). “... Những đam mê tốt về phương diện luân lý ở việc chúng góp phần vào việc lành, ngược lại thì chúng là xấu...” (số 1768)

(Theo http://www.thoidiemmaria.net/GIAOHOI/Hoi%20Ngo%20Tam%20Linh/giaoly-31.htm)


Đó là cái sườn, khung để hướng dẫn. Bạn có thể, đưa ra cái áp dụng cụ thể giải đáp thắc mắc cho Sân Chư Dân.

Thân mến.

1hatcat
16-01-2012, 02:11 AM
Chuyện này đúng là cũ nhưng gặp hoài.

Em thì có một Trường hợp như thế này. Em đi lễ và quen 1 bạn ngoại đạo nhưng thường xuyên đi lễ. Ngày nào em đi cũng gặp bạn vì vậy em rất cảm mến bạn.

1 lần bạn kể là bạn bị mất xe đạp, nhưng vẫn đi bộ đi lễ ( đoạn đường đó khoảng 4km). Em thấy cảm phục bạn quá và ngưỡng mộ bạn vô cùng vì bạn là người ngoại đạo nhưng tình yêu bạn dành cho Chúa thì vô cùng quá.
Thế là em quyết định mua tặng bạn 1 cái xe cũ để bạn có phương tiện đi lại và đi lễ.

Sau lần đó có 1 lần bạn nói kẹt tiền nên vay em, em cho bạn bay 500k và vẫn tô tư lắm.
Nhưng sau đó là những điệp khúc than nghèo kể khổ và có ý hỏi vay.................

Rồi tầm này năm ngoái, bạn nói lý do nhà khó khăn vay tiền em đóng học phí hơn 1 triệu .
Thế là em phải suy nghĩ
Em tự hỏi, sao các sinh viên khác vừa học vừa đi làm được còn bạn, gia đình khó khăn mà bạn lại không đi làm thêm? Hồi em đi học em cũng phải bục mặt ra, đi làm thêm theo giờ, giạy kèm, pha chế, ..............
Lần này em quyết định từ chối, dù không biết đó là khó khăn thật hay không?
Vì thực tế, vì mỗi lần em ấy nhắn tin cho em không có việc gì khác ngoài việc hỏi vay ( vay không hẹn ngày trả)=>Nên em không còn lòng tin vào bạn nữa và em có cảm giác lòng tốt của em đang bị lợi dụng.

Nhưng tết xong bạn lại nhắn tin hỏi vay lý do là, mẹ cho tiền rồi nhưng em làm mất.
Em lại từ chối.


Nói thật, mỗi lần từ chối bạn lòng em cũng áy náy lắm vì lỡ bạn rơi vào hoàn cảnh đó thật thì sao?

Hiện tại, thỉng thoảng em vẫn thấy bạn đi lễ nhưng em không còn muốn gần bạn nữa, chỉ từ xa mà cầu nguyện cho bạn.

KaJin
16-01-2012, 12:59 PM
Tội chị gái của em quá! Nhưng chẳng phải Chúa đã nhắc chị điều nên làm rồi sao! :71:

Angelus
16-01-2012, 03:26 PM
Nếu chiếu theo đúng hoàn cảnh và ngữ cảnh mà Sân Chư Dân gặp phải:

Xin tiền đổ xăng… đểu
25/04/2011 9:00

http://i214.photobucket.com/albums/cc199/laffffree/Linh%20tinh/xin-tien.jpg

PN - Khoảng 15g ngày 21/4, tại cây xăng trên đường 3/2, P.7, Q.11, TP.HCM có một người đàn ông trung niên, ăn mặc nhếch nhác, với chiếc xe máy màu đỏ, cũ kỹ, tỏ ra khổ sở, năn nỉ xin tiền những người đến đổ xăng (ảnh). Quan sát, chúng tôi nhận thấy, trong vòng 15 phút, ông ta bỏ túi vài chục ngàn đồng, không đổ xăng mà chạy thẳng ra gốc cây, nơi có một đồng bọn ngồi chờ.
Trước đó hai ngày, cũng tại cây xăng này, một người phụ nữ với chiếc xe cà tàng mở sẵn nắp bình xăng, gặp bất cứ ai đến đổ xăng, chị ta đều xin 10.000đ đổ xăng. Sau khi xin được tiền, chị ta nhét vội vào túi quần. Khi chúng tôi đưa máy lên chụp hình, chị ta trừng mắt nói: “Mày chụp hình làm gì? Muốn chết hả?”. Anh Vũ D.K.T., nhân viên cây xăng này cho biết: “Ngày nào họ cũng lởn vởn quanh cây xăng xin tiền. Chúng tôi biết họ lừa đảo nhưng không dám nói”.

Họ lập thành nhóm từ 5 - 10 người, mỗi ngày tản ra các cây xăng xin tiền về chia nhau. Cũng với chiêu hết xăng, họ còn đẩy xe đi dọc các con đường để xin tiền. Chị Trần Thanh Phương, ở Q.5 bực tức: “Tôi đi đường Hải Thượng Lãn Ông, gặp một người phụ nữ xin tiền đổ xăng về Nhà Bè, tôi cho 10.000đ. Hôm sau, qua đây lại gặp chị ta dắt bộ xe máy xin tiền”.

Bác Võ M.P., nhân viên cây xăng bùng binh Lý Thái Tổ, Q.3 cho biết: “Tháng trước, có một cặp nam nữ ngày nào cũng đẩy xe đến đây xin tiền đổ xăng. Thấy nhiều người bị lừa, chúng tôi báo công an phường bắt hai người này thì mới biết vợ chồng họ nghiện ma túy, xin tiền về chích hút”. Nhiều cây xăng ở các quận 3, 5, 8, 11… đã trở thành điểm đến của những kẻ “hết xăng”.


Nga My
Báo Phụ nữ TP.HCM
http://www.phunuonline.com.vn/2011/Pages/xin-tien-do-xang-deu.aspx

Những điều này thì hên xui, nhưng phần nhiều là kinh nghiệm. Tốt nhất là cho lầm còn hơn bỏ sót. :6:

chư dân
16-01-2012, 05:55 PM
Nếu chiếu theo đúng hoàn cảnh và ngữ cảnh mà Sân Chư Dân gặp phải:

Xin tiền đổ xăng… đểu
25/04/2011 9:00

http://i214.photobucket.com/albums/cc199/laffffree/Linh%20tinh/xin-tien.jpg

PN - Khoảng 15g ngày 21/4, tại cây xăng trên đường 3/2, P.7, Q.11, TP.HCM có một người đàn ông trung niên, ăn mặc nhếch nhác, với chiếc xe máy màu đỏ, cũ kỹ, tỏ ra khổ sở, năn nỉ xin tiền những người đến đổ xăng (ảnh). Quan sát, chúng tôi nhận thấy, trong vòng 15 phút, ông ta bỏ túi vài chục ngàn đồng, không đổ xăng mà chạy thẳng ra gốc cây, nơi có một đồng bọn ngồi chờ.
Trước đó hai ngày, cũng tại cây xăng này, một người phụ nữ với chiếc xe cà tàng mở sẵn nắp bình xăng, gặp bất cứ ai đến đổ xăng, chị ta đều xin 10.000đ đổ xăng. Sau khi xin được tiền, chị ta nhét vội vào túi quần. Khi chúng tôi đưa máy lên chụp hình, chị ta trừng mắt nói: “Mày chụp hình làm gì? Muốn chết hả?”. Anh Vũ D.K.T., nhân viên cây xăng này cho biết: “Ngày nào họ cũng lởn vởn quanh cây xăng xin tiền. Chúng tôi biết họ lừa đảo nhưng không dám nói”.

Họ lập thành nhóm từ 5 - 10 người, mỗi ngày tản ra các cây xăng xin tiền về chia nhau. Cũng với chiêu hết xăng, họ còn đẩy xe đi dọc các con đường để xin tiền. Chị Trần Thanh Phương, ở Q.5 bực tức: “Tôi đi đường Hải Thượng Lãn Ông, gặp một người phụ nữ xin tiền đổ xăng về Nhà Bè, tôi cho 10.000đ. Hôm sau, qua đây lại gặp chị ta dắt bộ xe máy xin tiền”.

Bác Võ M.P., nhân viên cây xăng bùng binh Lý Thái Tổ, Q.3 cho biết: “Tháng trước, có một cặp nam nữ ngày nào cũng đẩy xe đến đây xin tiền đổ xăng. Thấy nhiều người bị lừa, chúng tôi báo công an phường bắt hai người này thì mới biết vợ chồng họ nghiện ma túy, xin tiền về chích hút”. Nhiều cây xăng ở các quận 3, 5, 8, 11… đã trở thành điểm đến của những kẻ “hết xăng”.


Nga My
Báo Phụ nữ TP.HCM
http://www.phunuonline.com.vn/2011/Pages/xin-tien-do-xang-deu.aspx

Những điều này thì hên xui, nhưng phần nhiều là kinh nghiệm. Tốt nhất là cho lầm còn hơn bỏ sót. :6:

Cảm ơn Angelus đã cung cấp thông tin. Cho đến khi đọc được bài này thì đã có...5 người "hết xăng"...đi qua đời em! :92:

Nếu họ thực sự thuộc nhóm đó thì SCD đành ngâm bài"Tê Tê Tê Tái" (Xin lỗi cụ TTKH trước)

Nếu chắc rằng tôi đã bị lừa,
Trời ơi!"người đó" có...còn xăng?
Có cần nghĩ tới người đang trót
Ngậm đắng, trao "ai" cả tấm lòng.

hoa hong tim
16-01-2012, 08:49 PM
Theo mình thì có thì cứ cho, còn người ta sử dụng vào m

vũng_nước
16-01-2012, 10:12 PM
Một bà mẹ muốn dậy đứa con gái 7 tuổi của mình một bài học về đóng góp tiền cho nhà thờ.
Bà mẹ đưa cho đứa con gái một đồng dollar và một đồng tiền 25 cent. Bà dặn rằng con có thể bỏ vào giỏ tiền một cái và giữ lại cái kia cho mình.

Lễ xong hai mẹ con bước ra khỏi nhà thờ. Bà mẹ hỏi cô con gái mình đồng tiền nào con đã bỏ vào giỏ nhà thờ?
Cô con gái trả lời " Con sắp sửa bỏ đồng dollar vào giỏ, thì trên bục cha có giảng rằng; chúng ta phải vui vẻ khi cho tiền nhà thờ. Con biết rằng con sẽ vui hơn khi giữ đồng dolar, nên con đã bỏ 25 cent vào giỏ nhà thờ như lời cha đã dậy"



* Cho mà thấy vui trong lòng thì làm. Cái lòng mình mới là chính còn cái cho không giá trị.



3) Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt,
mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi.
1Cor 13,3

vũng_nước
16-01-2012, 10:29 PM
Ở ngay cả USA này cũng có những người như vậy. Thường thường vũng_nước không cho và không thấy áy náy chút nào hết.

Vũng_Nước nấu ăn gây qũy cho nhà thờ mỗi tháng một lần. Có những người chả làm gì cả đến bữa thì sách đít vào. Vũng nước đuổi một mách, không nể sợ gì cả. Vì thánh Phao Lô có dậy rằng "Ai không làm thì đừng ăn"

Núi
16-01-2012, 11:00 PM
Đồng ý với vũng_nước.

Dom.Minh
17-01-2012, 04:00 PM
" Cho thì có phúc hơn được nhận " Kẻ nào lợi dụng lòng tốt của con người thì hãy để Thiên Chúa phán xét, còn chúng ta, nếu ta đong đấu nào thì Chúa sẽ đong lại đấu ấy cho ta và còn đong nhiều hơn nữa...
Hãy thực thi 8 mối phúc thật mà Kinh thánh đã dạy: " Khi Ta đói các ngươi cho ăn, khi Ta khát các ngươi cho uống, khi Ta rách rưới các ngươi cho Ta mặc...":secret:

WILDHORSE TRAN
09-02-2012, 07:53 AM
Những bài học thực tiễn hay quá! Những comment, những lời khuyên lại càng thấm hơn nữa!

Bảo_†_Lâm
09-02-2012, 07:58 AM
Ồ ồ ồ, chuyện này gặp thường xuyên, mình thì tuỳ túi tiền hôm đó còn khả năng không thôi. nếu hết gạo thì đành “thất lễ”.

duoc1706
10-02-2012, 11:44 AM
Theo em, cho đi thì chẳng có hại gì. Chúa nói: "Anh em đong đấu nào thì được đong lại đấu ấy" chứ đâu nói "Anh em đong sai đấu thì phải bồi thường"!!! Ta cho là tại lòng tốt của ta, còn người nhận thì lòng gì không quan trọng, quan trọng là họ đã mắc nợ ta. Chẳng có việc làm tốt nào (cả hành động lẫn suy nghĩ) lại phải mắc tội, phải không anh Dân?