PDA

View Full Version : Câu hỏi giáo lý khó



night dew
10-02-2012, 02:03 PM
Con gặp nhiều câu hỏi khó mà không trả lời được. Đi hỏi nhiều cha thì các vị trả lời chung chung con không cảm thụ được. Con rất muốn có một topic để mọi người thắc mắc về Giáo Lý, để những vị có khả năng chuyên môn trên diễn đàn thánh ca giúp giải đáp.

Đầu tiên, con xin hỏi 2 câu mà bên lương họ cũng hỏi con:

Câu số 1: Tại sao ông bà A-dong và E-và phạm tội tổ tông mà con cháu ai cũng mắc và phải đền mới được rỗi linh hồn? Ai làm nấy chịu chứ? Không lẽ cha ăn nho xanh mà con ê răng, cha ăn mặn để con khát nước?

Câu số 2: Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản mà cứu chuộc, lại phải nhập thể và cùng cái chết ô nhục như thế để cứu chuộc?

sun particles
10-02-2012, 05:06 PM
Có khó gì đâu, đó là việc của Thiên Chúa, vì tiên tri Thánh Kinh nói: “Ai sẽ làm quân sư cho Chúa, ai sẽ cố vấn cho Người…?” vả lại “Đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi, trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cũng cao hơn đường lối các ngươi bấy nhiêu…”.
Tóm lại:
Tội tổ tông mọi người phải chịu là Chúa muốn thế.
Nhập thể và chết nhục nhã để cứu chuộc là cách của Chúa thôi mừ.
Vì : “Không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được”.
Mầu nhiệm mà….

Bảo_†_Lâm
10-02-2012, 08:15 PM
Con gặp nhiều câu hỏi khó mà không trả lời được. Đi hỏi nhiều cha thì các vị trả lời chung chung con không cảm thụ được. Con rất muốn có một topic để mọi người thắc mắc về Giáo Lý, để những vị có khả năng chuyên môn trên diễn đàn thánh ca giúp giải đáp.

Đầu tiên, con xin hỏi 2 câu mà bên lương họ cũng hỏi con:

Câu số 1: Tại sao ông bà A-dong và E-và phạm tội tổ tông mà con cháu ai cũng mắc và phải đền mới được rỗi linh hồn? Ai làm nấy chịu chứ? Không lẽ cha ăn nho xanh mà con ê răng, cha ăn mặn để con khát nước?

Câu số 2: Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản mà cứu chuộc, lại phải nhập thể và cùng cái chết ô nhục như thế để cứu chuộc?

À, xin mạo muội trả lời thế này nhé:
Câu 1: GLCG dạy rằng: “Tội nguyên tổ đã gây cho hai ông bà và con cháu mất sự sống siêu nhiên” (BL quên số để trích dẫn rồi). Từ đó kéo theo hậu quả là đau khổ và chết.

Như thế, không phải là con cháu cũng phạm tội đó, mà là ông bà làm mất sự sống siêu nhiên rồi nên không có mà truyền lại cho con cháu nữa, nên ông bà sao thì mình cũng vậy thôi. Sau này ơn cứu chuộc đến, nghĩa là Chúa Giêsu trả lại cho ta sự sống siêu nhiên đã mất đó. Bí Tích Rửa Tội là phục hồi lại sự sống siêu nhiên đã mất trước đó, nên phải rửa tội là vậy.

Ví dụ: Một ông bà kia có một cây vàng, ông bà hứa với thằng con trai là khi cưới vợ, ông bà sẽ cho đứa con trai cây vàng làm vốn sống, nhưng chẳng may kẻ gian ăn trộm mất cây vàng, và đến ngày đứa con cưới vợ ông bà mất rồi không có mà cho nữa. Thế là đứa con không còn cây vàng của bố mình, nên sau này sinh ra thằng cháu cũng không có mà cho… và cứ tiếp tục như thế.


Câu 2: Theo thiển ý của BL, thì đó là vì Thiên Chúa muốn biểu lộ tình yêu trào tràn của Ngài cho con người.

Xin đơn cử một ví dụ:
Một anh chàng ở Quận 5, yêu một nàng ở Quận Gò Vấp, anh chàng cứ nhắn tin, gọi điện mà không khi nào đến thăm hay đồng hành với cuộc sống của cô nàng, không thực sự đụng chạm với cảnh sống của cô nàng (ở ngoài Miền Trung còn phải đi làm rể, cày bừa cho ông gia nữa đó), thì liệu cô nàng có cảm nhận được tình yêu của anh ta không, tình yêu như thế có đáng tin không? Thậm chí không thiếu những trường hợp người con trai đã phải đổ máu để cứu người yêu đó.

Thiết nghĩ, nếu Chúa Giêsu ở trên trời nói vọng xuống rằng Ta yêu con người, mà không xuống đây để chia sẻ kiếp người của chúng ta, thì liệu con người có cảm nhận được tình yêu đó không?

Mạo muội trả lời như thế cho night dew nhé, BL hy vọng night dew thoả mãn phần nào.

Mong các tiền bối cao kiến hơn chỉ giáo.

KaJin
10-02-2012, 09:08 PM
À, xin mạo muội trả lời thế này nhé:
Câu 1: GLCG dạy rằng: “Tội nguyên tổ đã gây cho hai ông bà và con cháu mất sự sống siêu nhiên” (BL quên số để trích dẫn rồi). Từ đó kéo theo hậu quả là đau khổ và chết.

Như thế, không phải là con cháu cũng phạm tội đó, mà là ông bà làm mất sự sống siêu nhiên rồi nên không có mà truyền lại cho con cháu nữa, nên ông bà sao thì mình cũng vậy thôi. Sau này ơn cứu chuộc đến, nghĩa là Chúa Giêsu trả lại cho ta sự sống siêu nhiên đã mất đó. Bí Tích Rửa Tội là phục hồi lại sự sống siêu nhiên đã mất trước đó, nên phải rửa tội là vậy.

Ví dụ: Một ông bà kia có một cây vàng, ông bà hứa với thằng con trai là khi cưới vợ, ông bà sẽ cho đứa con trai cây vàng làm vốn sống, nhưng chẳng may kẻ gian ăn trộm mất cây vàng, và đến ngày đứa con cưới vợ ông bà mất rồi không có mà cho nữa. Thế là đứa con không còn cây vàng của bố mình, nên sau này sinh ra thằng cháu cũng không có mà cho… và cứ tiếp tục như thế.


Câu 2: Theo thiển ý của BL, thì đó là vì Thiên Chúa muốn biểu lộ tình yêu trào tràn của Ngài cho con người.

Xin đơn cử một ví dụ:
Một anh chàng ở Quận 5, yêu một nàng ở Quận Gò Vấp, anh chàng cứ nhắn tin, gọi điện mà không khi nào đến thăm hay đồng hành với cuộc sống của cô nàng, không thực sự đụng chạm với cảnh sống của cô nàng (ở ngoài Miền Trung còn phải đi làm rể, cày bừa cho ông gia nữa đó), thì liệu cô nàng có cảm nhận được tình yêu của anh ta không, tình yêu như thế có đáng tin không? Thậm chí không thiếu những trường hợp người con trai đã phải đổ máu để cứu người yêu đó.

Thiết nghĩ, nếu Chúa Giêsu ở trên trời nói vọng xuống rằng Ta yêu con người, mà không xuống đây để chia sẻ kiếp người của chúng ta, thì liệu con người có cảm nhận được tình yêu đó không?

Mạo muội trả lời như thế cho night dew nhé, BL hy vọng night dew thoả mãn phần nào.

Mong các tiền bối cao kiến hơn chỉ giáo.



Woa! Tuyệt vời quá "chị" Lâm của em! Ví dụ rất dễ hiểu.

night dew
10-02-2012, 10:47 PM
Cám ơn các bậc cha anh đã giải đáp, con xin hỏi tiếp:

Tại sao Bí Tích Thánh Thể lại được gọi là Bí Tích Tình Yêu và là Bí Tích cao cả nhất?

Bảo_†_Lâm
11-02-2012, 12:40 PM
BL không trực tiếp trả lời câu hỏi này, nhưng xin gửi “Nai Điu – Niu Đai” một
trích đoạn sau đây trong bài viết Ý NGHĨA TRAO BAN để bạn tham khảo:

“Một lần kia trong dịp sinh hoạt học trò, một giáo lý viên đặt câu hỏi: “Khi yêu nhau người ta cần gì nhất?” một số ít học trò cho rằng: Cần thông cảm, cần có tài chánh ổn định, cần những món quà kỷ niệm, cần những lá thư tỏ tình…. Nhưng phần lớn đồng ý với câu trả lời: “Khi yêu nhau người ta cần nhau”. Vâng, đó là một sự cảm nhận đúng đắn nhất của các tình nhân. Khi họ yêu nhau, những thứ thư từ, quà cáp, tiền bạc, lời nói… chỉ là những thứ phụ thuộc, điều họ cần chính là con người của nhau, cần hiến dâng hoàn toàn cho nhau, cần được kết hợp với nhau tuy hai mà một…, và đó cũng là chất thể của Bí Tích Hôn Nhân. Hơn ai hết, Chúa Giêsu là Vua Tình Yêu, Ngài quá thấu hiểu sự thiếu thốn của con người là đối tượng yêu của Ngài. Những lời nói, hành động của Ngài để lại thật quý, nhưng có gì quý hơn và con người cần hơn? Có gì minh chứng tình yêu hơn là sự trao ban chính thân mình Ngài cho con người? Và Thánh Thể khi được trao ban cho con người mang một ý nghĩa tròn đầy của một sự kết hiệp, vừa mang tính thể chất vừa mang tính thần thiêng. Thật vậy, Chúa Kitô đã chứng minh tình yêu của Ngài đối với nhân loại bằng sự trao ban tuyệt đỉnh là thân mình chí thánh của Ngài. Đó là bằng chứng hùng hồn nhất và là ý nghĩa nhất của trao ban. Trao ban cả mạng sống, trao ban đến giọt máu cuối cùng. Trao ban vượt trên tất cả mọi sự trao ban là cho đi tất cả, không so đo tính toán. Trao ban bằng chính tình yêu đích thật”

xem thêm:
http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailarticle&id=86&ia=8250

night dew
20-02-2012, 10:51 AM
Con cứ ngỡ là không ai wan tơm đến iu cầu chính đáng của con và nó bị chìm xuồng rồi.bữa nay có chị TaoVat moi lên nên con lại hỏi típ:

Tại sao làm vô số điều lành cả đời mà khi sắp chết phạm một tội trọng thì sa hoả ngục.sao không có điều ngược lai.khập khiễng như thế có bất công wa hok? :92:.

duoc1706
20-02-2012, 01:50 PM
Con cứ ngỡ là không ai wan tơm đến iu cầu chính đáng của con và nó bị chìm xuồng rồi.bữa nay có chị TaoVat moi lên nên con lại hỏi típ:

Tại sao làm vô số điều lành cả đời mà khi sắp chết phạm một tội trọng thì sa hoả ngục.sao không có điều ngược lai.khập khiễng như thế có bất công wa hok? :92:.
Cây xiêu bên nào thì ngã bên ấy. Sao bạn nghĩ chỉ cần phạm một tội trọng thì sa hoả ngục ngay? Sao bạn biết không có điều ngược lại? Giáo Hội vẫn một lời khẳng định rằng: Chúa là Đấng hằng thương xót và công bằng vô cùng; ở Người không bao giờ có một chút hằn ghét, bất công nào. Chẳng cần thêm một tài liệu nào, chỉ cần biết các yếu tính ấy của Thiên Chúa thì đã đủ để chúng ta suy luận.
Xem phim Trung Quốc hay nghe người ta nói "lấy công chuộc tội". Người phàm vốn tính nhỏ nhen mà còn rộng lòng tha tội cho người khác vì công lao của họ, thì Thiên Chúa vốn là nguồn mọi sự thánh thiện, công bằng và yêu thương, làm sao Người nỡ để một đứa con thân yêu đã từng lập bao nhiêu công nghiệp của Người chỉ vì một lần trót dại mà hư mất mãi mãi? Thánh Kinh có câu "Thiên Chúa không thua lòng quảng đại của con người". Chúa Giêsu đã chẳng đến để cứu người ta sao? Một chén nước lã Người còn chẳng bỏ công, thì một tội của con người, chắc hẳn Chúa sẽ không chấp cho đến phải sa hoả ngục. Thực tế, ai cũng có đủ thời gian để cứu lấy linh hồn mình, dù tội lỗi có lớn cỡ nào. Những người bị tai nạn giao thông, dù nặng cách mấy, Chúa cũng cho còn vài phút để ăn năn. Còn nếu là một người bệnh nặng sắp chết, chắc sẽ không đủ sức để phạm tội gì trọng đến không thể tha đâu. Dù sao, điều này còn hệ tại cái tâm của người phạm tội khi họ phạm.
Chuyện ngược lại, chúng ta có một bằng chứng quá rõ ràng. Tên trộm lành bên phải Chúa Giêsu, một đời trộm cướp không biết bao nhiêu, thế mà chỉ bằng một lời xin được nhớ đến, anh đã được Chúa hứa ngay thiên đàng. Thế thì đâu phải nhiều tội là chắc chắn sa hoả ngục!

night dew
20-02-2012, 03:37 PM
Cây xiêu bên nào thì ngã bên ấy. Sao bạn nghĩ chỉ cần phạm một tội trọng thì sa hoả ngục ngay? Sao bạn biết không có điều ngược lại? Giáo Hội vẫn một lời khẳng định rằng: Chúa là Đấng hằng thương xót và công bằng vô cùng; ở Người không bao giờ có một chút hằn ghét, bất công nào. Chẳng cần thêm một tài liệu nào, chỉ cần biết các yếu tính ấy của Thiên Chúa thì đã đủ để chúng ta suy luận.
Xem phim Trung Quốc hay nghe người ta nói "lấy công chuộc tội". Người phàm vốn tính nhỏ nhen mà còn rộng lòng tha tội cho người khác vì công lao của họ, thì Thiên Chúa vốn là nguồn mọi sự thánh thiện, công bằng và yêu thương, làm sao Người nỡ để một đứa con thân yêu đã từng lập bao nhiêu công nghiệp của Người chỉ vì một lần trót dại mà hư mất mãi mãi? Thánh Kinh có câu "Thiên Chúa không thua lòng quảng đại của con người". Chúa Giêsu đã chẳng đến để cứu người ta sao? Một chén nước lã Người còn chẳng bỏ công, thì một tội của con người, chắc hẳn Chúa sẽ không chấp cho đến phải sa hoả ngục. Thực tế, ai cũng có đủ thời gian để cứu lấy linh hồn mình, dù tội lỗi có lớn cỡ nào. Những người bị tai nạn giao thông, dù nặng cách mấy, Chúa cũng cho còn vài phút để ăn năn. Còn nếu là một người bệnh nặng sắp chết, chắc sẽ không đủ sức để phạm tội gì trọng đến không thể tha đâu. Dù sao, điều này còn hệ tại cái tâm của người phạm tội khi họ phạm.
Chuyện ngược lại, chúng ta có một bằng chứng quá rõ ràng. Tên trộm lành bên phải Chúa Giêsu, một đời trộm cướp không biết bao nhiêu, thế mà chỉ bằng một lời xin được nhớ đến, anh đã được Chúa hứa ngay thiên đàng. Thế thì đâu phải nhiều tội là chắc chắn sa hoả ngục!


Anh được ơi,
sơ dạy em rằng chỉ cần phạm một tội trọng nếu tội đó chưa kịp xưng hoặc ăn năn tội cách trọn thì chết là mất linh hồn,dù trước đó có lập hàng ngàn công trạng đi nữa.
Vì vậy mà í e mún hỏi là không lẽ chỉ có phạm một tội mà toàn bộ công lao trước đó mất sạch sao?

Bảo_†_Lâm
20-02-2012, 04:32 PM
Ái chà, một câu hỏi thật khó, trả lời mà loạng quạng thì coi chừng bị các vị Giáo Chưởng gõ đầu như chơi.

Có thể nói, muốn trả lời câu này phải vận dụng cả Thánh Kinh, Giáo Lý, Giáo Phụ và suy tư Thần Học.

Thôi thì trong giới hạn, bần đệ xin mạo muội trả lời thế này:
Đúng là Giáo Lý Công Giáo dạy rằng, chỉ phạm một tội trọng thôi thì đủ cho ta đánh mất phần phúc đời đời… Giáo Lý CG cũng dạy: Tội là sự lìa bỏ Thiên Chúa mà theo loài thụ tạo, bởi cố tình lỗi luật Chúa hay luật Hội Thánh…
Như thế, tội tự bản chất là tự tách mình ra khỏi Chúa, chứ không phải Chúa phạt và bỏ ta.
Để được coi là tội trọng phải bao gồm 3 yếu tố (quen gọi là hành vi nhân linh) gồm: Lý trí, ý chí và tự do. Xin mở ngoặc, nếu xét về công trạng cũng thế: “Nếu ai cho kẻ khác dù chỉ là một bát nước lạ vì danh Thầy, thì không mất phần thưởng…”
Cái khác ở chỗ là, công thì lập cho mình, còn tội thì đã phạm là phạm đến ai đó, và dù phạm trong ý nghĩa nào thì cũng là phạm đến Thiên Chúa.
Trong khi Giáo Lý dạy rằng con người không thể tự mình đền tội vì đã xúc phạm đến Thiên Chúa là Đấng Trọng Vô Cùng, cho nên phải có công nghiệp của Đấng Trọng Vô Cùng (Chúa Giêsu - Con Một TC) thì mới đền được mà thôi.

Giống như một anh học trò xúc phạm đến nhà vua là một trọng tội (phạm thượng) và theo y án thì phải chết. Với khoảng cách địa vị giữa dân và vua có thể nói là vô biên, nên tự anh học trò không thể cầu xin sự tha thứ, nhưng trong sự thân quen với Hoàng Tử (có địa vị hoàng tộc với vua) thì Vua sẽ dễ tha thứ cho anh học trò kia nhờ sự can thiệp của Hoàng Tử. Thiết nghĩ, Chúa Giêsu đã làm người và là anh, là bạn, là thầy của chúng ta đang làm vai trò này…

Trở lại với câu hỏi của night dew, cần phân biệt, phạm tội trọng là trong cả lý trí, ý chí và tự do đã cố tình, đồng nghĩa với việc tách mình ra khỏi Chúa rồi, như thế Chúa có muốn cứu cũng chịu thôi.
Lại nữa, dù chỉ còn một giây mà trở về với Chúa thì Chúa cũng cứu, nhưng cần có sự đền bù theo đức công bình.

Không thể xét công trạng, là vì khi đã cố tình tách lìa khỏi Thiên Chúa, thì những công trạng trước đó còn có ý nghĩa gì đâu.
Khi bạn lập công cho đất nước, mà sau đó bạn phạm tội chống lại chính đất nước đó hay bỏ nước ra đi thì còn xét gì đến chuyện yêu nước nữa.

Hy vọng đến đây đã sáng tỏ vấn đề rồi Night dew ha?

KaJin
20-02-2012, 05:00 PM
Ôi! Phần trả lời câu hỏi này mới hấp dẫn và hay làm sao! Xin cám ơn night dew và Bảo_†_Lâm.

night dew
20-02-2012, 08:34 PM
Nd cám ơn các cha anh chú bác cậu mợ gì đã giúp chả lời Nd.
Nd đặc biệt cám ơn chú Bảo+Lâm nhiều nhiều chú á,ND thấy rất chi là thỏa mãn 3 câu trên, nhưng câu sau cùng Nd chưa được hiểu lắm.
xin các đấng tiếp tục giải nd mấy câu típ nữa:

1. Lỡ một ,ai đây khoa học tìm ra có loại người sống ở hành tinh khác chúng ta,hoặc khoa học tìm ra có những chủng loai người khác đang được tiến hóa thì phải giải thích thế nào về nguồn gốc một ông bà nguyên tổ,về tội nguyên tổ,và Chúa Giêsu có cứu chuộc họ không?
2. Giải thích giúp con mấy từ con thấy người ta thừng vẽ tr6n áo lễ,nhà thờ và bia mộ như:
JHS.
RIP
PAX
INRI
PANIS VIVUS
chữ XP chồng lên nhau mả nd không biết vẽ lên đây
rồi cái chữ gì giống như con cá.

Gia Nhân
20-02-2012, 08:47 PM
JHS: là viết tắt của từ La tinh Iesus (Jesus) Hominum Salvator nghĩa là Đức Giêsu Đấng Cứu Thế .

RIP : là tiếng Anh, Viết tắt của Rest In Peace nghĩa là yên nghỉ trong bình an.

PAX: là tiếng Latin nghĩa là bình an.

INRI:INRI là những kí tự viết tắt cho câu viết tiếng Latinh (https://thanhcavietnam.info/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Latinh): IESVS NAZARENVS REX IVDAEORVM, nghĩa là: "Giê-su (https://thanhcavietnam.info/wiki/Gi%C3%AA-su) người Nazareth (https://thanhcavietnam.info/wiki/Nazareth), Vua dân Do Thái (https://thanhcavietnam.info/w/index.php?title=Vua_Do_Th%C3%A1i&action=edit&redlink=1)".

PANIS VIVUS: chưa tìm ra hihihi

XP: XP (chữ x thường được lồng vào bên trong chữ P): viết tắt cho Christus/Kitô

Cá là một biểu tượng cổ. Trong tiếng Hy Lạp cá là "icthus". Khi xưa, người ta nhận thấy rằng các chữ được bắt đầu từ các chữ cái của từ icthus như: "Giêsu Kitô, Con của Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Độ".
(tồng hợp từ nhiều nguồn)

Thêm thông tin: https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=27704

Bảo_†_Lâm
20-02-2012, 09:43 PM
JHS: là viết tắt của từ La tinh Iesus (Jesus) Hominum Salvator nghĩa là Đức Giêsu Đấng Cứu Thế .

RIP : là tiếng Anh, Viết tắt của Rest In Peace nghĩa là yên nghỉ trong bình an.

PAX: là tiếng Latin nghĩa là bình an.

INRI:INRI là những kí tự viết tắt cho câu viết tiếng Latinh (https://thanhcavietnam.info/wiki/Ti%E1%BA%BFng_Latinh): IESVS NAZARENVS REX IVDAEORVM, nghĩa là: "Giê-su (https://thanhcavietnam.info/wiki/Gi%C3%AA-su) người Nazareth (https://thanhcavietnam.info/wiki/Nazareth), Vua dân Do Thái (https://thanhcavietnam.info/w/index.php?title=Vua_Do_Th%C3%A1i&action=edit&redlink=1)".

PANIS VIVUS: chưa tìm ra hihihi

XP: XP (chữ x thường được lồng vào bên trong chữ P): viết tắt cho Christus/Kitô

Cá là một biểu tượng cổ. Trong tiếng Hy Lạp cá là "icthus". Khi xưa, người ta nhận thấy rằng các chữ được bắt đầu từ các chữ cái của từ icthus như: "Giêsu Kitô, Con của Đức Chúa Trời, Đấng Cứu Độ".
(tồng hợp từ nhiều nguồn)

Thêm thông tin: https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=27704

Khiếp thật, night dew có phải là GLV không mà mày mò ra những câu hỏi kinh thế? Trả lời ND còn khó hơn cả “hỏi xoáy đáp xoay”

Câu 2, GiaNhân đã trả lời gần hết, nhưng xin bổ sung chút xíu cho rõ hơn thôi:
Chữ RIP, nguyên gốc không phải tiếng Anh mà là tiếng Latin: Requiescat In Pace.
Còn chữ INRI xin viết đúng chữ Latinh là: IESUS NAZARENUS REX IUDAEORUM
Chữ PANIS VIVUS tiếng Latinh dịch là Bánh Sự Sống.
XP (chữ x thường được lồng vào bên trong chữ P): là viết tắt từ chữ Hy Lạp (Χριστός chữ X là Ch, chữ P là R => Christo ).

Còn câu 1: Xin trả lời như sau:
Ngày nay, khi xuất hiện các nghiên cứu về tiến hoá, về các chủng loại người cũng như những khám phá về dấu vết của sự sống sinh vật có thể có nơi các hành tinh ngoài trái đất, người ta bắt đầu đặt vấn đề nguyên tổ: Độc nguyên hay đa nguyên?

Thuyết độc nguyên (Monogenisme) chủ trương con người phát sinh từ một cha mẹ duy nhất.

Thuyết đa nguyên (Polygenisme) lại chủ trương phải có nhiều nguyên tổ khác nhau. Thuyết này cho rằng, vì có rất nhiều chủng loại người khác nhau trên các châu lục, cũng như có sự tiến hoá theo nhiều thời kỳ để hình thành con người thông minh. Đồng thời, biết đâu có một chủng người khác ở một hành tinh khác trong vũ trụ ngoài trái đất (người ngoài hành tinh). Vì thế, có nhiều nguyên tổ.

Những bản văn Tân Ước như Rm 5,12-21 và 1Cr 15,21tt xác định về độc tổ: “Vì một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian và vì tội lỗi mà người ta phải chết…”. Giáo Lý của Giáo Hội nói về tội nguyên tổ…. Vậy làm sao dung hoà được chuyện độc tổ hay đa tổ quả là một điều hết sức khó khăn.

Đức Pio XII trong thông điệp Humani Generis phản bác thuyết đa nguyên vì cho rằng thuyết này không thể dung hoà được tội nguyên tổ.

Nhà thần học người Đức Karl Rahner cho rằng thuyết đa nguyên có thể chấp nhận được một vài hình thức.
Dự trù cho vấn nạn tội nguyên tổ, một số nhà thần học ngày nay không không coi Tội Nguyên Tổ như một hành động do Nguyên Tổ loài người phạm một lần và gây ra hậu quả có ảnh hưởng đến toàn nhân loại, nhưng họ đồng hoá tội đó với TỘI TRẦN GIAN nơi thần học Gioan (x. Ga 1,29), nghĩa là do lạm dụng tự do Nguyên Tổ đã vi phạm lệnh truyền của Thiên Chúa, rồi một khi tội lỗi bắt đầu xuất hiện thì đà xuống dốc không thể dừng lại được và kéo theo một môi trường hay một tình trạng hư hoại. Trải qua từ thế hệ này đến thế hệ khác, tội lỗi cứ thêm chồng chất và mọi người đều đóng góp vào “tội trần gian” ấy. Đó là tình trạng khi một người sinh ra đã ở trong môi trường tội lỗi và rồi lệ thuộc tình trạng sẵn có này. Với khả năng nhỏ bé con người không thể lướt thắng mãnh lực tội lỗi nên cần đến Ơn Cứu Rỗi.

Như vậy, nếu hiểu tội nguyên tổ theo nghĩa “tội trần gian” thì không còn khó khăn về vấn đề độc tổ hay đa tổ.

Đó là những dự trù cho những giải thích có thể trong tương lai, chứ cho đến ngày nay vẫn chưa ai có thể chứng minh được cách chắc chắn là có nhiều nguyên tổ

Xem thêm trong TKNM https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=38575

hoamuongbien
21-02-2012, 04:33 PM
Con cám ơn Chúa đã ban cho chúng con các đâng tài giỏi trả lơi cho chúng con nhũng câu hỏi vê giáo lý Chúa

Rồng Mập
21-02-2012, 05:10 PM
Kẻ tung, người hứng... :4: :4:

AugustineTuanBao
21-02-2012, 08:18 PM
Hỏi kinh thế nhễ :24:. Người trả lời còn kinh hơn nữa. Toàn trên trời không thôi...

Trunghieu
22-02-2012, 09:54 AM
Em hỏi cái này ai trả lời được thì giúp em nha.
Trong Kinh Cầu Hồn ( thường đọc trong các ngày giỗ ông bà,...)
Lạy Chúa tôi!
Chúa đã phán lời
Ta là Chúa Cả,..
...................
Xin Chúa hãy gỡ
Những hồn ấy ra
Máu Thánh còn dư
Thừa nguyên bảy Giọt
Xin Chúa hãy rót
Tắt lửa công bẳng,.
..........
Có người nhờ giải thích em cái khúc
Máu Thánh còn dư
Thừa nguyên bảy Giọt

Em không biết trả lời, mong anh chị em giúp đỡ!!!

Giu Se PbQuốc
22-02-2012, 10:17 AM
Xin cho mình hỏi 2 câu :
1.Nếu phạm tội trong giấc mơ thì có bị xem là phạm tội trọng và không được rước mình Thánh Chúa không?
2. Chơi game online , chọn các nhân vật khác đạo như Thiếu Lâm, Nga Mi ... thì có bị xem là phạm tội không?
Xin cảm ơn .

night dew
22-02-2012, 10:56 AM
Kẻ tung, người hứng... :4: :4:

Nặng mùi ghen tị của giun đất gần cập 30 ế
mặc kệ,nd hỏi tíb nà:
1. Trong phúc âm nói đến anh em Chúa Giêsu,có ai biết họ là anh em ruột hay anh em họ và tên họ là gì không?
2. Tại sao phải qua đau khổ thập giá mới vào được vinh quang,vậy thì những đạo khác ngoài Kitô mất linh hồn hết à ?

Ngọc Lục Bảo
22-02-2012, 11:04 AM
đúng là nặng mùi ghen tị của giun đất gần cập 30 ế
mặc kệ
nd hỏi tíb nà:
Tại sao phải qua đau khổ thập giá mới vào được vinh quang,vậy thì những đạo khác ngoài Kitô mất linh hồn hết à ?

Hỏi kinh thế nhễ :24:. Người trả lời còn kinh hơn nữa. Toàn trên trời không thôi...

Người trả lời còn kinh hơn nữa sao không thấy vào trả lời:24:
thấy người hỏi kiến thức cũng nhiều y như người trả lời 49 gặp 50 rùi

Bảo_†_Lâm
22-02-2012, 12:22 PM
Em hỏi cái này ai trả lời được thì giúp em nha.
Trong Kinh Cầu Hồn ( thường đọc trong các ngày giỗ ông bà,...)
Lạy Chúa tôi!
Chúa đã phán lời
Ta là Chúa Cả,..
...................
Xin Chúa hãy gỡ
Những hồn ấy ra
Máu Thánh còn dư
Thừa nguyên bảy Giọt
Xin Chúa hãy rót
Tắt lửa công bẳng,.
..........
Có người nhờ giải thích em cái khúc
Máu Thánh còn dư
Thừa nguyên bảy Giọt

Em không biết trả lời, mong anh chị em giúp đỡ!!!

Câu này thì BL cũng bó tay vì chưa nghe bao giờ, không có trong nhật khóa và không thấy phổ biến nơi quê mình va cả nơi BL đang sống cũng không thấy Kinh này. Bạn nghe ở đâu vậy?

Bảo_†_Lâm
22-02-2012, 12:42 PM
Xin cho mình hỏi 2 câu :
1.Nếu phạm tội trong giấc mơ thì có bị xem là phạm tội trọng và không được rước mình Thánh Chúa không?
2. Chơi game online , chọn các nhân vật khác đạo như Thiếu Lâm, Nga Mi ... thì có bị xem là phạm tội không?
Xin cảm ơn .

Câu 1:
Xin nhắc lại là một tội được xét là trọng khi hội đủ 3 yếu tố: lý trí, ý chí và tự do. Vì thế, khi bạn nằm ngủ (trong tình trạng giấc mơ) thì không thể nói là lý trí tỉnh táo, ý chí không có, và cả việc tự do chọn lựa cũng không (ngủ mà biết gì?) nên không thể coi là phạm tội trọng được. Tuy nhiên, có thể xét là tội nếu chủ ý dùng những phương pháp ma thuật, dược liệu khoa học, hay các tư thế nằm ngủ nhằm tạo ra ảo giác hay giấc mơ nhằm thoả mãn thú tính thì cũng xét là có tội.

Cần phân biệt với việc mộng du gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị xét ở toà đời, nhưng trước mặt Chúa không có tội (trừ trường hợp dùng những phương pháp cố tình tạo ra để lợi dụng mộng du như đã nói trên).

Và đương nhiên, nếu không phải là tội thì bạn cứ an tâm rước Thánh Thể.


Câu 2. Tự bản chất chơi game không phải là tội, cũng không thể là tội trong việc bạn chọn các nhân vật trong các phái võ Thiếu Lâm, Nga My, Lão Đam…(đừng nhầm tưởng làm điều đó là tội nghịch đức thờ phượng) để chơi game hành động. Tuy nhiên, có thể xét là tội, nếu:
- Việc chơi game của bạn với nội dung Game có thế làm suy đồi luân lý, nhất là tạo chước nghịch với đức trong sạch (phạm giới răn thứ 6 và thứ 9 xét về tư tưởng và ước muốn điều xấu).
- Dành thời giờ chơi Game làm ảnh hưởng đến bổn phận trách nhiệm với bản thân, gia đình và đời sống Kitô hữu…

Bảo_†_Lâm
22-02-2012, 01:00 PM
Nặng mùi ghen tị của giun đất gần cập 30 ế
mặc kệ,nd hỏi tíb nà:
1. Trong phúc âm nói đến anh em Chúa Giêsu,có ai biết họ là anh em ruột hay anh em họ và tên họ là gì không?
2. Tại sao phải qua đau khổ thập giá mới vào được vinh quang,vậy thì những đạo khác ngoài Kitô mất linh hồn hết à ?

Câu 1: Rất dễ, nhưng khi BL chuẩn bị gõ câu trả lời thì nhận được tin nhắn của một soeur nhắn đến với nội dung xin bi-eo khoan đã trả lời mà phải đợi đến hết ngày thứ 3 tuần tới, vì câu này nằm trong bài kiểm tra về nhà mà soeur ra đề cho một lớp Giáo Lý Kinh Thánh. Vì thế, BL xin không dám tiếp tay cho ND, sợ bị tội chém. Hẹn đến hết hạn ràng buộc sẽ trả lời.


Câu 2:
Câu này rất khó, và ngay từ thời các giáo phụ đã cãi nhau rồi, nhất là với câu khẳng định của thánh Cipryano: “Ngoài Kitô Giáo ra không có ơn cứu độ”.
Với lời Thánh Kinh trong TĐCV, thánh Phêrô tuyên bố: “Vì ngoài Người (Chúa Giêsu Kitô) ra, dưới gầm trời này không ai đem lại Ơn Cứu Độ" (Cv 4,12) và chính Chúa Giêsu cũng khẳng định: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
Tuy nhiên, từ sau lời phát biểu của ĐTC Gioan Phaolo rằng: “Trong các tôn giáo có những mảnh vụn của Tin Mừng…” Hay nói cách khác hơn, dù trong danh nghĩa nào, việc sống đạo đức yêu thương, ăn ngay ở lành đều không đi ra ngoài chân lý Tin Mừng, và như thế mặc nhiên ở trong một Đức Kitô toàn thể.

Xin lấy một ví dụ:
Chúng ta có thể xem việc khởi thuỷ khi Ađam-Eva và Thiên Chúa giống như có một con đường đi lại với nhau. Nhưng sau đó, tội nguyên tổ như một quả bom nguyên tử (làm bằng kiêu ngạo) rơi xuống cắt đứt con đường đó tạo nên một hố sâu và từ đó con người không thể bên này qua bên kia được nữa. Việc Đức Kitô đến, dùng thập giá như là một chiếc cầu (khiêm nhường) bắc qua cái hố ngăn cách đó, để từ đây ai muốn qua bên kia gặp Thiên Chúa thì phải đi qua chiếc cầu này. Tuy nhiên, chiếc cầu thì khác với mặt đường bằng phẳng, nghĩa là chấp nhận bước đi trên chiếc cầu này rồi mà còn loạng quạng chia trí xung quanh vẫn có thể rơi xuống hố….

Thôi, xin trả lời đến đó, để mọi người tiếp tục cho đáp án nhé!

night dew
22-02-2012, 06:11 PM
Xin cho mình hỏi 2 câu :
1.Nếu phạm tội trong giấc mơ thì có bị xem là phạm tội trọng và không được rước mình Thánh Chúa không?
2. Chơi game online , chọn các nhân vật khác đạo như Thiếu Lâm, Nga Mi ... thì có bị xem là phạm tội không?
Xin cảm ơn .

mộng mị zị chài...............................

Giu Se PbQuốc
22-02-2012, 08:30 PM
mộng mị zị chài...............................

Vì con người mỏng dòn yếu đuối, dễ phạm tội ngay cả trong giấc mơ nên Chúa Giê Su Ki Tô , Chúa chúng ta đã dạy phải luôn tỉnh thức và cầu nguyện .
"Anh Em Hãy Tỉnh Thức Và Cầu Nguyện Luôn". (Lc 21:36)

Mình nhớ có lần mình nằm mơ thấy 1 người dẫn mình đi trong 1 con đường tăm tối để chuẩn bị phạm tội , mình cứ đi theo người đó và đã có lòng phạm tội, nhưng trong ý thức vẫn còn có cái gì đó chống cự lại dù yếu ớt . Lúc đó mình đã cầu xin trong giấc mơ là " Lạy mẹ Maria xin cứu con " , liền lúc đó mình thấy hình bóng Đức Mẹ thoáng qua, rồi mình nghe tiếng nhạc như tiếng Piano réo rắt trong nhà thờ , mình thấy mình đi ngang qua cửa nhà thờ ,bên trong, bên dưới bàn thờ có những người đang ngồi, quì cầu nguyện. Lúc đó mình vẫn còn quán tính phạm tội . Rồi mình lại thấy cảnh nhà thờ hiện ra lần nữa . Lúc đó thì cơn cám dỗ qua đi và mình tỉnh dậy cám ơn Đức Mẹ, cám ơn Chúa .

Trunghieu
22-02-2012, 09:26 PM
Câu này thì BL cũng bó tay vì chưa nghe bao giờ, không có trong nhật khóa và không thấy phổ biến nơi quê mình va cả nơi BL đang sống cũng không thấy Kinh này. Bạn nghe ở đâu vậy?

Kinh này trong Sách Kinh Địa Phận Hà nội. Sách này hình như cũng phổ biến lắm. Nhà em lúc đọc Kinh giỗ thì không thể thiếu kinh này.
http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQtpHi6y60ueohB6yE6XELU14Efr9D_EwkT2yBM1mMW9_d8IToiiS2LpzJy
nguyên văn kinh cầu hồn
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=297&ict=3244

tạovật
22-02-2012, 09:52 PM
Trang này do Night dew gửi câu hỏi trước tiên mà câu nào của Night dew cũng hay và đúng ý TV. Những câu trả lời thì hết ý. Cám ơn Night dew nhiều và TV xin hỏi ké mấy câu ở đây:
- "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra..." ý nghĩa câu này là gì?
- Một số bài hát (cầu cho người qua đời) hay có chữ "Miền Nam" vd: "vui uống suối Miền Nam, vững tâm qua rừng mịt mù" (Chúa chăn nuôi tôi - Phanxico) ; xin Chúa dẫn đưa về như dòng nước xuôi Miền Nam (Ngày về - LMNS Kim Long) chữ Miền Nam ở đây nghĩa là gì?
- Bài hát "Trong gian truân" (LMNS Kim Long) có câu: "Chúa xô tôi xuống lòng vực thẳm" nghĩa là gì?
Những ca từ này hình như là trích trong Thánh Vịnh. Chắc BL biết. Giải thích cho TV và mọi người hiểu với. Cám ơn trước nhé. Xin Chúa chúc lành cho cả GĐTCVN.

sống_đức_tin
22-02-2012, 10:12 PM
Trang này do Night dew gửi câu hỏi trước tiên mà câu nào của Night dew cũng hay và đúng ý TV. Những câu trả lời thì hết ý. Cám ơn Night dew nhiều và TV xin hỏi ké mấy câu ở đây:
- "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra..." ý nghĩa câu này là gì?
- Một số bài hát (cầu cho người qua đời) hay có chữ "Miền Nam" vd: "vui uống suối Miền Nam, vững tâm qua rừng mịt mù" (Chúa chăn nuôi tôi - Phanxico) ; xin Chúa dẫn đưa về như dòng nước xuôi Miền Nam (Ngày về - LMNS Kim Long) chữ Miền Nam ở đây nghĩa là gì?
- Bài hát "Trong gian truân" (LMNS Kim Long) có câu: "Chúa xô tôi xuống lòng vực thẳm" nghĩa là gì?
Những ca từ này hình như là trích trong Thánh Vịnh. Chắc BL biết. Giải thích cho TV và mọi người hiểu với. Cám ơn trước nhé. Xin Chúa chúc lành cho cả GĐTCVN.
CÂU HỎI QUÁ KHÓ, CHÚ H-LÂM CHẮC PÓTAY.COM.HIEN+LAM ....RỒI:icon8::12:

tạovật
22-02-2012, 10:24 PM
S_Đ_T lại xem thường BL rồi. Hãy đợi đấy. TV tin là BL ko những trả lời được mà còn trả lời rất hay nữa.

sống_đức_tin
22-02-2012, 10:50 PM
Câu số 2: Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản mà cứu chuộc, lại phải nhập thể và cùng cái chết ô nhục như thế để cứu chuộc?[/SIZE][/I][/B][/QUOTE]
Câu truyện minh họa cách thức Thiên Chúa cứu độ con người bằng câu chuyện sau :
Trong một cuộc đi cắm trại trong rừng, một số người bị rơi xuống một vực thẳm khá sâu; một số người khác đứng trên miệng hố, bàn bạc với nhau tìm cách cứu những người bên dưới:
- Cách thứ nhất : Những người đứng ở trên, nhờ nhìn thấy rõ đường đi nước bước, có thể hướng dẫn con đường phải theo để leo lên. Cách thức này coi tôn giáo như một học thuyết luân lý, một thứ đạo dạy ăn ngay ở lành và ai có khả năng thì theo. Cách thức này rất tốt cho những người có được một số điều kiện thích hợp nào đó : có ý chí, có hoàn cảnh xung quanh thích hợp, có kiến thức…; nhưng không phải là phương cách mọi người có thể theo được, nhất là với những người "tầm thường", những người sống trong cảnh "bần cùng sinh đạo tặc"....
- Cách thứ hai : những người đứng trên kêu gọi những người ở dưới hô lên điều gì mình cần : cuốc, xẻng, giây…., để những người ở trên thả xuống. Đây là thứ đạo xin sỏ. Cách thức này hay hơn ở chỗ mọi người đều có thể cầu xin, khấn vái. Tuy nhiên, cách thức này rất thực dụng, cầu xin những điều trước mắt mà không hề thấy lòng đạo liên hệ gì với đời sống luân lý thường ngày. Đây là thứ “đạo” ở những "tụ điểm" linh thiêng như các đền Bà, Lăng Ông,… Đó là một thứ tôn giáo bình dân, cách thức này làm cho những người tín hữu hạ thấp phẩm giá của mình.
- Cách thứ ba : vì thấy có nhiều người ở dưới vực đã có vẻ nản chí hoặc an vui với cuộc sống ấy, nên những người ở trên khuyến dụ bằng cách đe dọa và nhử mồi : mưa sắp đến, hết thức ăn…; đồng thời cũng kể những niềm vui : ráng lên khỏi vực ta sẽ đi nhậu…, nhằm để khích thích sức mạnh của những người ở dưới vực và để họ tự mình leo lên. Đây là thứ đạo thưởng phạt. Cách thức này có lẽ không tương ứng với một tôn giáo chính danh nào, nhưng lại biểu lộ trong nhiều tôn giáo, đặc biệt trong tâm tình sống đạo của người Kitô hữu…. Cách thức này làm cho con người trở nên trẻ con, ấu trĩ, bị dẫn dụ bằng những phần thưởng và những hình phạt…
- Cách thứ tư : Những người ở trên thòng dây xuống, những người dưới hố bám vào giây để những người bên trên kéo họ lên. Cách thức này tương ứng với đạo Cựu Ước, biểu lộ một sự can dự của Thiên Chúa vào cuộc sống con người, nhưng còn là một sự can thiệp "từ xa". Cách thức này cũng có phần nào "bỏ rơi" những người không có đủ khả năng sống đạo, như ta thấy trong đạo Do Thái thời Chúa Giêsu; và cũng chưa diễn tả được nét chính yếu của mầu nhiệm cứu độ Kitô giáo.
- Cách thức năm : Một người ở trên nhẩy xuống, nắm tay và cùng với những người bị nạn để leo lên. Cách cuối cùng là cách cứu độ của Thiên Chúa chúng ta, qua mầu nhiệm nhập thể và cứu độ của đức Giêsu Kitô. Chỉ cách thức này mới có thể vừa đón nhận được tất cả mọi người, vừa không hạ phẩm giá của con người. Con người được mời gọi sống với "Đức Giêsu dưới vực thẳm" như một người bạn.
Hình ảnh trên đây chắc chắc không thể diễn tả trọn vẹn Nhiệm cục Cứu độ của Thiên Chúa, nhưng có lẽ có thể giúp ta nhận ra một số sai lạc vẫn có và vẫn chi phối không nhỏ trên đời sống đức Tin của người Kitô hữu.:secret:st

Giu Se PbQuốc
23-02-2012, 10:00 AM
Câu 2:
Câu này rất khó, và ngay từ thời các giáo phụ đã cãi nhau rồi, nhất là với câu khẳng định của thánh Cipryano: “Ngoài Kitô Giáo ra không có ơn cứu độ”.
Với lời Thánh Kinh trong TĐCV, thánh Phêrô tuyên bố: “Vì ngoài Người (Chúa Giêsu Kitô) ra, dưới gầm trời này không ai đem lại Ơn Cứu Độ" (Cv 4,12) và chính Chúa Giêsu cũng khẳng định: “Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy” (Ga 14,6).
Tuy nhiên, từ sau lời phát biểu của ĐTC Gioan Phaolo rằng: “Trong các tôn giáo có những mảnh vụn của Tin Mừng…” Hay nói cách khác hơn, dù trong danh nghĩa nào, việc sống đạo đức yêu thương, ăn ngay ở lành đều không đi ra ngoài chân lý Tin Mừng, và như thế mặc nhiên ở trong một Đức Kitô toàn thể.


Xin hỏi anh Bảo Lâm là :
_ Đã là mảnh vụn thì làm sao hoàn chỉnh được ? Trong Tin Mừng có chép:
Lời Chúa: Mc 7, 24-30
Khi ấy, Ðức Giêsu đến địa hạt Tia. Người vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhưng không thể giấu được. Thật vậy, một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sấp mình dưới chân Người. Bà là người Hy lạp, gốc Phênixi thuộc xứ Xyria. Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà. Người nói với bà: “Hãy để con cái ăn trước, vì không nên lấy bánh của con cái mà ném cho chó con”. Bà ấy đáp: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn cũng được ăn những mảnh vụn của lũ trẻ nhỏ.” Người nói với bà: “Vì bà nói thế, bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi.” Về đến nhà, bà thấy đứa bé nằm trên giường và quỷ đã xuất.

Như vậy cho dù là những mảnh vụn thì phải thông qua Đức Giê Su KiTô mới được ơn cứu độ .
Các tôn giáo và người ngoại giáo muốn được ơn cứu độ phải thông qua Đức Giê Su KiTô .

Vậy chẳng lẽ tất cả những người ngoại giáo sẽ không được lên Thiên Đàng?
Theo mình thì không phải vậy . Bởi vì Chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa
CHIÊN TA THÌ NGHE TIẾNG TA (Ga.10:27)

những người tuân giữ điều răn thứ hai của Chúa Giê Su KiTô thì tự bản chất họ đã có tấm lòng hướng về Thiên Chúa là Tình Yêu.Nếu họ đã qua đời mà chưa kịp nghe Tin Mừng, Thiên Chúa đã có công trình cứu chuộc họ theo cách riêng của ngài mà mình chưa biết được:
Mc 12,28b-34
Khi ấy, có một người trong các kinh sư thấy Đức Giê-su đối đáp hay liền đến gần Người và hỏi : «Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?» (29) Đức Giê-su trả lời : «Điều răn đứng đầu là : Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. (30) Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. (31) Điều răn thứ hai là : «Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó». (32) Ông kinh sư nói với Đức Giê-su : «Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. (33) Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ». (34) Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo : «Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!» Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.

Vậy còn những người còn ngoại giáo , đã giữ điều răn thứ hai, mà đã kịp nghe Tin Mừng khi còn sống. Nếu họ thực sự là chiên của Chúa họ sẽ nghe tiếng Chúa mà trở lại đạo để giữ cả đều răn thứ nhất và mười điều răn Chúa đã ban từ thời ông Mô Sê ,và những điều mà Chúa Thánh Thần thông qua Hội Thánh phán truyền cho chúng ta. Như vậy ơn Cứu Độ với họ sẽ được toàn vẹn mà không phải là những mảnh vụn nữa.

Bảo_†_Lâm
23-02-2012, 10:15 AM
Xin hỏi anh Bảo Lâm là :
_ Đã là mảnh vụn thì làm sao hoàn chỉnh được ? Trong Tin Mừng có chép:
Lời Chúa: Mc 7, 24-30
Khi ấy, Ðức Giêsu đến địa hạt Tia. Người vào một nhà nọ mà không muốn cho ai biết, nhưng không thể giấu được. Thật vậy, một người đàn bà có đứa con gái nhỏ bị quỷ ám, vừa nghe nói đến Người, liền vào sấp mình dưới chân Người. Bà là người Hy lạp, gốc Phênixi thuộc xứ Xyria. Bà xin Người trừ quỷ cho con gái bà. Người nói với bà: “Hãy để con cái ăn trước, vì không nên lấy bánh của con cái mà ném cho chó con”. Bà ấy đáp: “Thưa Ngài, đúng thế, nhưng chó con ở dưới gầm bàn cũng được ăn những mảnh vụn của lũ trẻ nhỏ.” Người nói với bà: “Vì bà nói thế, bà cứ về đi, quỷ đã xuất khỏi con gái bà rồi.” Về đến nhà, bà thấy đứa bé nằm trên giường và quỷ đã xuất.

Như vậy cho dù là những mảnh vụn thì phải thông qua Đức Giê Su KiTô mới được ơn cứu độ .
Các tôn giáo và người ngoại giáo muốn được ơn cứu độ phải thông qua Đức Giê Su KiTô .

Vậy chẳng lẽ tất cả những người ngoại giáo sẽ không được lên Thiên Đàng?
Theo mình thì không phải vậy . Bởi vì Chiên của Chúa thì nghe tiếng Chúa
CHIÊN TA THÌ NGHE TIẾNG TA (Ga.10:27)

những người tuân giữ điều răn thứ hai của Chúa Giê Su KiTô thì tự bản chất họ đã có tấm lòng hướng về Thiên Chúa là Tình Yêu.Nếu họ đã qua đời mà chưa kịp nghe Tin Mừng, Thiên Chúa đã có công trình cứu chuộc họ theo cách riêng của ngài mà mình chưa biết được:
Mc 12,28b-34
Khi ấy, có một người trong các kinh sư thấy Đức Giê-su đối đáp hay liền đến gần Người và hỏi : «Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?» (29) Đức Giê-su trả lời : «Điều răn đứng đầu là : Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. (30) Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. (31) Điều răn thứ hai là : «Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó». (32) Ông kinh sư nói với Đức Giê-su : «Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. (33) Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ». (34) Đức Giê-su thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo : «Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!» Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.

Vậy còn những người còn ngoại giáo , đã giữ điều răn thứ hai, mà đã kịp nghe Tin Mừng khi còn sống. Nếu họ thực sự là chiên của Chúa họ sẽ nghe tiếng Chúa mà trở lại đạo để giữ cả đều răn thứ nhất và mười điều răn Chúa đã ban từ thời ông Mô Sê ,và những điều mà Chúa Thánh Thần thông qua Hội Thánh phán truyền cho chúng ta. Như vậy ơn Cứu Độ với họ sẽ được toàn vẹn mà không phải là những mảnh vụn nữa.


Cám ơn, nhưng xin đọc kỹ câu này nhé Giuse PbQuốc, BL có nói là họ ở ngoài Chúa Giêsu đâu:
Hay nói cách khác hơn, dù trong danh nghĩa nào, việc sống đạo đức yêu thương, ăn ngay ở lành đều không đi ra ngoài chân lý Tin Mừng, và như thế mặc nhiên ở trong một Đức Kitô toàn thể.

Bảo_†_Lâm
23-02-2012, 10:25 AM
Trang này do Night dew gửi câu hỏi trước tiên mà câu nào của Night dew cũng hay và đúng ý TV. Những câu trả lời thì hết ý. Cám ơn Night dew nhiều và TV xin hỏi ké mấy câu ở đây:
- "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra..." ý nghĩa câu này là gì?
- Một số bài hát (cầu cho người qua đời) hay có chữ "Miền Nam" vd: "vui uống suối Miền Nam, vững tâm qua rừng mịt mù" (Chúa chăn nuôi tôi - Phanxico) ; xin Chúa dẫn đưa về như dòng nước xuôi Miền Nam (Ngày về - LMNS Kim Long) chữ Miền Nam ở đây nghĩa là gì?
- Bài hát "Trong gian truân" (LMNS Kim Long) có câu: "Chúa xô tôi xuống lòng vực thẳm" nghĩa là gì?
Những ca từ này hình như là trích trong Thánh Vịnh. Chắc BL biết. Giải thích cho TV và mọi người hiểu với. Cám ơn trước nhé. Xin Chúa chúc lành cho cả GĐTCVN.

Trước khi trả lời các câu hỏi của chị tạovật, BL xin có vài lời trần tình:
- Thiết nghĩ với topic này, night dew lập ra chỉ nhằm thảo luận những câu hỏi trực tiếp liên quan đến Giáo Lý nhiều hơn, xin quý thành viên không hỏi những câu hỏi quá rộng và ngoài Giáo Lý.
- Mở đầu topic, night dew nói rõ là hỏi những ai có thể giúp ND trả lời, vì thế xin quý thành viên cùng tham gia đặt câu hỏi và tham gia trả lời. Bản thân BL này thấy cái gì mình có thể góp ý kiến trả lời được bao nhiêu thì trả lời mà thôi.
- Khi đặt các câu hỏi liên quan đến Thánh Kinh, nhất là TK Cựu Ước, thì phải chấp nhận rằng cho đến hôm nay, các nhà chú giải thời danh vẫn phải thừa nhận rằng, không phải điều nào cũng có thể giải thích hết được.


Trả lời câu 1: "Tôi đã thấy nước từ bên phải đền thờ chảy ra..." ý nghĩa câu này là gì?

Câu này trích từ sách ngôn sứ Êzêkiel 47, 1-9. 12, được dùng để hát khi rảy nước thánh trong Mùa Phục Sinh.
“Trong những ngày ấy, thiên thần dẫn tôi đến cửa nhà Chúa, và đây nước chảy dưới thềm nhà phía hướng đông, vì mặt tiền nhà Chúa hướng về phía đông, còn nước thì chảy từ bên phải đền thờ, về phía nam bàn thờ. Thiên thần dẫn tôi qua cửa phía bắc, đưa đi phía ngoài, đến cửa ngoài nhìn về hướng đông, và đây nước chảy từ bên phải. Khi đó có người đàn ông đi ra về hướng đông, tay cầm sợi dây, ông đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước tới mắt cá chân. Ông đo một ngàn thước tay nữa và dẫn tôi đi qua dưới nước đến đầu gối. Ông còn đo một ngàn thước tay và dẫn tôi đi qua dưới nước đến ngang lưng. Ông lại đo thêm một ngàn thước tay nữa, và đây là suối nước, tôi không thể đi qua được, vì nước suối dâng lên cao quá, phải lội mới đi qua được, nên người ta không thể đi qua được. Người ấy nói với tôi: "Hỡi người, hẳn ngươi đã xem thấy". Rồi ông dẫn tôi đi, rồi dẫn trở lại trên bờ suối. Khi trở lại, tôi thấy hai bên suối có nhiều cây cối. Người ấy lại nói với tôi: "Nước này chảy về phía cồn cát, phía đông, chảy xuống đồng bằng hoang địa, rồi chảy ra biển, biến mất trong biển và trở nên nước trong sạch. Tất cả những sinh vật sống động, nhờ suối nước chảy qua, đều được sống. Sẽ có rất nhiều cá và nơi nào nước này chảy đến, nơi đó sẽ trở nên trong lành, và sự sống sẽ được phát triển ở nơi mà suối nước chảy đến”.
- Đây là một số hình ảnh tiên trưng về Tân Ước, mà Đức Giêsu là Đền Thờ, và chính Người cũng tuyên bố như thế.
- Nước từ bên phải Đền Thờ chảy ra thành một nguồn suối (Ed 47,2): Bên phải thuộc về những người được Chúa cứu độ (x Mt 25,34), nhờ nước và máu từ trái tim Chúa (dấu chỉ Đức Giê-su bị đâm ngang cạnh sườn thấu tim) chảy ra khi bị đâm (x Ga 19,34) đã trở thành nguồn suối cứu độ.
- Thiên sứ dẫn ông Êzekiel trở lại hai bên bờ suối có nhiều cây ăn trái lá không bao giờ tàn, trái không bao giờ hết, lúc nào cũng có trái mới nhờ nước từ Đền Thờ chảy ra. Trái dùng làm lương thực, lá dùng làm thuốc (Ed 47,6.12): Dấu chỉ nguồn cứu độ phát xuất từ Đức Giê-su làm no thỏa khát vọng con người được cứu độ và tha thứ mọi tội lỗi. Người phụ nữ xứ Samari thưa với Đức Giê-su: “Thưa Ngài, xin Ngài ban cho tôi nước hằng sống để tôi hết khát, khỏi đến đây kín nước nữa” (Ga 4,14-15).
- Nước chảy ra biển Chết, nước biển hóa lành (Ed 47,8): Biển theo quan niệm lúc bấy giờ là sào huyệt của ma quỷ (x Mt 8, 31-32). Bởi đó thánh Gioan nói về ngày cánh chung không còn sự dữ hay quỷ không còn làm hại con người, lúc đó biển không còn nữa (x Kh 21,1), cũng là nhờ hiệu quả ơn cứu độ Đức Giê-su thực hiện trong Phụng Vụ Ngài thiết lập, khi Ngài từ cõi chết sống lại.
- Nước chảy tới đâu sinh vật lúc nhúc, có rất nhiều cá (Ed 47,9): Dấu chỉ ơn cứu độ của Đức Giê-su ban đem lại sự sống dồi dào cho mọi người (Ga 10,10).

Trả lời câu 2: - Một số bài hát (cầu cho người qua đời) hay có chữ "Miền Nam" vd: "vui uống suối Miền Nam, vững tâm qua rừng mịt mù" (Chúa chăn nuôi tôi - Phanxico) ; xin Chúa dẫn đưa về như dòng nước xuôi Miền Nam (Ngày về - LMNS Kim Long) chữ Miền Nam ở đây nghĩa là gì?

Cần biết:
- Bài “Chúa chăn nuôi tôi” của NS Phanxico Đình Diễn là một bài Thánh Ca trích từ 2 thánh vịnh 22 và 126 kết hợp với tâm tình phóng tác của tác giả nên không được xếp vào mục Đáp Ca.
- Còn bài “ngày về” của LMNS Kim Long thì trích nguyên văn câu thánh vịnh 126 theo bản dịch của nhóm CGKPV.
Cái chữ “Miền Nam” trong tv 126 vẫn còn là một thắc mắc của nhiều độc gỉa TK khi đọc các bản dịch khác nhau. Chẳng hạn:
“xin dẫn chúng con về như mưa dẫn nước về suối cạn miền nam” ( רדוד נחלים דרום - ρηχά ρεύματα νότου - leuis flumina meridiem - bản CGKPV hiện nay)
“xin tái lập số phận của chúng con, như những dòng suối trong sa mạc” ( הנחלים במדב - ρεύματα στην έρημο - flumina in deserto - bài huấn giáo của ĐTC Biển Đức XVI).
Còn nhiều bản dịch khác như của Đức HY Căn, cha Thuấn, cha Huân, cha Nhân, cha Vị… Nhưng xin chỉ trích dẫn 2 bản trên để chúng ta thấy tuy có khác nhau, nhưng chúng ta có thể kết hợp tìm câu trả lời:

Trước hết, chữ “Miền Nam” này cho thấy bối cảnh dân Israel bị lưu đày ở Babilon (Miền Bắc) và tv được hát lên khi họ được hồi hương về Miền Nam (Palestin). Với ý nghĩa này, cho thấy khi chúng ta hát tv này trong lễ cầu hồn, nhằm diễn tả sự hồi hương của người thân chúng ta về quê hương thật là Nước Chúa.
Kế đến, hình ảnh đề cập đến những dòng suối khô cạn của hoang địa Negev, khi được nước mưa ào ạt đổ tràn, phục hồi sức sống cho vùng đất khô cằn và làm cho nó nở hoa. Như vậy, lời cầu xin của tác giả Thánh Vịnh là xin phục hồi số phận của dân và xin cho việc trở về từ lưu đầy được giống như những dòng nước ấy, có khả năng biến sa mạc thành cánh đồng rộng lớn đầy cỏ xanh và nở hoa. Việc lưu đày sang Babylon, cũng như mọi hoàn cảnh đau thương và khủng hoảng khác, với thực trạng đau khổ đầy tối tăm, với những ghi ngờ và vẻ xa cách của Thiên Chúa, cũng giống như thời gian gieo hạt giống. Trong Mầu Nhiệm của Đức Kitô, trong ánh sáng của Tân Ước, sứ điệp này trở nên dứt khoát và rõ ràng hơn: người tín hữu đi qua bóng tối này giống như một hạt lúa mì rơi xuống đất bị chết đi, nhưng để nảy sinh nhiều hoa trái (x. Ga 12: 24 ), hoặc dùng một hình ảnh khác thân thương với Chúa Giêsu, thì người ấy giống như một người phụ nữ đau đớn khi sinh con để đạt được niềm vui khi sinh ra một sự sống mới (x. Ga 16:21). Đức Chúa Giêsu Kitô đã đến biến đổi đau thương thành hy vọng, đem lại cho chúng ta niềm xác tín, bởi vì đớn đau trong việc gieo giống là khởi đầu của sự sống mới, của niềm vui lớn lao và cuối cùng của Thiên Chúa.
Như thế, chúng ta có thể trả lời chữ “Miền Nam” này nói lên việc hồi hương về lại “Quê Hương” thật là Nước Thiên Chúa. Cái chết đưa chúng ta vào đời sống mới.


Trả lời câu 3: - Bài hát "Trong gian truân" (LMNS Kim Long) có câu: "Chúa xô tôi xuống lòng vực thẳm" nghĩa là gì?

Trước hết, xin kể một chút về bối cảnh sử dụng những bài hát mà tạovật đưa ra để hỏi:
Bài hát này được NSLM Kim Long kết hợp giữa các Tv 114, 129, sách 1Samuel 2,6 và sách Gióp.
Trong những lần được cơ hội gặp gỡ với các bậc nhạc sĩ thời danh, BL được biết, thời “Cách Mạng” nhiều ông bà anh chị em chúng ta đã phải bỏ đất nước ra đi trên những chiếc thuyền không đủ bảo đảm vượt biển, nhiều thuyền đã bị biển cả đánh chìm. Khi cử hành tang lễ cho nhưng nạn nhân này, mọi người cũng hát những ca khúc về phụng vụ cầu hồn, trong đó có bài hát “trong gian truân…”. Trong một lần tham dự lễ tang, NSLM Ân Đức (Hoan) nghe đến câu solo “Chúa xô tôi xuống dòng vực thẳm…”, ngài đã giật mình và đặt giả sử nếu những ai không hiểu kỹ được hết ý nghĩa của cả bản văn sẽ càng đau khổ hơn khi nhìn người anh chị em mình vừa bị nhấn chìm trong biển cả sẽ than trách Thiên Chúa quá tàn nhẫn mà vô tình hiểu sai về bản tính của Người, nên NSLM Ân Đức đã sáng tác bài hát “Tôi tin rằng Đấng Cứu Chuộc tôi hằng sống…” (trích từ sách Gióp 19,25-27) với một giai điệu tràn trề niềm hy vọng…
Khi nói ra những điều này cũng nhằm để nhắn với TV rằng, Bảo Lâm (HL) chưa đủ tuổi và cũng chưa đủ khả năng thánh nhạc để trả lời câu hỏi này, e là diễn sai ý của các nhạc sĩ tiền bối. Vì thế, TV có thể hỏi trực tiếp cha Kim Long (Phú Cường) và cha Ân Đức (Vũng Tàu), hoặc thông qua các vị nhạc sĩ nổi tiếng trên diễn đàn như Vinam và hongbinh sẽ trả lời cho chị.

BL xin cám ơn!

sun particles
23-02-2012, 12:32 PM
Đọc thích lắm. cho con hỏi ké:
- Trong Phúc Âm khi người ta xin đi theo chúa thì Chúa trả lời rằng con chồn có hang con chim trời có tổ con người không có chỗ tựa đầu thì có ý nghĩa là gì?
- câu tiếp theo là: Sao các nhà dòng ở trong miền nam rất nhiều người miền bắc và miền trung vào tu, và người bắc người trung vào tu thì ít bỏ ra về hơn miền nam?

con cám ơn các cha các thầy và các chú các chị.

Dom Khoa
23-02-2012, 01:35 PM
- Trong Phúc Âm khi người ta xin đi theo chúa thì Chúa trả lời rằng con chồn có hang con chim trời có tổ con người không có chỗ tựa đầu thì có ý nghĩa là gì?

Theo ý của DK , câu này ý Chúa muốn nói rằng: Ai muốn đi theo Chúa chắc chắn không phải là điều dễ dàng. Người còn chú thích thêm con chồn dù ban ngày nó có làm gì nhưng khi đêm tối về là nó có ngôi nhà bé nhỏ che chở nó, còn con chim thì dù đi đâu nó cũng có cái tổ ấm trên cây kia bảo vệ. Nhưng riêng những ai muốn theo Chúa thì "không có chỗ tự đầu", làm DK nhớ đến một câu nói của Chúa Giêsu rằng:" Ai muốn theo ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mà theo", ý Chúa muốn nói ở đây là khi đi theo Chúa, người Kitô Hữu phải biết hy sinh, biết cam chịu những gian khổ, thậm chí có lúc phải mất đi cả mạng sống của mình nữa chỉ vì làm chứng cho Chúa. vì thế mà hình ảnh "không có chỗ tựa đầu" gợi cho ta cảm giác lạc lỏng, bơ vơ, nguy hiểm. Và chỉ những ai chấp nhận đi trên con đường ấy cũng là đang vác Thập Giá theo Chúa và đang đi theo Ngài.

- câu tiếp theo là: Sao các nhà dòng ở trong miền nam rất nhiều người miền bắc và miền trung vào tu, và người bắc người trung vào tu thì ít bỏ ra về hơn miền nam.

Câu này em chỉ xin trả lời theo suy nghĩ cá nhân của mình thôi, miền Trung và miền Bắc là những nơi có vị trí địa lý rất hẹp (như miền Trung), với lại quanh năm thời tiết không cho phép những người nơi đây có khả năng làm giàu, lúc nào có bão, có giông là miền Trung và miền Bắc lãnh nhận trước nhất. Nói thế để giúp ta biết ở nơi đây cuộc sống con người rất khó khăn, vì thế từ bé họ đã tự tập cho mình ý chí vững vàng, và họ nhận ra rằng chỉ có cái học mới mong giúp họ vượt qua tất cả, nên phải công nhận rằng người dân miền Trung và miền Bắc nước ta có một "tinh thần thép", ý chí tự lực tự cường vươn lên rất mạnh mẽ, và cả đời sống Đạo của họ cũng vậy. Vì thế, cuộc sống đời tu tuy khó nhưng họ vẫn vượt qua đến cùng. Nhưng em thấy người miền Nam cũng có nhiều người đi tu và làm linh mục lắm mà chị?

Một vài điều nhỏ nhoi chia sẻ với chị. Xin các anh chị giúp thêm cho ý kiến.

Bảo_†_Lâm
23-02-2012, 04:57 PM
Đọc thích lắm. cho con hỏi ké:
- Trong Phúc Âm khi người ta xin đi theo chúa thì Chúa trả lời rằng con chồn có hang con chim trời có tổ con người không có chỗ tựa đầu thì có ý nghĩa là gì?
- câu tiếp theo là: Sao các nhà dòng ở trong miền nam rất nhiều người miền bắc và miền trung vào tu, và người bắc người trung vào tu thì ít bỏ ra về hơn miền nam?

con cám ơn các cha các thầy và các chú các chị.

Đọc kỹ câu hỏi của Sun, BL đoán người hỏi là một mơ-xa chăng?
Câu hỏi 1, thiết nghĩ Sun đã nghe nhiều và rất nhiều trong các bài giảng của các linh mục và rất nhiều trong các trang sách suy niệm rồi. Còn câu hỏi 2 thì “phạm quy” rồi Sun ạ! Câu này không thuộc phạm vi Giáo Lý, mà đúng hơn là thuộc Tu Đức, có lẽ sẽ hợp hơn nếu Sun hỏi các Cha Giáo Tập hay Dì Giáo Tập Sún nhé!

Bạn Dom Khoa đã tả lời cho Sun rồi đó. Đến lượt BL xin bổ sung như thế này:

Câu 1: “Chồn cáo có hang, chim trời có tổ, Con Người không có chỗ gối đầu…” (Lc 9, 58).
Hầu hết mọi câu tả lời trước đây nhấn mạnh đến việc khó nghèo. Ở đây BL xin mạn phép trả lời theo một hướng nhìn khác một chút:

Bối cảnh Israel từ ngày lập quốc, nhất là từ khi luôn bị đô hộ áp bức, cách riêng trong thời Chúa Giêsu, dân Israel đang chịu cảnh lệ thuộc Rôma và ông vua bù nhìn Hêrôđê, Israel ao ước chủ quyền và Đấng Cứu Thế của họ sẽ rất quyền lực, đập tan ách nô lệ.
Đó cũng là mong muốn chung của các môn đệ, họ mang trong mình một tâm trạng ấp ủ được làm chức này chức nọ khi Chúa Giêsu khởi nghĩa lập quốc thành công.
Thật vậy, trong 12 tông đồ, phần lớn có thể nói là cấp trung lưu (nghề đánh cá có đồng ra đồng vào, nghề thu thuế có của ăn của để…).

Khi muốn hiểu một câu Tin Mừng, nên đặt nó trong cả đoạn văn, thậm chỉ cả chủ đích xuyên suốt của sách Tin Mừng. Từ đó có thể thấy được thao thức của Chúa Giêsu khi chọn các môn đệ và xuyên suốt TM, Ngài luôn muốn họ loại trừ ra khỏi mình cái tư tưởng ham muốn quyền lực, để tập sống khiêm tốn. Đi ngược lên câu 46 (Lc 9,46 và 54) và sau đó nơi chương 20 câu 45-46 và chương 22 câu 24 sẽ thấy điều đó.

Mặt khác, Chúa Giêsu thường dùng nhiều cách nói ám tỷ (metaphor) như Chiên Con (hiền lành) Phêrô là Đá (vững chắc), Hêrôđê là Cáo (bù nhìn, lén lút trong bóng tối)…

Còn nữa, nếu ai đó đã từng để ý các tư liệu về huy hiệu của quân lính Rôma thời đó trên cờ chiến là hình chim đại bàng.

Từ đó chúng ta có thể cách nói ẩn dụ của Chúa Giêsu:
“Con chồn (Hêrôđê) có hang, chim trời (đại bàng Philatô) có tổ, Con Người (Chúa Giêsu) không có chỗ tựa đầu”. Nghĩa là khi một người muốn theo Chúa, Chúa xác định ngay từ đầu là nếu theo Hêrôđê ít ra còn có cái ngai, Philatô còn có cái quyền tổng trấn (Hêrôđê và Philatô là hai cơ quan chính trị thời đó), còn theo Chúa thì bỏ tất cả, không có gì hết.

Nếu hiểu được lối nói ẩn dụ về Hêrôđê và Philatô thì mới hiểu được câu: “Xác chết ở đâu, diều hâu tụ đó” (Mt 24,28) khi Chúa Giêsu tiên báo về sự sụp đổ của thành Giêrusalem, sẽ do quân Rôma (chim – lính diều hâu) tàn phá bình địa. (Hình như câu MT 24,28 này ít khi được chia sẻ).

Câu 2.
Sao các nhà dòng ở trong miền nam rất nhiều người miền bắc và miền trung vào tu, và người bắc người trung vào tu thì ít bỏ ra về hơn miền nam?

Như đã nói ở trên, không thuộc phạm vi topic này, nên BL không trả lời.
Tuy nhiên xin đưa ra cách lý giải vui vui:

Phải rồi Sun, vì Chúa nói: “Cầm cày thì không ngoảnh lại sau”. Trong khi dân miền Trung và miền Bắc phần lớn làm ruộng đi cày quen rồi nên cứ cắm cổ mà cày đâu sợ cày sót hay không thẳng, còn cái anh Miền Nam, phần lớn là dân Sài Thành không quen cày, nên vừa cày vừa ngó lại phía sau xem có sót không… hìhì, rớt là phải rồi.

Ngoài ra, nếu Sun là hotsoeur thì BL nhắn thế này:
Không thiếu những tu sĩ biện minh rằng, khi cày giữa trưa hè nóng nực và mệt mỏi thì cũng cần những ai đó đem cho bát nước hoặc cái khăn lau mồ hôi, giống như Chúa Giêsu trên đường thập giá có bà Vêrônica đem cho cái khăn vậy…
Đừng biện minh để rồi có thể mù quáng với những hoa thơm cỏ lạ bên vệ đường mà quên mất lý tưởng đang theo.
Chúc Sun là một đạt được lý tưởng nhé!

Bảo_†_Lâm
24-02-2012, 07:19 AM
Kinh này trong Sách Kinh Địa Phận Hà nội. Sách này hình như cũng phổ biến lắm. Nhà em lúc đọc Kinh giỗ thì không thể thiếu kinh này.
http://t2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcQtpHi6y60ueohB6yE6XELU14Efr9D_EwkT2yBM1mMW9_d8IToiiS2LpzJy
nguyên văn kinh cầu hồn
http://www.dunglac.org/index.php?m=module3&v=chapter&ib=297&ict=3244

Thú thật là câu này mình chịu thôi Trunghieu ạ! Có lẽ đây là những gì thuộc một số giáo phận phía Bắc và cách riêng được Imprimatur và phổ biến tại gp Hà Nội và Phát Diệm.
Xin các vị nào trên diễn đàn biết thì giải thích giúp, để BL cũng được thông công hiểu biết về vấn đề nảy.

sun particles
24-02-2012, 10:44 AM
con cám ơn chú Khoa và chú Lâm đã trả lời con, câu 2 chú Lâm trách con hỏi lộn sân nhưng vẫn hài hước trả lời. Con cám ơn và chúc hai chú khỏe và dễ thương luôn luôn.
con hỏi thêm câu này: Trong sách sáng thế Chúa phạt con rắn phải bò bằng bụng, vậy trước khi bị phạt con rắn có chân để đứng không ?

sun particles
24-02-2012, 10:47 AM
cho con hỏi thêm nữa: trái cấm có phải là trái táo mà mọi người bây giờ vẫn ăn không, vì con thấy mấy anh chị nói chuyện ăn trái táo trước kẻng...?

night dew
24-02-2012, 11:06 AM
con cám ơn chú Khoa và chú Lâm đã trả lời con, câu 2 chú Lâm trách con hỏi lộn sân nhưng vẫn hài hước trả lời. Con cám ơn và chúc hai chú khỏe và dễ thương luôn luôn.
con hỏi thêm câu này: Trong sách sáng thế Chúa phạt con rắn phải bò bằng bụng, vậy trước khi bị phạt con rắn có chân để đứng không ?

haha. hey!!!
sun partir hỏi hay wa. Vậy cho ND hỏi luôn câu này để các chiên da trả lời một thể.
- Chúa phạt ông Adong và bà Evà thấy trần truồng, thế trước đó ông bà có ở truồng không á???

KaJin
24-02-2012, 11:30 AM
cho con hỏi thêm nữa: trái cấm có phải là trái táo mà mọi người bây giờ vẫn ăn không, vì con thấy mấy anh chị nói chuyện ăn trái táo trước kẻng...?

Trong sách sáng thế Chúa phạt con rắn phải bò bằng bụng, vậy trước khi bị phạt con rắn có chân để đứng không ?


Ôi! Mơ-xa của anh Lâm đây!!!

Chị à! Thật ra thắc mắc những chuyện đó chẳng thêm được lợi ích gì cho phần hồn dù dựa trên Kinh Thánh. Nó chỉ thỏa mãn tò mò. Những câu hỏi đó làm chị tốn thời gian và...!!!

Trong Kinh Thánh là nói những điều cần nói và thiết yếu. tuy nhiên có rất nhiều việc cũng phải suy ngẫm mới hiểu được. Ta tuyệt nhiên không phải lúc nào cũng hiểu theo nghĩa đen trong Kinh Thánh mà bắt lỗi hay tò mò. Chúa nói: "Hãy phá đền thờ này đi. Nội trong 3 ngày ta sẽ xây dựng lại" (Ga 2,21). Ta phải hiểu Người nói về chính thân thể Người.



haha. hey!!!
sun partir hỏi hay wa. Vậy cho ND hỏi luôn câu này để các chiên da trả lời một thể.
- Chúa phạt ông Adong và bà Evà thấy trần truồng, thế trước đó ông bà có ở truồng không á???

Đơn nhiên là không mặc gì rồi!

1/ Chúa không hề phạt ông bà thấy trần truồng mà do con người tự do lựa chọn phản nghịch Thiên Chúa nên biết mọi điều tốt xấu và thấy mình đang trần truồng.

2/ Do ăn trái cấm họ nhận thức mọi điều tốt xấu, không còn nguyên chất sự thánh thiện ban đầu nhưng nghiên về tội lỗi, phải làm mới có ăn, cực khổ, sinh đẻ, chết... gì gì đó tùm lum.

night dew
26-02-2012, 06:35 PM
sao mọi người không trả lời cho ND nữa?
ND có hỏi điều gì sai không?
ND chỉ hỏi những gì ND không hiểu và đi hỏi nhiều người khác rồi,còn trên lớp giáo lý thì bị mắng.
chú Lâm cũng không trả lời con nữa ư?
ND có gì sai xin các cha anh chị chú chỉ giáo,ND xin lỗi với những gì ND làm mọi người khó chịu.

KaJin
26-02-2012, 07:38 PM
sao mọi người không trả lời cho ND nữa?
ND có hỏi điều gì sai không?
ND chỉ hỏi những gì ND không hiểu và đi hỏi nhiều người khác rồi,còn trên lớp giáo lý thì bị mắng.
chú Lâm cũng không trả lời con nữa ư?
ND có gì sai xin các cha anh chị chú chỉ giáo,ND xin lỗi với những gì ND làm mọi người khó chịu.

???!!! Chị ơi! Chị đừng khóc nhé :2:

Em đã trích câu hỏi rồi trả lời rồi mà?

Dom Khoa
29-02-2012, 12:59 PM
Câu hỏi: trái cấm có phải trái Táo chúng ta ăn bình thường không?
DK xin được trả lời câu này,theo DK nghĩ, trái cấm hoàn toàn không phải là trái táo mà mọi người vẫn ăn, nhưng chưa hề có ai biết trái cấm ra sao? hình dạng, mùi vị như thế nào cả. Vì khi đặt hai ông bà vào vườn Ê-đen, Người đã dặn:" Hết mọi trái cây trong vườn, ngươi cứ ăn; nhưng trái của cây cho biết điều thiện điều ác, thì ngươi không được ăn, vì ngày nào ngươi ăn, chắc chắn ngươi sẽ phải chết" (Sáng thế 2, 16-17) và Kinh Thánh có chú thích thêm:" Sự hiểu biết này có nghĩa là quyền quyết định điều gì là thiện, điều gì là ác. Tự cho mình quyền này , con người phủ nhận mình là thụ tạo", nên nếu nói như vậy thì cũng có thể không có trái cấm thật, nhưng tác giả sách này muốn dùng hình ảnh để cụ thể hóa tội lỗi để ta dễ dàng nhận ra.

sun particles
01-03-2012, 08:25 PM
con chưa hiểu lắm, mong mọi người tiếp tục giúp trả lời con

Bảo_†_Lâm
03-03-2012, 07:42 AM
cho con hỏi thêm nữa: trái cấm có phải là trái táo mà mọi người bây giờ vẫn ăn không, vì con thấy mấy anh chị nói chuyện ăn trái táo trước kẻng...?

Thật buồn cười khi đọc câu hỏi này. Không có một chứng cứ nào cho thấy trái cấm là trái táo cả. Trái cấm chỉ là một hình ảnh tượng trưng, là bút pháp biểu tượng nói về sự lựa chọn của con người nguyên thuỷ. “Cấm” trước hết nói về việc con người bất tuân lỗi lệnh “cấm” của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, có 3 nguyên nhân sau đây dẫn đến việc một số người ghán ghép cho rằng trái cấm là trái táo:

- Ảnh hưởng truyện thần thoại Hy Lạp về “những quả táo vàng của các nàng Hesperides” nơi khu vườn được canh giữ bởi con rồng (http://vi.wikipedia.org/wiki/M%C6%B0%E1%BB%9Di_hai_k%E1%BB%B3_c%C3%B4ng_c%E1%BB%A7a_Heracles)

- Ống thanh quản ở người, nhô lên rất rõ ở đàn ông, do đó được gọi là " quả táo của Adam " , từ một quan niệm rằng trái cấm dính ở cổ họng Adam khi chàng nuốt. Cụm từ "Trái cấm" thông dụng thường được hiểu như thú vui hay sự đam mê bất hợp pháp hoặc vô đạo đức, tiềm ẩn nguy hiểm khôn lường. Trong một vài sự giải thích, 'quả táo' được coi như một tình huống tình ái, ví dụ như "lần đầu tiên"

- Một số người, đặc biệt khu vực Bắc Âu dùng chữ “malum” để dịch từ רע (Híp-ri) và κακό (Hy Lạp), có nghĩa là “ác”, từ này trong tiếng Latinh tính từ có nghĩa là “ác quỷ”, nhưng danh từ lại mang nghĩa là “quả táo”.

Từ đó, một số giới trẻ Tây Phương đã cố tình hiểu theo cách hiểu thứ 3 này, và dần dần trở thành quan niệm chung, đặc biệt ảnh hưởng vào hội hoạ. Và có lẽ cũng từ quan niệm trên đây, vô hình chung ảnh hưởng đến cách “ví von” của người đương thời coi trái cấm như là trái táo.

Bảo_†_Lâm
03-03-2012, 07:56 AM
haha. hey!!!
sun partir hỏi hay wa. Vậy cho ND hỏi luôn câu này để các chiên da trả lời một thể.
- Chúa phạt ông Adong và bà Evà thấy trần truồng, thế trước đó ông bà có ở truồng không á???

Với câu hỏi này, biết cũng tốt, mà không biết thì cũng chẳng mất linh hồn đâu night dew ạ!

"Trần truồng": Trong Thánh Kinh, chữ "trần truồng" vừa có nghĩa "không đoan trang" nhưng cũng có nghĩa "yếu đuối không được bảo vệ" (x. Am 2,16, Mk 1,8, Tv 6,11). Thực ra trước khi phạm tội, con người cũng trần truồng (2,25) nhưng khi đó con người chấp nhận sự yếu đuối của nhau chứ không lạm dụng nhau. Sau khi phạm tội, con người che dấu sự yếu đuối của mình và lạm dụng sự yếu đuối của người khác.
Cũng nên biết tác giả cố ý chơi chữ: Trong tiếng Híp-ri, arum (משך זמן) nghĩa là "khôn ngoan", arom nghĩa là "trần truồng" (ארומה) còn arur (תחום) là "đồ chúc dữ". Con người nghe theo cám dỗ của Satan mà ăn trái cấm tưởng rằng mình sẽ trở nên arum (משך זמן), nhưng chỉ thấy thành arom (ארומה).

night dew
03-03-2012, 09:41 AM
Vậy là con đã hiểu, nd xin cám ơn các chú Lâm,Jin,Khoa nhiều. :53::53::53:

night dew
04-03-2012, 10:27 PM
Các đấng còn nợ con câu này chưa trả lời:

Trong phúc âm nói đến anh em Chúa Giêsu,có ai biết họ là anh em ruột hay anh em họ và tên họ là gì không?

Bảo_†_Lâm
05-03-2012, 09:47 PM
Các đấng còn nợ con câu này chưa trả lời:

Trong phúc âm nói đến anh em Chúa Giêsu,có ai biết họ là anh em ruột hay anh em họ và tên họ là gì không?

Chúng ta đã có tín điều Mẹ Maria đồng trinh, nên những người anh em của Chúa Giêsu được nói đến trong Phúc Âm là anh em họ.
Không có nhiều sử liệu về những người anh em họ này, chúng ta chỉ biết đựoc một số vị sau đây:

Đàng nội:
Ông Gia-cóp cũng gọi là Hê-li (x. Mt1,16 và Lc 3,23) sinh được 3 người con là bà Maria (không phải Đức Mẹ), ông Cleopatre và thánh Giuse.
- Bà Maria (lấy ông An-phê) sinh ra Giacobe và Giuse.
- Ông Cleopatre sinh ra Giu-đa và Simeon.
- Giuse kết hôn với Maria - sinh ra Chúa Giêsu.
(Giacobe và Simeon sau này là giám mục Gierusalem).

Đàng ngoại:
Phải kề đến ông bà Giacaria và Elizabeth (bố mẹ của Gioan Baptista).

KaJin
06-03-2012, 04:27 PM
Nơi diễn đàn nọ để giải đáp mọi thắc mắc của người Công Giáo. Thì một vị Linh mục được gọi là Cha Vương đã trả lời câu hỏi về "tội trọng" như sau:

"Nếu đã phạm tội trọng, bạn thật lòng muốn rước Chúa Giêsu Thánh Thể nhưng chưa có điều kiện xưng tội. Bạn có thể ăn năn tội cách trọn và thành tâm lên đón rước Chúa. Bạn phải xưng tội sớm nhất khi có thể."

Việc ăn năn tội cách trọn được giải thích nom na:

- Khi ăn năn tội cách trọn là thật lòng sám hối, quyết tâm sửa chữa. Vì lòng yêu mến Chúa và không muốn Chúa buồn chứ không vì mục đích nào khác cho riêng mình. Việc ăn năn tội cần có sự chuẩn bị dọn dẹp tâm hồn chu đáo để xin Chúa thứ tha.

Xin chú Lâm và mọi người giải thích thêm về ăn năn tội cách trọn. Con muốn hỏi: Khi phạm tội trọng con người không còn xứng đáng để đón nhận Chúa, mất và giảm thiểu ơn phúc Chúa ban nên việc ăn năn tội cách trọn để rước Chúa Giêsu Thánh Thể phải được cân nhắc thật kỹ càng phải không ạ?

night dew
17-04-2012, 08:54 AM
Con hỏi thêm:
Thấy người ta hát câu tung hô trong Mùa Phục Sinh mọi nơi mọi khác. Hát Ha-le-lu-ia, Al-le-lui-a, Ha-le-lui-a, kiểu nào đúng nhất?

mayxanh1234
17-07-2012, 06:09 PM
Có khó gì đâu, đó là việc của Thiên Chúa, vì tiên tri Thánh Kinh nói: “Ai sẽ làm quân sư cho Chúa, ai sẽ cố vấn cho Người…?” vả lại “Đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi, trời cao hơn đất bao nhiêu, thì đường lối ta cũng cao hơn đường lối các ngươi bấy nhiêu…”.
Tóm lại:
Tội tổ tông mọi người phải chịu là Chúa muốn thế.
Nhập thể và chết nhục nhã để cứu chuộc là cách của Chúa thôi mừ.
Vì : “Không có việc gì mà Thiên Chúa không làm được”.
Mầu nhiệm mà….


Em này trả lời huề vốn quá hà ... không phục, không phục :)

KaJin
17-07-2012, 09:43 PM
Em này trả lời huề vốn quá hà ... không phục, không phục :)
Haha, không phải là khâm phục à? :10:

mariakieuanh
17-07-2012, 09:57 PM
Tội nghiệp, còn trẻ thế mà cận nặng ghê:21:

mariakieuanh
17-07-2012, 10:07 PM
Hỏi kinh thế nhễ :24:. Người trả lời còn kinh hơn nữa. Toàn trên trời không thôi...



haizzz, nhưng nó chính đáng , đôi khi ngồi rảnh thắc mắc nhiều điều , hehe

mayxanh1234
17-07-2012, 10:36 PM
Haha, không phải là khâm phục à? :10:

yè ... thiệt ra thì em sun cũng có cái lý của em í ... Hễ ai thắc mắc điều gì về đức tin thì ta cứ hiên ngang phán .. đó là mầu nhiệm của Chúa ... là chắc cú không sai lạc vô đâu được hết ... khỏi lo phát biểu bậy bạ, kẻo bị quy tội lạc giáo rồi bị vạ tuyệt thông thì nguy to :D :D

Ai còn thắc mắc nữa thì ráng chịu khó học hỏi đức kiên nhẫn của các Thánh mà đợi cho đến lúc ... chết ... gom lại hết hỏi Chúa một lượt là chắc ăn nhất ... :D :D

duoc1706
17-07-2012, 10:58 PM
Con hỏi thêm:
Thấy người ta hát câu tung hô trong Mùa Phục Sinh mọi nơi mọi khác. Hát Ha-le-lu-ia, Al-le-lui-a, Ha-le-lui-a, kiểu nào đúng nhất?
Xin mời chị: http://www.kinhthanhvn.org/viewItem.jhtml?itemId=422
Em mách chị mẹo này nè (cũ mà vẫn đủ):
"Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết thì tra Google".
Chừng nào Google bó tay thì hãy hỏi "người sống", mà một khi Google đã bó tay rồi thì nguy cơ câu hỏi bỏ ngỏ cao lắm à :71:

T Phương Đông
18-07-2012, 02:38 AM
Nơi diễn đàn nọ để giải đáp mọi thắc mắc của người Công Giáo. Thì một vị Linh mục được gọi là Cha Vương đã trả lời câu hỏi về "tội trọng" như sau:

"Nếu đã phạm tội trọng, bạn thật lòng muốn rước Chúa Giêsu Thánh Thể nhưng chưa có điều kiện xưng tội. Bạn có thể ăn năn tội cách trọn và thành tâm lên đón rước Chúa. Bạn phải xưng tội sớm nhất khi có thể."

Việc ăn năn tội cách trọn được giải thích nom na:

- Khi ăn năn tội cách trọn là thật lòng sám hối, quyết tâm sửa chữa. Vì lòng yêu mến Chúa và không muốn Chúa buồn chứ không vì mục đích nào khác cho riêng mình. Việc ăn năn tội cần có sự chuẩn bị dọn dẹp tâm hồn chu đáo để xin Chúa thứ tha.

Xin chú Lâm và mọi người giải thích thêm về ăn năn tội cách trọn. Con muốn hỏi: Khi phạm tội trọng con người không còn xứng đáng để đón nhận Chúa, mất và giảm thiểu ơn phúc Chúa ban nên việc ăn năn tội cách trọn để rước Chúa Giêsu Thánh Thể phải được cân nhắc thật kỹ càng phải không ạ?
Theo thiển ý của mình, thì như thế này(đây cũng là cách mà mình áp dụng):
Khi con người phạm tội trọng thì đã đánh mất ơn thánh hóa, nhưng vẫn còn ơn trợ giúp. Ơn trợ giúp nhằm giúp ta nhận ra lỗi lầm của mình, ăn năn hối hận, quyết tâm quay về cùng Chúa, can đảm chạy đến tòa giải tội thú tội để giao hòa cùng Thiên Chúa.
Thế nên, khi trước Bàn Tiệc Thánh mà xét thấy mình còn mắc tội trọng, thì việc rước Chúa là hoàn toàn không nên. Cho dù tim ta hối hận, lòng ta khao khát, trí ta quyết tâm chừa cải... ta cũng không nên bình thường hóa việc rước Chúa, bởi vì đây là Bí Tích Thần Thiêng.
Trường hợp muốn rước Chúa, nhưng còn nghi ngại thì ta có thể tâm sự cùng Chúa, xin lỗi Chúa và xin Chúa ngự vào lòng cách thiêng liêng, chẳng hạn như:
"Lạy Chúa Giêsu! Con thật quá đau buồn vì tội lỗi của con, con biết Chúa yêu con lắm và cũng rất đau khổ vì tội lỗi con. Con nay biết lỗi rồi, xin Người thương tha thứ...và nếu đẹp lòng Người, xin hãy ngự vào hồn con cách thiêng liêng vậy. Amen".
Hoặc là những lời tâm sự, cầu xin khác tùy theo ơn soi sáng của CTT lúc đó.

T Phương Đông
18-07-2012, 06:22 AM
Câu số 2: Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản mà cứu chuộc, lại phải nhập thể và cùng cái chết ô nhục như thế để cứu chuộc?
Với câu hỏi này, tôi xin hỏi lại bạn:
Bạn đang có tiền thật nhiều, một hôm chợt nghĩ tới Cha Mẹ, bèn sai người giúp việc đi mua một ít thức ăn đã nấu sẵn đem đến cho Cha Mẹ mình.
Người em của bạn cũng không thiếu gì tiền, nhưng hằng ngày tự mình lặn lội ở những phố chợ xa, tìm mua những thứ gì mà Cha Mẹ mình thực sự cần thiết. Chưa hết, còn đem về nhà tự mình nấu nướng cho vừa khẩu vị của Cha Mẹ( vì đã hiểu ý). Sau đó dọn lên bàn, ân cần mời Cha Mẹ mình dùng bữa.
Vậy trong hai hình ảnh trên: Sự hy sinh, phục vụ của ai có giá trị hơn; Ai có hình ảnh rõ nét của Chúa Giêsu hơn?........
............
Hy sinh càng nhiều, tình yêu càng lớn. Huống hồ Thiên Chúa là Vua Tình Yêu, nơi Ngài tình yêu vượt quá trí hiểu của loài người, vượt không gian, vượt thời gian..vượt trên tất cả!

T Phương Đông
18-07-2012, 08:23 AM
Con hỏi thêm:
Thấy người ta hát câu tung hô trong Mùa Phục Sinh mọi nơi mọi khác. Hát Ha-le-lu-ia, Al-le-lui-a, Ha-le-lui-a, kiểu nào đúng nhất?
Halleluyah là từ ghép của Hallelu(ngợi khen) và Yah(chúc tụng). Halleluyah không chỉ hân hoan chúc tụng trong Mùa PS, mà phải được hát trong các mùa( trừ Mùa Chay).
Còn khi phát âm hát(hoặc đọc) là AL-LE-LU-IA thì sẽ chính xác hơn(chữ H câm).
Nhưng dù có đọc như thế nào thì ý nghĩa cũng chẳng hề thay đổi !

phale
18-07-2012, 01:04 PM
Câu số 2: Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản mà cứu chuộc, lại phải nhập thể và cùng cái chết ô nhục như thế để cứu chuộc?
Với câu hỏi này, tôi xin hỏi lại bạn:
Bạn đang có tiền thật nhiều, một hôm chợt nghĩ tới Cha Mẹ, bèn sai người giúp việc đi mua một ít thức ăn đã nấu sẵn đem đến cho Cha Mẹ mình.
Người em của bạn cũng không thiếu gì tiền, nhưng hằng ngày tự mình lặn lội ở những phố chợ xa, tìm mua những thứ gì mà Cha Mẹ mình thực sự cần thiết. Chưa hết, còn đem về nhà tự mình nấu nướng cho vừa khẩu vị của Cha Mẹ( vì đã hiểu ý). Sau đó dọn lên bàn, ân cần mời Cha Mẹ mình dùng bữa.
Vậy trong hai hình ảnh trên: Sự hy sinh, phục vụ của ai có giá trị hơn; Ai có hình ảnh rõ nét của Chúa Giêsu hơn?........
............
Hy sinh càng nhiều, tình yêu càng lớn. Huống hồ Thiên Chúa là Vua Tình Yêu, nơi Ngài tình yêu vượt quá trí hiểu của loài người, vượt không gian, vượt thời gian..vượt trên tất cả!
Mình xin trích một phần bài viết của Lm. Nguyễn Văn Hương được đăng trên http://danchuahiepthong.com (http://danchuahiepthong.com/) mong được chia sẻ với mọi người phần nào về "Ý nghĩa cái chết của Chúa":
Ý NGHĨA CÁI CHẾT CỦA CHÚA

Viết bởi Lm Nguyễn Văn Hương

http://www.simonhoadalat.com/hochoi/giaoluat/tusachgiaolygp/xungtoiruocle1/Bai21Hinh.jpg
Có một làng nọ hay xảy ra nạn ăn cắp, vị quan ra chỉ thị: nếu ai ăn cắp sẽ bị đánh 10 roi. Luật được phổ biến nhưng vẫn bị ăn cắp. Quan tăng 20 roi. Lại vẫn không hết nạn ăn cắp trong làng. Quan mới tăng 30 roi.

Bất ngờ người ta khám phá ra mẹ của quan chính là thủ phạm. Thương mẹ lắm, nhưng vì luật phải thi hành, nên quan cho lính bắt trói mẹ lại và cho đánh 30 roi. Tuy nhiên, khi bắt đầu đánh, quan cởi đồ áo ra và nằm trên người mẹ để chịu đòn thay cho mẹ.

Tác giả câu chuyện kết luận: đó là giây phút đẹp nhất, giây phút vĩnh cữu, giây phút giữa tình yêu và công lý gặp nhau!

Câu chuyện trên đây giúp chúng ta hiểu phần nào ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Thập giá là chữ T nói tới 3 ý nghĩa qua ba chữ T khác: Tội, Tình và Tha Thứ:

1) Chúa chết là vì tội ta

Cũng như vị quan đã chịu đòn thay cho mẹ mình, Chúa Giêsu chịu khổ nạn và chết trên thập giá vì tội của ta.

Nhìn lên thập giá Chúa, chúng ta ý thức về tội của ta và tội của cả nhân loại. Như Dân Do thái nhìn lên con rắn đồng treo trong sa mạc, họ nhớ lại tội đã xúc phạm đến Thiên Chúa (x. Ds 21, 4b-9).

Đức Giêsu chịu treo trên thập giá là vì tội lỗi nhân loại. Thánh Phêrô viết những lời thật ý nghĩa: “Tất cả tội lỗi của chúng ta, Đức Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính” (2Pr 2,24a).

Đức Giêsu đã gánh lấy tất cả tội lỗi của con người. Người chịu chết để con người được sống. “Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (2 Pr 2,24b).
. . . . .
Bài viết còn dài, nhưng mình chỉ trích phần trọng tâm có liên quan đến câu hỏi trên của night dew
(vì nếu đọc hết bài viết, e rằng ý tưởng bài viết vốn rất hay nhưng người đọc lại cảm thấy bị loãng).

T Phương Đông
18-07-2012, 03:07 PM
Mình xin trích một phần bài viết của Lm. Nguyễn Văn Hương được đăng trên http://danchuahiepthong.com (http://danchuahiepthong.com/) mong được chia sẻ với mọi người phần nào về "Ý nghĩa cái chết của Chúa":
Ý NGHĨA CÁI CHẾT CỦA CHÚA



Viết bởi Lm Nguyễn Văn Hương



http://www.simonhoadalat.com/hochoi/giaoluat/tusachgiaolygp/xungtoiruocle1/Bai21Hinh.jpg


Có một làng nọ hay xảy ra nạn ăn cắp, vị quan ra chỉ thị: nếu ai ăn cắp sẽ bị đánh 10 roi. Luật được phổ biến nhưng vẫn bị ăn cắp. Quan tăng 20 roi. Lại vẫn không hết nạn ăn cắp trong làng. Quan mới tăng 30 roi.

Bất ngờ người ta khám phá ra mẹ của quan chính là thủ phạm. Thương mẹ lắm, nhưng vì luật phải thi hành, nên quan cho lính bắt trói mẹ lại và cho đánh 30 roi. Tuy nhiên, khi bắt đầu đánh, quan cởi đồ áo ra và nằm trên người mẹ để chịu đòn thay cho mẹ.

Tác giả câu chuyện kết luận: đó là giây phút đẹp nhất, giây phút vĩnh cữu, giây phút giữa tình yêu và công lý gặp nhau!

Câu chuyện trên đây giúp chúng ta hiểu phần nào ý nghĩa cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá. Thập giá là chữ T nói tới 3 ý nghĩa qua ba chữ T khác: Tội, Tình và Tha Thứ:

1) Chúa chết là vì tội ta

Cũng như vị quan đã chịu đòn thay cho mẹ mình, Chúa Giêsu chịu khổ nạn và chết trên thập giá vì tội của ta.

Nhìn lên thập giá Chúa, chúng ta ý thức về tội của ta và tội của cả nhân loại. Như Dân Do thái nhìn lên con rắn đồng treo trong sa mạc, họ nhớ lại tội đã xúc phạm đến Thiên Chúa (x. Ds 21, 4b-9).

Đức Giêsu chịu treo trên thập giá là vì tội lỗi nhân loại. Thánh Phêrô viết những lời thật ý nghĩa: “Tất cả tội lỗi của chúng ta, Đức Giêsu đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính” (2Pr 2,24a).

Đức Giêsu đã gánh lấy tất cả tội lỗi của con người. Người chịu chết để con người được sống. “Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành” (2 Pr 2,24b).
. . . . .
Bài viết còn dài, nhưng mình chỉ trích phần trọng tâm có liên quan đến câu hỏi trên của night dew
(vì nếu đọc hết bài viết, e rằng ý tưởng bài viết vốn rất hay nhưng người đọc lại cảm thấy bị loãng).


Đây là câu hỏi của người lương. Nếu chúng ta trả lời bằng việc trích dẫn sâu xa về Kinh Thánh dễ làm cho người ta rối trí và không lĩnh hội được.
Như trẻ thơ đang còn bú mớm, nếu cho dùng thức ăn nặng thì không tốt, vì khó tiêu hóa.
Vì vậy khi giải thích phải tùy theo đối tượng. Nếu là người lương, người đơn sơ mộc mạc hoặc là trẻ em..thì cần phải giải thích ngắn gọn, đơn giản và thật gần gũi.
Việc đi sâu vào Kinh Thánh là cần thiết, nhưng phải từ từ, dè dặt...phải thật kiên nhẫn, không thể một sớm một chiều là đơm hoa kết trái.

phale
18-07-2012, 03:16 PM
Đây là trích bài viết để mọi người đọc và tùy nghi áp dụng, nếu để giải thích cho người không công giáo thì có thể bớt 3 đoạn Kinh Thánh ở phần dưới bài trích này, hoặc chỉ sử dụng 3 đoạn trên là đủ.

duoc1706
18-07-2012, 06:05 PM
Ai có thể giải thích giúp con lời Chúa trong đoạn Kinh Thánh này được không ạ:
Trong dụ ngôn những yến bạc theo Tin Mừng Thánh Matthêu có câu: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ!" (Mt 25,26-27).
Con thắc mắc "ngân hàng" Chúa muốn nói ở đây là gì.

hatbui.
18-07-2012, 07:56 PM
Therefore, you should have deposited my money with the bankers, and then, at my arrival, at least I would have received what is mine with interest. (Mt 25,27)
Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận.
heeeeeeeeee:icon3:

duoc1706
18-07-2012, 10:05 PM
Therefore, you should have deposited my money with the bankers, and then, at my arrival, at least I would have received what is mine with interest. (Mt 25,27)
Ngân hàng có thể định nghĩa đơn giản là tổ chức hoạt động kinh doanh cung cấp các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận.
heeeeeeeeee:icon3:

Vậy nếu giải thích bạc ở đây là các tài năng Chúa tặng thông qua tứ chi thân thể, thì theo anh, gửi ngân hàng có nghĩa là chặt tay chặt chân gửi vào đó, tức là gửi tài năng (bạc) của mình vào đó, để ngày Chúa trở lại, hay ít là ngày mình chết, Chúa sẽ tới ngân hàng kêu nhân viên đưa cả vốn lẫn lãi của tay chân mình đã gửi cho Chúa, tức hai ba cái tay cái chân nữa, phải không anh hatbui.? :71:

mayxanh1234
19-07-2012, 02:56 AM
Ai có thể giải thích giúp con lời Chúa trong đoạn Kinh Thánh này được không ạ:
Trong dụ ngôn những yến bạc theo Tin Mừng Thánh Matthêu có câu: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ!" (Mt 25,26-27).
Con thắc mắc "ngân hàng" Chúa muốn nói ở đây là gì.




Chị không rành vê khoa chú giải nên chỉ chia sẻ những gì chị cảm nghiệm được trong đời sống thiêng liêng thôi ...

Theo chị, số tiền mà Chúa trao cho mỗi người (kẻ 1 đổng, kẻ 5 đồng, kẻ 10 đồng), đó chính là những tài sản Chúa ban cho khi mình ra đời ... ví dụ sự thông minh, khéo léo, tháo vát, của cải thừa hưởng từ ông bà cha mẹ, sức khoẻ, vân vân ... Chúa đã trao cho mình một cách nhưng không, không phải để cho mình cất giấu đi dùng riêng cho mình mà là để chia sẻ với mọi người ... Kẻ được ban cho sức khoẻ thì phải lo giúp chăm sóc kẻ bệnh tật già yếu ... Kẻ thông minh thì phải giúp kẻ đần độn ... Kẻ giàu có thì phải giúp kẻ nghèo khó, vân vân ...

Vấn đề ở chỗ là tất cả những gì mình có đều là do Chúa ban, nhưng con người lại có khuynh hướng sống như thể tất cả những thứ đó là do tự mình mà có, và dành riêng cho bản thân mình dùng ... Vì thế người ta ích kỷ, lo hưởng thụ cho bản thân, mà không chịu chia sẻ cho kẻ khác ... Người giàu không giúp người ngheo, người khoẻ mạnh bỏ mặc kẻ đau yếu ... Đó chính là cái gốc gác của mọi sự đau khổ trên đời ...

Chị nói thiệt, nếu mọi người trên thế gian đều biết hy sinh, chia sẻ cho kẻ khác, thì nghèo, tàn tật, bệnh hoạn, già yếu, không bao giờ có thể khiến cho người ta đau khổ được cả ...

Bởi vây cái câu "Nghèo là cái tội", theo ý chị, cần được sửa lại thành :"Ích kỷ, tham lam, kiêu căng mới là cái tội" ... Bên Phật giáo gọi là tham sân si, bên CG gọi là 7 mối tội đầu :)

Bây giờ bàn về chữ ngân hàng ...


Thật ra không phải ai cũng có khả năng tận tay chăm sóc cho người nghèo, người giàu yếu, ốm đau ... Các tu sĩ, các giáo dân sống độc thân hay sống đời gia đình nhưng không phải bận rộn nhiều với miếng cơm manh áo thì có thể làm việc này dễ dàng ... Tuy nhiên những người khác vì quá bận rộn với công ăn việc làm hay gia đình con cái, không góp công được thì có thể góp của ... Không thể tự mình làm việc từ thiện thì có thể đóng góp vào quỹ thứa thiện để giúp cho các tu sĩ và các giáo dân khác có nguồn tài chính dồi dào để lo cho những kẻ bất hạnh trên đời ...

Nôm na, "ngân hàng" tương đương với "quỹ từ thiện"


Đó chỉ là suy diễn của riêng chị, không đọc từ sách vở nào hết ... cho nên may ra có thể đúng, còn ngoài ra thì ... không dám bảo đảm :)


Muốn biết đích xác hơn thì phải chờ lời giải đáp của các chuyên gia chú giải Thánh Kinh thôi :)

hoaanhdao
03-08-2012, 09:23 PM
Dạo này chú Lâm vắng mất tiêu rùi, sao không thấy lên trả lời nữa nhễ?

night dew
05-08-2012, 07:12 AM
Ai có thể giải thích giúp con lời Chúa trong đoạn Kinh Thánh này được không ạ:
Trong dụ ngôn những yến bạc theo Tin Mừng Thánh Matthêu có câu: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ!" (Mt 25,26-27).
Con thắc mắc "ngân hàng" Chúa muốn nói ở đây là gì.

ND nghĩ rằng, “ngân hàng” ở đây cũng là một hình thức na ná giống như ngân hàng ngày hôm nay vậy thôi, nghĩa là cũng có gửi tiền, vay tiền và có mức phần trăm lợi nhuận. Ngay cả thời cựu ước cách đó cả ngàn năm, sách Đệ nhị luật hoặc các ngôn sứ đã lên án việc “cầm giữ tiền của, cho vay nặng lãi…” hay cũng chính trong Tin Mừng cũng từng tường thuật việc Chúa Giêsu lật đổ shop đổi tiền của những kẻ buôn bán ở đền thờ…

night dew
05-08-2012, 07:17 AM
Hôm nay sr khó tính ra một câu hỏi mà bọn em chả hiểu mô tê gì hết, nhờ các đấng các bậc cao minh trên diễn đàn giúp trả lời cho nd nhé:
- Nguyên nhân ra đời của sách Rút trong Thánh Kinh?
- Khoảng thời gian ra đời của sách Rút?
- Sách Rút được viết với mục đích nào?

teenvnlabido
05-08-2012, 08:51 PM
Hai câu hỏi này bạn night dew đã nêu ra từ lâu, nhưng hôm nay tôi mới có hân hạnh đọc.Theo như ý kiến của tôi, tuy rằng đã có nhiều trả lời nhưng chưa thật sự đi trực tiếp vào chủ đề. Chính vì vậy, nếu các bạn thấy vẫn chưa ổn ,chúng ta hãy bàn luận tới cùng vì phần lớn mọi người còn thắc mắc chưa thông suốt những vấn đề này.

Câu số 1: Tại sao ông bà A-dong và E-và phạm tội tổ tông mà con cháu ai cũng mắc và phải đền mới được rỗi linh hồn? Ai làm nấy chịu chứ? Không lẽ cha ăn nho xanh mà con ê răng, cha ăn mặn để con khát nước?

Những câu hỏi Giáo lý khó mà bạn night dew đưa ra thường được nhiều người không thiện cảm với Đạo Công Giáo mang ra vặn vẹo, bắt bẻ, còn ngay trong hàng ngũ những người Ki Tô hữu chúng ta dậy lên rất nhiều thắc mắc.

Vấn đề được nhấn mạnh ở chỗ Thiên Chúa là đấng Công bằng, vậy thì tội ai nấy chịu, cớ sao lại đổ lên con cháu?

Tôi xin trả lời rằng đúng là Thiên Chúa không những hết sức Công bằng mà còn rất mực Từ nhân vì không hề có một ai trong loài người chúng ta bị phạt xuống Hỏa ngục vì tội nguyên tổ cả! Thậm chí người gây ra tội nguyên tổ là Adong E và cũng được tha bổng!

Chúng ta không mắc: vì đã được tha, không phải đền: vì Chúa Giê su đã đền tội thay!

Có người sẽ vặn: Vậy tại sao gọi là tội tổ tông truyền?

___ Đúng là truyền thật! Nhưng ở đây chúng ta phải hiểu rằng sự truyền này là cái hậu quả, chứ không phải truyền lại cái án phạt xa lìa Thiên Chúa mãi mãi mà lẽ ra con người phải gánh chịu, vì Chúa đã cứu chuộc, tha tội cho loài người.

Chúng ta hãy hình dung ra một lãnh thổ gấm vóc, có tòa lâu đài khổng lồ và hết sức tráng lệ mà Thiên Chúa đã dành sẵn cho loài người. Ông bà A dong E và cố tình tự bấm nút cho nổ một đầu đạn nguyên tử! Tất cả tan hoang, và nếu thứ gì còn sót lại sẽ nhiễm chất phóng xạ làm biến đổi từ tốt lành sang độc hại! Khoan bàn đến vạn vật trong tự nhiên bị ảnh hưởng bởi chất phóng xạ, nhưng điều rõ rệt là lòng trí con người hóa ra tối tăm, phải đau khổ và phải chết. Chúng ta có thể nhận thấy rõ sự biến đổi từ thông minh sáng suốt của con người trở nên ngu dốt, điển hình như chính ra phải nhận thức rằng hậu quả tệ hại mà chúng ta đang è cổ gánh chịu, là do tổ tiên chúng ta đã dùng vào quyền tự do Chúa ban để phá hỏng công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Nhưng ngược lại, chúng ta lại oán thán Người! Ai là thủ phạm gây nên hậu quả? Mắt chúng ta đã biến đổi nên không thể nhận ra!

Người bị hại lại bị quy tội! Thiên Chúa đã bị oan ức từ khi tổ tiên chúng ta phạm tội cho đến mãi thời @ này! Chúng ta hãy chấm dứt ngay những tư tưởng và những hành động tạo ra oan sai này!

Nếu muốn hậu quả của tội nguyên tổ không truyền lại, Thiên Chúa phải xóa bỏ toàn bộ thế cũ mà tổ tiên chúng ta đã phá hỏng để tạo một thế giới mới. Nhưng Người đã làm theo một cách thức riêng của Người mà không cần phá hủy thế giới cũ: đó là dùng sự dữ rút ra sự lành! Chính vì thế đêm Thánh Phục Sinh, Giáo hội đã reo lên:”Ôi tội hồng Phúc…”.Ông bà Adong E và đã tạo nên một vết hoen lịch sử và Thiên Chúa đã dùng Chúa Giêsu và Mẹ Maria để làm nên những gương huy hoàng rực rỡ, thanh tẩy mọi dấu tích tội nhơ.

Có lẽ chỉ cần vài dòng này người Ki Tô hữu chúng ta sẽ không còn oán trách, nghi ngờ sự Công Bằng của Thiên Chúa với điều kiện chúng ta phải cộng tác, cầu xin cùng Chúa Thánh Thần, ngoài ra có hết quyển nọ sách kia giải thích cũng vô ích, vì chúng ta hãy nhớ lại điều Chúa phán:”Lạy Cha là Chúa trời đất, Con tạ ơn Cha vì đã dấu không cho những người thông thái và khôn ngoan biết, mà lại mặc khải cho những kẻ bé mọn…” Thiên Chúa không hề che dấu như nghĩa đen của câu Kinh Thánh này, Người chỉ để mặc cho những kiêu ngạo, lòng trí tối tăm của con người tự che mắt làm cho họ không nhận biết mà thôi!

Câu số 2: Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản mà cứu chuộc, lại phải nhập thể và cùng cái chết ô nhục như thế để cứu chuộc?

Lẽ ra câu này có thể hỏi ngược lại rằng vì cớ gì chúng ta là một loài thụ tạo mà lại chất vấn Thiên ý của Thiên Chúa? Nhưng thôi, Người là đấng Khoan Nhân nên chắc không nổi giận.

Có thể 70, hay 80% chúng ta còn nghĩ rằng phải cần đến cái chết trên Thập giá mới có thể đủ công nghiệp để cứu chuộc loài người? Tôi xin mạn phép nhấn mạnh rằng không phải Thiên Chúa sắp đặt một cái chết trên Thập Giá, mà chính dân Do Thái bao gồm các thầy tư tế, luật sĩ, quân binh và dân chúng đã âm mưu và sắp đặt để bắt Chúa Giê su gánh chịu!

Chúng ta phải nhận thức rất rõ về việc này nếu không những kẻ cố tình giết Người sẽ không có tội mà nhất là Giu đa!

Có thể là một điều đáng giựt mình và rất nghiêm trọng khi thử phỏng vấn một số người về vai trò của Giu đa trong công cuộc cứu chuộc, hầu hết không dám phản đối và cho rằng Giu đa cần phải có!??. Họ suy luận rất đơn giản rằng nếu không có Giu đa bán Chúa, thì lời Kinh Thánh không ứng nghiệm, và như thế công cuộc cứu chuộc không hoàn thành!

Tôi hỏi vặn lại họ rằng nếu vậy thì Giu đa phải là một công thần, hoặc nếu không cũng chỉ là một vật thí thân không thể bắt tội, nhưng tại sao Chúa lại phê phán rằng :”Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn thay cho người nào nộp Con Người: thà người đó đừng sinh ra thì hơn. (Mattheu 26,24)”, gần như không mấy ai trả lời được và nói loanh quanh!

Tôi đã từng thấy có người nêu câu hỏi tương tự như câu số 2 của bạn night dew này và nhấn mạnh vai trò Giu đa trên một trang web của một dòng tu nổi tiếng, nhưng sự trả lời của các bề trên về vấn đề này không làm thỏa mãn sự thắc mắc!

Tôi rất tâm phục những trả lời của Cha Ngô tôn Huấn về Giáo Lý và Tín lý, vì rất nhiều vấn đề hóc búa, gài bẫy, ngài trả lời rất thuyết phục, riêng câu hỏi số 2 của bạn night dew này, tôi xin được làm một đệ tử nhập môn của ngài để trả lời như sau:

___ Nếu không có một âm mưu nào định giết hại Chúa Giê su bằng khổ hình Thập Giá, thì Ngài chỉ cần Nhập Thế và sống một cuộc đời gương mẫu thánh thiện là dư đủ công nghiệp để cứu chuộc loài người.Thậm chí để cần tha tội cho loài người, Thiên Chúa chỉ cần tuyên bố :”Ta tha tội cho các ngươi” là đủ! Tuy thế, vì Thiên Chúa là đấng thấu suốt quá khứ, hiện tại và tương lai cho nên Người biết mọi sự sẽ xảy ra như thế nào. Việc dân Do Thái âm mưu giết hại Chúa, nếu Ngài không muốn điều ấy xảy ra, nó sẽ không thể có và tồn tại. Nên hiểu rằng Ý Chúa định, hay Thánh Ý Chúa có nghĩa là Người biết sự việc sẽ xảy ra tỏ tường như thế nào trong tương lai, nhưng một là để cho nó xảy ra theo luật tự nhiên, hai là can thiệp bắt dừng lại.

Khi mà chúng ta hiểu minh bạch như thế nào là Ý Chúa định, hay Thánh Ý Chúa, chúng ta sẽ không còn nghi ngờ sự công bằng của Thiên Chúa, và không lo sợ rằng phải có một số người làm vật thí thân!

Chắc chắn, tuyệt đối Thiên Chúa không xúi bẩy một người nào đóng đinh Người, đó là do thần dữ xúi giục con người và tưởng đó là cách loại trừ một thủ lĩnh Ki Tô giáo, nhưng Chúa Giê su đã dùng sự dữ để rút ra sự lành khi Người cam chịu tất cả những đau khổ ấy để chứng minh tình yêu của Người đối với nhân thế.

Nếu muốn trả lời trực tiếp vào câu hỏi rằng:” Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản ….”, thì cũng có thể trả lời ngắn gọn:”Không phải Chúa chọn mà loài người chọn, rồi Chúa đành phải gật đầu! Tình yêu cao cả nhất là hy sinh mạng sống để cứu người mình yêu! Để minh họa cho việc này, bạn có thể xem lại nhiều đoạn trong truyện Ỷ Thiên đồ long ký, khi chàng Trương vô Kỵ lâm nguy đến tính mạng, nàng Triệu Mẫn với thân thế một quận chúa, sẵn sàng thi triển chiêu Thiên địa đồng thọ để cùng chết với địch, miễn người yêu mình được sống.Sợ rằng các smod cảnh cáo thì xin coi lại hạnh Thánh Maximilien Kolbe, thời thế chiến thứ 2 hy sinh vào lò hơi ngạt để chết thay cho người khác…

Còn rất nhiều câu hỏi trong topic này, nhưng mọi người đã trả lời, và tôi cho rằng nó cũng không khó trả lời vì những thắc mắc ấy thiên về tìm hiểu lề luật và không nhằm phản đối lại Thiên Chúa! Tôi có một suy nghĩ rằng trong việc tìm hiểu học hỏi những vấn đề về Giáo lý, chúng ta phải luôn tâm niệm rằng Thiện Chúa là đấng Chân,Thiện, Mỹ. Người không cần chúng ta làm chứng cho Người thì sự Chân Thiện Mỹ ấy mới bộc lộ hết giá trị. Mặt trời không cần chiếu soi cho Trái đất , nhưng sự sống trên trái đất sẽ không tồn tại nếu không có mặt trời! Chẳng qua, chúng ta là những người khiếm thị không nhìn thấy ánh sáng Chân Lý, thì chúng ta sẽ dùng đôi tai để lắng nghe và tìm về!

night dew
05-08-2012, 10:19 PM
Cám ơn chú teenvnlabido đã trả lời, nhưng thần học gì gì đó cao sâu quá, chính em cũng không hiểu thì e rằng những người ngoài công giáo lại càng không hiểu. Em thấy chú Bảo Lâm trả lời đơn giản như dưới đây
là đủ rồi chú teenvnlabido ạ!



À, xin mạo muội trả lời thế này nhé:
Câu 1: GLCG dạy rằng: “Tội nguyên tổ đã gây cho hai ông bà và con cháu mất sự sống siêu nhiên” (BL quên số để trích dẫn rồi). Từ đó kéo theo hậu quả là đau khổ và chết.

Như thế, không phải là con cháu cũng phạm tội đó, mà là ông bà làm mất sự sống siêu nhiên rồi nên không có mà truyền lại cho con cháu nữa, nên ông bà sao thì mình cũng vậy thôi. Sau này ơn cứu chuộc đến, nghĩa là Chúa Giêsu trả lại cho ta sự sống siêu nhiên đã mất đó. Bí Tích Rửa Tội là phục hồi lại sự sống siêu nhiên đã mất trước đó, nên phải rửa tội là vậy.

Ví dụ: Một ông bà kia có một cây vàng, ông bà hứa với thằng con trai là khi cưới vợ, ông bà sẽ cho đứa con trai cây vàng làm vốn sống, nhưng chẳng may kẻ gian ăn trộm mất cây vàng, và đến ngày đứa con cưới vợ ông bà mất rồi không có mà cho nữa. Thế là đứa con không còn cây vàng của bố mình, nên sau này sinh ra thằng cháu cũng không có mà cho… và cứ tiếp tục như thế.


Câu 2: Theo thiển ý của BL, thì đó là vì Thiên Chúa muốn biểu lộ tình yêu trào tràn của Ngài cho con người.

Xin đơn cử một ví dụ:
Một anh chàng ở Quận 5, yêu một nàng ở Quận Gò Vấp, anh chàng cứ nhắn tin, gọi điện mà không khi nào đến thăm hay đồng hành với cuộc sống của cô nàng, không thực sự đụng chạm với cảnh sống của cô nàng (ở ngoài Miền Trung còn phải đi làm rể, cày bừa cho ông gia nữa đó), thì liệu cô nàng có cảm nhận được tình yêu của anh ta không, tình yêu như thế có đáng tin không? Thậm chí không thiếu những trường hợp người con trai đã phải đổ máu để cứu người yêu đó.

Thiết nghĩ, nếu Chúa Giêsu ở trên trời nói vọng xuống rằng Ta yêu con người, mà không xuống đây để chia sẻ kiếp người của chúng ta, thì liệu con người có cảm nhận được tình yêu đó không?

Mạo muội trả lời như thế cho night dew nhé, BL hy vọng night dew thoả mãn phần nào.

Mong các tiền bối cao kiến hơn chỉ giáo.

teenvnlabido
06-08-2012, 03:26 PM
Bạn night dew có thể dùng từ bạn để gọi tôi cũng không có gì trở ngại, vì cách xưng hô không quan trọng lắm khi tham gia trên một diễn đàn. Thậm chí các linh mục có tham gia trên diễn đàn mà không xưng danh , cứ tôi với bạn mà gọi, không cần nghĩ ngợi! Có khi còn tranh luận căng thẳng!

Khi tham gia chủ đề bạn nêu ra, tôi có cho rằng hai câu hỏi bạn nêu ra chưa được trả lời trực tiếp nên xin góp ý. Việc này nếu ai không thông cảm sẽ cho rằng tôi tự cao tự đại khi:”…Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay…”

Sẽ không có sự phân biệt hay dở cao thấp trong khi tìm hiểu học hỏi về Giáo Lý Đức Tin trên diễn đàn. Chúng ta làm những việc này để củng cố, để bảo vệ niềm Tin của chúng ta. Chúng ta tìm về Chân Lý chứ không tạo ra Chân Lý, do đó tôi có viết ở đầu bài trước rằng nếu có ai thấy không ổn, có nghĩa là những giải thích tôi đưa ra không đúng, không thuyết phục, chúng ta hãy tranh luận đến cùng để làm chứng Thiên Chúa là Chân Lý.

Nếu hỏi Thần học là gì, và để làm gì thì tôi có biết. Hoặc chỉ cần gõ từ khóa là bách khoa từ điển Wikipedia có thể giúp chúng ta hiểu tương đối. Tuy thế môn học này chỉ dành cho các lớp tu sinh, cho nên tôi không được hân hạnh tham dự dù chỉ một vài giờ học. Thậm chí khi đọc một số đề tài chuyên về Thần học tôi không khỏi nảy ra suy tư: có lẽ những điều này không cần thiết phải tìm hiểu vì chẳng làm gia tăng Đức Tin ,Đức Mến chút nào! Chính vì thế khi viết các bài bàn luận về Giáo lý Đức Tin, tôi cố tình bình dân hóa những từ ngữ, thậm chí pha trộn những ví dụ ngoài đời.

Những điều vừa nói trên để giải thích rằng chẳng có gì gọi là thần học cao sâu trong bài viết của tôi khi trả lời đề tài bạn night dew đưa ra! Hãy thử xem lại:

Câu số 1: Tại sao ông bà A-dong và E-và phạm tội tổ tông mà con cháu ai cũng mắc và phải đền mới được rỗi linh hồn? Ai làm nấy chịu chứ? Không lẽ cha ăn nho xanh mà con ê răng, cha ăn mặn để con khát nước?

Trọng tâm của câu số 1 này là một sự oán thán Thiên Chúa khi cho rằng Người không công bằng! Tôi đã phản bác ý kiến này và cho rằng Người không những Công bằng lại còn rất mực Từ nhân. Những giải thích sau đó rất đơn giản bạn có thể xem lại…

Có lẽ chẳng phải là điều gì mới khi tôi xác định lại tính chất TRUYỀN của tội nguyên tổ! Thời buổi này một học sinh cấp ba cũng không lạ gì hậu quả của một vụ nổ bom nguyên tử. Chính vì thế để mọi người dễ dàng hình dung ra cái hậu quả được truyền lại của tội nguyên tổ, tôi đã dùng một hiện tượng về vật lý hạt nhân phổ thông để ví dụ, so sánh. Vì thế chẳng có một triết lý thần học bình thường chứ đừng nói là cao siêu trong bài viết này!

Bạn đừng đánh giá rằng hễ bạn không hiểu thì người ngoại giáo không thể hiểu vì tôi đã từng ngụ ý rằng những tâm hồn to lớn nhiều khi không thể hiểu vì không biết cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần, trong khi đó các tâm hồn bé nhỏ thì lại hiểu sâu. Bạn có biết rằng nữ bác học Marie Curie, nhà khoa học được giải Nobel,một trong những người đi đầu về học thuyết phóng xạ nguyên tử, thế mà bà ấy bỏ đạo chỉ vì không thể hiểu, không còn tin vào Chúa khi bà ta cầu xin với hết cả tấm lòng mà Chúa không nhận lời! Đến như Einsteins, một nhà bác học vĩ đại mà nhiều người lầm tưởng rằng ông là chỗ dựa của Đạo Công giáo qua vài câu chuyện có vẻ bênh vực Đạo thời sinh viên. Thật ra ông cũng không công nhận Đạo Công Giáo qua rất nhiều tư tưởng, bài viết, các tuyên bố mang tính cách châm chích Đạo! Trong khi ấy hãy thử coi lại đức tin của những ông bà nhà quê Việt Nam!

Sự oán thán Thiên Chúa không công bằng này xảy ra rất nhiều khi mà người ta mổ xẻ vấn đề tội nguyên tổ! Có một điều tôi nhận thấy, đó là những sự công kích Thiên Chúa bất công không hẳn là xuất phát từ những người ngoại đạo! Bởi vì phải nói lên một sự thực là người ngoại đạo trừ một vài kẻ chống đạo điên cuồng như TCN,Nguyễn tiên sinh, còn đa số họ khi được giải thích như thế nào là tội tổ tông truyền, họ không mấy phản đối,thậm chí còn có vẻ như giác ngộ được Chân lý. Trong khi đó, tôi từng thấy một vài thành viên Công Giáo có cả vài trăm bài viết trên diễn đàn nhacthanh.net, thế mà trong một đề tài “Mạn đàm về tội tổ tông”, (http://nhacthanh.net/diendan/showthread.php?t=20194) Chị T với một văn phong lai căng Anh Việt pha tạp, chẳng biết học thức nằm ở đẳng cấp nào lại chê bai Giáo hội ra mặt! Cha linh hướng có nhắc nhở nhưng chị ấy coi như không! Rất tiếc rằng đề tài ấy đã bị đóng lại và thủ tục nhập cảnh trang web kể trên quá phức tạp, rất khó cho việc đăng ký thành viên chứ nếu không tôi tin chắc rằng Thiên Chúa chỉ cần dùng một kẻ ngu ngốc nhất trong chúng ta cũng dư sức đập tan những tài năng có hạn mà kiêu ngạo có thừa!

Câu số 2: Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản mà cứu chuộc, lại phải nhập thể và cùng cái chết ô nhục như thế để cứu chuộc?

Toàn bộ ý tưởng câu này có đại ý như sau:

___Nêu ra thắc mắc về Thánh Ý Chúa định trong việc Cứu Chuộc.

Để trả lời câu này cho rõ ràng, trước tiên tôi bắt buộc xác định lại như thế nào mới đúng nghĩa là Thánh Ý Chúa hay Ý Chúa định! Việc này rất cần thiết vì tôi e rằng đa số chúng ta chẳng hiểu minh bạch, tỏ tường như thế nào mới là Ý Chúa định!

Nếu không thể hiểu được những gì tôi diễn tả, có thể chỉ cần nghe câu trả lời vắn tắt:

**** Câu số 2 : Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản…”

___ Thưa: Không phải Chúa chọn, mà phường gian ác bất nhân(loài người) đã chọn, và Thiên Chúa đành chiều theo ý của họ.

___ Không có tình yêu nào cao trọng cho bằng chết vì người mình yêu….

Bạn night dew nên hiểu rằng hai câu hỏi mà bạn đưa ra ở trên nếu chúng ta là những người Công Giáo mà không giải thích, chứng minh được thì chúng ta sẽ làm xấu hổ Danh Chúa. Tuy thế, không bao giờ lại căn cứ vào sự hiểu hay không hiểu của một số người để mà đánh giá những sự giải thích chứng minh trên đúng hay sai vì một nhóm người không thể là đại diện cho tất cả mọi người. Muốn phản bác một vấn đề gì, trước tiên chúng ta phải nắm được đại ý, mục tiêu mà đối phương yêu cầu giải thích, làm sáng tỏ. Rồi sau đó chúng ta mới trả lời trực tiếp những yêu cầu, vấn đề ấy. Tôi đã trả lời đề tài bạn nêu ra, nếu mọi người thấy tôi trả lời lạc đề, có thể yêu cầu thực hiện lại! Hoặc thấy lý luận của tôi không hợp lý ở chỗ nào, xin phản bác !

Chúng ta tranh luận như thế này, mục đích là tìm vinh danh cho Chân lý,cho nên nếu ai chỉ bảo cho tôi thấy được những sai lầm về Giáo lý ,Tín Lý trong bài viết của mình, tôi coi như những người thầy dìu dắt và củng cố đức Tin cho tôi trên con đường tiến nhà Cha.

night dew
06-08-2012, 06:19 PM
Cám ơn chú (bạn) teenvnlabido vì đã chịu khó trả lời cho con, nhưng nói thật là chú tư tưởng của chú bạn cao siêu thật đó. Con cũng thích tìm hiểu, nhưng cái đầu của em nó bé lắm chú bạn ạ. Lần sau chú giúp trả lời cho con ngăn ngắn và thâm thấp một chút, để con còn có thể lãnh hội được và nói lại cho người khác nữa chú nhé!

teenvnlabido
06-08-2012, 09:15 PM
Thấp nhất, ngắn nhất:

Câu hỏi 1:
TL: Tội: Được tha toàn bộ ////// Hậu quả: Vẫn phải gánh chịu một số lượng lớn truyền lại. Chúa vô cùng Công Bằng và Nhân Từ.

Câu hỏi 2:
TL: Những quân gian ác (loài người) chọn trước hình phạt Thập Giá, Thiên Chúa chiều theo ý của chúng! Tình yêu cao quý nhất là chết cho người mình yêu.

*************************************************************************

*****************************************

Bạn night dew chỉ cần nói ngắn gọn như thế khi có ai thắc mắc như 2 câu bạn hỏi.

Nếu còn ai sinh sự, nói họ Click vào ĐÂY (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=38429&page=2&p=149807#73)[/URL]. Còn nếu họ vẫn chưa vừa ý, nói họ Click tiếp vào [URL="https://thanhcavietnam.net/forum/index.php"]ĐÂY (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=38429&page=2&p=149807#73) , rồi đăng ký và tiếp tục hỏi.
Nếu họ vẫn chưa thông, nói họ tạm nghỉ một thời gian rồi thử lại!

duoc1706
06-08-2012, 10:51 PM
Bạn Night dew có vẻ trẻ con nhỉ :4: Chịu khó đọc nhiều là bớt thắc mắc ngay, ráng tự mình dùng mình mà giải thích cái mình thắc mắc. Hỏi người nhiều khi không vừa ý, thành ra hỏi leo mà không có kết quả. Mình cá với bạn là nếu bạn đọc các sách sử Do Thái trong Kinh Thánh như sách các Vua, Sử biên niên, hay thậm chí là Sáng thế, Xuất hành, là số câu hỏi bạn đặt ra nhiều đến mức -theo cách nói của Thánh Gioan- cả trái đất cũng không chứa hết sách các câu hỏi bạn đặt ra.

night dew
07-08-2012, 08:53 AM
Thấp nhất, ngắn nhất:

Câu hỏi 1:
TL: Tội: Được tha toàn bộ ////// Hậu quả: Vẫn phải gánh chịu một số lượng lớn truyền lại. Chúa vô cùng Công Bằng và Nhân Từ.

Câu hỏi 2:
TL: Những quân gian ác (loài người) chọn trước hình phạt Thập Giá, Thiên Chúa chiều theo ý của chúng! Tình yêu cao quý nhất là chết cho người mình yêu.

*************************************************************************

*****************************************

Bạn night dew chỉ cần nói ngắn gọn như thế khi có ai thắc mắc như 2 câu bạn hỏi.

Nếu còn ai sinh sự, nói họ Click vào ĐÂY (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=38429&page=2&p=149807#73). Còn nếu họ vẫn chưa vừa ý, nói họ Click tiếp vào ĐÂY (https://thanhcavietnam.net/forum/index.php) , rồi đăng ký và tiếp tục hỏi.
Nếu họ vẫn chưa thông, nói họ tạm nghỉ một thời gian rồi thử lại!


Cám ơn nhiều, nhưng câu hai mà trả lời như chú bạn, thì ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu không có ý nghĩa tha tội, mà chỉ tha hậu quả của tội thôi. Con cảm thấy nghi ngờ chú bạn ạ, vì như thế thì giá cứu chuộc bị giảm giá trị rồi.

night dew
07-08-2012, 08:55 AM
Con cám ơn chú duoc1706, nhưng đọc trong đó rất dài, và khó hiểu lắm, chú giúp con một cách đơn giản được không? Con đa tạ chú.

duoc1706
07-08-2012, 11:35 AM
Gọi chi chú, già thế! Mình năm nay mới 16 tuổi thôi. Đã gọi là "câu hỏi giáo lý khó" thì khó lòng mà ngắn được. Chịu khó đọc tí đi, đọc hết mới hiểu được nhiều!
Tuy là có vẻ nhàm chán và "nhiều chuyện" một tí, nhưng dù sao cũng nên nhắc lại: Cứu Độ là một MẦU NHIỆM của Thiên Chúa. Mà, mầu nhiệm thì con người chỉ có thể hiểu được ở một mức mà cái não nặng 1 kí 4 của con người cho phép chứ không thể hiểu cho toàn vẹn như chính Thiên Chúa là Đấng vô cùng hiểu được. Vậy thì ở mức con người, chúng ta có thể hiểu được bao nhiêu thì chúng ta cứ "moi móc" để hiểu cho đến "maximum" nhé :3: Một người không thể nói hết, thế thì mỗi người góp một ý là ok.
Trong thư gửi tín hữu Do Thái, đoạn 9 câu 22b nói rằng: "Không có máu đổ ra thì không có ơn tha thứ"! Ở đây, chắc chắn sẽ lại gây thắc mắc, nhưng trong tầm mức một con người, mình xin được nói những gì mình hiểu. Nếu chúng ta chịu khó đọc các truyện về sự đền tội ở Luyện ngục, chúng ta sẽ thấy. Thiên Chúa là Đấng cực tinh cực sạch và trước mặt Người, không thể có một hạt bụi bẩn nào hiện diện được. Thế nên, hầu hết mọi người đều phải đền tội rất lâu ở Luyện ngục để xoá cho sạch hết mọi tội mình đã phạm trước khi diện kiến Thiên Chúa, trung bình là 40 năm (theo nhiều mặc khải). Mà hình phạt ở Luyện ngục thì không nhẹ hơn Hoả ngục là bao nhiêu (theo Thánh Tôma Aquinô); phạm tội gì phạt tội đó, mà hình phạt nào cũng kinh khủng hơn mọi thứ đau khổ con người có thể tưởng tượng ra được ở trên đời này; do đó một giờ chịu phạt ở Luyện ngục còn dài hơn 10 năm chịu khổ ở trần gian. Nhiều khi chúng ta tưởng mỗi ngày đọc 3 kinh, mỗi tuần xem 1 lễ là đủ để được cứu độ ngay sau khi nhắm mắt. Điều đó đúng nếu chúng ta không bao giờ phạm một tội nào. Thiên Chúa rất từ bi ở đời này, Người sẵn sàng tha ngay khi ta xin tha thứ, nhưng cũng vô cùng công thẳng ở đời sau, một tội nhỏ nhất cũng phải đền trả cho đủ trước mặt Người. Vì thế, không lạ gì mà Người đòi phải có máu mới xoá được tội, vì "máu là sự sống".
Ở thời Cựu Ước, theo Luật Môsê, ai muốn được tha một tội nào đã chép trong Luật thì phải dâng lễ vật là chiên, bò, dê, chim hay bồ câu để tư tế sát tế (đổ máu) trên bàn thờ mới được tha. Chẳng những thế, muốn "xin lễ" (hy lễ kỳ an) thì cũng phải sát tế một con như vậy. Nói tóm lại, muốn đẹp lòng Chúa thì phải sát tế lễ vật. Hết một năm cũng phải sát tế, mừng một lễ cũng phải sát tế.
Nhưng, máu con chiên, con bò, con dê hay con bồ câu thì chỉ là máu các loài động vật, không có giá trị xá tội mãi cho con người. Để có một lễ xá tội vĩnh viễn, Thiên Chúa đã muốn chính Ngôi Hai Thiên Chúa, Con Một Chúa Cha, xuống thế làm người, đổ máu mình ra để làm lễ xá tội vĩnh cửu. Thật ra, chỉ một giọt máu của Chúa Giêsu cũng đủ để đền tội rồi, nhưng Chúa lại muốn đổ hết máu mình ra. Thư gửi tín hữu Do Thái cũng viết: "Nếu máu các con dê, con bò mà còn thánh hoá được những kẻ nhiễm uế, thì máu Đức Kitô lại càng hiệu lực hơn biết mấy" (Dt 9,13-14a). Vì lẽ đó, công nghiệp Máu Thánh Chúa Giêsu là vô cùng vô tận. Thời Tân Ước này, chúng ta không cần phải sát tế con chiên, con bò hay con chim câu mỗi lần muốn được tha tội nữa, mà chỉ cần dâng công nghiệp Máu Chúa Giêsu lên cho Thiên Chúa Cha là được. Muốn cầu xin điều gì, chúng ta cũng chỉ cần dâng công nghiệp Máu Thánh cho Thiên Chúa là được. Chúng ta lại chẳng cần phải tìm đâu xa để có được Máu Thánh ấy, mỗi lần rước Chúa Giêsu Thánh Thể là có đầy dư.
Giả như Chúa Giêsu đã không xuống thế làm người, hay đã xuống thế nhưng chẳng chịu nạn chịu chết, thì chúng ta chẳng có gì cả, ngoài giáo huấn của Chúa. Chúng ta phải lấy gì để xin tha tội cho mình? Nếu thế, giả như không theo hy tế giao ước cũ nữa, thì mỗi lần phạm tội, tội nhẹ thôi, chúng ta sẽ phải mất một tuần lễ vừa đọc kinh sáng trưa chiều tội vừa làm việc bác ái đến nửa ví tiền để xin được tha, mà cũng chưa chắc được tha (nên lưu ý là không có Thánh lễ!). Còn khi mắc tội trọng, chắc phải cắt tay để máu đổ đầy một chén mởi được tha. Nhưng tạ ơn Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, chẳng những chỉ cần đến toà Hoà giải là được tha sạch sành sanh, mà muốn xin Thiên Chúa điều gì chúng ta cũng chỉ cần nài xin nhân danh Chúa Giêsu là chắc chắn được Thiên Chúa lắng nghe (còn Chúa có nhậm lời hay không thì phải tuỳ thánh ý Chúa).
Còn về cách thức đổ máu chuộc tội, chính Thiên Chúa đã "lựa thời" để có một cách thức hoàn hảo nhất theo ý Chúa. Có thể nói như teenvnlabio, không phải Chúa đã xui khiến người ta dùng Thập Giá mà sát tế Chiên Thiên Chúa, nhưng là Chúa đã "ok" người ta làm vậy. Nếu Chúa Giêsu xuống thế sớm hơn một thế kỷ thì chắc là phải chịu ném đá chứ không phải chịu đóng đinh, mà trễ hơn một thế kỷ thì chắc là phải chịu chém đầu. Vậy thì, "Đức Chúa Giêsu đã dùng Thánh Giá, đinh sắt, lưỡi đòng như chìa khoá mở cửa Thiên Đàng" là do Chúa lựa đúng thời "Thánh Giá, đinh sắt, lưỡi đòng" đang được con người dùng mà thôi. Quả vậy, Thiên Chúa đã dựng được cả vũ trụ lạ lùng không xiết, chẳng lẽ Chúa lại không thể liệu được cách thức cứu rỗi con người hay nhất sao?
Âu cũng là do tình yêu mà Thiên Chúa đã làm tất cả những điều ấy, vì Thánh Gioan đã nói "Thiên Chúa là Tình Yêu". Người là chính Tình Yêu, chứ không phải là Thầy dạy Tình Yêu, hay Thiên Thần Tình Yêu.

Bảo_†_Lâm
07-08-2012, 03:47 PM
Hôm nay sr khó tính ra một câu hỏi mà bọn em chả hiểu mô tê gì hết, nhờ các đấng các bậc cao minh trên diễn đàn giúp trả lời cho nd nhé:
- Nguyên nhân ra đời của sách Rút trong Thánh Kinh?
- Khoảng thời gian ra đời của sách Rút?
- Sách Rút được viết với mục đích nào?

Tạm trả lời thế này:

Nguyên nhân ra đời:
Do vào thời hồi hương sau lưu đày Babilon. Tổng đốc Nơkhemia và tư tế Ét-ra đã buộc mọi người Do Thái phải ly hôn với các bà vợ gốc ngoại bang, vì cho rằng những người vợ dân ngoại là cái cớ cho việc du nhập và thờ các thần ngoại bang. việc này đã tạo nên một sự xáo trộn cho các gia đình Do Thái đang sống hạnh phúc với vợ con, mà trong thời gian sống lưu đày ở Babilon – Batư đã cưới nhau và sinh con đẻ cái. Vì thế, người viết tác phẩm Bà Rút đã lục lại gia phả vương triều Đavit, và tìm được hình ảnh bà Rút là gốc dân ngoại trở thành tổ mẫu Đavit, để biện minh chống lại quan điểm chủ nghĩa quốc gia (x. Er 10, 15-14 và Mt 1,5).

Khoảng thời gian ra đời:
- Cần phân biệt thời gian viết sách là vào khoảng thế kỷ thứ IV trước CN, thời hậu lưu đày Babilon.
- Còn thời gian bối cảnh được sách nói đến là khoảng thời gian giữa thời kỳ Các Thủ Lãnh (thẩm phán) và thời Samuel.

Mục đích:
- Đề cao những nhân đức trong đời sống gia đình và phê phán những quan niệm xưa về hôn nhân.
- Sự quan phòng của Thiên Chúa và đức tin hiểu như sự đáp trả của con người trước tiếng gọi của Ngài.

teenvnlabido
08-08-2012, 10:48 AM
https://thanhcavietnam.net/forum/images/misc/quote_icon.png Nguyên văn bởi duoc1706 https://thanhcavietnam.net/forum/images/buttons/viewpost-right.png (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?p=148816#post148816)
Ai có thể giải thích giúp con lời Chúa trong đoạn Kinh Thánh này được không ạ:
Trong dụ ngôn những yến bạc theo Tin Mừng Thánh Matthêu có câu: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ!" (Mt 25,26-27).
Con thắc mắc "ngân hàng" Chúa muốn nói ở đây là gì./QUOTE]


[QUOTE=mayxanh1234;148827]Chị không rành vê khoa chú giải nên chỉ chia sẻ những gì chị cảm nghiệm được trong đời sống thiêng liêng thôi ...

Theo chị, số tiền mà Chúa trao cho mỗi người (kẻ 1 đổng, kẻ 5 đồng, kẻ 10 đồng), đó chính là những tài sản Chúa ban cho khi mình ra đời ... ví dụ sự thông minh, khéo léo, tháo vát, của cải thừa hưởng từ ông bà cha mẹ, sức khoẻ, vân vân ... Chúa đã trao cho mình một cách nhưng không, không phải để cho mình cất giấu đi dùng riêng cho mình mà là để chia sẻ với mọi người ... Kẻ được ban cho sức khoẻ thì phải lo giúp chăm sóc kẻ bệnh tật già yếu ... Kẻ thông minh thì phải giúp kẻ đần độn ... Kẻ giàu có thì phải giúp kẻ nghèo khó, vân vân ...

Vấn đề ở chỗ là tất cả những gì mình có đều là do Chúa ban, nhưng con người lại có khuynh hướng sống như thể tất cả những thứ đó là do tự mình mà có, và dành riêng cho bản thân mình dùng ... Vì thế người ta ích kỷ, lo hưởng thụ cho bản thân, mà không chịu chia sẻ cho kẻ khác ... Người giàu không giúp người ngheo, người khoẻ mạnh bỏ mặc kẻ đau yếu ... Đó chính là cái gốc gác của mọi sự đau khổ trên đời ...

Chị nói thiệt, nếu mọi người trên thế gian đều biết hy sinh, chia sẻ cho kẻ khác, thì nghèo, tàn tật, bệnh hoạn, già yếu, không bao giờ có thể khiến cho người ta đau khổ được cả ...

Bởi vây cái câu "Nghèo là cái tội", theo ý chị, cần được sửa lại thành :"Ích kỷ, tham lam, kiêu căng mới là cái tội" ... Bên Phật giáo gọi là tham sân si, bên CG gọi là 7 mối tội đầu :)

Bây giờ bàn về chữ ngân hàng ...


Thật ra không phải ai cũng có khả năng tận tay chăm sóc cho người nghèo, người giàu yếu, ốm đau ... Các tu sĩ, các giáo dân sống độc thân hay sống đời gia đình nhưng không phải bận rộn nhiều với miếng cơm manh áo thì có thể làm việc này dễ dàng ... Tuy nhiên những người khác vì quá bận rộn với công ăn việc làm hay gia đình con cái, không góp công được thì có thể góp của ... Không thể tự mình làm việc từ thiện thì có thể đóng góp vào quỹ thứa thiện để giúp cho các tu sĩ và các giáo dân khác có nguồn tài chính dồi dào để lo cho những kẻ bất hạnh trên đời ...

Nôm na, "ngân hàng" tương đương với "quỹ từ thiện"


Đó chỉ là suy diễn của riêng chị, không đọc từ sách vở nào hết ... cho nên may ra có thể đúng, còn ngoài ra thì ... không dám bảo đảm :)


Muốn biết đích xác hơn thì phải chờ lời giải đáp của các chuyên gia chú giải Thánh Kinh thôi :)

Khỏi cần chuyên gia ở đâu nữa , vì chuyên gia vừa nói xong!

Có thể suy rộng ra nhiều thứ, nhưng cho dù một chuyên gia thật 120% đi nữa cũng không thể phủ nhận hay sửa sai giải thích này!

Đúng như thế! Nếu chúng ta không biết làm gì với những gì Chúa ban, thì hãy san sẻ cho người khác tất cả những gì tốt lành mà chúng ta có dư ấy.

Tất nhiên không cứ gì vật chất như tiền bạc mà cả những giá trị cao hơn thuộc về tinh thần đều có thể gởi vào “ngân hàng “ để làm từ thiện.

Xin phép mua bản quyền những tư tưởng trong bài viết này của bạn để san sẻ miễn phí cho mọi người.

teenvnlabido
08-08-2012, 10:58 AM
Cám ơn nhiều, nhưng câu hai mà trả lời như chú bạn, thì ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu không có ý nghĩa tha tội, mà chỉ tha hậu quả của tội thôi. Con cảm thấy nghi ngờ chú bạn ạ, vì như thế thì giá cứu chuộc bị giảm giá trị rồi.


Tôi suy nghĩ mãi mà không hiểu bạn night dew (sương đêm) muốn nói điều gì trong đoạn văn trên? Thôi thì tạm phỏng đoán bạn định nói rằng căn cứ vào những gì tôi viết:

___Sự (ơn) cứu chuộc của Chúa Giê su chỉ tha hậu quả của tội?

___ Như thế giá trị ơn cứu chuộc bị giảm?

Một trong những cách hay nhất của hùng biện là im lặng, vì bây giờ càng nói bạn cũng hiểu sang lối khác! Vì thế những gì sau đây xin nhờ đến mọi người ...

Thiên Chúa là Chân lý. Chúng ta không cần phải chứng minh điều này một khi chúng ta đã tin yêu Người. Nhưng vì hậu quả tội nguyên tổ làm cho trí khôn chúng ta hóa ra tối tăm, phải đau khổ và phải chết cho nên con người chúng ta cứ nghi ngờ Thiên Chúa.

Khỏi cần phải thắc mắc về tội nguyên tổ , cũng như khỏi thắc mắc về sự cứu chuộc của Ngôi hai Thiên Chúa làm gì cho mệt ! Tôi, bạn và mọi người chỉ cần : » Ai yêu mến Ta thì tuân giữ lời Ta » là đủ ! Nhưng nếu muốn tìm hiểu cho sâu để làm chứng nhân cho Chúa thì việc trước tiên chúng ta phải luôn cầu xin và tin tưởng vào Chúa Thánh Thần. Trong sách Tân Ước, thậm chí Chúa Giê su giảng đi giảng lại đều hoài công như nước đổ lá khoai, các môn đệ không hiểu thêm được một mẩu.Nhưng khi Thánh Thần ban ơn xuống, sự tình như thế nào thì bạn có thể đọc lại Kinh Thánh, nhất là trong sách Tông đồ công vụ.

Trong các bài viết trước tôi đã mạn phép nói rằng sự trả lời của 2 câu hỏi bạn đưa ra chưa được trực tiếp, chưa đi thẳng vào chủ đề ! Sự phát biểu như thế sẽ làm những người không thông cảm có thể cho rằng tôi hợm mình, nhưng điều tôi rất mong: đó là nếu ai thấy tôi phát biểu sai với Giáo lý ,Tín lý, xin hãy nêu ra cụ thể, rõ ràng những chỗ nào sai, chứ chỉ kết luận chung chung như bạn night dew (sương đêm) sẽ không thể thuyết phục !

Câu số 1 mà bạn nêu, nó thể hiện việc nghi ngờ sự công bằng của Chúa ! Tôi đã đánh sập cái nghi ngờ này khi nhấn mạnh rằng vì Chúa đã tha thứ tội và hình phạt bởi tội nguyên tổ, nên đừng oán trách Thiên Chúa nữa.Nhưng cái hậu quả vẫn còn TRUYỀN lại, ví dụ như sự kiêu căng đến rùng mình của chị T trong bài « Mạn đàm về tội tổ tông » mà tôi buộc phải trích dẫn để làm bằng chứng .Hoặc ngược lại với sự kiêu căng kia, trí khôn của chúng ta vẫn bị hậu quả tội nguyên tổ chế ngự nên rất tăm tối, không thể hiểu được một điều đơn giản như 2+2=4. Đó là Thiên Chúa rất Công Bằng và Nhân Từ.

Trong câu số 2 , tôi nhấn mạnh một sự hiểu sai lầm lệch lạc mà rất nhiều người trong chúng ta mắc phải, đó là sự hiểu lầm, hoặc không biết rõ như thế nào là Thánh Ý Chúa.

Tôi biết rằng khi phát biểu : » Cái chết trên Thập Giá không phải Chúa Cha đã chọn, nhưng do loài người gian ác đã chọn, và Thiên Chúa chiều theo ý của họ » ,sẽ làm cho nhiều người cảm thấy chói đôi tai và muốn phản đối, nhưng đây mới là chủ đích của tôi : nếu ai thấy sai lầm với Giáo Lý, Tín lý chỗ nào xin cứ việc chỉ bảo !

Sự thách thức như trên không phải là một sự kiêu căng hợm mình, vì nếu có ai chỉ cho tôi thấy chỗ sai với Giáo lý, Tín lý, tôi tin rằng đó là ơn do Chúa Thánh Thần ban xuống để giúp tôi điều chỉnh hướng đi trên con đường tìm về sự Chân Thiên Mỹ. Mà nếu không một ai phản bác được, thì đây là một sự minh oan cho Thiên Chúa vì không kể thời Cựu Ước, Thiên Chúa bị oan ức hơn hai ngàn năm nay khi mà những tội lỗi, những sự ác cứ được rất nhiều Ki Tô hữu chúng ta nghĩ rằng đó là do Thiên Chúa tiền định, loài người chỉ là một con tốt trên bàn cờ bị điều khiển!!!???

Nếu ai yêu cầu, tôi sẵn sàng mở một chủ đề riêng để giải thích cho tới bến việc như thế nào là Thánh Ý Chúa, còn trong phạm vi chủ đề hai câu hỏi này, tôi xin nói thêm rằng thực tế Chúa Giê su Ki Tô đã lấy Máu Thánh ra để chuộc tội nhân loại, và mọi kho tàng ơn ích phát sinh từ đây. Chúng ta có thể nêu những thắc mắc, đặt vấn đề là tại sao Thiên Chúa không như thế này ,thế nọ để tìm hiểu, học hỏi giúp cho đức Tin của chúng ta vững chắc nhưng việc trước tiên chúng ta cần lưu ý là do hậu quả tội nguyên tổ truyền lại, lòng trí loài người đâm ra u mê tối tăm khó mà nhận biết Chân Lý. Các đầu óc lỗi lạc của các triết gia ,nhà khoa học đi nữa nhiều khi còn u mê, tối tăm huống chi đầu óc những người kém cỏi như chúng ta. Việc chúng ta cần làm ngay bây giờ là hãy cầu xin cùng Chúa Thánh Thần để Người dẹp tan những kiêu căng, u mê, nghi ngờ để chúng ta tìm đến Người.

night dew
08-08-2012, 12:21 PM
Tôi suy nghĩ mãi mà không hiểu bạn night dew (sương đêm) muốn nói điều gì trong đoạn văn trên? Thôi thì tạm phỏng đoán bạn định nói rằng căn cứ vào những gì tôi viết:

___Sự (ơn) cứu chuộc của Chúa Giê su chỉ tha hậu quả của tội?

___ Như thế giá trị ơn cứu chuộc bị giảm?

Một trong những cách hay nhất của hùng biện là im lặng, vì bây giờ càng nói bạn cũng hiểu sang lối khác! Vì thế những gì sau đây xin nhờ đến mọi người ...

Thiên Chúa là Chân lý. Chúng ta không cần phải chứng minh điều này một khi chúng ta đã tin yêu Người. Nhưng vì hậu quả tội nguyên tổ làm cho trí khôn chúng ta hóa ra tối tăm, phải đau khổ và phải chết cho nên con người chúng ta cứ nghi ngờ Thiên Chúa.

Khỏi cần phải thắc mắc về tội nguyên tổ , cũng như khỏi thắc mắc về sự cứu chuộc của Ngôi hai Thiên Chúa làm gì cho mệt ! Tôi, bạn và mọi người chỉ cần : » Ai yêu mến Ta thì tuân giữ lời Ta » là đủ !...


Tìm hiểu về tội nguyên tổ là điều đáng quan tâm chứ teenvnlibido, vì một đứa trẻ được đem đến rửa tội, nếu mọi người hiểu không đúng thì cho rằng nó mắc tội nguyên tổ nên phải rửa cho được sạch, mà đứa trẻ mới sinh ra thì biết gì mà có tội, vì tội phải được cấu thành từ ba yếu tố: ý chí, lý trí và tự do.
Chính vì thế mà con được đả thông từ câu trả lời của chú Lâm giải thích rằng, tội nguyên tổ là làm ông bà Adam mất sự sống siêu nhiên (mà mất sự sống siêu nhiên là mất quyền làm con Chúa, mất những đặc ân Chúa ban nên có đau khổ và chết. theo sách GLCG). Vì thế, phép Rửa Tội được gọi là tái sinh, nghĩa là Chúa Giêsu dùng ơn cứu chuộc phục hồi lại cho chúng ta ơn siêu nhiên đã bị ông bà nguyên tổ làm mất đó.
Hiểu đơn giản là: Ông bà làm mất, nên không còn có mà truyền lại cho con cháu, bây giờ Chúa Giêsu cho ta ơn siêu nhiên đã mất. Con chỉ hiểu như thế thôi, tưởng việc đã chìm xuồng rất lâu, nhưng vì chú teenvnlibido khơi lại nên con mới thắc mắc, con xin lỗi nhé!

KaJin
08-08-2012, 01:11 PM
Ôi! Mọi người nói cao siêu quá khiến Jin hơn choáng. Jin nghĩ như vầy: Đã là con người bình thường thì không thể nào hiểu hết được tất cả thánh ý Chúa cũng như công trình của Chúa, tuy nhiên Chúa không cấm con người tìm hiểu Chúa; vậy nên chúng ta hãy tìm hiểu Chúa trong khả năng chúng ta có thể và cầu nguyện xin ơn soi sáng. Chúa chúc lành cho những ai tìm kiếm Người, và cũng có một số người được Chúa mặc khải cách đặc biệt.

Về phần chúng ta, hãy dùng đức Tin mà cảm nhận sự hiện diện của Chúa cũng như dùng con mắt đức Tin mà nhìn công việc Chúa làm. Còn trí khôn thì hãy sử dụng để biết Chúa trong sự hẹn hẹp, đơn sơ. Còn ai mà muốn biết nhiều hơn, ở cảnh giới cao hơn; chắc phải học nhiều về Thần Học.

Ở topic này có mấy câu hỏi do chị night dew đặt ra rất hay và cũng được chú Bảo_†_ Lâm trả lời rất dễ hiểu, thiết nghĩ mỗi thành viên vào đây không cần phải có câu trả lời riêng cho mình (nếu câu trả lời ấy cũng giống ý của chú) nhưng hãy đọc để học hỏi. Và có thể tiếp tục ở câu hỏi mới.

teenvnlabido
08-08-2012, 08:41 PM
Nếu có bạn nào cho rằng việc bàn luận những thắc mắc về Giáo lý ,Thánh kinh là cao siêu quá không nên bàn thì tôi cũng hoan hô cả hai tay ,vì vừa qua tôi có phát biểu rằng chỉ cần tuân giữ những giới răn của Chúa là đủ. Chúng ta sẽ chỉ cần nhìn bằng con mắt đức Mến, ,tức có nghĩa là “Phúc cho ai không thấy mà Tin”.

Nhưng một khi đã nêu thắc mắc ra, mà nhất là nội dung của các câu hỏi ấy làm cho mọi người nghi ngờ về sự Công Bằng của Thiên Chúa, mà sự trả lời không chính xác, không thuyết phục thì những Ki Tô hữu chúng ta có lỗi trước mặt Chúa vì đã làm xấu hổ cho Danh Ngài.

Tôi đã từng nhắc rằng Thiên Chúa là Chân Lý, những sự bàn luận, tranh luận đều quy về mục đích tôn vinh Sự Thật của Người. Hậu quả của tội nguyên tổ vẫn còn đè nặng trên chúng ta, cho nên nhiều khi chúng ta vẫn vô tình bảo vệ tự ái của chúng ta hơn là bảo vệ những sự minh chứng cho Chân Lý của Người.

Vì phép tế nhị cần phải có, tôi không dám nói thẳng nên chỉ nói chung là chưa có những câu trả lời trực tiếp, nhưng bạn night dew cứ mang ví dụ của anh Bảo Lâm ra , nên bất đắc dĩ tôi xin nhắc cho bạn Night dew rõ một điều :
___ Câu thắc mắc số 1 của bạn muốn than oán rằng Thiên Chúa không Công Bằng, nên tất cả những gì tôi đã phát biểu đều minh chứng rằng Thiên Chúa không những rất Công Bằng, mà còn rất mực Từ Nhân.

Sự trả lời của anh Bảo lâm chỉ nói đến công ích của Bí tích Rửa Tội, chứ không chứng minh Thiên Chúa là đấng Công Bằng, cũng như không xác định rõ sự truyền lại của tội nguyên tổ chỉ là những hậu quả! Hãy thử tưởng tượng chúng ta trả lời một người ngoại giáo khi họ hỏi câu số 1 bằng cách nói về công ích của phép Rửa Tội, các bạn sẽ trả lời thế nào khi họ vặn vẹo rằng Ông A Dong và bà E Và phạm tội thì mới cần phép rửa tội, chứ còn thế hệ con cháu có phạm đâu mà cần rửa, cần tha tội! Có thể bạn đã yên tâm với câu trả lời của anh Bảo Lâm, nhưng bạn chỉ có thể dành cho bạn, chứ không thể minh chứng hay trả lời cho nhiều người Công Giáo khác, huống chi người ngoại đạo! Vì câu trả lời bạn cho là đủ đó, thật sự chưa bẻ gẫy được một tí gì sự oán thán Thiên Chúa, cho Người là bất công một khi người ta hạch sách rằng tội ai nấy chịu chứ tại sao lại đổ lên đầu con cháu !

Khi muốn trả lời cho tường tận câu số 2 của bạn, thường hay phải đối mặt với một câu hỏi có thể phát sinh, đó là cái chết đau thương trên Thập Giá của Chúa Giê su đã được loan báo từ ngàn đời, vậy Thiên Chúa có tiền định, tức là sắp đặt hay chọn trước hay không ? Xin nói thật một điều: ngay cả các bề trên khi được hỏi rằng:” Nếu Thiên Chúa định trước cái chết cho Ngôi Hai để cứu chuộc nhân loại, vậy thì những kẻ đóng đinh Chúa, âm mưu giết Chúa phải chăng chỉ là vật thí thân. Họ chính ra không có công thì thôi chứ sao lại bắt tội ?” Các ngài nhiều khi vẫn chưa trả lời sát vào câu hỏi !

Tôi xin nhắc lại ý kiến: Một là cứ tuân theo các giới răn của Chúa, thế là OK , khỏi cần bàn cãi gì cho mệt ! Vì phúc cho những ai không thấy mà Tin!
Còn nếu đã muốn tìm hiểu về Giáo Lý Đức Tin, tức là muốn làm chiến sĩ cho Chúa Ki Tô, chúng ta phải tiếp thu, học hỏi nhất là cầu xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng.

Xin nói thật rằng tất cả chúng ta ai cũng nghĩ mình sẵn sàng chiến đấu cho Chúa KI Tô, nhưng điều này chưa chắc là sự thực, và chưa chắc đã có kết quả ra hồn! Chúng ta không ngần ngại viết hàng lô bài nói về tình yêu vô biên của Thiên Chúa nhưng không hề để ý rằng hàng đống giới trẻ chưa thấy tình yêu bao la của Thiên Chúa ở chỗ nào, mà họ chỉ thấy vô số điều muốn oán than Thiên Chúa, trách móc sao Người lại im lặng trước bao nỗi khổ đau! Chúng ta nêu ra một số thắc mắc mà nội dung đều chứa đựng những nghi ngờ về Thiên Chúa, rồi tự an ủi bằng những câu trả lời thiếu sự thuyết phục! Chúng ta chỉ có thể yên tâm với một số ít người nào đó, nhưng còn phần lớn trong đó kể cả người Công Giáo và ngoại giáo lại càng tin hơn! Nhưng tiếc rằng cái tín ở đây là tin rằng Trời cao không có mắt, Thiên Chúa vô tình trước nỗi khổ đau…!

Có lẽ không cần giải thích về mục đích của sự tìm hiểu, học hỏi những vấn đề Giáo Lý Đức Tin này vì ai cũng tự hiểu. Chính vì thế nên tôi sẵn sàng lắng nghe nếu ai chỉ bảo cho tôi thấy những sai lầm trong sự phát biểu của tôi trong khi trả lời bạn night dew này, nhất là những sai lầm về Giáo Lý Tín Lý. Tôi cho rằng đó cũng là ơn của Chúa Thánh Thần soi đường chỉ lối cho tôi bước đi trong Chân lý Người. Và nếu không ai phản bác được những gì tôi phát biểu, thì xin hãy xem đó như là một sự ăn năn cùng Thiên Chúa khi con người chúng ta luôn nghi ngờ, lỗi phạm đến Người.

hoaanhdao
08-08-2012, 09:01 PM
...
___ Câu thắc mắc số 1 của bạn muốn than oán rằng Thiên Chúa không Công Bằng, nên tất cả những gì tôi đã phát biểu đều minh chứng rằng Thiên Chúa không những rất Công Bằng, mà còn rất mực Từ Nhân.

Sự trả lời của anh Bảo lâm chỉ nói đến công ích của Bí tích Rửa Tội, chứ không chứng minh Thiên Chúa là đấng Công Bằng, cũng như không xác định rõ sự truyền lại của tội nguyên tổ chỉ là những hậu quả! Hãy thử tưởng tượng chúng ta trả lời một người ngoại giáo khi họ hỏi câu số 1 bằng cách nói về công ích của phép Rửa Tội, các bạn sẽ trả lời thế nào khi họ vặn vẹo rằng Ông A Dong và bà E Và phạm tội thì mới cần phép rửa tội, chứ còn thế hệ con cháu có phạm đâu mà cần rửa, cần tha tội! Có thể bạn đã yên tâm với câu trả lời của anh Bảo Lâm, nhưng bạn chỉ có thể dành cho bạn, chứ không thể minh chứng hay trả lời cho nhiều người Công Giáo khác, huống chi người ngoại đạo! Vì câu trả lời bạn cho là đủ đó, thật sự chưa bẻ gẫy được một tí gì sự oán thán Thiên Chúa, cho Người là bất công một khi người ta hạch sách rằng tội ai nấy chịu chứ tại sao lại đổ lên đầu con cháu !

Khi muốn trả lời cho tường tận câu số 2 của bạn, thường hay phải đối mặt với một câu hỏi có thể phát sinh, đó là cái chết đau thương trên Thập Giá của Chúa Giê su đã được loan báo từ ngàn đời, vậy Thiên Chúa có tiền định, tức là sắp đặt hay chọn trước hay không ? Xin nói thật một điều: ngay cả các bề trên khi được hỏi rằng:” Nếu Thiên Chúa định trước cái chết cho Ngôi Hai để cứu chuộc nhân loại, vậy thì những kẻ đóng đinh Chúa, âm mưu giết Chúa phải chăng chỉ là vật thí thân. Họ chính ra không có công thì thôi chứ sao lại bắt tội ?” Các ngài nhiều khi vẫn chưa trả lời sát vào câu hỏi !

...


Úi trời, các đấng ơi, cha xứ con nói là, Thiên Chúa vốn công bằng, nhưng đức công bình của Người không phải mắt đền mắt hay răng đền răng đâu. Nếu công bằng theo kiểu con người thì làm sao Chúa Giêsu có thể phán với anh kẻ trộm: “Thật hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta”. Nếu theo công bằng mà anh vừa nói thì Chúa Giêsu phải phán là: “Này tên trộm, tội anh được tha đấy, nhưng xuống luyện ngục đền tội cho đủ năm đủ tháng đủ tuần đủ ngày đủ phút đủ giờ đủ giây đã rồi lên với Ta nhé”

teenvnlabido
08-08-2012, 09:15 PM
Úi trời, các đấng ơi, cha xứ con nói là, Thiên Chúa vốn công bằng, nhưng đức công bình của Người không phải mắt đền mắt hay răng đền răng đâu. Nếu công bằng theo kiểu con người thì làm sao Chúa Giêsu có thể phán với anh kẻ trộm: “Thật hôm nay anh sẽ ở trên thiên đàng với Ta”. Nếu theo công bằng mà anh vừa nói thì Chúa Giêsu phải phán là: “Này tên trộm, tội anh được tha đấy, nhưng xuống luyện ngục đền tội cho đủ năm đủ tháng đủ tuần đủ ngày đủ phút đủ giờ đủ giây đã rồi lên với Ta nhé”

Bạn muốn nói điều gì ?

Bạn night dew nêu hai câu hỏi, trong câu thứ nhất đại ý trách Thiên Chúa không công bằng ,bởi vì tội ai nấy chịu sao lại truyền cho con cháu! Do đó, tôi đã chứng minh Thiên Chúa rất công bằng vì Người không bắt các con cháu chịu tội, lại còn Nhân từ khi tha bổng cả A dong E và.

Tôi không có ý bàn luận về sự Công bằng của Thiên Chúa nghĩa là như thế nào, vì nó sẽ lạc đề tài chủ topic đưa ra.

KaJin
08-08-2012, 09:20 PM
:53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53::53:

night dew
08-08-2012, 09:37 PM
Sự trả lời của anh Bảo lâm chỉ nói đến công ích của Bí tích Rửa Tội, chứ không chứng minh Thiên Chúa là đấng Công Bằng, cũng như không xác định rõ sự truyền lại của tội nguyên tổ chỉ là những hậu quả! Hãy thử tưởng tượng chúng ta trả lời một người ngoại giáo khi họ hỏi câu số 1 bằng cách nói về công ích của phép Rửa Tội, các bạn sẽ trả lời thế nào khi họ vặn vẹo rằng Ông A Dong và bà E Và phạm tội thì mới cần phép rửa tội, chứ còn thế hệ con cháu có phạm đâu mà cần rửa, cần tha tội! Có thể bạn đã yên tâm với câu trả lời của anh Bảo Lâm, nhưng bạn chỉ có thể dành cho bạn, chứ không thể minh chứng hay trả lời cho nhiều người Công Giáo khác, huống chi người ngoại đạo! Vì câu trả lời bạn cho là đủ đó, thật sự chưa bẻ gẫy được một tí gì sự oán thán Thiên Chúa, cho Người là bất công một khi người ta hạch sách rằng tội ai nấy chịu chứ tại sao lại đổ lên đầu con cháu !


Con cám ơn chú teenvnlibido thật giỏi, nhưng cái đầu của con bé lắm không lĩnh hội hết được tư tưởng siêu siêu siêu đẳng đâu.
Còn chú teenvnlibido nói chú Lâm mà ngay chính mình cũng chưa hiểu ý chú Lâm. Chú Lâm đâu nói con cháu phạm tội nguyên tổ đâu mà người ta thắc mắc rửa để tha tội. Chú Lâm trích dẫn giáo lý dạy là ông bà làm mất sự sống siêu nhiên (kéo theo hậu quả…) nên không có mà truyền cho con cháu, bây giờ nhờ ơn cứu chuộc mà Chúa Giêsu đem lại ơn siêu nhiên cho ta, thế thôi chú teevnlibido ạ (Ex: mất quyền làm con Thiên Chúa, nay Chúa Giêsu cho ta vinh dự làm con).
Con sợ cách trả lời của chú quá, thôi, con hứa không hỏi chú nữa đâu.

Camillian
11-08-2012, 01:59 PM
Chào em Night Dew, chà trong này có nhiều người đã trả lời cho em hay lắm đó nghe. Chị có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi thứ 2 của em nè . Chị gởi em những gì chị đã được học ngày xưa nghe. Tại sao Chúa lại chọn sự nhập thể để cứu chuộc chúng ta?

Trường hợp thứ nhất : Khi em có một chuyện buồn em đi tới kể cho chị nghe. Chị lại nói với em rằng chị cũng có một chuyện buồn tương tự như chuyện của em. Như vậy là em trao cho chị một bức tranh, chị cũng đem trao lại cho em một bức tranh giống vậy. Điều chị làm có giúp được em không?

Trường hợp thứ nhì : Khi em có một chuyện buồn em đem kể cho chị nghe. Chị lại cố gắng tìm hiểu cái cảm giác của em bằng cách đặt mình vào trong câu chuyện của em. Như vậy là lần này em trao cho chị một bức tranh, chị sẽ lồng bức tranh của chị vào trong bức tranh của em để tìm hiểu em. Điều này khiến em đỡ buồn hơn một chút có phải không nè , nhưng còn chưa làm em hết buồn đâu phải không?

Trường hợp thứ ba : Khi em có một chuyệ n buồn em tâm sự với chị . Chị quyết định tới sống như em đang sống, cảm giác như em đang cảm giác, tóm lại chị đồng cam cộng khổ với em . Em thấy cách này ra sao? Chúa đã chọn cách này đó em.

Thiên Chúa đã yêu con người qúa đến nỗi cho Ngôi Hai nhập thể . Ngài tự hạ mình làm người để cùng gánh vác chia xẻ với con người. Vì Ngài là Chúa nên những đau buồn của em đã được Ngài gánh nên rồi đây nó sẽ tan đi. Chúa đã làm trống rỗng thiên tính của Chúa và thay vào đó bằng nhân tính khi Ngài xuống thế làm người. Và khi Ngài về Trời thì Ngài không bỏ cái nhân tính đó lại nơi thế gian, Ngài đem vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa. Sự vui, sự buồn, sự thành công, sự thất bại, sự hạnh phúc, sự đau khổ , và sự chết Chúa đều đi qua , Ngài đã chia xẻ tất cả đời sống của con người. Bởi vậy khi em gặp đau khổ em không thất vọng vì em biết em không đau khổ một mình và em sẽ được nâng đỡ . Còn tin mừng nào vui hơn tin mừng này không "Chúa nhập thể để cứu chuộc chúng ta"?

Hy vọng câu trả lời đơn giản của chị sẽ giúp em một chút gọi là trên con đường hành trình tin cậy mến của chúng ta. Sao chị gõ tiế ng Việ t ra như vậ y nè . Chị khô ng biế t sử a là m sao. Xin đừ ng nghĩ rằ ng chị khô ng tô n trọ ng ngườ i đọ c. Chị khô ng rà nh về computer lắ m, xin lỗ i mọ i ngườ i nhé . Khô ng biêế t chôỗ nà o dạ y gõ tiêế ng Viêệ t trong diêễ n đà n nà y?

Con cám ơn chú teenvnlibido thật giỏi, nhưng cái đầu của con bé lắm không lĩnh hội hết được tư tưởng siêu siêu siêu đẳng đâu.
Còn chú teenvnlibido nói chú Lâm mà ngay chính mình cũng chưa hiểu ý chú Lâm. Chú Lâm đâu nói con cháu phạm tội nguyên tổ đâu mà người ta thắc mắc rửa để tha tội. Chú Lâm trích dẫn giáo lý dạy là ông bà làm mất sự sống siêu nhiên (kéo theo hậu quả…) nên không có mà truyền cho con cháu, bây giờ nhờ ơn cứu chuộc mà Chúa Giêsu đem lại ơn siêu nhiên cho ta, thế thôi chú teevnlibido ạ (Ex: mất quyền làm con Thiên Chúa, nay Chúa Giêsu cho ta vinh dự làm con).
Con sợ cách trả lời của chú quá, thôi, con hứa không hỏi chú nữa đâu.

Nhí Nhố
11-08-2012, 02:54 PM
Con gặp nhiều câu hỏi khó mà không trả lời được. Đi hỏi nhiều cha thì các vị trả lời chung chung con không cảm thụ được. Con rất muốn có một topic để mọi người thắc mắc về Giáo Lý, để những vị có khả năng chuyên môn trên diễn đàn thánh ca giúp giải đáp.

Đầu tiên, con xin hỏi 2 câu mà bên lương họ cũng hỏi con:

Câu số 1: Tại sao ông bà A-dong và E-và phạm tội tổ tông mà con cháu ai cũng mắc và phải đền mới được rỗi linh hồn? Ai làm nấy chịu chứ? Không lẽ cha ăn nho xanh mà con ê răng, cha ăn mặn để con khát nước?

Câu số 2: Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản mà cứu chuộc, lại phải nhập thể và cùng cái chết ô nhục như thế để cứu chuộc?




Bạn night dew ơi, bạn có bao giờ đọc sách hay xem phim về nô lệ ngày xưa chưa? Ngày xưa khi còn chế độ nô lệ, con người, tức những người nô lệ, được xem như hàng hoá, nghĩa là được dùng để mua bán, trao đổi và sở hữu bởi người khác. Do đó, khi nô lệ sinh con đẻ cái thì con cái của nô lệ dĩ nhiên sẽ là nô lệ và thuộc quyền sở hữu của chủ nhân cha mẹ chúng. Mình muốn dùng hình ảnh nô lệ đó để bạn dễ hiểu rằng khi tổ tông của loài người phạm tội, thì họ đã mất ơn nghĩa với Thiên Chúa, không còn thuộc về Thiên Chúa nữa nhưng họ đã thuộc về ma quỷ, làm nô lệ cho ma quỷ vì họ đã nghe theo cám dỗ của ma quỷ chống lại Thiên Chúa. Do vậy, con cái của nô lệ thì cũng chỉ là nô lệ mà thôi, không còn được làm con cái của Thiên Chúa nữa. Và mình cũng muốn nói với bạn rằng khi chúng ta phạm tội trọng thì chúng cũng không còn thuộc về Thiên Chúa nữa nhưng chúng ta sẽ thuộc về ma quỷ, làm nô lệ cho ma quỷ.


Nhưng Thiên Chúa là Đấng yêu thương chúng ta, muốn cứu chuộc và dạy dỗ chúng ta biết chống lại ma quỷ, biết phá tan xiềng xích của ma quỷ để trở về với Thiên Chúa. Do đó Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế gian làm con người như chúng ta, vì chúng ta và cho chúng ta. Chúa Giêsu xuống thế không chỉ đơn giản để cứu chuộc chúng ta thôi mà Ngài còn dạy dỗ và làm gương cho chúng ta phải sống như thế nào để chiến thắng ma quỷ, chiến thắng sự dữ, và Ngài đã dâng mình trên thập giá làm của lễ giao hòa với Chúa Cha để con người chúng ta có thể trở về với Thiên Chúa.


Mình không muốn bàn đến việc Chúa Giêsu phải chết cách nào hay tại sao Ngài phải chết như vậy vì vấn đề đó ngoài sự hiểu biết của mình nhưng mình muốn nói với bạn rằng Thiên Chúa luôn thấu suốt mọi việc. Ngài đã biết trước con người lười biếng, vô tâm và vô ơn luôn trách Thiên Chúa rằng:“Thiên Chúa là Đấng toàn năng ở trên cao, Thiên Chúa đâu có sống cuộc sống như con người chúng tôi, Thiên Chúa có biết con người chúng tôi khi phải sống tốt, sống thánh thiện là khó khăn như thế nào đâu. Thiên Chúa có bao giờ bị người ta vu khống, sỉ nhục, tra tấn hay thủ tiêu đâu?” thì việc Chúa Giêsu xuống thế làm người như chúng ta, chịu những đau khổ như chúng ta và đã chiến thắng sự dữ là bằng chứng Thiên Chúa đã trải qua và thấu hiểu những việc đó. Đồng thời,Thiên Chúa cũng chứng minh cho con người thấy được rằng con người có thể chiến thắng được ma quỷ nếu con người biết nương tựa vào Thiên Chúa, biết sống như Chúa Giêsu đã sống.


Có lẽ đến đây bạn sẽ đặt ra câu hỏi: “Nếu bây giờ tôi phạm tội trọng thì tôi thuộc về ma quỷ, vậy tại sao tôi vẫn có thể quay trở về với Thiên Chúa nếu tôi biết ăn năn hối lỗi, trong khi tổ tông của tôi thì lại không?”, hoặc: “Nếu bây giờ một đứa trẻ được sinh ra trong tội lỗi (Cha mẹ nó là người đã phạm tội,đã thuộc về ma quỷ) thì đứa bé đó có thuộc về ma quỷ không? Tại sao nó vẫn được coi như con cái của Thiên Chúa ?”. Xin thưa: Chúa Giêsu hôm nay vẫn đang tiếp tục hy sinh chính mình Ngài, vẫn tiếp tục đổ máu Ngài ra trên Bàn Thờ hằng ngày trong các Thánh Lễ để làm của lễ giao hòa với Chúa Cha cho chúng ta được ơn tha tội, không khác gì việc Chúa Giêsu hiến mình làm của lễ trên Thánh Giá trên đồi Canvariô năm xưa đâu, chỉ có điều là chúng ta vô tâm không nhận ra đó thôi. Chính vì Chúa Giêsu còn đang tiếp tục hiến mình để cứu chuộc chúng ta ngày hôm nay nên những con người tội lỗi chúng ta ngày hôm nay vẫn có thể quay trở về làm hòa với Thiên Chúa nếu chúng ta biết ăn năn hối lỗi và xin ơn tha thứ, và những em bé được sinh ra trong ngày hôm nay vẫn còn được tẩy rửa hết tội lỗi cho dù những em bé đó có được sinh ra trong tội lỗi đi chăng nữa.


Việc Chúa Giêsu hiến mình trên Thánh Giá năm xưa, như bạn đã nói là cái chết ô nhục, là bằng chứng cụ thể cho chúng ta về việc Chúa Giêsu đang hiến mình và đổ máu trên Bàn Thờ, dưới một hình thức “văn minh” hơn, để tiếp tục cứu chuộc nhân loại đầy tội lỗi ngày hôm nay. Như vậy, bạn có nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta như thế nào chưa? Và bạn có thấy rằng các Thánh Lễ hằng ngày, đặc biệt là mầu nhiệm Thánh Thể, quan trọng đối với chúng ta ra sao không? Nếu một ngày nào đó trên thế gian này không còn Thánh Lễ nữa, hoặc không còn có linh mục nào nữa để cử hành mầu nhiệm Thánh Thể nữa thì mình lo sợ rằng đó sẽ là ngày đại họa cho loài người chúng ta, vì ngày đó những con người tội lỗi chúng ta không còn có cơ hội để làm hòa với Thiên Chúa nữa. Nói một cách khác là ngày đó cửa Thiên Đàng sẽ đóng lại, cũng như cửa Thiên Đàng đã đóng lại sau khi tổ tông loài người đã phạm tội, và những con người tội lỗi chúng ta còn ở bên ngoài sẽ không có cách nào để vào bên trong được nữa cho dù chúng ta có ăn năn cách mấy, có lập được bao nhiêu công phúc đi chăng nữa, bởi vì không có của lễ nào có thể thay thế của lễ tự hiến mình của Con Một Thiên Chúa được.


Bạn night dew thân mến! Chúng ta thường xét nét tội của tổ tông mà không nhận ra những tội lỗi của chính mình. Chúng ta thường muốn tìm hiểu về Thiên Chúa bằng lý trí mà quên rằng trí khôn của con người thì có hạn và Thiên Chúa là nguồn mạch tình yêu. Thiên Chúa yêu thương con người không phải bằng lý trí. Thiên Chúa yêu thương con người dù Ngài đã biết trước và biết rõ ràng rằng những kẻ được yêu thương không xứng đáng và hay phản bội. Nhưng Ngài vẫn yêu thương con người và yêu thương đến cùng. Tình yêu của Thiên Chúa vượt quá sự hiểu biết của con người, như Thánh Phaolô đã nói. Trên thế gian này dù có người nào thông thái đến mấy đi chăng nữa, qua bao thời đại các tiên tri và các Thánh, cũng không có ai có thể hiểu hết được tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.Tuy vậy, mình vẫn muốn chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình với bạn với hy vọng bạn phần nào cảm nhận được tình yêu bao la đó, từ đó bạn sẽ tự biết phải sống như thế nào cho xứng đáng với tình yêu cao cả ấy. Chúa Giêsu đã sống và đã chết cho bạn, và Chúa Giêsu còn đang tiếp tục tự hiến mình cứu chuộc bạn để mỗi khi bạn lầm đường lạc lối bạn còn có cơ hội trở về làm hòa với Thiên Chúa. Nếu bạn nói bạn yêu mến Thiên Chúa, bạn có sẵn sàng sống và chết cho Chúa không? Bạn có mạnh dạn lấy đời sống của Chúa Giêsu làm tấm gương mẫu mực cho đời sống bạn và sẵn sàng bước theo Ngài không? Và khi bạn phạm tội, bạn có can đảm phá tan xiềng xích của ma quỷ để trở về với Thiên Chúa không? Chúc bạn luôn bình an trong Chúa và tìm được câu trả lời.

night dew
11-08-2012, 04:14 PM
ND chân thành cám ơn chị camillian và anh Nhí Nhố (cái tên rất Mực Tím) đã đọc thao thức của ND và cho ND câu trả lời rất tốt và đầy đủ. Thực ra những tư tưởng đó đã có nhiều người trả lời rồi, đặc biệt chú Lâm đã trả lời rất ngắn gọn, nhưng vì chị và anh mới gia nhập diễn đàn nên chưa quen mở topic, có lẽ chị và anh mở ra thì gặp ngay trang số 3 của topic này, vì thế xin chị và anh mở lại trang 1 và trang 2 sẽ thấy điều đó.
Xin hết lòng cám ơn và chúc chị camillian và anh Nhí Nhố ngày cuối tuần vui vẻ nhé!

thenguyen
22-08-2012, 01:20 AM
Em hỏi cái này ai trả lời được thì giúp em nha.
Trong Kinh Cầu Hồn ( thường đọc trong các ngày giỗ ông bà,...)
Lạy Chúa tôi!
Chúa đã phán lời
Ta là Chúa Cả,..
...................
Xin Chúa hãy gỡ
Những hồn ấy ra
Máu Thánh còn dư
Thừa nguyên bảy Giọt
Xin Chúa hãy rót
Tắt lửa công bẳng,.
..........
Có người nhờ giải thích em cái khúc
Máu Thánh còn dư
Thừa nguyên bảy Giọt

Em không biết trả lời, mong anh chị em giúp đỡ!!!
Bài kinh này là một thể thơ cổ 4 chữ, câu từ chứa đựng những hình ảnh mang tính cách ước lệ. Hai câu bạn thắc mắc "Máu Thánh còn dư / Thừa nguyên bảy giọt" không nằm ngoài điều đó. Tôi nghĩ tác giả bài kinh này khi viết muốn nói đến hình ảnh Máu và Nước từ cạnh sườn Chúa Kitô chảy ra trên Thập Giá. Tất nhiên Máu thì không đếm được bao nhiêu giọt vì Kinh Thánh không có nói. Nhưng đã là hình ảnh ước lệ biểu trưng thì những gì diễn tả cũng mang theo đó tính cách tương đối. Ở đây là diễn tả sự dư dật từ công nghiệp của Chúa Kitô với con số 7 là con số trọn vẹn trong văn hóa của người Do Thái. Điều đó thấy rằng tác giả muốn diễn đạt sự dư đầy công nghiệp của Chúa Kitô, tôi suy ra điều đó vì bài kinh này phía dưới có các câu sau :

"Chúng tôi xin vì,
Công nghiệp máu Chúa,
Sẽ giặt sẽ rửa,
Cho sạch phen này,
Xin Chúa ra tay,
Nhân từ cứu vớt,
Chúng tôi kẻ chết,
Ai nấy được nhờ,
Xin Chúa hãy mưa,
Hãy tưới máu Chúa,
Cho được tắt lửa,
Hình phạt ngũ quan,"

Thêm nữa là 2 câu "Xin Mẹ hãy lây / Công Mẹ trong kho" chứng minh được tính cách ước lệ của các câu kinh. Công Nghiệp, phúc đức của Mẹ Maria nhiều đến đâu đi nữa cũng không thể nào hiển hiện như một vật chất có hình thể, trong lượng mà đóng kho để cất đi phải không bạn ?
Thân mến !

night dew
04-08-2013, 09:02 PM
Mọi ngưiời cho con hỏi 2 câu này:
-Thiên thần không có giới tính, bạn hãy chứng minh?
-Chúa Giê-su lên Trời, ngụ bên hữu Đức Chúa Cha, hỏi bên tả là ai?

ViviPaul
05-08-2013, 02:48 PM
Mọi ngưiời cho con hỏi 2 câu này:
-Thiên thần không có giới tính, bạn hãy chứng minh?
-Chúa Giê-su lên Trời, ngụ bên hữu Đức Chúa Cha, hỏi bên tả là ai?



Khi người Sadusee hay Pharisee gì đó gài bẫy Chúa Jesus bằng một câu chuyện giả tưởng 7 người anh em lấy một phụ nữ và đều chết hết mà không có con. Sau đó hỏi Chúa Jesus sau khi sống lại thì người phụ nữ ấy thuộc về ai. Chúa Jesus nói họ sẽ giống như thiên thần, không dựng vợ gả chồng chi cả. Từ đó suy ra, các thiên thần không lấy vợ gả chồng, mà đã không như vậy thì giới tính cũng chẳng có ý nghiã gì cả.

Chưa ai được diễm phúc lên trời và chưa ai từng thấy Thiên Chúa nên chẳng ai trả lời bạn được, không biết kinh thánh có nói hay không thôi (nhưng hình như không có nói)...Nhưng mà bạn quan tâm chuyện đó làm gì vậy?

ViviPaul
05-08-2013, 03:25 PM
Con gặp nhiều câu hỏi khó mà không trả lời được. Đi hỏi nhiều cha thì các vị trả lời chung chung con không cảm thụ được. Con rất muốn có một topic để mọi người thắc mắc về Giáo Lý, để những vị có khả năng chuyên môn trên diễn đàn thánh ca giúp giải đáp.

Đầu tiên, con xin hỏi 2 câu mà bên lương họ cũng hỏi con:

Câu số 1: Tại sao ông bà A-dong và E-và phạm tội tổ tông mà con cháu ai cũng mắc và phải đền mới được rỗi linh hồn? Ai làm nấy chịu chứ? Không lẽ cha ăn nho xanh mà con ê răng, cha ăn mặn để con khát nước?

Câu số 2: Tại sao Chúa quyền năng như thế mà không chọn cách đơn giản mà cứu chuộc, lại phải nhập thể và cùng cái chết ô nhục như thế để cứu chuộc?

Câu 1:
Ez. 18:20 Linh hồn người tội lỗi sẽ chết. Người con sẽ không thông phần lỗi của người cha, mà người cha cũng không thông phần lỗi của người con. Sự ngay thẳng của người ngay thẳng sẽ được tin là giám hộ cho hắn, và sự gian ác của kẻ ác sẽ là hành vi chống lại hắn.
Ông Adam và bà Eva là người mở cửa cho tội lỗi tràn vào thế gian, làm cho loài người không ai thoát khỏi tội lỗi thì đúng hơn chứ làm gì có chuyện chúng ta chịu tội giùm hai ông bà? Chúa xét xử loài người về tội lỗi do chính bản thân họ phạm theo sự tự nguyện của họ chứ Chúa nào xét xử loài người về tội Adam và Eva đâu.

Câu 2:
Cái chết ô nhục của Chúa Jesus là một lời cảnh tỉnh vào sâu thẳm lương tâm mỗi người. Khi người ta bón phân cho cây thì phải bón vào rễ của nó. Khi Chúa cứu người thì phải bón vào tận lương tâm của họ. Bởi cái rìu đã đặt sẵn dưới gốc cây rồi. Nếu năm nay chúng đã được chăm bón mà chúng không ra trái thì...

lebinh53
25-09-2013, 11:00 AM
nếu Bảo_†_Lâm quan niệm tội nguyên tổ như thế, hóa ra mọi trách nhiệm đều do ông bà nguyên tổ, chúng ta chỉ là kẻ bị "vạ lây". sao Chúa không phạt hai ông bà nguyên tổ chết như lời báo trước rồi nặn con người khác có phải tốt hơn không? như thế Chúa khỏi phải xuống thế chịu chết chi cho khổ!

lebinh53
25-09-2013, 11:11 AM
À, xin mạo muội trả lời thế này nhé:
Câu 1: GLCG dạy rằng: “Tội nguyên tổ đã gây cho hai ông bà và con cháu mất sự sống siêu nhiên” (BL quên số để trích dẫn rồi). Từ đó kéo theo hậu quả là đau khổ và chết.

Như thế, không phải là con cháu cũng phạm tội đó, mà là ông bà làm mất sự sống siêu nhiên rồi nên không có mà truyền lại cho con cháu nữa, nên ông bà sao thì mình cũng vậy thôi. Sau này ơn cứu chuộc đến, nghĩa là Chúa Giêsu trả lại cho ta sự sống siêu nhiên đã mất đó. Bí Tích Rửa Tội là phục hồi lại sự sống siêu nhiên đã mất trước đó, nên phải rửa tội là vậy.

Ví dụ: Một ông bà kia có một cây vàng, ông bà hứa với thằng con trai là khi cưới vợ, ông bà sẽ cho đứa con trai cây vàng làm vốn sống, nhưng chẳng may kẻ gian ăn trộm mất cây vàng, và đến ngày đứa con cưới vợ ông bà mất rồi không có mà cho nữa. Thế là đứa con không còn cây vàng của bố mình, nên sau này sinh ra thằng cháu cũng không có mà cho… và cứ tiếp tục như thế.


Câu 2: Theo thiển ý của BL, thì đó là vì Thiên Chúa muốn biểu lộ tình yêu trào tràn của Ngài cho con người.

Xin đơn cử một ví dụ:
Một anh chàng ở Quận 5, yêu một nàng ở Quận Gò Vấp, anh chàng cứ nhắn tin, gọi điện mà không khi nào đến thăm hay đồng hành với cuộc sống của cô nàng, không thực sự đụng chạm với cảnh sống của cô nàng (ở ngoài Miền Trung còn phải đi làm rể, cày bừa cho ông gia nữa đó), thì liệu cô nàng có cảm nhận được tình yêu của anh ta không, tình yêu như thế có đáng tin không? Thậm chí không thiếu những trường hợp người con trai đã phải đổ máu để cứu người yêu đó.

Thiết nghĩ, nếu Chúa Giêsu ở trên trời nói vọng xuống rằng Ta yêu con người, mà không xuống đây để chia sẻ kiếp người của chúng ta, thì liệu con người có cảm nhận được tình yêu đó không?

Mạo muội trả lời như thế cho night dew nhé, BL hy vọng night dew thoả mãn phần nào.

Mong các tiền bối cao kiến hơn chỉ giáo.

nếu Bảo_†_Lâm quan niệm tội nguyên tổ như thế, hóa ra mọi trách nhiệm đều do ông bà nguyên tổ, chúng ta chỉ là kẻ bị "vạ lây". sao Chúa không phạt hai ông bà nguyên tổ chết như lời báo trước rồi nặn con người khác có phải tốt hơn không? như thế Chúa khỏi phải xuống thế chịu chết chi cho khổ!

night dew
25-09-2013, 12:40 PM
nếu Bảo_†_Lâm quan niệm tội nguyên tổ như thế, hóa ra mọi trách nhiệm đều do ông bà nguyên tổ, chúng ta chỉ là kẻ bị "vạ lây". sao Chúa không phạt hai ông bà nguyên tổ chết như lời báo trước rồi nặn con người khác có phải tốt hơn không? như thế Chúa khỏi phải xuống thế chịu chết chi cho khổ!
một câu hỏi cho thấy tính trẻ con của thành viên mới. Nếu đặt câu hỏi tại sao Chúa không giết ông bà đi để tạo nên ông bà khác, thì loài người có ai tồn tại không? Thế thì bạn cứ phạm tội là Chúa giết bạn đi để tạo ra người khác, thế thì ơn cứu chuộc để làm gì?
Thiết nghĩ, cái kiểu bắt bẻ trẻ con này chú Bảo Lâm cũng không mất giờ để trả lời làm gì

teenvnlabido
25-09-2013, 12:42 PM
nếu Bảo_†_Lâm quan niệm tội nguyên tổ như thế, hóa ra mọi trách nhiệm đều do ông bà nguyên tổ, chúng ta chỉ là kẻ bị "vạ lây". sao Chúa không phạt hai ông bà nguyên tổ chết như lời báo trước rồi nặn con người khác có phải tốt hơn không? như thế Chúa khỏi phải xuống thế chịu chết chi cho khổ!

Chúng ta là thụ tạo hèn mọn cho nên không có quyền gì để yêu cầu hay đề nghị Chúa phải làm theo suy nghĩ của chúng ta là :phạt chết hai ông bà nguyên tổ, rồi tạo ra một thế giới khác! Trong thư các thánh Tông đồ gởi cho các giáo đoàn đã từng viết những hàm ý như sau:”những đồ vật, những bức tượng liệu có quyền hạch sách người tạo ra chúng rằng:tại sao ông lại nặn ra chúng tôi như thế này…!” hay không?

Việc Ngôi Hai nhập thể và chịu cái chết khổ nhục trên thập giá đúng là do Tiền định của Chúa Cha từ ngàn ngàn đời. Nhưng tất nhiên những sự dữ, những tội ác nhằm giết hại Chúa Giê su không phải là do Thiên Chúa Cha cầm lấy tay quân dữ, dân Do thái và Giu đa rồi bắt buộc chúng phải làm! Mà đó là do tội lỗi, quỷ dữ sai khiến thúc giục chúng. Bạn lebinh53 trước khi thắc mắc thì hãy đọc kỹ những bài tranh luận về như thế nào là sự Tiền định đầy dẫy ở các trang thuộc đề tài:”Mầu nhiệm dễ hiểu, giáo lý dễ thông” (https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=42367)để không nên oán than Thiên Chúa là đấng không Công Bằng như một số người đã từng than oán!

Nguyễn Đức
25-09-2013, 10:46 PM
hày không có tội tổ tông thì đâu cần rửa tội ,không có rửa tội thì làm sao thành người công giáo được hả,nói cho nhanh gọn ai ngọai đạo có hỏi thì cứ nói đó là nghi thức đạo Thiên Chúa ,khỏi giải thích dài dòng cho mệt mà còn chưa chắc đã hiểu,nghi thức thì đạo nào cũng có mà mấy ai hiểu được hết, Chúa Giêsu mà con chịu phép rửa thì nói gì đến con người chúng ta.Không phải chuyện nào cũng theo logic như ta nghĩ ,chúng ta là con người thấp hèn thì làm sao hiểu hết việc Chúa làm ,chỉ tin vào Thiên Chúa ngài là đấng tòan năng thấu hiểu mọi việc
câu thứ 2 thì quá dễ ,Chúa dùng quyền năng mà làm thì qúa đơn giản như đang giỡn trong vòng 1 nốt nhạc là xong .Ví dụ khi ta có quyền sai người khác làm một việc nặng thì ta chỉ nói một tiếng là xong qúa khỏe luôn nhưng ngược lại ta bị người khác sai thì sẽ như thế nào ..dĩ nhiên là mệt rồi .Thiên Chúa vì thương mà Ngài đã xuống làm người bằng xương bằng thịt như chúng ta ,chịu đau đớn và chết nhục nhã trên thập giá là để chúng ta thấy và cảm nhận được tình thương của Ngài như thế nào.

tầm hiểu biết của con chỉ có vậy có gì không đúng xin chỉ dẫn thêm nhé .

lebinh53
26-09-2013, 07:53 AM
một câu hỏi cho thấy tính trẻ con của thành viên mới. Nếu đặt câu hỏi tại sao Chúa không giết ông bà đi để tạo nên ông bà khác, thì loài người có ai tồn tại không? Thế thì bạn cứ phạm tội là Chúa giết bạn đi để tạo ra người khác, thế thì ơn cứu chuộc để làm gì?
Thiết nghĩ, cái kiểu bắt bẻ trẻ con này chú Bảo Lâm cũng không mất giờ để trả lời làm gìxin gửi đến các anh chị hai bài viết về TỘI NGUYÊN TỔ để cùng nhau suy nghĩ:http://www.htth.org/so/so04/04a_toi_nguyen_to.html và http://daichungvienvinhthanh.com/2011/09/17/adam-eva-va-t%E1%BB%99i-nguyen-t%E1%BB%95/ hy vọng những bài viết này giúp chúng ta có cách nhìn khác về tội nguyên tổ, có cách trình bày khác về tội nguyên tổ với bạn bè khác tôn giáo

night dew
26-09-2013, 08:59 AM
xin gửi đến các anh chị hai bài viết về TỘI NGUYÊN TỔ để cùng nhau suy nghĩ:http://www.htth.org/so/so04/04a_toi_nguyen_to.html và http://daichungvienvinhthanh.com/2011/09/17/adam-eva-va-tội-nguyen-tổ/ hy vọng những bài viết này giúp chúng ta có cách nhìn khác về tội nguyên tổ, có cách trình bày khác về tội nguyên tổ với bạn bè khác tôn giáo

tưởng có gì mới, những cái line kia đọc nhiều rồi. Cách trả lời của chú BL cũng chỉ là tóm tắt đơn giản, và chú teen cũng đã phân tích rồi.

phale
26-09-2013, 09:41 AM
Mời các bạn đọc (nghe) bài suy niệm
https://thanhcavietnam.net/forum/showthread.php?t=45499

lebinh53
28-09-2013, 06:22 AM
tưởng có gì mới, những cái line kia đọc nhiều rồi. Cách trả lời của chú BL cũng chỉ là tóm tắt đơn giản, và chú teen cũng đã phân tích rồi."một câu hỏi cho thấy tính trẻ con của thành viên mới. Nếu đặt câu hỏi tại sao Chúa không giết ông bà đi để tạo nên ông bà khác, thì loài người có ai tồn tại không? Thế thì bạn cứ phạm tội là Chúa giết bạn đi để tạo ra người khác, thế thì ơn cứu chuộc để làm gì? "
câu chuyện noe và thành sodoma, gomora cho thấy Chúa giết hết những người phạm tội đấy thôi. tại sao với adam eva, Chúa không làm như vậy nhỉ?

night dew
28-09-2013, 08:11 AM
"một câu hỏi cho thấy tính trẻ con của thành viên mới. Nếu đặt câu hỏi tại sao Chúa không giết ông bà đi để tạo nên ông bà khác, thì loài người có ai tồn tại không? Thế thì bạn cứ phạm tội là Chúa giết bạn đi để tạo ra người khác, thế thì ơn cứu chuộc để làm gì? "
câu chuyện noe và thành sodoma, gomora cho thấy Chúa giết hết những người phạm tội đấy thôi. tại sao với adam eva, Chúa không làm như vậy nhỉ?



Có phải bạn vào trang này với mục đích bắt bẻ không? Với câu thắc mắc của bạn, cho thấy bạn chưa hiểu gì về Thánh Kinh, chưa được ai dạy Giáo Lý Kitô Giáo. Bạn dùng dùng nghĩa đen để hiểu Ngũ Kinh ư? Bạn vẫn quan niệm về một Thiên Chúa hung ác như vậy ư? Thiết nghĩ, với cái “kiến thức” của bạn thì không đáng để cho những anh chị em diễn đàn này mắc lừa mà tranh luận với bạn.

lebinh53
28-09-2013, 08:32 PM
Có phải bạn vào trang này với mục đích bắt bẻ không? Với câu thắc mắc của bạn, cho thấy bạn chưa hiểu gì về Thánh Kinh, chưa được ai dạy Giáo Lý Kitô Giáo. Bạn dùng dùng nghĩa đen để hiểu Ngũ Kinh ư? Bạn vẫn quan niệm về một Thiên Chúa hung ác như vậy ư? Thiết nghĩ, với cái “kiến thức” của bạn thì không đáng để cho những anh chị em diễn đàn này mắc lừa mà tranh luận với bạn.trên thế giới hiện có 4, 5 tỉ người chưa hiểu gì về kinh thánh,chưa được ai dạy giáo lý...và họ sẽ hỏi các bạn là những người rất giỏi giáo lý, rất hiểu kinh thánh các câu hỏi như tôi đã hỏi. Là những người có sứ mạng rao giảng Tin Mừng, các bạn phải trả lời sao cho "làm cho muôn dân trở thành môn đệ" chứ không nên trả lời như vậy.

lebinh53
29-09-2013, 01:59 PM
Ai có thể giải thích giúp con lời Chúa trong đoạn Kinh Thánh này được không ạ:
Trong dụ ngôn những yến bạc theo Tin Mừng Thánh Matthêu có câu: "Hỡi đầy tớ tồi tệ và biếng nhác! Anh đã biết tôi gặt chỗ không gieo, thu nơi không vãi, thì đáng lý anh phải gởi số bạc của tôi vào ngân hàng, để khi tôi đến, tôi thu được cả vốn lẫn lời chứ!" (Mt 25,26-27).
Con thắc mắc "ngân hàng" Chúa muốn nói ở đây là gì.
theo tôi nghĩ, ở đoạn P Â này, Chúa trách tên đầy tớ tồi tệ và biếng nhác.trong các cách làm cho số bạc Chúa trao sinh lời thì cách gởi ngân hàng là dễ và khỏe nhất(chắc số lời cũng không cao bằng các cách khác), thế mà tên đầy tớ cũng không làm, bởi vậy, tên đầy tớ bị trách phạt là xứng tội.

ViviPaul
01-10-2013, 08:26 AM
theo tôi nghĩ, ở đoạn P Â này, Chúa trách tên đầy tớ tồi tệ và biếng nhác.trong các cách làm cho số bạc Chúa trao sinh lời thì cách gởi ngân hàng là dễ và khỏe nhất(chắc số lời cũng không cao bằng các cách khác), thế mà tên đầy tớ cũng không làm, bởi vậy, tên đầy tớ bị trách phạt là xứng tội.

Đấy là nghĩa đen thôi, còn nghĩa bóng của "Gởi số bạc vào ngân hàng" theo tôi nghĩa là nếu ta được ban cho một số của cải, kiến thức, quyền thế...mà chúng ta không biết sử dụng để làm điều tốt, thì ta hãy nhường lại số của cải ấy cho quỹ từ thiện, chia sẻ kiến thức lại cho người khác đang muốn làm, nhường lại chức vụ cho người xứng đáng hơn...để người khác họ sẽ làm sinh lợi từ số của cải, kiến thức, quyền thế...là số tiền mà Chúa đã ban cho ta nhưng ta không biết sử dụng.

hoamuongbien
08-12-2013, 07:48 AM
Xin hỏi: Tinh thần sám hối Mùa Vọng và tinh thần sám hối Mùa Chay khác nhau thế nào? Vì năm nào nhiều cha cũng giảng bài Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng (về thánh Gioan Tẩy Giả) rất hay về sám hối, mà không phân biệt được mùa nào?

daohong2310
08-12-2013, 12:19 PM
Xin hỏi: Tinh thần sám hối Mùa Vọng và tinh thần sám hối Mùa Chay khác nhau thế nào? Vì năm nào nhiều cha cũng giảng bài Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng (về thánh Gioan Tẩy Giả) rất hay về sám hối, mà không phân biệt được mùa nào?

Khác nhau ở hai điểm như sau : Đó là sự chuẩn bị chờ đón vị cứu tinh và cuộc trở về với Đấng cứu độ.

Vì cùng là sám hối mà phụng vụ cũng thể hiện màu tím như nhau.

Nếu chú tâm đi vào mùa phụng vụ của Giaó Hội, chúng dễ nhận ra được công trình của thiên Chúa qua những thời kỳ lịch sử của ơn cứu độ mà Ngài đã và đang thực hiện trong Chúa Thánh Thần.

Bởi vậy.Vì muốn giúp cho các tín hữu dễ nhận ra lòng yêu thương của Thiên Chúa qua lịch sử ơn cứu độ của Ngài qua các thời kỳ.Mẹ Giaó Hội đã chia lịch phụng vụ trong một năm gồm các mùa thứ tự như sau:

Mùa Vọng, mùa Gíang Sinh,muà thường niên,mùa chay, mùa Phục Sinh.

Do không phân biệt được là vì ta chưa để ý đến Ngài và cùng Ngài bước đi trên con đường đó thôi

Bảo_†_Lâm
08-12-2013, 05:38 PM
Xin hỏi: Tinh thần sám hối Mùa Vọng và tinh thần sám hối Mùa Chay khác nhau thế nào? Vì năm nào nhiều cha cũng giảng bài Chúa Nhật thứ II Mùa Vọng (về thánh Gioan Tẩy Giả) rất hay về sám hối, mà không phân biệt được mùa nào?

Xin trả lời là, điều thắc mắc này rất đúng, và đó cũng là trăn trở của nhiều người, ngay sáng nay mình cũng vừa nghe một vị giảng rất hoành tráng và dài dòng về sự sám hối, như một sự đánh đố giáo dân lẫn lộn, mà thiết nghĩ, bài đó chỉ hợp với mùa Chay thì đúng hơn.

Cần phân biệt:

Mùa Vọng
- Tinh thần sám hối trong Mùa Vọng là dọn đường cho Chúa đến và Chúa đi qua con đường đó.
- Nghĩa là nhìn lại con đường đời mình đầy “ổ gà và quanh co”, chỗ nào kiêu ngạo nhô cao lên thì lo mà bạt xuống bằng khiêm tốn, đoạn nào lối sống lắt lẻo quanh co và bất chính thì lo mà sửa lại cho ngay thẳng chính trực, bụi bẩn, lá cây và những cành lá vướng víu (tội lỗi – đam mê) thì lo mà quét dọn cho sạch, để xứng đáng cho Chúa ngự đến.
- Việc làm, nhấn mạnh đến luyện tập nhân đức như: Khiêm tốn, ngay thẳng, từ bỏ tội lỗi
- Thiên Chúa trong tinh thần Mùa Vọng là đến đi trên con đường tâm hồn của chúng ta.
- Kết quả là Chúa đã nhập thể và hạ sinh để đến với chúng ta.

Mùa Chay
- Tinh thần sám hối trong Mùa Chay là chúng ta đã đi quá xa, đã sai đường, đã bỏ Chúa, cần phải quay trở lại, quay trở về với Chúa.
- Nghĩa là đường Chúa đi bên phải thì chúng ta đã đi bên trái, đường Chúa đi lên thì chúng ta đi xuống, đường Chúa đi về phía trước thì chúng ta đi ngược lại. Vì thế, cần phải quay lại để cùng đi con đường với Chúa.
- Việc làm, ưu tiên tìm đến Bí Tích Hoà Giải, sống giao hoà với Chúa và anh em
- Thiên Chúa trong tinh thần Mùa Chay là Thiên Chúa phải đi tìm kiếm chúng ta để giúp ta quay về với Người. Thiên Chúa phải chiến đấu và chiến thắng tử thần để chuộc lấy chúng ta về.
- Kết quả, Thiên Chúa đã chết và đã Phục Sinh để cứu chúng ta.

Tóm lại:
- Sám hối Mùa Vọng là sửa con đường của mình (từ bỏ tội lỗi), trang trí cho đẹp (tập nhân đức) để mời Chúa đi. Giống như việc chúng ta trang trí cho đẹp các hình thức mừng Lễ Giáng Sinh vậy.
- Sám hối Mùa Chay là bỏ con đường sai lạc mình đang đi, quay trở lại để đi chung với Chúa trên con đường của Chúa.